Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chiến lược maketing của tập đoàn nokia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.55 KB, 19 trang )


CHIẾN LƯỢC MAKETING CỦA TẬP ĐOÀN NOKIA
I- Giới thiệu về chiến lược Marketing và cách tiếp cận:
1. Khái niệm chiến lược Marketing
Là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo cho một
doanh nghiệp tổ chức, tình toán giải quyết những nhiệm vụ marketing của
mình.
Xác định mục tiêu:
Có lẽ việc đầu tiên là cần phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của công
việc cần phải đạt được trước khi bắt tay vào làm một việc gì.Mục tiêu
marketing xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Nắm rõ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp giúp ta phát thảo định hướng
và hoạch định hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu mà doanh
nghiệp đề ra. Nắm rõ mục tiêu giúp người hoạch định biết được họ sẽ đánh
trên những mặt trận nào ( thị trường mục tiêu), cần chiếm bao nhiêu đồn bót
(doanh số và thị phần), từ đó có thể tính toán mình cần bao nhiêu quân, bao
nhiêu lương thực và súng đạn ( nguồn lực và ngân sách).
Phân tích thị trường
Sau khi đã nắm rõ mục tiêu, ta cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường
để nắm được những yếu tố vĩ mô,vi mô có tác động đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, biết được cơ cấu vận hành của thị trường và các
bên tham gia vào chuổi giá trị( skill), biết được đâu là nhu cầu và mong
muốn của khách hàng, đâu là những đối thủ cạnh tranh và điều gì giúp họ tạo
được chỗ đứng trên thị trường. Ngoài người mua, người bán sản phẩm của ta,
ta cũng cần biết đâu là những đối tượng tác động. Từ những thông tin trên ta
cần phân tích để biết được đâu là những thuận lợi và cơ hội, đâu là những
khó khăn, thách thức. Đâu là những ưu điểm và đâu là những điểm yếu của
chúng ta so với các đối thủ cạnh tranh.
Phân khúc thị trường
Từ những kết quả phân tích tình hình và những am hiểu về thị trường, ta sẽ
tính toán xem nên nhìn thị trường như thế nào, hay nói một cách khác là nên


phân chia thị trường như thế nào cho hợp lý,phân khúc thị trường giúp ta
nhận ra những cơ hội kinh doanh mà các đối thủ khác chưa nhận ra.
Việc chọn thị trường mục tiêu giúp chúng ta tập trung nguồn lực vốn rất có
hạn của chúng ta để phục vụ những khách hàng phù hợp nhất, những khách
hàng mà những điểm mạnh của chúng ta cũng chính là những gì họ cần nhất.
Hoạch định chiến lược
Từ những kết quả phân tích tình hình thị trường, những am hiểu về nhu cầu
của khách hàng và điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như là những xu
thế của thị trường trong tương lai, đã đến lúc chúng ta hoạch định chiến lược
marketing cho từng thị thị trường. Chiến lược marketing chỉ ra chúng ta sẽ
cạnh tranh như thế nào để thành công, điều gì chúng ta sẽ làm và điều gì
chúng ta sẽ không làm.
Xây dựng giải pháp
Dựa trên những hiểu biết của mình về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và lấy
chiến lược marketing làm định hướng, ta xây dựng giải pháp giá trị cho
khách hàng. Ta biết rằng để làm hài lòng khách hàng và chiến thắng đối thủ
cạnh tranh, giải pháp của chúng ta phải là những giải pháp ưu việt. Nó bao
gồm những sản phẩm và dịch vụ phù hơp mà ta đã không ngừng nghiên cứu
cải tiến nhằm mang lại những lợi ích tối ưu cho khách hàng.
Chiến lược phân phối
Những giải pháp ưu việt bao gồm những sản phẩm và dịch vụ của chúng ta
cần phải được đưa ra thị trường để đến với khách hàng một cách hữu hiệu.
Chúng ta cần hoạch định chiến lược lộ trình ra thị trường cho sản phẩm. Có
trường hợp chúng ta phải trực tiếp phục vụ khách hàng, nhưng cũng có
trường hợp các đối tác phân phối có thể giúp chúng ta làm điều đó một cách
hữu hiệu hơn. Việc chọn đối tác để tổ chức kênh marketing đóng một vai trò
quan trọng, mang yếu tố quyết định thành bại đối với một chiến lược
marketing nên cần phải được tính toán và cân nhắc một cách thận trọng.
Chiến lược giá
Từ những giá trị và lợi ích mà chúng ta mang lại cho khách hàng, giá là yếu

tố marketing duy nhất giúp chúng ta thu lại giá trị cho mình. Chiến lược giá
nào sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh
tranh của sản phẩm?
Chiến lược truyền thông
Sau khi đã có sản phẩm phù hợp, được tổ chức đưa đến cho khách hàng một
cách tiện lợi với mức giá cạnh tranh, chúng ta cần phải truyền thông để
khách hàng biết đến và ghi nhớ thương hiệu của chúng ta, để biết được sản
phẩm của chúng ta tốt đẹp như thế nào, phù hợp cho đối tượng nào, và tại
sao khách hàng nên mua sản phẩm của chúng ta chứ không phải là sản phẩm
đối thủ cạnh tranh.
Phối hợp truyền thông ( communication mix) nào sẽ giúp chúng ta thực hiện
được mục tiêu trên với một mức ngân sách hợp lý nhất?
Kế hoạch thực hiện
Sau khi các nội hàm về chiến lược và kế hoạch đã được tính toán và hoạch
định chu đáo xong, chúng ta cần một kế hoạch triển khai thực hiện để triển
khai từng chi tiết ra ngoài thị trường. Chúng ta biết rằng cho dù chiến lược
có hay đến mấy đi chăng nữa mà kế hoạch thực hiện lại quá kém thì coi như
công sức cũng bỏ đi. Vậy những kỹ năng và công cụ gì mà chúng ta cần phải
nắm bắt để đảm bảo triển khai thành công?
Đánh giá và rút kinh nghiệm
Mọi thứ nghe có vẻ ổn? Tuy nhiên, điều không may là không bao giờ có một
kế hoạch hoàn chỉnh một cách tuyệt đối cả. Nhu cầu của khách hàng cũng
thay đổi theo thời gian, và đối thủ cạnh tranh cũng không chịu ngồi yên nhìn
chúng ta thao túng thị trường. Trong quá trình triển khai chúng ta cần ngồi
lại để đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh chiến
lược và kế hoạch của mình cho tốt hơn.
2.Cách tiếp cận:
Tùy theo mục tiêu của từng doanh nghiệp mà sẽ có những cách tiếp cận khác
nhau trong việc hình thành chiến lược marketing của mình.
*Theo cách tiếp cận thị trường thì có các chiến lược marketing:

thâm nhập thị trường, chiến lược mở rộng thị trường, chiến lược phát triển
sản phẩm , chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
*Theo cách tiếp cận về phối hợp các biến số
marketing( marketing-mix), chiến lược định giá, chiến lược phân khúc thị
trường
II- Các chiến lược marketing của tập đoàn Nokia:
1. Giới thiệu chung về tập đoàn:
Trong suốt 138 năm thành lập và phát triển, Nokia từ một hãng sản xuất
giấy đã trở thành một tổng công ty cung ứng nhiều sản phẩm công nghiệp và
hàng tiêu dùng, và hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên
thế giới về truyền thông di động.
Năm 1960, tập đoàn Nokia được thành lập từ sự sát nhập của 3 công ty
Phần Lan ; Nokia Company , nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy thành lập
năm 1865. Finnish Rubber Works Ltd, nhà sane xuất ủng cao su, lốp xe và
xá sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác thành lập năm 1898. Và
nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại
thành lập năm 1912.
Năm 1960, Nokia bước vào thị trường thiết bị viễn thông và đã thành lập
tại Finnish Cable Works một bộ phận chuyên về điện tử tập chung sản suất
các thiết bị truyền vô tuyến.
Vào đầu những năm 1990, chúng tôi đã thực hiện một quyết định chiến
lược lấy viễn thông làm công việc kinh doanh then chốt với mục tiêu dẫn
đầu thị trường tại mọi thị trường chính trên thế giới, do đó chúng tôi bắt đầu
bán đi những hoạt động cồn nghiệp cơ bản và không phải là viễn thông.
Trong thời gian từ năm 1989 đến năm 1996, chũng tôi đã bá các doanh
nghiệp sản xuất giấy, máy tính cá nhân, cao su, giày dép, hóa chất nhà máy
điện…
Ngày nay Nokia bao gồm 2 tập đoàn kinh doanh Nokia Mobile Phones và
Nokia Networks. Nokia Mobile phones là một nhà sản xuất điện thoại di
dộng lớn nhất thé giới.Nokia Net Works là một nhà cung cấp hàng đầu cơ sở

hạ tầng mạng di động, băng thông rộng và IP và các dịch vụ có liên quan.
Ngoài ra công ty còn có đơn vị Nokia Venture Organization riêng biệt và
đơn vị nghiên cứu Nokia Research Center. Nokia Venture Organization có
chức năng nhận diện và phát triển những ý tưởng kinh doanh mới ngoài mối
quan tâm chính hiện nay của Nokia và góp phần phát triển và đổi mới những
công việc kinh doanh then chốt hiện nay của chúng tôi. Nokia Research
Center tạo ra khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ của Nokia trong
những lĩnh vực công nghệ thiết yếu cho sự thành công của công ty trong
tương lai.

Là công ty hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông di động tại khu vực châu Á
- Thái Bình Dương, Nokia bắt đầu hoạt động tại khu vực vào đầu những
năm 80. Từ đó, Nokia đã thiết lập một nhãn hiệu hàng đầu tại nhiều thị
trường địa phương và công việc kinh doanh cũng được mở rộng đáng kể tại
tất cả các khu vực để hỗ trợ nhu cầu khách hàng và sự phát triển của công
nghệ truyền thông trong khu vực
Trụ sở chính ở khu vực của Nokia được đặt tại Alexandra Technopark ở
Singapore. Là trung tâm của khu vực của Nokia, đây là cơ sở của hơn 700
nhân viên Nokia cung cấp các công nghệ, sản phẩm và giải pháp hỗ trợ 20
thị trường khác nhau và các văn phòng Nokia tại châu Á – Thái Bình Dương
Trung tâm tài chính khu vực Nokia – Nokia Treasury Asia – hoạt động từ
Singapore như một ngân hàng nội bộ của tập đoàn phục vụ các công ty con
Nokia tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Nokia Research Center – bộ
phận nghiên cứu của tập đoàn - có các văn phòng đặt tại Nhật và Trung
Quốc. Nokia cũng sản xuất các sản phẩm từ 3 cơ sở chính tại Masan (Hàn
Quốc), Bắc Kinh và Quảng Đông (Trung Quốc).
Từ tháng 1 năm 2004, Nokia đã sắp xếp lại cấu trúc tổ chức toàn cầu nhằm
tập trung vào tính hội tụ, các thị trường di động mới và đang tăng trưởng. Để
phục vụ các lãnh vực kinh doanh mới trong thời đại di động trong khi vẫn
củng cố được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông thoại di động,

Nokia đã có 4 bộ phận kinh doanh để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của
mỗi lĩnh vực.

×