BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN HUỆ
GIAO DỊCH HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG VÔ HIỆU
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
GIAO DỊCH HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG VƠ HIỆU
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
mã cn: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Lê Minh Hùng
Học viên: Lê Văn Huệ
Lớp: Cao học Luật, An Giang Khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ nội dung luận văn “Giao dịch hụi, họ, biêu,
phường vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam” là kết quả của quá trình tổng hợp
và nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Lê Minh
Hùng. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong
phần trích dẫn tài liệu tham khảo. Các bản án, thông tin được nêu trong luận văn là
hồn tồn chính xác, đúng sự thật. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung
thực của đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày
tháng
Học Viên
Lê Văn Huệ
năm 2020
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt
Chữ viết thường
1
BLDS
Bộ luật Dân sự
2
BLHS 1999
Bộ luật Hình sự
3
NĐ số 19/2019/NĐ-CP
Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính
Phủ ngày 19 tháng 02 năm 2019 quy định
về hụi, họ, biêu, phường có hiệu lực thi
hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019
4
TAND
Tòa án nhân dân
5
TANDTC
Tòa án nhân dân tối cao
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH GIAO DỊCH HỤI, HỌ, BIÊU PHƯỜNG
VÔ HIỆU.................................................................................................................... 8
1.1. Vi phạm quy định về chủ thể tham gia giao dịch hụi, họ, biêu, phường ..8
1.1.1. Đối với bên chủ hụi .................................................................................. 8
1.1.2. Đối với hụi viên ........................................................................................ 9
1.2. Không đảm bảo sự tự nguyện của các bên tham gia giao dịch ...............11
1.2.1. Thực trạng pháp luật về sự vi phạm yếu tố tự nguyện của chủ thể tham
gia giao dịch hụi, họ, biêu, phường.................................................................. 11
1.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .............................................................. 16
1.3. Nội dung, mục đích của giao dịch hụi, họ, biêu, phường vi phạm điều
cấm của luật, trái đạo đức xã hội ......................................................................17
1.3.1. Thực trạng pháp luật về nội dung, mục đích của giao dịch hụi, họ, biêu,
phường vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội .................................. 17
1.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .............................................................. 19
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH HỤI, HỌ, BIÊU,
PHƯỜNG VÔ HIỆU ............................................................................................... 22
2.1. Hoàn trả vốn gốc khi giao dịch hụi, họ, biêu, phường vô hiệu ................22
2.1.1. Thực trạng pháp luật về việc hoàn trả vốn gốc khi giao dịch hụi, họ,
biêu, phường vơ hiệu ........................................................................................ 22
2.1.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật .............................................................. 26
2.2. Tính lại lãi đã trả và lãi phát sinh khi giao dịch hụi, họ, biêu, phường vô
hiệu. ......................................................................................................................26
2.2.1. Thực trạng pháp luật về tính lại lãi đã trả và lãi phát sinh khi giao dịch
hụi, họ, biêu, phường vơ hiệu ........................................................................... 26
2.2.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật .............................................................. 35
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 37
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động tích cực đến nền kinh
tế Việt Nam trong thời gian qua. Theo đó, các yếu tố tích cực đã đang và tiếp tục
giải phóng mạnh năng lực sản xuất, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, đặc
biệt kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Thành phần kinh tế này
tiếp tục đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế và tạo ra tiền đề ổn định nền kinh tế
trong tương lai, bước đầu cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng tăng trưởng nhanh,
phát bền vững và bảo vệ tốt môi trường.
Tại Việt Nam, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới, phát triển và
hội nhập, nhiều người muốn đầu tư kinh doanh, mua bán…nhưng thiếu vốn hoặc
vốn ít, trong khi tài sản thế chấp là khơng có hoặc có cũng khơng đủ để đáp ứng nhu
cầu, chính vì vậy mà rất nhiều người tham gia giao dịch dân sự, mà ở đó việc huy
động vốn khơng phải qua thủ tục bảo đảm nào khác, một số khác có đồng vốn nhàn
rỗi, nhưng khơng có nhu cầu kinh doanh, khơng muốn gửi ngân hàng nhưng vẫn
muốn đồng tiền sinh lãi, khi cần lại có thể rút vốn nhanh chứ khơng bị ràng buộc
như hợp đồng vay tài sản. Một số người khác, đời sống đang gặp khó khăn, muốn
có một hình thức tiết kiệm hiệu quả để cải thiện đời sống của mình. Tất cả những
mong muốn nêu trên đều có thể được đáp ứng khi tham gia giao dịch hụi, họ, biêu,
phường. Một hình thức giao dịch theo tập quán hình thành từ rất lâu trong đời sống
nhân dân ta ở khắp tất cả các vùng miền.
Song cùng với sự ngày càng phát triển của xã hội thì giao dịch về hụi, họ, biêu,
phường cũng có những chuyển biến mới, từ việc chơi hụi, họ nhằm mục đích tiết
kiệm, góp vốn kinh doanh tương trợ giúp đỡ nhau là chủ yếu, thì ngày nay hình thức
hụi có lãi đã phát triển nhanh chóng. Kéo theo đó, các tranh chấp về lĩnh vực này
cũng diễn ra phức tạp. Phổ biến nhất là: lãi suất về hụi, thành phần hụi viên tham gia,
hình thức thanh tốn hụi, vỡ hụi bỏ trốn và việc tuyên bố vô hiệu về hụi, họ, biêu,
phường… như thế nào thì khá lúng túng. Trong khi hiện nay, trình độ hiểu biết và ý
thức tuân thủ pháp luật của những người tham gia hụi, họ, biêu, phường cịn rất hạn
chế, pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định chặt chẽ khi giao dịch dân sự này vơ
hiệu, từ đó khi xảy ra tranh chấp thì Tịa án khá thiếu nhất quán khi xét xử, có lúc đã
để cho quyền và lợi ích pháp hợp pháp của mình bị xâm phạm một cách đáng tiếc và
nhiều khi xảy ra những tranh chấp mà lẽ ra có thể ngăn ngừa được.
2
Với những lý do nêu trên, bản thân công tác trong ngành Tòa án nhiều năm,
trực tiếp xét xử nhiều vụ án thuộc loại vụ việc này thấy được những bất cập đó, nên
mong muốn bước đầu tiếp cận sâu hơn về pháp luật dân sự, pháp luật Hợp đồng nói
chung và pháp luật về Hụi, họ, biêu, phường vơ hiệu nói riêng, tơi chọn đề tài
“Giao dịch hụi, họ, biêu, phường vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam” để làm
Luận văn thạc sĩ luật học.
Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu, nhưng tác giả cũng mong muốn góp
phần nhỏ vào nhiệm vụ chung xây dựng một môi trường pháp lý nước nhà lành
mạnh và khoa học. Hy vọng Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo trong q trình
nghiên cứu pháp luật có liên quan và là sự gợi ý, hướng dẫn cho các chủ thể khi
tham gia vào quan hệ pháp luật hụi, họ, biêu, phường vơ hiệu.
2. Tình hình nghiên cứu
Theo nghiên cứu của tác giả trong thời gian qua, vấn đề hụi, họ, biêu, phường
cịn mới và chưa có nhiều đề tài nghiên cứu.
(1) Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
2017, của trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản của Giáo trình bao
gồm: nghĩa vụ; khái luận hợp đồng; biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; trách
nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ; các quy định chung về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng; các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể và trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước. Nội dung cơng trình này là kiến thức lý luận pháp luật nền
tảng về hợp đồng, nhất là Chương 2 về Hợp đồng, có nêu những vấn đề cơ bản liên
quan tới hợp đồng, điều kiện có hiệu lực, hợp đồng vơ hiệu, sửa đổi, giải thích, chấm
dứt hợp đồng... đặt nền tảng lý luận chung để tác giả nghiên cứu luận văn. Tuy nhiên
nội dung công trình này khơng đề cập riêng về giao dịch hụi, họ, biêu phường.
(2) Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015, Nxb. Hồng
Đức, năm 2016 do PGS. TS. Đỗ Văn Đại – Chủ biên. Trong đó đã bình luận từng
điều luật, về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu,
hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu, từ trang 138 đến trang 157 đã thể hiện rõ
những điểm mới trong giao dịch dân sự vô hiệu
(3) Tác giả Trần Văn Biên có hai đề tài nghiên cứu như: “Mấy ý kiến góp ý
cho các quy định của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về Hợp đồng vay tài sản”,
Tạp chí Khoa học Pháp lý số 1/2005; “Hụi, họ, biêu, phường trong hệ thống pháp
3
luật Việt Nam: quá khứ và hiện tại”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về Việt Nam học, lần
thứ ba, năm 2008. Cơng trình thứ nhất tác giả chỉ xác định hụi là một giao dịch hợp
pháp và là một giao dịch dân sự, nên đề nghị có văn bản pháp luật điều chỉnh và
theo tác giả thì nên đưa vào Bộ luật dân sự năm 2005. Cơng trình thứ hai của tác giả
thì cụ thể và chi tiết hơn cơng trình thứ nhất. Trong đó, tác giả nghiên cứu tương đối
hoàn chỉnh về vấn đề hụi nhưng chỉ là hệ thống hóa lại lý luận về hụi theo quy định
của pháp luật qua các thời kỳ, chưa có sự phân tích, so sánh giữa lý luận và thực
tiễn, chưa có kiến nghị, đề xuất về hồn thiện pháp luật.
(4) Tác giả Tưởng Duy Lượng với cơng trình “Một số vấn đề về hụi, họ,
biêu, phường” đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân, số 9 năm 2007. Trong cơng trình
này tác giả phân tích về bản chất, về cơ sở pháp lý giải quyết vấn đề hụi, họ, biêu,
phường; đồng thời có phân tích và đề xuất giải quyết vấn đề về lãi suất, thời hiệu
khởi kiện đối với giao dịch về hụi, họ, biêu, phường.
(5) Tác giả Vũ Việt Phương với cơng trình “Giải quyết tranh chấp phát sinh
từ hụi, họ trên cơ sở Bộ luật Dân sự 2005”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7
năm 2007. Trong cơng trình này tác giả chỉ mới nêu cơ sở pháp lý giải quyết các
tranh chấp từ hụi, chưa có sự phân tích, so sánh giữa lý luận và thực tiễn cũng như
chưa đề ra các giải pháp hồn thiện luật.
(6) Tác giả Hồng Ngọc Tùng với cơng trình “Vấn đề lãi suất trong hụi, họ,
biêu, phường”, tạp chí Tịa án nhân dân, kỳ II tháng 5 năm 2010 (số 10), tác giả nêu
ra cách tính lãi trong hụi, họ, biêu, phường tương đối hoàn chỉnh và hợp lý.
(7) Học viện Tư pháp có cơng trình “Xác định hành vi chiếm đoạt trong quan
hệ vay mượn, chơi hụi”, đăng trên tạp chí Nghề luật, năm 2011. Trong cơng trình
này tác giả cho chúng ta cái nhìn tổng quan về quan hệ chơi hụi thông thường và
hành vi chiếm đoạt trong quan hệ chơi hụi.
(8) Cơng trình “Rủi ro của việc tham gia hụi” của tác giả Lê Khương Ninh và
Cao Văn Hơn đăng trên tạp chí Ngân hàng số 5 năm 2012. Trong cơng trình này
đồng tác giả phân tích nguyên nhân xuất hiện rủi ro của việc tham gia hụi và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu rủi ro. Tác giả Luận văn muốn tiếp nối, vận dụng, kế thừa
các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước thành một cơng trình nghiên cứu đầy
đủ, hệ thống về hụi, họ, biêu, phường vô hiệu; đồng thời kết hợp với phương pháp
so sánh, phân tích pháp luật dân sự Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp pháp lý
4
nhằm hoàn thiện hơn chế định về hụi, họ, biêu, phường vô hiệu trong hệ thống pháp
luật dân sự Việt Nam, đây cũng là điểm mới của đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giải quyết những vấn đề sau đây:
(1) Tìm hiểu một số vấn đề về lý luận và hệ thống hóa lại các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến hụi, họ, biêu, phường, để có cái nhìn tổng hợp
khách quan, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của bản thân về đề tài nghiên cứu.
(2) Làm rõ cơ sở lý luận và các vấn đề pháp lý liên quan đến hụi, họ, biêu,
phường vơ hiệu một khi chủ thể, nội dung, hình thức có vi phạm, từ đó làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, lãi suất, căn cứ phát sinh, căn cứ chấm dứt giao
dịch hụi, họ, biêu, phường vô hiệu.
(3) Đối chiếu với thực tiễn xét xử về hụi, họ, biêu, phường khi vơ hiệu, nhằm
tìm ra những hạn chế về mặt pháp luật cũng như vướng mắc trong thực tiển giải
quyết tranh chấp trong các vụ án, từ đó có hướng bổ sung, hồn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này.
(4) Tìm ra nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập về mặt pháp luật và
thực tiễn. Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
trong lĩnh lực giao dịch hụi, họ, biêu, phường vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt
Nam, góp phần gắn kết lý luận và thực tiễn cuộc sống.
(5) Tìm ra những điểm thiếu sót, chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập của pháp
luật về hụi, họ, biêu, phường; đánh giá thực trạng của quy định pháp luật về hụi,
h2ọ, biêu, phường vơ hiệu để từ đó xác định được những điểm cần sửa đổi, bổ sung
trong các văn bản pháp luật về hụi, họ, biêu, phường hiện hành của Việt Nam.
Trên cơ sở những bất cập đã được xác định, trên cơ sở lý luận và thực tiễn
cần thiết làm căn cứ cho việc đề xuất những kiến nghị và giải pháp cụ thể trong việc
sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về giao dịch hụi, họ,
biêu, phường vô hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài trên cơ sở đường lối xử lý tranh chấp cũng như quy định
của pháp luật hiện hành về hụi, họ, biêu, phường vô hiệu của Đảng và Nhà nước
5
hiện nay. Trong đó có sự liên hệ với những quy định của pháp luật trong thời kỳ
trước đó.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Hụi, họ, biêu, phường là vấn đề rất rộng. Đây là một giao dịch dân sự đặc
thù, một loại hợp đồng cụ thể, thuộc loại hợp đồng vay tài sản, được quy định trong
Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn, nên nội dung của đề tài tập trung phân
tích các quy định trong phần chung về hợp đồng và phần hợp đồng vay tài sản trong
BLDS, cùng các quy định hướng dẫn có liên quan; trong đó có sự liên hệ với những
quy định của pháp luật trong thời kỳ trước đây.
Cùng với việc nghiên cứu các quy định của pháp luật, đề tài cũng dành một
liều lượng thích hợp để nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hụi, họ, biêu,
phường để giải quyết các tranh chấp hụi, họ, biêu, phường vô hiệu trên thực tế tại
TAND các cấp từ khi BLDS 2005 có hiệu lực đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả là người làm công tác thực tiễn, nên khi nghiên cứu đề tài Giao dịch
hụi, họ, biêu, phường vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam, tác giả sử dụng
những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với nhau, trong
quá trình nghiên cứu cần làm rõ những vấn đề đang giải quyết. Phương pháp này
được sử dụng ở chương 1 và 2 nhằm phân tích, so sánh văn bản pháp luật về hụi ở
các thời kỳ khác nhau, đồng thời chỉ ra những tiến bộ của các văn bản này.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các vấn đề về cơ sở pháp lý của hụi, họ,
biêu, phường. Phương pháp này sử dụng xuyên suốt trong tiến trình phát triển luận
văn, đặc biệt sử dụng nhiều nhất ở chương 1 và 2 để phân tích những bất cập văn
bản pháp luật và khái quát, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong thực tiễn
cũng như trong công tác xét xử.
- Phương pháp điều tra thống kê thu thập số liệu, tư liệu, hồ sơ và thông tin
cần thiết liên quan đến thực tiễn xét xử. Phương pháp này được áp dụng để tập hợp
các văn bản để tìm ra những bất cập của các quy định pháp luật hiện hành về điều
chỉnh các quan hệ về hụi, đồng thời kiến nghị cơng tác xây dựng và hồn thiện pháp
luật dân sự.
6
Ngồi ra tác giả cịn sử dụng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cho
các chương cụ thể như sau: Trong chương 1 của Luận văn, tác giả sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp các vấn đề về lý luận và cơ sở pháp lý, và các
phương pháp điều tra, thống kê để thu thập số liệu, tư liệu, hồ sơ và thơng tin cần
thiết có liên quan đến phạm vi đề tài. Trong chương 2, tác giả có sử dụng các
phương pháp điều tra, thống kê để thu thập số liệu, tư liệu, hồ sơ và thơng tin cần
thiết có liên quan đến phạm vi đề tài, phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định
của pháp luật với nhau trong quá trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần áp
dụng trong thực tiễn xét xử.
Điều kiện áp dụng đối với những nội dung của phương pháp nêu trên:
Trong giao dịch dân sự hiện nay phát sinh tranh chấp về hụi, họ, biêu,
phường rất nhiều, nhưng mỗi một Thẩm phán trong đơn vị, mỗi đơn vị Tịa án trong
tỉnh và mỗi tỉnh đều có quan điểm xét xử không đồng nhất mà đa số là khác nhau.
Cụ thể như: Chủ thề tham gia giao dịch chưa đủ năng lực pháp luật dân sự, hay chủ
thể tham gia giao dịch khơng tự nguyện …thì có Thẩm phán tun như một giao
dịch vơ hiệu bằng hình thức hồn trả lại vốn, có Thẩm phán tun thanh tốn lại
tiền vốn đồng thời tính lãi, nhưng cách tính lãi của mỗi Thẩm phán cũng khác
nhau… Vì vậy cần phải áp dụng các phương pháp nêu trên để có cơ sở áp dụng một
cách phù hợp với từng loại giao dịch.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài nghiên cứu có hệ thống các vấn đề pháp lý liên quan tới hụi, họ,
biêu, phường vơ hiệu, từ đó đưa ra những định hướng và đề xuất các kiến nghị
cụ thể mà kết quả của nó là cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về hụi, họ, biêu, phường vơ hiệu; góp phần tăng cường hiệu quả điều
chỉnh của pháp luật dân sự trong điều kiện ở Việt Nam, trong xu hướng hội nhập
quốc tế của hệ thống pháp luật nói riêng và của Việt Nam nói chung vào trào lưu
hội nhập quốc tế.
Góp phần vào việc bảo đảm cho các quan hệ dân sự ở Việt Nam được ổn
định, an toàn pháp lý và tránh được các rủi ro cho các bên chủ thể, đảm bảo quyền
tự do giao dịch dân sự, quyền được pháp luật bảo vệ khi tham gia quan hệ hụi, họ,
biêu, phường và các quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ hụi, họ,
biêu, phường khi vô hiệu.
7
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
hữu ích trong việc áp dụng vào thực tiễn xét xử về giao dịch hụi, họ, biêu, phường
vô hiệu trong cơ quan xét xử.
Đề tài sát với thực tế cuộc sống nên dễ áp dụng, góp phần hạn chế những yếu
tố tiêu cực như cho vay lãi nặng, lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
trong hụi, họ, biêu, phường; phát huy những mặt tích cực của hụi, họ, biêu, phường;
để nó thực sự là một hình thức góp vốn hiệu quả mang tính tương trợ, tương thân,
tương ái, kinh doanh hợp pháp.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận. Trong
đó Phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1. Căn cứ xác định giao dịch hụi, họ, biêu, phường vô hiệu.
Chương 2. Hậu quả pháp lý của giao dịch hụi, họ, biêu, phường vô hiệu.
8
CHƯƠNG 1
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH GIAO DỊCH HỤI, HỌ, BIÊU PHƯỜNG VÔ HIỆU
1.1. Vi phạm quy định về chủ thể tham gia giao dịch hụi, họ, biêu,
phường
1.1.1. Đối với bên chủ hụi
Hụi là loại hình tín dụng tập hợp một nhóm người họp mặt định kỳ để góp
một số tiền nhất định vào quỹ chung nhằm phân phối cho từng thành viên trong
nhóm mỗi người một lần; nguyên tắc phân phối số tiền góp chung có thể là thỏa
thuận, ngẫu nhiên (bằng bốc thăm) hay đấu thầu. Do hụi mang lại lợi ích cao hơn tự
tiết kiệm và gửi ngân hàng nên các cá nhân sẽ có động cơ tập hợp với nhau để
nhanh chóng có được số tiền đủ để sử dụng cho một mục đích nào đó.
Có thể nhận thức rằng, chủ hụi là đầu mối, trung gian tài chính quy mơ nhỏ,
kết nối các thành viên gửi tiền vào để phục vụ nhu cầu nhất định cho một cá nhân
và cá nhân này có nghĩa vụ trả lãi thơng qua chủ hụi. Chủ hụi đóng vai trị kết nối
và có trách nhiệm trong việc thu hồi vốn và trả lại cho các các thành viên, trong
trường hợp một thành viên thiếu trách nhiệm không thực thi trách nhiệm. Theo đó
chủ hụi phải tuân thủ một số điều kiện sau đây:1
Thứ nhất, chủ hụi là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường
hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
Thứ hai, trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được
hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
Thứ ba, một số điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây
hụi, nghĩa là tùy vào điều kiện kinh tế và tập quán mỗi địa phương thì các thành
viên sẽ đưa vào một số điều kiện khắc khe hơn nhằm làm tăng trách nhiệm và uy tín
của chủ hụi.
Ngồi ra, trong q trình điều hành dây hụi thì chủ hụi có một quyền hạn
nhất định để đảm bảo là một chủ thể kết nối, trung gian tài chính an tồn và hiệu
quả cho các thành viên khác, bao gồm các quyền sau đây:2
Xem Điều 6 tại Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 02 năm 2019 quy định về hụi,
họ, biêu, phường, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019.
2
Xem Điều 17 tại Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 02 năm 2019 quy định về hụi,
họ, biêu, phường, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019.
1
9
Đối với chủ hụi trong hụi khơng có lãi có các quyền sau đây: (i) Thu phần hụi
của các thành viên; (ii) u cầu thành viên khơng góp phần hụi của mình phải trả
phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó; (iii) Một số
quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận;
Đối với chủ hụi, ngồi các quyền tại hụi khơng có lãi thì trong hụi có lãi có
các quyền sau đây: Lĩnh các phần họ trong kỳ mở họ đầu tiên và không phải trả lãi
cho các thành viên khác trong trường hợp chủ họ đồng thời là thành viên, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.
Đối với chủ hụi, trong hụi khơng có lãi hoặc hụi có lãi thì hưởng hoa hồng
được hưởng hoa hồng từ thành viên lĩnh hụi.
Bên cạnh các quyền thì chủ hụi phải có một số nghĩa vụ sau đây:3 (i) Thông
báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi; (ii)
Thông báo đầy đủ về số lượng dây họ; phần họ, kỳ mở họ; số lượng thành viên của
từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ; (iii) Giao
các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ; (iv) Nộp thay phần họ của
thành viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên khơng góp phần họ, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác; (v) Để các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các
thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu; (vi) Các nghĩa vụ khác theo thoả
thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Đối với hụi viên
Tác giả nhận thức rằng hụi là một hình thức tín dụng quy mơ nhỏ, giúp các
thành viên hồn thành sứ mệnh chi tiêu cá nhân hoặc phát triển kinh tế gia đình.
Một hình thức tín dụng giúp phát triển kinh tế các vùng nơng thơn khi các ngân
hàng thương mại chưa có điền kiện tiếp cận thị trường này.
Thực tế cho thấy, để hoạt động chơi hụi được an toàn đồng thời để cho các
thành viên có ý thức trách nhiệm đóng góp, sử dụng vốn hiệu quả, thì các thành
viên tham gia hụi phải tuân thủ các điều kiện dưới đây:4 (i) Thành viên là cá nhân từ
đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự,
hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Xem Điều 18 tại Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 02 năm 2019 quy định về hụi,
họ, biêu, phường, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019.
4
Xem Điều 5 tại Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 02 năm 2019 quy định về hụi,
họ, biêu, phường, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019.
3
10
theo quy định tại BLDS; (ii) Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu
có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là
bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý; (iii) Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người
tham gia dây họ.
Bên cạnh các điều kiện tham gia hụi thì thành viên tham gia hụi có một số
điều kiện nhất định để bảo vệ tài sản của mình, chính là số tiền góp vào dây hụi:5
Đối với thành viên trong hụi khơng có lãi, có các quyền sau: (i) Góp một
hoặc nhiều phần hụi trong một kỳ mở hụi; (ii) Lĩnh hụi; (iii) Chuyển giao một phần
hoặc toàn bộ phần hụi cho người khác theo quy định tại BLDS; (iv) Yêu cầu chủ
hụi hoặc người giữ sổ hụi cho xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên
quan đến dây họ; (v) Yêu cầu chủ họ trả phần hụi của thành viên khơng góp phần
họ đúng hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; (vi) Một số quyền khác theo định
pháp luật và theo thỏa thuận về dây hụi.
Đối với thành viên trong hụi có lãi, có các quyền sau đây: (i) Ngoài các
quyền về thành viên khơng lãi thì có quyền đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở hụi; (ii)
Được lĩnh hụi trước các thành viên khác nếu đưa ra mức lãi cao nhất tại kỳ mở hụi,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác; (iii) Hưởng lãi từ thành viên lĩnh hụi.
Đối với thành viên hụi hưởng hoa hồng, có các quyền sau đây: ngồi các
quyền về khơng hưởng lãi, hưởng lãi thì có quyền thỏa thuận về mức hưởng hoa
hồng của chủ hụi.
Ngoài ra, các thành viên phải có trách nhiệm và thực thi đầy đủ các trách
nhiệm này để đảm bảo hoạt động hụi được tồn tại và phát triển tốt, tránh phát sinh
các tranh chấp khơng đáng có:6
Các thành viên trong hụi khơng có lãi, có các nghĩa vụ: (i) Góp phần hụi theo
thoả thuận; (ii) Thông báo về nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho
những người tham gia dây hụi; (iii) Tiếp tục góp các phần hụi để các thành viên
khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi trong trường hợp đã lĩnh
Xem Điều 15 tại Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 02 năm 2019 quy định về hụi,
họ, biêu, phường, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019.
6
Xem Điều 16 tại Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 02 năm 2019 quy định về hụi,
họ, biêu, phường, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019.
5
11
hụi trước thành viên khác; (iv) Các nghĩa vụ khác của thành viên trong việc thực
hiện tham gia hụi.
Các thành viên trong họ có lãi, có các nghĩa vụ: Ngồi các nghĩa vụ tại
thành viên trong hụi khơng có lãi thì trả lãi cho các thành viên chưa lĩnh hụi khi
được lĩnh hụi.
Các thành viên trong hụi hưởng hoa hồng, có các nghĩa vụ sau: ngồi các
nghĩa vụ tại thành viên trong hụi khơng có lãi và có lãi thì thành viên trong hụi
hưởng hoa hồng có các nghĩa vụ trả khoản hoa hồng cho chủ họ khi lĩnh họ theo
thỏa thuận.
1.2. Không đảm bảo sự tự nguyện của các bên tham gia giao dịch
1.2.1. Thực trạng pháp luật về sự vi phạm yếu tố tự nguyện của chủ thể tham
gia giao dịch hụi, họ, biêu, phường
1.2.1.1. Trường hợp giao dịch hụi, họ được xác lập do bị nhầm lẫn7
Theo quy định của pháp luật về hụi thì chủ thể tham gia hụi phải được hiểu rõ
các nội dụng văn bản thỏa thuận về hụi, các nội dung như sau: (i) Thông tin cá nhân
đầy đủ, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ
chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ hụi (nơi chủ hụi thường xuyên sinh
sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);
(ii) Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân
hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên; (iii) Phần
hụi; (iv) Thời gian diễn ra dây hụi, kỳ mở hụi; (v) Thể thức góp hụi, lĩnh hụi.
Ngồi những thơng tin về nhân thân thì thông tin về quyền lợi và trách nhiệm
phải được công khai chi tiết như: (i) Mức hưởng hoa hồng của chủ hụi trong hụi
hưởng hoa hồng; (ii) Lãi suất trong hụi có lãi; (iii) Trách nhiệm ký quỹ hoặc biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ hụi; (iv) Việc chuyển giao phần hụi;
(v) Gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây họ; (vii) Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ;
(viii) Nội dung khác theo thỏa thuận.
Tác giả nhận thức rằng khi tham gia hụi thì các thành viên hiểu rõ và tự
nguyện tham gia ký kết văn bản thỏa thuận về hụi. Các phát sinh tranh chấp về hụi
Xem Điều 8 tại Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 02 năm 2019 quy định về hụi,
họ, biêu, phường, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019.
7
12
phải được khắc phục trên cơ sở thỏa thuận nhằm đảm bảo quyền lợi của các thành
viên tham gia hụi.
Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch mà tham
gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Sự nhầm lẫn xuất phát từ
nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn
phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định
được. Nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh đươc sự nhầm lẫn của mình thì giao dịch có
thể bị tun bố vơ hiệu.
Điều 126 BLDS8 quy định Giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn
bất kể lỗi của bên nào gây ra. Nếu bên nào có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại cho
bên kia. Theo đó khi có nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được
mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lần có quyền u cầu tịa án
tun bố giao dịch vô hiệu.
Tuy nhiên, Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn khơng vơ hiệu
trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc
các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập
giao dịch dân sự vẫn đạt được.
1.2.1.2. Trường hợp giao dịch hụi, họ được xác lập do bị lừa dối (ghi tên
người khác trong giấy hụi, còn gọi là “hụi ma”)
Hụi, tùy theo từng địa phương cịn được gọi là họ, biêu, phường là một hình
thức huy động vốn trong dân gian Việt Nam có từ lâu đời và phần nhiều do phụ nữ
thực hiện, tham gia. Hụi là một hình thức góp vốn, tích lũy vốn để hỗ trợ nhau trong
đời sống giữa những người thân quen, chủ yếu dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau nên
chỉ giao kết bằng miệng hoặc ghi chép đơn giản. Khi kinh tế, xã hội phát triển, hụi
cũng phát triển theo, một số đối tượng lợi dụng việc chơi hụi để lừa đảo, chiếm đoạt
tài sản, vì vậy vỡ hụi xảy ra ở nhiều nơi, khiến cho khơng ít gia đình rơi vào cảnh
lao đao.
Trước đây, pháp luật khơng có quy định về hụi nên khi vỡ hụi xảy ra không
được pháp luật xử lý mà những người tham gia chơi hụi “tự xử” với nhau, dẫn đến
gây mất đồn kết trong cộng đồng, thậm chí ẩu đả gây thương tích, xảy ra án mạng,
làm mất an ninh trật tự xóm ấp. Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số
8
Xem Điều 126 BLDS 2015.
13
144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 về họ, hụi, biêu, phường. Khi tình trạng lợi dụng
việc chơi hụi để lừa đảo, vỡ hụi xảy ra, các cơ quan chức năng lại vào cuộc, điều
tra, xử lý.
Mới đây, Công an huyện Tân Phú Đông đã bắt tạm giam đối tượng Lê Thị
Tâm, ngụ ấp Tân Bình, xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đơng để tiếp tục điều tra làm rõ
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức chơi hụi. “Tại cơ quan điều tra Tâm
khai: đã đứng ra tổ chức chơi hụi, làm chủ hụi từ năm 2001. Từ năm 2006 đến năm
2018, Tâm làm chủ 17 dây hụi. Khi vỡ hụi, Tâm đã nợ số tiền trên 2 tỉ đồng. Trong
đó, Tâm kê khống, tự ý hốt hụi của hụi viên trên 500 triệu đồng. Nạn nhân của
Tâm đa phần là những người quen biết cùng xã, những tiểu thương ở chợ... Vì tin
tưởng Tâm, nhiều người đã gom góp tiền dành dụm được từ việc mua bán, trồng trọt,
chăn nuôi, con cái đi làm ăn xa gởi về… tham gia chơi hụi với mong muốn tích lũy
vốn. Bà Đỗ Thị Hồng Thắm, ngụ xã Tân Thới cho biết: Vì tin tưởng Tâm nên bà đem
tiền góp hụi, để dành mua đất, cất nhà nhưng khơng ngờ mất hết. Cịn bà Võ Thị Kim
Phượng, ngụ cùng xã thì có con đi làm ăn xa, hàng tháng dành dụm chút ít gửi về
giúp mẹ, cộng với số tiền bà chăn nuôi gà vịt, bà đem góp hụi hàng tháng để sau này
có được số tiền lớn để gọi là phịng thân. Khi vỡ hụi, bà mất trắng.”9
Vì tin tưởng Tâm, người góp ít thì mất vài chục triệu đồng. Người nhiều, lên
đến hơn trăm triệu đồng. Đối với những người nông dân, tiểu thương ở nơng thơn,
thì đây là cả tài sản của họ. Chị Nguyễn Thị Thùy Dương bán rau củ ở chợ Tân
Thới, ngày đơng khách thì thu được hơn trăm nghìn tiền lãi, hơm nào chợ vắng
khách chỉ kiếm được vài chục nghìn đồng. Khi vỡ hụi, mất tiền, chị vừa buồn xót
của, vừa lo gia đình xảy ra bất hoà.
Với mong muốn tiết kiệm từ việc chơi hụi, nhiều người rơi vào cảnh trắng
tay, nợ nần, còn phải đối diện với nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình. Chị Nguyễn
Hồng Thúy, bán cá ở chợ Tân Thới cho biết: Vì thấy có sổ sách nên khơng nghĩ sẽ
vỡ hụi. Hàng tháng, chị đem số tiền lãi bán cá góp hụi, với mong muốn sau này có
được số vốn xây nhà. Nay thì chị vẫn phải tiếp tục chui ra, chui vào căn nhà cũ xập
xệ với nỗi buồn mất tiền. Cịn ơng Võ Văn Mươi thì lo lắng vì con rể đang buồn
giận con gái ơng đã làm mất tiền do vỡ hụi.
Tác giả Ngọc Diễm “Thực trạng lợi dụng việc chơi hụi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, http://congan.
tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/thuc-trang-loi-dung-viec-choi-hui-e-lua-ao-chiem-oat-tai-san/14608464, truy cập
ngày 6.10.2020
9
14
Khi nhận được đơn tố cáo của hơn 20 người dân trên địa bàn xã Tân Thới và
1 số xã lân cận, Công an huyện Tân Phú Đông đã phân công lực lượng điều tra, làm
rõ sự việc. Nhất là việc Tâm đã lợi dụng sự sơ hở của hụi viên không đến tham gia
bỏ hụi, không biết mặt nhau để nêu “hụi ma”, nêu khống danh sách hụi viên để thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, ảnh
hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
Điều 132 BLDS10 quy định khi một bên tham gia giao dịch do bị lừa dối, đe
dọa thì có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch đó bị vơ hiệu. Lừa dối trong
giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia
hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự
nên đã xác lập giao dịch đó. Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên
hoặc của người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nằm tránh
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc
của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
Lừa dối và nhầm lẫn đều là những khiếm khuyết của sự thể hiện ý chí của các
bên trong giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc
trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật hay
không tiết lộ một sự thật. Song sự lừa dối khác với nhầm lẫn ở chỗ: Sự nhầm lẫn
vốn do người kí kết hợp đồng tự mình hiểu sai cịn sự lừa dối là sự hiểu sai do đối
phương gây ra. Sự phân biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn được xác định bởi tính chất
và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên.
Để có thể xem xét một hành vi có phải là sự lừa dối trong giao kết hợp đồng
hay không người ta căn cứ vào các yếu tố sau đây: Một là, phải có sự cố ý đưa
thơng tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên. Hai là, người nghe phải không
biết đến sự sai lệch đó. Ba là, người nghe đã tin vào sự sai lệch do một bên đưa ra
mà giao kết hợp đồng. Và bốn là, phải có thiệt hại xảy ra.
1.2.1.3. Trường hợp giao dịch hụi, họ được xác lập do bị giả tạo
Tác giả cho rằng giả tạo là dựng lên trường lý tưởng, thỏa thuận hụi nhằm
mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về hụi11 và hạn chế
Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 10 thơng qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017
11
Xem Điều 3 tại Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 02 năm 2019 quy định về hụi,
họ, biêu, phường, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019.
10
15
tình trạng cho vay nặng lãi tại các vùng nơng thơng hiện nay. Tuy nhiên lịng vào
nội dung ấy cho vay lãi nặng hoặc huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi
phạm pháp luật khác. Thực tế cho thấy để tránh vi phạm luật, ngoài lãi hụi thì các
thành viên có thể có một khoản tiền thưởng hay hoa hồng liên quan giao dịch hụi, từ
đó các thành viên tham gia hụi nộp một khoản tiền lớn hơn thỏa thuận và gây thiệt
hại cho những thành viên yếu thế do hồn cảnh gia đình khó khăn phải cần gấp và
bị các thành viên khác ép buộc.
Tại Điều 129 BLDS12 quy định khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách
giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo bị vơ hiệu, cịn giao
dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vơ hiệu theo quy
định của BLDS. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa
vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vơ hiệu.
Trong thực tế ta cần phải xác định đủ cả hai vế của quy định là có sự giả tạo và
có sự trốn tránh nghĩa vụ. Nếu chỉ có 1 vế thì chưa thể quy kết giao dịch vơ hiệu. Ví
dụ: Bà A vay nợ của B số tiền 1 tỉ đồng. Bà A đã kí giấy vay nợ và đồng ý bán đứt
căn nhà cho B để trả nợ. Việc mua bán này chưa được thực hiện thì bà A lại bán căn
nhà này cho bà C (hợp đồng mua bán đã qua công chứng). Trong tình huống này hợp
đồng mua bán giữa bà A với bà C chưa hẳn bị vô hiệu do giả tạo để trốn tránh trách
nhiệm với người thứ 3 bởi sau khi bán nhà cho bà C xong thì bà A vẫn trả tiền nợ cho
bà B nên không thể nói bà A trốn tránh nghĩa vụ. Nếu như sau khi bán nhà xong bà A
vẫn không chịu trả tiền nợ cho bà B thì hợp đồng mua bán giữa bà A và bà C mới bị
coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Theo Bản án dân sự phúc thẩm số 17/2019/DS-PT ngày 20/02/2019 của Tòa
án nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc Tranh chấp hợp đồng góp hụi như sau: Ngày 205-2017 âm lịch, bà H có tham gia một phần hụi tháng 3.000.000 đồng do bà N làm
chủ thảo hụi, hụi có 16 phần và sẽ mãn vào ngày 20-7-2018 âm lịch. Bà H là người
lãnh hụi đầu tiên với số tiền 28.500.000 đồng và phải góp lại 15 kỳ, mỗi kỳ phải
góp 3.000.000 đồng. Sau khi lãnh hụi, bà H khơng góp hụi cho bà N được kỳ nào và
bà N phải góp hụi thay cho bà H để giao hụi cho các hụi viên khác. Nay bà N khởi
kiện yêu cầu bà H trả cho bà N số tiền hụi cịn nợ là 45.000.000 đồng, khơng u
cầu bà H phải trả tiền lãi.
Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 10 thơng qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017
12
16
Từ lý luận đến thực tiễn xét xử các vụ án liên quan đến hụi, nhìn tổng thể thì
các quy định về nội dung, hình thức, chủ thể khá đầy đủ bao trùm lên toàn bộ giao
dịch hụi nhưng thực tế vẫn phát sinh tranh chấp và cần xử lý, giải quyết. Trong vụ
án này, Tác giả thấy thiếu bóng dáng của bên thứ ba, một chủ thể khách quan nhằm
lành mạnh hóa giao dịch về hụi, tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các bên. Thiết
kế bên thứ ba có mặt trong thỏa thuận về hụi, khơng liên quan đến quyền và lợi ích
hợp pháp trong giao dịch hụi nhằm làm trọng tài cho giao dịch về hụi.
1.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Các vụ việc thực tiễn nêu ở mục trên cho thấy, nhiều Tịa án có sự nhầm lẫn
trong việc đánh giá vụ việc, tập trung nhiều vào chứng cứ hơn bản chất vụ việc,
chưa làm rõ giao dịch dân sự vay mượn và hụi.
Chính vì sự thiếu sót này làm giảm chất lượng của các phán xử liên quan, làm
cho việc áp dụng pháp luật trở nên thiếu nhất quán, từ đó, gây mất niềm tin xã hội
về hoạt động tư pháp.
Kiến nghị [1]: Để giải quyết vấn đề này, tác giả kiến nghị như sau:
(i) Tiếp tục sửa đổi bổ sung NĐ số 19/2019/NĐ-CP, theo định hướng có bên
thứ ba trong các giao dịch hụi đảm bảo nguyên tắc tự nguyên, hạn chế tranh chấp,
kiện tụng kéo dài.
(ii) Tòa án cần chọn lọc các bản án, quyết định có tình tiết tương tự với hoàn
cảnh được đề cập để xây dựng thành án lệ làm định hướng cho việc xét xử những
vụ việc liên quan. Theo cách tiếp cận này, tác giả xin được đề xuất cần lấy vụ việc
sau đây làm dữ liệu nghiên cứu, xây dựng án lệ.
Nội dung án lệ cần hướng dẫn là:
+ Cần xác định rõ bản chất vụ việc thông qua người thứ ba độc lập về quyền
và nghĩa vụ trong giao dịch hụi, giao dịch dân sự mà nguyên nhân phát sinh từ quan
hệ vay mượn hay góp hụi; việc xác định bản chất vụ việc là quan trọng và quyết
định chất lương bản án, từ đó định hình phương án xét xử phù hợp với thực tế.
+ Chứng từ mô tả sự việc cần được củng cố thông qua bên thứ ba, xác nhận
làm chứng để đảm bảo bản chất và sự việc được mô ta đúng bản chất của nó, các
bản án sẽ đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.
17
1.3. Nội dung, mục đích của giao dịch hụi, họ, biêu, phường vi phạm điều
cấm của luật, trái đạo đức xã hội
1.3.1. Thực trạng pháp luật về nội dung, mục đích của giao dịch hụi, họ,
biêu, phường vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Tác giả cho rằng công khai minh bạch thông tin lên thị trường là cần thiết và
quan trọng thể hiện dân chủ và văn minh của giao dịch dân sự trong nền kinh tế
hiện đại. Theo đó, giao dịch hụi cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc giải quyết bài toán
bất đối xứng thông tin trong giao dịch hụi thông qua nguyên tắc công khai minh
bạch thông tin ra công chúng. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một trong các bên
giao dịch khơng biết tất cả và chính xác những thơng tin cần biết về bên kia để đưa
ra quyết định đúng đắn trong giao dịch. Khi đó, giá cả trên thị trường sẽ có thể quá
thấp hoặc quá cao so với giá cân bằng của thị trường.
Đối với các quốc gia, tính minh bạch của thơng tin trên thị trường, khả năng
tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thơng tin yếu kém thì thơng tin bất cân xứng
càng phổ biến và càng trở nên trầm trọng hơn. Bất cân xứng về thơng tin có ba đặc
điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, có sự khác biệt về thơng tin giữa các bên giao dịch;
Thứ hai, có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa các bên;
Thứ ba, trong hai bên có một bên có thơng tin chính xác hơn.
Ngồi ra, rủi ro đạo đức, phát sinh là hậu quả của thơng tin bất cân xứng. Nó
có những đặc điểm chính sau đây: Có sự xuất hiện những hoạt động khơng tích cực
(thiếu đạo đức); Các hoạt động trên làm tăng xác suất xảy ra hậu quả xấu.
Trong thực tế, vấn đề rủi ro đạo đức xuất hiện rất nhiều trong thị trường và dễ
được nhận thấy như thị trường bảo hiểm (y tế, tài sản, tai nạn), thị trường cho vay
tín dụng, thị trường chứng khốn.
Ví dụ, trên thị trường tín dụng, sau khi vay tiền, người đi vay lại nảy sinh ý
định sử dụng vốn sang mục đích khác với thỏa thuận ban đầu làm cho món vay ít có
khả năng hồn trả hơn. Tuy có các giải pháp cho vấn đề thông tin bất cân xứng như
sau: (i) Tự sản xuất và bán thông tin; (ii) Tăng cường sự điều hành của chính phủ để
tăng thơng tin; (iii) Tăng cường vai trò của các trung gian tài chính để tăng chất
lượng thơng tin; (iv) Thực hiện cơ chế tự sàng lọc thông tin.
18
Tác giả nhận thức rằng, bênh cạnh các quy định pháp luật hiện hành điều
chỉnh quan hệ hụi thì các chủ thể tham gia giao dịch hụi cần tìm hiểu thông tin thật
nghiêm túc trước khi tham gia bất kỳ giao dịch dân sự nào, tránh hiểu nhằm, phát
sinh tranh chấp khơng đáng có trong các giao dịch dân sự về hụi.
- Về nội dung của giao dịch: nội dung thỏa thuận về hụi được quy định tại
Điều 8 NĐ số 19/2019/NĐ-CP13 thì tuỳ theo từng loại hụi, những người tham gia
hụi có thể thoả thuận về các nội dung sau đây: chủ họ, số người tham gia, phần họ,
kỳ mở họ, thể thức góp họ và lĩnh họ, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia
họ, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ, việc chuyển giao phần họ, việc ra khỏi họ,
chấm dứt họ và các nội dung khác. Thực tế, các thành viên trong một dây hụi ít khi
thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của người tham gia, trách nhiệm do vi phạm nghĩa
vụ, về trách nhiệm của chủ hụi cũng thường không chặt chẽ. Từ đó, dẫn đến khi xảy
ra mâu thuẫn, tranh chấp khó xác định được quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên.
- Về mục đích của giao dịch: Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp
pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó (mục đích thực tế).
Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết,
thoả thuận trong giao dịch. Những điều khoản này xác định quyền, nghĩa vụ của các
bên phát sinh từ giao dịch.
Mục đích và nội dung của giao dịch có quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự luôn nhằm đạt được mục đích nhất định. Muốn
đạt được mục đích đó họ phải cam kết, thoả thuận về nội dung và ngược lại những
cam kết, thoả thuận về nội dung của họ là để đạt được mục đích của giao dịch.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán tài sản, mục đích mà các bên hướng tới là
quyền sở hữu tài sản. Để đạt được mục đích này họ phải thoả thuận được về nội
dung của hợp đồng mua bán bao gồm các điều khoản như đối tượng (vật bán), giá
cả, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. Sự thoả thuận về các điều
khoản đó lại nhằm đạt được mục đích là quyền sở hữu tài sản. Đây là mục đích của
giao dịch mà các bên hướng tới. Tuy nhiên trong thực tiễn không phải bao giờ các
chủ thể cũng có cùng mục đích. Có những trường hợp người mua muốn được sở
hữu tài sản nhưng người bán không có mục đích đó mà vì một mục đích khác, đó là
Điều 8 tại Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 02 năm 2019 quy định về hụi, họ,
biêu, phường, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019;
13
19
họ bán tài sản để trốn tránh việc kê biên tài sản, người bị kê biên tài sản bán hết tài
sản của mình, trường hợp này người bán khơng phải muốn chuyển quyền sở hữu
cho bên mua. Mục đích này là trái luật.
Vi phạm điều cấm: Tại Điều 123 BLDS 201514 quy định giao dịch dân sự
vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội cùng những hậu quả
pháp lí của giao dịch vơ hiệu dạng này. Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo
đức xã hội bao gồm nội dung, mục đích của giao dịch trái pháp luật và đạo đức xã
hội. Giao dịch vi phạm quy định này đương nhiên bị coi là vơ hiệu khơng phụ
thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao dịch. Tài sản giao dịch và lợi tức thu
được có thể bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước. Ví dụ: trường hợp mua bán thuốc
phiện, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm. Trong trường hợp có thiệt hại
tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nếu chỉ một bên có lỗi thì bên đó phải bồi
thường thiệt hại cho bên kia.
1.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Thực tiễn cho thấy, bên cạnh cần làm rõ chủ thể và sự tự nguyện của chủ thể
tham gia giao dịch hụi thì nội dung và mục đích của giao dịch này cần phân tích,
đánh giá từ bên trong của giao dịch hụi, tức là đi tìm bản chất của giao dịch hụi đảm
bảo vệ quyền và nghĩa vụ các bên tham gia giao dịch hụi và mục đích giao dịch
đúng bản chất hỗ trợ, tương trợ và phát triển, phục vụ đời sống sản xuất kinh doanh
nhỏ và tiêu dùng tại các vùng nông thôn và đô thị tại Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay và có kiến nghị như sau:
Kiến nghị [2]: Để giải quyết vấn đề này, tác giả kiến nghị như sau:
(i) Tiếp tục sửa đổi bổ sung NĐ số 19/2019/NĐ-CP, theo định hướng tăng
cường vai trò của cơ quan thẩm quyền phát hiện, làm rõ bản chất giao dịch hụi
thông qua nội dung và mục đích đảm bảo giao dịch hụi tuân thủ nguyên tắc hỗ trợ,
tương trợ và phát triển kinh tế quy mơ nhỏ.
(ii) Tịa án cần chọn lọc các bản án, quyết định có tình tiết tương tự với hồn
cảnh được đề cập để xây dựng thành án lệ làm định hướng cho việc xét xử những
vụ việc liên quan. Theo cách tiếp cận này, tác giả xin được đề xuất cần lấy vụ việc
sau đây làm dữ liệu nghiên cứu, xây dựng án lệ.
Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 10 thơng qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017
14