Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tổng quan về mạng máy tính và truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.35 KB, 3 trang )

TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THƠNG
1. Khái niệm
 Mạng máy tính là một tập hợp gồm nhiều máy tính hoặc thiết bị xử lý thơng tin được kết nối với
nhau qua các phương tiện truyền dẫn.
Mạng máy tính được sử dụng với nhiều mục đích chủ yếu như: trao đổi thông tin, chia sẻ tài
nguyên, tập trung dữ liệu …
 Truyền thơng là q trình chia sẻ dữ liệu, chương trình và thơng tin giữa hai hoặc nhiều thiết bị
truyền thơng.
Hiện nay có rất nhiều cơng nghệ, thiết bị hỗ trợ cho q trình truyền thơng.
2. Phân loại mạng máy tính
 Theo chức năng:
 Mạng ngang hàng (peer to peer): các máy tính có vai trị như nhau, nghĩa là hai hay nhiều
máy tính kết nối với nhau, chia sẻ dữ liệu, truy cập máy in mà không cần máy chủ.
 Mạng khách chủ (client server): Một hoặc một số máy tính là máy chủ (server) chuyên phục
vụ các dịch vụ cho các máy khách hay còn gọi là máy trạm (client).
 Theo quy mô, khoảng cách địa lý:
 Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network): các máy tính được nối với nhau trong một khu
vực hạn hẹp như một tịa nhà, một cơng ty.
 Mạng đô thị ( MAN – Metropolitan Area Network): là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm vi
vài km. Mạng LAN kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố.
 Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network): là các mạng nội bộ với nhau. Các WAN được
nối qua đường dây điện thoại thuê bao hoặc nhờ một số công nghệ khác như hệ thống điện tử
viễn thông hoặc vệ tinh…
3. Vai trị của mạng máy tính
 Mạng máy tính đóng vai trị quan trọng quyết định sự tồn tại của các tổ chức, doanh nghiệp.
 Mạng máy tính là cơ sở hạ tầng cho tất cả các dịch vụ, ứng dụng …. Bất cứ doanh nghiệp nào
cũng cần có để trao đổi thơng tin, dữ liệu.
 Mạng máy tính hỗ trợ cho mọi người từ doanh nghiệp, chính phủ đến mọi ngành nghề.
 Giúp tiết kiệm tài nguyên phần cứng, trao đổi dữ liệu dễ dàng, dễ sao lưu, bảo mật …
Một số ứng dụng của mạng máy tính
A. Trong các tổ chức:


Trước khi có mạng, trong các tổ chức, mỗi nơi đều phải có chỗ lưu trữ dữ liệu riêng, các thơng tin
trong nội bộ sẽ khó được cập nhật kịp thời; một ứng dụng ở nơi này không thể chia sẻ cho nơi khác.
Với một hệ thống mạng người ta có thể:
- Chia sẻ các tài nguyên: Các ứng dụng, kho dữ liệu và các tài nguyên khác như sức mạnh của
các CPU được dùng chung và chia sẻ thì cả hệ thống máy tính sẽ làm việc hữu hiệu hơn.
- Độ tin cậy và sự an tồn của thơng tin cao hơn. Thơng tin được cập nhật theo thời gian thực, do đó
chính xác hơn. Một khi có một hay vài máy tính bị hỏng thì các máy cịn lại vẫn có khả năng hoạt
động và cung cấp dịch vụ không gây ách tắc.
- Tiết kiệm: qua kỹ thuật mạng người ta có thể tận dụng khả năng của hệ thống, chun mơnhố các
máy tính, và do đó phục vụ đa dạng hố hơn. Thí dụ: Hệ thống mạng có thể cung cấp dịch vụ suốt
ngày và nhiều nơi có thể dùng cùng một chương trình ứng dụng, chia nhau cùng một cơ sở dữ liệu và
các máy in, do dó tiết kiệm được rất nhiều.
Ngoài ra, khi tạo mạng, người chủ chỉ cần đầu tư một hoặc vài máy tính có khả năng hoạt động cao
để làm máy chủ cung cấp các dịch vụ chính yếu và đa số cịn lại là các máy khách dùng để chạy các
ứng dụng thông thường và khai thác hay yêu cầu các dịch vụ mà máy chủ cung cấp. Một hệ thống
như vậy gọi là mạng có kiểu chủ-khách (client-server model). Người ta còn gọi các máy dùng để nối


vào máy chủ là máy trạm (work-station). Tuy nhiên, các máy trạm vẫn có thể hoạt động độc lập mà
khơng cần đến các dịch vụ cung cấp từ máy chủ.
- Mạng máy tính cịn là một phương tiện thơng tin mạnh và hữu hiệu giữa các cộng sự trong tổ chức.
B. Cho nhiều người:
Hệ thống mạng cung cấp nhiều tiện lợi cho sự truyền thông tin trong các mối quan hệ người với
người như là:
- Cung cấp thông tin từ xa giữa các cá nhân
- Liên lạc trực tiếp và riêng tư giữa các cá nhân với nhau
- Làm phương tiện giải trí chung: như các trị chơi, các thú tiêu khiển, chia sẻ phim ảnh, vv qua
mạng.
Các ứng dụng quan trọng hiện tại qua mạng là: thư điện tử, hội nghị truyền hình (video
conference), điện thoại Internet, giao dịch và lớp học ảo (e-learning hay virtual class), dịch vụ tìm

kiếm thơng tin qua các máy truy tìm, vv.
B. Các vấn đề xã hội:
Quan hệ giữa người với người trở nên nhanh chóng, dễ dàng và gần gũi hơn cũng mang lại nhiều vấn
đề xã hội cần giải quyết như:
- Lạm dụng hệ thống mạng để làm điều phi pháp hay thiếu đạo đức: Các tổ chức buôn người, khiêu
dâm, lường gạt, hay tội phạm qua mạng, tổ chức tin tặc để ăn cắp tài sản của công dân và các cơ
quan, tổ chức khủng bố, ...
- Mạng càng lớn thì nguy cơ lan truyền các phần mềm ác tính càng dễ xảy ra.
- Hệ thống buôn bán trở nên khó kiểm sốt hơn nhưng cũng tạo điều kiện cho cạnh tranh gaygắt hơn.
- Một vấn đề nảy sinh là xác định biên giới giữa việc kiểm soát nhân viên làm cơng và quyền tư hữu
của họ. (Chủ thì muốn tồn quyền kiểm sốt các điện thư hay các cuộc trị chuyện trực tuyến
nhưng điều này có thể vi phạm nghiêm trọng quyền cá nhân).
- Vấn đề giáo dục thanh thiếu niên cũng trở nên khó khăn hơn vì các em có thể tham gia vào các việc
trên mạng mà cha mẹ khó kiểm sốt nổi.
- Hơn bao giờ hết với phương tiện thơng tin nhanh chóng thì sự tự do ngơn luận hay lạm dụng quyền
ngơn luận cũng có thể ảnh hưởng sâu rộng hơn trước đây như là các trường hợp của các phần
mềm quảng cáo (adware) và các thư rác (spam mail).
4. Phân biệt các phương tiện truyền dẫn:
Cáp quang:
 Là một loại cáp làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu.
 Đặc điểm:
 Chỉ truyền sóng ánh sáng (Khơng truyền tín hiệu điện) nên nhanh, khơng bị nhiễu và bị
nghe trộm.
 Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng ngàn km.
 Cái đặt địi hỏi phải có chun mơn nhất định.
 Cáp quang và các thiết bị đi kèm rất đắt tiền so với các loại cáp đồng.
 Sử dụng điện nguồn ít. Khơng có nguy cơ cháy nổ do khơng có dịng điện xun qua cáp
quang.
 Cáp quang gồm 2 loại chính:
Multimode (đa mode):

 Chiết suất liên tục (Stepped index): Lõi lớn ~100 micro. Các tia tạo xung ánh sáng đi theo
đường: thẳng, zig-zag… dễ bị méo dạng.
 Chiết suất bước (Graded index): Lõi có chỉ số khúc xạ giảm dần từ trong ra ngoài. Các tia
theo đường cong, ít bị méo dạng.


Single mode (Đơn mode)
Lõi nhỏ ~8 micro hay nhỏ hơn. Các tia truyền theo phương song song trục, ít méo dạng.
Ứng dụng
o Đa mode cho truyền tín hiệu ở khoảng cách ngắn:
Chiết suất liên tục: dùng trong các đèn soi trong.
- Chiết suất bước: dùng trong các mạng LAN.
o Đơn mode: dùng ở khoảng cách xa hàng nghìn km. Phổ biến trong các mạng điện thoại,
truyền hình cáp.
Cáp đồng trục:
 Là loại cáp điện với một lõi dẫn điện được bọc lại bởi một lớp điện môi không dẫn điện,
chung quanh quấn thêm một lớp bện kim loại, ngoài cùng có vỏ bọc cách điện.
 Cáp đồng trục thường dùng làm đường truyền cho tín hiệu vơ tuyến. Ứng dụng của nó bao
gồm các đường cấp giữa thiết bị thu phát sóng vơ tuyến và ăng ten của chúng, các kết nối
mạng máy tính, và làm cáp truyền hình.
 Tín hiệu số truyền trên cáp chỉ tồn tại bên trong lõi cáp nên có thể lắp cáp bên cạnh các vật
liệu kim loại mà khơng sợ thất thốt năng lượng.Tín hiệu trong cáp đồng trục cũng không bị
gây nhiễu từ các nguồn bên ngồi.
Cáp thoại:
Là cáp sợi đồng, xoắn đơi, có khả năng dẫn số tốt. Cáp sử dụng cho thông tin loại analog, một số
phần của mạng điện thoại số cũng sử dụng loại này.

0o0




×