Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức trên địa bàn các quận nội thành hà nội đến năm 2020 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.18 KB, 10 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. “Tính cấp thiết của đề tài
“Lao động và việc làm luôn là vấn đề kinh tế - xã hội rất đáng quan tâm của hầu
hết các quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thành
phố Hà Nội, với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, q trình đơ thị hóa diễn
ra với tốc độ nhanh chóng đã thu hút hàng triệu người từ các tỉnh thành khác đến đây sinh
sống và làm việc, nhiều người trong số đó tham gia vào các hoạt động kinh tế phi chính
thức. Trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, làm thế nào để tạo việc làm
cho người lao động đặc biệt đối với lao động phi chính thức vẫn đang là một câu hỏi lớn và
cần có lời giải. Với mục tiêu đó, tác giả lựa chọn Đề tài “Tạo việc làm cho lao động khu
vực phi chính thức tại các quận nội thành Hà Nội đến năm 2020” nhằm khái quát
thực trạng tạo việc làm cho lao động phi chính thức tại các quận nội thành Hà Nội; phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. Từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy tạo việc
làm cho người lao động khu vực phi chính thức tại các quận nội thành Hà Nội.”

2. Mục tiêu nghiên cứu:
-

Mô tả và phân tích thực trạng tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức
trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội giai đoạn 2011-2015;

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính
thức trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội;

-

Đưa ra các giải pháp thúc đẩy tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức
trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội đến năm 2020.


3. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính
thức
Chương 2: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính
thức trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội


Chương 3: Giải pháp thúc đẩy tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính
thức trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội đến năm 2020
Chương 1: Cơ sở lý luận của tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức
1.1

Một số khái niệm cơ bản

1.2

Mơ hình lý thuyết tạo việc làm cho người lao động

1.3

Nội dung của tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức

1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động phi chính thức

Trong đó, tác giả tập trung đi sâu vào nội dung của tạo việc làm cho lao động khu vực phi
chính thức và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm.

Nội dung của tạo việc làm:
Thị trường lao động khu vực phi chính thức đã phát triển mạnh ở các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam, nó góp phần lớn trong việc tạo việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động.
Hà Nội là một trong những thành phố dẫn đầu cả nước về quy mô dân số và đây
cũng là nơi có sức hút rất lớn đối với các lao động di cư từ nông thôn ra thành thị với
mong muốn tìm kiếm được việc làm và cải thiện đời sống. Chính vì thế mà quy mơ lực
lượng lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong các
quận nội thành như Hoàng Mai, Hà Đơng…
Khu vực phi chính thức là khu vực kinh tế có tính dễ dàng thâm nhập, chính vì thế
đây là khu vực có khả năng tạo việc làm dễ nhất cho người lao động.
Khi khủng hoảng kinh tế, suy giảm kinh tế xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, tập trung ở
các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp phụ thuộc nguồn
ngun liệu nước ngồi, điển hình là các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt, may, da giầy
do thị trường bị thu hẹp, giảm số lượng các đơn đặt hàng, buộc các doanh nghiệp phải cơ
cấu lại. Nhiều doanh nghiệp áp dụng biện pháp cắt giảm lao động với trình độ chun
mơn thấp, chỉ giữ lại những lao động có chun mơn tay nghề cao. Một số lượng lớn lao
động bị mất việc tại thời điểm đó phải chuyển hướng tìm kiếm một cơng việc khác phù


hợp ở khu vực kinh tế phi chính thức. Có thể nói rằng, khu vực kinh tế phi chính thức vừa
là bước khởi đầu vừa là nơi cứu cánh của người lao động.
Tạo việc làm cho khu vực phi chính thức không chỉ đơn thuần là chỉ tạo ra những
việc làm mới cho những người lao động chưa có việc làm, mà phải tạo việc làm cho cả
những người đang có việc làm – tạo ra những việc làm chất lượng và phù hợp để những
người lao động có cơ hội nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức:
-


Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân người lao động: Tuổi, giới tính, tình trạng hơn
nhân, trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật,…

-

Nhóm các yếu tố thuộc về chủ sử dụng lao động: Vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm
quản lý, quy định,…

-

Nhóm các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi: Tình hình kinh tế-xã hội, thị trường
lao động việc làm, chính sách,…
Trên cơ sở đã được trình bày trong chương 1, tác giả đã tiến hành phân tích thực

trạng tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức trên địa bàn các quận nội thành
Hà Nội ở chương 2.
Chương 2: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính
thức trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội
2.1 Bối cảnh kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu
2.2 Phân tích thực trạng tạo việc làm cho lao động khu vực PCT trên địa bàn các
quận nội thành Hà Nội
2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động khu vực PCT trên
địa bàn các quận nội thành Hà Nội
Trong đó tác giả đi sâu phân tích thực trạng tạo việc làm và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến tạo việc làm.
Qui mô tạo việc làm tại các quận nội thành Hà Nội thời gian qua
Bảng 2.3: Các kết quả về lao động việc làm của Hà Nội, 2013-2015

Các chỉ tiêu


Đơn vị tính

2013

2014

2015


LLLĐ

Nghìn người

3815,6

3871,6

3925,4

1. Số lao động có việc làm

Nghìn người

3681

3702

3745

2. Số người thất nghiệp


Nghìn người

134,6

169,6

180,4

- Tỷ lệ thất nghiệp thành thị

%

6,6

6,6

-

- Tỷ lệ thất nghiệp nông thôn

%

1,7

2,3

-

3. Số LĐ được giải quyết việc

làm mới trong năm

Nghìn người

128,6

138,1

148

4. Tỷ lệ LĐ đang làm việc đã
qua đào tạo

%

36,2

38,4

42,0

Nguồn: Niên Giám Thống kê Hà Nội 2013, 2014, 2015

Trong 3 năm, 2013-2015, lực lượng lao động của Hà Nội tăng từ 3.815,6 nghìn
người lên đến 3.925,4 nghìn người. Trong đó, cả số lượng lao động có việc làm và số
lượng người thất nghiệp cũng tăng lên. Trong số những người thất nghiệp thì tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị luôn cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn (gấp khoảng hơn 3 lần). Số
lượng lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm và tỷ lệ người lao động đang làm
việc đã qua đào tạo có xu hướng tăng dần qua các năm.
Bảng 2.5: Số lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức

trên địa bàn Hà Nội, 2011-2015

Quận

Đơn vị tính

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số Hà Nội

Nghìn người

609,3

673,7

636,6

634,2

632,5


Hồn Kiếm

Nghìn người

25,6

26,9

22,1

19,2

18,4

Hồng Mai

Nghìn người

13,8

18,1

18,9

17,3

15,2

Hà Đơng


Nghìn người

24,4

28,1

28,4

25,2

24,3

Tỷ lệ

%

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Hồn Kiếm

%


4,2

4,0

3,5

3,0

2,9

Hồng Mai

%

2,3

2,7

3,0

2,7

2,4

Hà Đơng

%

4,0


4,2

4,5

4,0

3,8

Nguồn: Niên Giám Thống kê Hà Nội 2014, 2015


Trong giai đoạn 2011- 2015 khu vực kinh tế phi chính thức vẫn đang là khu vực
hoạt động rất sơi nổi, giải quyết được phần lớn công ăn việc làm. Hồn Kiếm là quận tập
trung rất đơng lao động phi chính thức, bởi đây là quận trung tâm và là trung tâm thương
mại, du lịch.Vì thế năm 2012, số lượng lao động phi chính thức của Hồn Kiếm là 26,9
nghìn người. Tuy nhiên, sang năm 2013 thì có sự thay đổi lớn. Số lượng lao động phi chính
thức bị thu hút hơn ở các quận nội thành mới như Hoàng Mai, Hà Đông bởi ở 2 quận này
đang trong giai đoạn đơ thị hóa, phát triển với tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, từ năm
2014-2015 thì số lượng lao động phi chính thức ở Hà Nội nói chung và ở cả 3 quận khảo
sát nói riêng đều giảm mạnh.
Thực trạng tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức trên địa bàn các quận
nội thành Hà Nội
Luận văn tiến hành nghiên cứu 120 lao động phi chính thức trên địa bàn 3 quận là
Hoàn Kiếm, Hoàng Mai và Hà Đông thuộc 4 lĩnh vực: Xây dựng/phục vụ xây dựng; Sản
xuất tiểu thủ công nghiệp/sửa chữa ô tô, xe máy, xe đạp; Kinh doanh nhà hàng, cửa hiệu
và phục vụ gia đình.
Bảng 2.6: Việc làm hiện tại của các đối tượng điều tra (ĐTĐT)

Lĩnh vực


Tổng số

Tỷ lệ (%)

1. Thợ xây dựng và phục vụ xây dựng (Nhóm 1)

27

22,5

2. Thợ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa ô
tô, xe đạp, xe máy (Nhóm 2)

31

25,8

3. Nhân viên bán hàng trong các cửa hàng, nhà
hàng, cửa hiệu (Nhóm 3)

40

33,3

4. Phục vụ gia đình (Nhóm 4)

22

18,3


Tổng số

120

100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Qua bảng 2.6, số lao động phi chính thức làm việc trong lĩnh vực kinh doanh cửa
hàng, nhà hàng, cửa hiệu chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%) trong tổng số đối tượng điều tra.
Theo sau là thợ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa ô tô, xe đạp, xe máy chiếm
25,8% và thợ xây dựng, phục vụ xây dựng chiếm 22,5%. Cuối cùng là lao động phục vụ
gia đình chiếm tỷ lệ thấp nhất với 18,3%. Như vậy cho thấy, lĩnh vực kinh doanh cửa


hàng, nhà hàng, cửa hiệu đang là lĩnh vực rất phát triển hiện nay và thu hút rất lớn số
lượng người lao động tham gia vào lĩnh vực này.
+ Cơ cấu tuổi và giới tính
Bảng 2.7: Phân bố ĐTĐT theo nhóm tuổi và giới tính của các lĩnh vực
Đơn vị: %

Nhóm tuổi

Giới tính

15-24

25-35

>35


Nam

Nữ

Tổng
số

1. Thợ xây dựng và phục vụ xây dựng

1,7

6,7

14,2

15,8

6,7

22,5

2. Thợ sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
sửa chữa ô tô, xe đạp, xe máy

4,2

12,5

9,2


22,5

3,3

25,8

3. Nhân viên bán hàng trong các cửa
hàng, nhà hàng, cửa hiệu

11,7

14,2

7,5

8,3

25,0

33,3

4. Phục vụ gia đình

0,0

2,5

15,8


0,0

18,3

18,3

Tổng số

17,5

35,8

46,7

46,7

53,3

100,0

N=120

21

43

56

56


64

120

Lĩnh vực

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Hầu hết người lao động được điều tra nằm ở độ tuổi trên 35 tuổi, kết quả phân tích
cho thấy có sự khác biệt về cơ cấu tuổi giữa các nhóm ngành. Cụ thể, thợ xây dựng/phục
vụ xây dựng và phục vụ gia đình thì phần lớn nằm ở nhóm tuổi trên 35 tuổi. Thợ sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa ô tô, xe đạp, xe máy thì chủ yếu thuộc nhóm tuổi 25-35.
Cịn đối với nhóm nhân viên bán hàng trong các cửa hàng, nhà hàng, cửa hiệu thì chủ yếu
ở nhóm tuổi 25-35.
+ Tình trạng hơn nhân
Đa phần số người được hỏi trong mẫu điều tra đều đã kết hôn (61,7%), lao động
chưa kết hôn chiếm 33,3%, các tỷ lệ ly thân, ly dị, góa chiếm tỷ lệ rất nhỏ (5%).
+ Trình độ học vấn
Về trình độ học vấn, đa phần người được điều tra có trình độ học vấn tốt nghiệp
trung học phổ thông (46,7%) và trung học cơ sở (36,7%). Phân tích sự khác biệt của trình
độ học vấn đối với các nhóm lĩnh vực:


+ Đối với nhóm lao động thợ xây dựng và phục vụ gia đình thì tốt nghiệp THCS
chiếm tỷ lệ cao nhất.
+ Đối với nhóm lao động là thợ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa ô tô, xe
đạp, xe máy và nhân viên bán hàng trong các cửa hàng, cửa hiệu thì phần lớn tốt nghiệp
THPT.
+ Trình độ chun mơn kỹ thuật
Hầu hết người lao động phi chính thức chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 62,5%. Cụ

thể, thợ xây dựng và giúp việc gia đình thì hầu hết là chưa qua đào tạo (20,8%), đã qua
đào tạo chỉ chiếm 1,6%.
+ Cách thức tìm việc làm
Về cách thức tìm việc làm, kết quả phân tích cho thấy người lao động phi chính
thức chủ yếu tìm kiếm việc làm thông qua kênh người thân, người quen giới thiệu chiếm
66,7%, sau đó là kênh tự tìm trên các phương tiện thơng tin đại chúng 32,5% và chỉ có
0,8% là qua kênh trung tâm giới thiệu việc làm.
+ Hình thức và thời gian làm việc
Về hình thức làm việc, số liệu điều tra cho thấy hầu hết người lao động làm việc
tồn thời gian (chiếm 94,2%) và chỉ có một tỷ lệ nhỏ 5,8% là làm việc bán thời gian. Kết
quả phân tích cho thấy, có tới 69,2% người lao động phi chính thức làm việc lớn hơn 8
giờ/ngày, như vậy người lao động phải làm việc với số giờ lớn lớn số giờ lao động theo
quy định của pháp luật là 8 giờ/ngày.
+ Thu nhập
Trong 4 nhóm lĩnh vực, nhóm thợ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa ô tơ, xe
đạp, xe máy có thu nhập bình qn hàng tháng cao nhất khoảng 5,1 triệu đồng/tháng.
Theo sau là nhóm thợ xây dựng với mức thu nhập bình quân là 4,5 triệu đồng/tháng. Cuối
cùng, thấp nhất là nhóm nhân viên bán hàng trong các cửa hàng, nhà hàng, cửa hiệu với
mức thu nhập bình quân chỉ khoảng 3,7 triệu đồng/tháng.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động khu vực PCT trên địa
bàn các quận nội thành HN


+ Nhóm các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động PCT
Phân tích tác động của nhóm các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động ảnh
hưởng đến tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức, bản thân người lao động
cho rằng trình độ chuyên môn/Kỹ năng tay nghề/Kinh nghiệm là yếu tố tác động mạnh
nhất với điểm trung bình đạt 4,3 điểm (cao nhất là 5 điểm).
+ Nhóm các yếu tố thuộc về chủ sử dụng lao động PCT
Đánh giá tác động của các yếu tố thuộc về chủ sử dụng lao động đến tạo việc làm

cho lao động phi chính thức, chủ sử dụng la động đánh giá các yếu tố như sau: Vốn là
yếu tố tác động mạnh nhất với điểm trung bình đạt 4,4 điểm (cao nhất là 5 điểm).
+ Nhóm các yếu tố thuộc về mơi trường bên ngồi
Về tình hình kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội năm 2015 “diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất
ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường”.
Thị trường lao động - việc làm
Lực lượng lao động của thành phố Hà Nội tăng qua các năm tuy nhiên tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo còn thấp. Mặc dù trình độ chun mơn kỹ thuật của người lao động đã được
cải thiện qua các năm nhưng so với u cầu của cơng việc thì vẫn cần phải trau dồi, nỗ lực
nhiều hơn nữa.
Chính sách:
+ Hầu hết khu vực kinh tế phi chính thức ít được các chính sách của Nhà nước đề
cập đến.
+ Nhiều doanh nghiệp trong khu vực phi chính thức cũng rất khó tiếp cận nguồn
vốn của Ngân hàng bởi mang danh “phi chính thức”.
+ Hiện thiếu vắng những chương trình can thiệp giúp cải thiện trình độ chun
mơn, kỹ năng nghề nghiệp cũng như khơng có chính sách đặc thù nào khuyến khích dạy
nghề cho nhóm đối tượng là lao động khu vực phi chính thức tại Hà Nội.

Nhận xét chung:


Thứ nhất, về quy mô việc làm trong các lĩnh vực thì nhóm lĩnh vực kinh doanh
cửa hàng, nhà hàng, cửa hiệu thu hút một số lượng rất lớn người lao động tham gia và
đây cũng là lĩnh vực có xu hướng phát triển mạnh nhất trong thời gian tới.
Thứ hai, về trình độ chun mơn kỹ thuật/Kỹ năng tay nghề/Kinh nghiệm của
người lao động vẫn đang ở mức thấp. Hầu hết những người lao động phi chính thức đang
làm việc tại các cơ sở đều chưa qua đào tạo.
Thứ ba, về cách thức tìm việc làm của người lao động phi chính thức thì tương đối

hạn chế, chỉ chủ yếu thông qua kênh do người thân, người quen giới thiệu.
Thứ tư, hình thức và thời gian làm việc của lao động phi chính thức hầu hết là làm
việc tồn thời gian. Về thời gian làm việc, hầu hết người lao động phi chính thức phải
làm việc lớn hơn 8 giờ/ngày, cao hơn so với quy định số giờ làm việc của pháp luật là 8
giờ.ngày.
Thứ năm, về tính ổn định của việc làm thì hầu hết người lao động phi chính thức
thay đổi chỗ làm việc 1 lần/năm.
Thứ sáu, về thu nhập và chế độ đãi ngộ đối với lao động phi chính thức có cải
thiện qua các năm. Tuy nhiên, thu nhập của họ chủ yếu là từ tiền công/tiền lương, các
khoản phụ cấp, trợ cấp khác như tiền thưởng, tiền ngày Lễ, ngày Tết, phụ cấp quần áo…
hầu như rất ít.
Thứ bảy, theo đánh giá của bản thân người lao động, chủ sử dụng lao động và các
cán bộ quản lý về lao động – việc làm thì trong số các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm
yếu tố về trình độ chun mơn kỹ thuật/Kỹ năng tay nghề/Kinh nghiệm là yếu tố có tác
động mạnh nhất.
Từ những hạn chế trên, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp tạo việc làm cho lao
động khu vực PCT trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội đến năm 2020.

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức
trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội đến năm 2020


Các giải pháp cụ thể là:
Đối với chính quyền TW và thành phố Hà Nội:
(1) Giải pháp xây dựng các chương trình, chính sách
(2) Giải pháp đẩy mạnh cơng tác truyền thông
Đối với chủ sử dụng lao động PCT:
(1) Giải pháp huy động nguồn vốn
(2) Giải pháp nâng cao trình độ quản lý
(3) Giải pháp thu hút và giữ chân người lao động

Đối với bản thân người lao động PCT:
(1) Giải pháp thay đổi tư duy
(2) Giải pháp nâng cao thể lực người lao động
(3) Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề
(4) Giải pháp chuyển đổi sang làm việc ở khu vực chính thức
Kết luận
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn với đề tài:
“Tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức trên địa bàn các quận nội thành Hà
Nội đến năm 2020”.
Kết quả nghiên cứu đã phân tích được thực trạng tạo việc làm cho lao động khu
vực phi chính thức trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội, những hạn chế trong việc tạo
việc làm và từ đó đưa ra các giải pháp tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức
đến năm 2020.
Hi vọng những giải pháp này sẽ có những đóng góp đáng kể trong vấn đề tạo việc
làm cho người lao động khu vực phi chính thức trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội
đến năm 2020.



×