Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi thành công dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.65 KB, 19 trang )

Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi thành công dự án sản
xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ, giai đoạn 2002
2005 của Công ty dịch vụ NN & PTNT Vĩnh Phúc
I/ Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi dự án:
1. Phương hướng tổ chức thực thi dự án:
Để thực thi dự án thành công, một lĩnh vực Công ty mới tham gia, đòi hỏi
Công ty phải xây dựng được một cơ cấu tổ chức thực thi hợp lý sao cho quá
trình tổ chức thực thi thành công, nhưng để thực thi dự án thành công, Công
ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty, sự cạnh
tranh, thị trường tiêu thụ sản phẩm, do vậy để thực hiện dự án thành công, đòi
hỏi Công ty phải chú ý vào cả quá trình thực thi dự án.
Để thực thi dự án thành công, Công ty đã đưa ra phương hướng sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng để giúp cho mọi người hiểu được mục đích của dự án, và tham gia vào
thực thi dự án.
- Tuyển dụng mới đội ngũ lao động chuyên môn nhằm thực thi dự án,
sắp xếp cơ cấu lao động một cách chuyên môn, tăng cường công tác của bộ
máy tổ chức quản lý.
- Đổi mới tiếp thị tìm kiếm thị trường cho Công ty trong việc bao tiêu sản
phẩm đầu ra, tìm kiếm đối tác trong việc bao tiêu sản phẩm làm sao công ty ký
kết được hợp đồng xuất khẩu được trực tiếp mà không qua một tổ chức trung
gian nào. Có như vậy mới có cơ hội tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn cho Công ty
và cho các nông hộ tham gia dự án.
- Công ty phải coi trọng đến yếu tố môi trường, đảm bảo sao cho môi
trường được sạch, chống ô nhiễm nguồn không khí, nguồn nước, để đảm bảo
chất lượng môi trường, mang tính phát triển bền vững.
- Phải xây dựng được các định mức kỹ thuật cho từng năm để tạo ra
được mục tiêu của dự án, đảm bảo số lượng lợn giống, lợn choai cho từng năm
của dự án, điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc thực thi dự án.
- Dự án phải được tuyên truyền, vận động để huy động mọi nguồn vốn
của nhân dân, các tổ chức tham gia thực thi dự án, để thực thi dự án đòi hỏi


phải có một nguồn vốn rất lớn, nhưng để huy động được vốn đòi hỏi phải xây
dựng được một hệ thống các nông hộ tham gia được sự giúp đỡ của UBND
Tỉnh, sự giúp đỡ của các ban ngành từ Trung ương đến địa phương.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, tổ chức đào tạo
hướng dẫn, tổ chức tham quan trong nước và ngoài nước nhằm học hỏi kinh
nghiệm chăn nuôi của các địa phương khác.
- Công ty phải liên kết chặt chẽ với Chi cục Thú y Vĩnh Phúc, làm sao đảm
bảo cho việc kiểm soát được dịch bệnh cho toàn bộ đàn gia súc trong Tỉnh, tạo
ra khả năng kiểm soát được dịch bệnh cho đàn gia súc trên toàn Tỉnh, đồng
thời thường xuyên tiến hành tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc với
phương châm " Phòng bệnh hơn chữa bệnh " có như vậy dự án mới được
thành công.
2. Một số giải pháp tổ chức thực thi dự án:
Việc phân tích quá trình tổ chức thực thi dự án, đã chỉ ra những yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của dự án, đòi hỏi phải xây dựng
được các giải pháp để hạn chế, khắc phục những nhược điểm ảnh hưởng đến
dự án, tạo khả năng thực thi dự án thành công.
2.1 Giải pháp đất đai, chuồng trại và lao động:
2.1.1. Về đất đai:
- Đối với Công ty dịch vụ NN & PTNT Vĩnh Phúc xin thuê đất để xây dựng
văn phòng giao dịch nhà kho chứa thức ăn và bãi giao nhận hàng tại thị xã
Vĩnh Yên, với diện tích: 1.500 m
2
.
- Đối với các trang trại nuôi lợn nái ngoại cấp bộ, mẹ: Thực hiện theo
Nghị quyết : 03/ 2000/ NQ -CP ngày 02/02/ 2000 của Chính Phủ về kinh tế
trang trại " Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển
trang trại được Nhà nước giao đất hoặc ho thuê đất và được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất" Cụ thể như sau:
* Đối với trung du, miền núi: cho thuê dài hạn từ 1 - 2 ha/ trang trại trở lên.

* Đối với Đồng bằng: Rà soát lại quỹ đất hiện có, ưu tiên cho thuê trên
quỹ đất 2 chưa giao, các trại chăn nuôi cũ, thời gian trên 10 năm, với mức 0,5
– 1ha/ trang trại.
- Các hộ nuôi lợn choai, lợn thịt, sử dụng đất ở, đất vườn hiện có để xây
dựng trang trại.
2.1.2, Chuồng trại chăn nuôi:
Nhằm thực hiện chuyên môn hoá cao và tính xã hội của dự án. Quá trình
sản xuất được chia làm 2 công đoạn.
* Công đoạn nuôi lợn nái để sản xuất lợn con: Cần xây dựng chuồng trại
lợn nái, lợn đực, chuồng đẻ, lợn con sau cai sữa:
Để tiết kiệm chi phí, tất cả các chuồng xây dựng đơn giản, nền chuồng
xây gạch hoặc đổ bê tông, làm nhẵn để dễ vệ sinh, mặt khác, cần tạo độ dốc
nghiêng dần về rãnh nước thải, mái lợp Fibrô xi măng, có hệ thống vòi phun
nước làm mát về mùa hè, xung quanh chuồng giăng lưới thép, có bạt che gió,
giữ cho lợn ấm về mùa đông.
Tuỳ điều kiện thực tế từng nơi, xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho lợn
uống, nước vệ sinh chuồng trại và hệ thống điện phục vụ chăn nuôi: Chuồng
trại được thiết kế, xây dựng, lắp đặt đảm bảo hợp vệ sinh, tiện lợi theo
phương pháp nuôi công nghiệp: Bao gồm:
+ Lồng nuôi lợn đực giống: 100 lồng.
Kích thước lồng ( Dài x rộng x cao ) = 2.0 x 2.0 x1 (m )
+ Lồng nuôi lợn nái chờ phối, chửa: 85% số nái = 2.250 lồng.
Kích thước lồng ( Dài x rộng x cao ) = 2.0 x 0,65 x 1(m)
+ Lồng nái đẻ: 30% số nái = 900 (lồng)
Kích thước lồng ( Dài x rộng x cao ) = 2.0 x 1,7 x 1 (m)
+ Lồng lợn con sau cai sữa: 30% số nái = 900 ( lồng )
Kích thước lồng ( dài x rộng x cao ) = 2.0 x 1,5 x 1(m )
Các lồng nuôi chủ yếu dùng thép có đường kính phù hợp để hàn, sơn
chống rỉ. Riêng lồng nái đẻ, lồng lợn sau cai sữa, những hộ có điều kiện về vốn
đầu tư có thể lắp đặt sàn nhựa chuyên dùng thay thế sàn bê tông, sàn sắt:

* Công đoạn nuôi lợn choai, lợn thịt: Tận dụng chuồng trại sẵn có, cải
tạo để nuôi hoặc xây dựng mới theo phương châm đơn giản, rẻ tiền, nền gạch
để dễ vệ sinh chuồng trại mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Tất cả các loại chuồng nuôi đều lắp đặt hệ thống uống nước tự động
(qua vòi uống)
2.1.3, Về tổ chức sản xuất, lao động:
Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc thực
hiện dịch vụ các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất. Bao gồm: Giúp các hộ
trang trại tiếp nhận lợn hậu bị cấp bố , mẹ. Cung ứng toàn bộ thức ăn công
nghiệp cho tất cả các hộ tham gia nuôi lợn nái, lợn choai và bao tiêu sản
phẩm, theo giá thực tế trên thị trường.
Để giúp nông dân sản xuất có hiệu quả, Công ty sẽ phối hợp với các nhà
sản xuất thức ăn hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về kỹ thậut. Bằng cách bố trí cán bộ
ký thuật giúp đỡ từ khâu thiết kế chuồng trại và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật
chăn nuôi, thường xuyên theo dõi diễn biến của đàn lợn, nhất là lợn nái:
Sau khi dự án được phê duyệt, Công ty sẽ tiếp nhận 43 lao động đang
làm dịch vụ Thú y không ăn lương của Nhà nước sang Công ty quản lý, nhằm
thực hiện dự án.
Đối với các chủ trang trại nuôi lợn nái, tuỳ thuộc quy mô nguồn lực lao
động sẵn có của gia đình, có thể thuê thêm lao động theo quy định hiện hành
của pháp luật.
Đối với các hộ nuôi lợn choai, lợn thịt: Chủ yếu sử dụng lao động của gia
đình.
2.2. Giải pháp nguồn cung cấp giống bố, mẹ:
Để đảm bảo chất lượng đàn lợn nái, đực giống cấp bố, mẹ. Công ty
DV NN & PTNT sẽ phối hợp với các chủ trang trại tổ chức tiếp nhận con giống
từ các trại lớn giống, cấp ông, bà do TW quản lý. Đó là: Trại lợn giống Thuỵ
Phương, trại lợn giống PIC, Xí nghiệp lợn giống Tam Đảo... hoặc nguồn giống
bố, mẹ do Công ty CP cung cấp.
Về cơ cấu lợn đực - cái: Chủ yếu áp dụng phương pháp phối giống nhân

tạo nên số lượng đực giống không cần nhiều. Trung bình mỗi trang trại chỉ
nuôi khoảng 1 - 2 con, nhằm kích thích, dẫn dụ đàn nái:
Nguồn tinh lợn ngoại do các cơ sở chuyên khai thác . Sản xuất tinh lợn
cung cấp như: Công ty CP. Trung tâm giống gia súc, gia cầm Vĩnh Phúc, Xí
nghiệp lợn giống Tam Đảo.
Năm 2002: Đưa đàn nái của các trang trại tham gia dự án ( Kể cả
những trang trại đã có ) đạt 1.500 con.
Năm 2003: Bổ xung thêm 1.500 con, để đạt quy mô đàn nái.
Từ năm 2004 trở đi: ổn định đàn nái: 3.000 con, sản xuất 60.000 lợn
choai mỗi năm.
Khi Công ty và người chăn nuôi có lợi nhuận cao, sẽ tiếp tục đầu tư mở
rộng quy mô sản xuất. Khi sản lượng thịt lợn trên địa bàn Tỉnh và vùng lân
cận đủ lớn. Công ty sẽ xem xét, đề nghị cho phép đầu tư cơ sở giết mổ có quy
mô phù hợp:
2.3/ Giải pháp thức ăn, vệ sinh chăn nuôi và thú y:
2.3.1. Giải pháp về thức ăn:
Nuôi lợn ngoại xuất khẩu đều áp dụng phương pháp nuôi công nghiệp,
sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp. Toàn bộ lượng thức ăn này,
Công ty đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời chất lượng hết cho các hộ tham gia dự
án, phù hợp với từng loại lợn, Công ty sẽ ký kết hợp đồng với Công ty CP của
Thái Lan chuyên cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cho đàn lợn xuất khẩu, Công
ty đứng ra làm trung gian đảm bảo lượng thức ăn kịp thời đồng thời đảm bảo
chất lượng, sao cho định mức thịt đạt tiêu chuẩn lợn xuất khẩu:
2.3.2. Giải pháp về vệ sinh chăn nuôi:
Để đảm bảo nước uống vệ sinh, hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn, nước
uống của lợn đều sử dụng nước giếng đào, giếng khoan phải áp dụng phương
pháp cho đàn lợn uống qua vòi uống chuyên dùng, việc lựa chọn địa điểm nuôi,
thiết kế chuồng trại được thực hiện trên cơ sở tôn trọng kỹ thuật, đảm bảo vệ
sinh, thoáng mát, có hệ thống phun nước, quạt thống gió làm mát về mùa hè,
che gió, giữ ấm cho lợn về mùa đông, nhất là trang trại nuôi lợn nái.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn... Đảm bảo sạch sẽ, hạn chế
dịch bệnh.
2.3.3.Giải pháp về thú y:
Xác định phương châm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do vậy cần thực
hiện nghiêm ngặt chế độ vệ sinh thú y, ttiêm phòng các loại vác xin theo quy
định, sớm phát hiện và tíc cực điều trị những con lợn ốm, mắc bệnh cụ thể là:
Đối với các trang trại nuôi lợn nái có nội quy về phòng dịch, bố trí thay
quần áo, giày dép, ủng trước khi vào khu sản xuất, phun thuốc sát trùng
thường xuyên, hàng ngày. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hàng tuần làm cỏ xung
quanh khu vực chuồng trại và thay vôi sát trùng thường xuyên. Tích cực tiêu
diệt các động vật trung gian truyền bệnh như: Chuột, ruồi, muỗi...
Đối với lợn choai: Thực hiện tốt vệ sinh thú y nhất là không vệ sinh
chuồng trại và diệt ruồi, muỗi.
Tiêm phòng định kỳ theo quy định các loại vác xin phòng bệnh cho lợn
nái, lợn đực, lợn con, lợn choai, lợn thịt. Trong đó, lưu ý các loại vác xin lở
mồm, long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, dóng dấu lợn, phó thương hàn...
Khi lợn ốm, mắc bệnh, tổ chức cách ly và tích cực điều trị.
Công ty dịch vụ NN và PTNT liên hệ với các cơ quan thú y, cơ quan bảo
hiểm để giúp các chủ trang trại nuôi lợn nái ký kết hợp đồng Bảo hiểm thú y
cho đàn lợn nái, thực hiện an toàn dịch bệnh cho đàn lợn...
Mặt khác Sở NN & PTNT giao cho chi cục thú y Vĩnh Phúc cam kết đảm
bảo phòng dịch cho toàn bộ đàn gia súc trên địa bàn Tỉnh, kiểm dịch toàn bộ
đàn gia súc, kế hoạch tiêm phòng theo định kỳ nhằm đảm bảo không để dịch
bệnh phát sinh và lây lan trên địa bàn rộng.
2.4/ Giải pháp về công nghệ sản xuất giống:
Để nâng cao sản xuất, chất lượng đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho
xuất khẩu, tăng tính đa dạng sinh học, có thể áp dụng nhiều công thức lai tạo
để sản phẩm có ít nhất từ 2 máu ngoại trở lên. Trong đó chủ yếu áp dụng mô
hình lai tạo như sau:
Mô hình lai 3 máu.

Cấp
Ông, bà
O LR x O Y

×