Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.96 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

DƢƠNG XUÂN SƠN

KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT
NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT
NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM

Chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Võ Thị Kim Oanh
Học viên: Dƣơng Xuân Sơn
Lớp: Cao học Luật Bình Thuận – Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các quyết
định tố tụng, số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, có
nguồn gốc và được trích dẫn theo đúng quy định của Trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Nếu có gì khơng đúng sự thật tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Dƣơng Xuân Sơn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra

CQCSĐT

: Cơ quan Cảnh sát điều tra

ĐTV

: Điều tra viên


VKS

: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM ... 7
1.1. Quy định của pháp luật về kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
................................................................................................................................. 7
1.2. Thực tiễn thực hiện kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm ....... 10
1.2.1. Những kết quả đạt được trong kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội
phạm .................................................................................................................. 10
1.2.2. Những hạn chế, thiếu sót trong việc kiểm sát tiếp nhận nguồn tin về tội
phạm và nguyên nhân........................................................................................ 12
1.3. Kiến nghị và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc kiểm sát
tiếp nhận nguồn tin về tội phạm ........................................................................ 18
1.3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong việc kiểm sát
tiếp nhận nguồn tin về tội phạm ........................................................................ 18
1.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát
việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm ................................................................ 19
Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................. 21
CHƢƠNG 2. KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM ...
................................................................................................................................... 22
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kiểm sát việc giải quyết

nguồn tin về tội phạm ......................................................................................... 22
2.2. Thực tiễn kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm ........................ 27
2.2.1. Những kết quả đạt được trong kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội
phạm .................................................................................................................. 27
2.2.2. Những hạn chế, thiếu sót trong việc kiểm sát giải quyết nguồn tin về tội
phạm .................................................................................................................. 30
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong kiểm sát giải quyết
nguồn tin về tội phạm ........................................................................................ 36


2.3. Kiến nghị và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát
giải quyết nguồn tin về tội phạm........................................................................ 37
2.3.1. Kiến nghị về việc hoàn thiện, sửa đổi pháp luật ..................................... 37
2.3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết
nguồn tin về tội phạm ........................................................................................ 37
Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................. 39
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hoạt động của Viện kiểm sát
nhân dân được thực hiện từ khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm. Đây là
thủ tục tố tụng đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện nguyên tắc phát
hiện và giải quyết kịp thời mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, đồng thời
khơng làm oan người vơ tội. Vì lẽ đó, thực hiện tốt cơng tác kiểm sát tiếp nhận,

giải quyết nguồn tin vê tội phạm, không chỉ đảm bảo giải quyết hiệu quả các vụ án
hình sự, tăng cường cơng tác đấu tranh phịng, chống vi phạm, tội phạm mà cịn có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà
nước về phân cơng quyền lực và kiểm sốt quyền lực trong hoạt động tư pháp, bảo
đảm các hoạt động tố tụng hình sự phải được kiểm tra, giám sát, kiểm sốt chặt
chẽ, bởi vì hoạt động này của các cơ quan tố tụng có tác động, liên quan đến
quyền con người, quyền công dân, ... đây là một trong những quyền cơ bản của
công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, bảo vệ. Trong thời gian qua, ngành
Kiểm sát đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và
pháp luật để bảo vệ Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tuy
nhiên, trong các khâu công tác của Viện kiểm sát cũng cịn có nhiều hạn chế, thiếu
sót. Trong lĩnh vực Kiểm sát án hình sự thì cơng tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân đã gặp những khó khăn,
vướng mắc, bất cập, chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm sát chưa đáp ứng yêu
cầu, số lượng nguồn tin về tội phạm chưa được các cơ quan chức năng thụ lý và
giải quyết đúng thời hạn còn nhiều, chất lượng giải quyết tin báo tố giác tội phạm
còn hạn chế, vẫn cịn có tình trạng bỏ lọt tin báo, bỏ lọt tội phạm. Các hạn chế,
thiếu sót nêu trên có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân
sau: Một số quy định của pháp luật hiện hành về công tác tiếp nhận, giải quyết
nguồn tin về tội phạm và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm
chưa cụ thể rõ ràng dẫn đến việc nhận thức, vận dụng, áp dụng luật của các cơ
quan tiến hành tố tụng cịn khác nhau; Cơng tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân
dân cịn có hạn chế, thiếu sót trong cơng tác kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn
tin về tội phạm, phương thức thực hiện nhiệm vụ có nơi, có lúc cịn bị động, lung


2
túng; ngoài ra, do số lượng các vụ, việc phải kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn
tin về tội phạm hàng năm đều tăng trong khi lực lượng Kiểm sát viên làm khâu
cơng tác này cịn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu của công tác nên ảnh hưởng đến

chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát.
Nhằm khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong cơng tác để nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, góp phần
tăng cường chất lượng, hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống vi phạm, tội phạm
địi hỏi phải có sự tập trung nghiên cứu trên diện rộng, phạm vi toàn quốc ở cả 2 mặt
lý luận và thực tiễn, tìm ra các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hạn chế thiếu sót để
kiến nghị Nhà nước sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật và đề xuất các giải pháp
để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thực tiễn.
Vì vậy, học viên chọn đề tài “Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn
tin về tội phạm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ
luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội
phạm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam đã có những cơng trình nghiên cứu
như sau:
Thứ nhất: Nguyễn Thị Hồng Loan (2018), Kiểm sát việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ
thực tiễn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm, khoa học xã hội Việt
Nam, Học viện khoa học xã hội, tr.1-70.
Thứ hai: Hà Thị Thu Phương (2017), Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực
tiễn Yên Bái, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm, khoa học xã hội Việt Nam, Học viện
khoa học xã hội, tr.1-85.
Thứ ba: Lê Hà Thắng (2016), Tiếp nhận, xử lý tố giác tin báo về tội phạm từ
thực tiễn Công an thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm, khoa học xã
hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, tr.1-80.
Ngồi ra, cịn có một số bài viết của các tác giả trong và ngoài ngành Kiểm
sát đăng trên Tạp chí Kiểm sát, cụ thể như sau:



3
“Nâng cao chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố” của Ths.Nguyễn
Đình Trung (Tạp chí Kiểm sát số 7- Tháng 4/2012);
“Vấn đề giải quyết và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự” của TS.Mai Đắc Biên (Tạp
chí Kiểm sát số 17- Tháng 9/2015)
“Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm
thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ” của Nguyễn Tồn Thắng (2017), Tạp chí kiểm sát, (08), tr.44-49.
Cơng trình của các tác giả nêu trên đã nêu được một số vấn đề lý luận chung
về hoạt động kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, phát hiện một số
vướng mắc, bất cập trong kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm ở
một số địa phương, các cơng trình nghiên cứu đều có giá trị khoa học và thực tiễn
cao. Tuy nhiên, các cơng trình nói trên đều được nghiên cứu dưới góc độ lý luận và
khơng gian chỉ bó hẹp trong từng đơn vị địa phương cụ thể, mà chưa ngiên cứu trên
phạm vi toàn quốc, các đề tài chưa tập trung nghiên cứu sâu về các nội dung và hình
thức thực hiện kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm cũng như các
phương thức, phương pháp công tác của Viện KSND khi thực hiện hoạt động Kiểm
sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo Luật tố tụng hình sự. Trong
quá trình thực hiện đề tài luận văn này, Học viên đã tham khảo và kế thừa nguồn tài
liệu và các kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã được cơng bố; ngồi ra, Học
viên là Kiểm sát viên đã công tác lâu năm trong ngành kiểm sát, có thời gian được
phân cơng là Kiểm sát viên chuyên trách thực hiện công tác Kiểm sát việc tiếp
nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; từ thực tiễn cơng tác của mình và của toàn
ngành kiểm sát nhân dân trên phạm vi toàn quốc, đối chiếu với pháp luật và soi rọi
từ thực tiễn hoạt động Học viên nghiên cứu những mặt làm tốt và những hạn chế,
thiếu sót trong cơng tác kiểm sát tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm để đề
xuất những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm
sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của ngành KSND. Vì vậy đề tài

mà Học viên lựa chọn để nghiên cứu là nghiên cứu theo định hướng ứng dụng từ
thực tiễn, có tính mới, khơng trùng lặp với các cơng trình khoa học đã được thực
hiện và công bố trước đây.


4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác kiểm sát việc tiếp nhận,
giải quyết nguồn tin về tội phạm để đánh giá, phân tích những vướng mắc, bất cập
trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, các văn bản hướng dẫn thi hành
để làm rõ những ưu điểm, nhược điểm của khâu công tác này đồng thời chỉ ra những
nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót để đề xuất các kiến nghị hoàn thiện các
quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm góp phần nâng cao
chất lượng hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Để đạt được mục đích trên nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu một số vấn đề về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin
về tội phạm.
- Khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu để nghiên cứu, đánh giá hoạt động kiểm
sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm trên phạm vi toàn quốc và đặc
biệt là tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận.
- Làm rõ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; thực tiễn kiểm sát việc tiếp
nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, trong đó làm rõ những kết quả đạt được, hạn
chế và nguyên nhân, những khó khăn, bất cập, qua đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các
quy định của pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát việc
tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu, đánh giá quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự năm
2015, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các văn bản hướng dẫn thi hành về
kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, thực tiễn áp dụng các quy định

của pháp luật vào việc thực hiện kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội
phạm của Viện kiểm sát nhân dân và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Học viên tập trung nghiên cứu, khảo sát
hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm trong phạm vi
cả nước và tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình thuận.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: thực tiễn hoạt động kiểm sát việc tiếp
nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm từ năm 2016 đến năm 2019.


5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ trong việc nghiên cứu đã xác định, Học viên sử
dụng các phương pháp như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng làm sáng tỏ những quy
định của pháp luật có liên quan, nhằm rút ra các kết luận cơ bản tạo cơ sở cho việc
đề xuất các giải pháp, được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong việc phân tích thực tiễn áp dụng
pháp luật, được sử dụng ở Chương 1 và Chương 2 nhằm thống kê số liệu tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Viện kiểm sát thụ lý và kết quả giải quyết; số
liệu các cuộc kiểm sát trực tiếp công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố do Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện.
- Phương pháp nghiên cứu: từ kết quả kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết
nguồn tin về tội phạm, qua phát hiện của Viện kiểm sát về việc cụ thể liên quan đến
các trường hợp quản lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của một số
cơ quan điều tra chưa chặt chẽ; hệ thống sổ sách, quản lý tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố của một số cơ quan điều tra chưa thật sự khoa học; việc
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa thực hiện
nghiêm túc theo quy trình và quy định của pháp luật, công tác kiểm tra, xác minh
thu thập chứng cứ, tài liệu của cơ quan điều tra còn sơ sài, chưa chặt chẽ; tình trạng
vi phạm về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của

Cơ quan điều tra. Từ những hạn chế, thiếu sót của Cơ quan điều tra đối chiếu với
các quy định của pháp luật về chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân để
chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của ngành Kiểm sát, xác định các nguyên nhân của
hạn chế, thiếu sót và đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết
nguồn tin về tội phạm.
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm kiến thức về
lý luận và thực tiễn của hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về
tội phạm. Kết quả nghiên cứu trong đề tài có thể được tham khảo để bổ sung các dữ
liệu, tài liệu minh họa phục vụ việc giảng dạy đào tạo học sinh, sinh viên ngành
luật. Luận văn là một nguồn tài liệu tham khảo cho những người trực tiếp thực hiện


6
hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, qua đó nâng
cao chất lượng, hiệu quả cơng tác kiểm sát.
7. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn được thiết kế như sau:
Chƣơng 1. Kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
Chƣơng 2. Kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm


7
CHƢƠNG 1
KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM
1.1. Quy định của pháp luật về kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về
tội phạm
Khái niệm “Tiếp nhận” theo giải thích của từ điển Tiếng Việt là việc đón nhận

các thông tin pháp lý và kiểm tra, xác minh tính chính xác của các thơng tin đó1
“Nguồn tin về tội phạm” theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 4 BLTTHS
2015: “Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội
phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến h nh tố tụng trực tiếp phát hiện”.
Tiếp nhận nguồn tin về tội phạm là việc CQĐT, VKS, TA và các cơ quan tổ
chức khác ghi nhận một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin về tội
phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp. Tiếp nhận nguồn tin về tội phạm là
bước đầu tiên của CQĐT, VKS trong quá trình phát hiện, thụ lý và xử lý tội phạm.
Để xác định tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần nắm các
thông tin về tội phạm để làm căn cứ để khởi tố vụ án, tạo ra một giai đoạn tố tụng
hình sự. Các thơng tin về nguồn tin tội phạm phải được kiểm tra để xác định căn
cứ khởi tố vụ án hình sự, phải đảm bảo các trình tự thủ tục theo quy định của pháp
luật hình sự.2
Tiếp nhận nguồn tin về tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng, nó mở đầu cho
các hoạt động TTHS, nhằm xác định có hay khơng có tội phạm xảy ra, để khởi tố
hay khơng khởi tố vụ án hình sự, đây là hoạt động có tính chất quyết định ban đầu
có ý nghĩa quan trọng đến chất lượng giải quyết vụ án về sau, hoạt động này có tác
động đến quyền nhân thân, quyền con người, do đó cần phải được kiểm tra, giám
sát, kiểm sốt chặt chẽ. Vì vậy, pháp luật Việt nam quy định VKS là cơ quan duy
nhất thực hiện quyền kiểm sát hoạt động tư pháp có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra,
giám sát, kiểm soát các hoạt động này.
Kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm: là hoạt động của VKSND
nhằm đảm bảo việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
1

/>Trường Đại học Luật TP.HCM (2016), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, TS. Võ Thị Kim Oanh,
NXB Hồng Đức, tr.348- 351.
2



8
TTHS phát sinh trong giai đoạn tiếp nhận nguồn tin về tội phạm và bảo đảm việc
tiếp nhận nguồn tin về tội phạm phải kịp thời, khách quan, toàn diện, đầy đủ; những
vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm phải được phát hiện,
chấn chỉnh, khắc phục và xử lý theo quy định.
Như vậy kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm là chức năng kiểm sát
hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo cho công tác tiếp
nhận nguồn tin về tội phạm được khách quan, toàn diện và đầy đủ theo đúng quy
định của pháp luật.
Bên cạnh quy định chung về công tác kiểm sát tiếp nhận nguồn tin tội phạm
của VKS được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014 thì chức năng kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm còn được
quy định cụ thể tại Điều 160 BLTTHS năm 2015 với các nhiệm vụ và quyền hạn cơ
bản như sau:
- Kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của CQĐT, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Khi thực hiện nhiệm vụ này,
VKS phải phân công cán bộ, Kiểm sát viên thường xuyên theo dõi, kiểm sát các
biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm và đối chiếu kiểm sát sổ tiếp nhận nguồn
tin về tội phạm nhằm kiểm tra việc tiếp nhận nguồn tin của cơ quan có thẩm quyền
có kịp thời hay khơng, việc tiếp nhận nguồn tin để thụ lý, giải quyết có đúng thẩm
quyền hay khơng, việc chuyển tin báo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết có
đúng thời hạn hay khơng, có thực hiện đúng thời hạn thơng báo tiếp nhận nguồn tin
về tội phạm cho VKS hay không (trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận
nguồn tin tội phạm, theo khoản 5 Điều 146 BLTTHS).
-Trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của CQĐT, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đây là hoạt động kiểm sát
mang tính tồn diện, để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của CQĐT…
trong việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh, thống nhất và ngăn ngừa các vi phạm, xử lý nghiêm các hành vi xâm

phạm hoạt động tư pháp. Đây là việc VKS ban hành quyết định kiểm tra đối với
CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc
chấp hành pháp luật về việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm và cử KSV thực hiện
việc kiểm tra đó. Dựa trên báo cáo, số liệu của cơ quan được kiểm tra, VKS trực


9
tiếp làm việc với CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra để yêu cầu giải thích về số liệu, trực tiếp kiểm tra các sổ tiếp nhận, sổ thụ
lý, các quyết định phân công Điều tra viên, cán bộ thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội
phạm để xem xét việc có bỏ lọt nguồn tin về tội phạm hay khơng, có hay khơng việc
cơ quan có thẩm quyền có lập biên bản tiếp nhận tin nhưng không vào sổ tiếp nhận
nguồn tin về tội phạm hoặc vào sổ tiếp nhận nhưng không thụ lý giải quyết hoặc
chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Khi phát hiện việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm
pháp luật thì yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra thực hiện các hoạt động:
+ Tiếp nhận đầy đủ nguồn tin về tội phạm theo đúng pháp luật. Trường hợp
này, VKS ban hành công văn yêu cầu tiếp nhận đầy đủ nguồn tin về tội phạm hoặc
mức độ hơn nữa sẽ ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc tiếp
nhận nguồn tin về tội phạm; trong đó yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra phải tiếp nhận đầy đủ, kịp thời các nguồn tin về
tội phạm.
+ Kiểm tra việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho
VKS. Là trường hợp VKS có văn bản yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
và thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý vi phạm bằng văn bản cho VKS.
+ Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận nguồn tin về tội
phạm. Trong quá trình kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin tội phạm, khi phát hiện vi
phạm ở một hay một vài trường hợp cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền đang xử lý

tiếp nhận, để đảm bảo việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm được thực hiện đúng
quy định ngay thì VKS sẽ u cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp tài liệu về việc
tiếp nhận nguồn tin về tội phạm đó để kiểm sát kịp thời, nếu có vi phạm thì u cầu
khắc phục ngay. Đây là hoạt động nhằm giúp cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận
nguồn tin về tội phạm phải khắc phục những vi phạm của mình.
+ Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm. Việc kiểm
sát tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của VKS không chỉ nhằm phát hiện các vi phạm
của cơ quan có thẩm quyền mà còn đảm bảo việc khắc phục kịp thời các vi phạm
đó. Đồng thời, tùy theo mức độ của việc sai phạm mà đề nghị xử lý cơ quan, người


10
có hành vi vi phạm trong tiếp nhận nguồn tin về tội phạm. Để thực hiện các nội
dung nay, VKS dựa trên các quyền năng pháp lý cơ bản là quyền yêu cầu, kiến nghị,
kháng nghị.
1.2. Thực tiễn thực hiện kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
1.2.1. Những kết quả đạt được trong kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về
tội phạm
Trong những năm qua, công tác kiểm sát tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của
VKS được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Qua công tác kiểm sát
thấy việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra đã tiến hành đầy đủ các trình tự thủ tục theo
thơng tưliên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTCBNN&PTNT-VKSNDTC ngày
29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phịng, Bộ trưởng Bộ Tài
chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong
việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Ngày 02/5/2018 Viện trưởng VKSND tối
cao đã ban hành quyết định số 169/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế tạm thời
công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo

về tội phạm và kiến nghị khởi tố làm căn cứ và hướng dẫn cho các hoạt động kiểm sát
trong lĩnh vực này. Vì vậy, cơng tác kiểm sát tiếp nhận nguồn tin về tội phạm đã đi
vào nề nếp và đạt được những kết quả nổi bật. Lãnh đạo các cấp ngành KSND đã có
sự quan tâm chặt chẽ đến công tác tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, có sự phân cơng
kiểm sát viên chun trách theo dõi, kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. KSV
được phân công khâu công tác này đã mở đầy đủ các loại sổ sách theo quy định để
ghi chép vào sổ kiểm sát thụ lý nguồn tin báo về tội phạm, thường xuyên theo định kỳ
hàng tuần đối chiếu sổ sách về số liệu tin báo mà các CQĐT và các cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đang thụ lý giải quyết. VKS đã kịp
thời chủ động phối hợp cùng CQĐT và các cơ quan có thẩm quyền có liên quan trong
cơng tác thụ lý và kiểm sát nguồn tin về tội phạm. VKSND các cấp đã mở đầy đủ các
loại sổ sách, áp dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận, quản lý đầy đủ thông tin vi
phạm tội phạm từ các nguồn chuyển đến, tổ chức nghiên cứu, phân loại và xử lý kịp
thời. Công tác thỉnh thị, hướng dẫn đối với VKSND cấp huyện được quan tâm hơn


11
nhằm góp phần hạn chế những thiếu sót, vi phạm có thể dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội
phạm3. Thơng qua các biện pháp kiểm sát như tiến hành các cuộc kiểm sát trực tiếp
việc tiếp nhận, phân loại nguồn tin về tội phạm của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS các cấp đã ban hành nhiều kết luận và
kiến nghị nhằm sửa chữa, khắc phục và chấn chỉnh những vi phạm của CQĐT và các
cơ quan liên quan trong việc tiếp nhận, phân loại nguồn tin về tội phạm.
Thông qua kết quả hoạt động kiểm sát tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
VKSND các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các CQĐT và cơ quan được giao một số
hoạt động điều tra để đối chiếu, kiểm tra sổ sách thụ lý nguồn tin về tội phạm đảm
bảo hầu hết các nguồn tin về tội phạm được chuyển đến đều được thụ lý và ghi chép
vào sổ thụ lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, các tin báo đã thụ lý đều
được phân cơng Phó thủ trưởng CQĐT và Điều tra viên chịu trách nhiệm xác minh

tin báo, việc phân loại tin báo và chuyển tin báo đều đúng trình tự và quy định của
pháp luật. Thơng qua hoạt động kiểm sát, VKSND đã phát hiện các vi phạm của
CQĐT và có kiến nghị, kháng nghị sửa chữa, chấn chỉnh kịp thời. Vì vậy, hạn chế
được tình trạng nguồn tin về tội phạm không được thụ lý giải quyết, bỏ ngồi sổ thụ
lý tin báo hoặc tình trạng tin báo bị “Ngâm” tại công an cấp xã hoặc các đội nghiệp
vụ của ngành công an trái quy định. Số liệu thụ lý kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin
về tội phạm trong những năm qua trong toàn ngành là rất lớn cụ thể như sau:
- Năm 2016 kiểm sát tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm: 106.102 tin.
- Năm 2017 kiểm sát tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm: 107.553 tin
- Năm 2018 kiểm sát tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm: 116.635 tin.
- Năm 2019 kiểm sát tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm: 127.502 tin.
Riêng đối với tỉnh Bình Thuận kết quả cơng tác kiểm sát việc tiếp nhận như sau:
- Năm 2016, kiểm sát tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm: 1331 tin.
- Năm 2017, kiểm sát tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm: 1516 tin.
- Năm 2018, kiểm sát tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm: 1637 tin.
- Năm 2019 kiểm sát tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm: 1834 tin.
3

Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Toàn Thắng (2017), “Nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội
phạm thuộc thẩm quyền cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”, Tạp chí
kiểm sát, (08), tr. 45.


12
Từ kết quả trên cho thấy các đơn vị thuộc VKSND trên toàn quốc, cũng như
các đơn vị thuộc VKSND tỉnh Bình Thuận đã thực hiện tốt và có hiệu quả chức
năng kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm. Số tin báo thụ lý kiểm sát năm
sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguyên tắc mọi hành vi vi phạm pháp luật phải
được phát hiện và xử lý kịp thời nhằm không bỏ lọt người phạm tội đồng thời
khơng làm oan người vơ tội góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơng tác đấu

tranh phịng, chống tội phạm.
1.2.2. Những hạn chế, thiếu sót trong việc kiểm sát tiếp nhận nguồn tin về tội
phạm và nguyên nhân
Thứ nhất là hạn chế, vƣớng mắc trong kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin
về tội phạm do công an xã, phƣờng, thị trấn, đồn công an tiếp nhận.
Tại khoản 3 Điều 146 BLTTHS năm 2015 quy định:
“Công an phường, thị trấn, Đồn Cơng an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác,
tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và
chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo t i liệu, đồ vật có liên quan cho
Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Cơng an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên
bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm
theo t i liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”.
Tại khoản 5 điều 8 thơng tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTCBNN&PTNT-VKSNDTC, ngày 29/12/2017 quy định chi tiết thêm về thời hạn
chuyển giao tố giác, tin báo về tội phạm của Công an phường, thị trấn, Đồn Công
an, Cơng an xã cho cơ quan điều tra có thẩm quyền là không quá 24 giờ kể từ khi
tiếp nhận; đối với các xã vùng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo, điều kiện đi lại khó
khăn thì thời hạn không quá 48 giờ kể từ khi tiếp nhận.
Như vậy, BLTTHS năm 2015 có quy định về thẩm quyền xác minh sơ bộ của
Công an phường, thị trấn, đồn Công an..là những điểm mới của pháp luật khắc phục
tình trạng nguồn tin về tội phạm chậm được thụ lý đồng thời giúp giảm tải một phần
công việc cho các CQĐT.
Tuy nhiên, chưa có văn bản nào quy định việc “kiểm tra, xác minh sơ bộ” của
Công an phường, Đồn công an... là bao gồm những hoạt động cụ thể gì? Cơ chế


13
kiểm sát và hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của VKS trong
hợp này như thế nào? Dẫn đến trong thực tế có tình trạng khi tiếp nhận nguồn tin tội
phạm, Công an phường, Đồn công an… không thực hiện việc chuyển nguồn tin tội

phạm cho CQĐT có thẩm quyền theo đúng thời hạn đã được quy định trên mà tiếp
tục giữ lại để thực hiện hoạt động “kiểm tra, xác minh sơ bộ” mà trong các trường
hợp này thì VKS khơng thực hiện được hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin
tội phạm để kịp thời phát hiện những vi phạm, yêu cầu, kiến nghị khắc phục vi
phạm ngay nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng trong những trường hợp trên được
thực hiện đúng quy định của pháp luật. Nhiều trường hợp dẫn đến hậu quả là các
dấu vết, vật chứng tại hiện trường bị mất, hư hỏng, ảnh hưởng đến việc xác định
bản chất vụ án và việc xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng, cá biệt có
trường hợp dẫn đến oan sai trong xử lý.
Cụ thể thực tế có những trường hợp như:
- Tin báo về hành vi cố ý gây thương tích xảy ra vào ngày 17/5/2018 giữa gia
đình ơng Nguyễn Tuấn (sinh năm 1942) và bà Huỳnh Thị Kim Cúc (sinh năm 1971)
cùng trú tại tổ 4, khu phố Phước Hậu 1, phường 9, Tp.Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Ngay
sau khi xảy ra vụ việc, cơng an phường 9, Tp.Tuy Hồ đã tiếp nhận tin báo nhưng
đến ngày 27/7/2018 (sau 61 ngày) công an phường 9 mới bàn giao hồ sơ tin báo cho
cơng an TP.Tuy Hồ, tỉnh Phú n4
-Tin báo về hành vi cố ý gây thương tích xảy ra vào ngày 29/4/2019 giữa
Đoàn Thị Kim Vân và Nguyễn Thị Hương tại tổ dân phố 2, thị trấn Plei Kần, huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Ngay sau đó, Nguyễn Thị Hương viết đơn tố cáo gửi
công an thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi. Tuy nhiên, công an thị trấn Plei Kần đã
tiến hành xác minh ban đầu và đến ngày 22/05/2019 (sau 23 ngày) mới chuyển hồ
sơ tin báo tội phạm đến công an huyện Ngọc Hồi5
-

Tin báo về hành vi cố ý gây thương tích xảy ra ngày 22/4/2017 tại khu phố
7, phường Bình Hưng, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận giữa Lại Ngọc Trung và
nhóm thanh niên lạ mặt. Cơng an phường Bình Hưng, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận tiếp nhận sự việc vào ngày 22/4/2017 nhưng đến ngày 26/6/2017 mới chuyển
tin báo đến CQĐT cơng an TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận6. Vụ cố ý gây thương
4


Kiến nghị số 05/KN-VKS, ngày 29/10/2018 của Viện kiểm sát nhân dân TP.Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.
Kiến nghị số 370/KN-VKS-NH, ngày 30/8/2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
6
Phiếu nhận tin số 323, ngày 26/6/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra cơng an TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
5


14
tích xảy ra ngày 27/3/2018 tại khu phố 5, phường Phú Hài, TP.Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận giữa Nguyễn Minh Trường và Đỗ Đức Tính. Cơng an phường Phú Hài,
TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tiếp nhận sự việc ngày 27/3/2018 nhưng đến ngày
11/4/2018 (sau 14 ngày) mới chuyển tin báo đến CQĐT cơng an TP.Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận7
Trong các trường hợp cụ thể nêu trên ta thấy rằng Công an xã, Phường đã
có hành vi cố tình giữ lại các nguồn tin về tội phạm để giải quyết sai thẩm quyền
nhưng VKSND các địa phương trên hồn tồn khơng thể nắm bắt và kiểm sát
được việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm mà các cơ quan công an phường, xã
đang thụ lý vì pháp luật khơng quy định hoạt động kiểm sát của VKS đối với
Công an xã, phường.
Mặt khác, Công an xã, phường, thị trấn và Đồn công an không phải là cơ
quan tư pháp, các chiến sỹ Công an của các cơ quan đó khơng có chức danh tư pháp
nhưng pháp luật lại quy định họ có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
phạm và tiến hành hoạt động “xác minh sơ bộ” và chuyển các tài liệu đó cho CQĐT
có thẩm quyền. Vì vậy, các hoạt động, biên bản, tài liệu đó có ý nghĩa như thế nào
xét về mặt thủ tục và chứng cứ trong các hoạt động tố tụng về sau. Trong khi đây là
những tài liệu ban đầu, rất quan trọng và có ý nghĩa trong hoạt động giải quyết
nguồn tin tội phạm về sau, VKS thực hiện kiểm sát tính đúng pháp lý của các tài
liệu trên có được hay khơng? Nếu được thì thực hiện vào thời gian nào và kiểm sát
như thế nào? bởi trên thực tế xảy ra trường hợp khi công an xã, phường, thị

trấn…tiếp nhận nguồn tin về tội phạm sẽ lập “biên bản sự việc” đồng thời lập biên
bản thu giữ tài liệu, đồ vật là những vật chứng, tang vật…liên quan đến nguồn tin
tội phạm nhưng do khơng có nghiệp vụ trong hoạt động điều tra, tố tụng hình sự
nên cơng an phường, thị trấn; công an xã…lập biên bản sự việc không rõ ràng, cụ
thể, chưa thu thập hết chứng cứ ban đầu hoặc lập biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu,
bảo quản vật chứng không đúng quy định của BLTTHS dẫn đến gây khó khăn trong
việc sử dụng làm nguồn chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với vụ án
hình sự sau này. Ví dụ: vào lúc khoảng 17 giờ ngày 02/10/2019 tại Quán Chiều
thuộc khu phố 5, phường Phước hội, thị xã La Gi, tỉnh Bình thuận, Nguyễn Thị
Bạch Mai sinh năm 1972 trú tại phường Lạc Đạo, thành phố Phan thiết, tỉnh Bình
thuận lợi dụng sơ hở của chị Phạm Thị Mỹ Vy sinh năm 1984 ở phường Tân An, thị
7

Phiếu nhận tin số 90, ngày 11/4/2018 của cơ quan Cảnh sát điều tra cơng an TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.


15
xã La Gi đã lén lút lấy trộm của chị Vy 01 chiếc điện thoại di động hiệu VIVO màu
hồng, quần chúng nhân dân đã phát hiện và dẫn giải Mai đến Công an phường
Phước hội, thị xã La Gi để trình báo. Khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm Công an
phường Phước hội đã không lấy lời khai đối tượng, không lập biên bản bắt giữ
người phạm tội quả tang, Công an phường Phước hội đã thu giữ của đối tượng một
số vật chứng như: thẻ ngân hàng, xe mô tô, 3 nhẫn kim loại màu vàng, 1 miếng kim
loại màu vàng ...nhưng Công an phường Phước Hội lại không niêm phong các vật
chứng trên theo quy định của pháp luật TTHS và ngày 20/10/2019 (18 ngày sau)
Công an phường Phước hội mới chuyển hồ sơ cho Cơ quan CSĐT Công an thị xã
La Gi để xử lý8.
Hiện nay, Bộ chính trị đã có chủ trương và Chính phủ, Bộ Cơng an đã tổ
chức thực hiện thí điểm chính quy hố lực lượng cơng an cấp xã. Theo kết quả
đánh giá của Bộ công an, qua tổng kết 6 năm thực hiện chủ trương bố trí Cơng an

chính quy tại xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự; cơng an địa phương đã bố
trí 693 Trưởng Cơng an xã, 367 Phó trưởng Cơng an xã và 230 Công an viên đảm
nhiệm các chức danh Công an xã9. Có thể thấy, việc đề ra và tổ chức thí điểm thực
hiện chủ trương của Đảng là nhằm nâng cao năng lực của lực lượng công an cấp
cơ sở, tuy nhiên BLTTHS năm 2015 lại quy định có sự phân biệt về thẩm quyền
giữa Công an xã với Công an phường, thị trấn, Đồn công an trong việc tiếp nhận
ban đầu nguồn tin về tội phạm như các quy định tại khoản 3 Điều 146 BLTTHS là
chưa thật sự phù hợp. Việc quy định này thể hiện tính chưa đồng bộ, chưa quán
triệt quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước về tiến trình cải cách tư pháp
trong quá trình làm luật của các nhà làm luật, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn
hiện nay.
Thứ hai, hạn chế, vƣớng mắc trong kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về
tội phạm trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã rõ dấu hiệu tội phạm.
Tại khoản 7 điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQPBTCBNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Cơng an, Bộ
trưởng Bộ Quốc phịng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp và
Phát triển nông thôn, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Quy định việc
phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của
8
9

Kiến nghị số 120/KN-VKS ngày 09/4/2020 của VKSNDThị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.
/>

16
BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố quy định:
“7. Đối với tin báo về tội phạm được nêu trên các phương tiện thông tin đại
chúng đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan,
đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải quyết...”.
Từ quy định trên chúng ta thấy rằng việc sử dụng từ “ghi nhận” là khơng

chính xác theo các nguyên tắc của pháp luật mà phải sử dụng là “thụ lý” hoặc “tiếp
nhận” thì mới đúng. Mặt khác nếu sử dụng là “ghi nhận” nguồn tin về tội phạm để
giải quyết thì hiện nay pháp luật chưa có chế định nào quy định để VKSND theo dõi
và kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết các nguồn tin mà các cơ quan, đơn vị đã
“ghi nhận”.
Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong việc kiểm sát tiếp nhận
nguồn tin về tội phạm
Những hạn chế trong việc kiểm sát tiếp nhận nguồn tin về tội phạm có rất
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan: do sự sơ hở và không đồng bộ của pháp luật. Mặc
dù BLTTHS năm 2015 có quy định về thẩm quyền tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
của công an xã, phường, thị trấn, đồn cơng an nhưng chưa có văn bản dưới luật nào
quy định, hướng dẫn cụ thể các nội dung trên và chưa có quy định nào thể hiện cơ
chế kiểm sát hoạt động tiếp nhận, xác minh ban đầu của Công an các xã, phường,
thị trấn, Đồn công an cho VKS vì hiện nay pháp luật quy định hoạt động kiểm sát
việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của VKS bắt đầu từ khi các cơ quan trên
chuyển nguồn tin tội phạm đến CQĐT có thẩm quyền. Nội dung này được quy định
tại khoản 5 Điều 146 BLTTHS năm 2015: “Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp
nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thơng báo bằng
văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp ho c Viện kiểm sát có
thẩm quyền”.
Ngồi ra, BLTTHS năm 2015 cũng khơng quy định cơ chế kiểm sát các tài
liệu, biên bản ban đầu…do công an xã, phường, thị trấn, đồn công an đã lập, thu
thập khi thực hiện việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm cho VKS. Trong khi đó, các
tài liệu ban đầu của tin báo tội phạm được lập bởi các cảnh sát khu vực, công an xã,


17
phường...là những người mà hầu hết đều khơng có nhiều kinh nghiệm về việc thực

hiện các văn bản liên quan đến thủ tục tố tụng hình sự như các cán bộ điều tra, điều
tra viên của cơ quan điều tra. BLTTHS cũng không quy định những nhiệm vụ,
quyền hạn của VKS khi phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong q trình tiếp
nhận nguồn tin về tội phạm của cơng an xã, công an phường, thị trấn, Đồn công an;
đã tạo ra vướng mắc, sự không phù hợp với thực tế thực hiện pháp luật như hiện
nay. Để phù hợp và tạo sự thống nhất với các quy định pháp luật khác thì cần có
văn bản liên ngành của các cơ quan tiến hành tố tụng hướng dẫn rõ về thời hạn và
các hoạt động cụ thể nhằm“tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ”, “tiếp nhận, lấy lời
khai ban đầu” của công an phường, thị trấn, Đồn công an, cơng an xã. Ví dụ như
khi Cơng an xã tiếp nhận nguồn tin có sự việc đánh nhau gây thương tích thì chỉ cần
lấy lời khai để xác định có sự việc đánh nhau trên thực tế và hậu quả của việc đánh
nhau trên là người bị thương tích thì lúc này cần chuyển tin báo đến CQĐT có thẩm
quyền mà khơng cần phải xác định thương tích như thế nào, ai là người gây ra
thương tích, vụ việc có đủ căn cứ để xử lý hình sự hay khơng? Vì những nội dung
xác minh có sự việc phạm tội hay đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không là thuộc
thẩm quyền của CQĐT.
Nguyên nhân chủ quan: Việc phối hợp chưa tốt giữa VKS và CQĐT trong
việc xử lý các vi phạm về việc Công an cấp xã cố tình giữ lại các nguồn tin về tội
phạm để giải quyết sai quy định. Trong thực tế, do quá nhiều áp lực công việc, do
lực lượng ĐTV chưa tương xứng nên CQĐT có tâm lý đùn đẩy các vụ việc cho
Công an cấp xã làm hồ sơ tương đối rõ thì mới nhận. Thậm chí, có một thời gian,
một số địa phương giao một số loại vụ việc như cố ý gây thương tích cho Cơng an
phường, thị trấn, khi trưng cầu giám định thì CQĐT trưng cầu nhưng hồ sơ vẫn
nằm lại Cơng an cấp xã, sau khi có kết quả giám định, khơng hịa giải được thì
CQĐT mới nhận hoặc các vụ trộm thì giao cho Cơng an cấp xã xác minh, khi nào
có thủ phạm thì CQĐT mới nhận. Điều đó dẫn đến hậu quả làm cho tiến độ giải
quyết vụ việc rất chậm, ảnh hưởng đến việc xác minh vụ việc, gây ảnh hưởng đến
quyền lợi của người bị hại, thiếu sức răn đe đối với người thực hiện hành vi phạm
tội nhưng các chế tài xử lý của pháp luật đối với các sai phạm này chưa đủ sức
thuyết phục, răn đe, đồng thời VKS chưa có giải pháp thích hợp để chấn chỉnh các

vi phạm để ngăn chặn tình trạng nguồn tin về tội phạm bị “ngâm” trái pháp luật ở
công an cấp xã.


18
1.3. Kiến nghị và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc
kiểm sát tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
1.3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong việc kiểm sát
tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
Một là, sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 146 BTTHS 2015.
Để đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tiến trình cải
cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay đồng thời khắc phục tình trạng nguồn tin về tội
phạm bị tiếp nhận sai thẩm quyền, đảm bảo căn cứ pháp luật và cơ chế cho hoạt động
kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm thì cần phải ngiên cứu sửa đổi, bổ sung
các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục và thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết
ban đầu của Công an xã và Công an phường, thị trấn, Đồn Công an như sau:
Hiện nay, khoản 3 Điều 146 BLTTHS năm 2015 quy định:
“3. Cơng an phường, thị trấn, Đồn Cơng an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác,
tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và
chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo t i liệu, đồ vật có liên quan cho
Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Cơng an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên
bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm
theo t i liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”.
Do hiện nay ngành Cơng an đã bố trí lực lượng Cơng an chính quy về cơng
tác tại Cơng an xã nên chức năng nhiệm vụ tiếp nhận tin nguồn tin về tội phạm của
Công an xã và Công an phường, thị trấn, Đồn Cơng an là như nhau. Vì vậy, đề xuất
bổ sung cụm từ“Công an xã” vào đoạn 1 và bỏ đoạn 2 của khoản 3 Điều 146
BLTTHS năm 2015. Đồng thời, phải bổ sung quy định trách nhiệm của Công an
phường, thị trấn, Công an xã, Đồn Công an phải thông báo cho VKS cùng cấp về

việc đã tiếp nhận và chuyển nguồn tin tội phạm như sau:
“3. Công an phường, thị trấn, Công an xã, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp
nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác
minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo t i liệu, đồ vật có
liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền; đồng thời thông báo bằng văn bản
cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã tiếp nhận và chuyển nguồn tin tội phạm.”


19
Hai là, sửa đổi thông tƣ liên tịch về việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin
về tội phạm.
Sửa đồi khoản 7 điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQPBTCBNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 cho phù hợp và tạo cơ sở cho công
tác kiểm sát tiếp nhận nguồn tin về tội phạm đảm bảo cho mọi hành vi có dấu hiệu
tội phạm phải được tiếp nhận và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật cụ thể
như sau:
Khoản 7 điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2017 quy định:
“7. Đối với tin báo về tội phạm được nêu trên các phương tiện thông tin đại
chúng đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan,
đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải quyết…”.
Nay đề nghị sửa đổi: thay cụm từ “Ghi nhận” bằng cụm từ “Tiếp nhận” như sau:
“7. Đối với tin báo về tội phạm được nêu trên các phương tiện thông tin đại
chúng đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan,
đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó tiếp nhận và giải quyết…”.
1.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát
việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, để nâng cao chất lượng kiểm sát việc tiếp
nhận nguồn tin về tội phạm thì ngành KSND cần phải thực hiện đồng bộ các giải
pháp sau:
- Thứ nhất, VKS phải tăng cường các biện pháp nhằm theo dõi quản lý được
các thông tin về vi phạm, tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông

qua các dư luận trong quần chúng nhân dân, thông qua hoạt động của các khâu công
tác của VKS như kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo; kiểm sát án dân sự, hành chính…
VKS phải cử Kiểm sát viên có kinh nghiệm làm chuyên khâu công tác kiểm sát
nguồn tin về tội phạm, Kiểm sát viên được phân công phải thường xuyên kiểm tra
đối chiếu sổ sách thụ lý, tiếp nhận của CQĐT. Thực hiện quyền yêu cầu CQĐT, các
cơ quan được giao một số hoạt động điều tra thông báo cho VKS về tình hình tiếp
nhận các nguồn tin về tội phạm theo tháng, theo quý và hàng năm. Khi phát hiện
các vi phạm của CQĐT trong việc tiếp nhận hoặc tiếp nhận khơng đầy đủ thì phải
trao đổi hoặc kịp thời có văn bản kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra chấn chỉnh,
khắc phục và xử lý vi phạm.


×