Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Xây dựng mô hình vườn rau học tập cho trẻ em độ tuổi từ 3 đến 10 trong chung cư trường hợp nghiên cứu tại chung cư 139 lý chính thắng, quận 3, tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔ THỊ HỌC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NIÊN KHÓA 2013 – 2014

XÂY DỰNG MƠ HÌNH VƯỜN RAU HỌC TẬP
CHO TRẺ EM ĐỘ TUỔI TỪ 3 ĐẾN 10 TRONG CHUNG
CƯ - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CHUNG CƯ 139
LÝ CHÍNH THẮNG, QUẬN 3, Tp.HCM.
Chủ nhiệm đề tài :
BÙI THANH THẢO

Thành viên :
TRƯƠNG KIẾN HỶ
LÊ THANH XUM
NGUYỄN HOÀNG YẾN
Giảng viên hướng dẫn :

ThS. ĐẶNG NGUYỄN THIÊN HƯƠNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.

Lý do chọn đề tài : .................................................................................... 1

2.



Tình hình nghiên cứu đề tài: ................................................................... 3

3.

Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 27

4.

Mục đích nghiên cứu: ............................................................................ 28

5.

Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................. 29

6.

Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................... 29

7.
Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và đối tượng thụ
hưởng: ................................................................................................................ 30
8.

Ý nghĩa thực tiễn: ................................................................................... 30

9.

Kết cấu của bài nghiên cứu: .................................................................. 31


10.

Sản phẩm nghiên cứu: ........................................................................... 32

C HƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................... 33
I.

Các khái niệm liên quan ........................................................................ 33

1.1

Giáo dục .................................................................................................. 33

1.2.

Giáo dục môi trường ................................................................................ 34

1.3.

Vườn rau học tập ...................................................................................... 35

1.4.

Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi ............................................................................ 36

1.5.

Chung cư .................................................................................................. 38

1.6.


Không gian công cộng trong chung cư .................................................... 40

II.

Vai trị của mơ hình ............................................................................... 41

2.1

Vai trò đối với trẻ em ............................................................................. 41

2.2. Vai trò của mơ hình đối với cộng đồng dân cư ............................................ 41
2.3. Vai trị của mơ hình đối với mơi trường ...................................................... 41
Chương II. Thực trạng bố trí, quan điểm và nhu cầu của cư dân về các
không gian trong chung cư, và ý thức của trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 10
tuổi về thiên nhiên - môi trường ...................................................................... 42
2.1. Thực trạng bố trí khơng gian của chung cư hiện nay, đặc biệt là
không gian vui chơi cho trẻ em: ....................................................................... 42
2.2. Khảo sát quan điểm và nhu cầu của cư dân về các không gian trong
chung cư: ........................................................................................................ 45


2.3. Đánh giá thực trạng ý thức của trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi
về thiên nhiên và môi trường: ...................................................................... 48
2.4.

Tiểu kết: .................................................................................................. 51

Chương III. Xây dựng mơ hình vườn rau học tập cho trẻ em trong độ tuổi
từ 3 đến 10 tuổi tại không gian......................................................................... 52

3.1.

Xây dựng mơ hình vườn rau học tập lý tưởng:................................... 52

3.1.1.

Các điều kiện liên quan: .................................................................. 52

3.1.2.

Yếu tố kỹ thuật: ................................................................................ 60

3.1.2.1.

Thiết bị kỹ thuật: .......................................................................... 60

3.1.2.2. Thiết kế:.............................................................................................. 63
3.1.3.

Chủng loại rau: ................................................................................ 75

3.1.4.

Hình ảnh mơ hình vườn rau học tập lý tưởng: .............................. 77

3.1.5.

Cách quản lý mơ hình vườn rau học tập lý tưởng: ........................ 78

3.1.6.


Các rủi ro có thể xảy ra: .................................................................. 79

3.2.
3.2.1.

Xây dựng mơ hình vườn rau tại khu vực nghiên cứu: ....................... 80
Các điều kiện tại khu vực nghiên cứu: ........................................... 80

3.2.2.
Phương án thực hiện mô hình vườn rau học tập tại khu vực
nghiên cứu:..................................................................................................... 83
3.2.3. Cơng tác quản lý mơ hình vườn rau học tập tại khu vực nghiên cứu: .... 85
Chương IV. Đánh giá tính khả thi của việc áp dụng .......................... 86
4.1. Tính khả thi của việc áp dụng vườn rau học tập vào các chung cư
hiện nay: ............................................................................................................. 86
4.1.1.
Tính khả thi của việc áp dụng vườn rau học tập vào chung cư
trong phạm vi nghiên cứu: ............................................................................ 86
4.1.2.
4.2.

Khả năng nhân rộng: ...................................................................... 87
Cách thức kêu gọi sự tham gia của cộng đồng dân cư: ...................... 89

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90
1. Kết quả thực hiện được ................................................................................ 90
1.1

Ưu và nhược điểm của mơ hình ............................................................ 90


1.2. Tính khả thi và khả năng nhân rộng ............................................................ 92
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ........................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 93


Tóm tắt đề tài
Giáo dục mơi trường là mục tiêu hướng đến của các nước trên thế giới trong bối
cảnh khí hậu biến đổi khắc nghiệt thiên tai xuất hiện tần suất cao với sức tàn phá
môi trường mạnh mẽ. Kết quả mong đợi của giáo dục môi trường nhằm nâng cao
nhận thức của công dân trong bảo vệ môi trường, giảm khả năng gây ô nhiễm ở
mức thấp nhất. Để kết quả giáo dục đạt hiệu quả lâu dài, đối tượng trẻ em được
lựa chọn và ưu tiên phát triển ở độ tuổi sớm nhất có thể. Từ đó, giáo dục trẻ em về
môi trường được chú trọng trong hệ thống giáo dục chung của các quốc gia trên
thế giới như Thụy Điển, Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia.
Việt Nam trong quá trình phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa xã hội đã xảy ra
mâu thuẫn với môi trường hiện tại tác động trực tiếp lên cuộc sống của mọi người
dân. Tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã
từng bước thực hiện giảm thiểu các ảnh hưởng lên môi trường do hoạt động của
đô thị thông qua giáo dục môi trường như tuyên truyền chống xả rác, phân loại rác
thải, tăng mảng xanh, trồng cây dọc hai bên và ở nơi phân làn đường, tắt máy xe
khi dừng đèn đỏ. Đối tượng trẻ em cũng được định hướng giáo dục nhận thức bảo
vệ thành phố, bảo vệ mơi trường của chính các em được lồng ghép trong những
buổi nói chuyện chuyên đề tại trường, các buổi dã ngoại. Tuy nhiên, kết quả đạt
được chưa cao bởi hình thức truyền tải nội dung nặng về lý thuyết ít thực hành
chưa thể giúp trẻ dễ nhớ dễ thực hiện sau buổi học. Hơn nữa, sự kết hợp với gia
đình trong giáo dục môi trường chưa thực hiện hoặc chưa thể thực hiện vì nhiều lý
do.
Nhằm thực hiện một mục đích giáo dục mơi trường cho trẻ kết hợp với sự tham
gia của gia đình ngay tại khơng gian sống gần gũi nhất, nhóm nghiên cứu đã đề

xuất đề tài
“Xây dựng mơ hình vườn rau học tập cho trẻ em từ 3-10 tuổi trong khu
chung cư – trường hợp nghiên cứu tại Chung cư số 139 Lý Chính Thắng,
quận 3, TpHCM”. Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát mức
độ tiếp xúc của trẻ em với thiên nhiên tại các khơng gian mở ngồi trời ngay trong


khu vực sinh sống và so sánh với mức độ tiếp xúc thiên nhiên cần thiết theo lý
thuyết nhằm đánh giá nhu cầu đưa trẻ đến gần với thiên nhiên. Tiếp đến, nhóm
nghiên cứu khảo sát thực trạng khơng gian vui chơi và nhu cầu giáo dục môi
trường của trẻ tại trường học trong gia đình, nghiên cứu trường hợp cụ thể tại
chung cư 139 Lý Chính Thắng quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả khảo
sát kết hợp các mơ hình nghiên cứu trước, nhóm xây dựng mơ hình riêng phù hợp
với điều kiện sống ở chung cư và đánh giá khả năng nhân rộng cho các không gian
công cộng khác. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm thu thập và xử
lý dữ liệu thứ cấp, quan sát tham dự, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, ghi hình,
khảo sát bằng phát bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy mong muốn
giáo dục cho trẻ về môi trường thông qua hoạt động thực tế trong các hộ gia đình
rất lớn, nhưng những mơ hình hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đó chủ yếu
tham quan, quan sát trong một thời gian ngắn. Từ đó, nhóm nghiên cứu trình bày
mơ hình vườn rau cho trẻ em nhằm đạt được những yêu cầu về giáo dục môi
trường bằng thực hành từ thực tế với sự tham gia của gia đình, cộng đồng. Mặt
khác, mơ hình cịn đem đến các lợi ích môi trường, sức khỏe và khả năng gắn kết
cộng đồng.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :

Trong tác phẩm My Pedagogical Creed (tạm dịch Tín điều sư phạm của
tơi) năm 1897 của John Dewey1, một nhà cải cách giáo dục tại Mỹ cho rằng
“Giáo dục là phương pháp căn bản của tiến bộ xã hội. Giáo dục là phương
pháp cải tạo xã hội chắc chắn nhất”. Như vậy, đất nước muốn phát triển
đến sự văn minh hiện đại cần phát triển giáo dục và vì vậy giáo dục mang
tầm quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân.
Nhà tâm lý học Howard Gardner từ Đại học Havard, Mỹ thống kê con
người hiện tại có 8 loại hình trí thơng minh khác nhau: thơng minh về ngơn
ngữ, logic- tốn học, khơng gian, âm nhạc, thể chất, giao tiếp xã hội, nội
tâm và thông minh về tự nhiên [2]. Trong đó, trí thơng minh về giao tiếp xã
hội, nội tâm cảm xúc và thông minh tự nhiên đang vấn đề thu hút sự quan
tâm của gia đình, nhà trường và xã hội hiện nay. Bởi không chỉ đơn thuần
là phát hiện tìềm năng về một lĩnh vực mà các bậc phụ huynh cịn mong
muốn con mình có thể phát triển tồn diện. Để q trình giáo dục này đạt
được hiệu quả tốt nhất thì các phương pháp giáo dục đa dạng nên được ứng
dụng vào giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của trẻ em, nhất là đối
tượng trẻ em mầm non và tiểu học. Trẻ ở lứa tuổi này (được xem từ 3 – 10)
bắt đầu có khả

năng nhận thức, tư duy và xâu chuỗi vấn đề logic nhưng

chưa có nhu cầu học tập cũng như khả năng tiếp thu lý thuyết theo nhà tâm
lý học Jean Piaget3. Do vậy, cần có phương pháp giảng dạy phù hợp.
Phương pháp chính là cơng cụ, là con đường để giáo dục đến với con
người. Tuy vậy, phương pháp giáo dục thơng dụng hiện nay chưa phát huy
tính năng động tư duy, phản biện, suy luận thông qua các hoạt động thực tế
diễn ra trong xã hội, gia đình, giữa bạn bè hoặc những hoạt động quan sát
từ môi trường tự nhiên. Từ đây, phương pháp giáo dục ngoài trời hay “sân
[1] Theo John Dewey, 1897, My Pedagogical Creed, school journal vol.54, pp. 7780. />[2]


Howward Gardner, April 21,2003, Multiple Intelligences After Twenty Years.

[3] Jean Piaget


2

vườn là phịng thí nghiệm”4 được biết đến và áp dụng ở Thụy Điển là một
ví dụ về kết hợp giáo dục trực quan sinh động với môi trường thiên nhiên.
Tuy nhiên, trẻ em sống trong các đô thị lớn ít cơ hội tiếp xúc với thiên
nhiên nên gặp rất nhiều khó khăn trong giáo dục cho trẻ về mơi trường.
Điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh một trong những trung tâm phát triển
kinh tế, xã hội, văn hóa lớn của Việt Nam. Mặc dù là đầu mối vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, là nơi đáp ứng các dịch vụ xã hội đặc biệt về giáo
dục nhưng với áp lực dân số đơng (hơn 8 triệu dân tính đến năm 2013) và
thiếu diện tích đất dành cho giáo dục môi trường, trẻ em chưa được học tập
từ thực tế.
Xuất phát từ thực trạng này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất ý tưởng xây
dựng mơ hình giáo dục cho trẻ em về thiên nhiên thông qua hoạt động trồng
rau xanh, giúp trẻ tăng khả năng hoạt động, có khả năng thực hành, trân
trọng giá trị sản phẩm tự tay chăm sóc, từng bước nâng cao nhận thức của
trẻ về mơi trường, gia tăng tình u thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi
trường khi trẻ lớn.
Đề tài “Xây dựng mơ hình vườn rau học tập cho trẻ từ 3 đến 10 tuổi
trong khu chung cư - nghiên cứu thí điểm chung cư 139, Lý Chính
Thắng, phường.7, quận.3, Thành phố Hồ Chí Minh” đưa hình thức giáo
dục ngồi trời và học tập xanh vào môi trường sống cho trẻ em giới hạn
trong độ tuổi mầm non và tiểu học. Trong giới hạn của đề tài, nhóm chỉ
khảo sát thực trạng nhu cầu cần thiết của mơ hình vườn rau học tập, kết hợp
các nguyên cứu trước để thiết kế mô hình lý tưởng, từ đó đề xuất mơ hình

cụ thể áp dụng thực tế cho địa điểm nghiên cứu. Địa điểm lựa chọn nghiên
cứu là khu tập trung đông dân cư trong đó có trẻ em. Mặc dù khu vực này
hiện có khơng gian trống nhưng thiếu khơng gian gắn kết cộng đồng, nơi
vui chơi lành mạnh cho trẻ.


3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Phương thức giáo dục ngoài trời đã được nghiên cứu và ứng dụng vào giảng
dạy rộng rãi tại các quốc gia phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20. Các trung tâm
chuyên nghiên cứu về giáo dục ngoài trời đã được thành lập tại các trường đại học,
nhằm nghiên cứu và phát triển phương pháp này. Tuy nhiên, phương pháp giáo
dục này lại chưa được chú ý nhiều trong mơ hình giáo dục tại Việt Nam, nhất là
mảng giào dục trẻ mầm non và tiểu học (từ 3 đến 10 tuổi).
Bên cạnh đó, các khơng gian vui chơi cộng đồng ngồi trời cũng chưa được đề
cao, đặc biệt cho trẻ em trong lứa tuổi từ 3 đến 10 tuổi. Theo Thạc sĩ Trần Thị
Ngọc Nhờ (Luận văn Thạc sĩ: Thực trạng không gian vui chơi giao tiếp của trẻ em
trong q trình đơ thị hóa tại tp. HCM): “ […]phần lớn các đề tài về khơng gian
cơng cộng trong đơ thị có được nhắc đến, nhưng phần lớn các chuyên gia của Việt
Nam dành để phân tích việc mất dần khơng gian cơng cộng nói chung (nhất là
thuộc lĩnh vực kiến trúc đơ thị), chứ không đề cập nhiều cũng như nghiên cứu sâu
về không gian vui chơi dành cho trẻ em trong đô thị[…]”. Nên các tài liệu trong
nước liên quan đến đề tài không nhiều, tản mạn qua các bài viết, ít tài liệu chính
thống. Dưới đây là một vài bài viết, cơng trình nghiên cứu và báo cáo hội thảo có
liên quan đến giáo dục ngồi trời, sức khỏe trẻ em và môi trường, không gian vui
chơi cộng đồng cho trẻ em trên thế giới và ở Việt Nam.
2.1. Mô hình giáo dục mơi trường tương tự:
Tuy đây là một đề tài nghiên cứu các vấn đề mới của giáo dục mơi trường
nhưng trên thức tế mơ hình đã được áp dụng một vài nơi ở nước ta. Những mơ

hình đã được thực hiện khơng hồn tồn giống với mơ hình mà nhóm đề xuất
nhưng chúng có cùng chung một mục đích giúp trẻ em có những nhìn nhận
đúng đắn hơn về mơi trường thiên nhiên, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ tự nhiên
trong mỗi bản thân đứa trẻ.
a. Mơ hình vườn rau sạch tiêu chuẩnVIETGAP tại huyện Hóc-mơn, thành
phố Hồ Chí Minh, năm 2009:


4

- Tiêu chuẩn VIETGAP ( viết là Vietnamese Good Agriculture Practice)
dịch là thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Dựa trên 4 tiêu chí về kỹ
thuật sản xuất, an tồn thực phẩm, mơi trường làm việc tốt, truy tìm nguồn
gốc sản phẩm.
-Kể từ ngày 28/1/2008, sau khi chính thức ban hành tiêu chuẩn VIETGAP
tại Việt Nam, đã có rất nhiều hộ nông nghiệp sản xuất rau sạch theo tiêu
chuẩn trên mà điền hình là mơ hình vườn rau tại huyện Hóc Mơn. Hiện nay
huyện đã có 5/18 ha diện tích đất trồng rau được cơng nhận sản xuất theo
tiêu chuẩn VIETGAP (cuối năm 2009). Ngoài việc cung cấp nguồn rau sạch,
an tồn cho người tiêu dùng. Vườn rau cịn trở thành địa điểm tham quan cho
trẻ em và học sinh trong chương trình “Tiết học xanh”. Tại đây, các em học
sinh khơng chỉ được tham quan mơ hình vườn rau sạch, mà còn trực tiếp
tham gia làm trong các công đoạn trồng rau như: cuốc đất, giep hạt, tưới
nước,... Những tiết học xanh là những hoạt động ngoài trời bổ ích, vừa giúp
các em gần gũi, giáo dục về thiên nhiên, vừa giúp các em biết quý trọng sức
lao động.
b. Dự án “Vườn rau sạch vì cộng đồng- dự án chuyên trồng và cung cấp rau
sạch miễn phí cho các trại trẻ mồ côi, mái ấm, viện dưỡng lão”, năm
2011:
Dự án được sáng lập bởi anh Nguyễn Tuấn Khởi- Chủ nhiệm CLB Vì

cộng đồng và được phát triển bởi mạng xã hội Thanh niên khởi nghiệpwww.thanhnienkhoinghiep.vn
Dự án chính thức được triển khai từ ngày 28/08/2011 tại thành phố Hồ
Chí Minh, thực hiện tại khu đất dự án Asia Phú Mỹ 40ha của Trust Bank, với
tổng diện tích thực hiện 6000m2, tọa lạc ở số 13 đường Nguyễn Văn Linh,
quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Dự án có sự tham gia hỗ trợ kỹ
thuật của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và hỗ trợ quỹ đất
và tài chính của Ngân hàng cổ phần Đại Tín.
Dự án ra đời với mục đích góp phần cải thiện bữa ăn cho các đối tượng
được cưu mang tại các trung tâm bảo trợ xã hội, các bếp ăn từ thiện. Nâng


10

cao ý thức cộng đồng về sử dụng rau sạch, hạn chế tối đa các loại phân bón
hóa học, kêu gọi bảo vệ môi trường. Phát huy sức trẻ của thanh niên bằng
các công việc liên quan đến nông nghiệp, qua đó giáo dục ý thức giúp các
bạn trẻ thấu hiểu công việc chân lấm tay bùn, tạo cầu nối giữa tình nguyện
viên với các mảnh đời bất hạnh. Tạo một nguồn thu cho các dự án nhân ái
phát triển cộng đồng.
Ngồi ra, “vườn rau sạch vì cộng đồng” cịn phục vụ cho việc nghiên cứu
của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, và các “Tiết học
xanh” của học sinh. Đến nay dự án đã thu hút hơn 10 nghìn lượt bạn trẻ trực
tiếp tham gia lao động, hơn 2000 lượt trẻ em, học sinh đến tham quan thực
hành tiết học xanh, qua đó cung cấp rau sạch miễn phí cho 10 trung tâm, trại
trẻ mồ cơi, viện dưỡng lão (1000 người); 5 bếp ăn từ thiện ( 1000
suất/bếp/tháng).
Dự án “Vườn rau sạch vì cộng đồng” có ý tưởng và kết cấu tốt. Dự án vừa
phục vụ cho phúc lợi xã hội, nhưng vẫn gắn liền với kinh tế và cộng đồng.
Ngồi ra, việc tính tồn chi tiết nguồn kinh phí hoạt động, sản phẩm đầu ra
và các phương thức truyền thơng giúp dự án có khả năng nhân rộng và có ý

nghĩa thực tiễn.
c. Cơng trình Mơ hình “Khu vườn hạt giống”, năm 2011:
Mơ hình “Khu vườn hạt giống” do Lương Thị Thanh Bình, sinh viên
trường Đại học Kiến trúc TP.HCM thiết kế. Đây là mơ hình đạt giải nhất tại
cuộc thi “Young Designer Award 2011” tổ chức tại Malaysia, cho hạn mục
thiết kế nội thất.
Mơ hình “khu vườn hạt giống” hướng đến việc tạo không gian đặc biệt
cho trẻ em. Ở đó, trẻ khơng chỉ được vui chơi, gần gũi với thiên nhiên mà
còn được tập cách trồng rau để từ đó trẻ yêu cây cỏ và thêm ý thức bảo vệ
mơi trường.
Cơng trình gồm 2 phần chính: khu đọc sách của bé và khu vườn hạt giống.
Khu đọc sách của bé được hình thành từ những dải đất nhấp nhơ, có những
tán cây xum x. Dưới tán cây là không gian dành cho trẻ vui chơi và đọc


11

sách. Cịn trong khu vườn hạt giống, có nơi trồng cây, nông trại và nơi trưng
bày, kho chứa vật dụng. Tác giả cịn bố trí hệ thống đèn được thiết kế đặc
biệt phát tán nhiệt một cách hiệu quả, nhằm tiết kiệm năng lượng gấp 4 lần
bình thường. Ánh sáng của loại đèn này thay thế cho ánh nắng Mặt Trời,
giúp cây cối phát triển bình thường trong mơi trường khơng có nắng.
Cơng trình mơ hình “Khu vườn hạt giống” được ban giám khảo đánh giá
cao ở tính độc đáo, thiết thực, bền vững, sát với tiêu chí “xanh’ vì mơi
trường và tính giáo dục cao.

Hình 2.1. Mơ hình “Khu vườn hạt giống”

d. Tiếp sức đến trường của câu lạc bô “Búp Sen Hồng” xây dựng vườn rau
cho bé.

Ngay sau khi kết thúc chương trình “Ngày hè của em” vào buổi sáng,
chiều 28/7, các tình nguyện viên Tiếp sức tới trường lại cùng với thanh niên
xã đoàn nhổ cỏ, cuốc đất, xây dựng “vườn rau của bé” cho trường mầm non
A Roàng. Vườn rau được xây dựng từ một vùng cỏ rộng, các tình nguyện


12

viên và thanh niên A Roàng phải chở đất từ nơi khác đến đổ và san bằng.
Trời mưa, nước đọng lại thành vũng, cuốc cỏ và chở đất cũng khó khăn hơn.
Và “Trời mưa ướt áo ướt quần/ Nhưng không ướt nổi tinh thần Búp Sen
Hồng” đã thực sự trở thành phương châm làm việc của đồn tình nguyện
trong tồn bộ chương trình “Tiếp sức tới trường”.:). Cùng với tiếng hát, tiếng
cười, tiềng nói chuyện rơm rả, trong vịng 1 buổi chiều, những luống đất mới
đã được hình thành từ một vùng cỏ dày. Rau sạch, sẽ được trồng vào đầu
năm học, trở thành nguồn thực phẩm cho các em học sinh bán trú ở đây.
e. Mơ hình “Vườn em xanh” của Liên đội trường PTDT bán trú THCS
Xuân Lập ở Tuyên Quang:

Với mục đích giúp các em thay đổi nhận thức về tập quán canh tác, có thêm
thu nhập, nâng cao chất lượng hoạt động Đội, BCH liên đội đã có sáng kiến tổ
chức mơ hình “Vườn em xanh” cho học sinh ở bán trú. Thực hiện mơ hình,
BCH liên đội đã huy động đội viên ở bán trú cải tạo một phần sân trường cằn
cỗi, nhiều đá sỏi thành vườn rau, phân khu vực cho từng chi đội trồng rau theo
mùa vụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên trực bán
trú. Hằng ngày, kết thúc giờ học trên lớp, các bạn đội viên lại thay nhau tưới
nước, nhổ cỏ, bón phân…cho vườn thêm xanh.


13


Cô Ngô Thị Lan, Tổng phụ trách Đội cho biết thơng qua việc thực hiện mơ
hình, nhận thức của đội viên về tập quán canh tác đã thay đổi, những học sinh
sau khi ra trường đã biết trồng rau phục vụ nhu cầu của gia đình đồng thời
chất lượng các hoạt động Đội đã được nâng lên, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm.
f. Mơ hình vườn rau của bé:

Một điều khá thú vị khi đến trường Mẫu giáo Phượng Hồng chúng ta bắt
gặp hình ảnh của các cơ, học sinh đang chăm sóc, nhổ cỏ vườn rau xanh của
trường. Mặc dù mồ hôi đẫm lưng áo nhưng trên khuôn mặt cơ và trị hiện rõ
niềm vui với cơng việc của mình. Thật sự bất ngờ khi biết mỗi ngày các cơ
giáo và các cháu thay phiên nhau chăm sóc vườn rau này. Để bảo đảm có
nguồn thực phẩm sạch, nhà trường đã tự trồng những luốn rau sạch như rau
muống, ngót, cải, mùng tơi….
g. Tham quan vườn sinh thái của nhà
trường:


14

Thông qua các hoạt động thực tế, các em cảm nhận được thực tiễn cuộc
sống sinh động, có thể trực tiếp nhận dạng được giống cây trồng, vật nuôi mà
các em chỉ được học trong sách vở, hay xem trên phim, ảnh, truyền
hình…Các em hiểu thêm về mồ hơi cơng sức của người nơng dân để có được
hạt gạo, nhành rau, miếng thịt mà các em ăn mỗi ngày, để từ đó biết yêu
thương và quý trọng giá trị sức lao động, biết quý trọng hơn những sản phẩm
nông nghiệp do người nông dân làm ra, biết quý trọng những gì mà gia đình
và nhà trường đang mang lại cho các em. Chỉ trong một ngày không chỉ đáp
ứng mục tiêu vui chơi, nghỉ ngơi mà còn cung cấp các kiến thức vơ cùng bổ
ích về nhiều mặt, gắn kết chặt chẽ giữa việc học lý thuyết trên lớp với thực

tiễn sinh động, trực quan cho các em học sinh, giáo dục kỹ năng sống, giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Đó thực là một hình thức giáo dục vơ
cùng hiệu quả!
h. Mơ hình trường mầm non kết hợp với vườn rau, năm 2013:

Một mơ hình khu vườn-trường mầm non cho trẻ em đã được Võ Trọng
Nghĩa một kiến trúc sư Việt Nam thiết kế, đây là một hình mẫu ngơi trường
bền vững nơi mà các trẻ em của đội ngũ công nhân nhà máy Việt Nam học
hỏi được cách trồng trọt và tạo ra thực phẩm. Mô hình này dự kiến sẽ hồn


15

thiện vào cuối năm 2013, cung cấp chỗ ở và học tập cho 500 trẻ. Trên mái
nhà là những khoảng trống được sử dụng để thực hiện việc trồng trọt. Đó là
một vịng trịn khép kính bao xung quanh ba khoảng sân chơi với thiết kế độ
dốc và các bậc thang hai tầng, cho phép giáo viên và các em nhỏ dễ dàng vui
chơi và khám phá bên trong khu vực.
Mơ hình thiết kế khu vườn-trường mầm non được xem như một hình mẫu
trong trong lĩnh vực giáo dục. Giúp trẻ nhận thức được vai trò và trách nhiệm
của chúng trong tương lai đối với môi trường xung quanh.
i. Mô hình vườn rau tự trồng cho học sinh ở nội trú:

Hằng ngày, nhất là vào buổi chiều sau khi hết giờ học các em học sinh nội
trú đã giành thời gian cho việc chăm sóc vườn rau của mình. Các công việc
quen thuộc thường ngày là tưới tiêu nước, nhổ cỏ, bón phân, vun luống... Để
có những luống rau xanh tốt, đủ dinh dưỡng với nhiều loại rau, các em được
sự hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật của các thầy giáo khoa Nông Lâm. Các loại rau
được trồng như: rau cải ngọt, rau cải ngồng, cải bắp, su hào, súp lơ… ngồi
ra cịn trồng các loại củ như bí đỏ, những loại rau đó rất gần gũi với bữa ăn

hằng ngày của các em. Có thể nhận thấy rằng việc làm của các em tuy nhỏ
nhưng cũng mang lại những lợi ích: góp một phần nhỏ làm giảm chi phí cho
gia đình, cải thiện bữa ăn cho các em nhất là đối với các em đi học xa nhà có


16

hồn cảnh gia đình khó khăn, khơng những thế cịn đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm trong mỗi bữa ăn của các em đồng thời góp phần rèn luyện khả
năng thích ứng, tính kỷ luật, tính tự lập cho học sinh trong trường.
j. Tháp rau ở quốc đảo Singapore:
Dự án trồng rau xanh này do ông Jack Ng. - Giám đốc công ty Sky Green
hợp tác với Cơ quan Thực phẩm Nông nghiệp Singapore thực hiện trên một
hệ thống canh tác theo chiều thẳng đứng có tên là A Go-Grow. A Go-Grow
bao gồm các tháp bằng nhôm, cao tới 9m. Mỗi tháp có 38 bậc với nhiều
máng trồng rau nằm liền nhau trên một máng lớn. Hệ thống tháp trồng rau
này được hoạt động theo “dây chuyền”, vận chuyển các máng rau từ dưới lên
thông qua một hệ thống tương tự như chiếc ròng rọc. Các máng rau được di
chuyển từ dưới lên và từ trên xuống. Khi lên cao, những máng rau sẽ được
nhận ánh sáng mặt trời, khi xuống thấp, chúng sẽ được tưới nước. Toàn bộ
quy trình này kéo dài trong khoảng 8 giờ đồng hồ. Làm theo mơ hình tháp
rau này, người dân ở thành phố có thể tận dụng được khơng gian trên sân
thượng để canh tác, không tốn nhiều thời gian và công sức mà vẫn đảm bảo
được nguồn rau sạch cho gia đình.


17

k. Mơ hình trồng rau sạch trên sân thượng tại Bangkok
Phong trào trồng rau củ quả tự phát tại nhà, đặc biệt trên tầng thượng các cao ốc

đã bắt đầu ở Bangkok nhiều năm nay (hơn 10 năm trước), nhằm đáp ứng nguồn
cung và nhu cầu ăn rau sạch của dân đô thị. Theo ông Kingkorn Narintarakul Na
Ayutdhaya, trợ lý giám đốc Quỹ BioThai Foundation (Thái Lan), cho biết rất khó
xác định được mức độ nhiễm hóa chất ở rau củ quả và cả gạo ở Thái Lan. Hiện
nay, tại Thái Lan có bán rau thương mại an tồn nhưng có hai nhược điểm: nghèo
nàn chủng loại và khá là đắc . Vì thế phần lớn người dân Bangkok dù có thích rau
an tồn cũng phải quay về với rau thơng thường để đáp ứng sở thích ăn uống. Do
vậy, mơ hìn rau sạch tự trồng tại nhà ra đời để đối phó tình huống khan hiếm thực
phẩm như đã từng xảy ra tại Bangkok khi trận lụt lịch sử năm 2011 làm mọi
nguồn cung bị phong tỏa.


18

Vườn rau trên sân thượng tòa nhà văn phòng quận Laksi (Bangkok, Thái Lan).
Mơ hình này ra đời bảo vệ sức khỏe người dân khỏi hóa chất, an ninh lương thực,
khơng những vậy vườn rau trên sân thượng cịn có tiềm năng duy trì an ninh lương
thực đáng kể nếu các nguồn cung thường xun khơng đảm bảo.
l. Chương trình Greenie, ESCAPE- 828 Jalan Teluk Bahang – Penang,
Malaysia
Chương trình bao gồm các hoạt động tương tác cho trẻ em trong độ tuổi thiếu nhi
4 đến 12 tuổi. Thông qua việc tham gia các hoạt động kích thích năm giác quan
(thị giác, vị giác, xúc giác và khứu giác), khuyến khích sự sáng tạo và trí tưởng
tượng của trẻ, giúp trẻ vừa chơi vừa học.
Các hoạt động vui chơi trong chương trình gồm:
o Tham gia trồng rau để hiểu tính bền vững và phương pháp trồng không
thuốc trừ sâu.
o Làm phân bón thân thiện mơi trường giúp phát triển các loại rau.
o Khám phá hệ sinh thái sông và hệ sinh thái địa phương.
o Nấu ăn với các thành phần ESCAPE tự sản xuất và trải nghiệm thực phẩm

trồng trong chương trình Greenie.
o Tự làm đồ chơi và sáng tạo các trò chơi để tăng sự khéo léo và vui chơi
tương tác.
o Tìm hiều về tái chế và tác hại của loại bỏ rác vào hệ sinh thái.
Mục đích của chương trình Greenie là kết nối Thiếu nhi và mơi trường. Chỉ khi trẻ
em yêu thiên nhiên, trẻ sẽ muốn bảo vệ nó. Các hoạt động vui chơi là những bước
dẫn đường cho thế hệ tương lai, trong hành trình hồn thành nhiệm vụ và tạo ra
tương lai bền vững.
Tóm lại, chương trình Greenie tại trung tâm ESCAPE là một chương trình vui
chơi cho trẻ với thiên nhiên đa dạng, tồn diện. Chương trình đưa ra nhiều hoạt
động và cách thức rõ ràng để đi đến mục đích cuối cùng là giáo dục cho trẻ em về
yêu môi trường. Đây là mơ hình vui chơi lồng ghép giáo dục đáng học hỏi.


19

m. Environmental Education in Botanic Gardens: Exploring Brooklyn
Botanic Garden's Project Green Reach, 2013:

Vườn
ờn thực vật học Brooklyn, thuộc bang New York nước
n ớc Mỹ, với diện
tích gần
ần 39 mẫu Anh, chính thức đi vào
v hoạt động vào
ào năm 1910. Đ
Đến năm
18914 chương trình
ình Trẻ
Tr em làm vườn bắt đầu hoạt động.

Vườn
ờn thực vật Brooklyn llà nơi kết nối con người
ời với thế giới thực vật,
vườn không chỉ làà nơi chăm sóc và trồng
trồng nhiều loại thực vật đặc sắc nh
như


20

bonsai, hoa anh đào Nhật Bản mà đây còn là nơi truyền cảm hứng, tình yêu
thiên nhiên thực vật cho du khách tham quan.
Ngồi ra, tại vườn cịn tổ chức nhiều tiết học làm vườn cho các trẻ em
trong độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi. Các buổi học làm vườn bao gồm việc trải
nghiệm thực tế công việc, và cả những bữa tiệc rau sau đó- thành quả lao
động của các em học sinh sau một ngày hoạt động.
Mô hình quản lý vườn rau tại Brooklyn rất chặt chẽ, ban quản lý đề ra
những mức phí rõ ràng cho từng độ tuổi (trừ thành viên và trẻ dưới 12 tuổi
được miễn phí). Ngồi ra, chủ đề các khóa học cũng được thay đồi thường
xuyên để phù hợp với lứa tuổi và điều kiện phát triển của vườn rau. Đây
cũng là mơ hình lý tưởng mà nhóm nghiên cứu muốn hướng đến
2.2. Mơ hình giáo dục cho trẻ em về môi trường
a. Booklet

“Talking with children about the environment”, Australian

Psychological Society:
Cuốn sách là sự chuẩn bị thông tin cho người lớn muốn nói chuyện với trẻ
em và thanh thiếu niên về mơi trường. nó cung cấp cho các bậc phụ huynh
những lời khuyên cho việc giúp trẻ em phát triển các giá trị và ý thức thân

thiện với môi trường, giúp trẻ hiểu về những thách thức môi trường mà
chúng phải đối mặt và giảm bớt sự lo lắng của trẻ về mối đe dọa của biến đổi
khí hậu.
Cuốn sách là tổng hợp những cách thức giúp người lớn tạo ra cơ hội giúp
trẻ gắn bó với thiên nhiên và tìm hiểu về môi trường, các phương thức được
phân chia theo các bước giáo dục trẻ em về môi trường và phương thức dạy
trẻ ở các độ tuổi và giai đoạn khác nhau.
Khơng chỉ là những hoạt động, tài liệu cịn dựa trên những phân tích về
mặt tâm lý của trẻ em, lấy suy nghĩ của trẻ về môi trường làm chủ đạo để từ
đó có từng hướng giải thích cho từng đối tượng trẻ em khác nhau.


21

b. Chương trình “Tiết học xanh” năm 2013 (30/12/2013), Liên hiệp các hội
Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương:
“Tiết học xanh” là tên gọi của Chương trình bảo vệ mơi trường với nội
dung chính “ nhận dạng và bảo vệ động vật hoang dã”. Trước nguy cơ thế
giới đang phải đối mặt với tình trạng có khoảng 1.556 lồi được xác định là
có nguy cơ tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng và cần được bảo vệ. Việc bảo
tồn sự đa dạng của các loài động thực vật trong tự nhiên đang là vấn đề cấp
bách hơn bao giờ hết.
Chương trình “ Tiết học xanh” nhằm mục đích trang bị các kiến thức về
nhận dạng một số loài động vật hoang dã thường bắt gặp trong đời sống và
cách nhận biết các hành vi vi phạm. Đối tượng của chương trình năm nay là
học sinh tiểu học tuổi từ 8 – 10 của 10 trường, trong đó Thành phố Thủ Dầu
Một là 4 trường, Thị xã Thuận An là 3 trường và huyện Bến Cát là 3 trường.
Bài học của các em xoay quanh các loài linh trưởng ( vượn, vooc, culi, khỉ
… ), các loại gấu, một số loại thuộc họ nhà chim, một số loài thuộc họ nhà
mèo ( mèo rừng, báo, hổ) … Bên cạnh đó là cách nhận biết các hành vi vi

phạm như nuôi nhốt, giết thịt, săn bắt, vận chuyển … Song song với bài
giảng các em được tham gia các trò chơi, đồng thời cũng là hình thức ơn bài
giúp hiểu sâu và nhớ lâu.
Mục đích của chương trình là nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã,
có tình u với với các lồi động vật, có kỹ năng nhận biết các hành vi vi
phạm. Chương trình Tiết học xanh triển khai trên 10 trường, thuộc tỉnh Bình
Dương, thu hút hơn 1200 học sinh tham gia, được sự ủng hộ từ Ban giám
hiệu nhà trường, các thầy cô giáo, các cấp lãnh đạo của Phịng giáo dục địa
phương.
c. Chương trình “Vui làm Hiệp sĩ Xanh, bé ngại gì vết bần”, do nhãn hàng
OMO thực hiện.
Chương trình “Vui làm Hiệp sĩ Xanh, bé ngại gì vết bẩn” do nhãn hàng
OMO thực hiện, nằm trong kế hoạch 5 năm “Phát triển trường học XanhSạch- Khỏe” do Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam và Bộ Giáo dục


22

và Đào tạo cam kết thực hiện từ năm 2012- 2016 .Chương trình chính thức
khởi động vào ngày 15/11/2012, và sẽ tổ chức tại 70 trường Tiểu học trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Mục đích của chương trình là xây dựng thế hệ trẻ sống Xanh đầu tiên ở
Việt Nam. Mục tiêu trong năm đầu tiên của chương trình là giúp xây dựng
nhận thức ở trẻ em về việc tiết kiệm, tái sử dụng đồ vật cũ. Tại chương trình,
các em sẽ được tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài trời như :khám
phá Cỗ Máy Tái Chế Thần Kỳ, chế tạo vật dụng mới từ đồ cũ, thưởng thức
kịch ngắn hài hước về môi trường, v.v… Những hoạt động này không những
giúp các em hiểu biết thêm về sống xanh mà còn giúp các em thỏa sức sáng
tạo vui chơi để phát triển toàn diện.
d. Sáng kiến kinh nghiệm “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO
VỆ MƠI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 TUỔI” cơ Bùi Ngọc Thanh Thảo, Giáo

viên dạy lớp Lá 1;Trường Mầm Non 14:
Từ thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, hiện tượng thay đổi thời
tiết do biến đổi khí hậu ngày càng xảy ra thường xuyên. Sáng kiến đã khẳng
định, để bảo vệ môi trường cần phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau,
trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là hiệu quả
nhất cho lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dễ hình thành những
nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.
Sáng kiến đưa ra 4 giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Một là
lồng ghép các thông điệp giáo dục vào các hoạt động vui chơi, sinh hoạt
trong lớp, vận dụng các nguyên vật liệu giảng dạy sáng tạo đáp ứng yêu cầu
“học mà chơi, chơi mà học”. Giải pháp thứ hai giúp trẻ bảo vệ môi trường
bằng việc tạo lập ý thức vệ sinh sạch sẽ: không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi,
tự lau dọn góc vui chơi. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng
thời hướng dẫn trẻ gieo hạt, trồng cây, giúp cho trẻ hiểu ích lợi của cây xanh
với con người. Giải pháp thứ ba là kết hợp với gia đình để cùng giáo dục trẻ,
đồng thời giúp phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục ý
thức bảo vệ mơi trường là sự phối hợp từ hai phía nhà trường và gia đình.


23

Giải pháp cuối cùng, cho trẻ thực hành có hướng dẫn, làm đồ chơi tái chế từ
nguyên vật liệu cũ, tạo niềm thích thú sáng tạo cho trẻ, khơi gợi cho trẻ ý
thức bảo vệ môi trường thông qua việc tái chế rác.
e. Environmental Education, Children, and Animals, Author:

Arcken,

Marjan Margadant-van, Source: Anthrozoos: A Multidisciplinary Journal
of The Interactions of People & Animals, Volume 3, Number 1, 1989 , pp.

14-19(6), Publisher: Bloomsbury Journals (formerly Berg Journals):
Bài viết thảo luận về kết quả của dự án nghiên cứu liên quan đến giáo dục
môi trường và mối quan hệ giữa trẻ em và động vật. Có 5 trường mẫu giáo
tham gia và 26 cuộc phỏng vấn mở được tiến hành đối với các trẻ trong độ
tuổi từ 6 đến 12. Các câu hỏi trọng tâm trong nghiên cứu là “Trẻ có được
kinh nghiệm về động vật như thế nào, và làm thế nào để chúng cảm nhận
được bản chất?”. Câu hỏi tiếp theo là “mối quan hệ giữa đứa trẻ và động vật
phát triển như thế nào và làm thế nào mối quan hệ này hữu ích trong giáo
dục mơi trường?”.
Qua nghiên cứu cho thấy, việc nhiền nhận sự vận động của trẻ rất đơn
giản: nếu có điều gì khơng di chuyển, nó đã chết, nếu cái gì đó cịn di chuyển
tức là nó cịn sống. Chỉ có những trẻ trong độ tuổi từ 10 trở lên mới có những
nhận thức rõ ràng về sự sống của thực vật.
Bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề giáo dục mơi trường vừa nhằm mục
đích chuyển giao kiến thức vừa còn nâng cao nhận thức về mối đan xen của
con người và thiên nhiên, lấy đó như một nền tảng cho cơng việc giảng dạy.
f. Khóa tập huấn “QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ VỀ KHÔNG GIAN XANH,
CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƠ THỊ” GIÁ
TRỊ CỦA CÂY XANH VÀ KHÔNG GIAN TỰ NHIÊN TRONG MƠI
TRƯỜNG ĐƠ THỊ”, năm 2011:
Khóa tập huấn diễn ra trong 5 ngày, tại Hội trường Thảo Cầm Viên Sài
Gòn, số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1. Chuyên gia hướng dẫn: ơng
ơng Frédéric Ségur, Trưởng Phịng Cây xanh - Cảnh quan của Cộng đồng
đô thị Lyon. Nội dung hội thảo gồm 3 phần chính là chiến lược về cây xanh


24

trong quy hoạch phát triển đơ thị, chính sách cây xanh của Cộng đồng đô thị
Lyon và một số nôi dung chuyên đề. Trong phần 3 của hội thảo, khi nói về

giá trị của cây xanh trong mơi trường đơ thị, ông Frédéric Ségur đặc biệt
nhấn mạnh đến ý thức của người dân đối với việc trồng và bảo vệ cây xanh.
Theo ông “việc đưa không gian thiên nhiên vào đô thị và tuyên truyền, giáo
dục cho người dân, đặc biệt là trẻ em về vai trị tích cực của không gian thiên
nhiên và cây xanh được thực hiện ngay trong đơ thị, khơng chỉ đơn thuần nói
về kỹ thuật mà phải tìm nhiều hình thức truyền đạt khác nhau”. Trong đó,
ơng nhắc đến hình thức trực tiếp tham gia của người dân và trẻ em vào công
việc trồng và bảo vệ cây xanh. Ơng dẫn chứng điển hình ở một thành phố
(thuộc loại khá nghèo) trong Cộng đồng đô thị Lyon đã tổ chức ngày trồng
cây trên địa bàn liên tục trong 20 năm qua. Vào ngày này, tất cả học sinh trên
địa bàn đều được huy động tham gia trồng cây xanh. Nhờ quá trình giáo dục
lâu dài như vậy mà những hành vi xâm hại đến cây xanh ở thành phố này là
ít nhất trong các thành phố của Cộng đồng đô thị Lyon. Như vậy, để thực
hiện các chủ trường, chính sách về cây xanh của thành phố cần phải có
chương trình thơng tin, truyền thơng và giáo dục nhằm khuyến khích người
dân cùng tham gia.
2.3. Mơ hình sử dụng khơng gian cơng cộng trong chung cư:
a. Hệ thống không gian công cộng trong các khu chung cư cũ: thực trạng và
giải pháp ;Ths. KTS. Trần Phương Hảo. Giảng viên Khoa Quy Hoạch,
Đại học Kiến Trúc – Tp Hồ Chí Minh.
Bài viết khẳng định vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
cuộc sống của đô thị, thông qua việc cải tạo hệ thống KGCC trong các khu
nhà chung cư cũ. Theo tác già, hiện nay các khu chung cư cũ vẫn còn chiếm
tỷ lệ khá lớn trong diện tích khu ở của các đơ thị, vì vậytrong khi khả năng
xây mới chưa thỏa mãn nhu cầu người dân, nhiệm vụ cải tạo các chung cư cũ
là rất quan trọng, nhằm cải thiện, nâng cao điều kiện sống của người dân
trong khu vực, đảm bảo vệ sinh mơi trường và góp phần tạo nên cảnh quan
của đô thị.



25

Bài viết phân tích các thuận lợi, khó khăn nếu tiến hành cải tạo và đề xuất
ra các giải pháp như phá dỡ xây dựng lại khu mới đối với các khu chung cư
đã xuống cấp nghiêm trọng, cải tạo tu sửa lại đối với các khu chung cư cũ
nhưng vẫn còn khả năng sử dụng.
Như vậy, bài viết đã phản ánh sơ lược về tình trạng KGCC trong các khu
chung cư, đưa ra những phương hướng lựa chọn để giải quyết vấn đề mất mỹ
quan cho chung cư cũ gây ra.
b. Đồ án “Tái sinh không gian công cộng”, năm 2013, Top10 cuộc thi Tài
năng kiến trúc:
Xuất phát từ thực trạng thành phố Hà Nội đang ngày càng chật chội, ba
sinh viên kiến trúc, Huỳnh Đức Trung, Chu Ngọc Huyền và Nguyễn Thị
Thái Hà, từ Đại học Xây dựng đã tìm cách tái sinh một khơng gian cây xanh
– mặt nước cịn sót lại trong một khu dân cư cũ thành một không gian công
cộng đầy ắp những điều lý thú. Bằng phương pháp bản đồ tỷ mỉ về cách cư
dân sử dụng không gian công cộng và phương pháp thiết kế lấy con người
làm trung tâm, với những đặc điểm sử dụng không gian công cộng khác nhau
của mỗi lứa tuổi.
Tồn bộ ý tưởng thiết kế khơng gian đều tập trung vào tính thân thiện và
an tồn của không gian thiết kế và được phản ánh trực tiếp qua người sử
dụng. Do vậy từng chi tiết bao gồm cả ghế ngồi, thiết bị chiếu sáng, cây
xanh, gạch lát, các đồ chơi ngoài trời cho trẻ em cũng được nghiên cứu sử
dụng các loại vật liệu và kích thước phù hợp cho nhiều lứa tuổi sử dụng.
Mục tiêu của thiết kế là tạo được không gian công cộng nâng cao đời sống
tinh thần, tăng tính giáo dục, trách nhiệm trong mỗi cá nhân và nghiên cứu
áp dụng mơ hình này với nhiều khu dân cư cũ khác trên địa bàn Hà Nội nói
riêng và trên nhiều khu vực tương đồng khác nói chung.



×