Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập theo nghị quyết 30a ND CP của chính phủ trên địa bàn tỉnh điện biên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.79 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HỘP

TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ i

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH
SÁCH ................................................................. Error! Bookmark not defined.
HỖ TRỢ SẢN XUẤT, TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP .......... Error!
Bookmark not defined.
1.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập ............. Error!
Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu chính sách ............... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Chủ thể và đối tượng của chính sách........... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Các chính sách bộ phận ................................ Error! Bookmark not defined.

1.2. Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu
nhập của chính quyền cấp tỉnh ......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm và vai trị của tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo
việc làm, tăng thu nhập của chính quyền cấp tỉnh Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu
nhập .......................................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 1.1: Các giai đoạn của q trình tổ chức thực thi chính sáchError! Bookmark not defin
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng để tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo
việc làm, tăng thu nhập thành công ở cấp tỉnh ...... Error! Bookmark not defined.

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong tổ chức thực thi chính


sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập và bài học cho tỉnh Điện
Biên...................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Kinh nghiệm từ tỉnh Sơn La ........................ Error! Bookmark not defined.


1.3.2. Kinh nghiệm thực thi chính sách từ tỉnh Lai châuError! Bookmark not defined.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm từ các tỉnh cho tỉnh Điện BiênError! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT, TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP TẠI
TỈNH ĐIỆN BIÊN.............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Điện Biên có
ảnh hưởng tới tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm,
tăng thu nhập của Tỉnh ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập của Tỉnh giai
đoạn 2009-2016................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Các nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu
nhập tại tỉnh Điện Biên ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nội dung chính sách về hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập của
Tỉnh Điện Biên ........................................................ Error! Bookmark not defined.

2.3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm,
tăng thu nhập tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009-2016Error! Bookmark not
defined.
2.3.1. Chuẩn bị triển khai chính sách ..................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Chỉ đạo triển khai chính sách ....................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Kiểm sốt việc thực hiện chính sách ........... Error! Bookmark not defined.

2.4. Đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm,
tăng thu nhập của tỉnh Điện Biên..................... Error! Bookmark not defined.

2.4.1. Điểm mạnh trong tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm,
tăng thu nhập của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2016Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Điểm yếu trong tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm,
tăng thu nhập của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2016Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu .............. Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT, TẠO VIỆC


LÀM, TĂNG THU NHẬP TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020 ... Error!
Bookmark not defined.
3.1. Phương hướng và mục tiêu chung nhằm hồn thiện tổ chức thực thi
chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập tại tỉnh Điện Biên
đến năm 2020...................................................... Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với giảm nghèo nhanh và bền vữngError! Bookmark not defi
3.1.2. Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng
thu nhập tại tỉnh Điện Biên đến năm 2020 ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo
việc làm, tăng thu nhập tại tỉnh Điện Biên đến năm 2020Error! Bookmark not defined.

3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo
việc làm, tăng thu nhập tại tỉnh Điện Biên ...... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Giải pháp cho giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sáchError! Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp trong tổ chức thực hiện chính sáchError! Bookmark not defined.
3.2.3. Giải pháp trong kiểm sốt thực hiện chính sáchError! Bookmark not defined.
3.2.4. Các giải pháp khác ...................................... Error! Bookmark not defined.

3.3. Một số kiến nghị .......................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Về việc hồn thiện cơ chế chính sách ........... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Bố trí vốn và cơ chế huy động vốn ................ Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Về ưu đãi, thu hút đầu tư ............................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN......................................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HDI

Chỉ số phát triển con người

HĐND

Hội đồng nhân dân

HU

Huyện ủy

KH

Kế hoạch

KT-XH

Kinh tế - xã hội


LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NQ

Nghị quyết

NSĐP

Ngân sách địa phương

PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

TW


Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

XKLĐ

Xuất khẩu lao động


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HỘP
BẢNG
Bảng 1.1: Các giai đoạn của q trình tổ chức thực thi chính sách ..............Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP trên
địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009-2016 ....... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Tổng hợp nguồn kinh phí phân bổ để thực hiện Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009-2016............Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu

nhập trên địa bàn tỉnh Điện Biên qua các giai đoạnError!

Bookmark

not

defined.
Bảng 2.4: Kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèoError!

Bookmark

not

defined.
Bảng 2.5: Khung đánh giá kiểm sốt thực thi chính sáchError! Bookmark not
defined.
Bảng 2.6: Khung đánh giá thiết kế các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững 2012-2015 .................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7: Khung đánh giá bố trí nguồn lực cho thực hiện chính sách hỗ trợ sản
xuất, tạo việc làm tăng thu nhập thuộc Chương trình 30aError! Bookmark not
defined.

HỘP
Hộp 2.1: Tình hình và những kết quả đạt được về mặt kinh tế của tỉnh Điện Biên
- giai đoạn 2011-2015 và năm 2016 .................... Error! Bookmark not defined.


Hộp 2.2: Tình hình và những kết quả đạt được về mặt xã hội của tỉnh Điện Biên
- giai đoạn 2011-2015 và năm 2016 .................... Error! Bookmark not defined.
Hộp 2.3: Ý kiến của Giám đốc sở Lao động TBXH (cơ quan thường trực chương

trình 30a) về những khó khăn khi thực hiện chương trình . Error! Bookmark not
defined.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài
Nghèo đói và việc giảm nghèo là vấn đề quan tâm chung của cả thế giới, đặc biệt đối
với các nước kém phát triển. Đối với Việt Nam, việc xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu
hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân
cư. Thành tựu xố đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền
vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết
quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa
được thu hẹp, đặc biệt là ở những tỉnh, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Điện Biên là tỉnh có vị trí địa lý, chính trị, chiến lược trọng yếu về quốc phịng, an
ninh ở khu vực Tây bắc của tổ quốc, nhưng hiện nay Điện Biên vẫn là một trong những tỉnh
nghèo nhất của cả nước, tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 5 huyện nghèo
theo Nghị quyết số 30a; phần đa là các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội còn yếu
kém; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự cung, tự cấp vẫn là chủ yếu, đời sống cịn rất nhiều khó
khăn. Đến năm 2015, theo chuẩn nghèo đa chiều, tỉnh Điện Biên còn 57.214 hộ nghèo,
chiếm tỷ lệ 48,14% và 9.135 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,69% (chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020).
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008
về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết
30a của Chính phủ); theo đó nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân trên địa bàn tỉnh Điện
Biên được thực hiện như Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững theo hướng
sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản

sắc văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững
chắc an ninh, quốc phòng.
Tuy nhiên, qua gần 8 năm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết


30a của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Điện Biên cịn bộc lộ nhiều bất cập, hiệu quả chính sách
mang lại chưa cao. Việc hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cịn chưa thúc đẩy,
khuyến khích người dân trong sản xuất, tự vươn lên để thoát nghèo, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống. Vì vậy, nhiều vấn đề trong tổ chức thực thi chính sách cần được nghiên cứu, đánh
giá cụ thể để nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ;
đặc biệt là các chính sách hỗ trợ cho người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững…
Mặt khác, vấn đề nghèo đói đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều
khía cạnh khác nhau. Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều
luận văn, luận án đã đề cập đến vấn đề XĐGN. Các cơng trình, luận văn, luận án chủ yếu
tập trung vào nghiên cứu thực trạng đói nghèo tại các địa phương nói riêng và cả nước nói
chung, đồng thời đã đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện chính sách và các giải pháp
nhằm từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên đến nay chưa có cơng trình, luận
văn nào nghiên cứu về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu
nhập theo Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ.
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Tổ chức thực thi chính sách hỗ
trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn
tỉnh Điện Biên", là đề tài mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:
Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản
xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2009-2016 để đề xuất phương hướng và giải pháp hồn thiện tổ chức
thực thi chính sách đến năm 2020 được hiệu quả hơn, thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền
vững, đưa tỉnh Điện Biên phát triển trung bình trong vùng trung du miền núi phía Bắc.


3. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu (sách, tạp chí, luận văn, luận án) để xây
dựng khung nghiên cứu về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu
nhập theo Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009-2016.


Phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp và mơ hình hóa được sử dụng ở bước này.
Bước 2: Thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến chính sách quy định về tổ chức thực thi
chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết 30a thông qua các
báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Điện Biên; kết quả thực hiện các
chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập hàng năm; số liệu từ cơ quan thống kê,
các Sở, ngành, các huyện; thơng qua các chính sách của Trung ương; sự phù hợp của chính
sách; các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các văn bản pháp quy của Chính
phủ và các Bộ ngành Trung ương.
Bước 3. Thu thập số liệu sơ cấp thông qua Phiếu phỏng vấn lãnh đạo ngành, lãnh đạo
huyện, cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách (thực hiện 10 phiếu phỏng vấn đối với: Giám
đốc sở Lao động TB-XH, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trưởng ban
Dân tộc tỉnh, Giám đốc sở Tài chính, Phó Chủ tịch UBND 5 huyện nghèo: Mường Nhé, Tủa
Chùa, Mường Ảng, Nậm Pồ, Điện Biên Đông được phân công trực tiếp phụ trách chương
trình 30a, Trưởng phịng Nơng nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư). Nội dung phỏng vấn để tìm
hiểu những khó khăn vướng mắc gặp phải khi thực hiện chính sách và đề xuất giải pháp khắc
phục; các yếu tố tác động đến thực thi chính sách ở ngành, địa phương, đơn vị, yếu tố nào có
tác động lớn nhất; quan điểm huy động nguồn lực tài chính cho thực hiện chính sách, giải
pháp gì để nâng tính chủ động tích cực tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo đối với
người dân; các nội dung kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách. Thời điểm thu thập thơng tin
tháng 3/2017.
Đối với các nhóm đối tượng được thụ hưởng chính sách thực hiện thu thập thơng tin

thơng qua việc thiết kế bảng hỏi đối với 100 hộ dân là đối tượng được thụ hưởng chính sách
thuộc 5 huyện (mỗi huyện 20 người). Nội dung bảng hỏi chủ yếu để thu thập thông tin về sự
hiểu biết của người dân đối với chính sách, hiệu quả tác động của chính sách thế nào đối với
đời sống, sản xuất sinh hoạt, có đề xuất kiến nghị gì với các cấp, các ngành để chính sách hỗ
trợ phù hợp thiết thực nhất với người dân... Thời gian thu thập từ tháng 4 đến tháng 5 năm
2017.
Bước 4: Phân tích, xử lý dữ liệu: Số liệu thu thập được sẽ thống kê, tổng hợp, lựa
chọn độ tin cậy, hiệu chỉnh, phân tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, hộp để minh


họa cho những nội dung phân tích đánh giá quá trình tổ chức thực thi chính sách. Qua đó sẽ
đưa ra những kết luận để chỉ rõ những bản chất của các dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo
độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu.
Bước 5: Đánh giá về tình hình thực thi chính chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm,
tăng thu nhập theo Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn
2009-2016, các điểm mạnh đã đạt được, những điểm yếu và nguyên nhân, từ đó đưa ra
phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực thi chính sách giai đoạn đến
năm 2020.

4. Cơ sở lý luận của Luận văn
Luận văn dựa vào khung nghiên cứu về tổ chức thực thi chính sách để xây dựng
cơ sở lý thuyết cho tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
theo Nghị quyết 30a. Chương 1 trình bày các nội dung về chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo
việc làm, tăng thu nhập (Khái niệm và mục tiêu; chủ thể và đối tượng; các chính sách bộ
phận); tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập của
Chính quyền cấp tỉnh (Khái niệm và vai trị; q trình tổ chức thực thi chính sách; các
yếu tố ảnh hưởng để thực thi chính sách); Kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết 30a của tỉnh Sơn La và tỉnh Lai
Châu, bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điện Biên)


5. Những những kết quả đạt được của Luận văn
5.1. Kết quả đóng góp của Luận văn để giải quyết vấn đề về đặt ra
Luận văn đã tập trung nghiên cứu được những vấn đề lý luận về tổ chức thực thi chính
sách cơng nói chung, chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập nói riêng. Luận văn
cũng đã phân tích thực trạng tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng
thu nhập trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2016 và đưa ra một số
giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo việc thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng
thu nhập đạt được kết quả tốt nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020. Những kết
quả cụ thể mà luận văn đã đạt được bao gồm:
(1) Hệ thống hố và phân tích các vấn đề lý luận về tổ chức thực thi chính sách cơng
nói chung, chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập nói riêng, bao gồm cả mục
tiêu, chủ thể, đối tượng của chính sách và các chính sách bộ phận. Đây là cơ sở cho việc thực


thi chính sách.
(2) Phân tích Khái niệm và mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất,
tạo việc làm, tăng thu nhập của chính quyền cấp tỉnh; chỉ rõ q trình tổ chức thực thi chính
sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhậpbao gồm ba bước là: Chuẩn bị triển khai
chính sách; Chỉ đạo triển khai chính sách và kiểm sốt sự thực hiện chính sách. Đồng thời,
luận văn cũng đưa ra các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập thành công.
(3) Luận văn cũng đã tổng hợp kinh nghiệm của một số địa phương bao gồm Lai
Châu, Sơn La - là những tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khá tương đồng với Điện Biên
nhằm tìm hiểu hoạt động tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu
nhập và rút ra những bài học cho tỉnh Điện Biên
(4) Phân tích, đánh giá Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo
việc làm, tăng thu nhập tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009-2016 theo ba nội dung của quy
trình tổ chực thực thi chính sách, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của
những điểm yếu trong tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2009-2016; tác động của thực thi chính sách đến thực hiện mục

tiêu giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Đây được coi là cơ sở thực tiễn
để đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện tốt chính sách hỗ trợ
sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập của Tỉnh cho đến năm 2020.
(5) Trên cơ sở nhận thức về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu giảm
nghèo của nước ta nói chung và những mục tiêu của Điện Biên nói riêng đến năm 2020, luận
văn đã đưa ra các định hướng và mục tiêu chung về hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ
trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập tại tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập tại
tỉnh Điện Biên trên cả ba khâu của chu trình thực thi chính sách, từ khâu chuẩn bị tổ chức
thực thi chính sách; hồn thiện chỉ đạo thực hiện chính sách và kiểm sốt thực hiện chính
sách.
(6) Một số kiến nghị cũng được tác giả đưa ra nhằm đảm bảo việc tổ chức thực thi
chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt nhất.
5.2. Về việc khai thác và sử dụng kết quả nghiên cứu: Các cấp Chính quyền của tỉnh


Điện Biên, đặc biệt là các đơn vị có liên quan đến chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết
30a có thể khai thác kết quả nghiên cứu của Đề tài để cụ thể hóa trong phạm vị cơng việc của
cơ quan, đơn vị mình.
Đề tài có phạm vi nghiên cứu khá rộng, trong khi hệ thống số liệu thống kê không
nhất quán và liên tục, cùng với điều kiện khảo sát, nghiên cứu của tác giả cịn hạn chế. Do
đó, dù đã có nhiều nỗ lực để hồn thành nhưng luận văn cũng khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cơ, các chun gia, các
nhà nghiên cứu để hồn thiện và phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình.



×