Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Tiếp cận thông tin của công chúng nam định về vấn đề xây dựng nông thôn mới qua báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ THU HIỀN

TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG NAM ĐỊNH
VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI QUA BÁO CHÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ THU HIỀN

TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG NAM ĐỊNH
VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI QUA BÁO CHÍ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60320101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Anh Đức

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Đinh Thị Thu Hiền, học viên cao học K19 Báo chí, chuyên ngành
Báo chí học, khóa 2015 - 2017. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tiếp cận thông
tin của công chúng Nam Định về vấn đề xây dựng nông thôn mới qua báo chí”là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu đƣợc từ thực nghiệm và
không sao chép.
Học viên

Đinh Thị Thu Hiền


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc thực hiện tại 2 địa bàn thuộc tỉnh Nam Định là T.p Nam
Định và huyện Mỹ Lộc. Để hoàn thành đƣợc luận văn này tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Anh Đức đã hƣớng dẫn tôi thực
hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo, ngƣời đã
đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong khóa học K19 Báo chí
sau Đại học trong thời gian vừa qua.
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại
học trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban Chủ nhiệm khoa Báo chí và
Truyền thông đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2017
Đinh Thị Thu Hiền



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................5
CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN .........................................................6
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 9
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................... 12
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 15
3.1. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................ 15
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................ 15
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 16
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 16
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 16
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 17
5.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 17
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 17
6. Cơ sở lý thuyết của đề tài .................................................................................. 17
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................. 18
7.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................................... 18
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 19
8. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 19
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN THÔNG TIN
CỦA CÔNG CHÚNG VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................22
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liện quan tới đề tài .......................................... 22
1.1.1. Tiếp cận thông tin.................................................................................... 22
1.1.2. Công chúng và công chúng báo chí ....................................................... 25
1.1.3. Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới.......................................... 28
1.1.4. Quyền tiếp cận thông tin ............................................................................. 30
1.1.4.1. Nội dung cơ bản của quyền tiếp cận thông tin ................................... 30

1



1.1.4.2. Những quy định về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của Việt Nam
hiện nay .................................................................................................................. 32
1.1.4.3. Quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động báo chí ............................. 35
1.1.4.4. Ý nghĩa của quyền tiếp cận thông tin ................................................. 36
1.2. Cơ sở lý thuyết nền tảng ................................................................................. 37
1.2.1. Quá trình truyền thông ............................................................................ 37
1.2.2. Lý thuyết tâm lý học báo chí - truyền thông ......................................... 40
1.2.3. Lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” ............................................................ 42
1.2.4. Lý thuyết “Dòng chảy hai bƣớc” ........................................................... 45
1.3. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. .................... 46
1.4. Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền xây dựng NTM ....................... 48
CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÔNG CHÚNG NAM ĐỊNH TIẾP CẬN
THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI QUA BÁO CHÍ ....52
2.1. Đặc điểm của công chúng báo chí Nam Định............................................... 52
2.1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đặc điểm công chúng Nam Định ............... 52
2.1.2. Đặc điểm công chúng báo chí Nam Định .............................................. 55
2.2. Các yếu tố tác động đến việc tiếp cận thông tin của công chúng Nam Định
về vấn đề xây dựng nông thôn mới ....................................................................... 57
2.2.1. Các nhân tố nhân khẩu học tác động đến việc tiếp cận thông tin về xây
dựng NTM của công chúng Nam Định ................................................................ 57
2.2.2. Các yếu tố đặc điểm cá nhân tác động đến việc tiếp cận thông tin của
công chúng ............................................................................................................. 60
2.3. Khảo sát việc tiếp cận thông tin của công chúng Nam Định về xây dựng
nông thôn mới qua báo chí. ................................................................................... 63
2.3.1. Tần suất tiếp cận thông tin ...................................................................... 63
2.3.2. Phƣơng thức tiếp cận .............................................................................. 68
2.3.3. Mục đích tiếp cận ................................................................................... 76
2.3.4. Các nội dung thông tin mà công chúng tiếp cận về vấn đề xây dựng

nông thôn mới ........................................................................................................ 81

2


2.3.5. Việc chia sẻ và phản hồi thông tin của công chúng khi tiếp cận ......... 90
2.3.6. Đánh giá, nhận xét của công chúng đối với những thông tin mà họ
đƣợc tiếp cận. ......................................................................................................... 97
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ CẢI
THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG
CHÚNG NAM ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI QUA BÁO CHÍ ....101
3.1. Một số kết luận về TCTT của công chúng Nam Định về XDNTM .......... 101
3.1.1. Phƣơng thức TCTT về XDNTM qua báo chí của công chúng Nam
Định hiện nay rất đa dạng và có sự chọn lọc. .................................................... 101
3.1.2. Việc cung cấp thông tin trên báo chí Nam Định nhìn chung mới chỉ
đáp ứng đƣợc một phần nào đó trƣớc nhu cầu thông tin về XDNTM ngày càng
cao cả về số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời dân. .............................................. 103
3.1.3. Tính tƣơng tác của công chúng Nam Định dù đã ở mức cao nhƣng vẫn
còn hạn chế trong cách thức tƣơng tác. .............................................................. 105
3.2. Một vài giải pháp cơ bản .............................................................................. 106
3.2.1. Kích thích sự phát triển nhu cầu tiếp cận thông tin về xây dựng nông
thôn mới của công chúng Nam Định .................................................................. 106
3.2.2. Nâng cao tính chủ động của công chúng trong tiếp cận thông tin về xây
dựng nông thôn mới ............................................................................................. 109
3.2.3. Tăng cƣờng nhận thức và trách nhiệm của báo chí, đặc biệt là báo chí
địa phƣơng trong việc phát huy quyền tiếp cận thông tin của công chúng về xây
dựng nông thôn mới ............................................................................................. 111
3.2.4. Tăng cƣờng cơ chế giám sát và phản biện xã hội của báo chí nhằm
nâng cao hiệu quả TCTT của công chúng Nam Định về xây dựng NTM ....... 114
3.3. Một số kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan, tổ chức, ban ngành của tỉnh

Nam Định ............................................................................................................. 116
3.3.1. Đối với các cơ quan báo chí tỉnh .......................................................... 116
3.3.2. Đối với các Sở, ban, ngành của tỉnh ......................................................... 119
3.3.2.1. Với Sở Thông tin và Truyền thông ................................................... 119

3


3.2.2.2. Với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Nam Định .......................................................................... 122
KẾT LUẬN .............................................................................................................128
1. Những kết quả mới của luận văn .................................................................... 128
2. Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................130
PHỤ LỤC ................................................................................................................136

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ, ĐH

: Cao đẳng, đại học

CN, TTCN

: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

CT MTQG


: Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia

HĐND

: Hội đồng nhân dân

GĐVH

: Gia đình văn hóa

NTM

: Nông thôn mới

NXB

: Nhà xuất bản

PTTH

: Phổ thông trung học

TCTT

: Tiếp cận thông tin

TDTT

: Thể dục thể thao


T.p

: Thành phố

TTĐC

: Truyền thông đại chúng

TW

: Trung ƣơng

UBND

: Ủy ban nhân dân

XDNTM

: Xây dựng nông thôn mới

5


CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
STT

Tên bảng, biểu

Thuộc phần nội dung


Trang

Bảng 2.1: Bảng tần suất tiếp cận 2.2.2. Các yếu tố đặc điểm cá
1

thông tin của công chúng Nam Định nhân tác động đến việc tiếp cận
qua các loại hình báo chí phân theo thông tin của công chúng

61

trình độ học vấn (số ngƣời)
Bảng 2.2 : Cơ cấu nghề nghiệp của 2.2.2. Các yếu tố đặc điểm cá
2

công chúng Nam Định

nhân tác động đến việc tiếp cận

61

thông tin của công chúng
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nghề nghiệp 2.2.2. Các yếu tố đặc điểm cá
3

công chúng Nam Định

nhân tác động đến việc tiếp cận

62


thông tin của công chúng
Bảng 2.3: Tần suất tiếp cận thông tin
4

về vấn đề xây dựng NTM của công
chúng Nam Định
Bảng 2.4: Tần suất TCTT theo nhóm

5

tuổi của công chúng Nam Định (tính
trên toàn mẫu)
Bảng 2.5: Tần suất tiếp cận thông tin

6

theo nghề nghiệp của công chúng
Nam Định
Bảng 2.6: Tần suất tiếp cận thông tin

7

theo trình độ học vấn của công
chúng Nam Định

8

tin
2.3.1. Tần suất tiếp cận thông
tin

2.3.1. Tần suất tiếp cận thông
tin
2.3.1. Tần suất tiếp cận thông
tin

Bảng 2.7: Mức độ lựa chọn loại hình 2.3.2. Phƣơng thức tiếp cận
báo chí của công chúng Nam Định
Biểu đồ 2.2: Mức độ lựa chọn loại

9

2.3.1. Tần suất tiếp cận thông

hình báo chí của công chúng Nam
Định
6

2.3.2. Phƣơng thức tiếp cận

64

65

66

68

69

70



Biểu đồ 2.3: Xu hƣớng lựa chọn
10

kênh báo chí của công chúng Nam 2.3.2. Phƣơng thức tiếp cận

73

Định khi TCTT về xây dựng NTM
Bảng 2.8: Kết quả so sánh báo chí
trung ƣơng và báo địa phƣơng của
11

công chúng Nam Định (chỉ tính trên 2.3.2. Phƣơng thức tiếp cận

73

những ngƣời TCTT trên cả 2 kênh
báo trung ƣơng và địa phƣơng)
Bảng 2.9: Hệ thống các tờ báo đƣợc
12

công chúng Nam Định theo dõi 2.3.2. Phƣơng thức tiếp cận

75

thƣờng xuyên nhất
13
14


Bảng 2.10: Mục đích tiếp cận thông

2.3.3. Mục đích tiếp cận

77

2.3.3. Mục đích tiếp cận

77

tin của công chúng Nam Định phân 2.3.3. Mục đích tiếp cận

79

tin của công chúng Nam Định
Biểu đồ 2.4: Mục đích tiếp cận
thông tin của công chúngNam Định
Bảng 2.11: Mục đích tiếp cận thông

15

theo nghề nghiệp
Bảng 2.12: Mục đích TCTT của
16

công chúng Nam Định phân theo độ 2.3.3. Mục đích tiếp cận

80


tuổi
Bảng 2.13: Mức độ quan tâm đến
17

nội dung xây dựng NTM của công
chúng T.p Nam Định
Biểu đồ 2.5: Mức độ quan tâm đến

18

nội dung xây dựng NTM của công
chúng T.p Nam Định

19

2.3.4. Các nội dung tiếp cận về
vấn đề xây dựng nông thôn mới
2.3.4. Các nội dung tiếp cận về
vấn đề xây dựng nông thôn mới

Bảng 2.14: Mức độ quan tâm đến 2.3.4. Các nội dung tiếp cận về
nội dung xây dựng NTM của công vấn đề xây dựng nông thôn mới
7

82

82

83



chúng huyện Mỹ Lộc
Biểu đồ 2.6: Mức độ quan tâm đến
20

nội dung xây dựng NTM của công
chúng huyện Mỹ Lộc

21

2.3.4. Các nội dung tiếp cận về
vấn đề xây dựng nông thôn mới

83

2.3.5. Việc chia sẻ và phản hồi

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ chia sẻ thông tin

thông tin của công chúng khi

của công chúng Nam Định

92

tiếp cận

Bảng 2.15: Tần suất chia sẻ thông 2.3.5. Việc chia sẻ và phản hồi
22


tin của công chúng Nam Định phân thông tin của công chúng khi
theo trình độ học vấn

23

24

25

tiếp cận
2.3.5. Việc chia sẻ và phản hồi

Bảng 2.16: Mức độ phản hồi công

thông tin của công chúng khi

chúng Nam Định

95

tiếp cận
2.3.5. Việc chia sẻ và phản hồi

Bảng 2.17: Các hình thức phản hồi

thông tin của công chúng khi

của công chúng Nam Định
Biểu đồ 2.8: Đánh


93

96

tiếp cận

giá của công 2.3.6. Đánh giá, nhận xét của

chúng Nam Định về nội dung đƣợc công chúng đối với những
tiếp cận

97

thông tin mà họ đƣợc tiếp cận.

Bảng 2.18: Đánh giá của công chúng 2.3.6. Đánh giá, nhận xét của
26

Nam Định về mức độ đáp ứng thông công chúng đối với những
tin của báo chí

thông tin mà họ đƣợc tiếp cận

8

98


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phƣơng tiện truyền thông hiện
đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí chuyển tải một lƣợng thông tin
khổng lồ đến với công chúng. Và ngƣợc lại, công chúng quyết định vai trò, vị thế và
sức mạnh xã hội của báo chí và nhà báo. Đây là mối quan hệ biện chứng có tác
động mạnh mẽ với nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình đƣa thông tin, kiểm chứng,
sàng lọc thông tin. Nếu không có công chúng thì sản phẩm báo chí coi nhƣ không
có tác dụng bởi vì sản xuất ra không có ngƣời đọc, chƣơng trình phát sóng không có
ngƣời nghe, ngƣời xem.Thực tế cho thấy nhóm đối tƣợng tham gia càng nhiều thì
hiệu quả truyền thông càng cao. Công nghệ đã tạo cho công chúng nhiều cơ hội để
tiếp cận với báo chí. Tiện ích của các phƣơng tiện truyền thông mới đã góp phần tạo
ra những nhóm công chúng mới với những nhu cầu ngày càng cao hơn. Còn các cơ
quan báo chí đang phải tự làm mới mình để phục vụ công chúng, Do đó, việc
nghiên cứu công chúng đang là một vấn đề rất cần thiết, làm căn cứ để hoạch định
hoạt động của các cơ quan báo chí.
Trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông đại chúng (trong đó có báo chí), giới
nghiên cứu trên thế giới đi theo ba hƣớng chính: nghiên cứu công chúng – ngƣời
tiếp nhận (ứng xử của ngƣời đọc, ngƣời xem, ngƣời nghe đối với các phƣơng tiện
truyền thông đại chúng); nghiên cứu nội dung thông điệp của truyền thông và
nghiên cứu ảnh hƣởng (hay tác động) của truyền thông đại chúng đối với đời sống
xã hội. Trong đó, nghiên cứu công chúng – đối tƣợng tiếp cận thông tin đƣợc đánh
giá là một hình thức, một phƣơng pháp để kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc đầu
tƣ cho hoạt động của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.
Nƣớc ta hiện nay vẫn là một nƣớc nông nghiệp với hơn 70% dân cƣ đang sống
ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ luôn là mối quan tâm
hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nƣớc. Nghị
quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng
nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công

9



bằng, văn minh, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số
1980/QĐ-TG ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông
thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới đƣợc triển khai trên phạm vi cả nƣớc nhằm phát triển nông thôn toàn diện.
Sau hơn 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nông
nghiệp, nông dân, nông thôn nƣớc ta đạt đƣợc thành tựu khá toàn diện. Nông nghiệp
tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng
suất, chất lƣợng và hiệu quả, đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi
thế và chƣa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc
độ tăng trƣởng có xu hƣớng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chƣa phát huy tốt
nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và
đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới
cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân
tán; năng suất, chất lƣợng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Các hình thức tổ
chức sản xuất chậm đổi mới, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng
hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém, môi trƣờng ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với
thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn
còn thấp.
Những hạn chế trên là do nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp,
nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn, chƣa hình thành một cách có
hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức chƣa đầy đủ về


10


trách nhiệm, vai trò của chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Và bản chất của vấn
đề này có nguyên nhân căn bản chính là việc tiếp cận thông tin của công chúng về
vấn đề xây dựng nông thôn mới còn chƣa đƣợc đầy đủ, sâu sắc và toàn diện.
Tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản của công dân. Thông tin công khai và
bảo đảm quyền tiếp cận công bằng sẽ củng cố lòng tin của ngƣời dân đối với nhà
nƣớc, làm cho đất nƣớc ngày một phồn thịnh. Trong đó, một công cụ hữu hiệu nhất
sẽ bảo đảm cho ngƣời dân đƣợc đó là báo chí.Thực tế, qua báo chí ngƣời dân đã
đƣợc TCTT trên rất nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề về xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, việc tiếp cận TCTT của công chúng lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
nhƣ giới tính, lứa tuổi, địa bàn sinh sống, nhu cầu tiếp cận. Công chúng ở mỗi một
địa phƣơng khác nhau sẽ có cách tiếp cận khác nhau về cùng một vấn đề.
Nam Định là tỉnh nông nghiệp ven biển với gần 80% dân số sống ở nông thôn,
thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp.Trong những năm qua, chƣơng trình xây
dựng nông thôn mới đƣợc triển khai quyết liệt và đồng bộ, trở thành phong trào
quần chúng sâu rộng và hiệu quả, làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy sản
xuất phát triển, góp phần nâng cao đời sống ngƣời dân.Sau 5 năm triển khai toàn
tỉnh có 112 xã, thị trấn (53,6%) đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Huyện
Hải Hậu đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông
thôn mới năm 2015. Nam Định đƣợc Trung ƣơng đánh giá là một trong những địa
phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về xây dựng nông thôn mới, là 1 trong 13 tỉnh đƣợc Chủ
tịch nƣớc tặng Huân chƣơng Lao động Hạng nhất trong phong trào “Cả nước chung
tay xây dựng nông thôn mới”.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, chƣơng trình XDNTM ở Nam Định bộc lộc
những hạn chế nhƣ: kết quả thực hiện chƣa đồng đều giữa các huyện, xã; chất lƣợng
một số tiêu chí chƣa thật bền vững, chƣa có nhiều doanh nghiệp đầu tƣ phát triển
sản xuất nông nghiệp, một số xã chƣa chủ động tạo nguồn lực XDNTM, vẫn còn
trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của cấp trên… Nguyên nhân chính của những hạn chế

trên là cũng do nhận thức của một số cán bộ, Đảng viên, đặc biệt là ngƣời đứng đầu
và ngƣời dân về Chƣơng trình XDNTM chƣa đầy đủ, toàn diện; năng lực, trình độ

11


của một bộ phận cán bộ trực tiếp thực hiện Chƣơng trình XDNTM còn hạn chế. Do
vậy, khảo sát việc TCTT của công chúng Nam Định về XDNTM ở khía cạnh định
lƣợng, định tính, có cơ sở khoa học, khách quan… là một nhu cầu cấp thiết đối với
không chỉ các cơ quan báo chí mà còn cả với các cấp quản lý Nhà nƣớc về vấn đề
NTM. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiệu quả của truyền thông đại chúng phụ
thuộc vào sự tiếp cận thông tin của công chúng. Và việc nghiên cứu nắm rõ đặc
điểm, nhu cầu của đối tƣợng luôn là một trong những yếu tố hàng đầu bảo đảm hiệu
quả của công tác truyền thông.Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tiếp cận thông tin
của công chúng Nam Định về vấn đề xây dựng Nông Thôn Mới qua báo chí ”
cho Luận văn Thạc sĩ Báo chí học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu công chúng truyền thông đƣợc tiến hành từ lâu và thƣờng xuyên ở
nhiều quốc gia phát triển. Công chúng đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều
chuyên ngành khoa học nhƣ xã hội học, báo chí, văn hóa học…
Những công trình nghiên cứu về TTĐC đƣợc bắt đầu tiến hành từ trên 100
năm nay. Nghiên cứu công chúng thực sự đã trở thành một chuyên ngành (audience
research) của nghiên cứu truyền thông.
Ở Việt Nam, lĩnh vực này còn khá mới mẻ, nhƣng cũng đã thu hút sự chú ý
của giới nghiên cứu báo chí, truyền thông, bởi tính thiết thực của vấn đề từ bình
diện lý thuyết xã hội học công chúng, nghiên cứu khảo sát thực nghiệm, tâm lý học
đến báo chí học…
Trƣớc hết là từ bình diện xã hội học. Nghiên cứu lý thuyết về xã hội học công
chúng của tác giả Mai Quỳnh Nam và Trần Hữu Quang. Tác giả Mai Quỳnh Nam
từ năm 1996 đến nay đã công bố trên tạp chí Xã hội học và một số tạp chí khoa học

nhiều công trình liên quan đến công chúng truyền thông, mối quan hệ giữa công
chúng truyền thông với sự hình thành của văn hóa giao tiếp đại chúng. Tác giả Trần
Hữu Quang với Xã hội học báo chí (2006) có thể nói là công trình có hệ thống khá
đầy đủ về xã hội học báo chí ở Việt Nam.

12


Hƣớng nghiên cứu khảo cứu thực nghiệm, xuất hiện nhiều hơn: Đỗ Thái Đồng
(1982), Mai Văn Hai (1992), Vũ Tuấn Huy (1994), Trần Hữu Quang (1998),
Trương Xuân Trường (2001), Đài Truyền hình Việt Nam (2002), Đài Tiếng nói Việt
Nam (2001, 2005),... Từ bình diện tâm lý học có một số công trình của Viện Tâm lý
học (2002), Lê Ngọc Hùng (2000), và một số tác giả khác.
Tiếp cận công chúng từ bình diện báo chí học, tập trung chủ yếu là những
công trình của các giảng viên, nhà nghiên cứu phục vụ công tác giảng dạy, biên
soạn giáo trình… tại các cơ sở đào tạo báo chí ở Việt Nam. Đáng chú ý có: Tạ Ngọc
Tấn (2001), Nguyễn Văn Dững (2002, 2006), Đài Tiếng nói Việt Nam (2003), và
một số tác giả khác,...Trong cuốn Truyền thông đại chúng (tác giả Tạ Ngọc Tấn,
2001), khi bàn về cơ chế tác động, về hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng,
Tạ Ngọc Tấn đã phân tích sự phụ thuộc của hiệu quả xã hội đối với sự tiếp nhận của
công chúng. Việc nghiên cứu, nắm rõ tính chất, đặc điểm, nhu cầu của đối tƣợng tác
động bao giờ cũng là một trong những yếu tố hàng đầu bảo đảm hiệu quả tác động
của truyền thông đại chúng. Một số nghiên cứu khác chọn các nhóm công chúng
đặc trƣng theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp hoặc giới tính,... hoặc nghiên cứu nhóm
công chúng của một loại hình báo chí: nghiên cứu thính giả của đài, nghiên cứu bạn
đọc của một tờ báo...
Khi nghiên cứu công chúng – ngƣời tiếp nhận, giới nghiên cứu đều coi công
chúng không chỉ là đối tƣợng tác động mà còn là lực lƣợng xã hội quyết định vai
trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí truyền thông. Sức mạnh của tờ báo trƣớc hết
thể hiện ở “sức mạnh của công chúng, của dư luận xã hội mà nó tạo ra”.

Từ năm 2000 trở lại đây, TTĐC giành đƣợc nhiều quan tâm hơn trong hoạt
động nghiên cứu. Báo chí truyền thông cũng bắt đầu tiếp cận nhiều hơn nghiên cứu
TTĐC từ góc nhìn xã hội học. Một số luận văn, luận án nghiên cứu chọn các nhóm
công chúng đặc trƣng theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp hoặc giới tính … hoặc nghiên
cứu nhóm công chúng của một loại hình báo chí
Luận văn thạc sỹ báo chí của Nguyễn Thu Giang “Công chúng Hà Nội với
việc đọc báo in và báo điện tử” (2007) xem xét nhu cầu, cách thức tiếp cận và tiếp

13


nhận của công chúng đối với hai loại hình báo chí. Điểm nổi bật của luận văn là
thông qua những đặc điểm tƣơng quan giữa hai nhóm công chúng để đánh giá tác
động đối với công chúng cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của hai loại hình báo chí.
Luận án tiến sĩ báo chí của Trần Bá Dung “Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo
chí của công chúng Hà Nội” (2008) đƣa ra thực trạng nhu cầu thể hiện qua mô thức
tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội, xem xét nhu cầu của công
chúng nhƣ là một nguyên nhân chi phối vơ bản đối với quá trình truyền thông, chỉ
ra các mối quan hệ có tính quy luật, những nhân tố tác động tới nhu cầu tiếp nhận
thông tin báo chí của công chúng Hà Nội.
Luận văn thạc sỹ báo chí của Nguyễn Thị Hoàng Yến “Nhu cầu tiếp nhận
thông tin báo chí của công chúng hiện nay” (2014, Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội) cung cấp đƣợc những số liệu điều tra mới nhất về nhu cầu của
công chúng đối với báo chí.
“Nghiên cứu công chúng báo Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ của báo
Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Dương” (2011, Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội) với mục đích điều tra, khảo sát, tìm hiểu để đo lƣờng mức độ đọc
báo Đảng, quan điểm thái độ của công chúng báo chí các tỉnh Đông Nam Bộ.
Một số cuộc điều tra có quy mô lớn đối với công chúng nhƣ cuộc điều tra xã
hội học do Đài tiếng nói Việt Nam và Ban tƣ tƣởng Văn hóa Trung ƣơng tiến hành

năm 2001 trên địa bàn 30 tỉnh với 2615 ngƣời trả lời. Kết quả thực nghiệm cho thấy
mức độ, cách thức nghe đài của thính giả thay đổi theo giới tính, độ tuổi, mức sống,
đại bàn sinh sống, trình độ học vấn... và nguyện vọng, đề xuất của thính giả.
Cuộc điều tra có quy mô lớn từ trƣớc đến nay đối với công chúng truyền hình
đƣợc Đài truyền hình Việt Nam tiến hành năm 2002 xem xét thói quen, sở thích
xem truyền hình của khán giả, mức độ tiếp cận, ứng xử của khán giả đối với truyền
hình...
Tuy nhiên, những đề tài này chƣa nhìn nhận đƣợc tính chủ động của công
chúng trong quá trình tiếp cận thông tin. Chủ động lựa chọn những thông tin mà bản
thân quan tâm, lựa chọn kênh thông tin yêu thích. Công chúng không chỉ tiếp nhận

14


thông tin mà còn chia sẻ, phản hồi, bày tỏ quan điểm, thái độ với những thông tin
mà mình tiếp nhận.
Những hạn chế nói trên có thể đƣợc khắc phục khi kết hợp tiếp cận vấn đề
nghiên cứu từ góc độ xã hội học truyền thông đại chúng và sử dụng phƣơng pháp
điều tra xã hội học. Và việc nghiên cứu công chúng của những học giả trên cũng là
những gợi mở ban đầu cho tác giả luận văn khi chọn nghiên cứu việc TCTT của
công chúng Nam Định với một vấn đề chuyên biệt là xây dựng nông thôn mới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khảo sát cách thức tiếp cận thông tin,
mức độ thỏa mãn và hài lòng khi TCTT của công chúng Nam Định về vấn đề xây
dựng NTM qua báo chí trong mối liên hệ với các yếu tố giới tính, lứa tuổi, nghề
nghiệp, trình độ học vấn. Từ đó góp phần hình thành cơ sở khoa học và thực tiễn để
đƣa ra một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả TCTT của công chúng
Nam Định.
Sau đây là những mục tiêu cụ thể của luận văn:

- Đo lƣờng cách thức và tần suất TCTT của các nhóm công chúng về vấn đề
xây dựng nông thôn mới.
- Tìm ra đƣợc những mục đích và nội dung cụ thể về vấn đề XDNTM mà công
chúng theo dõi.
- Nghiên cứu mức độ chia sẻ và phản hồi thông tin của công chúng sau khi
tiếp cận thông tin.
- Đánh giá đƣợc mức độ hài lòng của công chúng khi tiếp cận thông tin về vấn
đề XDNTM.
- Trên cơ sở đó, đƣa ra đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
của việc TCTT của công chúng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

15


- Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với công chúng Nam Định TCTT qua
báo chí về XDNTM. Mẫu nghiên cứu đƣợc tiến hành khoảng 300 ngƣời (300 phiếu
điều tra).
- Tìm hiểu mức độ thỏa mãn và hài lòng của công chúng khi tiếp cận vấn đề
xây dựng nông thôn mới trên báo chí
- Đánh giá đƣợc vai trò của báo chí trong quá trình TCTT của công chúng về
vấn đề XDNTM.
- Đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TCTT của công chúng Nam
Địnhqua báo chí nói chung và báo Nam Định nói riêng trong việc thỏa mãn nhu cầu
thông tin về vấn đề XDNTM
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là việc tiếp cận thông tin của công chúng
Nam Định về vấnđề xây dựng nông thôn mới.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đối tƣợng này đƣợc thực hiện thông qua khách thể nghiên
cứu là một nhóm công chúng đại diện cho công chúng Nam Định qua điều tra xã
hội học vào tháng 7/2017 tại2 địa bàn đại diện là thành phố Nam Định và huyện Mỹ
Lộc. Số lƣợng khảo sát ý kiến thực hiện đề tài là 300 ngƣời.
Đề tài khảo sát việc TCTT của công chúng Nam Định về vấn đê XDNTM qua
báo chí gồm các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử.
Đề tài giới hạn phạm vi trong một khâu trong mô hình truyền thông. Đó là tập
trung nghiên cứu khâu ngƣời nhận thông tin (receiver). Qua đó phân tích mối quan
hệ khác có liên quan đến ngƣời nhận gồm nguồn (source), thông điệp (message),
kênh (channel), hiệu quả (effect).

16


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài là dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc
về báo chí và lý thuyết khoa học liên ngành gồm xã hội học về truyền thông, tâm lý
học, truyền thông đại chúng.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đã nêu ở phần trên, tác giả sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học (bằng bảng hỏi): phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng trong chƣơng 2 của luận văn nhằm khảo sát, điều tra việc TCTT của công
chúng về vấn đề XDNTM. Công chúng đƣợc khảo sát về cách thức TCTT; mức độ
và tần suất TCTT, mục đích và nội dung mà công chúng thƣờng tiếp cận. Chọn mẫu
ngẫu nhiên trên địa bàn Nam Định. Dung lƣợng mẫu là 300, đƣợc lấy ngẫu nhiên tại
2 địa điểm là thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu một số ngƣời dân nhằm điều tra

để xem họ có thỏa mãn với những thông tin về vấn đề XDNTM mà báo chí cung
cấp hay không? Và đánh giá của họ ra sao đối với những TT đó; những yêu cầu,
đòi hỏi của họ khi TCTT trên báo chí.Tùy theo điều kiện chủ quan và khách quan,
tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn sâu theo cách thức phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng
vấn gián tiếp (qua điện thoại, email...).
- Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp: phân tích, tổng hợp những tài liệu
khoa học, các tài liệu tham khảo (Văn bản luật; các bài viết đăng trên báo hoặc tạp
chí nghiên cứu…) có liên quan đến đề tài nghiên cứu tạo cơ sở lý luận vững chắc
cho luận văn.
6. Cơ sở lý thuyết của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết TTĐC và xã hội học TTĐC; Lý
thuyết tâm lý học báo chí – truyền thông; lý thuyết truyền thông Sử dụng và hài
lòng.

17


- Các lý thuyết TTĐC đƣợc vận dụng để đƣa ra những đánh giá, nhận định về
cách tiếp cận vấn đề của công chúng với từng loại hình báo chí, cách thức, nội dung
và hình thức tiếp cận cụ thể. Các quan điểm lý thuyết đƣợc vận dụng là lý thuyết về
mô hình truyền thông. Lịch sử nghiên cứu truyền thông từ đầu thế kỷ XX đến nay,
dù theo mô hình nào cũng đều đề cập đến khâu ngƣời nhận, xem ngƣời nhận là một
khâu, một mắt xích trong quá trình truyền thông.Ngƣời nhận có vai trò tích cực, chủ
động tham gia vào quá trình truyền thông trong việc xây dựng ý nghĩa cho thông
điệp, tác động trở lại của chủ thể truyền thông, đối thoại, cùng đi tìm chân lý, để có
thể đẩy nhanh quá trình truyền thông hoặc tạo ra một hiệu quả mới của kênh truyền
thông.
- Lý thuyết xã hội học TTĐC: dựa vào kết quả điều tra để tìm ra các phƣơng
thức tiếp cận thông tin của công chúng. Những phản ứng của công chúng sau khi
tiếp nhận thông điệp sẽ trở thành yếu tố tham gia quyết định những hành vi truyền

thông tiếp theo của nguồn phát.
- Lý thuyết tâm lý học báo chí – truyền thông: thông qua quá trình khảo sát để
thấy đƣợc sự phân khúc về nhu cầu, tân lý, điều kiện, khả năng, phƣơng thức tiếp
cận thông tin của công chúng.
- Lý thuyết sử dụng và hài lòng: dựa vào kết quả nghiên cứu để có thể đƣa ra
những đánh giá bƣớc đầu về quan điểm, thái độ của công chúng trong việc tiếp cận
thông tin của công chúng. Lý thuyết cung cấp cơ sở lý luận quan trong trong phân
tích của luận văn, đặc biệt là việc công chúng chủ động trong tiếp cận thông tin trên
báo chí.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu đến những vấn đề TCTT của
công chúng. Luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về nghiên
cứu công chúng báo chí.

18


- Đây có thể coi là một nguồn tài liệu tham khảo dành cho những thế hệ sinh
viên, học viên của các ngành khoa học xã hội nhân văn nói chung và ngành báo chí
truyền thông nói riêng cũng nhƣ những ai có quan tâm đến lĩnh vực này.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn đóng góp ở lĩnh vực nghiên cứu công chúng báo chí. Luận văn nếu
hoàn thành sẽ cung cấp đƣợc những số liệu điều tra mới nhất về việc tiếp cận thông
tin của công chúng Nam Định qua báo chí.
- Trong giới hạn nhất định, những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và
thực tiễn của luận văn sẽ cung cấp thông tin về những nhận định, đánh giá của công
chúng Nam Định khi TCTT về vấn đề XDNTM tới các cơ quan báo chí trung ƣơng
nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển
mạnh mẽ của các kênh thông tin thì điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách,

xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch truyền thông nhằm chuyển tải thông tin về
XDNTM tới công chúng một cách hiệu quả nhất.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu. kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo,phụ lục thì luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận thông tin của công chúng về
vấn đề xây dựng nông thôn mới.
1.1.Một số khái niệm, thuật ngữ liện quan tới đề tài.
1.1.1.Tiếp cận thông tin
1.1.2. Công chúng và công chúng báo chí
1.1.3. Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
1.1.4. Quyền tiếp cận thông tin
1.2. Cơ sở lý thuyết nền tảng
1.2.1. Quá trình truyền thông
1.2.2. Lý thuyết tâm lý học báo chí - truyền thông
1.2.3. Lý thuyết “Sử dụng và hài lòng”
1.2.4. Lý thuyết “Dòng chảy hai bƣớc”

19


1.3. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
1.4. Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới
Chƣơng 2: Kết quả điều tra công chúng Nam Định tiếp cận thông tin về vấn đề
xây dựng nông thôn mới qua báo chí.
2.1. Đặc điểm của công chúng báo chí Nam Định
2.1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đặc điểm công chúng Nam Định
2.1.2. Đặc điểm của công chúng báo chí Nam Định
2.2. Các yếu tố tác động đến việc tiếp cận thông tin của công chúng Nam Định
về vấn đề xây dựng nông thôn mới

2.2.1. Các nhân tố nhân khẩu học tác động đến việc tiếp cận thông tin về xây
dựng NTM của công chúng Nam Định
2.2.2. Các yếu tố đặc điểm cá nhân tác động đến việc tiếp cận thông tin của
công chúng
2.3. Khảo sát việc tiếp cận thông tin của công chúng Nam Định về xây dựng
nông thôn mới qua báo chí.
2.3.1. Tần suất tiếp cận thông tin
2.3.2. Phƣơng thức tiếp cận
2.3.3. Mục đích tiếp cận
2.3.4. Các nội dung thông tin mà công chúng tiếp cận về vấn đề xây dựng
nông thôn mới
2.3.5. Việc chia sẻ và phản hồi thông tin của công chúng khi tiếp cận
2.3.6. Đánh giá, nhận xét của công chúng đối với những thông tin mà họ đƣợc
tiếp cận.
Chƣơng 3: Một số kết luận và đề xuất giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả
tiếp cận thông tin của công chúng Nam Định về vấn đề xây dựng nông thôn mới
qua báo chí
3.1. Một số kết luận về tiếp cận thông tin của công chúng Nam Định về xây
dựng NTM

20


3.1.1. Phƣơng thức tiếp cận thông tin về xây dựng NTM qua báo chí của công
chúng Nam Định hiện nay rất đa dạng và có sự chọn lọc.
3.1.2. Việc cung cấp thông tin trên báo chí Nam Định nhìn chung mới chỉ đáp
ứng đƣợc một phần nào đó trƣớc nhu cầu thông tin về xây dựng nông thôn mới
ngày càng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời dân.
3.1.3. Tính tƣơng tác của công chúng Nam Định dù đã ở mức cao nhƣng vẫn
còn hạn chế trong cách thức tƣơng tác.

3.2. Một vài giải pháp cơ bản
3.2.1. Kích thích sự phát triển nhu cầu tiếp cận thông tin về xây dựng NTM
của công chúng Nam Định
3.2.2. Nâng cao tính chủ động của công chúng trong tiếp cận thông tin về xây
dựng nông thôn mới
3.2.3. Tăng cƣờng nhận thức và trách nhiệm của báo chí, đặc biệt là báo chí
địa phƣơng trong việc phát huy quyền TCTT của CC về xây dựng NTM
3.2.4. Tăng cƣờng cơ chế giám sát và phản biện xã hội của báo chí nhằm nâng
cao hiệu quả TCTT của công chúng Nam Định về xây dựng NTM
3.3. Một số kiến nghị cụ thể đối với cá cơ quan, tổ chức, ban ngành của tỉnh
Nam Định
3.3.1. Đối với các cơ quan báo chí tỉnh
3.3.2. Đối với các Sở, ban, ngành của tỉnh
3.3.2.1. Với Sở Thông tin và Truyền thông
3.3.2.2. Với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Nam Định

21


×