Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn tại đài truyền hình thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.72 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN HUỲNH THẢO UYÊN

TỔ CHỨC SỬ DỤNG TÀI LIỆU NGHE NHÌN
TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: LƯU TRỮ HỌC
Mã số: 60.32.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐÀO XUÂN CHÚC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Đào Xuân Chúc. Các nội dung nghiên cứu trong
đề tài này là trung thực và chƣa từng cơng bố, đƣợc chính tác giả thu thập từ khảo
sát thực tế. Ngồi ra, tơi có tham khảo, sử dụng một số kết quả nghiên cứu và đã
chú thích rõ ràng.
Tác giả

Trần Huỳnh Thảo Uyên


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn



ĐH KHXH&NV

Đại học Quốc gia

ĐHQG

Nhà xuất bản

NXB

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu đề tài ...................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................8
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................9
6. Nguồn tài liệu tham khảo ..............................................................................18
7. Đóng góp của đề tài ......................................................................................19
8. Kết cấu đề tài .................................................................................................19
NỘI DUNG ...............................................................................................................21
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC SỬ DỤNG
TÀI LIỆU NGHE NHÌN .......................................................................................21
1.1. Cơ sở lý luận về tài liệu nghe nhìn và tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn 21

1.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn .................................33
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................36
Chƣơng 2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SỬ DỤNG TÀI LIỆU NGHE NHÌN TẠI
ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM............................................................................38
2.1. Giới thiệu khái quát về Đài Truyền hình TP.HCM và Ban Tƣ liệu Đài
Truyền hình TP.HCM .......................................................................................38
2.2. Giới thiệu về tài liệu nghe nhìn của Đài Truyền hình TP.HCM ................44
2.3. Cơng tác tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ nghe nhìn tại Đài Truyền hình
TP.HCM ............................................................................................................54


2.4. Nhận xét về công tác tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn tại Đài Truyền
hình TP.HCM ....................................................................................................67
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................76
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC SỬ DỤNG TÀI LIỆU NGHE
NHÌN TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM .........................................................78
3.1. Xây dựng cơ sở pháp lý về tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn .................79
3.2. Hồn thiện hệ thống các phƣơng tiện theo dõi, quản lý công tác sử dụng
tài liệu nghe nhìn ...............................................................................................82
3.3. Mở rộng đối tƣợng sử dụng và đa dạng hóa hình thức tổ chức sử dụng tài
liệu nghe nhìn ....................................................................................................84
3.4. Đẩy mạnh các công tác hỗ trợ cho tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn .....87
3.5. Tiếp tục ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào
công tác tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn ......................................................93
3.6. Đảm bảo chất lƣợng đội ngũ cán bộ lƣu trữ và đổi mới nhận thức về vai
trò của lƣu trữ ....................................................................................................95
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................97
KẾT LUẬN .........................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................103
PHỤ LỤC ............................................................................................................112



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Trong quá trình sinh sống, tồn tại và phát triển, con ngƣời luôn muốn ghi lại
thông tin, tri thức, kinh nghiệm đƣợc đúc kết từ thực tiễn đời sống để truyền lại cho
các thế hệ sau. Con ngƣời đã tìm ra những phƣơng tiện khác nhau để ghi lại thông
tin nhƣ đá, xƣơng, gỗ, vải, da, kim loại, giấy v.v… Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX, với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật (vật lý, hóa học,
quang học) con ngƣời đã tìm ra phƣơng pháp mới để ghi lại những sự kiện, hiện
tƣợng một cách sinh động và chân thực hơn, đó là kỹ thuật ghi hình, ghi âm bằng
phƣơng tiện cơ học, quang học, từ tính, laser, kỹ thuật số v.v…. Nhiếp ảnh, điện
ảnh, ghi âm và ghi hình ra đời và cũng từ đó tài liệu nghe nhìn (ảnh, phim điện ảnh,
tài liệu ghi âm, ghi hình) cũng đƣợc sản sinh, trở thành một loại hình tài liệu mới
trong hệ thống tài liệu lƣu trữ của các nƣớc, và là nguồn tƣ liệu lịch sử và di sản văn
hóa vơ cùng q báu của dân tộc [12, tr.14].
PGS.TS Đào Xuân Chúc khẳng định: “Giống nhƣ tài liệu chữ viết, tài liệu
nghe nhìn cũng phản ánh hiện thực xã hội, nhƣng đặc biệt hơn vì đã phản ánh một
cách sống động, chân thực với những hình ảnh và âm thanh của chính những sự
kiện, hiện tƣợng đó. Từ khi ra đời (khoảng cuối thế kỷ XIX) đến nay, nhiếp ảnh,
điện ảnh, kỹ thuật ghi hình, ghi âm đã đi vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động trong
đời sống xã hội. Giá trị của những tấm ảnh, những thƣớc phim tƣ liệu, phim thời sự,
phim tài liệu là những tài liệu lƣu trữ vô cùng quý báu trong kho tàng di sản văn hoá
của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam”. “Tài liệu lƣu trữ nghe nhìn là
một trong những di sản văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nó là bằng chứng
sống động và chân thực về các hoạt động của con ngƣời và xã hội bằng hình ảnh và
âm thanh”. [12, tr.11]. Từ khi xuất hiện tới nay, tài liệu nghe nhìn đã lƣu giữ lại
đƣợc những hình ảnh, âm thanh của các sự kiện, hiện tƣợng xảy ra trong q trình

hoạt động của con ngƣời. Đó là những dấu ấn lịch sử có giá trị đặc biệt đối với các
lĩnh vực trong đời sống xã hội.


2

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Đài Truyền
hình TP.HCM) là Đài Truyền hình do Nhà nƣớc Việt Nam quản lý, chịu sự lãnh đạo
của Thành ủy và sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân Thành phố,
đồng thời chịu sự hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành của Bộ Văn hóa
- Thơng tin (nay là Bộ Thơng tin và Truyền thơng) và Đài Truyền hình Việt Nam.
Đài Truyền hình TP.HCM là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền Thành
phố đồng thời là tiếng nói của nhân dân TP.HCM.1
Để đảm bảo yêu cầu tuyên truyền, giáo dục và thực hiện tốt các nhiệm vụ,
Đài Truyền hình sản xuất và phát sóng các bản tin thời sự, chƣơng trình chun đề,
chƣơng trình khoa giáo, giải trí, chƣơng trình văn nghệ, ca nhạc, phim truyện và các
chƣơng trình nƣớc ngoài với nội dung đa dạng và phong phú trên nhiều lĩnh vực,
ngành nghề. Năm 2009, với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, Đài Truyền hình
nói chung và Ban Tƣ liệu nói riêng đã nhanh chóng là một trong những nơi đi đầu
trong lĩnh vực kỹ thuật về việc chuyển tài liệu nghe nhìn từ vật mang tin nhƣ băng
từ, đĩa sang dạng điện tử (kỹ thuật số). Q trình số hóa tài liệu này đƣợc thực hiện
nhằm chuẩn bị cho năm 2014 - Đài chính thức sử dụng truyền hình kỹ thuật số
(digital) và dạng tệp tin (file) MPEG cũng đƣợc hình thành theo tiêu chuẩn phát
sóng. Điều này khơng những làm tăng chất lƣợng phát sóng (từ truyền dẫn tín hiệu
analogue hay analog sang digital) mà cịn phục vụ cho việc cung cấp, chuyển giao
thơng tin nhanh chóng, giảm diện tích kho lƣu trữ v.v… Có thể nói, đây là những
tài liệu có giá trị về mặt thực tiễn, lịch sử và khoa học. Tài liệu lƣu trữ nghe nhìn
khơng chỉ đáp ứng hoạt động phát sóng của Đài Truyền hình trong hơn 40 năm qua
(1975 – nay) mà cịn là nguồn tƣ liệu có vai trò quan trọng trong việc phản ánh
những tin tức, sự kiện diễn ra hằng ngày, kinh nghiệm đúc kết từ thực tế cuộc sống

nói riêng và q trình xây dựng, phát triển của đất nƣớc nói chung.

1

Theo Điều 1 và 2, Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2007
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh;


3

Về văn bản quy phạm pháp luật quy định và hƣớng dẫn công tác tổ chức sử
dụng tài liệu lƣu trữ, Nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản nhƣ Luật Lƣu trữ số
01/2011/QH13 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định
số 01/2013/NĐ-CP ngày 03-01-2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Lƣu trữ; Thông tƣ số 04/2013/TT-BNV ngày 16-4-2013 của Bộ Nội vụ về
việc hƣớng dẫn xây dựng quy chế công tác văn thƣ và lƣu trữ của các cơ quan, tổ
chức; Thông tƣ số 10/2014/TT-BNV ngày 01-10-2014 của Bộ Nội vụ quy định về
sử dụng tài liệu phịng đọc của các lƣu trữ lịch sử; Thơng tƣ số 05/2015/TT-BNV
ngày 25-11-2014 của Bộ Nội vụ quy định danh mục tài liệu hạn chế sử dụng tại lƣu
trữ lịch sử; Thông tƣ số 30/2004/TT-BTC ngày 07-4-2004 của Bộ Tài chính hƣớng
dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng kinh phí khai thác và sử dụng tài liệu lƣu trữ
v.v… Những văn bản này đã quy định công tác lƣu trữ ở cơ quan, tổ chức nói chung
và cơng tác tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ ở các cơ quan, tổ chức nói riêng, đặc
biệt là lƣu trữ lịch sử. Ngoài ra, năm 2006, Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 do Quốc
hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, có những quy định chung
về lƣu trữ phim2 (một trong những loại hình tài liệu nghe nhìn), quyền và nghĩa vụ
của cơ sở lƣu trữ phim.
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ ở các đơn vị
sự nghiệp nhƣ Đài Truyền hình TP.HCM vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu và quy định cụ

thể, chi tiết. Vì thế, việc nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức sử dụng tài liệu
nghe nhìn tại Đài Truyền hình TP.HCM, từ đó rút ra những kết quả đạt đƣợc và tồn
tại, khó khăn trong quá trình hoạt động là vấn đề cấp bách, cần đƣợc sáng tỏ. Bên
cạnh đó, nhằm đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng cơng tác tổ
chức sử dụng tài liệu nghe nhìn tại Đài Truyền hình TP.HCM, và cung cấp những
kiến thức và hiểu biết về công tác tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ nghe nhìn, tơi

2

Theo Điều 4, Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 giải thích: Phim là tác phẩm điện
ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình. Tác phẩm
điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật đƣợc biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm
thanh và các phƣơng tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.


4

chọn đề tài - “TỔ CHỨC SỬ DỤNG TÀI LIỆU NGHE NHÌN TẠI ĐÀI TRUYỀN
HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lƣu
trữ học.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
 Về giá trị của tài liệu nghe nhìn
Các bài viết khoa học in trên các báo, tạp chí chuyên ngành giới thiệu về tài
liệu nghe nhìn bao gồm đặc điểm, giá trị, vai trị và ý nghĩa của chúng nhƣ: TS. Ngô
Hiếu Chi (2008), “Vài nét khái quát về tài liệu ảnh và phim ảnh”, Văn thư - Lưu trữ
Việt Nam, (04), tr.4 và 8; PGS.TS Đào Xuân Chúc (2008), “Hơn nửa thế kỷ bảo tồn
và phát huy giá trị của tài liệu lƣu trữ nghe nhìn ở Việt Nam”, Văn thư - Lưu trữ
Việt Nam, (12), tr.11-14; PGS.TS. Đào Xuân Chúc (2009), “Phát huy giá trị của tài
liệu lƣu trữ phim điện ảnh trong nghiên cứu lịch sử và trong giáo dục – đào tạo”,

Văn thư - Lưu trữ Việt Nam, (09), tr.15-18; v.v…
Một số cơng trình nghiên cứu giới thiệu nguồn sử liệu tài liệu nghe nhìn về
các chủ đề khác nhau nhƣ PGS.TS. Đào Xuân Chúc (2002), Nguồn tư liệu ảnh về
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội; Trần Hồng Vân (1999), Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh - một nguồn sử liệu quý
về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc sĩ Lƣu trữ học và Tƣ
liệu học), ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội v.v…
 Về tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn
Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến các nội dung của cơng tác lƣu
trữ nghe nhìn gồm có: Nguyễn Văn Xuyên (1998), Xác định giá trị và thu thập tài
liệu lưu trữ phim điện ảnh để Nhà nước bảo quản (Luận văn Thạc sĩ Lƣu trữ học và
Tƣ liệu học), ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; Nguyễn Minh Sơn (2004), Tổ chức
khoa học tài liệu ảnh tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III - Thực trạng và giải pháp
(Luận văn Thạc sĩ Lƣu trữ học và Tƣ liệu học), ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội;
Nguyễn Minh Sơn (2017), Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần


5

nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam (Luận án Tiến sĩ Lƣu trữ
học), ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; v.v… Các cơng trình chỉ nghiên cứu các
cơng tác về xác định giá trị, thu thập tài liệu và tổ chức khoa học tài liệu nghe nhìn
mà chƣa đề cập đến công tác tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn.
Ngồi ra, có thể nhắc đến luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lƣu trữ học và Tƣ
liệu học “Cơng tác lưu trữ tài liệu nghe, nhìn ở các Đài Truyền hình – thực trạng
và giải pháp” của ThS. Nguyễn Thị Thuý Bình (Trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQG
Hà Nội, 2002). Luận văn này đã nghiên cứu, đánh giá toàn bộ nội dung của cơng tác
lƣu trữ tài liệu nghe nhìn của hệ thống các Đài Truyền hình từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng và đề xuất các giải pháp củng cố, tăng cƣờng cơng tác lƣu trữ đối với loại
hình tài liệu này ở các Đài Truyền hình. Tuy nhiên, tác giả chỉ đánh giá chung cơng

tác lƣu trữ nghe nhìn của các Đài Truyền hình mà chƣa đi sâu vào cơng tác tổ chức
sử dụng tài liệu nghe nhìn trong trƣờng hợp cụ thể của Đài Truyền hình TP.HCM.
Bên cạnh đó cũng có các cơng trình nghiên cứu khoa học của các tác giả
nƣớc ngồi về lƣu trữ nghe nhìn nhƣ Ấn phẩm “Lưu trữ tài liệu nghe nhìn – lý
thuyết và các nguyên tắc”3 của nhà nghiên cứu Ray Edmondson thuộc Chƣơng
trình Ký ức Thế giới của UNESCO. Tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận về tài liệu
nghe nhìn; khái quát quá trình hình thành và phát triển cơng tác lƣu trữ tài liệu nghe
nhìn; các chính sách và mơ hình tổ chức quản lý, lƣu trữ tài liệu nghe nhìn, đặc biệt
là trong cơng tác bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ nghe nhìn; ngồi ra R.
Edmondson cịn đề cập đến quy tắc đạo đức trong lƣu trữ tài liệu nghe nhìn. Tuy
nhiên, tác giả chỉ mới đề cập những vấn đề lý luận và nguyên tắc cơ bản về lƣu trữ
tài liệu nghe nhìn nói chung mà chƣa nghiên cứu sâu vào cơng tác tổ chức sử dụng
tài liệu nghe nhìn trong lĩnh vực truyền hình nói riêng.

3

Ray Edmondson (2016), Audio Visual Archiving – Philosophy and principles
(Tạm dịch: Lưu trữ tài liệu nghe nhìn – lý thuyết và các nguyên tắc), UNESCO's
Memory of the World Program (Chƣơng trình Ký ức Thế giới của UNESCO);


6

Ngoài ra, Hiệp hội các lƣu trữ viên Mỹ (SAA) còn xây dựng “Từ điển thuật
ngữ Lưu trữ học” 4, trong đó liệt kê và giải thích chi tiết các thuật ngữ liên quan đến
tài liệu nghe nhìn, các cơng tác lƣu trữ, bao gồm tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ, và
các thuật ngữ khác liên quan đến lƣu trữ tài liệu nghe nhìn.
Về cơng tác tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ, có một số bài viết khoa học
đăng trên tạp chí chuyên ngành nhƣ: Nguyễn Xuân Hùng – Nguyễn Ngọc Châu
(2015), “Tổ chức sử dụng tài liệu tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia IV, năm 2015”,

Văn Thư – Lưu trữ Việt Nam, (10); ThS. Nguyễn Kim Dung (2016), “Hồn thiện
chính sách cơng về sử dụng tài liệu lƣu trữ ở Việt Nam”, Văn thư – Lưu trữ Việt
Nam, (02), tr. 20-24; v.v… Ngoài ra cịn có luận văn Thạc sĩ chun ngành Lƣu trữ
học, ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM với đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ
chức sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II” năm 2016 của tác
giả Lê Thị Vị, bao gồm nội dung chính nhƣ sau: tổng quan về tài liệu lƣu trữ tại
Trung tâm Lƣu trữ quốc gia II; hoạt động tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ tại Trung
tâm Lƣu trữ quốc gia II (nội dung nghiên cứu về hệ thống công cụ tra cứu phục vụ
quản lý, tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia II từ năm
1976 đến năm 2016); một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sử dụng
tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia II.
Một số cơng trình nghiên cứu và bài báo khoa học về phòng đọc trực tuyến
trong tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ nhƣ: Đỗ Thu Hiền (2014), Nghiên cứu xây
dựng phòng đọc ảo phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ ở Việt Nam (Luận
văn Thạc sĩ Lƣu trữ học), ĐHKHXH&NV (ĐHQG Hà Nội); Đỗ Thu Hiền (2015),
“Những ƣu thế của phòng đọc trực tuyến trong tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu
lƣu trữ”, Văn thư – Lưu trữ Việt Nam, (9), tr.16-19; Trần Thùy Dƣơng – Tạ Thị
Liễu (2010), “Tổ chức “phòng đọc trực tuyến” để phục vụ khai thác sử dụng tài liệu
lƣu trữ”, Văn thư – Lưu trữ Việt Nam, (9), tr.37-39, v.v…
4

Richard Pearce-Moses (2005), A Glossary of Archival and Records Terminology
(Tạm dịch: Từ điển thuật ngữ Lưu trữ học), The Society of American Archivists –
(SAA Hiệp hội các nhà lƣu trữ Mỹ), Chicago;


7

Về nghiên cứu quốc tế, Hội đồng Lƣu trữ Quốc tế đã xây dựng bản “Nguyên
tắc về truy cập tài liệu lưu trữ” (Principles of Access to Archives) vào năm 2012,

đƣa ra những quy tắc chung, cơ bản về tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ đối với các
cơ quan, tổ chức bao gồm cả tổ chức Chính phủ và tổ chức phi Chính phủ.
Các cơng trình nghiên cứu và bài báo trên đã góp phần trong việc nghiên cứu
và đánh giá công tác tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ nói chung; tuy nhiên các vấn
về cơng tác tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn, đặc biệt là ở Đài Truyền hình nói
riêng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu và phân tích cụ thể.
Nhƣ vậy, các cơng trình nêu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản
và thực tiễn công tác lƣu trữ tài liệu nói chung và cơng tác lƣu trữ tài liệu nghe nhìn
nói riêng; cung cấp những tƣ liệu, thơng tin quan trọng, bổ ích, làm tiền đề cho việc
nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn tại Đài Truyền
hình TP.HCM – nơi sản xuất và lƣu trữ khối lƣợng lớn tài liệu lƣu trữ nghe nhìn
vẫn chƣa có cơng trình nào đề cập và nghiên cứu cụ thể.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Một là, nghiên cứu, khảo sát và phân tích tình hình tổ chức sử dụng tài liệu
nghe nhìn của Đài Truyền hình TP.HCM; từ đó đánh giá về những thuận lợi và khó
khăn của cơng tác này ở Đài Truyền hình TP.HCM.
Hai là, đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tổ chức sử dụng
tài liệu nghe nhìn của Đài Truyền hình TP.HCM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, vận dụng cơ sở lý luận của Lƣu trữ học làm nền tảng cho việc
nghiên cứu tình hình tài liệu và cơng tác tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn tại Đài
Truyền hình TP.HCM.


8

Thứ hai, khảo sát thực tế, đánh giá tình hình tổ chức sử dụng tài liệu nghe
nhìn tại Đài Truyền hình TP.HCM; trong đó đánh giá các văn bản quy phạm pháp

luật, văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của Nhà nƣớc, các quy định của Đài Truyền hình
về tổ chức sử dụng tài nghe nhìn, và tình hình tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn tại
Đài Truyền hình TP.HCM.
Thứ ba, thơng qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các cơng trình khoa học, bài
viết chuyên ngành và kinh nghiệm đúc kết từ thực tế, tác giả sẽ đƣa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ nghe nhìn
tại Đài Truyền hình TP.HCM.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ
nghe nhìn tại Đài Truyền hình TP.HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ thực trạng công tác tổ chức sử dụng khối tài liệu nghe
nhìn đang đƣợc lƣu trữ tại Đài Truyền hình TP.HCM từ năm 2010 đến năm 2017.
 Lý do chọn Đài Truyền hình TP.HCM:
Tài liệu nghe nhìn có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan, tổ chức đa dạng
của ngành cơng nghiệp nghe nhìn (audiovisual industries) trong đó có Đài Truyền
hình, Đài phát thanh, hay nói cách khác, tài liệu nghe nhìn sản sinh và tồn tại nhờ
vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức này. Đài Truyền hình TP.HCM là một trong
những đơn vị truyền thơng đa phƣơng tiện hàng đầu không chỉ trong nƣớc mà trong
khu vực, sản xuất nhiều chƣơng trình thời sự, chính trị, kinh tế, văn hóa [19] – sản
xuất và lƣu trữ nguồn tài liệu nghe nhìn vơ cùng đa dạng, phong phú.
 Lý do chọn mốc thời gian từ năm 2010 đến 2017:


9

Những năm cuối của thập kỷ 90 của thế kỷ thứ XX trên thế giới xuất hiện 03
tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số. Mở đầu là tiêu chuẩn ATSC của Mỹ (1995),

tiếp theo là DVB-T của châu Âu (1997) và cuối cùng là DiBEG của Nhật. Sự ra đời
của truyền hình kỹ thuật số trên thế giới đã tác động đến cơng nghệ truyền hình ở
Việt Nam. Ngày 26/3/2001, Ông Hồ Anh Dũng - Tổng Giám đốc Đài Truyền hình
Việt Nam đã chính thức ký quyết định lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất
DVB-T, đánh dấu thời điểm bắt đầu của q trình chuyển đổi từ cơng nghệ phát
sóng truyền hình tƣơng tự (analogue) sang truyền hình số (digital) của truyền hình
Việt Nam. Căn cứ quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 về việc phê duyệt
"Đề án số hóa Truyền dẫn, Phát sóng Truyền hình mặt đất" của Thủ tƣớng Chính
phủ, đến năm 2020, trên cả nƣớc sẽ kết thúc phát sóng truyền hình tƣơng tự và
chuyển hồn tồn sang cơng nghệ số.[53] Trƣớc sự phát triển về cơng nghệ truyền
hình trên thế giới và chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam, năm 2009, Đài Truyền
hình TP.HCM đã bắt đầu áp dụng cơng tác số hóa tài liệu nghe nhìn để chuẩn bị cho
việc sản xuất và phát sóng chƣơng trình truyền hình số của cơ quan. Sự thay đổi này
đã tác động đến tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn trong đó tổ chức tài liệu nghe
nhìn ở dạng tín hiệu tƣơng tự chuyển sang tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn ở dạng
số. Vì thế, đề tài chọn phạm vi nghiên cứu trong thời gian từ năm 2010 đến năm
2017.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Một là, vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin (phƣơng
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử) trong việc nhìn nhận, phân tích,
đánh giá các vấn đề, khía cạnh và các mối quan hệ liên quan đến công tác tổ chức
sử dụng tài liệu nghe nhìn tại Đài Truyền hình TP.HCM.
Hai là, vận dụng phƣơng pháp luận của khoa học lƣu trữ, và áp dụng nguyên
tắc chính trị, lịch sử, tổng hợp và toàn diện [8, tr.19-23] đƣợc sử dụng để nghiên
cứu lý luận và giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác lƣu trữ nói
chung và vận dụng linh hoạt và triệt để trong việc phân tích chức năng, nhiệm vụ


10


của Đài Truyền hình, xem xét thành phần, đặc điểm, tính chất tài liệu và q trình tổ
chức sử dụng tài liệu lƣu trữ nghe nhìn ở Đài Truyền hình TP.HCM, phân tích
những thuận lợi và khó khăn từ đó nêu lên những giải pháp nhằm tổ chức sử dụng
tài liệu lƣu trữ nghe nhìn của Đài Truyền hình có khoa học và đạt hiệu quả cao hơn.
Ba là, ngoài phƣơng pháp chuyên ngành, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp
tiếp cận liên ngành (interdisciplinary approach), đó là ngành Cơng nghệ thông tin
(Information Technology) và ngành Thƣ viện – Khoa học Thông tin (Library –
Information Science) trong nghiên cứu mô hình lƣu trữ điện tử, hệ thống tra cứu tài
liệu và trang thông tin điện tử (website) tổ chức sử dụng tài liệu trực tuyến.
Bốn là, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khoa học xã hội để thu thập, xử lý,
phân tích dữ liệu và đƣa ra kết quả nghiên cứu, bao gồm những nội dung cơ bản
nhƣ sau:

 Câu hỏi nghiên cứu:
- Tình hình tổ chức sử dụng tài liệu tại Ban Tƣ liệu Đài Truyền hình
TP.HCM từ năm 2010 đến nay;
- Những thuận lợi và khó khăn của tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn tại Ban
Tƣ liệu Đài Truyền hình;
- Những giải pháp để khắc phục những khó khăn đó.

 Phương pháp nghiên cứu:
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên, đề tài dùng phƣơng pháp nghiên
cứu định tính (qualititative), cụ thể là nghiên cứu điển hình (case study) đối với Đài
Truyền hình TP.HCM (đặt đối tƣợng nghiên cứu trong bối cảnh hình thành, phát
triển và tác động). Đây là nghiên cứu điển hình đơn lẻ của một cơ quan nhất định
(single case study – study of organization) và cụ thể hơn là công tác tổ chức sử
dụng tài liệu của Ban Tƣ liệu tại Đài Truyền hình TP.HCM.
Lý do chọn nghiên cứu điển hình đơn lẻ (single case study):



11

Trong khả năng và điều kiện của mình, tác giả đã tiếp cận với đối tƣợng
nghiên cứu thông qua mối quan hệ cá nhân của mình với tƣ cách là một thực tập
sinh. Do đặc điểm và tính chất là một cơ quan tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ
chính trị của Thành Ủy và Ủy ban Nhân dân Thành phố, Đài Truyền hình rất
nghiêm ngặt trong việc nhận thực tập sinh vào thực tập ở cơ quan. Đây cũng chính
là hạn chế của đề tài này vì chƣa đủ điều kiện để tiếp cận với các cơ quan Đài
Truyền hình khác để có sự so sánh liên hệ và khái qt hóa cơng tác tổ chức sử
dụng tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình nói chung. Mặc khác, với phạm vi đề
tài, tác giả đề tài mô tả và phân tích những nội dung và đặc điểm cụ thể của công tác
tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn của Ban Tƣ liệu Đài Truyền hình TP.HCM trên
những cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc bằng ba phƣơng pháp định tính nhƣ sau: phƣơng
pháp quan sát (observation), phƣơng pháp phỏng vấn (interview) và phƣơng pháp
phân tích tài liệu (documentation). Trong đó, phƣơng pháp phỏng vấn là phƣơng
pháp chính, còn hai phƣơng pháp bổ trợ là quan sát và phân tích tài liệu.

 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structure interview)
Mục đích sử dụng:
- Khai thác sâu thêm về quan điểm, trải nghiệm, kinh nghiệm bản thân [67,
tr.278] của một số cán bộ, viên chức lƣu trữ trong quá trình thực hiện tổ chức sử
dụng tài liệu nghe nhìn tại Ban Tƣ liệu;
- Thu thập những quan điểm và ý kiến về những thuận lợi, khó khăn và các
giải pháp khắc phục khó khăn đó trong cơng tác tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn.
Cách thức thực hiện:
- Chuẩn bị những văn bản cần thiết cho việc phỏng vấn: quy trình phỏng vấn,
thƣ mời phỏng vấn và phiếu cam kết.
- Xây dựng niềm tin ngay từ lúc bắt đầu thực tập ở Ban Tƣ liệu;
- Tiến hành phỏng vấn 03 cán bộ, viên chức ở 03 Tổ trong Ban Tƣ liệu:



12

o Tổ Lƣu Thông: phụ trách lƣu trữ tài liệu ghi hình-ghi âm và tổ chức
sử dụng tài liệu nghe nhìn;
o Tổ Kỹ thuật: phụ trách lƣu trữ tài liệu ghi âm và quản lý kỹ thuật lƣu
trữ tài liệu nghe nhìn;
o Tổ Thơng tin Tƣ liệu: phụ trách lƣu trữ tài liệu ảnh và biên mục tài
liệu nghe nhìn.
- Cho phép ngƣời tham gia phỏng vấn kiểm tra lại nội dung phỏng vấn
(member checking) sau khi nội dung đã đƣợc đánh thành văn bản và chỉnh sửa, bổ
sung theo u cầu của họ (nếu có).
Đặc điểm chính

Cách giải quyết, sử dụng

Ƣu điểm:

Kết quả
Bị động trong việc chọn

- Phỏng vấn trực tiếp có - Phỏng vấn khơng chỉ là ngƣời trả lời phỏng vấn vì
thể quan sát đƣợc thái độ, khai thác thơng tin mà cịn phải thơng qua Trƣởng
nét mắt của họ khi trả lời, phải là thông tin chân thật; Ban (gatekeeper).
sự chân thật của họ;

làm đƣợc điều đó địi hỏi Cịn lúng túng trong việc

- Kiểm chứng lại những độ nhạy bén cao và kĩ năng chuẩn bị các bƣớc cần

thiết cho phỏng vấn nhƣ
thông tin đã thu thập đặt câu hỏi;
trong quá trình quan sát, - Tiến hành phỏng vấn thử chƣa có đủ thời gian để
nhất là sự liên kết giữa (pilot study) để chọn lọc tiến hành phỏng vấn thử;
hành động và lời nói;

câu hỏi phù hợp;

các văn bản, giấy tờ cần
thiết phải chỉnh sửa nhiều

- Thu thập thêm quan - Linh hoạt và biết cách gợi
điểm, cảm xúc cá nhân mở hoặc thâu tóm câu hỏi
mà phƣơng pháp quan sát tùy hồn cảnh và đối tƣợng
chƣa khai thác đƣợc.

phỏng vấn.

lần, nhất là bảng hỏi
v.v…
Không phỏng vấn đƣợc
viên chức Tổ Thông tin

Hạn chế:

Tƣ liệu phụ trách lƣu trữ

- Phản ứng lo sợ về thông - Tạo dựng sự tin tƣởng, tài liệu ảnh, bởi vì: tác giả
tin bảo mật liên quan đến thoải mái trong quá trình



13

cơ quan, cá nhân có thể thực tập; chuẩn bị kĩ và đầy đề tài chƣa xây dựng
rò rỉ ra ngoài.

đủ các giấy tờ cần thiết (thƣ niềm tin chắc chắn trong
mời, phiếu cam kết); đảm quá trình đề nghị tham gia
bảo sự bảo mật danh tính cá phỏng

vấn;

bản

thân

nhân, và quyền đƣợc kiểm ngƣời đƣợc đề nghị tham
tra, chỉnh sửa những nội gia phỏng vấn cịn có
dung câu trả lời của họ sau những lo sợ về mặt cơ chế
phỏng vấn;

quản lý và bảo mật thông

- Hiểu và cảm thông nỗi lo tin nội bộ. Thay vào đó
sợ, khơng tạo áp lực hoặc thì tác giả đề tài đã có
ép buộc trả lời.

những trao đổi và ghi
chép lại về việc tổ chức
lƣu trữ tài liệu ảnh.


- Bảng hỏi phỏng vấn:
Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi phỏng vấn

- Tình hình tổ chức sử Câu 1: Anh/chị có thể cho biết tài liệu nghe nhìn của Ban
dụng tài liệu từ năm Tƣ liệu bao gồm những loại hình gì?
2010 đến nay tại Ban Câu 2: Ban Tƣ liệu sử dụng vật mang tin nào để lƣu trữ tài
Tƣ liệu Đài Truyền liệu nghe nhìn?
hình TP.HCM

Câu 3: Anh/Chị có thể cho biết thời lƣợng/số lƣợng của
những loại hình tài liệu nghe nhìn là bao nhiêu?
Câu 4: Nội dung của những loại hình tài liệu nghe nhìn
bao gồm những gì?
Câu 5: Theo Anh/Chị tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn là
gì?
Câu 6: Theo Anh/Chị việc tổ chức sử dụng tài liệu nghe
nhìn ở dạng analog/giấy ảnh, phim ảnh có khác với tổ chức


14

sử dụng tài liệu nghe nhìn ở dạng số hay không?
Câu 7: Anh/Chị tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn cho
những đối tƣợng nào?
Câu 8: Theo Anh/Chị để tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn
thì cần có những điều kiện gì?
Câu 9: Hiện nay Ban Tƣ liệu sử dụng những công nghệ

phần mềm nào trong tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn?
- Khó khăn của tổ Câu 10: Anh/Chị có gặp khó khăn gì trong việc tổ chức sử
chức sử dụng tài liệu dụng tài liệu nghe nhìn hay khơng?
nghe nhìn tại Ban Tƣ
liệu
- Những giải pháp để Câu 11: Anh/Chị có thấy việc tìm ra những giải pháp để
khắc phục những khó khắc phục những khó khăn là cần thiết hay không?
khăn

Câu 12: Theo Anh/Chị, giải pháp gì có thể khắc phục
những khó khăn trong tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn?

 Phương pháp quan sát tham dự (participant observation)
Mục đích sử dụng:
Với vị trí là thực tập sinh, tác giả đề tài – ngƣời quan sát (observer as
participant) sẽ tham gia vào một số công việc đƣợc hƣớng dẫn trong Ban Tƣ liệu,
đồng thời quan sát công việc của các cán bộ, viên chức lƣu trữ, trở thành một thành
viên trong tổ chức, không chỉ có mặt, chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống mà cịn là tiếp
cận, thâm nhập hoạt động thực tiễn thơng qua việc học hỏi những nguyên tắc, thói
quen, việc sử dụng ngôn ngữ và cả giao tiếp phi ngôn ngữ trong công việc của các
đối tƣợng đƣợc quan sát. Ngƣời quan sát phải tạo dựng niềm tin và xây dựng vai trị
của mình trong tổ chức đó. Từ đó, mục đích khoa học có thể đƣợc thực hiện bằng
việc giải thích ý nghĩa kinh nghiệm của đối tƣợng đƣợc quan sát thông qua kinh
nghiệm của ngƣời quan sát.[67, tr.322-323]


15

Hạn chế cơ bản của quan sát tham dự là tính chủ quan. Để khắc phục hạn chế
đó, dựa trên kinh nghiệm của mình, ngƣời quan sát phải có sự nhạy cảm đối với ý

chí chủ quan của mình, bởi vì những kinh nghiệm, sở thích và sự mong đợi đều có
ảnh hƣởng đến những gì ngƣời quan sát hƣớng đến, nên hạn chế sự chú ý phiến
diện, mã hóa phiến diện, ghi nhớ có chọn lọc mà cần có sự cởi mở trong quá trình
nghiên cứu.
Cách thức thực hiện:
- Quan sát và tiếp cận trực tiếp với quy trình, cách thức tổ chức và thực hiện
công tác tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn của Ban Tƣ liệu Đài Truyền hình
TP.HCM
- Kết hợp với việc lắng nghe, trao đổi thân mật (informal discussion) trong
quá trình tƣơng tác, làm việc với các cán bộ, viên chức trong Ban Tƣ liệu để thu
thập thêm thơng tin về thuận lợi, khó khăn trong công tác tổ chức sử dụng tài liệu.
- Giữ liên lạc, duy trì mối quan hệ cho dù đã kết thúc thực tập.
Đặc điểm chính

Cách giải quyết, sử dụng

Kết quả

Ƣu điểm:

Trong q trình đi

- Tính trực tiếp: quan sát

thực tế lấy dữ liệu,

trực tiếp những gì họ làm

do cơ chế quản lý


và lắng nghe trực tiếp

nghiêm ngặt, nên

những gì họ nói trong một

tác giả hầu nhƣ

thời gian 05 tuần;

khơng đƣợc thao

- Tránh trƣờng hợp “nói - So sánh, đối chiếu các dữ liệu
một đằng, làm một nẻo” .

thu thập đƣợc qua quan sát trực
tiếp, đối chiếu những quy định
trên văn bản, qua sự trao đổi với
cách họ thực hiện công việc, và
qua phỏng vấn sâu.

tác trực tiếp công
việc, nhất là công
tác tổ chức sử dụng
mà chỉ quan sát và
đặt câu hỏi. Vì thế
mà trong quá trình


16


thực tập, tác giả cố

Hạn chế:
- Quan điểm chủ quan của - Để tâm và chú ý đến các vấn
ngƣời quan sát dẫn đến sự đề liên quan đến nghiên cứu,
chủ ý, mã hóa, bộ nhớ có duy trì sự liên tục; thực hiện với
sự chọn lọc có chủ đích;

quan điểm “mở” (open mind);

gắng quan sát, trao
đổi, chia sẻ, thu
thập và ghi chép
lại thông tin.

viết ghi chép thực tế (field
notes) và mô tả chi tiết.
- Xảy ra vấn đề tách biệt - Giữ vị trí trung lập, tạo dựng
hoặc thâm nhập sâu vào cá niềm tin, không nên xâm phạm
nhân, nhóm, đơn vị;

vào những điều bảo mật của của
đơn vị hoặc đời tƣ cá nhân; điều
này liên quan đến vấn đề đạo
đức trong nghiên cứu.

- Vấn đề “ngƣời ngoài cơ - Tận dụng những công việc
quan” (outsider) nên một đƣợc giao dù là cơng việc đơn
số cơng việc, máy móc, giản nhất, để quan sát và ghi

phần

mềm,

thông

tin chép lại thông tin.

khơng đƣợc tiếp cận, hay
thao tác.

 Phương pháp phân tích tài liệu (documentation)
Phƣơng pháp này bổ trợ cho hai phƣơng pháp trên, trƣớc, trong và sau quá
trình đi khảo sát thực tế, nhằm mục đích cụ thể là:
- Tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu vấn đề;
- Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý;
- Thu thập, phân tích và đánh giá bối cảnh, mơ hình quản lý, cơ chế tổ chức,
quy trình, cách thức hoạt động cũng nhƣ những điều kiện về nhân lực, vật lực, tài


17

lực của Đài Truyền hình TP.HCM nói chung và Ban Tƣ liệu nói riêng trong cơng
tác tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn và đối chiếu với thực tiễn tổ chức sử dụng tài
liệu nghe nhìn.
- Tham khảo mơ hình, kinh nghiệm, giải pháp từ các tổ chức quốc tế, bao
gồm: Hội đồng Lƣu trữ Quốc tế (ICA) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
Đặc điểm chính


Cách giải quyết, sử

Kết quả

dụng
Ƣu điểm:
- Nhiều tài liệu trong nƣớc và trên thế - Thu thập có chọn Nhờ khả

năng

giới hiện nay cho phép truy cập mở, lọc, so sánh và đối ngoại ngữ và tìm
nguồn tài liệu phong phú, có giá trị;

chiếu với thực tiễn, kiếm tài liệu, tác

- Văn bản quy định, hƣớng dẫn về tổ tính khả thi;

giả đã tiếp cận và

chức sử dụng tài liệu của Ban Tƣ liệu

thu

do Trƣởng Ban ký quyết định ban hành

nguồn

để giải quyết công việc nội bộ trong

tham khảo tiếng


Ban nhƣ: Quy trình lƣu thơng tƣ liệu

Việt

của Ban Tƣ liệu ngày 31 tháng 5 năm

Anh khá phong

2013; Quy trình lƣu trữ số và truy suất

phú;

dữ liệu của Ban Tƣ liệu ngày 31 tháng 5

Trong quá trình

năm 2013.

thực tập, tác giả

Ngồi ra cịn có Quy định số 551/QĐ-

chỉ đƣợc tiếp cận

TH ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Đài

bản sao văn bản

Truyền hình TP.HCM về quản lý tƣ


quy định, hƣớng

liệu, trong đó có nội dung về quy trình

dẫn

khai thác tƣ liệu.

Truyền

Bản Hƣớng dẫn sử dụng website thƣ

thập
tài



do

đƣợc
liệu

tiếng

Đài
hình

TP.HCM và Ban



18

viện video clips số do Ban Tƣ liệu xây

Tƣ liệu ban hành.

dựng để cán bộ, viên chức các phòng,
ban khác trong Đài Truyền hình có thể
tham khảo.
Hạn chế:
- Văn bản pháp lý về lƣu trữ nghe nhìn - Tham khảo các tài
ở Việt Nam cịn hạn chế.

liệu và mơ hình lƣu
trữ nghe nhìn của
quốc tế.

 Phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, dữ liệu bằng ba phƣơng pháp trên, tác
giả đề tài tiến hành phân tích dữ liệu. Đề tài chọn phƣơng pháp phân tích mã hóa
theo chủ đề (thematic coding analysis).
Mục đích sử dụng:
- Thích hợp với phƣơng pháp nghiên cứu định tính, phản ánh thực tiễn tổ
chức sử dụng tài liệu nghe nhìn tại Ban Tƣ liệu Đài Truyền hình TP.HCM và kinh
nghiệm, ý nghĩa, hoạt động của các cán bộ, viên chức lƣu trữ;
- Mã hóa sẽ giúp cho việc xác định, minh họa những thơng tin mang tính mơ
tả hay mang tính lý thuyết của những dữ liệu đã đƣợc thu thập, và kết nối chúng lại
với nhau thành những chủ đề, và từ đó có thể giải thích những thơng điệp mà những
dữ liệu mang lại.


6. Nguồn tài liệu tham khảo
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc và của cơ quan ban hành;
- Các đề tài, bài viết, báo cáo khoa học của Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà
nƣớc, các Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia, Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng


19

(ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) và Bộ môn Lƣu trữ học – Quản trị Văn phòng
(ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM);
- Các bài viết khoa học trên Tạp chí Văn thƣ – Lƣu trữ Việt Nam và các tạp
chí chuyên ngành, liên ngành quốc tế;
- Các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp đại học của
các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên chun ngành Lƣu trữ học trong
và ngồi nƣớc.

7. Đóng góp của đề tài
- Đề tài nghiên cứu, tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tổ
chức sử dụng tài liệu lƣu trữ nghe nhìn tại Đài Truyền hình TP.HCH, thơng qua đó
góp phần bổ sung và làm rõ hơn lý luận về tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ nghe
nhìn;
- Trên cơ sở phản ánh đúng thực trạng công tác tổ chức sử dụng tài liệu lƣu
trữ nghe nhìn tại Đài Truyền hình, tìm ra những thuận lợi cũng nhƣ khó khăn, đề tài
đƣa ra một số kiến nghị về giải pháp, nhằm góp phần hồn thiện cơng tác tổ chức sử
dụng tài liệu nghe nhìn của Đài Truyền hình;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên
thuộc chuyên ngành Lƣu trữ và Quản trị Văn phịng trong q trình học tập và
nghiên cứu;
- Kết quả nghiên cứu cũng có thể đƣợc ứng dụng vào công tác tổ chức sử

dụng tài liệu lƣu trữ nghe nhìn tại các Đài Truyền hình, Đài Phát Thanh ở Trung
ƣơng và địa phƣơng.

8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm có 03 chƣơng:
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức sử dụng tài liệu nghe
nhìn


20

Trong chƣơng này, luận văn trình bày cơ sở lý luận về tài liệu nghe nhìn và
tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn bao gồm các khái niệm về tài liệu nghe nhìn, lƣu
trữ tài liệu nghe nhìn, tổ chức sƣ dụng tài liệu lƣu trữ nghe nhìn; các loại hình tài
liệu nghe nhìn; những đặc điểm của tài liệu nghe nhìn; và các hình thức tổ chức sử
dụng tài liệu nghe nhìn. Bên cạnh đó, luận văn cịn đề cập đến cơ sở pháp lý trong
tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn.
Chương 2. Tình hình tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn tại Đài
Truyền hình TP.HCM
Trong chƣơng này, luận văn giới thiệu khái quát chức năng, nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức của Đài Truyền hình TP.HCM và Ban Tƣ liệu Đài Truyền hình
TP.HCM. Bên cạnh đó, phân tích và trình bày thành phần tài liệu nghe nhìn, nội
dung tài liệu nghe nhìn và ý nghĩa của tài liệu nghe nhìn đang đƣợc lƣu trữ tại Đài
Truyền hình TP.HCM.
Luận văn tiếp tục khảo sát, phân tích và nghiên cứu tình hình tổ chức sử
dụng tài liệu nghe nhìn tại Đài Truyền hình qua các vấn đề: ban hành văn bản quy
định, nhu cầu và đối tƣợng sử dụng, cách thức tổ chức sử dụng, công cụ tra cứu
khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật trong tổ chức sử dụng
tài liệu nghe nhìn. Từ đó, luận văn đƣa ra những nhận xét về điều kiện thuận lợi và
khó khăn cịn tồn tại trong công tác tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn tại Đài

Truyền hình TP.HCM.
Chương 3. Một số giải pháp về tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn tại Đài
Truyền hình TP.HCM
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát và phân tích ở chƣơng 1 và chƣơng
2, trong chƣơng 3, luận văn đƣa ra những giải pháp cụ thể trong công tác tổ chức sử
dụng tài liệu nghe nhìn tại Đài Truyền hình. Ngồi ra ở phần Phụ lục, luận văn cịn
trình bày một số văn bản quy định, hƣớng dẫn do Đài Truyền hình và Ban Tƣ liệu
ban hành để quy định công tác lƣu trữ và tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn, và hình
ảnh để minh chứng, minh họa cho nội dung của luận văn.


×