Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CÁC XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DÂN GIAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.77 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG MƠN HỌC
CÁC XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HĨA DÂN GIAN
1. Anh (chị) hiểu như thế nào là xu hướng nghiên cứu văn hóa dân gian
theo quan điểm xã hội học?
2. Anh (chị) hiểu như thế nào là xu hướng nghiên cứu văn hóa dân gian
theo quan điểm lịch sử-dân tộc học?
3. Anh (chị) hiểu như thế nào là xu hướng nghiên cứu văn hóa dân gian
theo quan điểm văn hóa học?
4. Anh (chị) hiểu như thế nào là xu hướng loại hình học trong nghiên cứu
văn hóa dân gian
Trả lời
Khái niệm văn hóa dân gian
Thuật ngữ quốc tế ”folklore” - Văn hóa dân gian, được W J.Thom sử dụng
đầu tiên vào năm 1846 để chỉ “phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục
ngữ… của người thời trước”. Từ đó đến nay, bộ mơn văn hóa dân gian học đã ra đời
và phát triển với ba trường phái lớn: trường phái phôn-clo Anh – Mỹ chịu ảnh
hưởng nhân học, trường phái phôn-clo Tây Âu chịu ảnh hưởng xã hội học (điển
hình là Pháp – Italia) và trường phái phôn-clo Nga chịu ảnh hưởng ngữ văn học.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “folklore” đã được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời
kỳ được dịch ra tiếng Việt là “văn học dân gian”, “văn nghệ dân gian” và nay là
“văn hóa dân gian”. Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển ngữ sang tiếng Việt khác
nhau như vậy là do sự thay đổi nhận thức của chúng ta về văn hóa dân gian và cũng
do sự tiếp thu ảnh hưởng của các quan niệm folklore từ các trường phái khác nhau
trên thế giới.
VHDG là bao gồm toàn bộ các giá trị văn hóavật chất và tinh thần của dân
chúng liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống dân chúng. Các lĩnh vực đó bao
gồm việc sản xuất ra của cải vật chất, chế tác công cụ lao động, liên quan tới cách
thức trong việc ăn, mặc, ở, đi lại … là phong tục tập quán gắn liền với tổ chức cộng
1



đồng từ nhỏ tới lớn, là mọi mặt sinh hoạt như thị hiếu, tín ngưỡng, hội hè, là tư
tưởng tình cảm của dân chúng nhận thức về thế giới, nhân sinh, mối quan hệ giữa
con người với con người, giữa con người với thế giới xung quanh, môi trường tự
nhiên, xã hội.
Văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với
sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động. Vì vậy, khi nhận thức, lý
giải các hiện tượng văn hóa dân gian phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa
của nó, tức là các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó cộng đồng gia tộc,
cộng đồng làng xã giữ vai trị quan trọng.
Văn hóa, trong đó có văn hóa dân gian là sản phẩm của sự phát triển xã hội
nhất định. Tuy nhiên, sau khi hình thành và định hình, văn hóa tác động trở lại xã
hội với tư cách là ”nền tảng tinh thần của xã hội”, là “động lực và mục tiêu của sự
phát triển xã hội”.
Việt Nam là một trong các quốc gia Đơng Nam Á có những nét văn hóa dân
gian đặc trưng. Đó là truyền thống văn hóa truyền miệng.Văn hóa dân gian Việt
Nam có truyền thống hình thành, và phát triển từ rất lâu đời, bắt nguồn từ xã hội
nguyên thủy. Đến thời kỳ phong kiến tự chủ, cùng với sự ra đời và phát triển của
văn hóa bác học, chun nghiệp, cung đình thì văn hóa dân gian vẫn tồn tại và giữ
vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa cũng như xã hội Việt Nam, đặc
biệt là với quần chúng lao động.
Truyền thống lịch sử và xã hội Việt Nam đã quy định những nét đặc trưng của
văn hóa nước ta. Đó là văn hóa xóm làng trội hơn văn hóa đơ thị, văn hóa truyền
miệng lấn át văn hóa chữ nghĩa, ứng xử duy tình nặng hơn duy lý, chủ nghĩa yêu
nước trở thành cái trục của hệ ý thức Việt Nam, nơi sản sinh và tích hợp các giá trị
văn hóa Việt Nam…
Đới tượng của nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan điểm xã hội học
Khi nghiên cứu văn hóa dân gian dưới góc độ xã hội học, khơng thể khơng đề
cập đến mối quan hệ giữa văn hóa, văn hóa dân gian và xã hội. Xã hội với tư cách
như là hiện thực xã hội mang đặc trưng không chỉ ở tính chất nhóm của mình mà
2



cịn ở sự điều hồ hành vi của con người. Nền tảng của sự điều hồ hành vi ấy,
chính là tri thức, giá trị - chuẩn mực, qui tắc hành vi, tức là văn hóa của xã hội đó.
Theo nghĩa hẹp, xã hội như là một nhóm xã hội rộng lớn và văn hóa như là cách
thức điều hồ hành vi con người. Xã hội và văn hóa - đó là mặt thống nhất khơng
tách rời nhau trong khía cạnh tương tác xã hội của con người và hoạt động của họ.
Xã hội và văn hóa là hai phạm trù quan trọng của xã hội học. Bởi vì tất cả những
hiện tượng, sự kiện và quá trình xã hội được nghiên cứu dưới quan điểm của những
phạm trù đó. Khơng có xã hội lồi người ngồi văn hóa cũng như văn hóa khơng thể
hình thành, tồn tại và phát triển ngoài đời sống xã hội. Xã hội là một thể thống nhất
với những thuộc tính tương tác xã hội của con người. Nhờ có văn hóa, cơ cấu xã hội
hoạt động và được tái sản xuất. Ngược lại, nhờ xã hội, nhờ tính riêng biệt và tồn
vẹn của nó, văn hóa được hình thành, được bảo tồn và gìn giữ khỏi sự xói mịn dưới
ảnh hưởng tác động của những nhân tố bên ngồi. Chính vì vậy, tính xã hội và tính
văn hóa trong hiện thực xã hội tuy khơng phải đồng nhất nhưng có sự liên hệ qua lại
và tương tác chặt chẽ với nhau của đời sống xã hội thống nhất. Dưới lăng kính xã
hội học, tìm hiểu văn hóa tức là đi tìm hiểu bản chất, vị trí và vai trị của văn hóa đối
với đời sống xã hội của con người.
Cơ sở của sự hình thành xu hướng nghiên cứu văn hóa dân gian theo
quan điểm xã hội học
Mỗi xu hướng nghiên cứu bao giờ cũng thể hiện cách tiếp cận riêng với Văn
hóa dân gian. Từ đó người ta nhận thức Văn hóa dân gian sâu sắc hơn, tìm được
cách tiếp cận mới và tạo ra được các tri thức mới. Các xu hướng nghiên cứu văn hóa
dân gian ở Việt Nam được hình thành tự phát, thiếu sự soi sáng của lý luận.
Nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan điểm Xã hội học là xu hướng phổ
biến ở giai đoạn đầu thế kỷ XX tại các nước xã hội chủ nghĩa do ảnh hưởng bởi hệ
tư tưởng Maclenin, tôn vinh tư tưởng chủ nghĩa Mác lê, nên quan tâm nhiều đến vấn
đề xã hội. Các nước XHCN suy tôn Mac là một trong những thủy tổ của ngành xã
hội học, thống sối tồn bộ lĩnh vực khoa học khác nhau nên trong văn hóa dân gian

nghiên cứu đến vấn đề xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa dân gian trong gian
3


đoạn này là để tìm các mối quan hệ xã hội của con người. Lịch sử hình thành các
nước Xã hội chủ nghĩa thường được tạo dựng bởi sức mạnh của quần chúng nhân
dân, phát huy sức mạnh của nhân dân có vai trị quyết định tiến bộ xã hội ( khác với
tư bản chủ nghĩa là vai trò cá nhân quan trọng quyết định mọi thứ). Bởi thế, nhân
dân trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội. Nghiên cứu ý
thức xã hội của nhân dân và vai trò của nhân dân, đặc biệt trong văn hóa dân gian là
nhiệm vụ quan trọng của các ngành khoa học xã hội. Vì vậy, xã hội học trở thành
mục tiêu nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan điểm xã hội học thường
đề cập tới vấn đề sau:
Nghiên cứu vai trị của văn hóa dân gian trong xã hội.
Trong thời kỳ văn hóa bác học chưa hình thành, văn hóa dân gian đóng vai
trị là nền tảng tinh thần trong toàn bộ xã hội. Vai trị của văn hóa dân gian trong nền
văn hóa dân tộc: Khi chưa có văn hóa bác học thì văn hóa dân gian là tồn bộ nền
văn hóa dân tộc. (Trước thế kỷ X cho tới triều đại Hùng vương ở Việt nam chỉ có
Văn hóa dân gian). Văn hóa dân gian là tồn bộ nền tảng tinh thần của xã hội. Nhiều
quan điểm cho rằng, đến tận thế kỷ XV, văn hóa ở xã hội ta vẫn cịn đang trên
đường phân hóa, đẳng cấp quý tộc. Vua quan vẫn chưa có một văn hóa với những
đặc điểm riêng thuộc, mặc dù bản thân đẳng cấp ấy thì đã được hình thành muộn
nhất cũng từ thời Lý. Nó vẫn phải dùng ca múa nhạc dân gian, nếu kể từ thời Lý
(thế kỷ XI) thì đến thế kỷ XV, nó mới bắt đầu tạo cho mình một ca múa nhạc riêng.
Bởi vậy, có thể cho rằng văn hóa dân gian chỉ xuất hiện trong xã hội giai cấp
thành thục, nghĩa là chỉ đến khi này nó mới thực sự đứng trước một văn hóa mới
hình thành là văn hóa bác học. Và cũng là đúng đắn khi nói văn hóa dân gian là sự
thực hiện văn hóa phong kiến, vừa cả các yếu tố dân chủ và xã hội chủ nghĩa như
V.I Lenin đã chỉ ra khi nói về văn hóa dân tộc. Nói cách khác, 'văn hóa dân gian là

văn hóa của nơng dân và thợ thủ cơng trong xã hội phong kiến". Vậy là trong xã hội
đẳng cấp, văn hóa dân gian và văn hóa bác học là hai thành phần lớn văn hóa cấu
thành văn hóa của xã hội.
4


Từ khi xuất hiện văn hóa bác học, văn hóa dân gian đóng vai trị tương tác
đối với văn hóa bác học theo 2 hướng:
- Văn hóa dân gian cung cấp những cứ liệu để hình thành nền văn hóa bác
học ( văn hóa bác học tiếp thu văn hóa dân gian, văn hóa bác học chép lại văn hóa
dân gian và dần dần sáng tạo nên văn hóa bác học)
- Văn hóa dân gian tạo nên tính dân tộc cho văn hóa bác học. Văn hóa dân
gian là cơ sở ni dưỡng cho văn hóa bác học phát triển. Văn hóa bác học khởi thủy
là ngoại nhập từ chữ Hán, từ sách Trung quốc nhưng văn hóa dân gian làm cho nền
văn hóa bác học khơng bị mất đi, khơng bị lai căng và có bản sắc riêng.
Nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan điểm xã hội học là nghiên cứu
những giá trị truyền thống trong dân gian. Truyền thống này hình thành trong nơng
dân, đó là truyền thống u nước chống giặc ngoại xâm. Hình thành tính cách con
người Việt Nam dũng cảm... đó chính là văn hóa.
Chúng ta có một hệ thống tín ngưỡng thờ các anh hùng cổ xưa, và tiêu chuẩn
được thờ là tinh thần yêu nước. Hình tượng những người anh hùng tạo nên truyền
thống văn hóa như các vị tổ nghề, các vị thần... Tinh thần dân chủ trong nền văn hóa
dân gian thể hiện ngay cả trong ngôn ngữ dân gian.
Hệ giá trị của văn hóa dân tộc, tiềm ẩn trong văn hóa dân gian. Chúng thể
hiện trên nhiều bình diện, như ứng xử của con người với môi trường tự nhiên theo
hướng nặng về thích ứng và hịa hợp hơn là chế ngự và biến đổi. Cách ứng xử này
còn thấy ở cách ăn, mặc, ở, đi lại, quan hệ cộng đồng… Cịn biết bao những giá trị
văn hóa dân tộc mà ta có thể tìm thấy trong kho tàng tri thức dân gian liên quan tới
môi trường, dưỡng sinh trị bệnh, tri thức về sản xuất và quản lý cộng đồng.
Các biểu tượng của văn hóa chủ yếu gắn với văn hóa dân gian. Hệ biểu tượng

này hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài và quy định những hành vi ứng xử của
cộng đồng.
Ta có thể nói tới biểu tượng “đất nước” trong văn hóa Việt Nam vừa mang
tính nội sinh: “đất” và “nước” hai yếu tố cơ bản tạo nên canh tác lúa của cư dân

5


nơng nghiệp; vừa mang tính ngoại sinh: “quốc gia” mơ hình của văn minh Trung
Hoa.
Quốc tổ các Vua Hùng – biểu tượng về cội nguồn, về tâm thức “uống nước
nhớ nguồn”, mà căn cỗi của nó là tục thờ cúng tổ tiên ở mỗi gia tộc, dòng họ. Biểu
tượng “tứ bất tử” (bốn vị thần bất tử): Chử Đạo tổ, Thánh Tản Viên, Thánh Gióng,
Thánh mẫu Liễu Hạnh, đó là hệ ý thức nhân sinh Việt Nam hình thành do đòi hỏi
xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến tự chủ, nhất là từ thời Lê…
Văn hóa dân gian với hệ giá trị và biểu tượng của nó đã làm nên cái gọi là
tâm thức dân gian, tâm hồn dân tộc. Những cái đó, tới lượt nó quy định các hành vi,
tình cảm, hồi vọng của con người. Bởi vậy, để ni dưỡng tâm hồn, tình cảm dân
tộc, xây dựng và củng cố các biểu tượng của dân tộc, chúng ta cũng phải bắt đầu từ
Văn hóa dân gian.
Tính cách truyền thống của văn hóa nơng nghiệp lúa nước: coi trọng uy
quyền và vai trò của người phụ nữ, hình thành nên một hệ thống tín ngưỡng trong
văn hóa dân gian. Xã hội trước đây được tồn tại là nhờ vào tín ngưỡng
Những biểu hiện của cái gọi là “ xã hội học dung tục” trong xu hướng
nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan điểm xã hội học
Hướng tiếp cận xã hội học tạo ra được rất nhiều thành tựu trong văn hóa dân
gian, nhưng cũng có vài hạn chế nhất định:
Hạn chế của việc nghiên cứu VHDG theo quan điểm xã hội học là quy cho
văn hóa dân gian những cái khơng có. Đơi khi tuyệt đối hóa quan niệm. Trong một
số trường hợp gọi là xã hội học dung tục, chúng ta tuyệt đối hóa cách suy nghĩ quan

điểm xã hội học và coi đó là hướng nghiên cứu duy nhất đối với văn hóa dân gian,
nên trong nhiều trường hợp người ta đã suy diễn và quy kết cho văn hóa dân gian
những cái khơng có. Lấy vấn đề giai cấp là vấn đề quan trọng và quy hết về vắn đề
giai cấp (Thạch sach, tấm...là người nông dân, con cám, lý Thông là giai cấp thống
trị)
Một ví dụ điển hình là quan niệm về màu sắc. Trong mỗi chúng ta hẳn ai
cũng từng biết câu tục ngữ:
6


“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao khơng dùng nhiễu xanh, nhiễu tím mà lại
dùng nhiễu điều. Bởi điều có nghĩa là màu đỏ. Mà thời đó màu đỏ được quan niệm
là màu gắn với cách mạng, màu của đi lên, màu của chiến thắng.
2. Anh (chị) hiểu như thế nào là xu hướng nghiên cứu văn hóa dân gian
theo quan điểm lịch sử-dân tộc học?
Nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan điểm lịch sử-dân tộc học là nghiên
cứu cái gì? (nói cách khác: đối tượng của nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan
điểm lịch sử-dân tộc học là gì?)
Nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan điểm lsdth là đi tìm sự thật trong văn
hóa dân gian. các nhà lsdth cho rằng văn hóa dân gian khơng biết nói dối bao giờ,
các nhà khảo cổ học đã tìm sự thật trong sử thi ( Dựa trên Cuộc chiến thành Troy,
phát hiện ra chân móng thành troy).
VD: VN đi tìm sự thật trong thành Cổ Loa, và các nhà khảo cổ học đã tìm ra
dấu vết thành Cổ Loa, thành có nhiều vịng thành bao bọc và có hình xốy chân ốc...
Từ vhdg chứng minh sự thật bằng vật chất ( theo GS Bùi Văn Nguyên, căn cứ vào
truyền thuyết thì thành Cổ loa không ở Đông Anh mà ở Nghệ An, cái chết của Mỵ
Châu và An Dương Vương là ở Nghệ An.
Đối tượng của nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan điểm lịch sử-dân tộc

học là việc xem xét, tìm hiểu văn hóa dân gian qua các thời kỳ, theo một trình tự
liên tục và nhiều mặt, có lớp lang sau trước, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện
tượng khác. Vd: như với văn hóa dân tộc. Đảm bảo tính liên tục về thời gian của các
sự kiện; làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của văn hóa
dân gian, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của văn hóa dân gian với các sự vật
xung quanh.
Phương pháp lịch sử giúp chúng ta có thể đi sâu tái dựng được cả khơng khí
lịch sử, cả tâm lý và tình cảm của con người trong những sự vật, hiện tượng tiêu
biểu. Như chúng ta đã biết, lịch sử diễn biến, phát triển thông qua các sự vật, hiện
7


tượng lịch sử. Phương pháp lịch sử không phải chỉ là trình bày nhiều sự vật, hiện
tượng mà phải biết lựa chọn, trình bày các sự vật, hiện tượng tiêu biểu, điển hình.
Những sự vật, hiện tượng đó là những biểu hiện tập trung nhất phản ánh quy
luật vận động của lịch sử. Thí dụ, văn hóa dân gian trước năm 1945 mang những
đặc điểm khác so với văn hóa dân gian sau năm 1975…
Cơ sở của sự hình thành xu hướng nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan
điểm lịch sử-dân tộc học ?
Sự ra đời và định hình của văn hóa dân gian gắn với những giai đoạn sớm
nhất của lịch sử dân tộc. Đó là thời kỳ văn hóa Đơng Sơn – Hùng Vương dựng
nước, thời kỳ mở đầu của lịch sử dân tộc, lịch sử quốc gia và lịch sử văn hóa Việt
Nam, thời kỳ “nhất thành” để sau đó “vạn biến”. Văn hóa dân gian là “văn hóa
gốc”, “văn hóa mẹ”, tức văn hóa khởi nguồn, sản sinh và ni dưỡng các hình thức
phát triển cao sau này, như văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. Văn hóa dân
gian cịn là văn hóa của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao.
Tất cả các nhân tố kể trên khiến cho văn hóa dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản
sắc cao của văn hóa dân tộc. Đó là những cơ sở để nghiên cứu VHDG.
Nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan điểm lịch sử-dân tộc học thường đề
cập đến những nội dung nào của văn hóa dân gian?

Hệ giá trị của văn hóa dân tộc, trước nhất tiềm ẩn trong văn hóa dân gian.
Chúng thể hiện trên nhiều bình diện, như ứng xử của con người với mơi trường tự
nhiên theo hướng nặng về thích ứng và hịa hợp hơn là chế ngự và biến đổi. Cách
ứng xử này còn thấy ở cách ăn, mặc, ở, đi lại, quan hệ cộng đồng… Còn biết bao
những giá trị văn hóa dân tộc mà ta có thể tìm thấy trong kho tàng tri thức dân gian
liên quan tới môi trường, dưỡng sinh trị bệnh, tri thức về sản xuất và quản lý cộng
đồng.
Các biểu tượng của văn hóa chủ yếu gắn với văn hóa dân gian. Hệ biểu tượng
này hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài và quy định những hành vi ứng xử của
cộng đồng.

8


Ta có thể nói tới biểu tượng “đất nước” trong văn hóa Việt Nam vừa mang
tính nội sinh: “đất” và “nước” hai yếu tố cơ bản tạo nên canh tác lúa của cư dân
nơng nghiệp; vừa mang tính ngoại sinh: “quốc gia” mơ hình của văn minh Trung
Hoa.
Quốc tổ các Vua Hùng – biểu tượng về cội nguồn, về tâm thức “uống nước
nhớ nguồn”, mà căn cỗi của nó là tục thờ cúng tổ tiên ở mỗi gia tộc, dòng họ. Biểu
tượng “tứ bất tử” (bốn vị thần bất tử): Chử Đạo tổ, Thánh Tản Viên, Thánh Gióng,
Thánh mẫu Liễu Hạnh, đó là hệ ý thức nhân sinh Việt Nam hình thành do địi hỏi
xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến tự chủ, nhất là từ thời Lê…
Văn hóa dân gian với hệ giá trị và biểu tượng của nó đã làm nên cái gọi là
tâm thức dân gian, tâm hồn dân tộc. Những cái đó, tới lượt nó quy định các hành vi,
tình cảm, hồi vọng của con người. Bởi vậy, để ni dưỡng tâm hồn, tình cảm dân
tộc, xây dựng và củng cố các biểu tượng của dân tộc, chúng ta cũng phải bắt đầu từ
Văn hóa dân gian.
Xu hướng nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan điểm lịch sử-dân tộc học
đang gặp những khó khăn gì?(nói cách khác: xu hướng nghiên cứu này đang bộc lộ

những hạn chế gì?)
Xu hướng nghiên cứu văn hóa dân gian theo quan điểm lịch sử-dân tộc học
đang bộc lộ những hạn chế nhất định bởi văn hóa dân gian chủ yếu là sáng tạo nghệ
thuật, nó là tâm thức dân gian, tâm hồn dân tộc. Còn xu hướng nghiên cứu văn hóa
dân gian theo quan điểm lịch sử-dân tộc học lại tìm hiểu văn hóa dân gian qua các
thời kỳ, theo một trình tự liên tục và nhiều mặt, có lớp lang sau trước, trong mối liên
hệ với các sự vật. Rất khó để phân chia một cách rạch ròi.
3. Anh (chị) hiểu như thế nào là xu hướng nghiên cứu văn hóa dân gian
theo quan điểm văn hóa học?
Nghiên cứu một hiện tượng (hay một q trình) văn hóa dân gian theo quan
điểm văn hóa học, cần phải làm gì?(đặt trong các mối quan hệ như thế nào?)
Đầu thế kỷ 20 bắt đầu nghiên cứu vấn đề chung về văn hóa và ngành văn hóa
học chỉ mới được đặt tên trong những năm gần đây. trước đây người ta nghiên cứu
9


văn hóa, các thuộc tính bình diện cụ thể, được hình thành từ lâu. Nghiên cứu văn
hóa học là nghiên cứu sự khác nhau của bình diện văn hóa, từ đó nghiên cứu văn
hóa dân gian, nghiên cứu theo hướng ngun hợp. VD: Dân ca là loại hình văn hóa
âm nhạc, nếu tìm hiểu dân ca mà chỉ nghiên cứu lời khơng hoặc âm nhạc khơng thì
ta mới chỉ hiểu được một nửa, mà ta phải nghiên cứu cả lời và âm nhạc.
Muốn nghiên cứu 1 hiện tượng (hay một q trình) văn hóa dân gian theo
quan điểm văn hóa học cần phải đặt văn hóa dân gian trong mối quan hệ với văn
hóa dân tộc, văn hóa nhân loại
“Bởi vì đó là nơi tập trung các quan hệ tương tác tạo ra những đặc tính gộp
trội của văn hóa, nói lên bản chất của văn hóa mà nếu chỉ dừng lại quan sát các yếu
tố riêng lẻ thì khơng thể nào nhận ra những đặc trưng mang tính bản chất”.
Hiểu thế giới biểu tượng như là kết quả của sự tương tác giữa thế giới thực tại
và thế giới ý niệm, với tư cách là đối tượng của văn hóa học là những sản phẩm,
những giá trị văn hóa của mối quan hệ tương tác giữa ba thế giới ấy trong một tồn

thể khơng tách rời, ơng cho rằng có thể giải mã văn hóa như một tổng thể các hệ
thống ký hiệu, trong đó, văn hóa học coi trọng tâm là “hệ thống ký hiệu hàm nghĩa”,
những biểu hiện then chốt nhất của văn hóa tinh thần. Nắm được “cơ chế tạo nghĩa”
là rất quan trọng để giải mã được tâm thức của một dân tộc. Nó giúp đi vào cấu trúc
chiều sâu của văn hóa, những hằng số phát lộ “lý do lựa chọn” và “độ khúc xạ văn
hóa” của dân tộc đó.
GS. TS. Phạm Đức Dương cho rằng, tâm thức của loài người và của từng dân
tộc bao gồm cả trí tuệ và tâm linh, trong đó đời sống tâm linh rất khó nhận diện
nhưng lại đóng vai trị hết sức quan trọng tạo nên linh hồn văn hóa của lồi người và
của từng dân tộc, điều có thể cảm nhận mà lại khơng dễ giải thích bằng trí tuệ. Ơng
viết:
“Có lẽ đó là vấn đề nan giải nhất để hiểu cái hồn văn hóa mà các cụ thường nói
là “khí thiêng sơng núi”, “hồn thiêng đất nước”, là “địa linh nhân kiệt”. Vấn đề này
dường như trái với tinh thần “khoa học”, hay nói cách khác ngược lại, là tính duy lý
khoa học sẽ bóp nghẹt cái duy cảm văn hóa”.
10


Để làm được điều này, nghĩa là để văn hóa học là một bộ môn khoa học theo
phương pháp tư duy logíc, ngồi việc sử dụng các phương pháp thơng thường như
mơ tả, phân tích, trắc nghiệm, định lượng..., theo ông, “phải dành một khoảng trống
rất lớn cho sự cảm nhận sâu sắc bằng tuệ giác của con người mà tư duy khoa học
khơng thể nào giải thích nổi, và chấp nhận nó như là những giả thiết... Chỉ có như
thế chúng ta mới giải toả được hố phân cách trong các mối quan hệ giữa văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần, giữa duy vật và duy tâm, giữa phương Đông và phương
Tây, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội”
GS.TS. Phạm Đức Dương cho rằng phương pháp liên ngành là sản phẩm của
tư duy hệ thống hiện đại, là sự liên kết các phương pháp riêng biệt của nhiều ngành
khác nhau như là những phương pháp cụ thể dưới sự chỉ đạo của phương pháp luận
mới để khám phá đối tượng. Ông phân lập ba mức độ liên ngành:

a, Mức độ sơ đẳng và cơ bản nhất là dùng các khái niệm và phương pháp của
ngành này áp dụng cho ngành kia.
b, Mức độ thứ hai là vận dụng những quy luật được phát hiện ở ngành này để
soi vào những ngành khác với hai mục đích: một là theo sự gợi ý của ngành khác để
tìm quy luật cho ngành mình, một gợi ý có tính chất định hướng. Hai là những quy
luật mang tính khái quát chung cho các ngành khoa học.
c, Mức độ thứ ba là xác định điểm giao thoa giữa các bộ mơn văn hóa. Trên cơ
sở xác định đề tài, tổ chức nhóm cơng trình bao gồm nhiều bộ môn khác nhau để
xác định điểm giao thoa giữa các ngành và tập trung nghiên cứu khu vực giao thoa
đó. Điểm giao thoa là nơi gặp nhau của các thuộc tính bản chất của văn hóa chứa
đựng trong các thành tố của nó. Tại đây quan hệ nhiều chiều của các yếu tó văn hóa
sẽ làm nổi bật cái tổng thể như một hệ thống, đồng thời khắc hoạ đậm nét hơn
những bình diện khác nhau và tính đặc thù của mỗi yếu tố cấu thành.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đã vận dụng thành cơng phương pháp
tiếp cận liên ngành trong văn hóa học. Có thể nhắc đến một số tác giả tiêu biểu như
GS. Trần Quốc Vượng với cái nhìn đại-văn hóa, GS. Trần Đình Hượu đi từ văn học,

11


triết học đến văn hóa, hoặc GS.TS. Phạm Đức Dương, GS.TS. Ngô Đức Thịnh,
GS.TS. Trần Ngọc Thêm từ dân tộc học, ngơn ngữ học đến văn hóa học...
Những lý luận và kinh nghiệm ứng dụng của người đi trước sẽ giúp chúng ta
triển khai nghiên cứu văn hóa học bằng phương pháp tiếp cận liên ngành. Phương
pháp này giúp chúng ta khai thác và xử lý hiệu quả nguồn tư liệu sử học, dân tộc
học, văn hóa dân gian trong việc nghiên cứu những vấn đề về lĩnh vực văn hóa ở
nước ta hiện nay.
Khơng lạ với quan điểm văn hóa dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc:
Văn hóa dân gian – cội nguồn của văn hóa dân tộc
Người ta thường nói văn hóa dân gian là “cội nguồn của văn hóa dân tộc”

là ”văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ”. Điều đó hàm nghĩa văn hóa dân gian gắn với lịch
sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục ni dưỡng văn hóa dân tộc.
Nói văn hóa dân gian là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ” cịn là vì văn hóa dân gian
nảy sinh, tồn tại dưới dạng nguyên hợp, các bộ phận cịn gắn bó chặt chẽ với nhau.
Theo Hồi Thanh thì “Từ thủa sơ sinh, nhạc, thơ, múa và kịch đều chung một mâm.
Đến khi lớn lên thì các loại hình tách bạch ra, nhưng vẫn phải nương tựa vào nhau.
Thơ dân gian tồn tại, phát triển và lưu truyền bằng hát đối đáp. Nếu bỏ nhạc thì múa
khó thành. Mất sự tích văn học, mất làn điệu, mất múa thì chèo cũng mất. Tranh
Đông Hồ cũng phải đi liền với hội tết”.
Có con người là có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc. Văn hóa đó trước
nhất là văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Qua văn hóa dân gian,
nhân dân lao động “tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình”. Các nền
văn hóa khảo cổ thuộc xã hội ngun thủy như Hịa Bình, Đơng Sơn tuy khơng phải
là văn hóa dân gian, nhưng lại là nguồn cội để hình thành văn hóa dân gian.
Đến thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ hình thành nền văn hóa dân tộc, thì trước hết
đó là văn hóa dân gian, văn hóa của nhân dân lao động. Họ “tự biểu hiện mình, tự
phản ánh cuộc sống của mình” ở thời kỳ khởi nguồn của đất nước.
Thời kỳ Đại Việt (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX), cùng với sự phát triển xã hội,
văn hóa dân tộc khơng cịn thuần nhất mà bên cạnh văn hóa dân gian đã xuất hiện
12


văn hóa chun nghiệp, bác học, cung đình. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có mối quan
hệ tác động qua lại: Văn hóa dân gian vẫn là cội nguồn ni dưỡng văn hóa bác học,
chun nghiệp, cung đình; văn hóa bác học, chun nghiệp, văn hóa cung đình tác
động trở lại, góp phần nâng cao và định hình văn hóa dân gian. Hiện tượng Truyện
Kiều của Nguyễn Du, sách Nam dược thần diệu của Tuệ Tĩnh thể hiện sự tác động
qua lại đó.
Từ quan điểm cho rằng văn hóa dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc thì
trong hoạt động thực tiễn nhằm bảo tồn và chấn hưng văn hóa dân tộc chúng ta phải

bắt đầu từ văn hóa dân gian.
Thế nào là phương pháp liên ngành trong nghiên cứu theo quan điểm văn
hóa học.
"Có thể nói văn hóa học là một khoa học khơng chỉ mới định hình vào cuối thế
kỷ XX mà còn là một khoa học đòi hỏi một phương pháp nghiên cứu liên ngành và
xuyên ngành".
Sau khi đã xác định đối tượng nghiên cứu của văn hóa học là cái văn hóa trong
tính tổng thể hợp trội của nó, bước tiếp theo, Nguyễn Tri Nguyên phân tích cấu trúc
đa diện, đa thành tố của cái văn hóa, xét từ các phương diện: "cấu trúc hình thái tồn
tại" (hình thái chuẩn mực, hình thái giá trị, hình thái biểu tượng) "phương thức tồn
tại" (văn hóa phi vật thể - bao hàm cả văn hóa tâm linh, văn hóa vật thể); từ phương
diện "cấu trúc tương quan tồn tại" cá nhân, cộng đồng, văn hóa, nó cho phép và bắt
buộc tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, tạo nên tính đa tầng của các ngành nghiên
cứu, từ "liên ngành văn hóa học", liên ngành theo "cấu trúc đồng đại - lịch đại", liên
ngành "nhân học văn hóa": bao gồm cả văn hóa dân gian, dân tộc học, nghệ thuật
học, xã hội học văn hóa, văn bản học - ký hiệu học, tâm lý học, địa văn hóa, dân tộc
chí, lịch sử văn hóa, triết học văn hóa, triết học hình thái biểu tượng, hoặc văn hóa
học lý thuyết và văn hóa học ứng dụng…
Dĩ nhiên liên ngành không phải là con số cộng các chuyên ngành, nhận thức về
con voi trong tính tồn vẹn của nó cũng không phải là tổng cộng giản đơn nhận thức
về từng bộ phận cấu thành được cảm nhận bởi tri giác riêng lẻ của các ông xẩm sờ
13


voi. Vì vậy, PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên đi tiếp một bước nữa trong loogic tư duy
của ông về văn hóa học, đó là nhận thức phương pháp tiếp cận liên ngành ở nhiều
cấp độ. Ông cho rằng đã và đang có nhiều định nghĩa khác nhau về sự liên ngành đi
từ sự hợp tác riêng lẻ của 2 chuyên ngành nhằm lý giải những vấn đề giáp ranh, cho
đến nhận thức về sự liên ngành như là hình mẫu nghiên cứu có tính tổng hợp mới.
Trong khoa học hiện đại, sự liên ngành dựa trên một nền tảng phát triển cao của các

khoa học phân tích đã ra đời, đó chính là sự nghiên cứu có tính hợp đề.
Tán thành đề nghị của J. Mittelstrass, "sự liên ngành đích thực là sự xuyên
ngành. Xuyên ngành là làm cho các ngành riêng lẻ khơng cịn như nó vốn
có", Nguyễn Tri Nguyên khẳng định:
"Đa ngành, liên ngành, đa số ngành và xuyên ngành là những cấp độ và hình
thức tham gia của nhiều chuyên ngành vào phương pháp nghiên cứu nào đó. Nhưng
chỉ có sự chuyên ngành mới đạt đến chất lượng cao của cái phương pháp mà ta gọi
là phương pháp liên ngành, đó chính là một sự hợp đề".
Đây là một bước tiến dài trên con đường nhận thức, xây dựng và phát triển lý
luận về phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa học.
4. Anh (chị) hiểu như thế nào là xu hướng loại hình học trong nghiên cứu
văn hóa dân gian
Như thế nào là nghiên cứu loại hình?
Phương pháp loại hình: thật sự hình thành và phổ biến vào thế kỉ XX.
Vladimir Propp (Nga) áp dụng phương pháp loại hình để phân loại ra các loại hình
chức năng tự sự cho truyện cổ tích. Hiện tượng đồng hình giữa các tác phẩm tự sự
có cấu trúc tưởng như khác biệt nhau cho phép thiết lập những mối liên hệ thao tác
nhất định giữa các cấp độ tổ chức khác nhau của một tác phẩm tự sự. Và ở mỗi nhà
nghiên cứu, loại hình cấu trúc mang một ý nghĩa cụ thể khác nhau. Theo tác giả, lợi
ích cơ bản của phương pháp này là giúp ta nhận dạng sự vật và qua đó xác định
được tính chất và ý nghĩa của nó. Có hai phương thức áp dụng của phương pháp
loại hình trong nghiên cứu văn hóa:
14


- Dùng phương pháp loại hình để phân loại các hiện tượng văn hóa dân gian,
trên cơ sở của việc chứng minh các nhóm hiện tượng giống nhau theo một tiêu
chuẩn nào đó.
- Từ những đặc điểm chung của một loạt hiện tượng văn hóa dân gian, chứng
minh cho sự tồn tại của một loại hình văn hóa dân gian nào đó, biện hộ cho quyền

tồn tại và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
Như thế nào là nghiên cứu cấu trúc?(chú ý thành tố cấu trúc và quan hệ cấu
trúc)
Phương pháp cấu trúc: có cơ sở lý luận là chủ nghĩa cấu trúc.
Hai giai đoạn của chủ nghĩa cấu trúc hình thành nên hai phương pháp cấu
trúc:
- Phương pháp cấu trúc cổ điển: Chủ nghĩa cấu trúc quan niệm ý nghĩa của sự
vật phụ thuộc vào sự kết cấu của các thành phần trong một cấu trúc, nó coi trọng cái
cấu trúc đồng đại hơn diễn biến lịch đại của sự vật, tổng thể hơn cá thể. Trong văn
hóa dân gian ta thấy ý nghĩa của văn hóa dân gian phụ thuộc vào kết cấu của nó
(văn chương truyền miệng, văn hóa vật chất, văn hóa ứng xử, các thành phần lai
pha). Nó nhấn mạnh đến cấu trúc – các thành tố cấu thành văn hóa dân gian.
- Phương pháp cấu trúc phân giải (hậu cấu trúc): có cơ sở là chủ nghĩa hậu
cấu trúc với quan niệm cấu trúc có thể có nhiều tầng nhiều lớp ý nghĩa và ln ln
mở rộng, do đó việc đọc tác phẩm khơng cịn là đi tìm cấu trúc nội tại của nó mà là
mượn “mã" đặc trưng của tác phẩm văn hóa dân gian để phân giải và mở rộng ý
nghĩa. Ở đây người thưởng thức tự do tạo nghệ thuật cho tác phẩm và vị trí đặc
quyền được dành cho sự hỗn loạn. Quan điểm này dẫn đến xu hướng cực đoan,
trong việc nghiên cứu văn hóa dân gian.
Các hình loại văn hóa dân gian
Văn hóa dân gian chỉ là một giai đoạn của sự phát triển của văn hóa của một
cộng đồng xã hội. Do đó, khi nói các hình loại văn hóa dân gian thì ấy là nói các
hình loại văn hóa mà lịch sử đã đạt được từ khi ấy trở về trước, không phải chỉ riêng
15


những hình loại được sản sinh trong đích thời kỳ nơng nghiệp phong kiến.Việc phân
loại các hình loại văn hóa dân gian cũng gặp những khó khăn do thường bị trùng lặp
hoặc bỏ sót (như câu đố có thể được xếp vào văn chương truyền miệng, cũng có thể
xếp vào trò chơi). Phần lớn các nhà folklore đã đồng ý chia thành một số loại lớn

truyền thống như sau:
- Văn chương truyền miệng
Các chủng văn chương truyền miệng bao gồm sự diễn đạt nói và hát. Có thể
chia chúng thành ba nhóm chính: CHuyện dân gian, diễn từ dân gian, khúc hát dân
gian.
- Văn hóa vật chất
Trong khi các thể loại truyền miệng chỉ tồn tại trong trí nhớ người, thì ở một
đầu cực khác, văn hóa vật chất tồn tại ở những sản phẩm hữu thể và hữu hình, bao
gồm: kiến trúc, các nghệ thuật tạo hình, mỹ nghệ.
- Văn hóa ứng xử
Bao gồm ba thành phần khn mẫu ứng xử:
a. Những khuôn mẫu thông thường, tức những hành vi được định thức hóa
trong sự ứng xử giữa các vai trò xã hội trong đời sống hàng ngày.
b. Những khuôn mẫu đặc biệt, tức những nghi thức đặc biệt đối với các đối
tượng đặc biệt, ấy là các Lễ Tết hội.
c. Một khu vực thường được tránh nói đến là những khn mẫu ứng xử trong
tình dục, song dù muốn hay không chúng vẫn bộc lộ một trinh độ nhất định văn hóa,
và do đó mà có tác động hiển nhiên đến sự phát triển xã hội.
các thành phần trên hợp thành nếp sống của một xã hội và được coi là một
yếu tố quan trọng của văn hóa.
- Những thành phần lai pha
Là các hình loại đứng ở giữa văn chương truyền miệng và văn hóa vật chất.
Chúng chứa đựng một hành động, một sự dàn dựng và những phụ tùng diễn tả. Có
thể chia làm bốn: Nhóm nghệ thuật dân gian, nhóm các trị chơi, nhóm các cảnh
diên, nhóm kỹ thuật nấu nướng.
16


Như thế nào là cấu trúc đa tầng trong văn hóa dân gian?
Cấu trúc đa tầng vd như di sản truyền miệng gồm có rất nhiều cấu trúc: ngữ

văn dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian. Trong
ngữ văn dân gian lại phân chia thành các cấu trúc đa tầng nhỏ hơn: ca dao, tục ngữ,
hò vè, sử thi, chuyện dân gian… Trong chuyện dân gian lại được cấu trúc thành
huyền thoại, chuyện ngụ ngôn, chuyện cười…
Quan hệ giữa nghiên cứu cấu trúc và nghiên cứu lịch sử?
Quan hệ cấu trúc trọng cái cấu trúc đồng đại hơn diễn biến lịch đại của sự vật,
tổng thể hơn cá thể còn nghiên cứu lịch sử là việc xem xét, tìm hiểu văn hóa dân
gian qua các thời kỳ, theo một trình tự liên tục và nhiều mặt, có lớp lang sau trước,
trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác vd như với văn hóa dân tộc. Hai
phương pháp này tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng thực chất nó có mối liên hệ
khơng tách rời, trái lại nó cịn bổ sung, hồn thiện hơn trong xu hướng nghiên cứu
văn hóa dân gian hiện nay.

17



×