Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Lập luận trong văn bản diễn thuyết của chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.72 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_________________________

NGUYỄN TÙNG BẢO THANH

LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________________

NGUYỄN TÙNG BẢO THANH

LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành Ngơn ngữ học
Mã số: 60220240

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Trần Thanh Nguyện

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018




1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Những trích dẫn trong luận văn là trung thực, từ những nguồn
hợp pháp.

NGƢỜI CAM ĐOAN


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

trang

1. Lí do chọn đề tài

..........................................................................................................................................

05

2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................................................... 06
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu


............................................................................................

10

..............................................................................................................................

10

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................... 10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

..........................................................................

11

7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................................................. 11

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Văn bản và văn bản diễn thuyết

................................................................................................

1.1.1. Văn bản và đặc trưng của văn bản

....................................................................................

12
12

1.1.2. Văn bản diễn thuyết ........................................................................................................................... 17

1.1.3. Đặc điểm nhận dạng văn bản diễn thuyết .................................................................. 18
1.2. Lí thuyết về lập luận

..............................................................................................................................

1.2.1. Về khái niệm lập luận

.....................................................................................................................

18
18

1.2.2. Sự lập luận theo diễn từ chuẩn và lập luận trong ngôn ngữ .................... 21
1.2.3. Hai phương diện của lập luận ................................................................................................. 23
1.2.4. Phương pháp hình thức và khơng hình thức trong lập luận ..................... 25
1.2.5. Sự kiện, luận cứ và các loại chỉ dẫn lập luận ......................................................... 26
1.2.6. Những thành tố lơ gích của một lập luận

...................................................................

30

1.3. Lí lẽ chung trong lập luận.................................................................................................................. 31
1.3.1. Khái niệm

....................................................................................................................................................

1.3.2. Lí lẽ chung: Một hệ thống lơ gích xã hội đời thường
1.4. Lập luận hiệu quả


31

...................................

32

...................................................................................................................................

37

1.4.1. Chương trình lập luận ....................................................................................................................... 37
1.4.2. Phương thức tạo hiệu quả lập luận ..................................................................................... 40
1.5. Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................................................... 46


3

Chƣơng 2: LÍ LẼ TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về văn bản diễn thuyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh ................... 47
2.2. Các yếu tố, thao tác lập luận trong văn bản diễn thuyết ........................................ 48
2.2.1. Các yếu tố lập luận (luận điểm, luận cứ) ..................................................................... 48
2.2.2. Sử dụng các thao tác lập luận ................................................................................................... 50
2.3. Các dạng lí lẽ trong văn bản diễn thuyết ........................................................................... 56
2.3.1. Lí lẽ khách quan ...................................................................................................................................... 56
2.3.2. Lí lẽ chủ quan ............................................................................................................................................ 57
2.3.3. Lí lẽ thực dụng.......................................................................................................................................... 68
2.3.4. Lí lẽ thang độ ............................................................................................................................................. 59
2.3.5. Lí lẽ đạo đức ............................................................................................................................................... 60
2.3.6. Lí lẽ niềm tin .............................................................................................................................................. 61

2.4. Đặc điểm lí lẽ trong văn bản diễn thuyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh ............ 63
2.5. Giá trị của chuỗi lí lẽ

.............................................................................................................................

66

2.6. Tiểu kết chương 2....................................................................................................................................... 67

Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC LÀM TĂNG HIỆU QUẢ
LẬP LUẬN TRONG CÁC VĂN BẢN DIỄN THUYẾT CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
3.1. Các dạng câu thể hiện lập luận ................................................................................................... 68
3.1.1. Câu trần thuật

...........................................................................................................................................

3.1.2. Câu hỏi dùng trong lập luận
3.1.3. Câu lặp cấu trúc

68

.....................................................................................................

74

.....................................................................................................................................

76


3.2. Sử dụng các phương thức miêu tả, so sánh và trích dẫn ................................. 80
3.2.1. Phương thức miêu tả ......................................................................................................................... 80
3.2.2. Phương thức so sánh ......................................................................................................................... 83
3.2.3. Phương thức trích dẫn ..................................................................................................................... 87


4

3.3. Sử dụng nghi thức lời nói thu hút sự chú ý..................................................................... 91
3.4. Tiểu kết chương 3....................................................................................................................................... 93
KẾT LUẬN

...............................................................................................................................................................

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................... 99


5

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngơn ngữ là cơng cụ giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội loài
người. Con người sử dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin, thể hiện suy
nghĩ, tình cảm, để học tập và lao động sáng tạo. Nói cách khác, với mỗi
người, việc biết và sử dụng ngôn ngữ là điều kiện thiết yếu để tồn tại trong
xã hội, kết nối trong cộng đồng. Chính vì thế, ngơn ngữ có vai trị quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một cộng đồng dân tộc trong mọi
thời đại.

Tuy nhiên, để việc sử dụng ngơn ngữ đạt hiệu quả cao thì các lí lẽ
cần phải được lập luận một cách thuyết phục. Trong giao tiếp hằng ngày,
lập luận có vai trị rất quan trọng. Đỗ Hữu Châu đã khẳng định rằng: “Lập
luận có mặt khắp nơi, trong bất cứ diễn ngơn nào” [8, tr.12]. Trong cuộc
sống, con người thường sử dụng lập luận để giải thích, chứng minh hay bác
bỏ một ý kiến, một vấn đề nào đó. Trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, muốn
trở thành những chuyên gia hàng đầu, làm việc hiệu quả thì phải biết sử
dụng lí lẽ để lập luận. Hiện nay, những tổ chức thường xuyên chú trọng đến
lập luận là các cơ quan Đảng, cơ quan quản lí nhà nước, các cơ quan thơng
tấn báo chí, các doanh nghiệp,… Trong hoạt động chính trị của Nhà nước
ta, những diễn thuyết được trình bày trước đồng bào, nhân dân cả nước hay
trên trường quốc tế thì lại càng đặc biệt cần đến lập luận, vì đó là công cụ
đắc lực, quan trọng để thuyết phục người đọc, người nghe nhằm nhận được
sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân trong nước và bạn bè trên thế giới.
Lập luận cịn là vũ khí đấu tranh ngoại giao, đấu tranh chính trị,
được thể hiện rất chuẩn mực, đanh thép trong “120 lời kêu gọi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh”. Tất cả đều có sức lơi cuốn, thu hút và thuyết phục đối tượng
tiếp nhận. Điểm hấp dẫn trong văn bản diễn thuyết của Người chính là


6

những luận cứ chặt chẽ, cách mổ xẻ vấn đề lơ gích, lí lẽ, lập luận thuyết
phục và đặc biệt là ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với mọi tầng lớp,
đem đến cho người đọc, người nghe những thơng tin, cách nhìn nhận vấn
đề sâu sắc hơn.
Nghiên cứu lập luận trong các văn bản diễn thuyết của Chủ tịch Hồ
Chí Minh sẽ cho chúng ta thấy bức tranh đa chiều về lập luận mà trong đó,
mỗi lí lẽ được sử dụng như là một màu sắc khác nhau, mang những giá trị
riêng rất sâu sắc; đồng thời góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của

lí thuyết lập luận. Qua đó giúp chúng ta có thể vận dụng tốt hơn những
cách thức lập luận hiệu quả trong hoạt động giao tiếp hiện nay. Đây chính
là lí do tôi chọn đề tài Lập luận trong văn bản diễn thuyết của Chủ tịch
Hồ Chí Minh để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về lập luận ở trên thế giới
Ngay từ thời cổ đại, từ thế kỷ V trước công nguyên, lập luận đã
được chú ý nghiên cứu. Buổi đầu, sự lập luận được xem là một lĩnh vực
thuộc phạm vi của thuật hùng biện và được trình bày trong cơng trình Tu từ
học (A: Rhetoric) của Aristote. Tiếp theo đó, lập luận được trình bày trong
các phép suy luận lơ gích, thuật ngụy biện hay trong các cuộc nghị luận,
tranh cãi tại tịa án.
Nửa sau thế kỷ XX, lí thuyết lập luận được quan tâm trở lại. Mở
đầu cho thời kỳ này là cơng trình “Khảo luận về sự lập luận - Tu từ học
mới” của Perelman và Olbrechts - Tyteca (1958). Trong số những cơng
trình mở đầu cho giai đoạn trở lại này, có cơng trình của và S.Toulmin
(1858); sau đó là Grice (1982). Nhưng cơng trình của hai tác giả Pháp J.
Auscombre và O.Ducrot (1983) đã đưa ra một kiến giải mới, căn bản
nhưng lại độc đáo về lí thuyết lập luận trong ngôn ngữ học. Hướng nghiên
cứu này gặt hái nhiều kết quả thú vị, bất ngờ và hiện nay được rất nhiều


7

người quan tâm. Năm 1985, Trung tâm châu Âu chuyên nghiên cứu về lập
luận (Centreeuropeen Pour I’ Etude I’ Argumentation) đã được thành lập
và tổ chức hội thảo chuyên đề về lập luận. Hội thảo đầu tiên được tổ chức
vào cuối tháng 8 năm 1987 [dẫn theo Nguyễn Đức Dân, 11, tr.163-164].
Trong khoảng thời gian gần đây, nghiên cứu về lập luận có bước
phát triển mạnh mẽ. Trong đó có cơng trình nghiên cứu Logic, cấu trúc, sự

phát ngơn: Những bài giảng về hoạt động ngôn ngữ (Logique, structure,
énonciation. Lectures sur le langage, Minuit, 1989). Cơng trình nghiên cứu
này, các tác giả đã đưa ra những kết quả nghiên cứu thú vị về hiện tượng đa
thanh khi phân biệt người tạo lập văn bản và người tiếp nhận văn bản,
những kết tử và tác tử trong lập luận. Thời kì này, lập luận cũng được được
tiếp cận theo của quan điểm ngữ dụng học. Tác giả Frans van Eemeren và
Rob Grootendorts đã đưa ra những quan điểm ngữ dụng biện chứng về lập
luận logic hình thức trong các cơng trình: Lập luận thông tin và những suy
luận sai lầm: Một viễn cảnh ngữ dụng - biện chứng (Argumentation,
communication and fallacies: A pragma - dialectical perspesctive, 1992) và
Một lí thuyết hệ thống về lập luận: Cách tiếp cận ngữ dụng - biện chứng về
lập luận (A systematic theory of argumentation: The pragma - dialectical
approach, 2004) [dẫn theo Nguyễn Duy Trung, 53, tr.14-15].
Lí thuyết lập luận gắn với lơ gích phi hình thức (informal logic)
cũng được đề cập đến trong cơng trình nghiên cứu Sự lập luận được hiểu
như là lơ gích phi hình thức (Understanding arguments: An introduction to
informal logic) của tác giả Robert J. Fogelin viết năm 1978. Từ lần tái bản
thứ tư vào năm 1991 có thêm Sinnott và Armastrong W. cộng tác. Lần tái
bản gần đây nhất là năm 2009, do Wadsworth Publishing ấn hành. Trong
cơng trình nghiên cứu này, các tác giả cho rằng: Một trong những mục đích
của lí thuyết lập luận là phải cho phép nghiên cứu tốt nhất mọi cấu trúc trừu
tượng để từ đó phát hiện những ngun lí cơ bản giúp phân biệt những lập


8

luận tốt và lập luận tồi. Mỗi lập luận được coi như một cách dùng ngôn ngữ
- hoạt động ngôn từ, trong hoạt động đó gồm có các luận cứ (activity of
arguing) [dẫn theo Nguyễn Duy Trung, 53, tr.14-16].
Như vậy, trong các cơng trình trên, lập luận đã được quan tâm trong

nhiều cơng trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau: Tu từ học, logic
học…. Dưới góc độ ngữ dụng học, lập luận đã được nghiên cứu như là một
hoạt động ngơn từ, trong hoạt động đó, lập luận gồm các luận cứ, các chỉ
dẫn lập luận (tác tử và kết tử lập luận).
2.2. Nghiên cứu về lập luận ở trong nước
Ở Việt Nam, nghiên cứu về lập luận phải kể đến các tác giả tiên
phong như: Vương Tấn Đạt (1994), Lơ gích hình thức [22]; Đỗ Hữu Châu
(2012), Đại cương ngôn ngữ học - Ngữ dụng học [8]; Nguyễn Đức Dân với
nhiều cơng trình, bài viết liên quan đến lí thuyết lập luận như: Nhập mơn lơ
gích hình thức và lơ gích phi hình thức năm 1996 [9], Ngữ dụng học năm
1998 [11], Lí thuyết lập luận - Tạp chí Ngơn ngữ (số 5) - 1998 [12], Về
khái niệm lập luận trong sách giáo khoa, Tạp chí Ngơn ngữ (số 2) - 2015
[20]; v,v… Trong những cơng trình nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra
cách hiểu về lập luận, những nhận định về quan hệ lập luận, chỉ dẫn lập
luận và lí lẽ trong lập luận. Đây cũng là những cơng trình được trình bày
một cách có hệ thống về lí thuyết lập luận, làm tài liệu quan trọng cho
những ai quan tâm nghiên cứu về vấn đề này.
Bên cạnh đó, tác giả Đỗ Thị Kim Liên (2005) cũng nghiên cứu về
lập luận trong giáo trình Ngữ dụng học [34]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu
lập luận trong hội thoại, chỉ ra một cách cụ thể các đặc điểm của lập luận
trên các phương diện: Cấu tạo, quan hệ, tính chất luận cứ, vị trí. Tác giả
cũng trình bày một cách hệ thống và đầy đủ mối quan hệ giữa lập luận và lẽ
thường.


9

Vai trò của lập luận đối với diễn thuyết, trong lĩnh vực pháp lí,
trong các cơng việc khác nhau và trong cuộc sống có ý nghĩa thực tiễn quan
trọng. Chính vì vậy, lập luận được nhiều người nghiên cứu quan tâm. Có

thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp lập
luận như: Lê Tô Thúy Quỳnh (2000), Ngôn ngữ và phương pháp lập luận
trong tranh cải pháp lí [45]; Nguyễn Thị Hải Yến (2000), Phương pháp lập
luận trong Tam Quốc Diễn Nghĩa [63]; Phan Thị Ngọc Thủy (2006), Lập
luận pháp lí (bình diện ngữ dụng học) [50].
Nghiên cứu lập luận trong tiếng nước ngồi có tác giả Trần Thế
Hùng (2006), Lập luận trong ngôn ngữ - Nghiên cứu trên ngữ liệu tiếng
Pháp [30]. Tác giả trình bày tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nghiên
cứu lập luận trong tiếng Pháp với tư cách là một ngoại ngữ để ứng dụng
vào việc giảng dạy tiếng Pháp cho người Việt học tiếng Pháp, đặc biệt là
cho sinh viên chuyên ngữ.
Nghiên cứu về lập luận trong thể loại báo chí có cơng trình của
Trần Lê Dung (2008) Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lí
thuyết lập luận [21]. Qua việc vận dụng lí thuyết lập luận vào việc phân
tích các bài bình luận của các nhà báo, tác giả khẳng định: “Lập luận là yếu
tố then chốt, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quyết định thành cơng của bài bình
luận”. Tác giả cũng đã trình bày các mơ hình lập luận cơ bản thường sử
dụng trong thể loại bình luận. Luận văn nghiên cứu thể loại bình luận báo
chí trên cơ sở lí thuyết lập luận nên đây sẽ là tài liệu quan trọng, gợi mở
nhiều vấn đề cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
Nguyễn Duy Trung (2014), Lơ gích, ngữ nghĩa và lập luận [53].
Tác giả đã sử dụng công cụ lơ gích hình thức và lơ gích phi hình thức để
hình thức hóa các biểu thức ngơn ngữ, làm sáng tỏ cách thức lập luận của
ngơn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng.


10

Võ Thị Mỹ Ân (2014), Lập luận trong tác phẩm “Tổng thống Mỹ Những bài diễn văn nổi tiếng” [1]. Tác giả đã cho thấy sự vận dụng lập
luận trong diễn thuyết rất tài tình và khéo léo của nhà chính trị nổi tiếng thế

giới.
Nhìn lại các cơng trình, bài viết nghiên cứu về lí lẽ, lập luận, nhận
thấy rằng, các tác giả nghiên cứu phương pháp lập luận dàn trải đều ở các
lĩnh vực như: văn học, pháp lí, báo chí, ngơn ngữ. Đối với diễn thuyết lĩnh
vực chính trị hầu như chỉ có Lập luận trong tác phẩm “Tổng thống Mỹ Những bài diễn văn nổi tiếng” - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học Trường
Đại học Quy Nhơn của Võ Thị Mỹ Ân (2014). Cho nên có thể nói, đề tài
Lập luận trong văn bản diễn thuyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài có
hướng nghiên cứu mới, thể hiện vai trò quan trọng của lí thuyết lập luận
trong lĩnh vực chính trị, góp phần nâng cao giá trị của lập luận trong ngơn
ngữ nói riêng và trong xã hội nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Lập luận trong văn bản diễn thuyết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cấu trúc của lập
luận, các đặc điểm của lập luận được khảo sát chủ yếu trong 120 lời kêu gọi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đặc điểm lập luận trong văn bản diễn thuyết
của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận chung
về lập luận trong văn bản; đồng thời, qua đó chỉ ra những phương thức, thủ
pháp nâng cao năng lực lập luận trong quá trình tạo lập và tiếp nhận văn
bản nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giao tiếp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


11

Phương pháp miêu tả: Được sử dụng để miêu tả, phân tích cấu trúc
lập luận, đặc điểm, vai trị của lập luận trong diễn thuyết của Chủ tịch Hồ

Chí Minh.
Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp xun suốt tồn bộ
luận văn. Phương pháp này được sử dụng để nhận diện, phân tích lập luận
trong các văn bản diễn thuyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh có chú ý đến mối
quan hệ với ngữ cảnh sử dụng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần củng cố và làm sâu sắc
thêm lí thuyết về lập luận; đặc biệt là lập luận trong văn bản diễn thuyết, từ
đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả lập luận trong
văn bản.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn sẽ có những đóng góp thiết thực cho việc định hướng lập
luận trong quá trình tạo lập và tiếp nhận văn bản.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập, nghiên cứu
cho sinh viên chuyên ngành.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Lí lẽ trong văn bản diễn thuyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số phương thức làm tăng hiệu quả lập luận trong
văn bản diễn thuyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


12

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chương này, luận văn chủ yếu khảo cứu một số vấn đề lí

thuyết mang tính chất định hướng như: Văn bản, văn bản diễn thuyết, lí
thuyết lập luận, lí lẽ chung trong lập luận và lập luận hiệu quả.
1.1. Văn bản và văn bản diễn thuyết
1.1.1. Văn bản và đặc trưng của văn bản
1.1.1.1. Văn bản
Từ trước đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về văn bản.
Trong cuốn Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (2011), Trần Ngọc
Thêm viết: “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong
đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống
văn bản cịn có cấu trúc văn bản chỉ rõ vị trí của mỗi câu và những mối
quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với cấu
trúc văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những mối quan hệ và
liên hệ ấy” [61, tr.19]. “Trong số các văn bản, những văn bản nào có đủ cả
liên kết hình thức, liên kết chủ đề và liên kết logic sẽ được gọi là các văn
bản điển hình. Loại văn bản này chiếm đa số và tạo nên phần trung tâm
của khái niệm văn bản” [61, tr.25].
Theo Nguyễn Khánh Nồng (2006), “Văn bản là sản phẩm của lời
nói ở dạng viết ở hoạt động giao tiếp mang tính hồn chỉnh về hình thức và
trọn vẹn về nội dung nhằm đạt tới một hoặc một số mục đích giao tiếp nào
đấy” [37; tr.70].
Theo Diệp Quang Ban (2009), “Văn bản là một loại đơn vị được
làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu
trúc, có đề tài…, như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển
chỉ đường…” [2; tr.193].


13

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học (1996), Nguyễn
Như Ý có nêu: “Văn bản là chuỗi các đơn vị kí hiệu ngơn ngữ làm thành

một thể thống nhất bằng mối liên hệ ý nghĩa mà thuộc tính cơ bản của nó
là sự hồn chỉnh về hình thức và nội dung; sản phẩm của lời nói được định
hình dưới dạng chữ viết hoặc in ấn” [62; tr.413].
Hiện nay, với sự phát triển của chuyên ngành Kí hiệu học, khái
niệm văn bản đang dần có sự dịch chuyển, xuất hiện thuật ngữ văn bản đa
phương thức. Theo đó, văn bản không chỉ là những sản phẩm của hoạt
động giao tiếp bằng ngơn ngữ mà cịn được thể hiện dưới hình thức phi
ngơn ngữ. Đó có thể là tranh ảnh, biểu đồ, logo, ma trận, phù hiệu, biểu
tượng…
Từ những ý kiến trên đây, chúng ta thấy rằng, tuy được phát biểu
theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung, khái niệm văn bản (text) là
bất cứ chuỗi ký hiệu nào có khả năng tiềm tàng có thể đọc ra nghĩa được,
bất kể là có do ký hiệu ngơn ngữ tạo thành hay khơng. Do đó, một nghi
thức, một điệu múa, một nét mặt, một bài thơ... đều là văn bản. Theo cách
hiểu này, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, văn bản chính là ngơn bản. Đó là
một chuỗi câu. Chuỗi câu đó có thể nói bằng miệng (ngơn bản nói) và có
thể ghi lại bằng chữ viết (ngơn bản viết).
Theo tác giả đề tài, văn bản là sản phẩm của tạo lời tồn tại dưới
dạng thức nói hoặc viết nhằm thực hiện các chức năng giao tiếp trong xã
hội. Nghiên cứu về văn bản cần xem xét trên các bình diện và gắn với thực
tiễn giao tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu và miêu tả văn bản,
không phải bao giờ cũng được xem xét một cách riêng rẽ mà có thể được
xem xét kết hợp dưới góc độ một đặc trưng nào đó của nó. Chẳng hạn, tính
liên kết của văn bản khơng chỉ được miêu tả trên bình diện cấu tạo hình
thức mà cịn cả trên bình diện nội dung của nó, nghĩa là có thể nói tới “sự
liên kết hình thức” và “sự liên kết nội dung” của văn bản.


14


1.1.1.2. Đặc trưng của văn bản
a. Văn bản có tính thống nhất trọn vẹn về nội dung
Văn bản là đơn vị lời nói có nội dung thơng tin hồn chỉnh nhất.
Câu cũng là đơn vị mang thông tin nhưng không hồn chỉnh.
Ví dụ 1:
So sánh câu Trong đầm gì đẹp bằng sen
Với bài ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn
Tính thống nhất trọn vẹn về nội dung của văn bản được thể hiện ở
chỗ: Nội dung các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều tập trung thể
hiện chủ đề của văn bản. Chẳng hạn, tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
được chia thành nhiều phần: Phần giới thiệu về gia cảnh của Thúy Kiều;
phần mơ tả gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha; Kiều
rơi vào tay Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh; Kiều gặp Từ Hải; Kiều báo ân báo
ốn; màn đồn viên ở đoạn kết thúc… tất cả đều cùng làm rõ cho chủ đề:
Trong xã hội phong kiến, người tài hoa thường bạc mệnh.
Văn bản có tính thống nhất đề tài - chủ đề, đặc điểm mà các đơn vị
mang chức năng thơng báo như câu, đoạn khơng thể có được.
b. Văn bản có tính hồn chỉnh về hình thức
Văn bản khơng chỉ là một chỉnh thể thống nhất trọn vẹn về nội dung
ý nghĩa mà cịn hồn chỉnh về hình thức. Nói cách khác, tính hồn chỉnh về
hình thức của văn bản là biểu hiện của tính thống nhất trọn vẹn về nội dung
của văn bản. Đã là một văn bản, ta khơng cần thêm bớt gì vào trước hoặc
sau văn bản.


15


Ví dụ 2:
Với văn bản Truyện Kiều, ta có thể bớt những câu mở đầu như:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
hoặc những câu cuối như
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh…
mà khơng phá vỡ gì đến tính hồn chỉnh của văn bản. Tuy nhiên, việc thêm
bớt đó khơng cần thiết.
Tính hồn chỉnh của văn bản thể hiện ở kết cấu. Một văn bản đầy
đủ thường có kết cấu 4 phần: Tiêu đề, phần mở đầu, phần thân và phần kết.
c. Văn bản có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc
Văn bản có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, các câu.
Nếu khơng có liên kết thì tập hợp câu chỉ là chuỗi hỗn độn. Tính liên kết
trong văn bản thể hiện ở hai phương diện:
Thứ nhất, liên kết nội dung. Liên kết nội dung được tách thành hai
bộ phận nhỏ là liên kết chủ đề và liên kết logic.
Liên kết chủ đề là liên kết giữa các mảng hiện thực được nói tới.
Đây là bình diện quan trọng thứ nhất của liên kết nội dung.
Tuy nhiên, liên kết nội dung chỉ trở nên hoàn chỉnh, hài hịa, mạch
lạc nếu có sự thống nhất với liên kết logic.
Ví dụ 3: Một con quạ khát nước. Tìm mãi nó mới thấy một cái bình
có một ít nước. Nhưng cổ bình q cao, nó khơng tài nào uống được. Quạ
bèn đi tha từng hòn sỏi bỏ vào bình. Một lát sau, nước dâng lên đến miệng
bình, quạ uống thỏa thê.
Văn bản vừa dẫn là sự kiện quan giữa các sự kiện: Quạ khát nước

 quạ tìm thấy bình có nước  nước ít, cổ bình cao, quạ khơng uống
được  quạ gắp sỏi bỏ vào bình  nước dâng lên quạ uống phủ phê.



16

Những sự kiện này được biểu đạt thông qua các câu và chúng được sắp xếp
một cách thống nhất, làm rõ và bổ sung cho nhau.
Liên kết logic là sự kết hợp mạch lạc, thống nhất về ngữ nghĩa giữa
các câu, các sự kiện được nói tới. Nếu liên kết chủ đề là sự tổ chức phần đề,
phần nêu đối tượng được đề cập đến của các câu, thì liên kết nội dung là sự
tổ chức phần thuyết, phần nêu nội dung về đối tượng, nói cách khác là liên
kết các hành động sự việc, các đặc trưng được biểu thị trong câu. Chẳng
hạn, ở ví dụ trên, liên kết chủ đề là sự liên kết các đối tượng con quạ, nước,
cái bình nước, những hịn sỏi; trong sự thống nhất với liên kết lôgic là sự tổ
chức liên kết các hành động, các sự việc (quạ) khát nước  tìm nước, nước
ít q  quạ khơng uống được  quạ gắp sỏi bỏ vào bình  nước dâng
lên  quạ tha hồ uống.
Vì vậy, liên kết logic là liên kết ở tầng sâu của liên kết nội dung.
Liên kết logic hỗ trợ cho liên kết chủ đề để tạo nên sự hợp lí, thống nhất,
mạch lạc về nội dung. Nếu thiếu liên kết logic thì tính thống nhất của liên
kết chủ đề sẽ bị phá vỡ, các câu trong chuỗi sẽ trở nên mâu thuẫn.
Thứ hai, liên kết hình thức. Liên kết nội dung được thể hiện bằng
một hệ thống các phương tiện và phương thức liên kết hình thức. Liên kết
hình thức là sự hiện thực hóa liên kết nội dung.
Một số phương thức liên kết hình thức: phương thức lặp, phương
thức nối, phương thức thế, phương thức tỉnh lược, phương thức liên tưởng,
phương thức đối.
d. Văn bản chứa thông tin hiển ngôn và thông tin hàm ngôn
Thông tin hiển ngôn là loại lượng nghĩa tường minh, tạo thành
luồng thông tin thứ nhất giúp người đọc tiếp nhận văn bản và là cơ sở để
người đọc tiếp nhận thông tin hàm ngôn. Thông tin hàm ngôn là loại thông

tin ẩn chứa sau bề mặt câu chữ, giúp cho người đọc tiếp nhận một cách đầy
đủ hơn, sâu sắc hơn về văn bản, muốn nhận biết phải qua thao tác suy ý.


17

Ví dụ 4:
Xét câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. Câu tục ngữ này không chỉ
dừng lại ở lời khuyên một cách trực tiếp “uống nước thì phải nhớ nguồn”
(thơng tin hiển ngơn) mà cịn nhằm đến một bài học về ứng xử khái quát
hơn, rộng hơn: “Làm người thì phải biết ơn những người đã tạo dựng cho
mình, giúp đỡ mình” (thơng tin hàm ngơn).
1.1.2. Văn bản diễn thuyết
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia [71], “diễn thuyết (diễn
thuyết trước cơng chúng) là nghệ thuật nói chuyện với một nhóm người
theo một phương cách được chuẩn bị kỹ nhằm cung cấp thơng tin, gây tác
động hoặc giải trí cho thính giả”. Trong diễn thuyết, cũng giống bất cứ
hình thức truyền thơng nào khác, có năm yếu tố căn bản thường được biểu
thị như sau, ai đang nói điều gì với ai và đang sử dụng phương tiện nào để
gây ra kết quả gì ? Mục tiêu của nghệ thuật diễn thuyết có thể kể từ việc
chuyển tải thơng tin đến hô hào lôi kéo công chúng đi đến hành động, hoặc
chỉ đơn giản là kể một câu chuyện. Một nhà hùng biện tài năng không chỉ
cung cấp thông tin cho người nghe mà cịn có thể làm họ thay đổi cảm xúc.
Nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng, cũng như các bài diễn
văn, đã có từ thời xa xưa. Quyển sách giáo khoa đầu tiên về chủ đề này
được viết hơn 2.400 năm trước, những ngun lí được trình bày cặn kẽ
trong đó đã được đem vào ứng dụng qua trải nghiệm của những nhà hùng
biện Hy Lạp cổ đại.
Từ cơ sở những khái niệm về văn bản và diễn thuyết, tác giả đề tài
định nghĩa như sau: Văn bản diễn thuyết là văn bản mà trong đó người

diễn thuyết sử dụng ngôn ngữ một cách nghệ thuật, uyển chuyển, linh
hoạt nhằm cung cấp thông tin, gây ảnh hưởng và tạo sự chú ý đến đối
tượng tiếp nhận nhằm đạt mục đích và hiệu quả diễn thuyết.


18

Từ (1.1.1) và (1.1.2), có thể rút ra vài đặc điểm nhận dạng Văn bản
diễn thuyết như sau:
1.1.3. Đặc điểm nhận dạng văn bản diễn thuyết
- Lí lẽ diễn thuyết: Các thông tin được cung cấp trong văn bản diễn
thuyết phải có luận cứ chặt chẽ, thuyết phục.
- Cách dùng từ: Uyển chuyển, linh hoạt và đảm bảo tính lơ gích.
- Mục đích: Gây sự tác động, ảnh hưởng và tạo sự chú ý đến đối
tượng tiếp nhận
1.2. Lí thuyết về lập luận
1.2.1. Về khái niệm lập luận
Lập luận từ lâu đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm tìm hiểu
và nghiên cứu, mở đầu là các nhà ngơn ngữ học phương Tây. Trước đây,
lập luận được nghiên cứu trong tu từ học và logic học. Những năm 70 của
thế kỷ XX, hai nhà ngôn ngữ học Pháp là Oswald Ducrot và Jean Claude
Anscombre đã đặc biệt quan tâm tới bản chất ngữ dụng học của lập luận, từ
đó đã phát triển lí thuyết này.
Trong những thập niên gần đây, một số nhà Việt ngữ học đã có các
cơng trình nghiên cứu về lí thuyết lập luận như: Diệp Quang Ban [2], Đỗ
Hữu Châu [8], Nguyễn Đức Dân [11], Đỗ Thị Kim Liên [34]… từ đó mở
đường cho nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về lập luận.
Lập luận được các tác giả hiểu khác nhau, Đỗ Hữu Châu quan niệm
“Lập luận là đưa ra những lí lẽ, nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận
hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [8,

tr.155]. Nguyễn Đức Dân cho rằng “Lập luận là một hoạt động ngôn từ.
Bằng công cụ ngơn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người
nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (một số) kết luận hay
chấp nhận một (một số) kết luận nào đó” [11, tr.165]. Theo Đỗ Thị Kim
Liên, “Lập luận là người nói hay người viết đưa ra một hay một số lí lẽ mà


19

ta còn gọi là luận cứ, nhằm dẫn dắt người đọc hay người nghe đến một kết
luận nào đó mà người nói, người viết hướng tới” [34, tr.141].
Lập luận được thể hiện ở mọi cấp độ: Một phát ngôn (câu), một đoạn
văn cho đến một văn bản. Lập luận có vai trò quan trọng trong việc tạo ra
sự mạch lạc của diễn ngôn và trong việc thuyết phục người tiếp nhận diễn
ngơn qua các lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh, thuyết phục người đọc tin
hoặc thực hiện theo.
Quan hệ lập luận có thể được biểu diễn theo mơ hình sau.
p, q  r

Trong đó: p, q là lí lẽ; r là kết luận, giữa p, q, r có quan hệ lập luận
và tổ hợp p, q… r được gọi là một lập luận.
Ví dụ 5:
“Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thơi. Được thời
có thế thì biến mất làm cịn, hóa nhỏ thành lớn. Mất thời khơng thế thì
mạnh quay thành yếu, n chuyển làm nguy, chỉ như khoảng trở bàn tay mà
thôi. Nay các ông không rõ thời thế, lại trang sức bằng những lời dối trá,
thế chẳng phải là kẻ thất phu hèn kém ư ? Sao đủ để cùng nói việc binh
được.”
(Nguyễn Trãi, Thư dụ Vương thông lần nữa)
Lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân - quả:

Luận cứ tác giả đưa ra đều là lí lẽ, xuất phát từ một chân lí tổng
quát: “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế…” để suy ra hai hệ
quả: “Được thời có thế thì biến mất làm cịn, hóa nhỏ thành lớn” và “Mất
thời khơng thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy”. Đây chính
là cơ sở khẳng định bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá nên
chỉ là “kẻ thất phu hèn kém” và khơng đủ tư cách “cùng nói việc binh
được”, khẳng định sự thất bại của chúng là tất nhiên.


20

Ví dụ 6:
“… Xin hãy dạy cho thằng bé tránh xa bản tính ganh ghét, đố kị.
… Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác
lại chính là những người dễ đánh bại nhất.
… Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thi
trượt còn hơn gian lận trong khi thi.
… Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử tốt đối với những người
hòa nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo.
… Xin dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng
cần phải sàng lọc nó qua một tấm lưới chân lí để rồi chỉ đón nhận những gì
tốt đẹp.
… Và nếu có thể, xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn
bã. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng khơng có sự xấu hổ trong những giọt
nước mắt.
… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho
người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái
tim và tâm hồn mình. Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh lại làm ngơ trước một
đám đông gào thét và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.
… Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nng

chiều bởi vì chỉ có thử thách của lửa mới tơi luyện được những thanh sắt
cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ
kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm…”
[Trích Thư của cố Thổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865)
gửi thầy giáo của con trai mình nhân ngày tựu trường, Những câu chuyện
về người thầy, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh].
Ví dụ này đưa ra các lí lẽ rất thuyết phục, thể hiện sự mong muốn
và cũng là yêu cầu về phương pháp dạy học hiệu quả mà một người cha gửi
thầy giáo của con trai mình mang tính chân lí, thể hiện giá trị nhân văn sâu


21

sắc, nhằm mục đích tính giáo dục con người trở thành một hạt giống tích
cực và có ích cho xã hội, điều đó được thể hiện qua các luận điểm: Tránh
xa tính “ganh ghét, đố kị”; “biết cách mỉm cười khi buồn bã”; “biết cách
chấp nhận thi trượt còn hơn gian lận trong khi thi”; “biết cách đối xử tốt
đối với những người hòa nhã” nhưng phải “cứng rắn đối với những kẻ thô
bạo”; “phải lắng nghe tất cả mọi người” nhưng cần “phải sàng lọc nó qua
một tấm lưới chân lí” để rồi chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.
Đặc biệt ở đoạn gần cuối của bức thư, yêu cầu sự giáo dục nghiêm
khắc nhưng hết sức mềm dẻo từ nhà trường. Đối xử dịu dàng là một phong
cách ứng xử phù hợp với môi trường sư phạm nhưng khơng được nng
chiều, vuốt ve vì nó rất dễ làm hư hỏng một con người. Các lí lẽ mà
Abraham Lincoln đưa ra xuất phát từ chân lí khái quát “Thương cho roi
cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” và “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”,
những điều đó sẽ rèn giũa, tôi luyện cho con người trở nên cứng cõi, can
đảm và kiên nhẫn hơn.
Để làm rõ hơn cho khái niệm lập luận, chúng ta cần có những sự
phân biệt cần thiết như sau:

1.2.2. Sự lập luận theo diễn từ chuẩn và lập luận trong ngôn ngữ
Sự lập luận là một hành vi ngôn ngữ - một hành động lập luận.
- Hành vi ngơn ngữ: Có thể được hiểu một cách rộng rãi nhất là có
nhiều cách khác nhau để hành động bằng lời nói.
- Hành động lập luận: Trước hết được phân thành hai kiểu là sự lập
luận theo diễn từ chuẩn và sự lập luận qua ngôn ngữ.
1.2.2.1. Theo nghĩa truyền thống, sơ đồ lập luận cơ sở tạo thành tế
bào trong một văn bản lập luận là hai phát ngơn có quan hệ suy diễn lơ gích:
Từ phát ngơn này, một cách lơ gích, sẽ suy ra phát ngơn kia.
Chính các sự kiện, các cứ liệu làm nên các luận cứ cho sự lập luận.
Nghĩa là các sự kiện và cứ liệu có liên hệ với nhau theo những quy luật lô


22

gích xác định. Do vậy, dựa trên sự kiện và quy tắc suy diễn lơ gích, một lập
luận được thực hiện sẽ khơng có vấn đề gì phải bàn cãi nữa. Sự lập luận
như vậy được gọi là lập luận theo diễn từ chuẩn mực.
Ví dụ 7:
Để chứng minh hai tam giác bằng nhau chúng ta phải chứng minh
rằng hai tam giác này đáp ứng một trong các điều kiện đủ để hai tam giác
bằng nhau. Chẳng hạn, đó là điều kiện “cạnh, góc, cạnh”. Lúc đó, chúng
ta có ba phần (ít nhất là 3 lập luận) để chứng minh cạnh thứ nhất bằng
nhau, cạnh thứ hai bằng nhau và góc xen giữa chúng bằng nhau.
Lập luận trên là lập luận theo “diễn từ chuẩn”, khơng có già phải
bàn cãi, vì nó là những định lí, định luật.
1.2.2.2. Sự lập luận trong ngơn ngữ có khác.
Trong hoạt động ngơn từ, có những biểu thức ngơn ngữ định
hướng cho một kết luận nào đó, nghĩa là định hướng cho một sự lập luận
nào đó. Mỗi phát ngơn, ngồi nghĩa văn bản cịn có tiềm năng ngữ nghĩa

tạo ra chuỗi liên kết với các phát ngơn khác. Nghĩa là cần nhìn nhận chức
năng ngữ dụng của một phát ngôn trong một chuỗi các phát ngơn đi với nó.
Ví dụ 8:
Quan sát các câu dưới đây:
(1) Anh này có Chứng chỉ Tin học trình độ B.
(2) Anh này có Chứng chỉ Tin học trình độ B thơi.
(3) [Do vậy] anh này đủ tiêu chuẩn tham gia dự tuyển.
(4) [Do vậy] anh này không đủ tiêu chuẩn tham gia dự tuyển.
Kết hợp các câu trên cho ta thấy tiềm năng lập luận của chúng:
Câu (1) kết hợp với câu (3) hoặc với câu (4) là câu phủ định của câu
(3). Trong khi đó, câu (2) chỉ khác câu (1) ở từ “thơi” nhưng nó lại khơng
thể kết hợp với câu (3) mà chỉ có thể kết hợp câu (4) là câu phủ định của
câu (3).


23

(5a) Anh này có Chứng chỉ Tin học trình độ B thôi. Do vậy, anh này
không đủ tiêu chuẩn tham gia dự tuyển (+).
(5b) Anh này có Chứng chỉ Tin học trình độ B thơi. Do vậy, anh này
đủ tiêu chuẩn tham gia dự tuyển (-).
Điều này có nghĩa là chính từ “thơi” đã tạo ra một định hướng nghĩa
âm tính (tiêu cực) cho câu (2) khiến nó chỉ có thể kết hợp với những câu
mang ý nghĩa phủ định như câu (4).
Thử xét ví dụ khác:
(6) Cái máy này đến 4 người cũng không khiêng nổi.
Từ câu trên đây, chúng ta đi tới một lập luận câu (7a) nhưng không
thể chấp nhận lập luận câu (7b):
(7a) Cái máy này đến 4 người cũng không khiêng nổi. Chỉ anh và
em làm sao mà khiêng nổi.

(7b) Cái máy này đến 4 người cũng khơng khiêng nổi. Chúng ta có
5 người làm sao mà khiêng nổi.
Câu (6) có định hướng lập luận nhờ kết cấu ngữ pháp “Đến A cũng
X”. Đây là cấu trúc thang độ hóa các sự kiện mà dạng khái qt của nó là
“Đến A (cũng) cịn X nữa là B”. Cấu trúc ngữ pháp này cho phép ta tạo ra
lập luận sau:
“A đã X. Vậy thì B cũng X”
Theo nghĩa này, sự lập luận là một hoạt động - một thao tác ngơn
ngữ, qua đó, người nói đưa ra một hay một số phát ngôn làm luận cứ mà
cấu trúc ngôn ngữ và nội dung của chúng đưa người nghe tới những chuỗi
liên kết dẫn tới một kết luận nào đó [11, tr.167].
1.2.3. Hai phương diện của lập luận: Lí lẽ khoa học và hành
động thực tiễn
Một lập luận được coi là tốt hay khơng tốt nếu nó phục vụ tốt hay
khơng tốt cho mục đích mà người nói đặt ra từ đầu. Trong lập luận, lí lẽ


×