Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài soạn PT TRÀNG GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.87 KB, 5 trang )

ĐỀ: PHÂN TÍCH HAI ĐOẠN ĐẦU BÀI “TRÀNG GIANG”
“ Ta ngẩn ngơ buồn với hồn ta cùng Huy Cận”. Bất kì ai khi đọc thơ của Huy Cận đều
đọng lại trong tiềm thức của mình một nỗi buồn. Một nỗi buồn có sắc thái và phong vị
riêng làm chạnh lòng kẻ yêu thơ. “Tràng Giang” là một trong số các bài thơ nổi bật phong
thái đặc sắc ấy của ông.
Thi ca như một con thuyền đong đầy nỗi niềm trắc ẩn của bậc thi nhân. Nếu Xuân Diệu
say sưa trên chiếc thuyền tình mộc mạc, Hàn Mặc Tử điên cuồng cùng bến nước sông
trăng thì Huy Cận lại chất đầy nỗi buồn của mình trên con thuyền giữa biển lòng mênh
mang. “Tràng Giang” là một trong số những vị khách tiêu biểu trên con thuyền ấy.
Vào một chiều thu buồn năm 1939, người thanh niên lặng lẽ đứng ở bờ Nam bến
Chèm nhìn cành sông Hồng mênh mang sóng nước- nhìn cảnh rợn ngợp bốn bề mà nghĩ về
kiếp người nổi trôi vô định. Sông nước hữu tình lòng người đa cảm đã cho đời những dòng
thật hay thật đẹp mà cũng thật buồn trong “Tràng Giang”. Cảm xúc nổi bật của bài thơ là
một nổi buồn thời thế cô đơn, lạc lõng, nổi buồn thấm cả vào cảnh vật và con người. Nổi
bật trong hai đoạn đầu chính là cảnh thiên nhiên nhuốm màu ảo não của nhà thơ.
Ngay ở tựa đề đã là một điều gì rất đẹp nhưng rất buồn. “Tràng Giang” chứ không
phải “Trường Giang”. Ở đây có cả bề rộng và bề sâu tuyệt nhiên không đơn thuần chỉ là
khoàng không gian dài vô tận. “Tràng Giang” tạo cho ta cảm giác mênh mang vô định,
rộng và sâu hun hút của con sông gắn tên mình trong suốt chiều dài lịch sử đất nước.
“Tràng Giang” nghe tên đã thấy gợi niềm thiêng liêng, gần gũi và một nỗi buồn sâu thẩm.
Với một cái tên như thế, bài thơ mở ra trước mắt người đọc cảnh sông nước mênh
mang:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hình ảnh “Sóng gợn” ở đầu câu gợi cho ta khung cảnh sống động của một con sông
lăn tăn ngập tràng những cơn sóng hiền hòa. Cả dòng sông như khoác trên người chiếc áo
lấp lánh phản chiếu ánh sáng kiêu sa. Cái đẹp chưa cảm nhận được hết thì đã vội thấm đẫm
nổi buồn “điệp điệp”. Trước là sóng gợn, sau là buồn điệp điệp, bao nhiêu con nước thấm
đẫm bấy nhiêu sợi buồn, sợi nhớ, sợi thương. Thật là “Sóng bao nhiêu gợn em sầu bấy


nhiêu”. Nỗi buồn triền miên như những đợt sóng xô đẩy cứ gối gối lên nhau mãi. Giữa
muôn trùng sóng nước xuất hiện bóng thuyền, những tưởng sẽ mang lại chút gì ấm áp
nhưng “Con thuyền xuôi mái nước song song”. Thuyền trôi theo dòng nước, mênh mông
vô định và hững hờ quá. Các từ láy “song song”, “điệp điệp” tạo ra sự hòa hợp giữa cảnh
và tình. Sự cô đơn, vắng vẻ của thuyền càng sâu hơn giữa cái buồn mênh mang sóng nước.
Vừa cổ điển nhưng ngay sau đó ta bắt gặp hình ảnh thơ hết sức hiện đại. “Thuyền về nước
lại” là một câu thơ tả thực. Nó gợi ra thực tế đối lập giữa thuyền và nuớc. Vì “thuyền về
nước lại” nên mới “sầu trăm ngả”. Con thuyền của hiện thực trôi trên sông gợi ra kiếp
người nhỏ bé, cô đơn với nước chỉ “song song” chứ không gắn bó. Từ buồn đến sầu, từ cái
điệp điệp đến cái trăm ngả, câu thơ và cảm xúc buồn của nó được đẩy đến một cấp độ mới
cao hơn. Càng chạnh lòng hơn bởi sự xuất hiện của cành củi khô “lạc giữa dòng”. Cái bơ
vơ, đáng thương của cành củi càng gây ấn tượng mạnh mẽ hơn bởi cách viết đảo ngữ.
Không phải “một cành củi khô” mà “củi một cành khô” nó nhấn mạnh thân phận và số
phận. Cành củi khô trôi bập bềnh trên sóng nước tựa như những kiếp người nhỏ bé, lạc
lõng, bơ vơ đến đáng thương giữa cảnh trời rộng sông dài. Khổ thơ vẽ nên cảnh sông nước
bao la nhưng vô định, rời rạc, hững hờ. Từ con sóng, con thuyền, cành củi khô,…tất cả gợi
nên nỗi buồn, nỗi sầu không gian, đều chứa đựng dự cảm sẽ không có hội tụ mà chỉ là sự
chia lìa. Trong sự tương quan đối lập giữa không gian bao la rộng lớn và cái nhỏ bé
của cõi nhân sinh, cảm giác cô đơn lẻ loi của con người trước trời đất càng được tô
đậm.
Vẫn cái nền của bức tranh mênh mang sông nước, nhưng đến đây hình ảnh của sự
sống những tưởng sẽ ấm áp hơn nhưng lại mang trong mình nhiều u uẩn:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu”
Cảnh vật và âm thanh mong manh, nhợt nhạt để hòa hợp với thiên nhiên đã
được gợi ra trước đó. Nhà thơ đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh để diễn tả nỗi buồn
chồng chất. Cồn vốn đã bé nhỏ, cồn nhỏ lại càng bé nhỏ cô đơn hơn. Không những thế nó
lại được đặt trong cành “lơ thơ”. Chính từ “đìu hiu” đã gợi lên cái hồn của cảnh vật, nó

không chỉ buồn mà còn hoang vắng.
“Non kì quạnh quẻ trăng treo
Bến thì gió thổi đìu hiu mấy đèo”
Vẳng vào cái “đìu hiu” của gió là tiếng chợ chiếu vãn ở làng xa. Âm thanh nghe cứ như ở
chốn hư ảo. Chợ đã vãn lại ở xa thế mà tác giả vẫn nghe thấy. Nhờ không gian tĩnh mịch
im ắng? hay âm thanh ấy vọng lên từ sâu thẩm trong chính tâm tưởng nhà thơ? Rời tâm để
nhìn về phía bầu trời, cảnh trời đất mênh mang càng buồn hơn. Bằng bút pháp ước lệ tác
giả đã vẽ nên bức tranh không gian ba chiều. Cảnh sông nước lhông những rộng lớn mà
còn ccó cả chiều sâu.Hình ảnh đối lập “nắng xuống” , “trời kên” mở ra không gian rộng
lớn. Khi vầng dương chìm xuống còn vương lại hàng ngàn tia nắng hắt lên cao làm cho
bầu trời trở nên trong xanh hơn như thể được đẩy cao đến vô cùng. “Sâu chót vót” chứ
không phải “cao chót vót” từ “sâu” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. “Sâu chót
vót” không chì diễn tả độ cao của bầu trời mà còn gợi cái hun hút của cao xanh, cái bao la
của con người khi đứng trước sự khôn cùng của vũ trụ. Câu thơ cuối là hình ảnh độc lập
của “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, sự độc lập của hình ảnh thơ như sự phân ly của cuộc
đời con người. Huy Cân không chỉ đon giản đang ngắm nhìn bầu trời trong xanh mà đang
xót xa đặt mình trước sự bao la của vũ trụ. Có lẽ thi nhân đã “nhác thấy cái xa thẳm của
thời gian và không gian” và “đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buốt từ cõi vô cùng đưa đến”.
“Tràng giang”- một bài thơ thấm đẫm tâm trang của nhà thơ. Nổi bật lên hình ảnh
thiên nhiên nhuốm màu buồn ảm đạm trong hai đoạn đầu làm chạnh lòng bất kì ai đọc qua
dù chỉ một lần.

ĐỀ: PHÂN TÍCH HAI ĐOẠN CUỐI BÀI “TRÀNG GIANG”
“ Ta ngẩn ngơ buồn với hồn ta cùng Huy Cận”. Bất kì ai khi đọc thơ của Huy Cận đều
đọng lại trong tiềm thức của mình một nỗi buồn. Một nỗi buồn có sắc thái và phong vị
riêng làm chạnh lòng kẻ yêu thơ. “Tràng Giang” là một trong số các bài thơ nổi bật phong
thái đặc sắc ấy của ông.
Thi ca như một con thuyền đong đầy nỗi niềm trắc ẩn của bậc thi nhân. Nếu Xuân Diệu
say sưa trên chiếc thuyền tình mộc mạc, Hàn Mặc Tử điên cuồng cùng bến nước sông
trăng thì Huy Cận lại chất đầy nỗi buồn của mình trên con thuyền giữa biển lòng mênh

mang. “Tràng Giang” là một trong số những vị khách tiêu biểu trên con thuyền ấy.
Vào một chiều thu buồn năm 1939, người thanh niên lặng lẽ đứng ở bờ Nam bến
Chèm nhìn cành sông Hồng mênh mang sóng nước- nhìn cảnh rợn ngợp bốn bề mà nghĩ về
kiếp người nổi trôi vô định. Sông nước hữu tình lòng người đa cảm đã cho đời những dòng
thật hay thật đẹp mà cũng thật buồn trong “Tràng Giang”. Cảm xúc nổi bật của bài thơ là
một nổi buồn thời thế cô đơn, lạc lõng, nổi buồn thấm cả vào cảnh vật và con người.
Ngay ở tựa đề đã là một điều gì rất đẹp nhưng rất buồn. “Tràng Giang” chứ không
phải “Trường Giang”. Ở đây có cả bề rộng và bề sâu tuyệt nhiên không đơn thuần chỉ là
khoàng không gian dài vô tận. “Tràng Giang” tạo cho ta cảm giác mênh mang vô định,
rộng và sâu hun hút của con sông gắn tên mình trong suốt chiều dài lịch sử đất nước.
“Tràng Giang” nghe tên đã thấy gợi niềm thiêng liêng, gần gũi và một nỗi buồn sâu thẩm.
Ở hai đoạn đầu của bài thơ nổi bật lên hình ảnh của cảnh sông nước bao la nhưng vô định,
rời rạc, hững hờ. Từ con sóng, con thuyền, cành củi khô, cồn nhỏ, bến cô liu, trời rộng…
tất cả gợi nên nỗi buồn, nỗi sầu không gian, đều chứa đựng dự cảm sẽ không có hội tụ mà
chỉ là sự chia lìa. Trong sự tương quan đối lập giữa không gian bao la rộng lớn và cái
nhỏ bé của cõi nhân sinh, cảm giác cô đơn lẻ loi của con người trước vũ trụ càng
được tô đậm.
Tiếp nối dòng cảm xúc vô cùng tinh tế ấy, thiên nhiên qua cái nhìn của nhà thơ hiện
lên với những hình ảnh ước lệ đậm dấu ấn dân gian.
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
“Bèo dạt mây trôi” từ ngàn xưa trong thi ca cũng như trong âm nhạc. Hình ảnh cánh
bèo gợi cho ta sự nổi trôi mông lung giữa sông nước hay giữa dòng đời. Cái “dạt” của nó
cho thấy sự vô định, không biết đâu là bến bờ, không biết đi đâu về đâu, lại “hàng nối
hàng”, nỗi sầu cứ thế nhân lên ngày càng nhiều, ngày càng chất chồng. Điệp từ “không”
láy lại hai lần càng tăng thêm nỗi buồn mênh mông. Toản cảnh sông nước tuyệt nhiên
không có bóng dáng một con người. Ngay cả sợi dây nối giữa con người với sự sống bình
dân cũng không tồn tại: không một chuyến đò ngang, không một chiếc cầu. Còn đó chỉ là

bở xanh tiếp bãi vàng, lặng lẽ trải dài phía chân trời. Dù lặng lẽ nhưng ngày càng thấm sâu
vào nỗi lòng tác giả. Thương thay, người đang cô đơn giữa chính cuộc sống của mình.
Người đã dùng tất cả những cái không tồn tại để làm nổi bật sự cô quạnh, cũng là để
khẳng định một thứ khác, chỉ được gợi ra một cách kín đáo nhưng lại trải dài khắp
tác phẩm: một nỗi buồn thời thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
Tiếp tục mở rộng tầm nhìn, không gian vũ trụ được mở rông ra với cảnh hoàng hôn
hùng vĩ, bay bổng:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vài con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Thiên nhiên mang màu sắc cổ điển. Hình ảnh “ lớp lớp mây cao đùn núi bạc” thật tráng
lệ, hùng vĩ. Huy Cận đã dùng từ “đùn” đầy gợi cảm trong “Thu Hứng” của Đỗ Phủ “Mặt
đất mây đùn cửa ải xa”. Tương phản với sự nguy nga, diễm lệ của bầu trời là cánh chim
nhỏ tội nghiệp. Chơi vơi thay cho sự nhỏ bé, mong manh giữa một vật nhỏ bé trước ráng
chiều vàng rộm đang ngả màu hoàng hôn. Mượn cánh chim để tả buổi chiều. Huy Cận
không mới. Ca dao xưa có câu “Chi bay về núi tối rồi”. Nhưng đặt cánh chim đối lập với
sự hùng vĩ không ngừng sinh sôi “đùn núi bạc” của mây trời, lại là “chim nghiêng cánh
nhỏ” thì Huy Cận đã tạo nên một hình ảnh độc đáo trong thi ca.

Và cùng với tất cả những hình ảnh trên, chúng làm nền cho sự xuất hiện của tâm trạng
nhân vật trữ tình:
“Lòng quê dợn dợn vài con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Cái “dợn dợn” mang đến cho người ta cái cảm giác rợn cả người. Cơn sóng dợn hay
chính nổi lòng của tác giả đang dợn sóng cứ tăng lên mãi. “Lòng quê” có sẵn trong tâm
hồn giờ đây có cơ hội để phơi trải. Ấy là gì? Nhà thơ gọi đó là nỗi buồn của “Không khói
hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Đó là nỗi buồn nhớ quê hương da diết. Đứng ngay trên quê
hương mình, đất nước mình mà vẫn nhớ. Phải chăng đó còn là tâm trạng yêu nước kín đáo
của một người trước thời cuộ và vận mệnh đất nước, dân tộc? Ông không giống Thôi Hiệu

phải:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Có khói sóng Thôi Hiệu mới dậy lên nỗi nhớ quê nhà, còn HC chẳng cần chút “yên ba”
nào cũng gợi lên nỗi nhớ nhà. Cách nói phủ định đễ khẳng định một cách mạnh mẽ hơn.
Điều đó cho thấy nỗi buồn của bậc thi nhân đã nhuốm sầu cảnh vật, không phải buồn vì
cảnh vật tác động.
Nét đẹp cũng như nét buồn trong “Tràng Giang” đều thể hiện tài năng, sự tinh tế của
HC trong vịêc kết hợp giữa cái thực và cái cổ điển. Quan trọng hơn, điều đó khẳng định
lòng yêu ước khắc khoải của HC nói riêng, của thanh niên VN lúc bấy giờ. Bởi suy cho
cùng, sông giữa thời loạn ấy, có người VN chân chính nào mà không buồn đau cho được.
Đọc “Tràng Giang”, ta cảm thông với những tâm sự của người. Càng qúi trọng hơn
một tấm lòng son sắt với đất nước

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×