Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.12 KB, 27 trang )

Bộ GIáO DụC V ĐO TạO
Trờng đại học kinh tế quốc dân


Trần thị kim oanh

xây dựng mô hình hệ thống thông tin
tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ v vừa
trong lĩnh vực dịch vụ ở việt nam

Chuyên ngnh: hệ thống thông tin qu¶n lý

M· sè: 62340405

Hμ Néi - 2018


CÔNG TRìNH ĐƯợC HON THNH tại
Trờng đại học Kinh tế Quốc dân

Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Trần Thị Song Minh
2. PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ
Phản biện 1:

TS. Phạm Văn Hải
Trờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Phản biện 2:

PGS.TS. Phạm Ngọc Hùng


Đại học Quốc gia Hà Nội

Phản biện 3:

TS. Đào Đình Khả
Bộ Thông tin và Truyền thông

Luận án đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án
cấp Trờng Đại học kinh tế quốc dân
Vào hồi: 8 giờ 30 ngày 10 tháng 5 năm 2018

Có thế tìm hiểu luận án tại:
- Th viện Quốc gia
- Th viện Đại học kinh tế quốc d©n


1

TÓM TẮT LUẬN ÁN
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, số lượng ứng dụng hỗ trợ các bài toán quản lý
trong các doanh nghiệp tăng mạnh, trợ giúp đắc lực cho công tác quản lý của
doanh nghiệp. Có một thực tế là, các doanh nghiệp đã phát triển các ứng dụng
cho từng phạm vi chức năng riêng biệt, độc lập với nhau, sử dụng các ngôn ngữ
lập trình khác nhau và chạy trên các nền tảng cơng nghệ khác nhau. Điều này
dẫn tới sự hạn chế khả năng tương tác giữa các ứng dụng bên trong cũng như
bên ngoài doanh nghiệp. Với các ứng dụng độc lập như vậy sẽ có những tác
động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Vandersluis,
2004; Norshidah Mohamed và cộng sự, 2013). Theo kết quả điều tra của tác giả
đối với 200 DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam, chỉ có 2% doanh nghiệp sử

dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource
Planning - ERP). Có 9 doanh nghiệp (4,5%) chỉ triển khai một ứng dụng. Phần
lớn số doanh nghiệp còn lại triển khai từ hai ứng dụng trở lên. Tuy nhiên, các
ứng dụng này được liên kết với nhau chủ yếu là bằng những thao tác thủ cơng.
Chỉ có một số rất ít doanh nghiệp tự viết chương trình trợ giúp tương tác tự động
giữa các ứng dụng khi cần. Việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo, phản hồi
thông tin cho khách hàng, phản ứng nhanh nhạy đối với sự thay đổi của thị
trường là hạn chế. Đặc biệt, việc quản lý quy trình nghiệp vụ cứng nhắc, thiếu sự
linh hoạt, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy,
cần có các nghiên cứu giúp cho các chủ sở hữu, các nhà quản lý hiểu được vấn
đề tích hợp ứng dụng và hiệu quả của nó đối với quản lý, kinh doanh.
Tích hợp ứng dụng đã được các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới
nghiên cứu và áp dụng cách đây hàng chục năm, trong đó phải kể đến mơ hình
hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP. Khái niệm ERP được ra đời
từ những năm 90 của thế kỷ XX. Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu khẳng định ERP là chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp trong
thời đại kinh doanh tồn cầu. Và thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp lớn cũng như
DNNVV trên thế giới triển khai ứng dụng ERP. Ở Việt Nam, theo con số cơng
bố chính thức của VCCI thì mới chỉ có 3,48% số doanh nghiệp triển khai ERP,
chủ yếu là doanh nghiệp lớn, chưa có con số thống kê riêng cho khối DNNVV.
Trong số doanh nghiệp đã triển khai ERP, cũng có rất ít doanh nghiệp chính
thức cơng bố triển khai thành cơng. Theo các chun gia nhận định, những
doanh nghiệp chưa cơng bố có thể là triển khai thất bại hoặc ứng dụng không
hiệu quả. Mơ hình ERP gắn liền với sự chuẩn hóa quy trình quản lý theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO (International Organization for Standardization). Nói đến
ERP là nói đến giải pháp quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp theo tiêu


2


chuẩn quốc tế trên nền tảng CNTT. Theo kết quả các nghiên cứu nhân tố ảnh
hưởng đến việc triển khai thành cơng mơ hình ERP, về phía doanh nghiệp cần
đảm bảo các yêu cầu sau (Dimitrios Maditinos, Dimitrios Chatzoudes,
Charalampos Tsairidis, 2012): nhân lực phải được đào tạo bài bản, có trình độ
CNTT nhất định; kinh phí phải đảm bảo để có thể triển khai được mơ hình ERP
với giá từ hàng trăm nghìn USD đến hàng triệu USD; cơ sở hạ tầng phải đáp
ứng để vận hành được hệ thống; quy trình nghiệp vụ phải được chuẩn hóa theo
chuẩn quốc tế; chấp nhận thay đổi văn hóa doanh nghiệp của người dùng cuối.
Nhưng với thực trạng DNNVV Việt Nam hiện nay: nguồn nhân lực có
trình độ chun mơn cũng như trình độ CNTT thấp, nguồn vốn hạn hẹp, cơ sở
vật chất, tầm nhìn của doanh nghiệp khơng đủ điều kiện cho việc triển khai mơ
hình ERP. Đặc biệt, quy trình nghiệp vụ của các doanh nghiệp chủ yếu là tự
phát, chưa theo chuẩn quốc tế là một yếu tố khó khăn cho việc áp dụng mơ hình
này. Về góc độ quản trị doanh nghiệp, thì DNNVV có sự quản trị phân mảnh,
khơng có tính quản trị tổng thể trong việc thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý
dữ liệu. Một khó khăn chung cho doanh nghiệp Việt Nam triển khai hệ thống
ERP là lực lượng triển khai mỏng, đội ngũ tư vấn thiếu kiến thức quản trị, không
am hiểu về nghiệp vụ, họ chỉ chú trọng đầu tư thiết bị, đi thẳng vào cài đặt
chương trình mà khơng xây dựng kế hoạch tổng thể. Bên cạnh đó cịn là sự cả
nể, chiều theo ý doanh nghiệp của chuyên gia tư vấn trong q trình phân tích.
Khi triển khai ERP, doanh nghiệp phải thay đổi chính mình để phù hợp với phần
mềm. Điều này tốt cho doanh nghiệp vì có thể đưa vào doanh nghiệp các quy
trình quản lý theo chuẩn, nhưng cũng nhiều khi gây cản trở cho doanh nghiệp vì
khơng phù hợp với thói quen, cách tổ chức cơng việc,… Tất cả những yếu tố đó
tạo sự khó khăn cho DNNVV Việt Nam khi triển khai mơ hình ERP.
Dịch vụ là lĩnh vực tạo ra giá trị rất lớn và là ưu thế của các DNNVV.
Lĩnh vực dịch vụ tuy khơng trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất, nhưng góp
phần thúc đẩy sản xuất, lưu thơng, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại
hàng hóa phát triển. Các loại dịch vụ điển hình có thể kể đến như: dịch vụ vận
tải, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, dịch vụ viễn thông, dịch vụ bán buôn, bán

lẻ,...Các nền kinh tế lớn hiện nay đều là nền kinh tế dịch vụ và xu thế này cũng
sẽ được thể hiện rất rõ khi Việt Nam hội nhập quốc tế. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ
cấu nền kinh tế ngày càng gia tăng. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này là
cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, việc thu hồi vốn kinh doanh thường
nhanh hơn và nhanh có lãi hơn doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, khả năng đầu tư
cho việc nâng cấp ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp có tính khả thi cao.
Những đặc trưng trên đây của các DNNVV cho thấy, việc nghiên cứu các giải
pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho khối doanh nghiệp này là hết sức cần thiết,
trong đó, đặc biệt là giải pháp tích hợp các ứng dụng có sẵn. Tuy nhiên, với thực
trạng doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn là nhỏ và siêu nhỏ, nguồn lực rất hạn


3

chế, đặc biệt về tài chính và nhân lực thì việc tìm kiếm giải pháp tích hợp ứng
dụng phù hợp, khả thi với thực trạng doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng.
Đối với khối DNNVV Việt Nam nói chung và DNNVV trong lĩnh vực dịch
vụ nói riêng, với ưu thế tổ chức quản lý đơn giản, gọn nhẹ, năng động, linh hoạt, có
thể nhanh chóng tạo ra những sản phẩm dịch vụ đáp ứng ngay nhu cầu thay đổi của
thị trường. Nhờ sự nhanh nhạy, dễ xoay xở để đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ nên các
DNNVV dễ tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị riêng biệt và độc đáo. Điều này đối
với doanh nghiệp lớn, tổ chức quản lý cồng kềnh, công tác điều hành thông qua
nhiều cấp sẽ khó khăn hơn nhiều so với DNNVV. Tuy nhiên, để phát huy được các
lợi thế đó, các DNNVV cần nâng cao ứng dụng CNTT, khai thác hiệu quả Internet,
đặc biệt tìm kiếm giải pháp tích hợp các ứng dụng trong doanh nghiệp. Có như vậy
mới đảm bảo việc cung cấp thơng tin tổng hợp nhanh nhẹn, chính xác, thậm chí
theo thời gian thực, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng cũng như phản ứng nhanh
với thị trường. Giải pháp tích hợp ứng dụng phù hợp với đặc điểm của doanh
nghiệp sẽ nâng cao tự động hóa quy trình nghiệp vụ, từ đó giảm nhân cơng lao
động, giảm giá thành sản phẩm và dẫn tới tăng cơ hội cạnh tranh. Việc tìm kiếm

một giải pháp tích hợp ứng dụng phù hợp, khả thi với thực trạng doanh nghiệp là
điều hết sức cấp thiết. Kiến trúc hướng dịch vụ là một trong những giải pháp tạo
“cầu nối” giữa các ứng dụng đã có, phù hợp với khối doanh nghiệp này. Trong hơn
chục năm trở lại đây, kiến trúc hướng dịch vụ đang được các công ty lớn về cơng
nghệ thơng tin chú trọng và có nhiều hứa hẹn cho doanh nghiệp. Tích hợp hệ thống
theo SOA đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và được giới doanh
nghiệp lựa chọn. Mơ hình SOA chủ yếu tập trung nguồn lực phát triển vào các
chức năng và tính năng phục vụ hoạt động và quy trình nghiệp vụ. Điều này cho
phép nhà quản lý chỉ cần dựa trên đặc điểm mang tính nghiệp vụ rà sốt, xác định
rõ chi tiết, thành phần cần thêm, sửa đổi hoặc loại bỏ. Do đó, các hệ thống phần
mềm phát triển phía sau có thể được thiết kế nhằm đáp ứng những quy trình nghiệp
vụ, thay vì quy trình nghiệp vụ phải thay đổi để tận dụng những tính năng phần
mềm như trong các mơ hình thường thấy ở nhiều tổ chức với hạ tầng ứng dụng
CNTT được phát triển từ trước. Bằng cách phát triển và tập hợp danh mục các dịch
vụ, nhà phát triển có một bộ sưu tập những mơ đun phần mềm có sẵn, có thể được
sử dụng để lắp ghép nên một ứng dụng mới. Nhờ vậy sẽ đáp ứng được các yêu cầu
đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả mà khơng phải xây dựng hệ thống này từ
đầu. Danh mục dịch vụ này có thể ngày càng được gia tăng về quy mơ và số lượng,
do vậy, việc phát triển các hệ thống mới ngày càng trở nên thuận tiện, nhanh chóng.
Khả năng sử dụng lại cũng cho phép giảm bớt chi phí phát sinh khi thêm các tính
năng mới vào hệ thống. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà ở nước ta nhiều doanh
nghiệp hoạt động kém hiệu quả, năng suất hoạt động thấp, khả năng hợp tác giữa
các phịng ban khơng cao, u cầu thay đổi mơ hình quản trị để tăng hiệu quả hoạt


4

động của các doanh nghiệp là rất cấp thiết. Giải pháp SOA đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu này. Hơn nữa giải pháp SOA địi hỏi ít vốn đầu tư và dễ dàng tiếp cận với hầu
hết nhân viên trong doanh nghiệp (Nguyễn Trúc Lê, 2014).

Qua phân tích và đánh giá tầm quan trọng của DNNVV lĩnh vực dịch vụ
đối với nền kinh tế cũng như thực trạng của khối doanh nghiệp này cho thấy
rằng: việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT để đáp ứng yêu cầu kinh doanh là
vấn đề cấp bách. Trên cơ sở lý thuyết về tích hợp ứng dụng theo hướng cơng
nghệ mới xuất hiện trong những năm gần đây, đã gợi ý cho tác giả nghiên cứu
phát triển một mơ hình hệ thống thơng tin (HTTT) để tích hợp các HTTT sẵn có
trong doanh nghiệp bằng cách tạo “cầu nối” giữa chúng theo mô hình kiến trúc
hướng dịch vụ. Ngồi những lý do khách quan, bản thân tác giả đã có sự chuẩn
bị sẵn sàng cho hướng nghiên cứu và nếu nghiên cứu thành cơng thì việc triển
khai áp dụng mơ hình vào thực tế có tính khả thi cao. Đó là lý do tác giả lựa
chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình hệ thống thơng tin tích hợp cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam” làm đề tài luận
án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án là đề xuất mơ hình HTTT tích hợp cho các
DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt nam. Đồng thời, luận án phải đưa ra
được quy trình để có thể tích hợp được ứng dụng trong doanh nghiệp theo mơ
hình đã đề xuất.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu về lợi ích và các yếu tố đảm bảo cho việc tích hợp ứng dụng
trong môi trường doanh nghiệp.
- Nghiên cứu các công nghệ và giải pháp tích hợp ứng dụng.
- Nghiên cứu về sự phù hợp của giải pháp SOA cho khối DNNVV lĩnh vực
dịch vụ ở Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng ứng dụng hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL)
trong các DNNVV lĩnh vực dịch vụ, làm cơ sở thực tiễn cho việc xây
dựng mơ hình.
- Đề xuất mơ hình HTTT tích hợp theo giải pháp SOA cho các DNNVV
lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam, khả thi trên các mặt: tài chính, cơng nghệ,

nhân lực và thời gian triển khai.
- Đề xuất các giải pháp liên quan đảm bảo áp dụng được mơ hình và phát
triển lâu dài.


5

3. Khung lý thuyết

Ngữ cảnh

Nghiên cứu & giải pháp

Tổ chức

CSTT & phương pháp
Nền tảng

Xác định

- Cơ cấu tổ chức

- HTTT quản lý

- Các bài toán nghiệp vụ
phổ biến

- Chiến lược kinh doanh

- HTTT tích hợp


- Các HTTT hỗ trợ các
- Chiến lược CNTT

- Liên kết giữa các bài

- Nguồn nhân lực CNTT
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LĨNH VỰC DỊCH VỤ

- Tích hợp các HTTT

bài tốn
tốn

- Tài chính

Quản lý

Cơng cụ

Phát triển

- Kiến trúc hướng dịch vụ

- Mơ hình HTTT tích hợp

- Dịch vụ Web

trong điều kiện cụ thể ở


- Các bài tốn nghiệp vụ

Việt nam
- Giải pháp tích hợp

- Quy trình nghiệp vụ

Phương pháp

- Các cơng cụ tích hợp
Cơng nghệ
- Cơ sở hạ tầng CNTT
- Các ứng dụng
- Các giải pháp cơng nghệ

Vấn đề
trích rút
từ thực
trạng

Thực
hiện

Tinh
chỉnh

- Thống kê mơ tả

Tri thức
áp dụng để

giải quyết
vấn đề

- Tiếp cận hệ thống
- Phân tích hệ thống
- Thiết kế hệ thống
- Mơ hình hố

- Kiến trúc truyền thơng
Thực nghiệm
- Phân tích một số bài
tốn điển hình
- Mơ phỏng liên kết giữa
các bài tốn
- Cài đặt thử nghiệm

Ứng dụng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ

Đóng góp cho
cơ sở tri thức

Hình 3. Khung lý thuyết của luận án


6

4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là mơ hình hệ thống thơng tin tích hợp

cho khối DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ. Đối tượng nghiên cứu bao gồm ba yếu
tố chính là: (1) Các HTTT hỗ trợ các bài toán quản lý; (2) Mối liên kết giữa các
bài toán; (3) Điều kiện về tổ chức, về con người và về công nghệ để triển khai
tích hợp HTTT.
+ Về khơng gian: DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam.
+ Về thời gian: Dữ liệu được sử dụng là số liệu điều tra trong năm 2015
và dữ liệu thứ cấp từ năm 2010 đến 2015. Thời gian nghiên cứu: Luận án được
tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu từ tháng 10/2013 đến tháng 10/2017.
+ Về nội dung: Trước hết, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề tích hợp
HTTT trên cơ sở nền tảng CNTT sẵn có của doanh nghiệp theo mơ hình SOA,
với sự hỗ trợ của cơng nghệ Web Services. Sau đó, tiến hành nghiên cứu thực
trạng ứng dụng CNTT trong các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay,
để nhận biết các bài toán nghiệp vụ đã được hỗ trợ bởi HTTTQL và mối liên kết
giữa chúng. Tiếp đến nghiên cứu đề xuất mơ hình HTTT tích hợp và quy trình áp
dụng mơ hình cho khối doanh nghiệp này. Cuối cùng là triển khai tích hợp thử
nghiệm và áp dụng cho một doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ cụ thể.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống.
- Phương pháp mơ hình hóa.
5. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án được chia thành 4
chương chính, bao gồm:
Chương 1. Lý thuyết về tích hợp ứng dụng.
Chương 2. Những vấn đề lý luận của việc tích hợp ứng dụng trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam.



7

Chương 3. Thực trạng ứng dụng hệ thống thông tin quản lý trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4. Xây dựng mô hình hệ thống thơng tin tích hợp cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ những năm 1980 của thế kỷ 20, đã có nhiều nhà nghiên cứu HTTT
quan tâm đến vấn đề tích hợp ứng dụng. Tác giả M. Solotruk, M. Krištofič
(1980) với nghiên cứu “Nâng cao mức độ tích hợp ứng dụng và phát triển ứng
dụng tích hợp”, đã đưa ra các khái niệm cốt lõi về HTTT, HTTT tích hợp, sự
cần thiết của việc tích hợp HTTT cũng như mục tiêu của tích hợp HTTT. Đặc
biệt, tác giả đã đề cập đến các mức độ tích hợp HTTT và làm thế nào để nâng
cao mức độ tích hợp HTTT trong doanh nghiệp. Nhiều bài báo đã khẳng định xu
thế tất yếu của việc tích hợp ứng dụng doanh nghiệp trong thời đại kinh doanh
toàn cầu. Nghiên cứu của Norshidah Mohame (2013) “Tích hợp HTTT: tổng
quan và phân tích tình huống cụ thể”, đã có cái nhìn sâu sắc về đặc điểm, lợi
ích, sự cần thiết của việc tích hợp ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của tổ chức, đồng thời cũng chỉ ra những thách thức của vấn đề tích hợp. Trên
cơ sở nghiên cứu tổng quan lý thuyết, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp
cận nghiên cứu tình huống đối với một tổ chức cụ thể. Nghiên cứu “Vai trò của
ứng dụng CNTT và truyền thơng: nhìn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Hellen
Shiels và cộng sự năm 2003, đã nhận định rằng: sự ra đời và phát triển của
Internet đã buộc các doanh nghiệp và các tổ chức đánh giá lại hoạt động kinh
doanh hiện tại để có giải pháp đổi mới, làm hài lòng khách hàng hiện tại và cả
khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu đã phân tích thí điểm 24 DNNVV, nhằm
phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và mức độ tinh tế ứng dụng
CNTT trong doanh nghiệp. Các tác giả cũng đã phân tích các phương pháp sử
dụng, tạo thuận lợi cho việc giới thiệu và áp dụng các cơng nghệ mới với tầm
nhìn đạt được là tích hợp quy trình kinh doanh. Trong nghiên cứu của mình, tác

giả Martin Hughes và cộng sự (2003) đã khám phá sự tiến bộ của hệ thống liên
tổ chức từ hệ thống đóng truyền thống đến hệ thống mở linh hoạt dựa trên
Internet. Nghiên cứu đã điều tra 25 DNNVV có ứng dụng hệ thống liên tổ chức
dựa trên Internet với các công nghệ mới. Các doanh nghiệp này lấy khách hàng
làm trung tâm và đã sử dụng Internet, công nghệ Web để đưa sản phẩm và dịch
vụ của họ đến khách hàng ngày càng hiệu quả hơn (Martin Hughes và cộng sự,
2003).
Bên cạnh những nghiên cứu về lợi ích của tích hợp ứng dụng, nhiều
nghiên cứu cũng đã phân tích sâu sắc những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối
mặt với tích hợp ứng dụng. Ngồi những nghiên cứu về vai trị, lợi ích của việc
tích hợp ứng dụng trong doanh nghiệp, trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên


8

cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tích hợp ứng dụng của lãnh đạo
doanh nghiệp cũng như khó khăn, thách thức của vấn đề tích hợp. Đặc biệt là có
nhiều nghiên cứu về sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong mơi trường tích
hợp ứng dụng (Alexandra Simon, 2012; Teresa, 2012). Trong nghiên cứu “Khó
khăn và lợi ích của tích hợp ứng dụng” của Alexandra Simon và cộng sự (2012),
đã nêu rõ 4 nhóm khó khăn trong việc tích hợp ứng dụng, bao gồm: (1) Thiếu
nguồn lực, chẳng hạn như thiếu chuyên gia tư vấn, thiếu đội ngũ kỹ thuật, chi
phí thời gian cho việc tích hợp; (2) Thiếu sự thống nhất giữa các chuẩn trong
doanh nghiệp, như sự khác biệt về mơ hình các chuẩn của quy trình nghiệp vụ;
(3) Khó khăn nội bộ, như thiếu động lực của nhân viên, hạn chế về văn hóa
doanh nghiệp; (4) Khó khăn về nguồn nhân lực, như thiếu đội ngũ nhân viên
làm việc đạt chuẩn, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị phòng ban. Như vậy,
trước khi triển khai tích hợp ứng dụng, doanh nghiệp cần chủ động đánh giá và
lường trước những khó khăn để có thể hạn chế sự rủi ro.
Kiến trúc hướng dịch vụ là một giải pháp tích hợp ứng dụng đang được

các nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin và các doanh nghiệp hướng đến.
Thomas Erl đã có một xê ri các cuốn sách về SOA. Trong cuốn “Kiến trúc
hướng dịch vụ: khái niệm, công nghệ và thiết kế” (Thomas Erl, 2005) đã nêu các
khái niệm, tính chất, nền tảng lý thuyết của SOA và Web Services cũng như lợi
ích kinh tế mà SOA mang lại. Nội dung cuốn sách giúp nhà phát triển CNTT
hiểu được làm thế nào để xây dựng mơ hình SOA, những cơng nghệ hỗ trợ mơ
hình SOA. Cuốn tiếp theo phải kể đến là “Kiến trúc hướng dịch vụ: nguyên tắc
thiết kế dịch vụ” (Thomas Erl, 2007), mục đích của cuốn sách này nói về nguyên
lý thiết kế dịch vụ - yếu tố then chốt trong kiến trúc hướng dịch vụ. Đây có thể
coi là những tài liệu gốc dùng tham khảo cho các nghiên cứu về SOA. Thomas
Erl đã đề xuất quy trình thiết kế hệ thống theo SOA theo cả hai chiến lược Topdown và Bottom-up, tuy nhiên đây đang là quy trình khái quát cho mọi tổ chức,
chưa đi vào chi tiết và cụ thể cho tổ chức doanh nghiệp để họ có thể áp dụng
được ngay. Hai tác giả Mark và Bell trong cuốn “Kiến trúc hướng dịch vụ: kế
hoạch và hướng dẫn triển khai cho doanh nghiệp” (Marks. E.A, Bell.M, 2006)
đã đề cập đến việc lập kế hoạch và cách thức triển khai kiến trúc hướng dịch vụ
trong doanh nghiệp. Cuốn sách giúp nhà quản trị CNTT, lãnh đạo doanh nghiệp
trả lời những câu hỏi như: làm thế nào để bắt đầu với SOA? bắt đầu từ đâu? tập
trung chính vào những điểm nào? nên bắt đầu với những dịch vụ gì?... giúp
doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh như mong muốn. Tác giả Mike
Rosen và cộng sự đã viết cuốn “Kiến trúc hướng dịch vụ và chiến lược thiết kế”
(Mike Rosen và cộng sự, 2008) cung cấp cho các kiến trúc sư, nhà thiết kế và
các nhà phân tích các nguyên tắc và kỹ thuật cần thiết để tạo ra kiến trúc hướng
dịch vụ chất lượng cao cùng với các giải pháp. Trên thế giới đã có hàng trăm bài
báo, cơng trình nghiên cứu về SOA, đặc biệt là SOA cho doanh nghiệp, SOA


9

cho trường học hay SOA trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng (WU Ying-pei,
SHU Ting-ting, 2011). Trong bài báo của mình năm 2013, hai tác giả Mohsen

Mohammadi và Muriati Mukhtar (2013) đã đề cập đến nền tảng lý thuyết SOA
và cơ sở phát triển HTTT tích hợp bằng giải pháp SOA. Kết quả bài báo là các
mơ hình HTTT tích hợp dựa trên SOA. Tác giả Saulo Barbará de Oliveira và
cộng sự (2012) trong cuốn “Thông tin, kiến trúc hướng dịch vụ và cơng nghệ
Web Services: khả năng tích hợp và tổ chức linh hoạt” đã đưa ra mô hình kiến
trúc thơng tin mới theo SOA và cơng nghệ Web Services, giúp giải quyết mối
quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp liên quan đến những khó khăn trong việc
thực hiện mơ hình kinh doanh và CNTT.
Mặc dù tích hợp hệ thống theo giải pháp SOA đã được thế giới áp dụng
hơn 10 năm, nhưng ở Việt Nam khái niệm này mới chỉ được các doanh nghiệp
quan tâm mấy năm trở lại đây. Có nhiều bài báo trên tạp chí PC World Việt
Nam đã viết về SOA, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại mức khái niệm, tổng quan về
SOA hay so sánh việc tích hợp ứng dụng theo giải pháp ERP và SOA. Về tình
hình triển khai ứng dụng SOA ở Việt Nam hiện nay, những doanh nghiệp tài
chính, ngân hàng nhắm tới SOA trước nhất và đã triển khai áp dụng thực tế. Một
số tổ chức, doanh nghiệp công bố đã triển khai SOA thành công hoặc đang triển
khai: Bộ Tài chính, Ngân hàng Viettin Bank, Ngân hàng SCB. Những tổ chức,
doanh nghiệp này sử dụng giải pháp của các công ty lớn như SAP, Oracle, IBM,
Microsoft. Hiện tại có nhiều doanh nghiệp tầm nhỏ và vừa đang hướng đến triển
khai giải pháp SOA theo sự tư vấn của các công ty cung cấp giải pháp trong
nước như: Meliasoft, FPT, CSC,…Tuy nhiên, các công ty này chưa đưa ra được
cơ sở lý luận thuyết phục cũng như chưa có mơ hình cụ thể nên các doanh
nghiệp chưa thực sự mạnh dạn đầu tư.
7. Đóng góp của luận án về lý luận và thực tiễn
7.1. Về mặt lý luận
- Nghiên cứu và làm sâu sắc thêm lý luận về vấn đề cấp thiết trong việc
nâng cao ứng dụng CNTT cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ Việt Nam,
trong thời đại mạng Internet bùng nổ và kinh doanh toàn cầu.
- Xác định được 5 bài toán nghiệp vụ được triển khai ứng dụng HTTTQL
nhiều nhất trong khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay. Đó

là: (1) Bài tốn quản lý kế tốn tài chính; (2) Bài tốn quản lý lương; (3)
Bài toán quản lý nhân sự; (4) Bài toán quản lý bán hàng; (5) Bài toán
quản lý kho.
- Nghiên cứu và đưa ra lập luận xác đáng về các vấn đề liên quan đến ứng
dụng HTTT tích hợp trong môi trường doanh nghiệp.
- Nghiên cứu tổng quan về phương pháp luận tích hợp ứng dụng theo giải
pháp SOA, từ đó đánh giá sự phù hợp của việc ứng dụng SOA cho khối


10

DNNVV lĩnh vực dịch vụ.
- Đề xuất mơ hình HTTT tích hợp theo giải pháp SOA cho khối DNNVV
lĩnh vực dịch vụ, nhằm tích hợp các ứng dụng sẵn có và có thể mở rộng
tích hợp các ứng dụng xây dựng mới của doanh nghiệp. Luận án cũng đã
đưa ra quy trình gồm 6 bước để triển khai tích hợp ứng dụng theo mơ hình
đã đề xuất.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong khối DNNVV lĩnh vực dịch
vụ hiện nay trên các mặt: đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai ứng dụng hỗ trợ
các bài toán quản lý, hoạt động nhập dữ liệu, đồng bộ dữ liệu, lưu trữ dữ
liệu, sự không nhất quán dữ liệu và thực trạng liên kết giữa các ứng dụng.
- Mơ hình đề xuất nhằm tích hợp các ứng dụng trên cơ sở hạ tầng CNTT
sẵn có của doanh nghiệp, sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trên các
mặt: tài chính, thời gian triển khai, việc đào tạo lại nhân viên sử dụng.
- Mơ hình đề xuất cho phép doanh nghiệp xây dựng sẵn một tập hợp các
dịch vụ, sẵn sàng cho việc cung cấp thông tin cho các ứng dụng khi cần.
Các dịch vụ sẽ được tái sử dụng khi xây dựng các ứng dụng mới. Đồng
thời, hệ thống xây dựng theo mơ hình đề xuất có thể dễ dàng tương tác với
các hệ thống của đối tác, thông qua việc sử dụng các dịch vụ của nhau.

- Mơ hình đề xuất có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc quản lý quy trình
nghiệp vụ. Đặc điểm quy trình nghiệp vụ của các DNNVV thường chưa
được chuẩn hóa và thường hay thay đổi, việc quản lý quy trình nghiệp vụ
dựa trên giải pháp SOA sẽ tạo sự linh hoạt, nhanh chóng thích ứng với nhu
cầu thị trường.
- Mơ hình đề xuất có tính mở cao, khi doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng
thêm ứng dụng hỗ trợ các bài toán quản lý trong doanh nghiệp, thì việc
xây dựng và kết nối chúng vào hệ thống tích hợp rất nhanh chóng và dễ
dàng.


11

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TÍCH HỢP ỨNG DỤNG
1.1. Tích hợp ứng dụng
1.1.1. Tích hợp ứng dụng và sự cần thiết của tích hợp ứng dụng trong mơi
trường doanh nghiệp
Trình bày khái niệm tích hợp ứng dụng, sự ra đời của tích hợp ứng dụng,
sự cần thiết của tích hợp ứng dụng trong doanh nghiệp, lợi ích của tích hợp ứng
dụng; đồng thời cũng nêu những khó khăn, thách thức của việc tích hợp ứng
dụng trong doanh nghiệp.
1.1.2. Các mơ hình tích hợp ứng dụng
a. Tích hợp thủ cơng
Tích hợp thủ cơng địi hỏi con người (nhân viên và khách hàng) hoạt động
như các giao diện giữa các ứng dụng.
b. Tích hợp bán tự động
Tích hợp bán tự động kết hợp các bước do con người thực hiện với một số
bước tự động.
c. Tích hợp tự động
Tích hợp tự động loại bỏ yếu tố con người trong các quy trình nghiệp vụ,

mặc dù họ là những người duy trì giải pháp. Đây là loại tích hợp bao gồm các
ứng dụng giao tiếp thông qua một loạt các giao diện và bộ điều hợp.
1.1.3. Tích hợp dữ liệu và tích hợp quy trình nghiệp vụ
Trình bày mơ hình tích hợp dữ liệu và tích hợp quy trình nghiệp vụ.
1.1.4. Lịch sử các cơng nghệ tích hợp ứng dụng
Trình bày lịch sử các cơng nghệ tích hợp trong mơi trường đồng nhất và
mơi trường khơng đồng nhất.
a. Mơi trường tích hợp đồng nhất
+ Công nghệ Java RMI
+ Công nghệ DCOM
b. Môi trường tích hợp khơng đồng nhất
+ Cơng nghệ CORBA
+ Cơng nghệ Web Services
1.1.5. Các tiêu chí đảm bảo sự tích hợp ứng dụng thành cơng
Các tiêu chí đảm bảo sự thành công được đưa ra ở các giai đoạn khác
nhau của q trình tích hợp, bao gồm: giai đoạn phân tích, giai đoạn thiết kế và


12

giai đoạn thực hiện. Các tiêu chí được phân thành 3 nhóm: (1) Nhóm kỹ thuật;
(2) Nhóm tổ chức; (3) Nhóm chiến lược.
1.2. Kiến trúc hướng dịch vụ và cơng nghệ Web Services
1.2.1. Kiến trúc hướng dịch vụ
Trình bày khái niệm dịch vụ, kiến trúc hướng dịch vụ, nền tảng của kiến
trúc hướng dịch vụ, đặc điểm công nghệ của kiến trúc hướng dịch vụ, lợi ích
kinh doanh mà kiến trúc hướng dịch vụ mang lại, các bước triển khai ứng dụng
theo kiến trúc hướng dịch vụ, trục tích hợp doanh nghiệp, một số hạn chế của
kiến trúc hướng dịch vụ.
1.2.2. Cơng nghệ Web Services

Trình bày khái niệm Web Services, đặc điểm của Web Services, kiến trúc
của Web Services.
1.2.3. Kết hợp kiến trúc hướng dịch vụ và quản lý quy trình nghiệp vụ
Kết quả nghiên cứu của Jasmine Noel (2005) và Gheorghe Matei (2011)
cho thấy, sự kết hợp BPM (Business Process Management - Quản lý quy trình
nghiệp vụ) và SOA giúp cải thiện quy trình nghiệp vụ, làm tăng khả năng thích
ứng nhanh với nhu cầu của thị trường. Imran Sarwar Bajwa và cộng sự (2009)
đã đưa ra mơ hình cho sự kết hợp BPM và SOA đối với doanh nghiệp nhỏ.
Nghiên cứu cũng đã đánh giá với đặc điểm của khối doanh nghiệp này là quy
trình nghiệp vụ thường hay thay đổi, hạn chế về tài chính, nhân lực thì việc ứng
dụng SOA và triển khai hệ thống BPM dựa trên SOA là một lợi thế (Imran
Sarwar Bajwa và cộng sự, 2009).
1.3. Kết luận chương
Chương 1 đã trình bày những khái niệm về tích hợp ứng dụng, ý nghĩa, sự
cần thiết phải tích hợp ứng dụng trong mơi trường doanh nghiệp và lợi ích mà
tích hợp ứng dụng mang lại. Qua nghiên cứu cho thấy, tích hợp ứng dụng sẽ tạo
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời đại kinh doanh ngày nay. Tích
hợp ứng dụng đã được áp dụng từ môi trường đồng nhất đến môi trường không
đồng nhất. Kiến trúc hướng dịch vụ với sự hỗ trợ của cơng nghệ Web Services
là một giải pháp tích hợp khơng đồng nhất, có tính khả thi cao cho các doanh
nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc áp dụng SOA và Web
Services đã được thế giới áp dụng cách đây hơn chục năm, nhưng ở Việt Nam
thì mới được các nhà cung cấp giải pháp quan tâm phát triển sản phẩm của mình
trong những năm gần đây. Vì vậy, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam áp
dụng được giải pháp SOA cần phải nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận để có thể triển
khai thành công và áp dụng hiệu quả.


13


CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TÍCH HỢP ỨNG DỤNG
TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở
VIỆT NAM
2.1. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế
Trình bày vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lịch vực dịch vụ đối
với sự phát triển kinh tế.
2.2. Sự cần thiết nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin đối với khối doanh
nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ
Trình bày sự cấp thiết phải nâng cao ứng dụng CNTT đối với khối doanh
nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ trong thời đại cạnh tranh kinh doanh rất khốc
liệt ngày nay.
2.3. Nghiên cứu mơ hình kiến trúc hướng dịch vụ của hai nhà cung cấp
IBM và Oracle
Nghiên cứu mơ hình kiến trúc hướng dịch vụ của hai hãng cung cấp giải
pháp lớn là IBM và Oracle để làm cơ sở đề xuất mơ hình tích hợp.
2.3.1. Mơ hình kiến trúc hướng dịch vụ của IBM
2.3.2. Mơ hình kiến trúc hướng dịch vụ của Oracle
2.3.3. Đánh giá ưu, nhược điểm mơ hình kiến trúc hướng dịch vụ của IBM và
của Oracle
2.4. Định hướng ứng dụng kiến trúc hướng dịch vụ trong doanh nghiệp nhỏ và
vừa lĩnh vực dịch vụ
2.4.1. Đánh giá sự phù hợp của kiến trúc hướng dịch vụ đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay
+ SOA kết hợp với công nghệ Web Services sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp
nói chung và khối DNNVV Việt Nam nói riêng trong điều kiện Internet rất phát
triển ở Việt Nam.
+ SOA tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử - một
trong những hoạt động được chú trọng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp
hiện nay.

+ SOA là giải pháp tiết kiệm - yếu tố mà doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam hiện nay rất cần.
+ SOA có thể triển khai trên cơ sở quy trình nghiệp vụ sẵn có.
+ SOA là một lợi thế cho hoạt động M&A- hoạt động được đánh giá sẽ
diễn ra mạnh mẽ trong những năm tới.


14

2.4.2. Kiến trúc hướng dịch vụ đáp ứng các tiêu chí của việc tích hợp ứng
dụng thành cơng
Qua phân tích những khía cạnh mà SOA có thể mang lại cho khối
DNNVV Việt Nam hiện nay, đối chiếu với những yếu tố đảm bảo cho việc tích
hợp ứng dụng thành cơng đã nêu ở Mục 1.1.5, có thể thấy giải pháp SOA hoàn
toàn đáp ứng được.
2.5. Kết luận chương
Kết quả nghiên cứu Chương 2 cho thấy, DNNVV lĩnh vực dịch vụ đóng
vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, khối doanh nghiệp này đóng góp phần lớn vào tăng trưởng GDP. Vì vậy,
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với khối doanh nghiệp này là hết sức cần
thiết. Và để thực hiện được điều này thì giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin là yếu tố tất yếu và không thể tách rời với các chiến lược
cạnh tranh của doanh nghiệp. Giải pháp tích hợp ứng dụng để có thơng tin nhanh
chóng về khách hàng, thị trường, đối tác, đối thủ,... là một trong những giải
pháp. Tuy nhiên, việc triển khai giải pháp như thế nào để doanh nghiệp có thể
đáp ứng được là một vấn đề quan trọng được đặt ra. Do đó, việc đánh giá đúng
thực trạng hiện nay của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết đầu tiên cho việc triển
khai tích hợp ứng dụng.



15

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LĨNH VỰC DỊCH VỤ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Mô tả cuộc điều tra
3.1.1. Nội dung điều tra
Mục đích của cuộc điều tra là thu thập thông tin để đánh giá thực trạng
ứng dụng CNTT trong DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay. Tác giả
đã sử dụng bảng hỏi được thiết kế để lấy các thông tin sau: thông tin chung về
doanh nghiệp; thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT; mức độ ứng dụng CNTT;
hiệu quả và những khó khăn ứng dụng CNTT; tổ chức lưu trữ dữ liệu; chính
sách phát triển ứng dụng CNTT.
3.1.2. Một số khó khăn trong quá trình thực hiện cuộc điều tra
Trình bày một số khó khăn gặp phải trong q trình tiến hành điều tra.
3.2. Kết quả điều tra
3.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin
Có 66,5% doanh nghiệp trả lời cơ sở hạ tầng CNTT đáp ứng được trên
90% nhu cầu của họ, có 32,0% doanh nghiệp đáp ứng từ 50% đến dưới 90% nhu
cầu, và có 1,5% doanh nghiệp mới chỉ đáp ứng được dưới 50% nhu cầu. Về
Internet, 100% DN được hỏi đã sử dụng Internet, trong đó phần lớn (91,5%) đã
sử dụng Internet cho mục đích kinh doanh, còn lại 8,5% chỉ mới sử dụng chủ
yếu cho việc tìm kiếm thơng tin và trao đổi email.
3.2.2. Phân tích quy mơ doanh nghiệp theo số lượng lao động
Phần lớn các DNNVV có quy mơ từ 10 đến 50 nhân viên (53,5%), tiếp
đến là doanh nghiệp có quy mơ từ 1 đến 9 nhân viên (38,0%), số doanh nghiệp
có quy mô trên 50 nhân viên chỉ chiếm 8,5%. Số doanh nghiệp có cán bộ phụ
trách CNTT chiếm 14,5%, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp có quy mơ trên 50
nhân viên, 43% số doanh nghiệp còn lại người phụ trách CNTT làm cơng tác

kiêm nhiệm.
3.2.3. Phân tích thực trạng triển khai ứng dụng
Theo kết quả điều tra, hầu hết các doanh nghiệp có từ 1 đến 4 ứng dụng
khác nhau đã được triển khai thực hiện (69,5%) và có 30,5% doanh nghiệp có
hơn 4 ứng dụng, trong đó các ứng dụng được triển khai nhiều nhất bao gồm: hệ
thống quản lý kế tốn tài chính (100%), hệ thống quản lý lương (87,5%), hệ
thống quản lý nhân sự (71,5%), hệ thống quản lý bán hàng (47,5%). Tiếp sau đó
là hệ thống quản lý kho (36,0%) và hệ thống quản lý tài sản (34,5%).


16

3.2.4. Phân tích thực trạng nhập và đồng bộ dữ liệu
Phần lớn các DNNVV lĩnh vực dịch vụ được hỏi đã nhập dữ liệu vào từng
ứng dụng riêng lẻ và khơng thực hiện đồng bộ dữ liệu (chiếm 44,0%). Có 40,0%
doanh nghiệp nhập dữ liệu từ hai hoặc ba hệ thống và sau đó thực hiện đồng bộ
hóa, tỷ lệ này chủ yếu tập trung vào những doanh nghiệp có quy mơ nhân viên
trên 10 người. Chỉ có 16,0% doanh nghiệp được hỏi đã nhập dữ liệu vào chỉ một
lần, và sau đó đồng bộ với các hệ thống khác.
3.2.5. Phân tích thực trạng lưu trữ dữ liệu
Theo kết quả điều tra, tổng cộng có 23,5% doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu
của họ trong một CSDL duy nhất mà tất cả các phịng ban có thể được truy cập.
Có tổng cộng 59,0% doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu trong nhiều CSDL, nhưng
được chia sẻ giữa các phòng ban khác nhau, trong khi 17,5% doanh nghiệp lưu
trữ dữ liệu trong các tệp độc lập, hồn tồn khơng được chia sẻ với các phịng
ban khác.
3.2.6. Phân tích thực trạng thiếu tính nhất quán dữ liệu
Phân tích kết quả điều tra cho thấy, dữ liệu không nhất quán không xảy ra
trong 58,5% số các doanh nghiệp được khảo sát. Tỷ lệ các trường hợp có dữ liệu
mâu thuẫn xảy ra là 41,5%.

3.2.7. Phân tích mức độ và cách thức tương tác giữa các ứng dụng
Theo kết quả điều tra khảo sát, trong 200 doanh nghiệp chỉ có 4 doanh
nghiệp đã triển khai ERP, các phân hệ như Quản lý kế tốn tài chính, Quản lý
nhân sự, Quản lý lương, Quản lý bán hàng,... trong hệ thống hồn tồn có thể
tương tác với nhau bằng chức năng có sẵn do đã được thiết kế tổng thể ngay từ
đầu. Có 9 doanh nghiệp chỉ triển khai một ứng dụng Quản lý kế tốn tài chính.
Các doanh nghiệp có từ 2 ứng dụng trở lên chủ yếu tương tác với nhau bằng
phương pháp thủ công, một số ít tương tác bằng chức năng có sẵn và rất ít doanh
nghiệp tự viết chương trình tương tác.
3.2.8. Truy cập dữ liệu thông qua mạng
Phần lớn những người được hỏi trả lời rằng nhân viên của họ khơng hoặc
ít được truy cập tới dữ liệu được quyền truy cập của doanh nghiệp, trong đó
33,0% trả lời khơng bao giờ được truy cập và 32,5% trả lời hạn chế được truy
cập. Chỉ có 34,5% doanh nghiệp trả lời nhân viên của họ có thể truy cập các dữ
liệu được phép thơng qua mạng.
3.2.9. Phương pháp phân tích và thiết kế các ứng dụng
Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống chủ yếu sử dụng là phương
pháp hướng chức năng và hướng đối tượng. Các chức năng được thể hiện bởi hệ
thống thực đơn.


17

3.2.10. Quy trình nghiệp vụ
Tất cả các doanh nghiệp được phỏng vấn đều trả lời các quy trình nghiệp
vụ của họ được mơ tả bằng lời, khơng được mơ hình hóa. Khi đề xuất quy trình,
ban lãnh đạo họp và đề xuất quy trình theo các bước, mỗi bước của quy trình
được quy định phịng ban nào phụ trách. Sau khi thống nhất quy trình sẽ phổ
biến cho các đơn vị phòng ban để thực hiện.
3.3. Đánh giá về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh

nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ Việt Nam hiện nay
3.3.1. Đánh giá chung
a. Góc độ quản lý
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư và ứng dụng thành
công các HTTTQL, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đồng thời đã ý
thức được sức mạnh của Internet và xu thế phát triển của thương mại điện tử để
quảng bá sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường, giảm chi phí kinh doanh, tăng
doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, có thể đánh giá rằng việc ứng dụng CNTT
vào các DNNVV lĩnh vực dịch vụ vẫn còn rất hạn chế, mới dừng lại ở mức cơ
bản, nhỏ lẻ, thiếu tính tổng thể. Doanh nghiệp cũng đã triển khai ứng dụng
CNTT hỗ trợ cho công tác quản lý, nhưng chưa được trang bị đồng bộ, mà chỉ
mang tính tự phát, thiếu chiến lược tổng thể.
b. Về góc độ kỹ thuật
Hầu hết các ứng dụng hỗ trợ các bài toán quản lý được xây dựng vào các
thời điểm khác nhau, sử dụng các ngơn ngữ lập trình khác nhau, sử dung các hệ
quản trị CSDL khác nhau và đặc biệt do các công ty viết phần mềm khác nhau.
3.3.2. Về mức độ quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với việc ứng dụng
công nghệ thông tin
Theo kết quả điều tra, phần lớn các doanh nghiệp cho rằng sự quan tâm
của lãnh đạo đến việc phát triển ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp chỉ ở mức
trung bình; có 10% doanh nghiệp có chiến lược phát triển CNTT song song với
chiến lược phát triển kinh doanh. Lãnh đạo doanh nghiệp ít có cơ hội tham gia
hội thảo, trao đổi về giải pháp nâng cao ứng dụng CNTT với lãnh đạo các doanh
nghiệp khác cũng như các nhà cung cấp giải pháp CNTT.
3.4. Một số quy trình nghiệp vụ cơ bản trong doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ
3.4.1. Ngơn ngữ mơ hình hóa quy trình nghiệp vụ BPMN
Trình bày các nét cơ bản về ngơn ngữ mơ hình hóa quy trình nghiệp vụ
BPMN.



18

3.4.2. Quy trình nghiệp vụ lương
Trình bày quy trình nghiệp vụ lương thường áp dụng trong các doanh nghiệp.
3.4.3. Quy trình nghiệp vụ bán hàng
Trình bày quy trình nghiệp vụ bán hàng thường áp dụng trong các doanh nghiệp.
3.4.4. Quy trình nghiệp vụ mua hàng
Trình bày quy trình nghiệp vụ mua hàng thường áp dụng trong các doanh nghiệp.
3.5. Kết luận chương
Chương 3 đã trình bày kết quả của cuộc điều tra thực trạng ứng dụng
CNTT trong khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, hiện
nay khối các doanh nghiệp này đã chú trọng đến ứng dụng CNTT vào công tác
quản lý, kinh doanh. Tuy nhiên, các ứng dụng triển khai trong các doanh nghiệp
phần lớn là riêng rẽ, mỗi ứng dụng thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt, độc lập.
Việc liên thông dữ liệu giữa các ứng dụng là rất hạn chế, vì vậy dẫn đến thường
xảy ra tình trạng khơng nhất qn dữ liệu trong doanh nghiệp. Về quy trình
nghiệp vụ trong các doanh nghiệp, phần lớn là được mô tả bằng lời, ít được mơ
hình hóa. Các quy trình thường phải thực hiện lâu dài, ít có sự sửa đổi, cải tiến.
Để có thể tăng sự cạnh tranh cho khối các doanh nghiệp này, cần nghiên cứu
giải pháp tích hợp ứng dụng trên cơ sở nền tảng CNTT của doanh nghiệp, tận
dụng những ứng dụng sẵn có, cải tiến để chúng có thể liên thông dữ liệu được
với nhau, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong việc linh hoạt thay đổi quy trình
kinh doanh để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường.


19

CHƯƠNG 4
XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG THƠNG TIN TÍCH HỢP CHO
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC

DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM
4.1. Đề xuất mơ hình kiến trúc hướng dịch vụ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
lĩnh vực dịch vụ
4.1.1. Mơ tả khái qt q trình xây dựng mơ hình
a. Bài tốn đặt ra của luận án
Bài tốn đặt ra cho luận án cần nghiên cứu giải quyết là đề xuất được mơ
hình HTTT tích hợp cho khối DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ, nhằm tích hợp
các ứng dụng sẵn có trong doanh nghiệp.
b. Cơ sở lý luận đề xuất mơ hình
Trình bày 5 cơ sở lý luận cho việc đề xuất mơ hình.
4.1.2. Mơ hình đề xuất
a. Mơ hình kiến trúc tổng thể

QUẢN LÝ
TÀI KHOẢN

QUẢN LÝ
CHẤM CƠNG

QUẢN LÝ
NHÂN SỰ

QUẢN LÝ
LƯƠNG

TRỤC TÍCH HỢP DOANH NGHIỆP (ESB – ENTERPRISE SERVICE BUS)

QUẢN LÝ
KẾ TỐN TÀI CHÍNH


QUẢN LÝ
KHO

QUẢN LÝ
MUA HÀNG

QUẢN LÝ
BÁN HÀNG

HẠ TẦNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
Sơ đồ 4.1. Mơ hình kiến trúc tổng thể của hệ thống


20

b. Mơ hình kỹ thuật
CÁC ỨNG DỤNG TRONG
VAI TRỊ NGƯỜI CUNG CẤP
DỊCH VỤ

CÁC ỨNG DỤNG TRONG
VAI TRÒ NGƯỜI SỬ DỤNG
DỊCH VỤ

ESB
DỊCH VỤ DỮ LIỆU

Quản lý chấm công

Dịch vụ chấm công


Quản lý nhân sự

Dịch vụ nhân sự

Quản lý tiền lương

Dịch vụ tiền lương

Quản lý KT-TC

Dịch vụ KT-TC

Quản lý bán hàng

Dịch vụ bán hàng

Quản lý mua hàng

Dịch vụ mua hàng

Quản lý kho

Dịch vụ kho

Quản lý chấm công

Quản lý nhân sự

Quản lý tiền lương


Quản lý KT-TC

Quản lý bán hàng
DỊCH VỤ KỸ THUẬT

Quản lý mua hàng

DV xác thực tài khoản
DV lấy TT tài khoản

Quản lý kho

Quản lý tài khoản

DV đổi mật khẩu

Các ứng dụng khác

DV cập nhật tài khoản
DV cấp lại mật khẩu
DỊCH VỤ LẤY NGOÀI
HỆ THỐNG

HẠ TẦNG PHẦN MỀM
WINDOWS

LINUX

MAC OS


C-SHARP

VS C++.NET

HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
HẠ TẦNG PHẦN CỨNG

Sơ đồ 4.2. Mô hình kỹ thuật của hệ thống

PHP


21

4.1.3. Mơ hình xác thực dịch vụ

ESB

u cầu sử dụng dịch vụ
(Request)
Gửi kèm mã xác định

Xác định Server gọi dịch vụ (IP) +
Mã xác thực (Key)

ỨNG DỤNG
SỬ
DỤNG


Từ chối cung cấp dịch vụ

Xác thực IP, Key

DỊCH

FALSE

VỤ
TRUE
Trả kết quả (Response)

Thực hiện dịch vụ

Sơ đồ 4.3. Mơ hình xác thực dịch vụ


22

4.1.4. Quy trình triển khai áp dụng mơ hình
1
Nhận dạng cấu trúc
các ứng dụng hiện tại của doanh nghiệp

2
Nhận diện các chức năng của từng ứng dụng

3
Phân tích và mơ hình hóa các dịch vụ


4
Thiết kế, Phát triển, Kiểm thử dịch vụ

5
Xây dựng trục tích hợp doanh nghiệp

6
Kết nối các ứng dụng thơng qua trục tích hợp
doanh nghiệp

Sơ đồ 4.4. Quy trình triển khai áp dụng mơ hình tích hợp
4.2. Xây dựng thử nghiệm hệ thống tích hợp theo mơ hình đã đề xuất cho
một doanh nghiệp cụ thể
4.2.1. Mơ hình kiến trúc tổng thể của hệ thống thử nghiệm
4.2.2. Mơ hình kỹ thuật của hệ thống thử nghiệm
a. Hạ tầng phần cứng
b. Hạ tầng phần mềm
c. Các ứng dụng được tích hợp
-

Ba ứng dụng sẵn có: 1) Ứng dụng Quản lý nhân sự; 2) Ứng dụng Quản lý
lương; 3) Ứng dụng Quản lý kế tốn tài chính.

-

Hai ứng dụng cần xây dựng mới: 1) Ứng dụng Quản lý tài khoản; 2) Ứng
dụng Quản lý chấm công.


23


4.3. Đánh giá về việc triển khai ứng dụng tích hợp tại Công ty Cổ phần công
nghệ G5
4.3.1. Giới thiệu về Công ty
4.3.2. Đánh giá của Công ty về triển khai mơ hình tích hợp
Bản đánh giá có xác nhận, đóng dấu của Cơng ty Cổ phần cơng nghệ G5 ở
Phụ lục F của luận án.
4.3.3. Đánh giá về chi phí xây dựng hệ thống tích hợp
Lợi ích của việc xây dựng hệ thống tích hợp theo mơ hình SOA
- Tiết kiệm chi phí về thời gian và kinh phí xây dựng, khoảng 30% - 40%
so với xây dựng hệ thống tích hợp mới ngay từ đầu.
- Tiết kiệm chi phí trong việc đào tạo lại nhân viên vận hành hệ thống, vì hệ
thống được xây dựng trên nền tảng sẵn có của doanh nghiệp nên sự thay
đổi trong việc vận hành hệ thống khơng lớn.
- Tận dụng hồn tồn cơ sở dữ liệu của các ứng dụng sẵn có.
- Hệ thống tích hợp theo mơ hình SOA dễ dàng mở rộng, có khả năng dung
hịa giữa các ứng dụng cũ và mới. Khi cần thêm các ứng dụng mới có thể
xây dựng và tích hợp vào hệ thống.
- Các ứng dụng xây dựng phía sau sẽ sử dụng các dịch vụ sẵn có của hệ
thống, vì vậy tiết kiệm chi phí thời gian và kinh phí.
- Hệ thống tích hợp theo mơ hình SOA tạo thuận lợi trong việc liên kết với
các hệ thống của các đối tác bên ngồi doanh nghiệp. Cụ thể, doanh
nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ do đối tác cung cấp và ngược lại đối tác
có thể sử dụng các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
4.4. Các khuyến nghị đối với doanh nghiệp khi triển khai kiến trúc hướng dịch vụ
4.4.1. Về góc độ quản lý
4.4.2. Về góc độ kỹ thuật
4.5. Kết luận chương
Chương này tác giả đã đề xuất mơ hình hệ thống thơng tin tích hợp cho
khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ theo kiến trúc hướng dịch vụ, trên cơ sở lý luận

đã được nghiên cứu từ các chương trước. Tác giả đã đề xuất quy trình gồm 6
bước để triển khai áp dụng mơ hình. Tác giả đã tích hợp thử nghiệm một số ứng
dụng cơ bản cho một doanh nghiệp cụ thể, đó là Cơng ty Cổ phần Công nghệ
G5, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hệ thống thử nghiệm đang được doanh
nghiệp triển khai áp dụng. Tác giả đã nhận được thơng tin phản hồi rất tích cực
từ đơn vị sử dụng thử nghiệm.


×