Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Sinh viên việt nam trong quá trình hội nhập asean nghiên cứu trường hợp của sinh viên ngành văn hóa học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 100 trang )

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Văn hóa học

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP ASEAN
(Nghiên cứu trường hợp của sinh viên ngành Văn hóa học
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh)

Hướng dẫn khoa học:
o TS. Phan Anh Tú

Nhóm sinh viên thực hiện:
o Mai Xuân Qúy
o Phạm Thị Kim Ngân
o Lê Vũ Vân Linh
o Phan Tường Vân

TP. HCM, 04/2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 6


2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 7

3.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 8

4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 9

5.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài ...................................................................... 10

6.

Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................... 11

7.

Kết cấu của đề tài ...................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 13
1.1.1

Các khái niệm ............................................................................................... 13


1.1.1.1 Khái niệm về “Văn hóa” ......................................................................... 13
1.1.1.2 Khái niệm về “Giao lưu tiếp biến văn hóa” ............................................ 13
1.1.1.3 “Văn hóa học” là gì? ............................................................................... 14
1.1.1.4 Định nghĩa về “Tồn cầu hóa” ................................................................ 15
1.1.1.5 Khái niệm về “Hội nhập quốc tế” .......................................................... 16
1.1.2 Bối cảnh hội nhập của Việt Nam trong khối ASEAN .................................... 17
1.2 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................... 19
1.2.1 Tổng quan về khối ASEAN ............................................................................ 19
1.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 20
1.2.1.2 Mối quan hệ giữa giáo dục Việt Nam với các nước ASEAN ................. 21
TIỂU KẾT 1 ..................................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN VÀ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ HỘI NHẬP
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1 Chuyên ngành Văn hóa học và hướng đào tạo .......................................................... 30
2.1.1

Lịch sử mở ngành và thành lập Bộ môn ....................................................... 30
2


2.1.2

Qúa trình phát triển trở thành khoa Văn hóa học ......................................... 30

2.1.3

Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 32

2.1.4


Cơ cấu nhân sự .............................................................................................. 33

2.1.5

Mục tiêu và nhiệm vụ hướng đến ................................................................. 34

2.1.6

Tuyển sinh .................................................................................................... 35

2.1.6.1 Đối tượng ................................................................................................. 35
2.1.6.2 Hình thức tuyển sinh ............................................................................... 35
2.1.6.3 Điểm chuẩn đầu vào ................................................................................ 36
2.1.7

Chuẩn đầu ra ................................................................................................. 37

2.1.7.1 Mục tiêu đào tạo ...................................................................................... 37
2.1.7.2 Thời gian và nội dung chương trình đào tạo ........................................... 38
2.1.7.3 Điều kiện xét tốt nghiệp .......................................................................... 40
2.1.8

Mối quan hệ quốc tế trong khối ASEAN...................................................... 40

2.2 Sự chuẩn bị của sinh viên trong hội nhập.................................................................. 42
2.2.1

Mở rộng kiến thức chuyên ngành ................................................................. 42

2.2.2


Nâng cao phương tiện giao tiếp .................................................................... 43

2.2.3

Trang bị các kỹ năng thực tế ......................................................................... 47

2.2.4

Học hỏi văn hóa trong khu vực ..................................................................... 50

2.2.5

Rèn luyện thái độ tích cực ............................................................................ 51

2.3 Kết quả khảo sát và bàn luận ..................................................................................... 53
2.3.1

Mức độ hiểu biết và quan tâm của sinh viên Văn hóa học về q trình hội
nhập ASEAN ............................................................................................... 55

2.3.2

Sinh viên nhận thức thế nào về AEC? .......................................................... 57

2.3.3

Sinh viên Văn hóa học tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt
Nam – Đơng Nam Á .................................................................................... 59


2.3.4

Một số lo lắng của sinh viên Văn hóa học trong quá trình hội nhập ASEAN
..................................................................................................................... 60

2.3.5

Sự chuẩn bị của sinh viên Văn hóa học ........................................................ 62

3


2.3.6

Những mong muốn của sinh viên Văn hóa học về phía Khoa và Nhà trường
trước những thay đổi của quá trình hội nhập ASEAN ................................ 64

TIỂU KẾT 2 ..................................................................................................................... 67
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG
TƯƠNG LAI
3.1 Nhận diện tình hình hội nhập hiện nay...................................................................... 68
3.1.1

Ưu điểm ........................................................................................................ 68

3.1.2

Khuyết điểm .................................................................................................. 71

3.2 Đề xuất các ý tưởng hành động ................................................................................. 73

3.2.1

Về phía sinh viên. ......................................................................................... 73

3.2.2

Về phía Khoa/Bộ mơn .................................................................................. 74

3.3 Kiến nghị ................................................................................................................... 79
3.3.1

Đối với Hội sinh viên, Đoàn Thanh niên ...................................................... 79

3.3.2

Đối với Nhà trường ....................................................................................... 80

TIỂU KẾT 3 ..................................................................................................................... 84
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 86
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 88

4


MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và mạnh mẽ,
cuối năm 2015, Việt Nam chính thức bước vào vị thế của cộng đồng chung trong khu vực
khi hiệp định về hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC 1) được ký kết và đi vào hoạt
động. Hiệp định này không những khẳng định tầm ảnh hưởng nhất định trong khối đại

đoàn kết ASEAN, mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện
thuận lợi về mở rộng kinh tế, chính trị và ngoại giao cho cả khu vực. Khơng những thế,
nó cịn thay đổi bộ mặt về nguồn nhân lực lao động, cải thiện tình hình việc làm của mỗi
đất nước, đó là khi có khái niệm “tự do hóa di chuyển lao động kỹ năng” trong khối
ASEAN được hình thành. Tuy đứng thứ ba trong cộng đồng ASEAN về tỷ lệ lực lượng
lao động nhưng xét về chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam lại thuộc diện thấp, ngang
bằng với các nước Campuchia, Lào, Myanmar…Chấp nhận hội nhập là đồng nghĩa với
tận dụng cơ hội và cũng là thách thức to lớn đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam,
khi mà giờ đây vẫn đang từng bước nỗ lực, cải thiện tình trạng nhân lực yếu kém.
Sinh viên là chủ nhân của tương lai đất nước, là thế hệ tiếp nối truyền thống vẻ vang
của dân tộc Việt Nam và cũng là nguồn lao động trẻ chính yếu của quốc gia. Giải quyết
bài tốn về chất lượng lao động phải bắt đầu từ chính đối tượng sinh viên đang còn học
trên ghế nhà trường, nhằm định hướng phát triển sao cho phù hợp với chuẩn mực lao
động của các nước phát triển trong khu vực ASEAN.
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, sinh viên Việt Nam cần trang bị những gì để
khơng chỉ hịa nhập, mà còn thâm nhập được thị trường lao động AEC. Sinh viên sau khi
ra trường sẽ bớt cảm thấy lúng túng, ít nảy sinh tâm lý khủng hoảng trong quá trình tìm
kiếm việc làm khi được trang bị đầy đủ vốn hiểu biết về cách hội nhập. Đó là nhiệm vụ
trọng tâm trong hướng bài làm nghiên cứu lựa chọn để phát triển đề tài.

1

ASEAN Economic Community

5


1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề hội nhập ASEAN đang là một đề tài nóng bỏng, trong khi các
nước láng giềng đã chuẩn bị hoàn tất cho việc hội nhập này thì tại Việt Nam, đặc biệt là

trong giới sinh viên, có vẻ chưa nhận thức hay thấy rõ tầm quan trọng của việc hội nhập
ASEAN nên vẫn chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Như vậy, liệu tầm ảnh hưởng của việc
hội nhập ASEAN có thật sự quan trọng với sinh viên chưa. Nếu chưa chuẩn bị gì cho hội
nhập, liệu sinh viên có sẵn sàng bước vào mơi trường đầy tính cạnh tranh khơng.
Như chúng ta đã biết, ảnh hưởng của quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
không chỉ đem lại về lợi ích từ kinh tế, mà cịn về chính trị, văn hóa và xã hội. Sự khác
biệt giữa các nước ASEAN với Việt Nam về cơ cấu, trình độ nguồn nhân lực phát triển
càng chứng minh được khả năng đào tạo ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu đề
tài để chỉ ra được các điểm hạn chế đó còn tồn tại trong vấn đề đào tạo nhân lực Việt
Nam hiện nay.
Một trong những yếu tố trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam
phải kể đến việc giảng dạy cho sinh viên Việt Nam ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là sinh
viên Văn hóa học, khi đối mặt trực tiếp với làn sóng hội nhập đó, cần giữ lại và thay đổi
những gì.
Khoa Văn hóa học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là khoa chuyên
đào tạo những cử nhân về văn hóa. Các sinh viên khoa Văn hóa học sau khi tốt nghiệp
phải lĩnh hội được những kiến thức về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa thế giới, và
các văn hóa ứng dụng khác để xây dựng nền tảng cho cơng việc của bản thân. Trước tình
hình hội nhập này, sinh viên Văn hóa học hẳn sẽ được chú trọng giảng dạy những kiến
thức về ASEAN (Văn hóa Đông Nam Á,…) để chuẩn bị sẵn sàng trong quá trình hội
nhập. Bên cạnh sự giảng dạy từ nhà trường, bản thân sinh viên khoa Văn hóa học đã có
chuẩn bị gì trong quá trình sự hội nhập ASEAN chưa. Liệu sinh viên khoa Văn hóa học
có nhận thức được tầm quan trọng của quá trình hội nhập này? Hay sinh viên khoa Văn

6


hóa học đã sẵn sàng cho việc hội nhập, làm việc trong mơi trường đầy tính cạnh tranh với
khơng chỉ các cử nhân trong nước mà còn với cử nhân nước ngồi?
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Tính cho đến thời điểm hiện tại, hầu như rất ít các cơng trình nghiên cứu về đề tài
tương tự. Hiện nay, trước những sự kiện quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn lao của quá
trình hội nhập ASEAN đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt hơn đối với trình độ nhân lực,
nguồn lao động của đất nước. Dựa trên số liệu thống kê khảo sát tình hình giáo dục Việt
Nam thơng qua các chương trình đào tạo ở mỗi trường Đại học đã cho ra đời nhiều văn
bản, báo cáo, tạp san sơ bộ… trong đó bao gồm cả các văn bản báo cáo về chất lượng
kiểm định giáo dục ở các trường Đại học trong nước. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo
sách, các bài viết, đề tài khoa học của những nhà nghiên cứu nổi tiếng, am hiểu mối quan
hệ giữa mọi tác động của các giá trị hội nhập lên trên nền kinh tế đất nước, cụ thể là đến
chất lượng lao động của sinh viên Việt Nam. Tiêu biểu như:
-

Nguyễn Tuấn Triết, Văn hóa dân tộc trong giáo dục đại học trên đường hội nhập,
Tạp chí khoa học xã hội số 07, 2009

-

Bản tin Thông tin Nghiên cứu và Đánh giá Giáo dục ĐH số 8 của Trung tâm
Nghiên cứu và Đánh giá GDĐH, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành về việc quản lý
nhằm hỗ trợ việc lãnh đạo hoạt động khoa học

-

“Tác động của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với các nước đang phát triển” của
PGS.TS. Vũ Văn Phúc được in trên tạp chí kinh tế Châu Á – TBD

-

Báo cáo khoa học “Mô hình hội nhập của EU – ASEAN: So sánh những tương
đồng, khác biệt và bài học kinh nghiệm cho ASEAN” của PGS.TS. Đinh Công Tuấn

trên Viện nghiên cứu Châu Âu

-

Đề tài khoa học “Tìm hiểu mức độ tiếp cận của sinh viên trước sự kiện Việt Nam
hội nhập cộng đồng kinh tế Đơng Nam Á (AEC) năm 2015 của nhóm sinh viên:
Trương Ngô Quỳnh, Phạm Thị Thu Thảo được in trên Hội thảo Khoa học sinh viên
lần IX năm 2016.

7


Bên cạnh, tận dụng những thuận lợi bởi các dữ liệu, nội dung nghiên cứu của các đề
tài, bài viết trên, cịn có các bài viết trên mạng được nhóm thu thập để làm dữ liệu đảm
bảo độ nhanh nhạy của tính chất vấn đề, các nội dung triển khai mới mẻ cùng những
động thái hết sức tích cực trong thời điểm hiện tại, sẽ làm một nguồn tư liệu vững chắc và
chính xác cho đề tài nghiên cứu hướng đến.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học là một trong những cách thức giúp sinh viên tiếp cận và giải
quyết phần nào những vấn đề khó khăn xung quanh mơi trường học tập của mình. Qua đó
sinh viên sẽ nhận thấy những vấn đề thách thức đối với bản thân, giúp họ có cái nhìn
khách quan hơn đối với trước thực tại xã hội và sớm tìm ra những giải pháp cho nó.
Thơng qua đề tài nghiên cứu “Sinh viên Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN –
nghiên cứu trường hợp của sinh viên ngành Văn hóa học” sẽ giúp chúng tôi hướng đến
những mục tiêu cơ bản sau đây:
Hội nhập ASEAN là một trong những yếu tố tất yếu và quan trọng trong quá trình
phát triển và giao lưu quốc tế, không chỉ đối với sinh viên ngành Văn hóa học nói riêng
mà cịn đối với cả tất cả sinh viên trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Vì vậy thực
hiện vấn đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ phần nào giúp cho sinh viên Việt Nam, trong
đó có sinh viên ngàn Văn hóa học có cái nhìn cụ thể hơn về q trình hội nhập ASEAN

hiện nay. Đây cũng là một trong những mục tiêu, thách thức đầu tiên mà sinh viên đang
phải đối mặt.
Bên cạnh việc đưa ra những ưu khuyết điểm thì đề xuất những giải pháp, ý tưởng
từ nhận thức mối quan hệ của việc hội nhập ASEAN đối với sinh viên Văn hóa học là
khơng thể thiếu, giúp cho sinh viên phát huy những thế mạnh và khắc phục các điểm yếu
đang có. Vì vậy mục tiêu thứ ba này cũng sẽ là một trong những mục tiêu tiên phong,
đánh mạnh vào thế mạnh của sinh viên.

8


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu mà đề tài hướng đến, bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ vận dụng lý
thuyết theo hướng chức năng luận, đó là chú trọng đến vai trị, chức năng của quá trình
hội nhập ASEAN đối với sinh viên Việt Nam, cụ thể là sinh viên khoa Văn hóa học, để từ
đó hiểu rõ hơn về những lợi ích cũng như một số bất lợi mà q trình đó đem lại. Chức
năng luận ở đây sẽ nhìn nhận đối tượng trong tương quan trục đồng đại (chú trọng về bối
cảnh xã hội).
Đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học, trong đó tập trung nghiên
cứu định lượng (Quantitative research method) và nghiên cứu định tính (Qualitative
research method) bằng bảng hỏi. Lý do mà nhóm chọn hai phương pháp này là vì nó giúp
nhóm có thể nghiên cứu cả chiều sâu lẫn chiều rộng trong vấn đề. Cụ thể:
 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Tổ chức lập bảng câu hỏi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu kết hợp với các câu hỏi
dạng mở, đòi hỏi sinh viên trả lời bằng ý kiến cá nhân nhằm khai thác các vấn đề cốt lõi
và phụ hợp với nội dung mà nghiên cứu hướng đến. Dựa vào kết quả của dữ liệu bảng
câu hỏi thực tiễn, sử dụng làm nền tảng để tiến hành phân tích, đánh giá một cách chuẩn
xác nhất. Dự kiến tổng số phiếu điều tra khảo sát khoảng 200 mẫu. Tiêu chuẩn chọn mẫu
là hầu hết các đối tượng thuộc sinh viên khoa Văn hóa học các khóa từ năm 2013 đến
năm 2016 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành thực hiện 5 cuộc phỏng vấn trực tiếp đến các chủ thể cần nghiên cứu là
các sinh viên Văn hóa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố
Hồ Chí Minh, từ các khố K07 – K10 (tức từ năm 2013 – 2016). Nội dung phỏng vấn bao
gồm các vấn đề như: các quan điểm, thái độ cùng suy nghĩ của sinh viên về những vấn
đề, định hướng bản thân khi đứng trước quá trình hội nhập ASEAN hiện tại.

9


 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Chọn lọc và tìm đọc các thơng tin bởi các tài liệu được tìm thấy trên các phương
tiện như: sách, báo, tạp chí, ấn phẩm khoa học, đề tài nghiên cứu, một số bài viết trên
mạng…tiến hành phân tích và xử lý, mã hóa những nội dung thuộc về mức độ ảnh hưởng
và những thuận lợi của quá trình hội nhập ASEAN đối với lao động Việt nói riêng và đối
với nền kinh tế quốc gia nói chung.
Bên cạnh đó, chúng tơi còn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, kết hợp với
các thao tác đánh giá, phân tích để thấy được sự cần thiết và tầm ảnh hưởng sâu rộng của
quá trình hội nhập ASEAN đối với sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên khoa Văn
hóa học. Kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu để chỉ ra được sự khác biệt trong cơ
cấu giảng dạy các nước ASEAN với tình hình giáo dục ở Việt Nam hiện tại.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
 Về đối tượng nghiên cứu
Để đề tài nghiên cứu được diễn ra tốt nhất việc khoanh vùng đối tượng phù hợp đối
với từng đề tài là hết sức cần thiết, chọn đối tượng là sinh viên văn hố học vì đây là
những sinh viên có khả năng hội nhập vào những công việc đa quốc gia sau khi tốt
nghiệp, đặc biệt thuộc khối ASEAN. Đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng đến sẽ tập
trung chủ yếu vào quá trình hội nhập ASEAN của sinh viên khoa Văn hóa học trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bao gồm sinh viên của các khóa học năm 2013, 2014,
2015 và 2016 (vì đây là các sinh viên đang theo học hệ chính quy), sinh viên đang tham

gia q trình trao đổi văn hóa tại Indonesia; khơng bao gồm hệ vừa học vừa làm hay cao
học.
 Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên khoa Văn hóa học thuộc hệ chính quy, tại trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn TP HCM và các trường đại học khác thuộc khối ASEAN (AUN). Tính
đến thời điểm hiện tại, khoa Văn hố học đã và đang đào tạo 10 khố, mà trong đó 6 khoá
10


đã tốt nghiệp. Theo nhận biết, các sinh viên khoa Văn hố học đã tốt nghiệp đều đi làm,
nhưng khơng nhiều người theo các công ty đa quốc gia thuộc nhóm ASEAN. Chính vì
thế, cần nghiên cứu sinh viên đang được đào tạo chính quy để thấy được các điểm mạnh,
điểm yếu, cũng như tìm ra giải pháp cho vấn đề hội nhập ASEAN.
6. Đóng góp mới của đề tài
Là một đề tài mà ít người nghiên cứu, đa phần nội dung hướng đến đều mang tính
khách quan, chọn lọc kĩ càng về sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập ASEAN đối với
sinh viên văn hóa học trên nhiều phương diện. Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp
phần phác họa rõ nét về tầm quan trọng của việc hội nhập, q trình đó bộc lộ những
thiếu xót cịn tồn tại của sinh viên Văn hóa học nói riêng và sinh viên Việt Nam nói
chung. Thơng qua những khuyết điểm của sinh viên Văn hóa học trong quá trình hội
nhập ASEAN, đề tài đề xuất một số giải pháp, kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện trình độ
chuyên môn, các kỹ năng thiết yếu của sinh viên để phù hợp với tiêu chuẩn trình độ các
nước.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Những khái niệm chung: Chương này nhằm khái quát những thuật ngữ,
khái niệm chung nhất về văn hóa, vấn đề tồn cầu hóa, q trình hội nhập….nhằm xây
dựng cơ sở lý luận & thực tiễn để làm bằng chứng và lý thuyết cơ sở ngành vững chắc để
cửng cố các vấn đề triển khai ở các chương sau.
Chương 2: Trong chương này, chúng tôi sẽ thống kê sơ bộ về hệ thống đào tạo quy

chuẩn của khoa Văn hóa học và mối quan hệ của khoa trong giao lưu, hội nhập với
chương trình giáo dục quốc tế trong khối nước ASEAN, đồng thời trình bày một số yếu
tố chuẩn bị quan trọng, cần thiết dành cho sinh viên Văn hóa học trước thời buổi hội nhập
ASEAN ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ hiện nay và tiến hành khảo sát thực tế về quan
điểm, tâm lý của sinh viên khoa Văn hóa học đối với quá tình hội nhập.

11


Chương 3: Nội dung của chương này hướng đến nêu ra một số đề xuất một số
phương án nhằm cải thiện tình hình giáo dục và phương pháp bổ trợ thực tiễn ở các
phương diện như: đối với bản thân sinh viên, khoa/bộ mơn, hội sinh viên và Đồn thanh
niên và về phía lãnh đạo của nhà trường để có những thay đổi tích cực đối với tầm quan
trọng của việc hội nhập đến ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên Văn hóa học nói
riêng và tồn thể sinh viên trong nhà trường nói chung.

12


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về “Văn hóa”
Văn hóa là một khái niệm có rất nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm
có nội hàm hết sức khác nhau.“Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình trong chất
men văn hố: từ lời ru của mẹ, bài học của cha, trò chơi của chị… cho đến tiếng gọi
đị bên sơng, tiếng võng đưa kẽo kẹt lúc trưa hè, tiếng chuông buông khi chiều
xuống…” 2 . Mọi thứ xung quanh đều là một phạm trù văn hóa nhất định, văn hóa có ở
khắp mọi nơi từ cách đi, cho đến dáng ngồi, cách ăn mặc và cả giao tiếp hằng ngày…. Là
sản phẩm của con người sáng tạo nên và được phát triển và gìn giữ trong mối quan hệ

qua lại giữa con người với đời sống xã hội. Văn hóa khơng mất đi mà nó tự biến đổi
trước thời cuộc, trước hồn cảnh đất nước. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác thơng qua q trình xã hội.
Văn hóa cịn là lối sống, là thước đo học thức để đánh giá trình độ phát triển của
một quốc gia, dân tộc. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và
tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã
hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con
người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.1.1.2. Khái niệm về “Giao lưu tiếp biến văn hóa”
Trước hết, ta định nghĩa cụm từ “Giao lưu văn hóa”. Giao lưu văn hóa nói đơn giản
là một q trình tương tác văn hóa giữa hai khu vực, 2 lãnh thổ. Tức hai cộng đồng, hai
dân tộc, hai đất nước cùng chung sống và nảy sinh hình thức trao đổi, quan hệ văn hóa
GS.TSKH.Trần Ngọc Thêm, Khái luận về văn hóa, />2

13


giữa hai bên với nhau, mỗi bên sẽ giúp tăng sự hiểu biết văn hóa của nhau, từ đó làm giàu
và thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển. Do vậy, giao lưu văn hóa như một dạng cộng
hưởng giữa các nền văn hóa với nhau.
Tiếp biến văn hóa được xem như một quá trình diễn ra sau hiện tượng giao lưu văn
hóa, là một biểu hiện cho việc chuyển các giá trị tiềm năng của quá trình giao lưu văn hóa
thành các giá trị sử dụng được cho chủ thể tiếp nhận. Là hiện tượng chọn lọc có mục dích
các giá trị văn hóa ngoại lai và sau đó biến đổi chúng sao cho phù hợp với điều kiện, đời
sống bản địa, tức phù hợp với tính cách con người và bối cảnh xã hội của một dân tộc.
Chúng ta luôn đồng nhất giữa hai khái niệm đơn thuần là tiếp xúc và tiếp biến văn
hóa. Việc chúng ta mở cửa và chào đón với các văn hóa ngoại lai khác xâm nhập trong
thị trường và đời sống người Việt đó là tiếp xúc, nhưng để nói là tiếp biến thì khơng, tất
cả các hình thức nhà nước đã và đang vận động và chi phối trên mặt trận thúc đẩy q
trình giao lưu văn hóa trong khu vực đều sẽ chỉ dừng lại ở mức độ tiếp xúc thuần túy.

Chứ chưa có ý định sẽ tiếp biến hồn tồn. Đó là một điểm tích cực khá lớn, trong việc
chúng ta đặt mình ở vị trí chủ động, biết linh hoạt trong chọn lựa và biết loại trừ đúng
thời điểm, đúng đối tượng.
Nhìn chung, quá trình giao lưu văn hóa thực chất là điều kiện cần và q trình tiếp
biến văn hóa là điều kiện đủ để làm giàu thêm nền văn hóa bản địa của một dân tộc, loại
bỏ các giá trị văn hóa xưa cũ, lạc hậu, từng bước thay đổi nó thành một mơ thức văn hóa
theo hướng phù hợp với dịng chảy của hội nhập, của thời đại.
1.1.1.3. “Văn hóa học” là gì?
Văn hóa học là một khái niệm có nhiều ngữ nghĩa khác nhau. Với nhiều mảng tính
chất và phạm vi vấn đề sẽ có nhiều cách khái niệm hồn chỉnh về thuật ngữ này. Nhìn
chung, có thể nói, Văn hóa học là một môn khoa học xã hội được dựa trên các tri thức từ
xã hội và tính nhân văn của con người, nghiên cứu văn hóa theo một hệ thống hồn
chỉnh.

14


Ngành Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu các loại kiến thức tổng hợp
về các đặc trưng văn hóa mỗi khu vực (hiện tượng văn hóa, hoạt động văn hóa, mơ thức
văn hóa, giá trị văn hóa…) tồn tại trong chiều thời gian của lịch sử và tồn tại trong không
gian xã hội đặc thù.
1.1.1.4. Định nghĩa về “Tồn cầu hóa”
“Tồn cầu hóa là một khái niệm dùng để chỉ một quá trình giúp kết nối các nền kinh
tế vả xã hội từ mọi nơi trên thế giới ngày càng được chặt chẽ và xích lại gần nhau hơn.
Qúa trình này được hình thành bởi sự gia tăng liên kết và trao đổi ngày một nhiều giữa
các quốc gia, dân tộc, các cộng đồng, tổ chức ở nhiều góc độ khác nhau: từ kinh tế, văn
hóa, chính trị, giáo dục, quân sự, y tế….theo hướng toàn cầu” 3. Bên cạnh đó, tầm ảnh
hưởng của tiến trình tồn cầu hóa cịn thay đổi cả cách thức con người suy nghĩ và hành
động. Đây có thể được xem như một q trình tất yếu của thời đại mà khơng một quốc
gia, khu vực nào khó có thể tránh khỏi.

Xét theo phương diện văn hóa, q trình tồn cầu hóa được xem như một hệ quy
chiếu rõ ràng nhất cho việc xác lập và điều chỉnh nền tảng các giá trị truyền thống cũng
như chuẩn mực chung trong đời sống xã hội mỗi nước. Thế nhưng, với sự xâm nhập một
cách tự nhiên đó, tồn cầu hóa văn hóa trước hết cũng phải đi liền với việc khẳng định và
bảo vệ những giá trị đặc thù của mỗi nền văn hóa.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, dân tộc nào đứng ngồi q trình giao lưu
văn hóa, khư khư quan điểm về gìn giữ văn hóa truyền thống mà chối bỏ hay bị động
trong cuộc tiếp xúc này thì quốc gia đó khó tránh khỏi sự lạc hậu và bị suy thối trầm
trọng. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào chúng ta cũng phải chịu sự áp đặt có mục đích của
q trình tiếp xúc và tiếp biến văn hóa tạo ra, điều quan trọng vẫn là tính độc lập và hình
thành được bản lĩnh văn hóa vững vàng trước sự hội nhập đó.

3

Theo Wikipedia – Khái niệm Tồn cầu hóa,
/>
15


1.1.1.5. Khái niệm về “Hội nhập quốc tế”
Hội nhập quốc tế (International integration) là quá trình mà các quốc gia trên khắp
thế giới cùng hợp tác, liên kết với nhau cùng nhau hỗ trợ và phát triển với nhau trong mọi
vấn đề mang tính chất, khía cạnh tồn cầu về nhiều lĩnh vực khác nhau về kinh tế, văn
hóa, xã hội, giáo dục, quân sự, y tế….Hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia, khu vực
phải cùng tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực chung được đặt ra và cùng nhau chia sẻ về lợi
ích quốc gia trên cơ sở tự nguyện hồn tồn.
Qúa trình hội nhập quốc tế được xem như một giai đoạn phát triển tất yếu của mỗi
quốc gia, mỗi nền văn hóa. Duy trì và mở rộng theo mức độ tự do hóa và sâu rộng như
thế nào sẽ là cách đi đường của nhiều quốc gia khu vực, bản chất việc hội nhập nằm ở
tính tương đối trong cách lựa chọn xu hướng, giá trị để thay đổi.

Văn hóa truyền thống vẫn và sẽ trở thành một chuẫn mực khó lịng thay đổi về tư
tưởng hay nhận thức thuần túy. Nhưng cái quan trọng mà đối với bất kỳ một quốc gia
nào, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu (về kinh tế) đều phải khẳng định một điều rằng để
phải chống chọi và sống sót giữa tiến trình hội nhập ấy, mỗi quốc gia đều phải biết “mở”
và biết “đóng” một cách phù hợp và đúng lúc.
Trong lý luận văn hóa học về văn hóa và phát triển với đề tài “Tồn cầu hóa văn
hóa đa tuyến” của GS. Ngơ Đức Thịnh, ơng có viết: “Văn hoá của mỗi dân tộc, quốc gia
vừa rất đa dạng về màu sắc vừa nhiều tầng bậc. Thực tế cho thấy, hiện tượng tồn cầu
hố văn hố hiện nay diễn ra trên một số lĩnh vực của đời sống, như hệ tư tưởng, đời
sống tôn giáo, nhiều tôn giáo thế giới, như Kitô giáo (Tin lành, Công giáo), Phật giáo,
đạo Hồi đều có xu hướng vươn lên thành tơn giáo mang tính tồn cầu. Đặc biệt, tồn cầu
diễn ra sôi động trên các lĩnh vực truyền thông (báo chí, internet, truyền hình, phát
thanh...), vui chơi giải trí (âm nhạc, thể thao, trò chơi...), du lịch, lối sống, phương tiện
sống (ăn, mặc, ở, đi lại...)” 4
GS. Ngô Đức Thịnh, Tồn cầu hóa văn hóa đa tuyến, />4

16


Có thể nhận thấy một điều rằng, đối với quá trình hiện nay về vấn đề hội nhập quốc
tế, văn hóa Việt Nam dần có sự giao lưu nhất định về các yếu tố của các nền văn hóa
khác trong khu vực thì trên thực tế nếu bắt buộc tiếp nhận chỉ trên phương diện vừa phải
và chọn lọc. Chứ chưa có bất kỳ một dẫn chứng cụ thể ám chỉ đến Việt chính nhờ dịng
chảy của q trình tồn cầu hóa đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến văn hóa bản địa của quốc
gia Việt. Vấn đề tồn cầu hóa văn hóa khơng phải là sự đều khắp và nhất loạt.
1.1.2. Bối cảnh hội nhập của Việt Nam trong khối ASEAN
Tháng 7/1995 Việt Nam được chào đón và trở thành thành viên chính thức của ngơi
nhà chung Đơng Nam Á – ASEAN. Đây là sự kiện thể hiện tư duy trưởng thành và đánh
dấu bước phát triển quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực cũng như hội nhập thế
giới của Việt Nam.

Từ năm 1996 đến năm 1998, Việt Nam đã thực sự ghi được kết quả tích cực trong
vị thế của một quốc gia đang từng bước hoàn thiện và mở rộng tham gia giao lưu và hợp
tác kinh tế khu vực khi tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM 5) và được kết
nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC 6).
 Việt Nam trong khn khổ APEC
Việc đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á – Âu (APEC) thật sự có ý nghiã hết sức lớn
lao và quan trọng. Từ một quốc gia mới bắt đầu có những bước đi chập chững trong việc
thể hiện nhu cầu hợp tác quốc tế với các khu vực liền kề, cho đến tham gia vào khối
ASEAN đã thể hiện được tính tích cực, chủ động tuyệt đối của Việt Nam. Chỉ sau 3 năm
kể từ khi gia nhập vào cộng đồng ASEAN, Việt Nam đã thực sự chủ trương và đường lối
hóa một cách có chiến lược và bài bản khi ghi tên mình trên danh sách các quốc gia sáng
lập APEC – “một khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất với 65% tổng số vốn đầu tư
nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 75% tổng số khách du lịch

5
6

The Asia-Europe Meeting
Asia-Pacific Economic Cooperation

17


quốc tế tới Việt Nam” 7. Có thể nói, các nền kinh tế thành viên trong APEC đều đa phần
trở thành đối tác chiến lược kinh tế - thương mại hàng đầu. Với những hoạt động tích cực
trên Diễn đàn APEC, Việt Nam được nhìn nhận và đánh giá là một trong số các thành
viên ưu tú và năng động nhất, đóng góp nhiều sáng kiến quan trọng trong thành cơng và
mục đích chung của tổ chức.
 Việt Nam trong khuôn khổ ASEM
Hoạt động trong khuôn khổ ASEM – một diễn đàn mở rộng hợp tác quan hệ giữa

các đối tác trong hai châu lục Á – Âu, Việt Nam trong hai năm đã góp phần tích cực vào
các đề xuất và triển khai hiệu quả nhiều hoạt động quan trọng của ASEM: “Các hội thảo
như “Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thơng qua các hoạt động văn hóa”, “Diễn
đàn ASEM về an ninh lương thực”, “Diễn đàn Á – Âu về tăng trưởng xanh với chủ đề:
“Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”….” 8
Trong 3 năm là thành viên của tổ chức ASEAN, Việt Nam đã đảm nhiệm nhiều vai
trò quan trọng như Chủ tích Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) với nhiệm kỳ 2000 –
2001. Cùng là thành tố quan trọng cải thiện tình hình Hiệp hội qua việc mở rộng thành
viên của ASEAN, trở thành vị trí là nước điều phối quan hệ đối thoại, ngoại giao của
ASEAN với các đối tác quan trọng của thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Canada, Nga...Với
nhiệm kỳ từ 2012 – 2015, Việt Nam vẫn là nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN –
EU.
Mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam và ASEAN đã phần nào tác động
mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính trị cũng như bối cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam
trong từng năm gắn bó. Sau hơn 20 năm tham gia ASEAN (từ năm 1995 – 2017), vị thế
của Việt Nam trên các trường quốc tế và trên các mối quan hệ hợp tác trong khu vực lẫn
thế giới đều được cải thiện và nâng cao đáng rõ rệt, từng bước khẳng định tính ưu việt và

Lâm Quỳnh Anh – Văn phòng UBQG – HTKTQT, Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam, />
7, 8

18


quá trình trưởng thành của đất nước. Trong nền kinh tế phát triển của quốc gia, ASEAN
luôn là đối tác hàng đầu trong mọi hợp tác thương mại và đầu tư lớn nhất, chỉ riêng vào
năm 2009, ASEAN đứng thứ 2, sau Hoa Kỳ.
Chính chủ trương và đường lối phát triển theo hướng đa quốc gia trong cộng đồng
ASEAN đã phần nào giúp Việt Nam có những chuyển biến và thay đổi tích cực trên

nhiều khía cạnh, lĩnh vực của đất nước: tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh
và càng ngày thu hút vốn đầu tư từ nước ngồi, cải thiện tình trạng giáo dục, y tế, mơi
trường cũng như đóng góp nhiều trong cách hiệu chỉnh luật phát trong nước. Tất cả đều
trở thành động lực và tiền đề đáng quan trọng để Việt Nam không những chỉ giới hạn
trong khuôn khổ các hợp tác song phương và đa phương khác.
Những thành quả mà Việt Nam đã đóng góp được trong cộng đồng ASEAN cũng đã
phần nào phản ánh chân thực tính cân bằng trong vấn đề “cho – nhận” của hai mặt của
việc gia nhập ASEAN. Tính đến giai đoạn hiện tại, Việt Nam có nhiều đóng góp cụ thể
quan trọng trong 4 lĩnh vực hợp tác chính của ASEAN về chính trị - an ninh, kinh tế, văn
hóa - xã hội và quan hệ đối ngoại.

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về khối ASEAN
“Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations với
tên viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á” 9
Bắt đầu được thành lập từ năm 1967, ASEAN đã trải qua các cột mốc quan trọng và
đánh dấu bước trưởng thành của mình qua từng chu kì thời gian nhất định. Khối ASEAN
trong vị thế khu vực và trên toàn thế giới đã nhanh chóng tạo được ưu điểm tích cực
Theo Wikipedia, Hiệp hội các nước Đông Nam Á,
/>C3%B4ng_Nam_%C3%81
9

19


trong việc đạt được nhiều chủ trương và đường lối bảo vệ quyền lợi, phát triển lợi ích bền
vững của hệ thống các nước thành viên.
Hơn 40 năm tồn tại và phát triển, xuất phát điểm từ một hệ thống hiệp hội đơn giản
với mục đích chính tạo được vịng tròn kết nối hợp tác và giao lưu quốc tế nhằm thể hiện

tinh thần đoàn kết của các quốc gia trong khu vực, ASEAN dần phát triển thành một tổ
chức với quy mô chuyên nghiệp, càng ngày khẳng định được vị thế của mình trong khối
đại đồn kết và trên trường quốc tế, ASEAN ngày nay đóng góp và mở rộng nhiều nội
dung, ý nghĩa quan trọng về mục đích thành lập sâu xa hơn là tôn trọng quyền độc lập
mỗi nước, giao lưu và hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường và liên kết trên lĩnh vực an
ninh chính trị, ngoại giao nhằm ngăn chặn các xung đột chính trị trong nội tại và đề
phịng các hành động “nhạy cảm” từ bên ngoài, cùng nhau đảm bảo giữ gìn và phát huy
được mục đích hướng đến chung của cả Hiệp hội.
Tầm quan trọng của các hoạt động hợp tác ASEAN đã lan rộng ra hầu hết các lĩnh
vực của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế…. trở thành một tổ chức khu vực có tầm ảnh
hưởng cao nhất ở Đơng Nam Á.
1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN
(Tuyên bố Bangkok). Ngày 8/1/1984, Brunei Darussalam được kết nạp vào ASEAN,
nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày
28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunei
Darussalam, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước. Tháng 7/1997, Lào
và Myanma trở thành thành viên thứ tám và thứ chín của Hiệp hội. Campuchia gia nhập
ASEAN tháng 4/1999, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các
quốc gia Đông Nam Á.

20


Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - 8/8/1967) – được coi là
Tuyên bố khai sinh ra ASEAN - nêu rõ tơn chỉ và mục đích của Hiệp hội là: “Thúc đẩy
sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thơng qua các
nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng
đồng các nước Đơng Nam Á hịa bình và thịnh vượng” 10

1.2.1.2. Mối quan hệ giữa giáo dục Việt Nam và các nước ASEAN
Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu trong nền tảng phát triển của một quốc
gia, dân tộc. Chất lượng giáo dục ở từng quốc gia sẽ là tấm gương phản ánh nền kinh tế
phát triển, đời sống xã hội cũng như tư duy tính cách của con người cũng được bộc lộ căn
bản thông qua chiều hướng diễn giải sâu sắc từ trình độ giáo dục.
Hơn 20 năm là thành viên trong cộng đồng ASEAN, khơng chỉ giúp Việt Nam có
cơ hội hợp tác kinh tế thương mại với nhiều quốc gia khác trong khu vực và nước ngồi,
ASEAN cịn là dộng lực lớn trong việc hoàn thiện và cải tạo nhiều lĩnh vực thiết yếu khác
như: y tế, văn hóa, quân sự…và trong đó có cả chất lượng đào tạo của nền giáo dục quốc
gia cũng được quan tâm và hướng đến chuẩn mực chung của cộng đồng trong khu vực.
So với nhiều nước thành viên khác, tình hình giáo dục của Việt Nam vẫn đang trong
quá trình loay hoay đi tìm hướng hòa nhập tốt với xu hướng quốc tế, trong vòng vài năm
trở lại đây, bản thân Việt Nam với cộng đồng ASEAN cũng đang từng bước phấn đấu đạt
được mục tiêu chung và đẩy nhanh tiến độ cân bằng trình độ giáo dục trong toàn khối,
giáo dục Việt Nam cũng đang từng bước có nhiều chuyển biến trong việc theo đuổi cơ
cấu giáo dục của các nước thành viên ASEAN vững mạnh khác. Quá trình thúc đẩy chất
lượng giáo dục đã lan rộng ra nhiều quốc gia, thể hiện mối quan hệ thắt chặt và đoàn kết,
sự ảnh hưởng qua lại giữa giáo dục quốc tế đang càng ngày lấp đầy tình hình giáo dục
theo tính chất quốc gia.

Cổng thơng tin điện tử về ASEAN, Mục tiêu chính của ASEAN, />10

21


Trong buổi tọa đàm “Tính cấp thiết cải cách giáo dục trong quá trình hội nhập
ASEAN” vào tháng 4/2016 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí
Minh do khoa Giáo đục tổ chức đã giới thiệu cơ bản về lịch sử của tổ chức ASEAN,
những bước tiến quan trọng trong quá trình hợp tác giữa các nước trong khối ASEAN và
sự ra đời của cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015. Bên cạnh đó, mục đích của buổi

tham luận là chỉ ra được tính cấp thiết hiện nay về sự chênh lệch mức độ đào tạo chất
lượng giáo dục của các nước trong khối ASEAN, nổ lực đề xuất mục tiêu, ý kiến góp
phần giải quyết vấn đề giáo dục trong toàn khối.
Giáo dục được xác định là một trong những lĩnh vực được quan tâm và điểm ưu tiên
hàng đầu trong việc đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN. Trong
khối cộng đồng chung ASEAN, phát triển giáo dục với mục tiêu chung nhất:
“1. Phát triển khung tham chiếu kỹ năng của từng quốc gia và hướng tới khung
tham chiếu kỹ năng của khu vực ASEAN
2. Thúc đẩy sự dịch chuyển ngày càng dễ dàng hơn giữa sinh viên của các nước
3. Hỗ trợ sự di chuyển của những người lao động có kỹ năng tốt thơng qua các sự
hợp tác giữa các quốc gia và nỗ lực tạo dựng những tiêu chuẩn chuyên nghiệp về giáo
dục
4. Phát triển chuẩn nghề nghiệp dựa trên năng lực của cộng đồng ASEAN
5. Khuyến khích sự phát triển của các chuẩn chung về năng lực để thúc đẩy sự hội
nhập giữa các quốc gia.” 11
Các mục tiêu chung cho sự phát triển giáo dục ở ASEAN vừa trở thành một quy
chuẩn khá khép kín trong việc thể hiện sự hợp tác đa phương về nhiều cơ tầng trong bối
cảnh giáo dục của từng quốc gia, vừa là cơ hội để các nước gặp vấn đề hạn chế trong chất

Đinh Thị Thanh Ngọc, Tọa đàm "Tính cấp thiết cải cách giáo dục trong quá trình hội nhập ASEAN",
/>11

22


lượng giáo dục có điều kiện để tiếp cận và tích cực bồi dưỡng giáo dục theo chuẩn quốc
tế chung trong ASEAN.
Tuy nhiên, các mục tiêu trên đã vấp phải một số trở ngại, thách thức to lớn như:
“Vấn đề về khoảng cách giáo dục giữa các nước vẫn còn chênh lệch khá lớn (chất lượng
giáo dục, về mặt tài chính cho giáo dục, điều kiện tuyển sinh đầu vào, trình độ quản lý

giáo dục…..) hay việc cơng nhận bằng cấp của nhau và quốc tế hóa bằng cấp trong khu
vực; sự cộng tác hiệu quả giữa các cơ cấu, hệ thống giáo dục khác nhau (như tổ chức
ASEAN/AUN và SEAMEO…)” 12
Trước trở ngại đó, để tiến hành một cách rộng rãi và nhanh chóng các mục tiêu trên
là một điều không hề dễ dàng với một cộng đồng ASEAN non trẻ, chỉ mới thành lập vào
cuối năm 2015. Thế nên, để từng bước thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đó, mỗi
nước thành viên đều phải nỗ lực hết mình nhằm tăng cường các cam kết hướng tới xây
dựng một cộng động chung ASEAN, thu hẹp dần khoảng cách về giáo dục giữa các nước
ASEAN – 6 và nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), tiếp tục hợp tác
chéo về giáo dục giữa các nước trong khu vực, thúc đẩy sự phát triển kỹ năng lao động
trình độ cao và khuyến khích luân chuyển lao động trong khối. Nhấn mạnh vai trị của
các nhóm nước ASEAN có nền giáo dục tiên tiến và phát triển là phải nỗ lực hết mình
cùng nhau chia sẻ và hỗ trợ các nước còn lại trong khối nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục trong toàn khối.
Đã và đang từng bước đi theo con đường hội nhập quốc tế, Việt Nam so với các
nước trong khu vực về chất lượng giáo dục vẫn thấp hơn các nước mức khu vực. Bởi thế,
cải cách giáo dục hiện nay đã là một yêu cầu tất yếu và là thử thách to lớn của Việt Nam
trong tiến trình hội nhập.

12

Đinh Thị Thanh Ngọc, Tọa đàm "Tính cấp thiết cải cách giáo dục trong q trình hội nhập ASEAN",
/>
23


Nhân lực trong tiêu chuẩn giáo dục hiện đại phải đào tạo những con người khơng
chỉ lao động trí óc hay chân tay thơng thường, người lao động trong trình độ hiện nay vừa
phải sở hữu tính cách độc lập trong suy nghĩ, vừa biết tạo động lực để phát kiến vừa thấm
nhuần bản sắc văn hóa dân tộc, tất cả đều phải dựa trên một tinh thần công dân chuẩn

mực. Chính vì thế, Việt Nam cần phải biết cách chọn lọc và tham chiếu các khung quy
chuẩn về trình độ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của nhiều người nhằm xây dựng được
khung tham chiếu theo mức quy chuẩn ở trình độ quốc gia, vừa phù hợp với tính cách và
lao động đặc trưng của đời sống kinh tế quốc gia, vừa mang tinh thần lao động toàn cầu.
Tiếng anh được xem như một phương cách và một kỹ năng thiết yếu cần được trang
bị cho mỗi người lao động, là thứ ngôn ngữ phổ biến trong cách làm việc lẫn học tập.
Việc cải cách có thuận lợi và dễ dàng, nhanh chóng hay khơng nếu biết chú trọng
vào những yếu tố và các thay đổi nhỏ nhất trong giáo dục hiện tại, đơn cử là nên bắt đầu
từ chính thay đổi trong nhà trường, từng giảng viên và sinh viên…Vấn đề tuyển sinh vào
các trường đại học hay chuẩn đầu ra của mỗi trường, chất lượng giảng dạy của mỗi giảng
viên và trình độ học tập, rèn luyện kỹ năng của sinh viên….đều phải được quan tâm và
đổi mới theo chiều hướng hội nhập quốc tế. Khuyến khích nhiều trường địa học tham gia
vào q trình kiểm định chất lượng quốc gia và quốc tế, tham gia sâu rộng vào hệ thống
các trường đại học ASEAN nhằm nhận được nhiều quyền lợi với sự hỗ trợ tận tình từ hệ
thống đào tạo trong khu vực.
Cũng trong hội nghị bộ trưởng giáo dục ASEAN lần thứ 9 được diễn ra tại thủ đô
Kuala Lumpur, Malaysia đã xây dưng nhiều kế hoạch hành động trong giáo dục trong
giai đoạn 2016 – 2020, cùng nhau định hướng hợp tác giao dục trong vòng 5 năm tới.
Thống nhất quan hệ hợp tác về giáo dục trong khuôn khổ các đối tác đối thoại của
ASEAN, tổ chức quốc tế và thể chế khác ủng hộ ASEAN.

24


Tại hội nghị lần này, giải quyết bài toán giáo dục ASEAN được tập trung vào 8 lĩnh
vực gồm:
“1. Nâng cao nhận thức về ASEAN thông qua củng cố kiến thức về lịch sử Đông
Nam Á
2. Chất lượng và cơ hội học tập cơ bản cho mọi người đặc biệt là những nhóm
người thiệt thịi

3. Cơng nghệ thơng tin và truyền thông trong giáo dục
4. Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề (TVET) và học tập suốt đời
5. Giáo dục vì sự phát triển bền vững
6. Phát triển giáo dục đại học và cơ chế đảm bảo chất lượng
7. Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp
8. Tăng cường năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục” 13
Với 8 khía cạnh trên, đã góp phần khiến cho cuộc thảo luận tại hội nghị trở nên sôi
nổi và đạt được nhiều quyết định quan trọng trong việc tăng cường hợp tác giáo dục giữa
các nước thành viên ASEAN, cũng như định hướng hợp tác giáo dục ASEAN giai đoạn
sau năm 2015.
Cho đến năm 2016, hội thảo quốc tế về vấn đề “Hội nhập thị trường ASEAN: Tăng
cường bền vững và những vấn đề xuyên văn hóa” được tổ chức tại trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện
mối quan tâm bền vững trong việc hợp tác giáo dục của các nước thành viên ASEAN.
Báo Dân trí, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN: Tập trung vào 8 lĩnh vực quan trọng,
/>13

25


×