Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Báo cáo thực tập tại Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.76 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Vụ tài chính tiền tệ là một trong số các cơ quan giúp cho Bộ Kế Hoạch-
Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình. Vụ có chức năng quản
lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, xây dựng các cân đối lớn như cân
đối NSNN, cân đối tiền – hàng, tham mưu về chính sách tài chính, tiền tệ,
chính sách huy động và sử dụng nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội một cách có hiệu quả. Kể từ khi thành lập cho tới nay, Vụ Tài Chính- Tiền
Tệ đã không ngừng nổ lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đạt
được những kết quả đáng khích lệ góp phần vào sự phát triển của đất nước. Có
thể thấy, Vụ Tài Chính- Tiền Tệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công
tác điều hành, quản lý lĩnh vực tài chính, tiền tệ của đất nước. Trong thời gian
5 tuần thực tập tổng hợp tại Vụ, dưới sự hướng dẫn của chuyên viên Vũ Ngọc
Hưng và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên của Vụ, tôi đã có cơ
hội được tìm hiểu về Vụ, về chức năng nhiệm vụ, tình hình công tác của Vụ
Tài Chính – Tiền Tệ. Qua đó, tôi đã có được những hiểu biết sâu hơn về công
tác của Vụ trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo THS. Đặng
Thị Lệ Xuân, anh Vũ Ngọc Hưng cùng các cán bộ Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đã
giúp đỡ tôi hoàn thành bản báo cáo này.
1
PHẦN I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, ngày
31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập ủy ban Nghiên cứu
kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế
hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa.
Đến ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban
Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên
cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế


hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.
Ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập
ủy ban Kế hoạch Quốc gia có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển
kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
Tháng 10/1960, uỷ ban Kế Hoạch Quốc gia được đổi tên thành Uỷ Ban
Kế Hoạch Nhà Nước. Qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho
ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định
151/HĐBT giải thể ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân
vùng kinh tế cho ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách,
luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới.
Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quyết
định thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất ủy ban Kế hoạch
Nhà nước và ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
2
2. Chức năng nhiệm vụ chung của Bộ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu
tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về
lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực
hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

theo ngành, vùng lãnh thổ.
- Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có
liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong
và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể các nguồn từ nước ngoài để
xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đói chủ yếu của nền kinh tế quốc
dân.
- Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy
ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối
tổng hợp kế hoạch.
- Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực
hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế
- kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều
phối quản lý và sử dụng nguồn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp
tác, liên doanh.
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà
nước.
- Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển
kinh tế - xã hội.
3
- Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ
công chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính
sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển.
3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư
Khối các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:

Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức – Cán bộ, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh
tế địa phương và lãnh thổ, Vụ Tài chính - Tiền tệ, Cục Phát triển Doanh nghiệp
vừa và nhỏ, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Thương mại và dịch vụ, Cục đầu tư
nước ngoài, Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Vụ Thẩm định và
Giám sát đầu tư, Vụ Quản lý đấu thầu, Vụ Kinh tế công nghiệp, Vụ Kinh tế
nông nghiệp, Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị, Vụ lao động-Văn hoá- Xã hội, Vụ
Khoa học-Giáo dục-Tài nguyên và Môi trường, Vụ Quốc phòng – An ninh, Vụ
Pháp chế, Vụ Hợp tác xã, Ban Thanh tra.
Khối tổ chức hành chính sự nghiệp gồm: Viện Chiến lược phát triển, Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh
tế - xã hội quốc gia, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Báo Đầu tư, Trung tâm bồi
dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch, Trung tâm Tin học, Tạp chí Khu công
nghiệp Việt Nam.
Từ chỗ chỉ có 55 người khi mới thành lập năm 1955, năm 1988 biên chế
của Bộ đạt số lượng cao nhất 930 người; đến cuối năm 2006 Bộ Kế hoạch và
Đầu tư có 822cán bộ công nhân viên, trong đó lãnh đạo Bộ có 8 người, lãnh
đạo cấp vụ và tương đương có 155 người, cán bộ, công chức có 658 người. Về
trình độ, có 2 người có học hàm giáo sư, 6 người có học hàm phó giáo sư, 6
người có trình độ tiến sĩ khoa học, 126 người có trình độ tiến sĩ, 91 người có
BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG

KHỐI CƠ QUAN GIÚP BỘ
THỰC HIỆN CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHỐI CÁC TỔ CHỨC HÀNH
CHÍNH SỰ NGHIỆP
4
trình độ thạc sĩ, 550 người có trình độ đại học và cao đẳng, 153 cán bộ đảng
viên có trình độ lý luận chính trị cao cấp, 401 người có trình độ lý luận chính
trị trung cấp.
II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VỤ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vụ Tài Chính - Tiền Tệ
Ngày 8/10/1955 cùng với sự ra đời của Uỷ Ban Kế Hoạch Quốc Gia,
theo nghị quyết của Hội đồng Chính Phủ, Phòng Tài Chính và Thương Mại -
tiền thân của Vụ Tài Chính Tiền Tệ hiện nay đã được thành lập. Phòng Tài
Chính và Thương Mại có nhiệm vụ tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1955-1957) và kế hoạch 3 năm cải
tạo và phát triển kinh tế - xã hội (1958-1960), nghiên cứu trình chính phủ các
cơ chế, chế độ về tài chính, kế hoạch hoá giá thành, phí lưu thông.
Ngày 9/10/1961, Hội đồng Chính Phủ ra Nghị định số 158-CP quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ Ban Kế Hoạch Nhà
Nước với cơ cấu gồm Văn phòng, Tổng cục quản lý xây dựng cơ bản và 14
Vụ chuyên môn, trong đó có Vụ Kế hoạch Tài Chính và Giá Thành. Tổng số
cán bộ của Vụ lúc đó gồm 12 người với 1 vụ trưởng, 2 vụ phó và 9 cán bộ.
Ngay sau khi thành lập, Vụ Kế Hoạch Tài Chính và Giá Thành đã tham gia
vào việc lập kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ nhất và kế hoạch thời chiến giai
đoạn 1966-1975.
Đến cuối những năm 70, đầu những năm 80, tên gọi của Vụ được
chuyển thành Vụ Kế Hoạch Tài Chính – Giá Thành – Giá Cả. Số lượng cán bộ
của Vụ thời kỳ này lên tới trên 30 cán bộ. Chức năng của Vụ thời kỳ này
được phân công bao gồm: tổng hợp kế hoạch giá thành, chi phí lưu thông và

tích luỹ phát sinh của khu vực kinh tế quốc doanh; lập bảng cân đối tài chính
Nhà Nước, bảo đảm thống nhất giữa kế hoạch hiện vật và kế hoạch tài chính;
kiểm tra dự án ngân sách Nhà Nước do Bộ Tài Chính lập, kiểm tra dự án kế
hoạch tín dụng do Ngân hàng Nhà Nước lập, đảm bảo cân đối kinh tế quốc
dân; lập bảng cân đối thu chi tiền tệ của dân cư để xác định phương hướng
phát hành tiền tệ, phương hướng cân đối giữa tiền và hàng; kiểm tra dự án kế
hoạch tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước; cùng với Uỷ ban Vật giá Nhà nước
xác định phương hướng kế hoạch giá cả.
Đến năm 1988, chủ nhiệm uỷ ban đã có quyết định sát nhập Vụ Tổng
hợp kinh tế quốc dân và Vụ Tài Chính – Giá thành – Giá cả và một bộ phận
của vụ đầu tư xây dựng, Vụ vật tư thành Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
5
Tuy nhiên, do đòi hỏi khách quan của công tác hoạch định chính sách
tài chính tiền tệ, ngày 11/11/1989, Chủ nhiệm uỷ ban đã có quyết định thành
lập Vụ Tài Chính với chức năng chủ yếu gồm nghiên cứu phương hướng phát
triển nền tài chính quốc gia; xây dựng các bảng cân đối kế hoạch tổng hợp về
lĩnh vực giá trị của nền kinh tế; xây dựng và tổng hợp kế hoạch thu chi ngân
sách Nhà Nước, kế hoạch tín dụng tổng hợp, kế hoạch thu chi tiền mặt và chỉ
số giá; giúp uỷ ban trình Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn các chỉ tiêu thu chi
của NSNN, tín dụng, tiền mặt và chỉ số giá; kết hợp với Uỷ ban vật giá ban
hành bảng giá hiện hành kế hoạch; kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu về tài
chính, tín dụng, giá cả do Hội đồng Bộ trưởng giao và chính sách đã ban hành.
Tháng 4/ 1995, Chủ nhiệm Uỷ ban đã có quyết định số 86 UB/TCCB
đổi tên Vụ thành Vụ Tài Chính - Tiền Tệ. Từ cuối những năm 90, số lượng
cán bộ ổn định vào khoảng 20 cán bộ cho đến nay.
2. Chức năng nhiệm vụ của Vụ
Trong thời kỳ trước năm 1986, nhiệm vụ của Vụ Tài Chính - Tiền Tệ
được giao rất nặng nề và to lớn. Hàng năm, Vụ phải tham mưa cho Bộ
( UNKHNN) xây dựng được bảng cân đối tổng hợp và thu chi tiền tệ dân cư.
Đây là một trong số các cân đối lớn hàng năm Bộ phải báo cáo Bộ Chính Trị,

Ban Bí Thư và Thủ Tướng xem xét quyết định. Ngoài cân đối trên, Bộ còn
giao cho Vụ nhiệm vụ xây dựng chỉ tiêu giá thành giá cả và phí lưu thông hợp
lý giao cho các Bộ, ngành căn cứ trên chế độ lập kế hoạch, hạch toán và thống
kê giá thành.
Đến giai đoạn đổi mới, từ sau năm 1986, xuất phát từ chủ trương đường
lối đổi mới theo định hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, nhiệm vụ của Vụ Tài Chính - Tiền Tệ cũng được thay đổi cho phù hợp
với thực tế. Các nhiệm vụ mang tính cụ thể, vi mô trước đây đã được thay thế
dần bằng việc hoạch định các chính sách và cân đối mang tính vĩ mô.
Tháng 4/1996, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư đã có quyết định số 97
BKH/TCCB, căn cứ Nghị định số 75/CP, quy định về chức năng nhiệm vụ và
tổ chức bộ máy của Vụ Tài Chính - Tiền Tệ với những nội dung chính gồm:
- Xác định phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của lĩnh vực tài chính, tiền tệ,
giá cả.
- Xây dựng các bảng cân đối tổng hợp về tài chính - tiền tệ trong thời kỳ kế
hoạch: cân đối tài chính, cân đối ngân sách Nhà nước, cân đối tổng thể tiền
tệ, cân đối tín dụng, cân đối tiền mặt, cân đối thanh toán quốc tế, cân đối
6
ngoại tệ, cân đối tiền hàng và các giải pháp thực hiện các cân đối trên; xác
định chỉ số lạm phát dự kiến trong kỳ kế hoạch.
- Tham gia với Bộ Tài Chính phân bổ kế hoạch thu chi ngân sách trong kỳ kế
hoạch cho các Bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ và
các địa phương.
- Phối hợp với các Vụ trong Bộ, với Bộ Tài Chính và các Bộ, Ngành xác
định kinh phí cho các dự án, chương trình quốc gia( thuộc khoản chi thường
xuyên của ngân sách) và phân bổ kinh phí của các chương trình, dự án cho
các ngành địa phương, các đơn vị sử dụng.
- Nghiên cứu đề xuất các chủ trương biện pháp và cơ chế chính sách lớn trên
lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả.
- Kiểm tra, theo dõi và lập báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm việc

thực hiện kế hoạch tài chính tiền tệ, giá cả. Phối hợp với Bộ Tài Chính giải
quyết các nhu cầu đột xuất, phát sinh ngoài kế hoạch thu, chi NSNN.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch của một số cơ quan.
Ngày 19/8/2003, Bộ trưởng đã có quyết định số 608/QĐ-BKHĐT về chức
năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Tài Chính - Tiền Tệ với các nhiệm
vụ chủ yếu sau:
- Xác định phương hướng nhiệm vụ kế hoạch của lĩnh vực tài chính, tiền tệ
và giá cả từng thời kỳ kế hoạch
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các cân đối tổng hợp về
tài chính, tiền tệ trong thời kỳ kế hoạch.
- Làm đầu mối phối hợp với Bộ Tài Chính phân bổ kế hoạch thu chi ngân
sách, đề xuất nguồn bổ sung nhu cầu phát sinh đột xuất ngoài kế hoạch.
Phối hợp phân bổ cơ cấu ngân sách Trung ương trong lĩnh vực đầu tư phát
triển. Phối hợp phân bổ vốn bổ sung dự trữ Nhà nước. Tổng hợp vốn hỗ trợ,
vốn tín dụng Nhà nước, vốn góp cổ phần liên doanh.
- Tổng hợp các chỉ tiêu giá trị nền kinh tế về tài chính, tiền tệ, tín dụng và giá
cả. Tổng hợp phương án phân bổ vốn của chương trình mục tiêu quốc gia,
phối hợp với các đơn vị phân bổ từng chương trình cụ thể. Phối hợp tổng
hợp kinh phí điều tra cơ bản. Phối hợp lập kế hoạch giải ngân, vay, trả nợ
vốn ODA.
- Nghiên cứu đề xuất các chủ trương, biện pháp, cơ chế chính sách về tài
chính, tiền tệ và giá cả. Chủ trương soạn thảo cơ chế chính sách cụ thể khi
được giao.
7
- Tham gia xây dựng và thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế
chính sách trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và giá cả để các bộ, ngành trình
ban hành theo thẩm quyền.
- Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, tiền tệ, giá cả,
báo cáo tình hình: tháng, quý và hàng năm, đề xuất các giải pháp xử lý
những vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch của: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước
và toàn ngành ngân hàng (trừ Ngân hàng Chính sách xã hội), Quỹ hỗ trợ
phát triển, các Quỹ tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
Nhiệm vụ của Vụ Tài Chính - Tiền Tệ ngày càng được mở rộng và đổi
mơi về nội dung, phù hợp với xu hướng đổi mới của nền kinh tế trong đó có
nhiều chức năng do Vụ chủ trì thực hiện. Vụ Tài Chính - Tiền Tệ ngày càng có
những đóng góp quan trọng vào điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, tín
dụng.
3.Cơ cấu tổ chức của Vụ Tài Chính - Tiền Tệ
Vụ Tài Chính - Tiền Tệ được tổ chức thành 2 bộ phận là: nhóm tài chính
và nhóm tiền tệ. Nhóm tài chính có chức năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ
được giao có liên quan tới lĩnh vực tài chính như: tham gia xây dựng kế hoạch
thu chi ngân sách, phối hợp phân bổ thu chi ngân sách, tổng hợp vốn đầu tư
phát triển, phân bổ vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia, lập kế hoạch giải
ngân, vay, trả nợ ODA….Nhóm tiền tệ có chức năng thực hiện các nhiệm vụ
được giao có liên quan tới lĩnh vực tiền tệ như: tham gia xây dựng kế hoạch
Vụ Trưởng
Vụ Phó
Vụ Phó Vụ Phó
Nhóm tiền tệNhóm tài chính
8
cung ứng tiền tệ, xây dựng các chính sách tiền tệ, kiểm soát, điều chỉnh lượng
cung tiền trong lưu thông, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiền
tệ, ….Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên. Biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư quyết định riêng.

PHẦN II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ THỰC
TẬP

I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA VỤ
Với một đội ngũ cán bộ không nhiều nhưng công việc phải triển khai thực
hiện trong suốt những năm qua của Vụ Tài Chính - Tiền Tệ là khá lớn. Với
chức năng là tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về cơ chế, chính sách tài chính tiền tệ
và kết hợp với các Bộ xây dựng các cân đối lớn như giá, lương, tiền, cân đối
tiền tệ, cân đối ngân sách, cân đối ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế...trong
thời gian qua Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đã tham gia vào các hoạt động sau:
Thứ nhất, trong công tác xây dựng kế hoạch và cân đối NSNN
Một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Vụ Tài Chính - Tiền Tệ là
công tác xây dựng kế hoạch và cân đối NSNN. Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đóng
vai trò khởi đầu trong quy trình xây dựng cân đối NSNN thông qua việc đưa ra
các định hướng và các cân đối vĩ mô để trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu
NSNN. Vụ đã chủ động tính toán khả năng thực hiện thu, chi NSNN, trong đó
ước thực hiện thu NSNN từ các nguồn thu nội địa, thu từ dầu thô một cách tích
cực để có căn cứ thảo luận với Bộ Tài Chính. Trong lĩnh vực này, Vụ Tài
Chính - Tiền Tệ luôn thể hiện năng lực nghiên cứu độc lập với các quan điểm
khách quan, kiên quyết và đảm bảo được các nguyên tắc tài chính, góp phần
giữ vững vai trò, vị thế của Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư trong quá trình hoạch định
các chính sách kinh tế. Sự phối hợp giữa Vụ Tài Chính - Tiền Tệ , Bộ Kế
Hoạch - Đầu Tư với Vụ NSNN và các Vụ, Tổng cục của Bộ Tài Chính ngày
càng hiệu quả và đạt được những bước tiến đáng kể, thể hiện sự đồng thuận
cao trong công tác Tài chính và Ngân sách. Hai bên đã nhất trí tính toán cân
đối NSNN về các nguồn thu doanh nghiệp ngoài nhà nước, thu từ khu vực có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đã đưa ra những cải tiến và đề xuất phương
pháp tiếp cận mới trong việc xác định khung NSNN trên cơ sở đó các kiến
nghị của Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư thời gian qua vừa có tính tích cực vừa hiện
9
thực và vững chắc được Chính phủ chấp nhận. Trước kia, khi cân đối NSNN,
phương pháp của Bộ Tài Chính là chỉ dựa trên số liệu lịch sử của các năm thực

hiên từ đó xác định tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu và tính ra dự kiến các
chỉ tiêu cho năm kế hoạch. Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đã đưa ra phương pháp tiếp
cận tính toán các chỉ tiêu kế hoạch NSNN mà cơ bản là các khoản thu, chi và
thâm hụt NSNN dựa trên giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Cách tiếp cận
vĩ mô để tính tổng thu NSNN của Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đã đưa ra mức thu
sát với thực tế hơn, điều đó chứng tỏ phương pháp đề ra là đúng đắn. Thông
qua việc sử dụng tiếp cận mới này, Vụ Tài Chính - Tiền Tệ trong quá trình xây
dựng kế hoạch ngân sách hàng năm đã chứng minh khả năng thu hiện thực
thường cao hơn nhiều so với cách tính toán của Bộ Tài Chính và do đó đã được
lãnh đạo Bộ và Chính Phủ chấp nhận. Thu NSNN từ chổ không đủ chi thường
xuyên đến có tích luỹ và đáp ứng lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển trong đó
có chi xây dựng cơ bản. Mức thu NSNN những năm qua đã tăng dần qua các
năm. Bội chi NSNN cũng đã được tính toán căn cứ trên GDP.
Vụ Tài Chính - Tiền Tệ cũng đã đưa ra một số nguyên tắc khác và quán
triệt trong quá trình tính toán NSNN, trong đó có nguyên tắc đẩy mạnh thu nội
địa, tạo ra sự vững chắc trong thu ngân sách bằng cách tránh thất thu và nuôi
dưỡng nguồn thu. Về chi NSNN, Vụ Tài Chính - Tiền Tệ cũng đã đề xuất và
kiên định nguyên tắc “lường thu mà chi”, có thu mới chi, không có thu thì cắt
giảm chi. Đây là những nguyên tắc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô
cùng quan trọng, nó đảm bảo cho sự chi tiêu đúng mức, tiết kiệm và bảo đảm
ổn định nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng chi tiêu quá mức khả năng có
thể của nền kinh tế. Vụ cũng đưa ra nguyên tắc tốc độ tăng chi đầu tư phát
triển trong NSNN phải cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên, do vậy trong
những năm qua chi đầu tư phát triển trên tổng chi NSNN trong những năm qua
luôn đạt cao ở mức trên 28% tổng chi NSNN.
Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đã tích cực nghiên cứu triển khai cùng Bộ Tài
Chính Kế hoạch chi tiêu trung hạn NSNN( MTEF), áp dụng thí điểm cho một
số ngành với nội dung chủ yếu: phân bổ NSNN 3 năm; chi NSNN theo mô
hình trên xuống, dưới lên; gắn đặc biệt với các đối tượng ưu tiên. Công tác xây
dựng dự toán NSNN từng bước căn cứ vào mục tiêu, chương trình và kết quả

đầu ra đã được xác lập và đẩy mạnh.
Có thể nói, công tác xây dựng kế hoạch và cân đối ngân sách ngày càng
được Vụ thực hiện với chất lượng cao hơn, nguồn thu - chi được tính toán, rà
10
soát chặt chẽ hơn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Vụ đã đưa ra những đề
xuất cải tiến hiệu quả, phù hợp. Tuy nhiên, quản lý thu chi ngân sách vẫn còn
nhiều bất cập như tình trạng trốn lậu thuế, thất thoát, lãng phí…Trong thời
gian tới Vụ cần chú trọng hơn công tác quản lý NSNN, triển khai áp dụng
khung khổ chi tiêu NS trung hạn.
Thứ hai, Trong công tác xây dựng, triển khai thực hiện và theo dõi,
đánh giá thực hiện kế hoạch Tiền tệ.
Hàng năm, Vụ Tài Chính - Tiền Tệ tổng kết công tác triển khai thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong đó có kế hoạch về tiền tệ, tín dụng
năm hiện tại và xây dựng kế hoạch năm tới trong khoảng từ tháng 6 đến tháng
10 trước khi Ngân hàng Nhà nước có báo cáo đánh giá tình hình tiền tệ, tín
dụng và dự kiến năm sau. Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đưa ra những đánh giá về
tình hình tiền tệ, tín dụng trong năm và dự kiến kế hoạch về tiền tệ như: số
lượng và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, số lượng và tốc độ tăng dư
nợ tín dụng đối với nền kinh tế, tiền cung ứng, tiền phát hành dự kiến và một
số chỉ tiêu khác như mua ngoại tệ, tỷ giá và các chính sách lãi suất, các công
cụ tiền tệ đã được ngành Kế Hoạch dự thảo. Trong khoảng thời gian từ năm
2000- 2005, kế hoạch tiền tệ đã được Vụ xây dựng khá khả thi, góp phần ổn
định tình hình tiền tệ, giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong
khoảng 2 năm gần đây, việc dự báo những biến động của tình hình giá cả thế
giới và trong nước chưa lường trước được những biến động lớn. Công tác điều
hành tiền tệ chưa hợp lý. Do đó, kế hoạch tiền tệ đề ra không thực hiện được.
Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán vượt mức kế hoạch, giá cả tăng cao.
Thứ ba, Tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, các chính sách tài
chính, tiền tệ và đổi mới hệ thống ngân hàng
Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đã cùng với Ngân hàng Nhà nước phối hợp

trong hoạch định và đề xuất chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng. Các chính
sách về tỷ giá, quản lý ngoại hối, chính sách lãi suất, sử dụng các công cụ tiền
tệ đã được Vụ nghiên cứu và đề xuất trong các giai đoạn phát triển kinh tế
như:
Các chính sách nhằm Hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính - tiền
tệ ở các nước Đông Nam Á vào nước ta.
Những năm 1997 – 1998, các nước Đông Nam Á lâm vào cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ trầm trọng, đe doạ sự phát triển và ổn định kinh tế nước
ta. Trước tình hình đó, Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đã được giao nhiệm vụ cố vấn
11
cho Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư đưa ra các giải pháp hạn chế tác động của cuộc
khủng hoảng khu vực vào nước ta. Các chính sách điều chỉnh tỷ giá theo biên
độ, hạn chế nhập khẩu để giảm nhu cầu về ngoại tệ, bắt buộc các đơn vị kinh tế
có thu ngoại tệ phải bán cho Ngân hàng, hạn chế đưa ngoại tệ ra nước ngoài.
Vay và trả nợ nước ngoài được đẩy mạnh kiểm tra, giám sát…Các biện pháp
chính sách trên đã hạn chế tối đa tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng khu
vực, đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp tục được duy
trì ở mức cao thời gian 10 năm qua.
Xây dựng chính sách kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bước sang năm 1998 – 2000, nền kinh tế có dấu hiệu thiểu phát
do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực. Do đó, Vụ
Tài Chính - Tiền Tệ đã cùng tham gia xây dựng giải pháp kích cầu nhằm hạn
chế thiểu phát để đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao. Trong
các giải pháp đó có giải pháp bơm thêm vốn vào đầu tư nhằm kích cầu sản
xuất. Các chính sách kích cầu tiêu dùng đã được ban hành. Việc mua trả góp,
mua trả chậm hàng tiêu dùng hay vay vốn để xây dựng nhà cửa hoặc mua hàng
đã được triển khai rộng.
Tham gia xây dựng hệ thống giải pháp và chính sách chống lạm phát
Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đã đưa ra các biện pháp kiểm soát chi tiêu
NSNN, tiết kiệm chi trong chi thường xuyên và nâng cao hiệu quả trong chi

đầu tư bằng việc cắt giảm hoặc đình hoản các công trình đầu tư kéo dài kém
hiệu quả. Khống chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tốc độ huy động
vốn, hạn mức tín dụng và điều chỉnh linh hoạt và ổn định tương đối tỷ giá hối
đoái, chính sách lãi suất dương, các công cụ tiền tệ.
Trước xu thế mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế thị trường mạnh mẽ,
Vụ Tài Chính - Tiền Tệ đã đề xuất áp dụng tỷ giá linh hoạt theo thị trường có
điều tiết phù hợp của Nhà nước và ổn đinh từng bước. Chính sách tiền tệ đã
được vận dụng linh hoạt, thận trọng với kế hoạch tăng trưởng phương tiện
thanh toán ở mức 20 – 24% năm, nguồn vốn huy động tăng ở mức 22 – 25 %
và dư nợ tín dụng tăng ở mức 20 – 23%( năm 2005) đảm bảo cho nền kinh tế
tăng trưởng cao và vững chắc. Trong cân đối kế hoạch Vụ cũng tính toán tới
lượng tiền cung ứng, phát hành thêm ở mức không gây tăng đột biến về tiền tệ
ra thị trường. Vụ Tài Chính - Tiền Tệ thường xuyên theo dõi tình hình biến
động giá cả và có những kiến nghị về chính sách và điều hành tiền tệ qua các
báo cáo tháng tường trình Chính phủ.
12

×