Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Gián án chuyên đề hệ sinh thái cửa sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 17 trang )

Sinh Thái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc
Trường:Đại học Tây Đô
Khoa: Sinh học ứng dụng
Lớp: Nuôi trồng thủy sản 4

CHUYÊN ĐỀ: HỆ SINH THÁI CỬA SÔNG
NHÓM SINH VIÊN LÀM CHUYÊN ĐỀ:
1. ĐINH HỮU PHƯỚC 0953040029
2. VÕ MINH TUẤN 0953040042
3. LÊ VĂN NHỎ 0953040026
4. NGUYỄN TẤN ĐẠT
5. VÕ VĂN RUM 0953040031
6. NGUYỄN VŨ TRƯỜNG GIANG 0953040011
7. LÊ ĐÌNH QUỐC KHÁNH 0953040013
Sinh Thái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc
CHUYÊN ĐỀ: ẢNH HƯỞNG CỦA CON NGƯỜI
ĐẾN HỆ SINH THÁI CỬA SÔNG – BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC – LIÊN HỆ TẠI VIỆT NAM
Sinh Thái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc
A. GIỚI THIỆU
Hiện nay tình trạng ô nhiễm ở các cửa sông ở tình trạng báo động khẩn cấp, đe dọa trực
tiếp và gián tiếp đến hệ sinh thái cửa sông mà chính con người đã gây ra. Kết quả thu được ở các
cửa sông ở ĐBSCL thuộc lưu vực cuối cùng của sông MêKông. Trong bài báo cáo này chúng ta sẽ
tìm hiểu về tình hình ô nhiểm cửa sông do con người gây ra và biện pháp khắc phục tình trạng ô
nhiễm ở các cửa sông.
I. Mở đầu
Hệ sinh thái cửa sông ở Việt Nam phần lớn rất nhạy cảm. Tính mềm dẻo sinh thái của hệ sinh
thái cửa sông lưu vực các cửa sông MêKông làm cho hệ đó luôn ở trong trạng thái hoạt động
mạnh, vì vậy thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, kể cả các tác động của thiên
nhiên, cũng như những tác động của con người.
Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông MêKông, nơi dòng sông


MêKông dài 4.200 km bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy qua 6 quốc gia tạo nên trước khi
đổ ra Thái Bình Dương. Sông MêKông là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho vùng Đông Nam Á
và đây cũng là vựa cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Khoảng 40 triệu người ở khu vực này sống nhờ
vào việc đánh bắt thủy sản trên sông MêKông, với giá trị hàng năm đạt 2,5 tỷ đô la. Tuy nhiên
việc đánh bắt quá mức cho phép đã dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên và thay
vào đó là việc nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp. Việc phát triển các vùng nuôi trồng
thuỷ sản với tốc độ nhanh như hiện nay tại các đầm phá, eo vịnh, bãi triều, các vùng trồng lúa kém
hiệu quả và các hình thức nuôi cá lồng bè quây lưới ở mật độ dày, thải ra một lượng không nhỏ
thức ăn dư thừa, tồn đọng hóa chất cũng là tác nhân không nhỏ gây ô nhiễm nguồn nước, phát sinh
dịch bệnh tràn lan. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đang đau đầu về vấn đề ô nhiễm môi
trường mà chính người nông dân và các doanh nghiệp gây ra.
II. Nghiên cứu
1. Khái niệm về HST cửa sông
Cửa sông (estuary) là thủy vực ven bờ tương đối kín, nơi mà nước ngọt và nước biển gặp nhau
và trộn lẫn vào nhau. Các đặc trưng về địa mạo, lịch sử địa chất và điều kiện khí hậu tạo nên sự
khác biệt về tính chất vật lý và hóa học của các cửa sông. Kiểu tiêu biểu nhất là cửa sông châu thổ
ven bờ (coastal plain estuary). Các cửa sông thuộc kiểu này được hình thành vào cuối kỷ băng hà
muộn, khi nước biển dâng lên ngập các châu thổ sông ven biển. Kiểu cửa sông thứ hai là vịnh nửa
kín (semi-enclose bay) hoặc đầm phá (lagoon). Ở đây các doi cát song song với đường bờ hình
thành và ngăn cản một phần sự trao đổi nước từ biển. Độ muối trong các trong các đầm khác nhau
nhiều, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Kiểu cửa sông cuối cùng là vịnh hẹp. Các thung lũng này
bị trũng bởi hoạt động băng hà và sau đó bị ngập bởi nước biển. Chúng đặc trưng bởi cửa nông
làm hạn chế trao đổi nước trong vịnh với biển.
2. Lịch sử hình thành sông Cửu Long
Sông Cửu Long (người Âu Mỹ gọi là MêKông) là một trong những con sông lớn nhất trên thế
giới. Xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc), băng qua Tây Tạng theo suốt chiều
dài tỉnh Vân Nam, qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi đổ vào Việt Nam.
Sinh Thái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc
Người Tây Tạng cho rằng, thượng nguồn sông Mê Kông chia ra hai nhánh: nhánh Tây Bắc
(Dzanak chu) và nhánh Bắc (Dzakar chu). Nhánh Tây Bắc được biết đến nhiều hơn, vị trí gần đèo

Lungmug với chiều dài 87,75km. Nhánh Bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này,
từ độ cao 5224m, gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12km và 89,76km. Đầu nguồn của dòng
sông đến nay đã được xác định rõ qua những cuộc thám hiểm gần đây (MêKông kí sự).
Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, đoạn đầu nguồn tiếng Tây
Tạng gọi là Dza Chu tức Trát Khúc. Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc; ở
gần Xương Đô, tạo ra Lan Thương Giang (có nghĩa là “con sông lượn sóng”). Phần lớn đoạn sông
này có các hẻm núi sâu, và con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500m so với
mực nước biển. Người Lào và người Thái Lan gọi là Mẹkong hay Mékăng, Méganga có nghĩa là
Sông Mẹ hay Sông Lớn. Tên gọi này có từ khoảng thế kỷ thứ 11, lúc tộc người Thái Lan tiến về
phía Nam lập quốc trên vùng bán đảo Đông Dương.
Tương tự tại Campuchia, sông có tên gọi là Mékông hay Tông-lê Thơm (sông lớn).
3. Hệ sinh thái tại cửa sông MêKông
a. Thực vật
• Rừng ngập mặn:
- Diện tích tự nhiên 39.734km
2
+ Hệ sinh thái rừng Tràm U Minh
Sinh Thái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển
+ Hệ sinh thái nông nghiệp
Sinh Thái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc
- Hiện có khoảng 347.500 ha rừng các loại chiếm 10% diện tích đất tự nhiên.
- Hệ thực vật rừng ngập mặn phổ biến ở vùng ven biển ĐBSCL là các loài mắm trắng, đước,
bần trắng, bần chua, vẹt tách, dà quánh, dà vôi, giá, cóc vàng, dừa nước…
Theo số liệu của ngành lâm nghiệp, vùng ĐBSCL có 98 loài cây rừng ngập mặn.
Những năm qua, rừng ngập mặn ven biển bị tác động làm suy giảm mạnh mẽ do các
nguyên nhân: phá rừng làm ruộng rẫy, phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản, phá rừng lấy củi, gỗ…
Số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 1980-1995 các tỉnh ĐBSCL đã bị mất 72.825 ha rừng,
bình quân hàng năm bị mất 4.855 ha với tốc độ 5%/năm. Những năm gần đây, công tác bảo vệ và
phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển được các tỉnh trong khu vực quan tâm thực hiện,

đặc biệt là dự án trồng 5 triệu ha rừng của quốc gia và các dự án hợp tác quốc tế như: Dự án Phát
triển và bảo vệ các vùng đất ngập nước ven biển tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà
Vinh; Dự án Khu dự trữ quốc gia U Minh Thượng, Chương trình sử dụng bền vững và bảo tồn đa
dạng sinh học đất ngập nước khu vực sông MêKông… Tuy nhiên, những tác động tiềm ẩn vẫn
đang tiếp tục đe dọa hệ sinh thái rừng ngặp mặn ở ĐBSCL. Tình hình đó đòi hỏi phải có các giải
pháp hữu hiệu trong quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, trong tổ chức khai thác
kinh tế tài nguyên gắn liền với phát triển hệ sinh thái đặc thù này để bảo vệ và phát triển bền vững
khu vực ĐBSCL.
Diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn là một tác nhân ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến
công tác quản lý quy hoạch và khai thác bền vững nguồn tài nguyên vẹn biển ở khu vực ĐBSCL.
Nuôi tôm đem lại lợi ích kinh tế nhanh, nhưng hậu quả là “Tôm đến Rừng Tan” làm suy giảm
mạnh rừng ngập mặn, làm biến đổi môi trường đất, môi trường nước và môi trường sinh thái.
Trong khi đó, chúng ta lại chưa có các giải pháp hữu hiệu trong vấn đề phát triển kinh tế gắn với
bảo vệ môi trường để phát triển bền vững ở các vùng ven biển khu vực ĐBSCL. Những tổn thất
rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt các biến đổi về môi trường, sinh thái trong khu vực. Thảm rừng
ngập mặn có độ che phủ cao trở nên trơ trọi, bị chia cắt phân tán thành nhiều thảm nhỏ và thay
bằng các vuông tôm, kênh mương đào đắp, sên vét bùn đất để lấy mặt nước nuôi tôm; môi trường
đất bị ô nhiễm do quá trình phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; đất đai bị phát quang làm gia tăng quá
trình rửa trôi do mưa, gia tăng quá trình lan truyền phèn trong môi trường đất, nước và các hệ sinh
thái; giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng; đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh chóng do
không còn điều kiện thích hợp để các loài sinh vật sinh sống và trú ngụ; sự biến đổi môi trường vi

×