Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Gián án thi thu TN Lan 1 ngày 1/4/2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.49 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO YÊN BÁI
(Đề thi chính thức)
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
Năm học 2009 - 2010
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm: 1 trang
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH( 5 ĐIỂM)
Câu 1: ( 2 điểm) Anh / chị hiểu như thế nào về nguyên lí "tảng băng trôi" của
Hê - minh - uê ? Hình ảnh con cá kiếm trong tác phẩm Ông già và biển cả của
Hê - minh - uê là một hình ảnh biểu tượng mang những ý nghĩa gì?
(Phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008)
Câu 2: ( 3 điểm)
Môi trường đang kêu cứu vì sự ô nhiễm và sự hủy diệt.
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của
mình về thực trạng môi trường hiện nay .
II. PHẦN RÊNG: ( 5 ĐIỂM)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu 3a hoặc 3b.
Câu 3.a.
Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn
Trung Thành ( phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008)
Câu 3.b.
Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
( phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008)
- Hết -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………… Số báo danh:…………………….
Chữ ký của giám thị1 :…………. Chữ ký của giám thi 2 :…………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ


ĐÀO TẠO YÊN BÁI
(Đề thi chính thức)
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
Năm học 2009 - 2010
MÔN: NGỮ VĂN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
( Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 4 trang)
I. Hướng dẫn chung.
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh, tránh chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và
sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa số điểm của các ý ( nếu có) phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5( lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ
0,75 làm tròn thành 1,0).
II. Đáp án và thang điểm.
Đáp án Điểm
I. PHẦN CHUNG
Câu 1
Anh/Chị hiểu như thế nào về nguyên lý “tảng băng trôi” của
Hê- minh- uê? Hình ảnh con cá kiếm trong tác phẩm Ông già
và biển cả của Hê - minh - uê là một hình ảnh biểu tượng mang
những ý nghĩa gì?
2,00
- Lấy hình ảnh “Tảng băng trôi”, phần nổi thì ít, phần chìm thì
nhiều, Hê- minh-uê muốn nhấn mạnh vào yếu tố hàm súc, ngụ ý
trong mạch ngầm văn bản, tạo ra được "ý tại ngôn ngoại" và khẳng
định hiệu quả của cách viết ấy. Tác giả phải hiểu biết cặn kẽ

những điều mình muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không
cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc khi
tiếp xúc với chúng vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược
đi.
- Nhiệm vụ người đọc là đồng sáng tạo mới có thể hiểu được phần
chìm, dùng hiểu biết để lấp đầy những khoảng trống tác giả tạo ra.
0,5
0,25
- Hình ảnh con cá kiếm là một hình ảnh biểu tượng mang nhiều ý
nghĩa:
+ Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm vẽ lên những cố
gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá. Đó cũng là
thái độ hiên ngang trước hiểm nguy, trước những đe dọa về mạng
sống.
+ Những vòng lượn lặp đi lặp lại trong trận chiến đấu với ông lão
biểu thị sự ngoan cường, dũng mãnh.
+ Do vẻ đẹp, sự cao quý của con cá kiếm do thái độ, quan hệ giữa
người đi săn và con mồi, đối tượng bi săn đuổi: Nó là hình ảnh của
ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong
cuộc đời.
0,25
0,25
0,25
+ Sự khác biệt của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh và khi đã bị
chiếm lĩnh : đó là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện
thực - nó không còn xa vời, khó nắm bắt và cũng chính vì thế nó
không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước
0,5
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo cách khác nhau nhưng phải
nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới đạt điểm tối đa.

Câu 2
Môi trường đang kêu cứu vì sự ô nhiễm và sự hủy diệt.
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình
bày suy nghĩ của mình về thực trạng môi trường hiện nay.
3,00
a. Yêu cầu về kĩ năng:Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về
một hiện tượng đời sống. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần
làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,25
- Giải thích khái niệm môi trường: Là tổ hợp các yếu tố khí hậu,
sinh thái, xã hội, thổ nhưỡng … tồn tại xung quanh ta.
0,25
- Vai trò của môi trường: Rất quan trọng đối với sự sống; con
người vạn vật dựa vào môi trường để sống và ngược lại cũng chịu
tác động của môi trường.
0,25
- Thực trạng của môi trường hiện nay: Môi trường đang kêu cứu vì
ô nhiễm và có nguy cơ bị hủy diệt từ chính bàn tay con người.
(nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi, săn bắt động vật quý
hiếm, những cơ sở sản xuất thải chất độc không xử lí; thải rác
sinh hoạt, rác y tế bừa bãi; ở nông thôn sử dụng các loại phân hóa
học, các loại thuốc bảo vệ thực vật chưa khoa học, thiếu hiểu biết.)
0,5
- Hậu quả:
+ Thiên tai: Trái đất nóng lên, băng tan gây lũ lụt, hạn hán, cháy
rừng…
+ Bệnh dịch phát triển.

+ Không khí bị ô nhiễm, tầng ô-zôn bị phá hủy gây biến đổi khí
hậu nghiêm trọng.
+ Nguồn đất và nguồn nước bị ô nhiễm.
0,5
- Nguyên nhân:
+ Do con người khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không
đúng cách.
+ Do con người thiếu hiểu biết khoa học đời sống nên dẫn đến
thiếu ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường…
0,25
- Các giải pháp: Đòi hỏi ý thức trách nhiệm của mỗi công dân phải
thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước : trồng cây,
chống phá rừng; phân loại xử lí rác thải; chống làm nguồn nước bị
ô nhiễm…
0,5
- Rút ra bài học nhận thức và hành động để bảo vệ môi trường. 0,5
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về
kĩ năng và kiến thức
II. PHẦN RIÊNG
Câu
3a.
Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành ( Ngữ văn 12, tập hai NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2008)
5,0
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác
phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích một hình tượng trong tác
phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn

Nguyễn Trung Thành , truyện ngắn Rừng xà nu thí sinh biết cách
chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật hình tượng
cây xà nu. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần
làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5
- Ý nghĩa tả thực:
+ Cây xà nu là một loại cây thuộc họ thông, mọc rất nhiều ở Tây
Nguyên, là loài cây tiêu biểu của núi rừng Tây Nguyên, có sức
sống dẻo dai, mạnh mẽ.
+ Cây xà nu gắn bó với cuộc sống đồng bào Tây Nguyên, có mặt
trong cuộc sống hàng ngày của người dân Xô Man, tham dự vào
những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xô man và trở thành
người bạn gần gũi, thân thiết với cuộc sống của người dân Xô
Man.
0,25
0,75
- Ý nghĩa tượng trưng:
+ Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho những mất mát, đau thương,
uất hận của dân làng Xô man. Rừng xà nu bị vùi dập dưới bom đạn
của kẻ thù, như dân làng Xô man bị Mỹ ngụy khủng bố dã man.
+ Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho sức sống bất diệt, bất khuất,
kiên định của những thế hệ con người Tây Nguyên.
+ Hình ảnh rừng xà nu chính là hình ảnh con người Tây Nguyên
khao khát tự do, vươn theo lí tưởng cách mạng. Từng lứa cây xà nu
tương ứng với ba thế hệ con người Xô man.
1,0
1,0
0,5
- Nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn tạo không
khí sử thi hùng tráng, xây dựng hình tượng mang ý nghĩa biểu

tượng, hình ảnh so sánh độc đáo, thủ pháp miêu tả tài tình, giọng
văn: tha thiết , tự hào, say mê, khâm phục…
0,5
- Đánh giá chung về hình tượng. 0,5
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ
năng và kiến thức.
Câu
3b
Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn
Kim Lân.( phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2008)
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác
phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích một nhân vật trong tác phẩm.
Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ
và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn
Kim Lân , truyện ngắn Vợ nhặt và nghệ thuật xây dựng nhân vật
thí sinh biết cách chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm
nổi bật nhân vật Tràng. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách,
nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5
- Giới thiệu chung về nhân vật Tràng: Ngoại hình, cách ăn nói,
tính cách…
0,5
- Tâm trạng: lo lắng, mừng vui, hạnh phúc, ngỡ ngàng …
mong muốn được vun đắp cho tổ ấm gia đình.
+ Lúc đầu khi quyết định đưa người đàn bà về nhà: Tràng có chút
phân vân, do dự, lo lắng.
0,5
+ Trên đường về nhà lần đầu tiên đi bên cạnh người đàn bà: Tràng

cảm thấy rất vui, rất hạnh phúc; một niềm vui mộc mạc, giản dị.
( Dẫn chứng)
0,5
+ Khi dẫn thị vào nhà và giới thiệu nàng dâu mới với mẹ. 0,5
+ Trong buổi sáng đầu tiên khi Tràng có vợ được : Tràng thực sự
thấy cuộc đời mình từ đây đã thay đổi hẳn:
. Tràng cảm thấy "trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong
giấc mơ đi ra" Chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay
đổi mời mẻ, khác lạ.
. Tràng bỗng thấy mình trưởng thành. Niềm vui sướng, hạnh phúc
của Tràng đã gắn liền với ý thức về bổn phận, trách nhiệm
. Xăm xăm chạy ra ngoài sân, cũng muốn làm một việc gì để dự
phần tu sửa lại căn nhà.
1,0
+ Tràng hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn : Nhận thức
của Tràng có sự thay qua hình ảnh "lá cờ đỏ bay phấp phới" trên đê
Sộp cùng đoàn người đói đi phá kho thóc của Nhật.
0,25
- Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế. 0,25
- Qua sự biến đổi tâm trạng thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách
nhân vật đó là lòng nhận hậu, khao khát hạnh phúc, niềm lạc quan
tin tưởng vào tương lai ; thấy được tình cảm nhân đạo cuả nhà văn
dành cho người lao động nghèo khổ.
0,5
- Đánh giá chung về nhân vật. 0,5
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về
kĩ năng và kiến thức.
-Hết-

×