Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Văn hóa giao tiếp của người ý (trường hợp giao tiếp phi ngôn từ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****************

NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH

VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI Ý
(TRƢỜNG HỢP GIAO TIẾP PHI NGƠN TỪ)

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUN NGÀNH VĂN HĨA HỌC
MÃ NGÀNH: 60.31.06.40

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****************

NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH

VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI Ý
(TRƢỜNG HỢP GIAO TIẾP PHI NGƠN TỪ)

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUN NGÀNH VĂN HĨA HỌC
MÃ NGÀNH: 60.31.06.40

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƢƠNG VĂN VỸ
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

1. TS. NGUYỄN VĂN HIỆU



Chủ tịch Hội đồng

2. TS. LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP

Thƣ ký Hội đồng

3. TS. TRẦN NGỌC KHÁNH

Phản biện 1

4. TS. QUÁCH THU NGUYỆT

Phản biện 2

5. TS. ĐOÀN LIÊNG DIỄM

Ủy viên Hội đồng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sỹ với đề tài “Văn hóa giao tiếp của ngƣời Ý
(Trƣờng hợp giao tiếp phi ngơn từ)” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới
sự hƣớng dẫn khoa học của Ts. Trƣơng Văn Vỹ.
Các tƣ liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hoàn tồn trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Ngọc Hạnh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------------- 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ---------------------------------------------------------------- 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------------- 3
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ --------------------------------------------------------------------- 4
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU -------------------------------------- 7
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƢ LIỆU ----------------------- 8
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ----------------------------- 9
7. BỐ CỤC CHÍNH CỦA LUẬN VĂN ----------------------------------------------- 10
CHƢƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT ---------------------------------------------- 12
1.1. GIAO TIẾP VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP -------------------------------------- 12
1.1.1. Giao tiếp------------------------------------------------------------------------ 12
1.1.2. Một số hình thức giao tiếp cơ bản ------------------------------------------ 14
1.1.3. Văn hóa giao tiếp ------------------------------------------------------------- 15
1.2. GIAO TIẾP PHI NGƠN TỪ VÀ VĂN HĨA GIAO TIẾP PHI NGƠN TỪ
16
1.2.1. Giao tiếp phi ngơn từ --------------------------------------------------------- 16
1.2.2. Văn hóa giao tiếp phi ngơn từ ----------------------------------------------- 20
1.3. CÁC THUỘC TÍNH CHUNG CỦA GIAO TIẾP PHI NGƠN TỪ --------- 20
1.4. PHÂN LOẠI GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ ------------------------------------ 22
1.4.1. Phân loại theo nguồn gốc ---------------------------------------------------- 22
1.4.2. Phân loại theo thành tố ------------------------------------------------------- 24
1.4.2.1. Ngôn ngữ cơ thể - Kinesics --------------------------------------------- 25
1.4.2.2. Không gian giao tiếp - Proxemics ------------------------------------- 30
1.4.2.3. Thời gian giao tiếp – Chronemics -------------------------------------- 34
1.4.2.4. Tiếp xúc cơ thể trong giao tiếp – Haptics ----------------------------- 36

1.4.2.5. Các yếu tố cận ngôn – Vocalics ---------------------------------------- 38
CHƢƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CẬN NGÔN VÀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG
GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI Ý -------------------------------------------------------------- 42
2.1. CÁC YẾU TỐ CẬN NGÔN ----------------------------------------------------- 43
2.2. NGÔN NGỮ CƠ THỂ ------------------------------------------------------------ 46
2.2.1. Cử chỉ của đôi tay ------------------------------------------------------------- 46
2.2.1.1. Nguồn gốc lịch sử - văn hóa của thói quen “nói chuyện bằng tay”
của ngƣời Ý (la gestualita` italiana) ----------------------------------------------- 46
2.2.1.2. Cử chỉ giao tiếp bằng tay của ngƣời Ý – cử chỉ biểu tƣợng -------- 51
2.2.2. Ánh mắt ------------------------------------------------------------------------ 63
2.2.3. Các biểu hiện khuôn mặt ----------------------------------------------------- 64
2.2.4. Tiếp xúc cơ thể ---------------------------------------------------------------- 68
CHƢƠNG III: NGÔN NGỮ MÔI TRƢỜNG VÀ NGÔN NGỮ VẬT THỂ TRONG
GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI Ý -------------------------------------------------------------- 71
3.1. NGÔN NGỮ MÔI TRƢỜNG ---------------------------------------------------- 71
3.1.1. Không gian giao tiếp --------------------------------------------------------- 71


3.1.1.1. Sắp xếp môi trƣờng, bối cảnh giao tiếp -------------------------------- 72
3.1.1.2. Quan niệm về sự riêng tƣ (privacy) ------------------------------------ 76
3.1.1.3. Hƣớng giao tiếp ----------------------------------------------------------- 77
3.1.1.4. Những không gian “cấm kỵ” -------------------------------------------- 78
3.1.2. Thời gian giao tiếp ------------------------------------------------------------ 79
3.1.2.1. Lƣợt nói trong giao tiếp -------------------------------------------------- 80
3.1.2.2. Giờ giấc và quan niệm về sự đúng giờ --------------------------------- 82
3.1.2.3. Thời gian văn hóa của ngƣời Ý ----------------------------------------- 83
3.2. NGÔN NGỮ VẬT THỂ ---------------------------------------------------------- 84
3.2.1. Trang phục --------------------------------------------------------------------- 84
3.2.2. Quà tặng và những đồ vật mang ý nghĩa biểu tƣợng --------------------- 89
CHƢƠNG IV: CÁC BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CÁCH Ý TRONG VĂN HĨA GIAO

TIẾP PHI NGÔN TỪ CỦA HỌ ----------------------------------------------------------- 93
4.1. SỰ SÔI NỔI VÀ CỞI MỞ TRONG TÍNH CÁCH Ý ------------------------ 93
4.2. SỰ LINH HOẠT ------------------------------------------------------------------- 97
4.3. SỰ COI TRỌNG GIA ĐÌNH ---------------------------------------------------- 98
KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------------ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------- 105
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự tiếp xúc, giao thoa giữa các tộc ngƣời, giữa các nền văn hóa khác nhau từ
xƣa đến nay vẫn là một trong những yếu tố then chốt trong tiến trình phát triển của
lịch sử nhân loại. Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, thì sự
giao tiếp, đối thoại giữa các nền văn hóa lại càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn.
Tuy nhiên, quá trình giao tiếp ấy không phải khi nào cũng diễn ra suôn sẻ, bởi một
thực tế là giữa các nền văn hóa khác nhau vốn tồn tại quá nhiều khác biệt, mà trong
đó, sự khác nhau về ngơn ngữ - sự khác biệt hẳn nhiên và dễ nhận thấy nhất – chỉ là
một yếu tố rất nhỏ. Mỗi nền văn hóa với những cấu hình riêng lại hình thành những
thói quen giao tiếp đặc thù, tạo nên những khác biệt ngay trong bản thân hoạt động
giao tiếp, trong đó cũng đồng thời thể hiện sự khác biệt về phong tục, tập quán, kiểu
tƣ duy, lối sống,…Toàn bộ các yếu tố văn hóa ấy khơng chỉ đƣợc truyền tải thơng qua
ngơn từ trong hoạt động giao tiếp của con ngƣời, mà còn thông qua một hệ thống các
ký hiệu, hành vi, cử chỉ, nét mặt, .....đƣợc sử dụng đồng thời với lời nói, hoặc đơi khi
độc lập với lời nói trong q trình giao tiếp ấy.
Cho đến nay, sau hàng loạt những nghiên cứu, chúng ta đều có thể thống nhất rằng

tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ là không thể chối bỏ. Tuy những nghiên cứu
chuyên sâu về vấn đề này chỉ thực sự bắt đầu từ những năm ’50 của thế kỷ XX, nhƣng
đến nay đã đủ chứng minh một điều: “Dáng vẻ khi bạn nói quan trọng hơn điều bạn
nói” (Allan & Barbara Pease, 2014).
Đây khơng chỉ là một nhận xét cảm tính nhằm đề cao quá mức vai trị của giao tiếp
phi ngơn từ, mà là một nhận định dựa trên số liệu thực nghiệm cụ thể. Albert
Mehrabian, một nhà tâm lỹ xã hội học, cũng là một nhà nghiên cứu tiên phong trong
lĩnh vực này, đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 1971 nhằm xác định mối tƣơng
quan giữa ý nghĩa của những thông điệp lời nói và những thơng điệp khơng lời trong
các cuộc gặp mặt trực tiếp. Nghiên cứu đã xác định ba thành tố tồn tại trong bất kỳ
giao tiếp trực tiếp nào: lời nói, giọng nói, và ngơn ngữ cơ thể. Mehrabian đồng thời
xác định tỷ lệ của ba thành tố này, và con số mà ông công bố sau đó đã gây khơng ít
1


chấn động trong ngành nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn từ: 55% ý nghĩa của thông
điệp xuất phát từ ngôn ngữ cơ thể trực quan. 38% bắt nguồn từ yếu tố lời nói, và thơng
điệp ngơn từ - vốn đƣợc coi là phƣơng tiện giao tiếp chính – chỉ truyền đạt đƣợc 7% ý
nghĩa mà thôi (dẫn theo James Borg, 2012).
Birdwhistell, ngƣời đặt nền móng cho ngành nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể
(kinesics) cũng phát hiện ra trong giao tiếp trực tiếp, yếu tố lời nói chỉ truyền đạt chƣa
đến 35% ý nghĩa, phần còn lại 65% là do các yếu tố không lời truyền đạt
(Birdwhistell, 1970)
Allan Pease (2014), qua phân tích hàng ngàn băng ghi âm các cuộc phỏng vấn trực
tiếp và cuộc thƣơng lƣợng bán hàng trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX đã xác
định ngôn ngữ cơ thể chiếm khoảng 60-80% trong việc tạo ra ảnh hƣởng bên bàn đàm
phán; đồng thời có khoảng 60-80% nhận định ban đầu về một ngƣời mới gặp đƣợc
hình thành chỉ trong vịng chƣa đến 4 phút đầu của cuộc nói chuyện.
Rất nhiều nhà nghiên cứu khác đều đã đồng tình với nhận định về tầm quan
trọng của các cử chỉ giao tiếp phi ngôn từ; thậm chí cịn cho rằng ngơn từ chỉ có vai

trị truyền tải thơng tin, cịn ngơn ngữ cơ thể là sự phản ánh trạng thái cảm xúc của
một người ra bên ngoài (Allan & Barbara Pease, 2014).
Hẳn trong chúng ta khó ai có thể quên đƣợc những bộ phim hài của Charlie
Chaplin – những bộ phim câm đen trắng đề cao sức biểu đạt của cơ thể và bối cảnh.
Thời đại phim câm chính là những minh chứng rõ nét nhất cho tầm quan trọng của
giao tiếp phi ngôn từ.
Thực tế này thực ra là một điều khá dễ hiểu và đã đƣợc minh chứng về mặt
khoa học, bởi bộ não của chúng ta tiếp nhận các thông tin phần lớn do thị giác mang
lại (95%), và rất ít từ các giác quan khác, bao gồm cả thính giác (5%) (James Borg,
2012); trong khi những thông điệp phi ngôn từ đƣợc tiếp nhận chủ yếu qua kênh thị
giác, và một phần nhỏ qua thính giác (cao độ, cƣờng độ giọng nói…), chính vì thế ta
có thể khẳng định phần lớn ý nghĩa của một thông điệp đƣợc tiếp nhận thông qua việc
chúng ta quan sát những biểu hiệ của ngƣời nói, chứ khơng phải thơng qua nội dung

2


của thơng điệp ngơn từ mà anh ta nói ra. Những gì chúng ta nhìn thấy quan trọng hơn
những gì chúng ta nghe thấy.
Thêm nữa, các yếu tố tham gia vào giao tiếp phi ngôn từ lại luôn hiện diện một
cách liên tục, không gián đoạn nhƣ thông điệp ngôn từ. Thơng thƣờng giao tiếp phi
ngơn từ là có ý thức, nhƣng cũng rất nhiều khi diễn ra hoàn toàn vơ thức, thậm chí
nhiều yếu tố dƣờng nhƣ nằm ngồi sự kiểm soát của con ngƣời. Tất cả những đặc tính
đó đều chịu sự chi phối nhất định của văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi nhóm ngƣời. Nhƣ
vậy, nắm bắt đƣợc các “mã hóa” khác nhau trong giao tiếp phi ngơn từ của các nền
văn hóa khác nhau giúp ta giải mã đúng đắn, hoặc ít nhất là khơng quá sai lệch những
nội dung giao tiếp, giúp cho việc truyền đạt và tiếp nhận thơng tin, tình cảm, cảm xúc
đƣợc diễn ra thuận lợi và trọn vẹn, chính xác hơn.
Nhận thấy tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ, chúng tơi cho rằng việc
tìm hiểu về giao tiếp phi ngôn từ của các quốc gia, các nền văn hóa trên thế giới là

một cơng việc cần thiết và hữu ích, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam
đang mở cửa hội nhập, có thêm nhiều đối tác mới và nhu cầu giao tiếp với họ là tất
yếu.
Từ những điều đã trình bày ở trên, với tƣ cách là một ngƣời đã có q trình tiếp
xúc khá lâu với văn hóa Ý, đồng thời nhận thấy sự cần thiết phải có những nghiên cứu
bƣớc đầu mang tính khoa học về những đặc điểm giao tiếp phi ngôn từ của các quốc
gia, các nền văn hóa hiện đang tiếp xúc với Việt Nam, chúng tôi đã quyết định chọn
nghiên cứu đề tài “Văn hóa giao tiếp của ngƣời Ý (trƣờng hợp giao tiếp phi ngơn từ)”.
Cơng trình nghiên cứu có thể chƣa thật đầy đủ, sâu sắc, tuy nhiên, chúng tơi mong
rằng cơng trình này sẽ có những đóng góp bƣớc đầu trong việc tìm hiểu về văn hóa
của nƣớc Ý, đồng thời cũng cung cấp những thơng tin hữu ích đối với những ai quan
tâm hoặc cần phải giao tiếp với ngƣời Ý trong công việc hay trong cuộc sống hằng
ngày.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào các mục đích chính sau:

3


- Giới thiệu cái nhìn tồn diện về giao tiếp phi ngơn từ nói chung. Tổng hợp và phân
tích các nhận định về giao tiếp phi ngôn từ của các nhà nghiên cứu trong nƣớc và trên
thế giới.
- Trình bày chi tiết và lý giải về hoạt động giao tiếp phi ngơn từ của ngƣời Ý. Xem
xét các khía cạnh của văn hóa giao tiếp phi ngơn từ, coi đó nhƣ một đặc trƣng trong
văn hóa của ngƣời Ý.
- Tìm ra những đặc điểm trong văn hóa giao tiếp phi ngơn từ của ngƣời Ý. Trong một
vài nội dung có sự so sánh với giao tiếp phi ngôn từ của các nƣớc khác trên thế giới để
làm rõ đặc điểm nội bật trong giao tiếp phi ngôn từ của ngƣời Ý.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trên thế giới, giao tiếp phi ngơn từ vẫn cịn là một lĩnh vực khá mới mẻ và mới

chỉ đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống từ những năm 50 của thế kỷ XX. Đáng chú
ý là cuốn sách của Julius Fast về ngôn ngữ thân thể, xuất bản năm 1870. Đây là cuốn
sách có thể đƣợc coi là khởi đầu cho những nghiên cứu sau này về giao tiếp phi ngôn
từ, và đến nay vẫn đƣợc sử dụng nhƣ một tƣ liệu tham khảo rất có giá trị. Là một
trong những tác phẩm đầu tiên trong lĩnh vực này, một vài vấn đề dƣới con mắt của
Julius Fast về giao tiếp phi ngôn từ tuy chƣa thực sự thuyết phục, song đóng góp lớn
nhất của ông là đã chỉ ra tầm quan trọng không thể chối cãi của những tín hiệu giao
tiếp mà cơ thể chúng ta truyền tải một cách vô thức, mà chính những tín hiệu này lại
đáng tin hơn rất nhiều so với ngơn từ mà chúng ta sử dụng.
Ngồi Julius Fast, cịn có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về giao tiếp phi
ngôn từ của các nhà nghiên cứu tại Mỹ và châu Âu, nhƣ cuốn “Nonverbal
communication in Human interaction” của M.Knapp (năm 1972). Trong tác phẩm
này, Knapp đã cho thấy các yếu tố phi ngôn từ nhƣ một hệ thống, và là một phần quan
trọng trong giao tiếp. Tuy nhiên, ngay trong định nghĩa của mình, Knapp đã thể hiện
quan điểm coi giao tiếp phi ngôn từ là những tín hiệu cơ thể đƣợc gửi đi một cách có
chủ đích, mà qn rằng nó bao gồm cả những tín hiệu đƣợc gửi đi một cách hồn tồn
vơ thức hoặc vơ tình. Chính những yếu tố vơ thức, vơ tình ấy đơi khi là ngun nhân
gây ra những trục trặc, hiểu nhầm trong giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau.
4


Một cơng trình đáng chú ý khác trong lĩnh vực này là cuốn “Beyond Language
– cross-culture Communication” của D.R.Levine và M.B.Adelman (năm 1993).
Trong cuốn sách này, ngồi những đóng góp bổ sung và làm phong phú thêm các
cơng trình nghiên cứu trƣớc, hai tác giả đã cho thấy rằng giao tiếp phi ngơn từ khơng
chỉ có ngơn ngữ cơ thể, mà còn bao gồm cả các yếu tố thuộc về mơi trƣờng diễn ra
giao tiếp đó, cụ thể là khoảng cách giữa những ngƣời đối thoại.
Ngồi ra, cịn rất nhiều các cơng trình nghiên cứu khác về vấn đề này nhƣ của
J.Dwyer (cuốn “the business Communication handbook”), hay của Allan Pease (cuốn
“signals – how to use body language for power, success and love”). Đây đều là những

cơng trình đƣợc đánh giá cao và đƣợc độc giả khắp thế giới đón nhận, với những trình
bày khá đầy đủ về các tín hiệu giao tiếp cơ thể, tầm quan trọng của các yếu tố thuộc về
môi trƣờng giao tiếp, và những vật phẩm đƣợc sử dụng trong giao tiếp. Đây cũng
chính là cơ sở để chúng tôi tiến hành phân chia giao tiếp phi ngơn từ thành ba thành tố
chính nhƣ sẽ đƣợc trình bày trong luận văn.
Tuy nhiên, các tác phẩm trên đều là các nghiên cứu nhìn giao tiếp phi ngơn từ
dƣới góc độ xã hội học và tâm lý học, chứ chƣa có cơng trình nào tập trung vào góc
độ phản ánh văn hóa của các yếu tốc giao tiếp phi ngôn từ này. Thêm nữa, các tác giả
đều đã đƣa ra những nhận định và những bằng chứng thuyết phục về cách con ngƣời
sử dụng các tín hiệu phi ngôn từ để giao tiếp, nhƣng đối tƣợng nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu trên là con ngƣời nói chung, tuy thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau nhƣng
đều có những phản ứng tâm lý khá giống nhau trong q trình giao tiếp – điều có ảnh
hƣởng trực tiếp đến vệc sử dụng các tín hiệu giao tiếp phi ngơn từ. Ví dụ, các tác giả
đƣa ra nhận định cho rằng khi một ngƣời sử dụng tƣ thế đứng khoanh tay trƣớc ngực,
có nghĩa là anh ta đang có tâm lý đề phịng, có thể đốn đƣợc là anh ta đang khơng
muốn tham gia tích cực vào cuộc nói chuyện hoặc đang nghi ngờ ý định của ngƣời
nói. Và nhận định này đúng với hầu hết mọi ngƣời ở mọi nền văn hóa, vì nó liên quan
đến phản ứng tâm lý chung của con ngƣời. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài,
chúng tôi chƣa tiếp cận đƣợc bất cứ cơng trình nào tập trung làm rõ đặc điểm giao tiếp
phi ngôn từ đặc trƣng của một cộng đồng nào đó, ví dụ nhƣ của ngƣời Việt, ngƣời
Anh, ngƣời Mỹ, …mặc dù đó có thể là một kênh khá hiệu quả để thể hiện các đặc

5


trƣng văn hóa của một dân tộc. Chính vì vậy, có thể nói q trình nghiên cứu của
chúng tơi có gặp một số khó khăn về vấn đề tƣ liệu tham khảo.
Riêng về giao tiếp phi ngôn từ của ngƣời Ý, chúng tơi đã tham khảo đƣợc một vài
cơng trình của các nhà nghiên cứu ngƣời Ý nhƣ cuốn “Mani che parlano” (những đơi
tay biết nói) của Magno Caldognetto và Isabella Poggi năm 1997, hoặc cuốn “Le

parole nella testa” (Những từ ngữ trong đầu) của Isabella Poggi & M. Zomparelli,
năm 1987. Đây là hai cơng trình nghiên cứu tỉ mỉ những giá trị giao tiếp của ngôn
ngữ cơ thể của ngƣời Ý, chủ yếu là ngôn ngữ đôi tay mà ngƣời Ý gọi là gestualita`.
Đó là một thứ ngơn ngữ giao tiếp rất đặc trƣng của ngƣời Ý, khác biệt hẳn với các
quốc gia khác, và nó đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các hoàn cảnh giao tiếp.
Các tác giả đã phân loại các ký hiệu đôi tay này căn cứ vào mục đích giao tiếp và ý
nghĩa biểu đạt của chúng. Tuy đây là những nghiên cứu rất sâu sắc, nhƣng lại mới chỉ
tập trung vào ngôn ngữ cử chỉ, các ký hiệu của đôi tay mà chƣa có một cái nhìn thực
sự khái qt và hệ thống về các thành tố khác tham gia vào giao tiếp phi ngôn từ nhƣ
khoảng cách giao tiếp, thời gian giao tiếp, trang phục, hƣơng thơm… tức là còn để
ngỏ một cái nhìn tồn diện về giao tiếp phi ngơn từ. Hơn nữa, những nghiên cứu trên,
mặc dù có đề cập đến vai trị của văn hóa trong giao tiếp phi ngơn từ, nhƣng chƣa
cơng trình nào thực sự xem giao tiếp phi ngơn từ từ góc độ văn hóa học, coi đó nhƣ là
một kênh thể hiện các đặc trƣng văn hóa của một đất nƣớc, một dân tộc.
Năm 2015, tiến sỹ Pierangela Diadori cùng với các đồng nghiệp của mình tại
trƣờng giảng dạy tiếng Ý cho ngƣời nƣớc ngồi tại Siena – Italia đã cơng bố một bài
viết với tựa đề “Comunicazione non verbale nell‟insegnamento dell‟Italiano a
stranieri in prospettiva interculturale” (Giao tiếp phi ngôn từ trong giảng dạy tiếng Ý
cho ngƣời nƣớc ngồi trong mơi trƣờng liên văn hóa), trong đó tác giả đã đƣa ra
những nhìn nhận khái quát về các yếu tố khác của giao tiếp phi ngơn từ, ngồi ngơn
ngữ cử chỉ, nhƣ khoảng cách giao tiếp, thời gian giao tiếp của ngƣời Ý, … Tuy nhiên
những đánh giá của tác giả mới chỉ là những nhận định khá khái quát, chƣa đi sâu vào
phân tích cụ thể, và các vấn đề đƣa ra đều đƣợc nhìn nhận từ góc độ ngơn ngữ học và
giáo dục học, nhằm hỗ trợ cho mục đích giảng dạy ngơn ngữ Ý cho ngƣời nƣớc ngồi.

6


Tại Việt Nam, hiện chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về giao tiếp phi ngơn từ của
ngƣời Ý, có lẽ bởi cho tới những năm gần đây chƣa có nhiều những hoạt động ngoại

giao giữa hai nƣớc và cũng chƣa có nhiều những tiếp xúc giữa hai nền văn hóa. Trong
nƣớc hiện mới chỉ có những cơng trình nghiên cứu về giao tiếp phi ngơn từ nói chung.
Một trong số những cơng trình đƣợc đánh giá cao là cuốn “Giao tiếp phi ngơn từ qua
các nền văn hóa” - 2008 của PGS.TS Nguyễn Quang, thuộc trƣờng ĐH Ngoại Ngữ ĐH Quốc gia Hà Nội, hoặc cơng trình của tác giả Nguyễn Văn Lê là “Giáo tế nhân sự
- giao tiếp phi ngôn ngữ”. Những nghiên cứu trên cũng đều nhìn giao tiếp phi ngơn từ
ở tầm phổ qt chung, chứ không đi vào làm rõ các đặc điểm văn hóa khác nhau giữa
các quốc gia. Tuy vậy, các cơng trình này đã cung cấp những kiến thức nền tảng quan
trọng và khá sâu sắc cho những nghiên cứu cụ thể hơn về giao tiếp phi ngôn từ ở các
quốc gia, các nền văn hóa cụ thể.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là văn hóa giao tiếp phi ngơn từ của ngƣời Ý. Cụ thể
hơn, chủ thể nghiên cứu của chúng tôi là ngƣời Ý bản địa, hiện đang sinh sống tại Ý.
Khơng gian văn hóa trong nghiên cứu là tồn nƣớc Ý, bao gồm cả lãnh thổ lục địa và
các đảo. Thời gian văn hóa là nƣớc Ý trong thời điểm hiện tại, có khảo sát các điển
tích, nguồn gốc sự kiện trong quá khứ.
Phạm vi nghiên cứu:
Theo Dwyer, căn cứ theo nguồn gốc, giao tiếp phi ngôn từ đƣợc chia làm bốn
loại: Giao tiếp phi ngôn từ cá nhân, giao tiếp phi ngơn từ văn hóa, giao tiếp phi ngơn
từ phổ niệm và giao tiếp phi ngôn từ phi quan yếu. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi
chỉ nghiên cứu loại giao tiếp phi ngơn từ văn hóa, là những tín hiệu giao tiếp phi ngơn
từ đặc trƣng của một nhóm ngƣời, một xã hội hay một nền văn hóa mà không xét đến
ba loại giao tiếp phi ngôn từ còn lại. Cụ thể, phạm vi nghiên cứu của chúng tơi là giao
tiếp phi ngơn từ văn hóa của ngƣời Ý.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang, tác giả cuốn “giao tiếp phi ngơn từ qua các nền
văn hóa” mà chúng tơi đã đề cập ở trên, thì giao tiếp phi ngơn từ có thể đƣợc phân loại
dựa vào các thành tố tham gia vào hoạt động giao tiếp. Nhƣ vậy, giao tiếp phi ngôn từ
7


đƣợc chia thành các yếu tố cận ngôn (paralanguage), gồm các đặc tính ngơn thanh nhƣ

cƣờng độ, tốc độ, cao độ…các yếu tố xen ngôn thanh, sự im lặng,…; và các yếu tố
ngoại ngôn (extralanguage), gồm ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ môi trƣờng và ngôn ngữ
vật thể (Nguyễn Quang, 2007). Trong luận văn này, chúng tôi sẽ khảo sát những đặc
điểm nổi bật trong toàn bộ các thành tố kể trên.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƢ LIỆU
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ yêu cầu của đề tài và mục đích nghiên cứu, chúng tơi áp dụng chủ
yếu các phƣơng pháp nghiên cứu của chuyên ngành văn hóa học và xã hội học.
Văn hóa giao tiếp, với tƣ cách là một bộ phận của văn hóa nói chung, là đối
tƣơng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học xã hội và cả khoa học tự nhiên. Vì
vậy, nghiên cứu văn hóa giao tiếp phi ngơn từ của ngƣời Ý, chúng tôi cần tới sự hỗ trợ
của rất nhiều các kiến thức và nghiên cứu từ các chuyên ngành khác nhƣ tâm lý học,
tâm lý học thần kinh, xã hội học, nhân học, ngôn ngữ học, …nên trong luận văn,
chúng tơi có sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành. Thêm nữa, để khảo sát một
cách toàn diện các giá trị và đặc điểm của văn hóa giao tiếp phi ngôn từ của ngƣời Ý,
chúng tôi sẽ tiếp cận đối tƣợng tại nhiều thời điểm khác nhau, không chỉ tập trung vào
những hiện tƣợng giao tiếp phi ngôn từ đã xuất hiện và hình thành từ rất lâu trong lịch
sử, mà còn khảo sát cả những hiện tƣợng và những giá trị mới hình thành trong thời
gian gần đây. Chính vì vậy, luận văn của chúng tơi có sử dụng phương pháp lịch sử xã hội.
Ngồi ra, để có đƣợc những số liệu khảo sát đáng tin cậy và những tri thức thực
tế, chúng tơi có tiến hành những điều tra bằng bảng hỏi và bằng phỏng vấn trực tiếp
nhiều đối tƣợng ngƣời Ý bản địa. Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng những kết quả
khảo sát của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này để làm rõ hơn các vấn đề. Để tiến
hành những thao tác đó, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra – thống kê xã hội
học.
Để phân tích rõ hơn hệ thống các cử chỉ biểu tƣợng mà ngƣời Ý sử dụng trong
giao tiếp, chúng tơi có sử dụng Phương pháp phân tích biểu tượng.
8



Nhằm làm nổi bật những gì đƣợc coi là đặc điểm của văn hóa giao tiếp của
ngƣời Ý, chúng tơi có tiến hành thao tác so sánh liên văn hóa khi đặt các thành tố
thuộc giao tiếp phi ngôn từ của ngƣời Ý trong so sánh với các thành tố giao tiếp phi
ngơn từ của các nền văn hóa khác thuộc các châu lục khác nhau, qua đó nhấn mạnh
vào những khác biệt và tìm cách giải thích lý do của những khác biệt đó.
Nghiên cứu của chúng tơi chủ yếu vận dụng hai lý thuyết chính: Lý thuyết giao
lưu, tiếp biến văn hóa, và lý thuyết về về các chiều kích văn hóa của Hofstede và
Trompenaars (Culture dimensions).
Nguồn tƣ liệu:
Tƣ liệu nghiên cứu chủ yếu tham khảo từ các cơng trình nghiên cứu của các
học giả Việt Nam về đề tài giao tiếp phi ngôn từ; các tài liệu bằng tiếng Anh về giao
tiếp phi ngôn từ và ngôn ngữ cơ thể; các tài liệu bằng tiếng Ý (bao gồm sách, bài báo,
tiểu luận) về ngôn ngữ cơ thể đặc trƣng của ngƣời Ý (gestualita`).
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các kết quả khảo sát và các biên bản phỏng
vấn do chúng tôi thực hiện trên đối tƣợng là ngƣời Ý bản địa trong khoảng thời gian
từ 2016 đến 2017, kết hợp với các hình ảnh và tƣ liệu từ các ghi chép tại nhiều vùng ở
Ý trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2007.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: Trong điều kiện hiện nay khi giới khoa học Việt Nam đang
mở rộng những nghiên cứu của mình nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về nhiều nền văn hóa
trên thế giới, đây sẽ là một trong số rất ít những nghiên cứu mang tính khoa học tại
Việt Nam về văn hóa Ý – một trong những nền văn hóa nổi bật nhất của Châu Âu. Có
thể cơng trình này sẽ chƣa thực sự toàn diện, đầy đủ và sâu sắc, tuy nhiên chúng tơi hy
vọng sẽ có những đóng góp nhất định, trở thành nguồn tƣ liệu tra cứu, tham khảo cho
những ai quan tâm về văn hóa giáo tiếp của ngƣời Ý, bổ sung thêm một phần những
tri thức khoa học cần thiết cho Việt Nam về văn hóa Ý.
Ý nghĩa thực tiễn: Bài nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin đáng tin cậy và
minh chứng cho những ai quan tâm và muốn tìm hiểu về văn hóa Ý, đặc biệt là thói
9



quen giao tiếp của ngƣời Ý. Những thông tin trên là cần thiết và hữu ích, giúp cho
hoạt động giao tiếp giữa ngƣời Việt với ngƣời Ý đƣợc diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn,
trong cả đời sống hằng ngày lẫn trong hoạt động giao thƣơng, kinh doanh…với các
đối tác Ý. Hiểu biết về thói quen và văn hóa Ý trong giao tiếp phi ngôn từ sẽ giúp đem
lại sự chủ động trong các hoạt động giao tiếp, tránh những hiểu lầm đáng tiếc do sự
khác biệt văn hóa gây ra.
7. BỐ CỤC CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, bố cục của luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng.
Chƣơng 1: Các vấn đề lý thuyết
Trong chƣơng 1, chúng tôi chủ yếu làm rõ các vấn đề lý luận, trình bày khái
niệm của các thuật ngữ sẽ sử dụng trong bài viết, các lý thuyết áp dụng để làm rõ các
luận điểm về giao tiếp, văn hóa giao tiếp, giao tiếp phi ngơn từ và văn hóa giao tiếp
phi ngơn từ.
Chƣơng 2: Các yếu tố cận ngôn và ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp của ngƣời Ý
Trong chƣơng 2 và chƣơng 3, chúng tôi trình bày chi tiết hệ thống các yếu tố
giao tiếp phi ngôn từ của ngƣời Ý. Chƣơng II sẽ tập trung vào các yếu tố cận ngôn và
ngôn ngữ cơ thể, Ở mỗi mục, chúng tôi sẽ phân chia thành những thành tố chi tiết hơn
và trình bày cụ thể ý nghĩa giao tiếp của từng thành tố. đồng thời cũng thực hiện các
thao tác so sánh với các thành tố tƣơng đƣơng ở các nền văn hóa khác.
Chƣơng 2 cũng sẽ tập trung nhiều hơn đến hệ thống ngôn ngữ cơ thể của ngƣời
Ý, đặc biệt là ngôn ngữ của đơi tay, vì đây đƣợc coi là một trong những đặc điểm nổi
bật nhất, có thể đƣợc sử dụng để phân biệt ngƣời Ý với những ngƣời ở hầu hết các
nƣớc châu Âu khác.
Chƣơng 3: Ngôn ngữ môi trƣờng và ngôn ngữ vật thể trong giao tiếp của ngƣời Ý
Chƣơng 3 sẽ tiếp tục các nội dung của chƣơng 2, làm rõ ý nghĩa và cách sử dụng của
các thành tố trong giao tiếp phi ngôn từ của ngƣời ý, nhƣng tập trung vào ngôn ngữ
môi trƣờng và ngôn ngữ vật thể.
10



Chƣơng 4: Các biểu hiện của tính cách Ý trong văn hóa giao tiếp phi ngơn từ của
họ
Nội dung chƣơng 4 sẽ tập trung vào khía cạnh văn hóa của các yếu tố giao tiếp
phi ngôn từ. Dựa trên những nội dung đã trình bày ở phần trên, chƣơng 4 sẽ khái qt
các đặc điểm văn hóa và tính cách của ngƣời Ý thể hiện qua thói quen sử dụng các
yếu tố giao tiếp phi ngơn từ đó.

11


CHƢƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT

1.1.

GIAO TIẾP VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP
1.1.1. Giao tiếp

Con ngƣời sống trong thế giới ln có nhu cầu nhận biết về thế giới và về
những sự vật, sự việc, cá nhân… xung quanh chúng ta. Để đạt đƣợc những tri thức về
thế giới đó, con ngƣời có thể sử dụng ba con đƣờng khác nhau: thông qua cảm nhận
bằng các giác quan và các phƣơng tiện mà mỗi cá nhân đƣợc trang bị; thông qua giao
tiếp; hoặc thơng qua suy luận (có nghĩa là chúng ta tự tìm ra tri thức đó nhờ vào
những gì chúng ta đã biết từ trƣớc). Ví dụ, chúng ta có thể biết một ly nƣớc là rất lạnh
vì chúng ta đã uống thử hoặc chạm vào bằng tay (cảm nhận bằng vị giác hoặc xúc
giác); hoặc một ai đó đã uống và nói cho chúng ta biết (giao tiếp); hoặc bởi chúng ta
thấy xung quanh ly có các hạt nƣớc đọng lại (suy luận nhờ kiến thức vật lý đã biết
rằng khi gặp lạnh thì hơi nƣớc trong khơng khí sẽ ngƣng tụ và tạo thành các hạt nƣớc
nhỏ xung quanh). Nhờ có q trình giao tiếp và suy luận mà lƣợng kiến thức chúng ta
thu thập đƣợc sẽ lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta biết đƣợc thơng qua

những gì ta thực sự trải nghiệm bằng các cơ quan cảm giác của chính chúng ta.
Đối tƣợng chính trong nghiên cứu này của chúng tơi chính là giao tiếp – một
phƣơng tiện vơ cùng quan trọng giúp mỗi cá nhân nhận biết thế giới, thiết lập các mối
quan hệ và trở thành một phần của thế giới đó.
Theo Castelfranchi và Parisi (1980), giao tiếp là q trình ngƣời phát tín hiệu
truyền đạt đến ngƣời nhận tín hiệu một tri thức nào đó nhằm thỏa mãn một mục đích
xác định nào đó. Phƣơng tiện mà chúng ta sử dụng để truyền đạt đƣợc gọi là “tín
hiệu”; ngôn từ, cử chỉ, ánh mắt, chữ viết… là những ví dụ điển hình về “tín hiệu”
trong giao tiếp. Tồn bộ những kiến thức đƣợc truyền từ trí óc của ngƣời này sang
ngƣời khác đƣợc gọi là “ý nghĩa” hoặc “nội dung” của giao tiếp.

12


Có rất nhiều loại tín hiệu, có những tín hiệu giao tiếp và có những tín hiệu
khơng nhằm mục đích giao tiếp. Nếu trong phòng làm việc, một đồng nghiệp đang
làm việc chăm chú bỗng nhiên nhìn đồng hồ rồi vội vã thu dọn đồ đạc và đi nhanh ra
cửa, chúng ta có thể suy luận rằng anh ta đã bị muộn giờ làm một việc gì đó. Chúng ta
hiểu điều đó là nhờ quan sát những tín hiệu anh ta phát ra, nhƣng anh ta hồn tồn
khơng có mục đích giao tiếp với chúng ta rằng anh ta đang bị muộn giờ. Chúng ta chỉ
có thể coi đó là tín hiệu giao tiếp khi anh ta nhìn chúng ta đồng thời chỉ tay vào đồng
hồ, hoặc vẫy tay chào,…để báo rằng anh ta bị muộn và phải rời đi ngay. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến giao tiếp với nghĩa đầy đủ của nó, là khi một tín
hiệu đƣợc gửi đi với mục đích truyền đạt một thơng điệp, một kiến thức nào đó tới
một hay nhiều ngƣời khác; đó là khi thơng điệp có mục đích giao tiếp.
Bất cứ khi nào một cá nhân muốn truyền đạt một kiến thức nào đó đến một cá
nhân khác bằng cách tạo ra một tín hiệu mang nghĩa, khi đó ngƣời ấy đang thực hiện
hành động giao tiếp. Ngƣời muốn thực hiện mục đích giao tiếp đƣợc gọi là ĐỐI
TƢỢNG PHÁT, ngƣời cịn lại là ĐỐI TƢỢNG ĐÍCH. Những tri thức mà ngƣời phát
muốn truyền đạt đƣợc gọi là Ý NGHĨA/NỘI DUNG, và nội dung này có thể liên quan

đến mọi thứ: sự vật, sự việc hiện tƣợng, thời gian, địa điểm, cảm xúc, mục đích, …
Phƣơng tiện vật lý đƣợc sử dụng để truyền tải tri thức trong q trình này đƣợc gọi là
TÍN HIỆU. Tất cả các phƣơng tiện có thể tiếp nhận đƣợc nhƣ lời nói, cử chỉ, biểu hiện
khn mặt, cử động và tƣ thế cơ thể, mùi hƣơng, hoa, hình vẽ, điệu nhảy, trang phục,
những cuộc đình cơng, thậm chí sự im lặng,…đều có thể đƣợc sử dụng nhƣ những tín
hiệu trong giao tiếp ( I. Poggi và E. M. Caldognetto, 1997).
Để đạt đƣợc mục đích giao tiếp, thì các tín hiệu mang ý nghĩa muốn truyền đạt
phải đƣợc gửi thành công đến đối tƣợng đích, ngƣời này phải tiếp nhận và hiểu đúng ý
nghĩa của tín hiệu đó. Để làm đƣợc điều này, ngƣời phát tín hiệu phải sử dụng các
phƣơng tiện phù hợp với điều kiện và khả năng tiếp nhận của đối tƣợng đích. Nếu đối
tƣợng đích là một ngƣời khiếm thính, thì phƣơng tiện ngơn từ sẽ là khơng phù hợp,
mà khi đó phải dùng đến các hình vẽ hoặc cử chỉ; nếu là nói chuyện qua điện thoại thì
chỉ cần kênh ngơn từ là đủ, các cử chỉ mà ngƣời phát tín hiệu thực hiện sẽ khơng thể
đƣợc đối tƣợng đích tiếp nhận. Và sau cùng, để các tín hiệu đƣợc hiểu đúng, thì hai
ngƣời phải cùng sử dụng một HỆ THỐNG GIAO TIẾP – là tập hợp những quy tắc tạo
13


nên một mối liên hệ nhất định giữa tín hiệu và ý nghĩa; có nghĩa là những tín hiệu phát
ra phải đƣợc cả hai ngƣời hiểu cùng một nghĩa giống nhau. Một ngƣời Việt khơng thể
hiểu khi ngƣời Ý nói vì hai ngƣời sử dụng hai hệ thống giao tiếp khác nhau, và mục
đích giao tiếp khơng đƣợc thực hiện.
1.1.2. Một số hình thức giao tiếp cơ bản
Giao tiếp là một hiện tƣợng không chỉ tồn tại ở xã hội lồi ngƣời mà cịn rất
phổ biến giữa các lồi vật. Các lồi vật khơng có ngơn ngữ, nhƣng chúng cũng có
những hình thức giao tiếp riêng để truyền đạt cho đồng loại của chúng những thông
điệp cụ thể. Xét về mặt đặc điểm sinh học, Thorpe (1971) chia giao tiếp thành các
hình thức sau:
Hình thức sinh hóa – khứu giác: là hình thức giao tiếp phổ biến ở các động vật
có tuyến mùi, có khả năng phát ra các tín hiệu hóa học cụ thể. Các tín hiệu này sẽ

đƣợc giải mã nhờ các cơ quan cảm thụ mùi ở các cá thể cùng lồi hoặc khác lồi. Ví
dụ mùi xạ hƣơng ở hƣơu đực cuốn hút các cá thể hƣơu cái bởi nó thơng báo thời điểm
hƣơu đực sẵn sàng cho hoạt động giao phối; một số loài động vật nhƣ chó, sƣ tử,… sử
dụng mùi nƣớc tiểu của mình để đánh dấu lãnh thổ.
Hình thức bắt chƣớc – xúc giác: là hình thức giao tiếp giữa các lồi động vật sử
dụng các cử động của cơ thể theo một nhịp điệu nhất định để truyền thông tin, hoặc
thông qua tiếp xúc. Ví dụ nhƣ lồi kiến truyền tin bằng cách chạm râu (antene) vào
nhau; lồi ong thơng báo vị trí có mật hoa bằng một điệu nhảy vịng tròn, hoặc bằng
các nhịp đập bụng vào thành tổ trong điều kiện khơng có ánh sáng; hoặc điệu nhảy
của các lồi chim để thu hút bạn tình.
Hình thức âm thanh-tín hiệu âm thanh: đây là hình thức giao tiếp phổ biến ở
ngƣời và các loài động vật sử dụng tiếng kêu, tiếng hót. Ví dụ lồi khỉ sẽ cất tiếng kêu
để cảnh báo nguy hiểm; một vài loài chim sử dụng tiếng hót để gọi bạn; và giao tiếp
ngơn từ ở con ngƣời.
Con ngƣời khi giao tiếp không chỉ sử dụng một hình thức giao tiếp đơn lẻ mà
có thể sử dụng đồng thời nhiều hình thức khác nhau, với nhiều cách khác nhau. Ngồi
giao tiếp thực hiện qua ngơn từ, con ngƣời cịn sử dụng các hình thức giao tiếp phi
14


ngôn từ. Ricci Bitti (1983) cho rằng con ngƣời giao tiếp trƣớc tiên thơng qua cơ thể:
tồn bộ cử chỉ, nét mặt, tƣ thế, khoảng cách giao tiếp…đều có thể truyền đạt những
nội dung cụ thể. Đặc điểm của những tín hiệu này là thời gian tồn tại rất ngắn. Ngồi
ra, cịn có các dạng tín hiệu khác, ví dụ nhƣ chữ viết trong một văn bản, hoặc bảng chỉ
đƣờng. Các tín hiệu này tồn tại lâu hơn và có thể giao tiếp với nhiều đối tƣợng khác
nhau tại nhiều thời điểm khác nhau.
Những phƣơng thức giao tiếp mà con ngƣời sử dụng có thể độc lập với nhau (ví
dụ cái vẫy tay có thể thay cho lời nói “tạm biệt”, hoặc có thể nói “tạm biệt” mà khơng
cần vẫy tay), nhƣng trong phần lớn trƣờng hợp chúng đƣợc sử dụng kết hợp với nhau,
hỗ trợ nhau làm rõ nội dung và mục đích giao tiếp (ví dụ nét mặt hoặc âm điệu giúp

thể hiện rõ hơn nội dung đƣợc truyền tải bằng tín hiệu ngơn từ). Sự kết hợp giữa giao
tiếp ngôn từ và phi ngôn từ khiến cho hiệu quả giao tiếp đƣợc nâng cao, mục đích giao
tiếp đƣợc thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
1.1.3. Văn hóa giao tiếp
Tại Việt Nam đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về văn hóa giao tiếp.
Chúng tơi đã tiếp cận đƣợc một vài khái niệm về văn hóa giao tiếp nhƣ sau:
Theo tác giả Trần Tuấn Lộ (1995), “Văn hóa giao tiếp của một xã hội, một dân
tộc là toàn bộ những nguyên tắc, những chuẩn mực và những qui định chỉ đạo hoạt
động giao tiếp giữa người với người trong xã hội đó, thuộc dân tộc đó, để sự giao tiếp
đó được đánh giá là có giá trị đạo đức, có giá trị thẩm mỹ, hợp lý, phù hợp với quan
niệm của xã hội đó và dân tộc đó về văn hóa và văn minh, về truyền thống và bản sắc
của dân tộc mình và phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa của dân
tộc đó. Văn hóa giao tiếp của một xã hội, một dân tộc được thể hiện thành tập quán,
phong tục, truyền thống của xã hội đó”.
Trong định nghĩa này, tác giả tập trung chủ yếu vào khía cạnh tinh thần, phi vật
chất của giao tiếp mà chƣa quan tâm tới các phƣơng tiện mang tính vật chất đƣợc sử
dụng hằng ngày. Trong khi trong thực tế, ngƣời ta có thể sử dụng rất nhiều các yếu tố
thuần vật chất để phục vụ cho giao tiếp. Câu nói “trơng mặt mà bắt hình dong”, hay
“quen sợ dạ, lạ sợ áo quần” là những ví dụ cho thấy những biểu hiện bên ngoài của
diện mạo, áo quần cũng là một phƣơng tiện giao tiếp hiệu quả.
15


Theo tác giả Hữu Đạt (2000), “Văn hóa giao tiếp là một khái niệm dùng để chỉ
các hình thức giao tiếp mang tính đặc thù cho hồn cảnh giao tiếp hoặc trình độ giao
tiếp ở những cộng đồng người thuộc các nhóm nghề nghiệp hoặc xã hội khác nhau”
Hoặc tác giả Phạm Vũ Dũng (1996) có định nghĩa văn hóa giao tiếp nhƣ sau:
“Văn hóa giao tiếp chính là những định chuẩn giao tiếp được tinh chuyển, được tạo
thành nền nếp, được hoàn thiện và nâng cao cả về cách thức, nếp ứng xử ngơn ngữ lời
nói và cử chỉ hành vi, cả về phương thức trao đổi và tiếp xúc với nhau trong xã hội”.

Trong hai khái niệm này, tác giả đã khái quát đƣợc những giá trị văn hóa trong
hoạt động giao tiếp của con ngƣời, và đã nhắc đến không chỉ giao tiếp ngôn từ mà cả
giao tiếp phi ngôn từ (cử chỉ hành vi, phương thức trao đổi và tiếp xúc với nhau). Nếu
hiểu những phương thức trao đổi và tiếp xúc với nhau trong xã hội mà tác giả nhắc
đến trong định nghĩa là bao gồm cả việc trao đổi cảm xúc, quà tặng, ấn tƣợng, lời
chào…, bao gồm cả khoảng cách và thời gian tiếp xúc trong q trình giao tiếp, thì
đây có thể đƣợc coi là một khái niệm khá đầy đủ về văn hóa giao tiếp. Tuy đƣợc thể
hiện dƣới dạng liệt kê các thành tố (thƣờng thì dạng thức này khơng thể kể hết các
thành tố và làm nổi bật tính hệ thống của văn hóa), nhƣng với nghiên cứu này, chúng
tôi thấy đây là một định nghĩa phù hợp với mục đích nghiên cứu của chúng tơi. Theo
đó, việc tinh chuyển các định chuẩn giao tiếp thể hiện giá trị truyền thống, lịch sử của
văn hóa giao tiếp, việc hồn thiện và nâng cao thể hiện hệ giá trị và tính nhân văn của
văn hóa giao tiếp. Chúng tơi sẽ dựa trên khái niệm này để triển khai các nghiên cứu về
văn hóa giao tiếp phi ngơn từ.
1.2.

GIAO TIẾP PHI NGƠN TỪ VÀ VĂN HĨA GIAO TIẾP PHI NGƠN
TỪ

1.2.1. Giao tiếp phi ngôn từ
Cho tới thời điểm hiện tại, thông qua rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học
về giao tiếp phi ngôn từ đã đƣợc công bố của các nhà ngôn ngữ học, xã hội học và tâm
lý học… trên thế giới , chúng ta có thể khẳng định rằng giao tiếp phi ngơn từ có một
vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Hiện nay, bất cứ một nghiên cứu
hiện đại nào về giao tiếp cũng đều không thể không nhắc đến giao tiếp phi ngôn từ,
16


mặc dù mỗi nhà nghiên cứu, đứng trên quan điểm của mình, sẽ đƣa ra những nhận
định khơng hồn tồn giống nhau; hoặc sẽ quan sát, phân tích những bình diện khác

nhau của hiện tƣợng này.
Giao tiếp phi ngôn là một hình thức giao tiếp đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch
sử loài ngƣời. Nhiều minh chứng và phân tích nhân học và xã hội học đã cho thấy
rằng rất có thể đây chính là một hình thức giao tiếp sơ khai, xuất hiện từ thời tiền sử
khi con ngƣời chƣa phát triển ngôn ngữ để giao tiếp. Không q khó khăn để chứng
minh rằng giao tiếp phi ngơn từ đã ln hiện diện trong các hình thức giao tiếp xã hội
từ xƣa đến nay. Mặc dù cho tới tận thế kỷ thứ XIX thế giới mới ghi nhận những cơng
trình nghiên cứu chun sâu về hiện tƣợng này, nhƣng khơng có nghĩa là trong lịch
sử con ngƣời khơng nhận thức đƣợc sự tồn tại và tầm quan trọng của nó. Ví dụ nhƣ
nhận định của Francis Bacon trong cuốn The Advancement of learning năm 1605:
“những đƣờng nét đặc trƣng của cơ thể có thể tiết lộ vị trí và khuynh hƣớng chung của
trí não; nhƣng những cử động của cơ mặt và các bộ phận cơ thể sẽ tiết lộ nhiều hơn về
tâm trạng hiện tại cũng nhƣ trạng thái của tâm trí và ý muốn”.
Năm 1871, Charles Darwin trong cuốn The Expression of the Emotions in Man
and Animals cũng đã đƣa ra những quan sát của mình về những biểu hiện cảm xúc của
con ngƣời, ông cho rằng những biểu hiện đó có mối liên hệ trực tiếp với mặt sinh học
của cơ thể. Năm 1882, Francis Warner viết một bài tham luận đăng trên tạp chí
Popular Science Monthly với tựa đề Muscular Expression of Nervous Conditions ,
trình bày nghiên cứu của ơng về những đáp ứng của cơ thể và các cơ mặt tƣơng ứng
với những thay đổi trong trạng thái thần kinh của não bộ. Năm 1885, ông tiếp tục cho
xuất bản cuốn Physical Expression: its modes and principles”, đƣợc coi là một trong
những phân tích đầu tiên về ngơn ngữ cơ thể.
Những nghiên cứu đầu tiên kể trên, mặc dù chƣa thực sự nhìn nhận các biểu
hiện cơ thể nhƣ một nhân tố có đóng góp to lớn trong giao tiếp, nhƣng đã bắt đầu
khẳng định sự hiện diện và tầm quan trọng nhất định của các biểu hiện cơ thể trong
đời sống, đồng thời chứng minh một cách khoa học mối liên hệ giữa những biểu hiện
đó và trạng thái cảm xúc, tinh thần và thể chất của mỗi ngƣời. Những minh chứng này

17



là cơ sở để khẳng định tính đáng tin của các tín hiệu cơ thể, tạo tiền đề cho những
nghiên cứu chuyên sâu về giao tiếp sau này.
Một nghiên cứu đáng chú ý khác là cơng trình của Levett J.Davidson mang tên
Some Current Folk gesture and Sign languages (1950). Đây là một tác phẩm dân tộc
ký về giao tiếp phi ngơn từ quan sát ở từng nhóm xã hội khác nhau. Davidson miêu tả
các hình thức giao tiếp ngồi lời nói và hiện tƣợng sử dụng cử chỉ trong các mối quan
hệ hằng ngày, khi tham gia giao thông, trên sàn giao dịch thƣơng mại Chicago, trong
thể thao, quân đội và trong các thực hành tôn giáo (Davidson 1950:4). Bản dân tộc ký
này đã thể hiện tầm quan trọng của các cử chỉ đƣợc sử dụng cùng với ngôn ngữ giao
tiếp, tác giả đồng thời cũng cho rằng việc hiểu rõ về biểu hiện ngồi lời nói trong giao
tiếp khơng chỉ giúp hiểu ngƣời khác dễ dàng hơn, mà còn có tác dụng tích cực trong
gắn kết xã hội.
Năm 1952, nhà nhân học ngƣời Mỹ Ray Birdwhistell lần đầu tiên giới thiệu
thuật ngữ Kinesics trong một tài liệu hội thảo với tiêu đề Introduction to Kinesics: An
annotation system for the analysis of body motion and gesture (Giới thiệu về Kinesics:
một hệ thống ghi chú để phân tích các chuyển động cơ thể và cử chỉ). Kinesics có
nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cử động”. Thuật ngữ Kinesics đƣợc dùng với
nghĩa bao gồm tất cả những kênh giao tiếp không lời liên quan đến cơ thể nhƣ cử chỉ,
dáng điệu, biểu hiện nét mặt, ánh mắt…đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện truyền đạt
thông tin và cảm xúc. Thuật ngữ này sau đó đƣợc sử dụng để chỉ ngành khoa học
nghiên cứu tất cả các biểu hiện giao tiếp ngồi lời nói.
Thuật ngữ giao tiếp phi ngơn từ (non-verbal communication) - với tƣ cách là
một thuật ngữ khoa học đƣợc lần đầu giới thiệu vào năm 1956 bởi nhà tâm thần học
Jurgen Ruesch và nhà phê bình – nhà sản xuất điện ảnh Weldon Kees trong cuốn
“Giao tiếp phi ngôn từ: Những ghi chú về nhận thức thị giác về các quan hệ con
người” khi khi họ tiến hành một nghiên cứu về sự tinh vi của hoạt động giao tiếp,
trong đó có sử dụng một loạt các hình ảnh và đoạn phim ngắn thể hiện mối quan hệ
giữa lời nói và các yếu tố giao tiếp khơng lời nhƣ dáng điệu, cử chỉ, biểu hiện nét mặt,
….

Năm 1972, Knapp đƣa ra định nghĩa về giao tiếp phi ngôn từ nhƣ sau:
18


Giao tiếp phi ngôn từ hàm chỉ các hành động hoặc các biểu hiện ngồi ngơn từ. Các
hành động hoặc biểu hiện vốn có ý nghĩa được chia sẻ về mặt xã hội đó được gửi đi
một cách có chủ đích hoặc được diễn giải như là có chủ đích và được gửi đi hoặc tiếp
nhận một cách có ý thức. […]Giao tiếp phi ngôn từ là một thuật ngữ để miêu tả tất cả
các sự kiện giao tiếp vượt lên trên ngôn từ khẩu ngữ và bút ngữ.
Nhận định trên của Knapp thực chất mới chỉ ghi nhận các biểu hiện, hành động
có chủ đích trong q trình giao tiếp, trong khi những nghiên cứu sau này đã khẳng
định rằng, nhiều khi các tín hiệu phi ngơn từ đƣợc gửi đi một cách hồn tồn vơ thức,
khơng nằm dƣới sự kiểm sốt của ngƣời phát ra tín hiệu đó. Ví dụ, chúng ta hay có
thói quen nhận định một ngƣời là không đáng tin khi ta quan sát thấy ngƣời đó liên tục
liếc ngang liếc dọc. Tất nhiên anh ta rõ ràng khơng chủ động gửi đi tín hiệu là mình
thuộc kiểu ngƣời khơng đáng tin, nhƣng chính những cử động vô thức của mắt và nét
mặt đã vô tình thể hiện thơng điệp trái ngƣợc với mong muốn của anh ta. Chính những
tín hiệu vơ thức này khiến cho việc kiểm sốt và hiểu các tín hiệu giao tiếp phi ngôn
từ trở nên phức tạp và dễ gây hiểu lầm hơn.
Năm 2000, Dwyer trong cuốn Business communication handbook đƣa ra một khái
niệm khác về giao tiếp phi ngôn từ, theo đó “Giao tiếp phi ngơn từ bao gồm tồn bộ
các bộ phận của thơng điệp khơng được mã hóa bằng từ ngữ, ví dụ: giọng nói, hiện
diện, cử chỉ và chuyển động”.
Với nhận định này, Dwyer đã đƣa ra cái nhìn tổng qt hơn về giao tiếp phi
ngơn từ. Tuy từ ví dụ trong khái niệm, ta thấy tác giả chƣa đề cập đến các yếu tố nhƣ
khoảng cách giao tiếp, trang phục, thời gian, … (các yếu tố thuộc môi trƣờng và vật
thể), nhƣng theo chúng tôi, đây là một khái niệm khá đơn giản và khái quát đƣợc các
yếu tố của giao tiếp phi ngôn từ.
Trong các nghiên cứu tai Việt Nam, tác giả Nguyễn Khắc Viện (trích theo
Nguyễn Văn Lê, 2000) cho rằng: “Giao tiếp phi ngôn từ là những biểu diễn thông qua

cơ thể, như cử động, tư thế, hoặc một số đồ vật gắn liền với thân thể như áo, mũ, hoặc
thông qua việc tạo ra những khoảng cách gần xa giữa người này và người khác”.

19


Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm của tiến sỹ Nguyễn Quang:
“Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp khơng thuộc mã
ngơn từ (verbal code), có nghĩa là khơng được mã hóa bằng từ ngữ, nhưng có thể
thuộc về cả hai kênh (channels) ngôn thanh (vocal) và phi ngôn thanh (non-vocal). Nó
bao gồm các yếu tố cận ngơn (phi ngôn từ - ngôn thanh) như tốc độ, cường độ ngữ
lưu và các yếu tố ngoại ngôn (phi ngôn từ - phi ngôn thanh) thuộc về ngôn ngữ cơ thể
như cử chỉ, dáng điệu, diện hiện…, thuộc ngôn ngữ vật chất như áo quần, trang
sức…, và thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp.”
1.2.2. Văn hóa giao tiếp phi ngơn từ
Về văn hóa giao tiếp phi ngôn từ, hiện chúng tôi chƣa tiếp cận đƣợc các khái
niệm chính thức của các học giả uy tín, vì việc nghiên cứu về văn hóa giao tiếp phi
ngơn từ vẫn cịn khá hạn chế cả ở Việt Nam và trên thế giới. Hầu hết các tác giả hiện
nay mới chỉ dừng lại ở việc đƣa ra các khái niệm về giao tiếp, về văn hóa giao tiếp, và
giao tiếp phi ngơn từ. Chính vì vậy, dựa vào các khái niệm về văn hóa giao tiếp đã nêu
trên, chúng tôi xin phép đƣợc đƣa ra một khái niệm về văn hóa giao tiếp phi ngơn từ,
một dạng khái niệm tạm thời để phục vụ cho nghiên cứu này của chúng tơi. Theo đó:
Văn hóa giao tiếp phi ngơn từ là khái niệm dùng để chỉ các hình thức giao tiếp phi
ngơn từ mang tính đặc thù cho hồn cảnh giao tiếp hoặc trình độ giao tiếp ở những
cộng đồng người thuộc các xã hội khác nhau. Nó đồng thời là biểu hiện của những
giá trị truyền thống của cộng đồng người đó hay của xã hội đó.
1.3.

CÁC THUỘC TÍNH CHUNG CỦA GIAO TIẾP PHI NGƠN TỪ


Nhƣ đã biết, giao tiếp phi ngơn từ hiện diện trong mọi hồn cảnh giao tiếp trực
tiếp giữa ngƣời với ngƣời, và tồn tại trong mọi nền văn hóa. Bàn về giao tiếp phi ngơn
từ, các nhà nghiên cứu có thể đƣa ra những nhận định khác nhau về mặt nguyên tắc,
chức năng hay thuộc tính của nó. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả đều khá thống nhất ở
các đặc điểm sau:
a. Người ta không thể không giao tiếp phi ngôn từ.
Chúng ta hẳn khơng xa lạ gì với một nhận định nổi tiếng trong nghiên cứu về
giao tiếp: “ngƣời ta không thể không giao tiếp”. Tƣơng tự nhƣ vậy, Người ta không
20


×