Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Luận văn ngành báo chí báo in các tỉnh miền tây nam bộ với vấn đề xây dựng nông thôn mới (khảo sát tại báo cần thơ và báo vĩnh long năm 2018 2019)​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ XUÂN TƢƠI

BÁO IN CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ
VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Khảo sát tại Báo Cần Thơ và Báo Vĩnh Long năm 2018- 2019)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - Năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

NGUYỄN THỊ XUÂN TƢƠI

BÁO IN CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ
VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Khảo sát tại Báo Cần Thơ và Báo Vĩnh Long năm 2018- 2019)
Chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8320101.01 (UD)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



thạc sĩ khoa học

PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng

PGS.TS Phạm Văn Linh

Hà Nội - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Xuân Tƣơi, học viên cao học, chuyên ngành Báo chí
học (Định hƣớng ứng dụng), khóa học QH-2018-X. Tơi xin cam đoan luận văn thạc
sĩ “Báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ với vấn đề xây dựng nông thôn mới” là
luận văn thạc sĩ của bản thân đã thực hiện và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của thầy
PGS.TS Phạm Văn Linh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày
trong luận văn này hoàn toàn trung thực, đƣợc nghiên cứu từ thực nghiệm, khơng
sao chép.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Vĩnh Long, ngày 22 tháng 10 năm 2020
HỌC VIÊN

NGUYỄN THỊ XUÂN TƢƠI


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ với vấn đề xây dựng nông thôn
mới” đã đƣợc khảo sát các tờ báo in địa phƣơng là Báo Cần Thơ và Báo Vĩnh Long.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của
nhiều cá nhân, tập thể.

Trƣớc hết, tôi xin đƣợc tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành đến thầy
PGS. TS Phạm Văn Linh ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và
hƣớng dẫn tơi tìm ra hƣớng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và
phân tích số liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tơi mới có thể hồn thành luận văn cao
học của mình.
Ngồi ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tơi cịn nhận
đƣợc nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ q báu của q thầy cơ, đồng nghiệp, bạn
bè và ngƣời thân.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Viện Đào tạo Báo chí và
Truyền thơng, Trƣờng Đại học Cửu Long- đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
học tập, truyền đạt cho tơi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian qua, đặc biệt
là trong thời gian tôi theo học khóa thạc sĩ.
Xin cám ơn Ban Biên tập Báo Vĩnh Long, Báo Cần Thơ cùng các cơ quan,
ban ngành, đồng nghiệp, bạn bè, ngƣời thân cùng những ngƣời dân đã ln động
viên, hỗ trợ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu, đồng thời nhiệt tình tham gia
trả lời phỏng vấn nghiên cứu cho đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song, do điều kiện thời gian, cơng sức và trình độ bản thân có giới hạn nên khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân rất mong nhận đƣợc những góp ý quý báu
của quý thầy cô.
Vĩnh Long, ngày 22 tháng 10 năm 2020
HỌC VIÊN
NGUYỄN THỊ XUÂN TƢƠI


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... 4
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .......................................................................... 6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 9
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 12
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 12
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu............................................................ 13
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................................. 14
7. Bố cục luận văn ..................................................................................................... 15
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ, TÁC ĐỘNG
CỦA BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ........................... 16
1.1. Đặc điểm khu vực miền Tây Nam Bộ, cơng chúng và báo chí địa phƣơng ...... 16
1.2. Quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc trong xây dựng nông thôn mới ..... 25
1.3. Báo chí và vai trị của báo chí trong xây dựng nông thôn mới .......................... 32
1.4. Đặc trƣng của báo in trong xây dựng nơng thơn mới ........................................ 35
1.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả ................................................................................. 39
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN CÁC BÁO MỘT SỐ TỈNH MIỀN TÂY NAM
BỘ ............................................................................................................................. 43
2.1. Tần suất, mật độ thông tin về xây dựng nơng thơn mới .................................... 43
2.2. Nội dung chính đƣợc thể hiện ............................................................................ 46
2.3. Những hình thức chuyển tải thơng tin ................................................................ 58
2.4. Đánh giá của công chúng về nội dung và hình thức của các bài viết ................ 65
CHƢƠNG 3 BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BÁO IN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI THỜI GIAN TỚI .............................................................................................. 82
3.1. Bối cảnh mới, thuận lợi và khó khăn trong tun truyền xây dựng nơng thơn
mới trên báo in .......................................................................................................... 82

1


3.2. Quan điểm đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

trên báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ thời gian tới ................................................. 87
3.3. Các giải pháp, kiến nghị ..................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 103

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

: Ban Chỉ đạo

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

ĐBSCL

: Đồng bằng Sơng Cửu Long

HTX

: Hợp tác xã

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KT-XH


: Kinh tế- xã hội

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

NN-ND-NT

: Nông nghiệp- Nông dân- Nông thôn

NTM

: Nông thôn mới

NXB

: Nhà xuất bản

TP

: Thành phố

PTNT

: Phát triển nông thôn

UBND

: Ủy ban nhân dân


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT
1

Tên bảng biểu

Thuộc phần nội dung

Bảng 2.1: Khảo sát tin, bài tuyên 2.1. Tần suất, mật độ thông

Trang
43

truyền về xây dựng NTM của các tờ tin về xây dựng nông thôn
báo trong diện khảo sát
2

mới

Bảng 2.2: Các nội dung chính đƣợc 2.1. Tần suất, mật độ thơng
thể hiện


44

tin về xây dựng nơng thơn
mới

3

Bảng 2.3: Hình thức chuyển tải thông 2.1. Tần suất, mật độ thông

45

tin về xây dựng NTM trên các báo tin về xây dựng nông thôn
trong diện khảo sát
4

mới

Biểu đồ 2.4: Khảo sát về tỷ lệ ngƣời 2.4. Đánh giá của công
dân đọc báo

66

chúng về nội dung và hình
thức của các bài viết

5

Biểu đồ 2.5: Đánh giá của độc giả về 2.4. Đánh giá của công

66


chất lƣợng nội dung tuyên truyền của chúng về nội dung và hình
thức của các bài viết

báo in về xây dựng NTM
6

Biểu đồ 2.6: Mức độ tin cậy của độc 2.4. Đánh giá của công

67

giả đối với các thông tin đƣợc tuyên chúng về nội dung và hình
truyền về NTM của các tờ báo địa thức của các bài viết
phƣơng
7

Biểu đồ 2.7: Tính minh bạch của 2.4. Đánh giá của công

68

thông tin tuyên truyền về xây dựng chúng về nội dung và hình
thức của các bài viết

NTM trên báo in hiện nay
8

Biểu đồ 2.8: Tính phản biện của báo 2.4. Đánh giá của cơng
chí địa phƣơng khi viết về NTM

chúng về nội dung và hình

thức của các bài viết

4

68


9

Biểu đồ 2.9: Sự hài lòng của độc giả 2.4. Đánh giá của công

69

về nội dung thông tin về vấn đề xây chúng về nội dung và hình
dựng NTM do báo chí cung cấp
10

thức của các bài viết

Biểu đồ 2.10: Đánh giá của độc giả về 2.4. Đánh giá của cơng

70

hình thức trình bày của các bài báo chúng về nội dung và hình
viết về NTM
11

thức của các bài viết

Biểu đồ 2.11: Khảo sát về chất lƣợng 2.4. Đánh giá của cơng

ảnh

70

chúng về nội dung và hình
thức của các bài viết

12

Biểu đồ 2.12: Khảo sát đánh giá về 2.4. Đánh giá của công
dung lƣợng các bài viết

71

chúng về nội dung và hình
thức của các bài viết

13

Biểu đồ 2.13: Khảo sát nhận định 2.4. Đánh giá của công

72

ngƣời dân sau tiếp cận thơng tin về chúng về nội dung và hình
vấn đề xây dựng NTM
14

thức của các bài viết

Biểu đồ 2.14: Khảo sát về sự thay đổi 2.4. Đánh giá của cơng

nhận thức của ngƣời dân

72

chúng về nội dung và hình
thức của các bài viết

15

Biểu đồ 2.15: Khảo sát ý kiến nhằm 2.4. Đánh giá của công

73

nâng cao chất lƣợng thông tin tuyên chúng về nội dung và hình
truyền về xây dựng NTM trên báo in
16

thức của các bài viết

Biểu đồ 2.16: Khảo sát ý kiến nhằm 2.4. Đánh giá của cơng
nâng cao hình thức tun truyền về chúng về nội dung và hình
thức của các bài viết

xây dựng NTM trên báo in

5

74



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Miền Tây hay là miền Tây Nam Bộ là cách gọi quen thuộc, dân dã của ngƣời
Việt Nam về vùng miền Tây Nam Bộ (hay vùng đồng bằng sông Mê Kông), bao
gồm 1 thành phố trực thuộc Trung ƣơng (TP Cần Thơ) và 12 tỉnh: An Giang, Bạc
Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền
Giang Trà Vinh và Vĩnh Long.
Trong khi tỉnh Đồng Nai, Nam Định, Bình Dƣơng và TP Đà Nẵng có 100%
số xã đạt chuẩn NTM và một số địa phƣơng đã cơ bản hồn thành xây dựng NTM,
nhƣ: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc... để chuyển sang giai đoạn
nâng cao và xây dựng NTM kiểu mẫu, thì tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ chỉ mới có
1- 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong năm 2019, các
tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu đƣa vào chƣơng trình xây dựng NTM nâng cao và
NTM kiểu mẫu. Đây là chƣơng trình mới hồn toàn với các địa phƣơng, một số xã
chỉ mới đăng ký làm điểm xây dựng NTM nâng cao và chỉ ở giai đoạn sơ khai
chuẩn bị thực hiện. Thời điểm này, khi chƣơng trình xây dựng NTM đang ở giai
đoạn II (2016- 2020), có rất nhiều xã NTM bị giảm tiêu chí sau khi có Quyết định
1980 của Thủ tƣớng Chính phủ với nhiều tiêu chí tăng về tỷ lệ, nội dung thực hiện
so với trƣớc đây. Bên cạnh, vẫn có một số xã sau khi về đích NTM dƣờng nhƣ “ngủ
quên trên chiến thắng” nên đã giảm đến 12 tiêu chí. Đến cuối năm 2018, tỉnh Vĩnh
Long vẫn cịn 7 xã đạt chƣa tới 10 tiêu chí, trong đó có xã chỉ đạt 5 tiêu chí. Đây là
vấn đề cần có sự nhìn nhận lại qua gần 10 năm xây dựng NTM.
Là vùng kinh tế trọng điểm với nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp nhƣng
nông dân, nông thôn miền Tây Nam Bộ vẫn cịn khơng ít khó khăn. Khoảng cách
chênh lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các vùng, miền còn khá lớn. Cụ thể:
Vùng Đồng bằng sơng Hồng đạt 82,74%, Đơng Nam Bộ 70% thì miền núi phía Bắc
đạt 26,4%, Tây Nguyên 37,73%, Tây Nam Bộ 42,77%, Duyên hải Nam Trung Bộ
45,82%. Chiến lƣợc xây dựng NTM là cơ hội tốt để mọi miền trong cả nƣớc phấn

6



đấu làm thay đổi đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn.
Để miền Tây Nam Bộ theo kịp cả nƣớc, việc nhìn nhận đúng thực trạng và
đƣa ra các giải pháp thích hợp là cần thiết. Trong bối cảnh nhƣ vậy, báo chí các tỉnh
miền Tây Nam Bộ, trong đó có báo in, chính là kênh thơng tin vơ cùng quan trọng
và hữu hiệu trong thông tin, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên
và ngƣời dân… về phong trào xây dựng NTM, không chỉ đơn thuần là thông tin,
báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ còn là diễn đàn, phản biện từ thực tiễn phong
trào, đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và BCĐ chƣơng trình MTQG về xây dựng
NTM hoạch định các chủ trƣơng, chính sách phù hợp, góp phần tạo nên đột phá cho
“tam nông”, đặc biệt là trong thực hiện chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM.
Xây dựng NTM là một chƣơng trình tổng thể, nhƣng đa phần các bài viết
trên báo in chỉ quanh quẩn khai thác thông tin ở địa phƣơng nên khó tìm ra cái nhìn
tồn diện. Điều này dễ dàng nhận thấy qua hàm lƣợng thông tin trong nhiều tin, bài
trên báo in không nhiều, khiến những lý giải, phân tích thiếu thuyết phục do khơng
có cái nhìn bao qt tồn vấn đề, nhiều bài viết cịn thiếu ý kiến của nhà chuyên
môn mà chủ yếu là nhận định chủ quan của phóng viên. Bên cạnh, nguồn phóng
viên của báo in địa phƣơng tốt nghiệp cao học, đại học chun ngành báo chí vẫn
cịn ít, chƣa thực sự dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về NTM
vì phải đảm nhiệm thêm nhiều mảng khác.
Việc phát triển của báo điện tử cũng tạo nhiều thách thức cho báo in. Biểu
hiện rõ nhất là số lƣợng phát hành của các tờ báo giảm, do nhiều đơn vị, cá nhân có
xu hƣớng đọc báo mạng miễn phí hơn là mất tiền mua báo in. Báo in vẫn cịn
“vƣớng” nhiều cơ chế nhƣ: cơ chế thơng tin, cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động kinh
tế… Báo in cũng là một sản phẩm hàng hóa và nó cũng chịu sự tác động mạnh mẽ
của các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trƣờng, nhƣng cơ chế báo in
vẫn là tờ báo bao cấp của Đảng.
Tuy cịn nhiều khó khăn nhƣng, báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã có
nhiều nỗ lực trong công tác thông tin, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận, phát huy

vai trò chủ thể của ngƣời dân trong xây dựng NTM. Trong khi phát thanh, truyền

7


hình với hình thức tƣơng tác trực tiếp, tạo ra sự chú ý của mọi ngƣời trong tiếp cận
thông tin về xây dựng NTM, báo in với tính lƣu trữ cao, phân tích, lý giải có tính
thuyết phục, định hƣớng chun sâu đóng vai trị hết sức quan trọng để tuyên
truyền, cổ vũ ngƣời dân phát huy vai trò “4 hiến”- hiến đất, hiến kế, hiến của, hiến
công trong phong trào xây dựng NTM. Báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đã góp
phần tạo nên đột phá cho NTM với những thành tựu nổi bật, nhƣ: đầu tƣ và phát
triển nhiều mơ hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng cơng nghệ cao,
dần hình thành đƣợc một số vùng sản xuất tập trung, theo hƣớng hàng hóa quy mơ
lớn; xây dựng các chuỗi nơng sản an tồn; các loại hình tổ chức sản xuất đƣợc đổi
mới phù hợp, hiệu quả hơn. Kinh tế hộ tiếp tục đƣợc hỗ trợ và tổ chức theo hƣớng
quy mô lớn hơn, dần thích nghi với cơ chế thị trƣờng; đời sống vật chất và tinh thần
của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao…
Tuy nhiên, vai trị, tác động đó, đến nay vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu, đánh giá
và phân tích một cách sâu sắc, căn cơ. Chính vì thế, cần có những cơng trình nghiên
cứu về báo in với vấn đề xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nhận dạng
báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong xu hƣớng vận động và phát triển của báo
chí Việt Nam. Ƣu thế, triển vọng, cũng nhƣ những hạn chế, khó khăn cần khắc phục
của báo in miền Tây, để ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn. Các cơ quan báo chí
cần có đội ngũ phóng viên, biên tập viên giỏi chuyên môn, am hiểu lĩnh vực NTM,
đồng thời cần có sự đột phá trong thơng tin, tun truyền, đƣa tờ báo đến tay ngƣời
cần tuyên truyền.. để góp phần tác động đến sự đổi thay của đời sống nông thôn,
cũng là thách thức lớn của báo in miền Tây Nam Bộ.
Trong dịng chảy truyền thơng hiện đại, báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ
cũng có những đóng góp nhất định. Thơng qua đề tài luận văn, chúng tơi đƣa ra cái
nhìn cận cảnh hơn về hoạt động báo in, sự vận động tìm hƣớng đi riêng của từng cơ

quan báo in trong xu hƣớng cạnh tranh ngày càng gay gắt, với các loại truyền thông
khác ở khu vực này. Để đánh giá một cách thiết thực vai trò, tác động của báo in các
tỉnh miền Tây Nam Bộ đối với vấn đề xây dựng NTM, ngƣời viết luận văn mong
rằng, luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan truyền thông, tài

8


liệu bổ ích tham mƣu cho các cấp ủy đảng, chính quyền trong định hƣớng phát triển
báo chí phục vụ cho chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM hiện nay. Kết quả
nghiên cứu của luận văn có thể ứng dụng cho các chuyên trang, chuyên mục trên
báo in, không chỉ về NTM mà còn là cơ sở mở ra cái nhìn thực tiễn về “tam nơng”
và có những quyết sách hợp ý Đảng, lòng dân. Đồng thời, gợi niềm hứng thú cho
các nghiên cứu tiếp theo khi nghiên cứu về xu hƣớng vận động của báo in các tỉnh
miền Tây Nam Bộ.
Công tác và sinh sống ở trung tâm của miền Tây Nam Bộ, hiện đang phụ
trách tuyên truyền cho chuyên trang NTM, cùng với sự gợi ý của ngƣời hƣớng dẫn,
nên ngƣời viết rất tâm đắc khi chọn đề tài “Báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ với
vấn đề xây dựng nông thôn mới”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến nay, đã có rất nhiều luận án, luận văn viết về NTM, nhƣng đối với việc
đánh giá vấn đề xây dựng NTM qua 10 năm thực hiện chƣơng trình MTQG, cũng
nhƣ chƣơng trình xây dựng NTM hƣớng tới xây NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu
thì chƣa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về báo in các tỉnh
miền Tây Nam Bộ đối với vấn đề này, nhất là bối cảnh xây NTM hiện nay tại 2 tỉnh
ở trung tâm miền Tây Nam Bộ là Cần Thơ và Vĩnh Long.
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu, chúng tơi đã tiếp cận các tài liệu:
- 70 năm tác phẩm Đời sống mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh- Giá trị lý luận
và thực tiễn trong phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh của Lê Quốc Lý,
Thào Xuân Sùng, Nguyễn Văn Hùng, Lê Thị Thu Hồng, Đào Tuấn Anh (năm

2017). Gồm nhiều bài viết về hoàn cảnh ra đời, nội dung của tác phẩm Đời sống
mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giá trị lý luận, thực tiễn và sức lan toả của tác phẩm
đối với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh ở nƣớc ta hiện nay.
- Đời sống văn hố ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng và sơng Cửu Long do
Phan Hồng Giang chủ biên (2005) NXB Văn hố- Thơng tin. Gồm các phần: Xác
lập khái niệm, hệ tiêu chí và bộ cơng cụ để đo đạc đời sống văn hóa ở nơng thơn
Việt Nam; phƣơng pháp định lƣợng trong nghiên cứu đời sống văn hoá; thực trạng

9


quản lý nhà nƣớc về văn hố- thơng tin; một số vấn đề lý luật về hệ thống thiết chế
văn hố ở nơng thơn Việt Nam.
- Một số yếu tố tâm lý của ngƣời nông dân, ảnh hƣởng đến quá trình xây
dựng NTM của Lê Thị Thanh Hƣơng chủ biên, Bùi Thị Vân Anh, Trần Anh Châu
(2015). Trình bày một số yếu tố tâm lý của ngƣời nơng dân, có ảnh hƣởng tích cực
hoặc tiêu cực đến q trình xây dựng NTM, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát
huy những yếu tố tâm lý tích cực, giảm thiểu những yếu tố tác động tiêu cực đến
quá trình xây dựng NTM.
- Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM của PGS.TS Nguyễn Đức Khiển,
NXB Nơng nghiệp (năm 2014). Trình bày về quan điểm của Đảng về công nghiệp,
nông thôn và nông dân; Chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc thời gian
tới và mơ hình đổi mới tăng cƣờng; Bài học của những năm đổi mới (1986- 2006);
Phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững và xây dựng NTM; Kết quả bƣớc đầu
của việc xây dựng NTM.
- Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời
đại do Vũ Trọng Khải chủ biên, Đỗ Thái Đồng, Phạm Bích Hợp (2004), NXB Nông
nghiệp. Đƣa ra những cơ sở khoa học của sự phân tích, tổng kết và xây dựng mơ
hình phát triển KT-XH NTM, kết hợp truyền thống làng xã Việt Nam với văn minh
thời đại.

- Văn hóa làng Việt Nam qua tục ngữ dân gian của Nguyễn Kim Loan biên
soạn, NXB Văn hóa thơng tin, 2015. Trình bày cơ sở khoa học nghiên cứu văn hóa
làng qua tục ngữ dân gian, văn hóa làng Việt Nam nhìn từ phƣơng diện lịch sử xã
hội, từ những giá trị truyền thống trong văn hóa làng cổ truyền đến xây dựng làng
văn hóa, NTM.
Một số luận án, luận văn báo chí có liên quan tới đề tài nông nghiệp, nông
dân, nông thôn:
- Luận văn của thạc sĩ Lê Thái Hà về “Vấn đề NN-ND-NT trên báo in hiện
nay” (Khảo sát các Báo Hà Nội mới, Nông nghiệp Việt Nam và Nông thôn Ngày
nay, năm 2008- 2009). Luận văn góp phần làm rõ nội dung, nhận thức về NN-ND-

10


NT Việt Nam và vị trí của nó trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nƣớc thông
qua hoạt động báo chí truyền thơng. Qua đó khẳng định những đóng góp của báo in
trong việc tuyên truyền, đƣa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống và trách nhiệm
nâng cao chất lƣợng tuyên truyền về NN-ND-NT trên báo in, chỉ ra những biện
pháp khả thi cho quá trình này.
- Luận văn của thạc sĩ Hoàng Thị Phƣơng về “Báo in với việc tuyên truyền
xây dựng NTM trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” (khảo sát các báo Nhân dân,
Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn Ngày nay, Thời báo Kinh tế Việt Nam, từ tháng
1/2010 đến tháng 3/2011). Luận văn đánh giá những mặt làm đƣợc, chƣa đƣợc của
báo chí trong tuyên truyền xây dựng NTM, từ đó đƣa ra những giải pháp đề xuất
nâng cao chất lƣợng các tác phẩm báo chí về NTM là việc làm cần thiết hiện nay.
- Luận văn của thạc sĩ Trần An Phƣớc “Báo in địa phƣơng với việc phát triển
nông nghiệp ở ĐBSCL” (khảo sát các tờ báo in địa phƣơng An Giang, Đồng Tháp
và Vĩnh Long, từ năm 2011- 2012). Luận văn làm rõ vai trị của báo in ĐBSCL góp
phần tạo nên đột phá cho nông nghiệp ĐBSCL, với những thành tựu nổi bật: nâng
cao sản lƣợng- chất lƣợng lúa hàng hóa, chuẩn hóa cơng tác giống vật ni- cây

trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, cơ giới hóa sản xuất.
Luận văn cũng nhận dạng báo in ĐBSCL trong xu hƣớng vận động và phát triển của
báo chí Việt Nam. Ƣu thế, triển vọng, cũng nhƣ những hạn chế, khó khăn cần khắc
phục của báo in ĐBSCL để ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn. Các cơ quan báo
chí cần có đội ngũ phóng viên, biên tập viên giỏi chuyên môn, am hiểu lĩnh vực
nông nghiệp cũng là thách thức lớn của báo in ĐBSCL.
- Luận văn của thạc sĩ Nguyễn Thị Cẩm Phong về Báo in ĐBSCL với vấn đề
tuyên truyền nông thôn mới hiện nay (khảo sát Báo Vĩnh Long, Báo Hậu Giang,
Báo Ấp Bắc năm 2014) do PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng hƣớng dẫn. Luận văn
nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tuyên truyền về xây dựng NTM
trên báo in ĐBSCL. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí trong việc tuyên
truyền xây dựng NTM. Gợi mở một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lƣợng nội dung, hình thức tuyên truyền xây dựng NTM trên báo in ĐBSCL.

11


Các luận văn này khá tƣơng đồng với đề tài nghiên cứu, nên có một số tƣ liệu
chúng tơi tham khảo. Cùng với đó, từ thực tiễn phong trào xây dựng NTM ở cơ sở,
chúng tơi đã góp nhặt đƣợc qua những trải nghiệm, những chuyến đi thực tế. Chúng
tôi mong muốn sẽ mang đến “luồng gió mới” cho đề tài viết về NTM và sẽ là một
trong những đề tài nghiên cứu đầu tiên khai phá “vùng báo in” các tỉnh miền Tây
Nam Bộ về NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu trên phƣơng diện báo chí học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn bƣớc đầu chỉ ra đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế, khuyết
điểm của báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ với vấn đề xây dựng NTM. Rút ra
những bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thông tin, tuyên truyền của báo in. Qua đó, phục vụ thiết thực hơn cho cơng tác
tun truyền về chƣơng trình xây dựng NTM trên báo in, đóng góp thiết thực vào

thành cơng của chƣơng trình xây dựng NTM, hƣớng đến xây dựng NTM nâng cao
và NTM kiểu mẫu trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nhƣ trên, chúng tôi sẽ khảo sát các tác phẩm đã đăng
tải trên các báo Cần Thơ, Vĩnh Long liên quan đến NTM trong 2 năm (2018- 2019).
Qua đó thống kê, đánh giá, phân tích, phân loại các yếu tố liên quan đến NTM để
làm rõ hơn vai trò tác động của báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài,
luận văn làm rõ thực trạng xây dựng NTM thông qua báo in các tỉnh miền Tây Nam
Bộ, đánh giá thành công, hạn chế, những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất giải pháp,
khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng tuyên truyền về lĩnh vực này.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ với vấn đề xây dựng NTM.

12


4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát các tờ báo in địa phƣơng là Báo Cần Thơ và Báo Vĩnh Long
Thời gian từ năm 2018- 2019.
Lý do chọn 2 cơ quan báo in: Cần Thơ và Vĩnh Long là hai tỉnh nằm ở trung
tâm của miền Tây Nam Bộ. Trong khi Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế của đơ
thị loại I trực thuộc Trung ƣơng và là trung tâm kinh tế- tài chính, giáo dục, văn
hóa, du lịch của khu vực miền Tây Nam Bộ. Tỉnh Vĩnh Long “chịu lép” hơn so với
các địa phƣơng trong khu vực do khơng có biển, khơng có rừng, khơng núi đồi,
khơng đƣờng biên giới, không đƣờng hàng không. Song, hoạt động báo in của 2 địa
phƣơng này đều rất năng động, có thể đƣợc xem là đại diện cho báo in toàn vùng.
Báo Cần Thơ có số lƣợng phát hành lớn, có nhiều liên kết với doanh nghiệp, nhiều
hoạt động kinh tế báo in. Báo Vĩnh Long rất chú trọng đến chất lƣợng thơng tin,

tun truyền, thƣờng xun có những bài viết hƣớng thơng tin ra khu vực, đạt giải
nhiều báo chí, trong đó có giải báo chí viết về NTM gắn với cơ cấu lại ngành nơng
nghiệp, giải báo chí tồn quốc “Tự hào nông dân Việt Nam”... Trong xuất bản, cả 2
tờ báo in Báo Cần Thơ và Báo Vĩnh Long, đều chú ý đối tƣợng phát hành ở vùng
nông thôn đến tận ấp thông qua các chi bộ, đồng thời đã tạo nhiều hình thức liên kết
để tuyên truyền NTM mang lại hiệu quả, thiết thực.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện luận văn này, tác giả tiến hành nghiên cứu dựa vào phƣơng
pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh; các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc; các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền các tỉnh, thành
khu vực miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là TP Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long (đƣợc chọn
khảo sát) về vấn đề xây dựng NTM.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phƣơng
pháp nghiên cứu sau đây:

13


- Phƣơng pháp khảo sát tài liệu: đƣợc sử dụng để tiếp cận các giáo trình, các
tài liệu và các cơng trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc rút ra những vấn đề
lý luận cần thiết.
- Kết hợp và vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: sƣu tầm tài liệu,
thống kê, phân loại, hệ thống hóa các sự kiện để đánh giá thông tin và đƣa ra nhận
xét. Xử lý tƣ liệu kết hợp phân tích kết quả khảo sát.
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi thực hiện khảo sát bằng cách
phát 350 phiếu điều tra ở TP Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi thực hiện khảo sát bằng cách phỏng

vấn trực tiếp BCĐ chƣơng trình xây dựng NTM các cấp, lãnh đạo địa phƣơng, tổng
biên tập (hoặc phó tổng biên tập), các phóng viên chuyên trách mãng đề tài NTM,
cán bộ và ngƣời dân các địa phƣơng khảo sát để tìm hiểu thơng tin, thu thập các số
liệu, ghi nhận đánh giá về vai trò, tác động của báo in với vấn đề xây dựng NTM ở
các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
- Phƣơng pháp phân tích nội dung thông điệp truyền thông: khảo sát các
chuyên trang, chuyên mục về NTM trên tờ báo in của Cần Thơ và Vĩnh Long.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, luận văn làm rõ vai trị của truyền thơng trong mối tƣơng quan
với vấn đề xây dựng NTM. Sự vận động của báo in miền Tây Nam Bộ thể hiện rất
rõ trong những năm qua, chính là khơng ngừng nâng cao vai trị, tác động trên mọi
lĩnh vực đời sống, nhất là trong quá trình thực hiện chƣơng trình MTQG về xây
dựng NTM, với mục tiêu cuối cùng là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho ngƣời dân nông thôn. Chứng minh xu hƣớng liên kết, liên doanh trong
hoạt động kinh tế của báo in là hƣớng đi tất yếu của truyền thơng. Vai trị của báo in
trong giai đoạn “bùng nổ” truyền thông tƣơng tác, truyền thông đa phƣơng tiện.
Về thực tiễn, luận văn phác thảo rõ nét tác động của báo in miền Tây Nam
Bộ, đƣa ra những mơ hình truyền thơng về NTM. Mục đích cuối cùng là đƣa chủ
trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đi vào cuộc sống, đồng hành với các cấp ủy Đảng,
chính quyền trong chƣơng trình xây dựng NTM, phát huy vai trị chủ thể của ngƣời

14


dân trong tiến trình xây dựng NTM, mà quan trọng là giữ đƣợc tính bền vững trong
xây dựng NTM, hƣớng đến xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, tác động của báo in với vấn

đề xây dựng NTM.
Chƣơng 2: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn
mới trên các báo một số tỉnh miền Tây Nam Bộ
Chƣơng 3: Bối cảnh, quan điểm và giải pháp nâng cao chất lƣợng tuyên
truyền của báo in trong xây dựng NTM thời gian tới.

15


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ, TÁC ĐỘNG CỦA BÁO IN
VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1.

Đặc điểm khu vực miền Tây Nam Bộ, cơng chúng và báo chí

địa phƣơng
1.1.1. Đặc điểm khu vực miền Tây Nam Bộ
Nằm ở vùng cực Nam của Tổ Quốc, miền Tây Nam Bộ có 12 tỉnh (An
Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc
Trăng, Tiền Giang Trà Vinh và Vĩnh Long) và 1 thành phố trực thuộc trung ƣơng
(TP Cần Thơ).
Miền Tây Nam Bộ nằm liền kề vùng Đơng Nam Bộ, phía Bắc giáp
Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông với
đƣờng bờ biển dài trên 700km, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế biển.
Là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, miền Tây Nam Bộ có
thế mạnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và đứng đầu cả nƣớc về sản lƣợng lúa
gạo, thủy sản và cây ăn trái.
Miền Tây Nam Bộ gồm ba tiểu vùng. Vùng cao ở phía Tây gồm các tỉnh đầu

nguồn sơng Cửu Long là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ; phần phía Tây gồm các
tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần phía Đơng Kiên Giang.
Đây là vùng thƣờng bị ngập vào mùa mƣa bởi nƣớc sông Cửu Long dâng lên. Vùng
thấp ở dun hải phía đơng gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau,
phần phía đơng Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần ven biển
Kiên Giang. Đây là vùng thƣờng bị mặn xâm nhập vào mùa khô.
Về mặt thời tiết, miền Tây Nam Bộ nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo và
nhiệt đới gió mùa thuận lợi phát triển nơng nghiệp, nhất là lúa nƣớc và cây lƣơng
thực. Kết hợp cùng với hệ thống kênh ngịi chằng chịt và các con sơng lớn đã giúp
cho miền Tây Nam Bộ luôn luôn mát mẻ. Đặc biệt, khí hậu nơi đây đƣợc chia làm

16


hai mùa chính là mùa mƣa đƣợc bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11; mùa nắng kéo dài
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Tổng diện tích miền Tây Nam Bộ là 40.548,2 km² và dân số là 21,49 triệu
ngƣời1. Miền Tây Nam Bộ chiếm 13% diện tích cả nƣớc nhƣng hơn 22% dân số cả
nƣớc, tốc độ tăng trƣởng cao hơn cả nƣớc (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nƣớc
tăng 6,8%). Chỉ riêng cây lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lƣợng lúa cả
nƣớc; xuất khẩu gạo toàn vùng chiếm tới 90% sản lƣợng. Chƣa kể thủy sản chiếm
70% diện tích, 40% sản lƣợng và 60% xuất khẩu cả nƣớc... Tuy nhiên, miền Tây
Nam Bộ đứng về phƣơng diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nƣớc: thu nhập bình
quân đầu ngƣời 40,2 triệu đồng/năm (cả nƣớc là 47,9 triệu đồng/năm).
NN-ND-NT miền Tây Nam Bộ đang chịu tác động kép của nƣớc biển dâng
và suy giảm nguồn nƣớc sông Mê Kông. Nền đất yếu, thấp, nhiều kênh rạch gây
khó khăn cho phát triển cơ sở hạ tầng ở miền Tây Nam Bộ.
Mạng lƣới đô thị ở miền Tây Nam Bộ đƣợc phân bố khá đều nhƣng hầu hết
là các đơ thị nhỏ, có tác động lan tỏa đến khu vực nông thôn.
Trong thập niên qua (2010- 2020), nông thôn miền Tây Nam Bộ đã trải qua

quá trình biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, cả tích cực lẫn tiêu cực dƣới tác động
của nhiều yếu tố, đồng thời cũng đứng trƣớc nhiều cơ hội và thách thức trong bối
cảnh mới.
Từ những đặc điểm trên cho thấy, miền Tây Nam Bộ vừa mang nét chung
của đất nƣớc và dân tộc Việt Nam, vừa mang những nét đặc thù rất riêng của vùng
đất phƣơng Nam này, đã tạo nên tính cách đặc trƣng. Báo in các tỉnh miền Tây Nam
Bộ cũng có diện mạo và những đặc điểm riêng biệt so với báo in các khu vực khác
trong nƣớc. Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM, quá trình hội nhập sâu rộng vào
thị trƣờng thế giới, biến đổi khí hậu và nguồn nƣớc sơng Mê Kơng, các chính sách
vĩ mơ và các động thái dân số là những yếu tố quan trọng đối với NN-ND-NT miền
Tây Nam Bộ thời gian qua và thời gian tới.

1

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019

17


1.1.2. Đặc điểm công chúng miền Tây Nam Bộ
Từ cuối thế kỷ XVI, ngƣời Việt từ khắp mọi miền đất nƣớc, xuất thân từ đủ
mọi ngành nghề đã đến Nam Bộ khai phá lập nghiệp. Họ cùng với ngƣời Khmer,
ngƣời Hoa và các dân tộc anh em khác trở thành chủ nhân của vùng đất này. Các
dân tộc ở xen lẫn nhau mà vẫn thừa nhận và tôn trọng phong tục tập quán của nhau.
Những ngƣời bỏ quê hƣơng ra đi là đã chấp nhận cuộc sống thay đổi, họ ở trong
những làng xóm mở, khơng tụ lại mà tản ra dọc theo những con kênh, con lộ để tiện
làm ăn, tạo nên một tính cách văn hóa đặc biệt Nam Bộ (gồm: miền Đông Nam Bộ
và Tây Nam Bộ).
Trƣớc khi trở thành mảnh đất màu mỡ trù phú nhƣ ngày nay, miền Tây Nam
Bộ đã từng chỉ là một khu rừng rậm bị bỏ hoang không ai biết tới, nơi ngự trị của

thú dữ. Sau khi những cƣ dân miền Trung và một số ít ngƣời miền Bắc tới đã cải tạo
mảnh đất miền Tây có bộ mặt nhƣ ngày hôm nay. Bị ám ảnh bởi sự hoang vu và sự
rình rập của thú dữ nên những ngƣời dân nơi đây ln sống đồn kết, tƣơng trợ lẫn
nhau. Họ ln tự ý thức, nếu chia rẽ thì sẽ khơng thể tồn tại trên mảnh đất sông
nƣớc này. Mảnh đất đã tơi luyện cho họ tính cách hào hiệp, có thể sẵn sàng hi sinh
cả tính mạng của mình để hành hiệp trƣợng nghĩa.
Ngƣời miền Tây sông nƣớc nổi tiếng hào hiệp, hiếu khách, sẵn sàng cho
khách lỡ bƣớc tá túc ở nhà, niềm nở tiếp đón khách và mời cơm rƣợu nhƣ ngƣời
nhà ở xa mới về. Mọi ngƣời sẽ khơng cảm thấy lạ, nếu có cơ hội ghé thăm một gia
đình ngƣời miền Tây, sẵn sàng chiêu đãi những món gì ngon nhất mà họ có dù hồn
cảnh sống khó khăn đến đâu. Đó chính là một phần nổi bật trong tính cách con
ngƣời miền Tây sơng nƣớc. Ngƣời miền Tây cũng có lối sống giản dị, mộc mạc và
đơn giản, không cầu kỳ, lễ giáo.
Dân cƣ ở miền Tây Nam Bộ đa số là ngƣời Kinh, một số ít là ngƣời dân tộc
thiểu số. Ngƣời Khmer sống chủ yếu ở Trà Vinh, Sóc Trăng và ngƣời Chăm. Một
số ít ngƣời Hoa sống ở Kiên Giang và Trà Vinh. Về ngơn ngữ, ngƣời Tây Nam Bộ
có ngơn ngữ rất phong phú. Họ thƣờng dùng những từ phƣơng ngữ mà trong tiếng
Việt phổ thơng khơng có. Ví dụ nhƣ các từ có ý nghĩa liên quan đến nƣớc của ngƣời

18


miền Tây rất đa dạng nhƣ rạch, xẻo, láng, xáng, đìa, bàu (nơi chứa nƣớc) hay cù
lao, cồn, bãi, bƣng... (vùng đất có nƣớc xung quanh). Những từ phƣơng ngữ này
khơng phải ai cũng có thể hiểu mà hầu nhƣ chỉ có những ngƣời sống ở miền Tây
mới hiểu. Ngƣời dân miền Tây Nam Bộ bị ảnh hƣởng mạnh mẽ văn hóa sơng nƣớc,
hay cịn gọi là tính sơng nƣớc. Trƣớc khi giao thơng đƣờng bộ phát triển, họ có thói
quen di chuyển bằng xuồng, phà, nhà ở thì gần sông, kênh rạch. Nguồn thực phẩm
chủ yếu hàng ngày của họ cũng từ biển và các sông hồ, kênh rạch.
Ngƣời miền Tây không ngại thay đổi, dễ dàng thay đổi địa chỉ, chỗ ở. Nhiều

ngƣời chấp nhận từ bỏ quê hƣơng, để tìm đến những vùng đất mới hy vọng đổi đời.
Vì văn hóa Tây Nam Bộ đánh giá cao những con ngƣời bản lĩnh, dũng cảm, dám di
chuyển, dám thay đổi. Có lẽ điều này là do thừa hƣởng tính cách của ơng cha, tổ
tiên từ xƣa đã đến vùng đất này để khai hoang, lập đất. Ngƣời miền Tây nổi tiếng là
sống phóng khống, rộng rãi, tính tình xởi lởi và bụng dạ vô cùng thật thà. Họ nghĩ
gì nói đó chứ khơng ƣa vịng vo. Nếu ai đã từng tiếp xúc với ngƣời miền Tây sẽ rất
yêu thích tính tình của họ, thật lịng và hồn tồn khơng có tâm địa xấu xa. Ngƣời
miền Tây là những ngƣời bạn chân thành và đúng nghĩa, rất đáng để giao lƣu và kết
bạn. Ngƣời miền Tây trọng nghĩa tình, coi nhẹ tiền bạc, vật chất. Đối với họ chữ
“nghĩa” cịn quan trọng hơn cả chữ “tình”. Họ quan niệm: “hết tình thì cịn nghĩa”.
Ngồi ra, ngƣời Tây Nam Bộ mang những đặc điểm tính cách trái ngƣợc
nhau nhƣ là “đã làm thì làm chết thơi, đã chơi thì phải chơi xả láng” hay “thƣơng thì
thƣơng mút mùa Lệ Thủy, ghét thì ghét mãn kiếp” hay là “khơng ƣng cạy miệng
khơng nói, thuận tình thì mở gan ruột cho xem”. Ngƣời miền Tây cũng sống thực tế,
ít lo xa hơn dân các vùng khác, ít sống tằn tiện, tiết kiệm, chỉ làm đủ ăn, có bao
nhiêu dùng bấy nhiêu, tới đâu hay tới đó. Tính cách này, có lẽ một phần do thiên
nhiên ở đây ƣu đãi, mƣa thuận gió hịa, ít bão lũ thiên tai và bản tính họ biết hài
lịng với những gì đang có, tuy khơng giàu nhƣng lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc.
Với 21,49 triệu ngƣời, dân số miền Tây Nam Bộ chiếm trên 22% dân số cả
nƣớc. Hiện nay, miền Tây Nam Bộ đang đứng trƣớc những thách thức đó là: xu
hƣớng ngƣời trẻ di cƣ từ miền Tây Nam Bộ đến các thành phố lớn, các khu công

19


nghiệp (trong đó, tỷ lệ di cƣ để đi học tại các thành phố cũng đã tăng lên rất nhanh
và chiếm trên 20% tổng số di cƣ) đang dẫn đến tình trạng giảm và đẩy nhanh q
trình già hóa ở nông thôn trong 15 năm trở lại đây. Song, quá trình di cƣ ngày càng
mang tính chọn lọc, khơng chỉ ở khía cạnh tuổi mà những ngƣời ít nguồn lực nhất
nhiều khả năng “bị bỏ lại” nông thôn nhiều hơn. Cùng với thu nhập nơng thơn thấp

hơn, q trình già hóa sẽ đồng thời thúc đẩy q trình nghèo hóa nơng thơn. Q
trình già hóa và nghèo hóa này cũng làm cho lợi tức giảm, trong khi đặt ra các thách
thức lớn về an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe lão khoa và phƣơng thức tổ chức
cuộc sống không chỉ cho ngƣời cao tuổi mà cả xã hội nông thôn.
Qua 10 năm xây dựng NTM, thu nhập nông thôn đã đƣợc cải thiện rõ rệt,
nhƣng vẫn còn thực trạng cƣ dân nông thôn bị nghèo tƣơng đối so cƣ dân thành thị.
Hiện nay, việc làm trong nông nghiệp và ở nông thôn không tăng tƣơng ứng so với
mức tăng và lao động. Lao động nông nghiệp đã giảm nhanh trong khi lao động ở
nông thôn rất hạn chế. Thu nhập của cƣ dân nông thôn cũng phụ thuộc rất nhiều vào
lao động di cƣ. Tuy nhiên, hầu hết thu nhập từ lao động di cƣ đƣợc sử dụng tại
thành thị để duy trì cuộc sống nên số tiền gửi về quê chỉ chiếm một tỷ lệ thấp. Do
vậy, nông dân và nông thôn đang nghèo đi trong mối tƣơng quan với thị dân và
thành thị, rõ rệt nhất là tình cảnh của nơng dân và nơng thơn miền Tây Nam Bộ.
Trình độ dân trí nói chung và chất lƣợng nguồn nhân lực sản xuất nơng nghiệp
trong vùng cịn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Thực trạng trên cho
thấy vấn đề xây dựng NTM ở miền Tây Nam Bộ hiện nay là rất đáng quan tâm, cần
có những giải pháp để đƣa chƣơng trình xây dựng NTM đi vào hiệu quả, thực chất
là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân nơng thơn.
Do đó, vai trị truyền thơng của báo in trong định hƣớng, tìm kiếm các giải pháp
hiệu quả trong xây dựng NTM; đồng thời cổ vũ, kêu gọi sự đồng thuận của ngƣời
dân trong hiến kế- hiến công- hiến của- hiến đất xây dựng NTM là rất to lớn. Từ
đây, đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết về thông tin, tuyên truyền thông trong xây dựng
NTM của báo chí nói chung và báo in các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói riêng.

20


1.1.3. Đặc điểm của báo chí địa phương
- Báo Cần Thơ:
Cần Thơ cách tỉnh Vĩnh Long 34 km, TP Long Xuyên (tỉnh An Giang) 62

km, cách tỉnh Sóc Trăng 63 km, TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) 104 km, TP Rạch
Giá (tỉnh Kiên Giang) 116 km, và cách TP Cà Mau 179 km. Có vị trí địa lí thuận lợi
là nằm ở trung tâm của khu vực ĐBSCL và Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính
trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nƣớc, Cần
Thơ có thêm động lực mới tạo đà phát triển để trở thành thành phố đồng bằng cấp
quốc gia.
Báo Cần Thơ có lịch sử hình thành trong kháng chiến chống Pháp, tiền thân
là Báo Lao động- tờ báo đầu tiên của Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
tỉnh Cần Thơ, ra đời từ năm 1928. Là tiếng nói của Đảng Bộ, chính quyền TP Cần
Thơ và diễn đàn của nhân dân, báo Cần Thơ luôn giữ vững tôn chỉ, mục đích tờ báo
của Đảng bộ TP Cần Thơ, bám sát sự chỉ đạo và định hƣớng tuyên truyền của Đảng,
các quy định của Nhà nƣớc trong hoạt động báo chí, khơng ngừng cải tiến nội dung,
cách tân hình thức, thơng tin kịp thời các sự kiện chính trị quan trọng của địa
phƣơng, trong nƣớc và quốc tế; cải tiến, nâng cao chất lƣợng các chuyên mục…
phản ánh trung thực, sinh động mọi lĩnh vực đời sống xã hội, những thành tựu của
quê hƣơng, đất nƣớc trong những năm đổi mới. Từ tháng 4/1992, kế thừa báo Hậu
Giang (cũ), báo Cần Thơ xuất bản 2 kỳ/tuần, 8 trang, khổ 30x40 cm, in 2 màu, số ra
ngày thứ Hai in màu xanh, số ra thừ Sáu in màu đỏ. Để đáp ứng yêu cầu tuyên
truyền phục vụ sứ phát triển của tỉnh Cần Thơ- Tây Đô- trung tâm miền Tây Nam
Bộ, lãnh đạo báo Cần Thơ lúc ấy đã quyết định tăng tốc để tiến lên báo ngày. Từ
tháng 4/1996, báo Cần Thơ tăng lên 3 kỳ/tuần. Từ tháng 8/1997, cả 3 kỳ báo trong
tuần tăng từ 8 trang lên 12 trang, khổ 30x40 cm, in hai màu. Từ tháng 1 năm 1999,
tăng thêm kỳ chủ nhật, 16 trang, khổ 30x40 cm, in 4 màu. Từ tháng 7/2000, báo
Cần Thơ xuất bản 5 kỳ/tuần. 3 tháng sau tăng lên 6 kỳ/tuần.
Ngày 1/1/2001, báo Cần Thơ xuất bản 7 kỳ/tuần, 6 trang khổ 42x58 cm, in 2
màu, trở thành tờ nhật báo cách mạng đầu tiên và duy nhất ở miền Tây Nam Bộ.

21



×