Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Xây dựng văn hóa gia đình ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN KIỀU TIÊN

XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN KIỀU TIÊN

XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60.22.03.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. TRẦN CHÍ MỸ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Trần Chí Mỹ. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung
thực và không trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu khác.
Người viết luận văn

Nguyễn Kiều Tiên


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1: Số hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa
Bảng 2: Người đứng tên giấy tờ sở hữu một số tài sản trong gia đình (%)
Bảng 3: Tỷ lệ các cơng việc của gia đình con cái được hỏi ý kiến (%)
Bảng 4: Tỷ lệ các hoạt động cúng lễ được thực hiện trong gia đình (%)
Bảng 5: Tỷ lệ ý kiến của các gia đình về một số tập tục (%)
Bảng 6: Số vụ và hình thức bạo lực gia đình
Bảng 7: Các hình thức bạo lực gia đình đã xảy ra trên địa bàn cư trú (%)
Bảng 8: Mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng của các gia đình (%)

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Biều đồ 1: Tỷ lệ lựa chọn người làm chủ trong gia đình (%)

Biểu đồ 2: Người phụ trách các cơng việc của gia đình (%)
Biều đồ 3: Tỷ lệ quyền lựa chọn của con cái trong một số vấn đề (%)
Biều đồ 4: Tỷ lệ mức độ thực hiện các bữa cơm trong gia đình (%)


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1

Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HĨA GIA ĐÌNH VÀ
XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY13
1.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HĨA GIA ĐÌNH .................................................... 13

1.1.1. Khái niệm văn hóa .............................................................................. 13
1.1.2. Khái niệm gia đình và mối quan hệ giữa gia đình và xã hội .............. 18
1.1.3. Quan niệm về văn hóa gia đình và hệ giá trị văn hóa gia đình................... 27
1.2. VAI TRỊ CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY....................................................................................................................... 35

1.2.1. Xây dựng văn hóa gia đình góp phần trực tiếp vào việc thực hiện mục
tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc ...................... 36
1.2.2. Xây dựng văn hóa gia đình tạo dựng mơi trường văn hóa cho sự hình
thành và phát triển nhân cách con người ...................................................... 41
1.2.3. Xây dựng văn hóa gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của sự
nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc ............................................................................................. 44
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................... 46

1.3.1. Tác động của kinh tế thị trường đối với xây dựng văn hóa gia đình

Việt Nam hiện nay ........................................................................................ 46
1.3.2. Tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối
với xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay ...................................... 49
1.3.3. Tác động của q trình hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa đối với xây
dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay.................................................... 53
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 56


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY................................................................................................... 58
2.1. KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƢỞNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN
HĨA GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................... 58

2.1.1. Điều kiện về địa lý - tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ
Chí Minh ............................................................................................... 58
2.1.2. Đặc điểm văn hóa gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh ............ 62
2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH .............................................................................................. 66

2.2.1. Những thành tựu trong xây dựng văn hóa gia đình ở Thành phố Hồ
Chí Minh ....................................................................................................... 66
2.2.2. Một số hạn chế trong xây dựng văn hóa gia đình ở Thành phố Hồ
Chí Minh ................................................................................................ 82
2.2.3. Ngun nhân của những thành tựu, hạn chế trong xây dựng văn hóa
gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua .................................... 88
2.3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ........................................................ 94

2.3.1. Phương hướng cơ bản của việc xây dựng văn hóa gia đình ở Thành

phố Hồ Chí Minh hiện nay ............................................................................ 94
2.3.2. Một số giải pháp xây dựng văn hóa gia đình ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay................................................................................................ 99

Kết luận chƣơng 2...................................................................... 115
KẾT LUẬN ................................................................................................ 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 120
PHỤ LỤC ................................................................................................... 129


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình lịch sử nhân loại, gia đình có một vị trí và vai trị đặc
biệt. Gia đình vừa là nơi sinh ra, ni dưỡng, vừa là mơi trường đầu tiên
hình thành, giáo dục nhân cách, đạo đức của mỗi cá nhân. Gia đình cịn là
nơi tiếp nhận, kế thừa và chuyển giao những giá trị truyền thống của dân tộc
từ thế này sang thế hệ khác. Gia đình là cái gốc của con người, con người
bắt đầu từ gia đình. Do đó, văn hóa con người cũng bắt đầu từ văn hóa gia
đình và mang đậm dấu ấn của văn hóa gia đình.
Văn hóa gia đình là nền tảng của văn hóa con người, văn hóa xã hội.
Văn hóa gia đình thấm sâu vào tất cả các mặt sinh hoạt cũng như tất cả các
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với bên ngồi.
Văn hóa gia đình chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển xã hội. Do đó,
xây dựng văn hóa gia đình có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển chung
của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho các gia đình ở Việt
Nam mở rộng giao lưu, trao đổi, hợp tác với nhau, tiếp thu những giá trị mới

của xã hội hiện đại làm phong phú thêm văn hóa gia đình ở nước ta, đồng
thời cũng đặt gia đình và cơng tác xây dựng văn hóa gia đình trước nhiều
khó khăn, thách thức. Nhiều giá trị văn hóa gia đình Việt Nam đang dần có
những biến đổi từ thành thị đến nơng thơn do sự ảnh hưởng của lối sống lai
căng, thiếu văn hóa, thực dụng khiến nhiều người ngày càng xem nhẹ một số
giá trị truyền thống của gia đình như đạo hiếu, thủy chung, nghĩa tình... Các
hiện tượng ly hơn, sống thử trước hôn nhân, sống thiếu trách nhiệm, sống
lạnh lùng… xuất hiện ngày càng nhiều. Mối quan hệ giữa các thành viên


2

trong gia đình và giữa các gia đình với nhau có phần trở nên lỏng lẻo, thiếu
tình nghĩa; sự ổn định, độ bền vững của gia đình vì thế bị giảm sút. Những
biểu hiện lệch lạc này đã và đang có xu hướng lấn át các giá trị truyền thống
tốt đẹp của gia đình. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa gia đình là một nhiệm
vụ rất quan trọng và rất cần thiết hiện nay.
Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa lớn của cả nước. Sự phát triển của thành phố đóng góp rất lớn cho sự phát
triển chung của cả nước. Do thành phố là nơi có q trình phát triển kinh tế
thị trường, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa, hội nhập quốc tế
mạnh mẽ và sôi động nhất nước; đồng thời thành phố cũng là nơi có cơ cấu
dân cư đa dạng và phức tạp, bao gồm cư dân gần như khắp mọi miền của đất
nước hội tụ về đây với nhiều dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp khác nhau nên
văn hóa gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh là một bức tranh sinh động,
phong phú, đa dạng và cũng rất phức tạp cho nên vấn đề xây dựng văn hóa
gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh lại càng rất quan trọng và rất cấp thiết.
Trong những năm qua, công tác xây dựng văn hóa gia đình ở thành phố đã đạt
được nhiều thành tựu nhất định, gia đình ngày càng tiến bộ về nhiều mặt, thực
sự là “tế bào” khỏe mạnh cho sự phát triển của thành phố. Tuy nhiên, nhiều

hạn chế vẫn cịn tồn tại trong q trình xây dựng văn hóa gia đình, trở thành
cản lực cho sự phát triển gia đình, phát triển của thành phố.
Từ những vấn đề vừa nêu trên, có thể thấy, nếu khơng chăm lo, khơng
có phương hướng đúng và giải pháp hữu hiệu đối với xây dựng văn hóa gia
đình ở Thành phố Hồ Chí Minh làm cho văn hóa gia đình ngày càng tiến bộ,
văn minh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn cho sự phát triển triển của thành phố và
khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng thành phố “văn minh, hiện đại, nghĩa
tình” mà Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh
đã đề ra.


3

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Gia đình và văn hóa gia đình có vị trí, vai trị rất quan trọng đối với sự
hình thành nhân cách con người cũng như sự phát triển của xã hội nên đã thu
hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cả ở Việt Nam và ở nước
ngoài, từ đó đã có nhiều cơng trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau
về đề tài này được cơng bố. Tiêu biểu trong số đó có các cơng trình sau:
Ở nước ngồi, có các tác giả với các cơng trình tiêu biểu sau:
Cuốn sách Tương lai của gia đình của tác giả Charles L.Jones, Lorne
Tepperman, Susannah J.Wilson do Vũ Quang Hà biên dịch, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2001, các tác giả đã hệ thống sự biến đổi
của gia đình, những vấn đề của gia đình đương đại và gia đình trong tương
lai. Đây được xem là tác phẩm xã hội học có tính đột phá trong lĩnh vực
nghiên cứu về tương lai của gia đình.
Tác giả A.Makarencơ (1988), Nói chuyện về giáo dục gia đình, Nxb.
Tổng hợp Tiền Giang; Alvil Toffler trong cơng trình Làn sóng thứ ba, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1996; Dr. Phil Mcgran (2005), Gia
đình trên hết: kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hồn hảo (Đỗ Thu

Hà dịch), Nxb. Văn hóa thơng tin, các cơng trình này các tác giả khẳng định
vị trí, vai trị của gia đình trong xã hội hiện đại; những biến đổi của gia đình
và phương pháp để xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Ở Việt Nam, có nhiều cơng trình nghiên cứu về gia đình và văn hóa
gia đình đã được cơng bố, có thể khái qt các cơng trình khoa học đó theo
các hướng nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về gia đình, văn hóa gia đình
nói chung
Ở hướng nghiên cứu này có các cơng trình:
Đề tài cấp nhà nước KX0709 “Gia đình và giáo dục gia đình” của
Trung tâm Nghiên cứu gia đình và phụ nữ, do GS. Lê Thi làm chủ nhiệm,


4

năm 1994. Tập thể tác giả cơng trình này đã đưa ra những cảnh báo về
những tệ nạn xã hội, tình trạng đỗ vỡ trong hơn nhân,…trong q trình phát
triển kinh tế thị trường, và các tác giả khẳng định sự phát triển bền vững của
xã hội ngày nay là phải gắn với phát triển con người, trong đó vai trị của
văn hóa và giáo dục gia đình là quan trọng, khơng thể thiếu.
Trong cuốn Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng
do tập thể khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh biên soạn, Nxb. Chính trị quốc gia xuất bản năm 2000, có bài “Văn
hóa gia đình”, trong đó có trình bày những vấn đề lý luận về văn hóa gia đình,
bao gồm: khái niệm văn hóa gia đình và hệ giá trị của văn hóa gia đình; khái
qt thực trạng văn hóa gia đình ở Việt Nam. Nêu và luận giải một số giải
pháp lớn xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong
phạm vi một bài giảng dành cho hệ cử nhân chính trị, tất cả những nội dung
đó chỉ được trình bày một cách khái qt, mang tính chất đề cương.
Cuốn sách Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội do Lê

Minh chủ biên, Nxb. Lao động xuất bản năm 1994: đây là công trình sưu
tầm và tuyển chọn các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu. Qua các bài viết
này đã trình bày một số vấn đề lý luận như: khái niệm văn hóa gia đình, hệ
giá trị của văn hóa gia đình, vai trị quan trọng của văn hóa gia đình đối với
sự phát triển xã hội, địa vị của người phụ nữ trong gia đình, giáo dục gia
đình…trên cơ sở đó các tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm xây
dựng gia đình, văn hóa gia đình ở Việt Nam.
Cơng trình Văn hóa gia đình do Bùi Đình Châu tuyển chọn và biên
soạn, Nxb. Văn hóa Thơng tin xuất bản năm 2002: cơng trình này đã giải
quyết nhiều vấn đề lý luận về văn hóa gia đình như: khái niệm văn hóa gia
đình, mối quan hệ trong gia đình, nội dung của văn hóa gia đình, vai trị của
văn hóa gia đình, truyền thống gia đình là gì…


5

Trong các cuốn sách Gia đình Việt Nam ngày nay do Lê Thi chủ biên,
Nxb. Khoa học xã hội xuất bản năm 1996; Gia đình Việt Nam trong bối
cảnh đất nước đổi mới của tác giả Lê Thi, Nxb. Khoa học Xã hội xuất bản
năm 2002; Gia đình học của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý, Nxb. Lý
luận Chính trị xuất bản năm 2007 và cuốn Những nghiên cứu xã hội học về
gia đình Việt Nam do GS.Tương Lai chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội xuất
bản năm 1996: có thể nói, đây là các cơng trình khoa học cơng phu, hệ
thống. Các cơng trình đã bàn đến nhiều vấn đề của gia đình như: chức năng
của gia đình, những đặc trưng của gia đình Việt Nam truyền thống, hiện
trạng các mối quan hệ của gia đình hiện nay, giáo dục gia đình, mối quan hệ
giữa gia đình và xã hội, vấn đề hơn nhân trong gia đình, vấn đề ly hơn, hiện
trạng gia đình ở một số địa phương, sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong
bối cảnh đất nước đổi mới... từ đó đề ra những giải pháp nâng cao vai trị
của gia đình trong xã hội hiện đại.

Trong các cuốn Gia đình và trẻ em trước những thách thức mới của
Nguyễn Thị Oanh, Nxb. Trẻ xuất bản năm 2004; Văn hóa gia đình với việc
hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
xuất bản năm 1997 của Võ Thị Cúc: các tác giả đã bàn về những biến đổi
của gia đình Việt Nam, về chức năng của văn hóa và giáo dục gia đình, nêu
một số kiến nghị đối với chính sách xã hội liên quan đến trẻ em.
Trong cuốn Văn hóa gia đình Việt Nam của tác giả Vũ Ngọc Khánh,
Nxb. Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1998, trong cơng trình này tác giả trình
bày lịch sử gia đình Việt Nam; khai thác văn hóa gia đình dưới góc độ tâm
linh, tinh thần qua phạm trù nghĩa và lễ; phân tích ảnh hưởng của Nho giáo
đối với văn hóa gia đình Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học Văn hố gia đình Việt
Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay của Hồ Thị Ngọc Sao, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ


6

Chí Minh), 2008 và luận văn thạc sĩ Tác động của tồn cầu hóa đối với sự
biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay của tác giả Võ Văn Mười, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh), năm 2012, các cơng trình này đã trình bày những vấn đề lý luận
chung về gia đình và tồn cầu hóa, làm rõ những biến đổi của gia đình và
văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay cả theo
chiều hướng tích cực và tiêu cực, từ đó đề xuất một số phương hướng và
giải pháp nhằm tích cực hóa các xu hướng tác động của tồn cầu hóa đối với
gia đình và văn hóa gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam của tác giả Lê
Ngọc Văn, Nxb. Khoa học xã hội xuất bản năm 2012 được đánh giá là một
cơng trình học thuật cơ bản. Trong đó tác giả đã trình bày lý luận chung về

gia đình, bàn đến khái niệm văn hóa gia đình. Điểm nổi bật của cơng trình là
đã phân tích sự biến đổi gia đình ở Việt Nam, những nhân tố ảnh hưởng đến
sự biến đổi gia đình từ đó tác giả đề ra các giải pháp, kiến nghị chủ yếu để
xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Phan Thị Thùy Linh với luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học
Văn hóa gia đình Việt thời Lê Sơ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), năm 2012, tác giả đã cung
cấp một cái nhìn hệ thống về văn hóa gia đình thời Lê sơ qua mơ hình Nhận
thức – Tổ chức - Ứng xử của GS. Trần Ngọc Thêm. Luận văn làm rõ hơn về
văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam, từ đó đề ra giải pháp nhằm bảo lưu
và giữ gìn những điều tốt đẹp trong gia đình thời Lê sơ.
An Thị Ngọc Trinh với luận án tiến sĩ Giữ gìn và phát huy giá trị văn
hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay, năm 2013,
luận án đã trình bày về văn hóa dân tộc, khái niệm văn hóa gia đình, những
vấn đề cơ bản của gia đình truyền thống Việt Nam. Luận án cịn tập trung
phân tích thực trạng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đề


7

ra phương hướng và giải pháp góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc
trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam.
Nguyễn Thị Hải Như với đề tài Chữ hiếu trong Nho giáo và ảnh
hưởng của nó đối với văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh),
năm 2010: luận văn nghiên cứu nội dung tư tưởng “hiếu” của các nhà Nho
tiêu biểu, phân tích sự biến đổi của chữ “hiếu”, của văn hóa gia đình Việt
Nam dưới ảnh hưởng của Nho giáo cũng như thực trạng đạo đức gia đình
Việt Nam hiện nay, đề xuất một số giải pháp kế thừa, phát huy nhân tố tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực tư tưởng “hiếu” của Nho giáo.

Cuốn Văn hóa gia đình, dịng họ và gia phả Việt Nam của nhiều tác
giả, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2015:
cơng trình tập hợp các bài tham luận của các nhà nghiên cứu và chủ yếu
bàn đến vấn đề dòng họ, gia phả Việt Nam. Tuy nhiên, trong đó có đề cập
vấn đề văn hóa gia đình và vai trị của văn hóa gia đình trong kiến tạo bản
sắc, xây dựng gia đình Việt Nam trong bối cảnh đổi mới đất nước, về giáo
dục gia đình…
Tác giả Lê Lệ Thúy với luận văn Biện chứng giữa truyền thống và
hiện đại trong xây dựng văn hóa gia đình ở Việt Nam hiện nay, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh), năm 2016: dưới góc độ triết học, luận văn đã trình bày những giá trị
của truyền thống và những yếu tố tích cực của hiện đại để từ đó cho thấy
việc vận dụng mối quan hệ này trong xây dựng văn hóa gia đình ở Việt Nam
hiện nay. Trên cơ sở đó tác giả cũng đề xuất một số biện pháp cơ bản giải
quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng văn hóa gia
đình ở Việt Nam hiện nay.
Daniele Belanger và Khuất Thu Hồng với bài Một số biến đổi trong
hôn nhân và gia đình ở Hà Nội trong những năm 1965 – 1992 trong cuốn


8

Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam do GS. Tương Lai chủ
biên, Nxb. Khoa học xã hội xuất bản năm 1996, bài viết đã phân tích kết quả
nghiên cứu về một số biến đổi của hôn nhân ở Hà Nội từ đó góp phần tìm
hiểu q trình biến đổi của hơn nhân trong gia đình Việt Nam qua các thời kỳ.
Tác giả Charles Hirschman và Vũ Mạnh Lợi với bài Gia đình và cơ
cấu hội gia đình Việt Nam – Vài nét đại cương từ một cuộc khảo sát xã hội
học dân số gần đây trong cuốn Những nghiên cứu xã hội học về gia đình
Việt Nam do GS. Tương Lai chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội xuất bản năm

1996 đã cố gắng đánh giá di sản của Nho giáo trong gia đình ở Việt Nam và
cơ cấu hộ gia đình đương đại.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình
ở phạm vi một vùng, một địa phương cụ thể, có thể kể đến các cơng trình:
Vũ Thị Huệ với luận án tiến sĩ Sự biến đổi của văn hóa gia đình đơ
thị ở Hà Nội từ năm 1986 đến hiện nay, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam,
Hà Nội, 2009, tác giả đã hệ thống hóa các quan điểm về văn hóa gia đình;
chỉ ra được những yếu tố tác động, cũng như xu hướng vận động và biến đổi
của văn hóa gia đình đơ thị ở Hà Nội.
Nguyễn Thị Nguyệt với đề tài luận án tiến sĩ Sự biến đổi văn hóa gia
đình ở vùng tái định cư Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Viện văn hóa nghệ
thuật Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, năm 2015, luận án tập trung phân tích sự
biến đổi của văn hóa gia đình ở vùng tái định cư Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà
Tĩnh, đề xuất giải pháp nhằm xây dựng văn hóa gia đình ở vùng tái định cư
huyện Kỳ Anh.
Luận văn Vai trị gia đình trong sự nghiệp xây dựng gia đình văn hóa
ở Đồng Nai của Đỗ Cao Thạnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), năm 1997; Luận văn của
Mai Thị Thiên Lý về đề tài Giáo dục gia đình của giáo dân cơng giáo ở
Đồng Nai hiện nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học


9

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), 2009 và luận văn thạc sĩ Gia đình văn
hóa ở Phú n trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Thị Trang, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh), năm 2009. Trong các luận văn trên, các tác giả chủ yếu giải quyết
vấn đề lý luận chung về gia đình, gia đình văn hóa, thực trạng xây dựng gia
đình văn hóa ở địa phương từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần

nâng cao hiệu quả xây dựng gia đình văn hóa ở các địa phương này.
Những cơng trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề gia đình và văn hóa
gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh, nổi bật có các cơng trình sau:
Sở Văn hóa Thơng tin Thành phố Hồ Chí Minh: Xây dựng gia đình
văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh: Kỷ yếu hội thảo khoa học – thực tiễn
xây dựng gia đình văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1994: mặc dù
cuốn sách ra đời cách đây gần một thập kỷ nhưng là một công trình có giá
trị, tập hợp nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học uy tín, nhiều vấn đề
về truyền thống gia đình, văn hóa gia đình, gia đình văn hóa, mối quan hệ
giữa gia đình và xã hội… được bàn đến và mở ra nhiều hướng nghiên cứu
cho thế hệ sau.
Phạm Lê Quang với đề tài luận án tiến sĩ Xây dựng gia đình ở Thành
phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), 2009; Lưu
Thị Thương với đề tài Gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), 2010; Luận văn thạc
sĩ của Đồn Phạm Quỳnh Như Như về đề tài Gia đình ở Thành phố Hồ chí
Minh với việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong quá trình
tồn cầu hóa hiện nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), 2011; Nguyễn Thị Thanh Hoa với


10

đề tài Xây dựng gia đình văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), 2012 và Nguyễn Thị Bích
Ngọc đề tài Giáo dục gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh), 2015, các cơng trình trên đã trình bày những lý luận chung về
gia đình, gia đình văn hóa, đặc điểm gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh,
thực trạng xây dựng gia đình văn hóa, giáo dục gia đình, thực trạng giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc của gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh…Trên cơ
sở đó, các cơng trình đề xuất một số phương hướng và giải pháp để phát huy
những tích cực đạt được, cũng như hạn chế những mặt tiêu cực.
Phạm Thị Thanh Vân với luận văn thạc sĩ Các mối quan hệ cơ bản
trong gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh), năm 2014, luận văn đã trình bày lý luận
chung về gia đình, phân tích thực trạng mối quan hệ trong gia đình ở Thành
phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những
hạn chế, phát huy những mặt tích cực nhằm hướng đến xây dựng mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng tốt đẹp.
Hồng Thị Liên trong luận văn về đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa gia đình với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), năm 2015, tác giả trình bày tư tưởng cơ
bản của Hồ Chí Minh về văn hóa gia đình, thành tựu hạn chế của việc xây
dựng gia đình văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó tác giả nêu lên ý
nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa gia đình với việc xây dựng gia
đình văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh.


11

Như vậy, có thể thấy, ở Việt Nam cũng như ở nước ngồi đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình. Những cơng trình đó
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn đối với việc xây dựng văn hóa gia
đình trên phạm vi cả nước cũng như ở các địa phương của Việt Nam, trong

đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa có cơng
trình khoa học độc lập nào nghiên cứu trực tiếp, có hệ thống về xây dựng
văn hóa gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Do đó, trên cơ sở kế
thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học trên, tác giả chọn vấn
đề “Xây dựng văn hóa gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề
tài nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn: trên cơ sở phân tích, làm rõ một số vấn đề lý
luận về văn hóa gia đình và xây dựng văn hóa gia đình ở Việt Nam; thực
trạng xây dựng văn hóa gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những
năm qua, luận văn đề xuất một số phương hướng, giải pháp xây dựng văn
hóa gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Nhiệm vụ của luận văn: để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung
thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích, làm rõ lý luận chung về văn hóa gia đình và xây
dựng văn hóa gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, phân tích thực trạng xây dựng văn hóa gia đình ở Thành phố
Hồ Chí Minh trong những năm qua.
Ba là, đề xuất một số phương hướng, giải pháp xây dựng văn hóa gia
đình ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: văn hóa gia đình
Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn việc nghiên cứu xây dựng văn
hóa gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2005 đến nay.


12

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận văn
Cơ sở lý luận: luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản và chính sách
của Nhà nước Việt Nam về gia đình và xây dựng văn hóa gia đình. Luận văn
có kế thừa kết quả nghiên cứu về gia đình, văn hóa gia đình đã được cơng bố.
Phương pháp nghiên cứu: luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, đồng thời có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phương pháp lôgich – lịch sử, phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh –
đối chiếu và điều tra xã hội học bằng bảng hỏi được tác giả thực hiện tại ba
địa phương của Thành phố Hồ Chí Minh: Quận 3 (nội thành), Quận 7 (quận
ven), Huyện Củ Chi (ngoại thành); kết quả điều tra được xử lý bằng phần
mềm SPSS 13.0.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về mặt khoa học: luận văn góp phần hệ thống những vấn đề lý luận
về văn hóa gia đình và xây dựng văn hóa gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Về mặt thực tiễn: luận văn góp phần chỉ ra thực trạng xây dựng văn hóa
gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy về vấn đề gia đình và văn hóa gia đình trong các mơn học như Chủ nghĩa
xã hội khoa học, lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng,…
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.


13

Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HĨA GIA ĐÌNH VÀ
XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HĨA GIA ĐÌNH

1.1.1. Khái niệm văn hóa
Để làm rõ khái niệm văn hóa gia đình, trước hết cần phải làm rõ hai
khái niệm: “văn hóa” và “gia đình”.
“Văn hóa” có ngoại diên rộng lớn, là sự sáng tạo của con người đã
diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Sự sáng tạo của
con người và lồi người là khơng ngừng và vơ tận. Do đó khái niệm “văn
hóa” đã và sẽ không ngừng nhận được những sắc thái ý nghĩa mới. Văn hóa
là một hiện tượng xã hội xuyên thấm trong mọi mặt đời sống, hoạt động và
quan hệ con người. Sự năng động và linh hoạt của đời sống, hoạt động và
quan hệ con người tất yếu kéo theo sự năng động và linh hoạt của khái niệm
văn hóa. Cho đến hiện nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn
hóa đã được đề xuất và lưu hành trên thế giới và ở Việt Nam. Mặc dù vậy,
theo nhìn nhận của các tác giả cuốn Xã hội học văn hóa thì “người ta vẫn
tiếp tục định nghĩa về văn hóa do đó số lượng các định nghĩa này vẫn tiếp
tục tăng lên” [23, tr.9].
Văn hóa tự nó vốn là một phức hợp, một tổng thể nhiều mặt, nhiều
chiều cạnh, trong đó mặt nào, chiều cạnh nào được tiếp cận cũng có thể làm
nảy sinh một quan niệm, một định nghĩa có vẻ hồn chỉnh. Điều này làm
cho “văn hóa” trở thành một khái niệm đa nghĩa. Vấn đề là làm sao hiểu
được khái niệm văn hóa một cách đầy đủ và sát hợp với hướng tiếp cận của
chủ nghĩa xã hội khoa học, cuối cùng để vận dụng tốt hơn vào nhiệm vụ xây
dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay nhằm phát huy vai trò và nâng cao


14

hiệu quả tác động của văn hóa gia đình đối với sự hình thành, phát triển và
hồn thiện nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.

Và để đi đến một quan niệm, một cách hiểu khái niệm văn hóa theo hướng
đó, chúng tơi thấy cần và có thể dựa vào một số định nghĩa và cách lý giải
về khái niệm văn hóa trong các trường hợp sau:
Trong các tài liệu khoa học ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây,
thuật ngữ “văn hóa” được sử dụng phổ biến với hai nghĩa: Nghĩa rộng, văn
hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần gắn với cả hai hình thái
hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của con người và xã hội.
Văn hóa hiểu theo nghĩa này thường được sử dụng trong phân tích triết học
về văn hóa. Nghĩa hẹp, văn hóa chỉ bao gồm những giá trị tinh thần, gắn với
hình thái hoạt động tinh thần của con người và xã hội. Văn hóa hiểu theo
nghĩa này thường được sử dụng trong các văn kiện của Đảng Cộng sản và
Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình nghiên cứu, bàn thảo sôi nổi về vấn đề xây dựng nền
văn hóa xã hội chủ nghĩa, các nhà khoa học mácxít ở Liên Xô và Đông Âu
trước đây đã đề xuất nhiều định nghĩa, quan niệm về văn hóa. Trong số đó,
phù hợp hơn cả với hướng nghiên cứu của đề tài luận văn này là quan niệm
cho rằng, văn hóa là “một hệ thống nhằm bảo đảm sự đào tạo ra những con
người về các mặt tri thức, tình cảm và đạo đức, thành những thành viên tích
cực của xã hội” [97, tr.38]. Trong định nghĩa vừa dẫn, văn hóa được nhận
thức như một hệ thống hoạt động “trồng trọt tinh thần”, tức là sự giáo dục
bồi dưỡng tâm hồn con người.
Ở phương Tây, từ “văn hóa” có nguồn gốc từ tiếng latinh Cultus mà
nghĩa gốc là trồng trọt được dùng theo hai nghĩa: Cultus agri là “trồng trọt
ngoài đồng”, tức là hoạt động cải biến tự nhiên và Cultus animi là “trồng
trọt tinh thần”, tức là sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người [56, tr.7-8].


15

Trong câu nói của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì

lợi ích trăm năm thì phải trồng người” chính là theo cái nghĩa gốc ấy. Trong
văn hóa học tư sản cũng có nhiều định nghĩa văn hóa. Trong đó định nghĩa
của E.B. Taylor trong tác phẩm “Văn hóa ngun thủy”, xuất bản ở Ln
Đơn năm 1871 được xem là định nghĩa đầu tiên có tính kinh điển về văn
hóa. Định nghĩa này nêu: “Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, là
tồn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, phong tục và những khả năng và tập quán khác mà con người đạt
được với tư cách là thành viên của xã hội” [9, tr.52].
Ở Việt Nam, vấn đề văn hóa cũng đã được nghiên cứu từ lâu và đã có
nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về văn hóa đã được đề xuất. Dưới
đây, chúng tơi chỉ nêu một số định nghĩa, quan niệm mà chúng tôi cho là
tiêu biểu và phù hợp với hướng tiếp cận của đề tài luận văn này.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lời định nghĩa về văn hóa đầy đủ nhất
đã được ghi trong trang cuối của bản thảo Nhật ký trong tù: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và địi
hỏi của sự sinh tồn” [50, tr.431].
Hồ Chí Minh khơng chỉ đề xuất khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng là
tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra như vừa
dẫn, mà còn cho rằng văn hóa là những giá trị tinh thần – văn hóa tinh thần,
thuộc về kiến trúc thượng tầng. Văn hóa đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế,
xã hội, tạo thành bốn vấn đề cơ bản của xã hội: “trong công cuộc kiến thiết


16


nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang
nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc
thượng tầng” [Báo Cứu quốc, số ra ngày 8-10-1945]. Hồ Chí Minh cũng đã
nói đến văn hóa – văn nghệ, đến các sáng tác văn học, coi văn hóa – nghệ
thuật là một mặt trận. Ngồi ra, Người cịn nói đến văn hóa theo nghĩa hẹp
nhất của từ này, tức văn hóa đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con người.
Các tác giả Nguyễn Duy Quý và Đỗ Huy trong cuốn Xây dựng nền
văn hóa mới ở nước ta hôm nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992 đã đề
xuất một định nghĩa, rằng: “Văn hóa là biểu trưng của trình độ phát triển của
các quan hệ nhân tính thơng qua cách thức hoạt động sống và sáng tạo theo
chuẩn chân – thiện – mỹ” [64, tr.10]. Giáo sư Vũ Khiêu, trong cuốn Góp
phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng văn hóa đã nêu một quan niệm, rằng:
“Văn hóa thể hiện trình độ được vun trồng của con người, của xã hội… văn
hóa là trạng thái con người ngày càng tách rời khỏi giới động vật để khẳng
định những đặc tính của con người” [34, tr.8]
Qua hai định nghĩa vừa dẫn, văn hóa được hiểu là hoạt động sáng tạo
của con người mà bản thân hoạt động đó cũng như những sản phẩm của nó
thể hiện và thúc đẩy sự phát triển những năng lực bản chất người của con
người, hoàn thiện xã hội theo hướng chân - thiện - mỹ. Con người làm ra
văn hóa, đồng thời văn hóa ni dưỡng, vun trồng con người, nâng cao giá
trị con người, làm cho con người trở thành người hơn.
Như vậy, có thể thấy, văn hóa là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu ở
cả trên thế giới và Việt Nam. Về mặt lý luận, cho đến nay các nhà nghiên
cứu vẫn tiếp tục suy nghĩ và phát biểu về khái niệm văn hóa. Tuy nhiên, căn
cứ vào một số khái niệm văn hóa đã được đề xuất và lưu hành rộng rãi trong
nước và trên thế giới, có thể rút ra những nội dung căn cốt nhất của khái
niệm văn hóa được hầu hết các tác giả đề cập đến như sau:


17


Thứ nhất, văn hóa là một hiện tượng xã hội, là cái đặc hữu của con
người, do con người và vì con người, là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau có
tính bản chất giữa con người và con vật. Con người sáng tạo ra các giá trị
văn hóa đồng thời con người lớn lên, trưởng thành lên cùng với những giá
trị văn hóa q báu do mình sáng tạo ra.
Thứ hai, văn hóa gắn với hoạt động sáng tạo của con người, mà bản thân
hoạt động đó cũng như sản phẩm của nó thể hiện và thúc đẩy những năng lực
bản chất của con người theo hướng đạt đến cái chân, cái thiện, cái mỹ.
Thứ ba, văn hóa phải là cái mang giá trị. Giá trị nói ở đây là căn cứ
vào “ý nghĩa con người, ý nghĩa xã hội và văn hóa” của những sự vật hiện
tượng, là mức độ hữu ích của chúng đối với việc đáp ứng nhu cầu phát triển
các mặt chân – thiện – mỹ của đời sống con người và xã hội trong thời gian
và không gian cụ thể, xác định. Giáo sư Vũ Khiêu viết: “chúng ta quan niệm
giá trị là thành tựu của con người góp phần vào sự đi lên của lịch sử xã hội,
phục vụ lợi ích và hạnh phúc của con người” [22, tr.11]
Thứ tư, điểm mấu chốt nhất của văn hóa là nó phải được kết tinh nơi
con người, trong tâm thức, trong cốt cách của con người và được thể hiện ra
trong hoạt động và quan hệ con người. Cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, trong thể thao, trong giao tiếp,…là văn hóa. Cái
đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ vợ chồng, thầy trò, giữa cộng đồng và
cộng đồng khác, … là văn hóa.
Căn cứ vào những ý nghĩa cơ bản, xuyên suốt qua các định nghĩa
về văn hóa được sử dụng phổ biến trong và ngoài nước, đồng thời xuất
phát từ góc độ tiếp cận của chủ nghĩa xã hội khoa học và hướng nghiên
cứu của đề tài luận văn này, chúng tôi tán thành định nghĩa văn hóa của
tập thể tác giả cuốn “Văn hóa xã hội chủ nghĩa” do Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội xuất bản năm 1997, rằng: Văn hóa “Đó là hoạt động nhằm



18

phát huy những năng lực bẩm sinh và bản chất của con người, vươn tới
cái chân, cái thiện, cái mỹ. Là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị, những
chuẩn mực xã hội – là môi trường thứ hai, cái nơi ni dưỡng sự hình
thành nhân cách con người” [26, tr.31-32].
1.1.2. Khái niệm gia đình và mối quan hệ giữa gia đình và xã hội
* Khái niệm gia đình
Cho đến hiện nay đã có nhiều định nghĩa về khái niệm gia đình đã
được đề xuất và lưu hành ở Việt Nam và trên thế giới, trong đó có nhiều
điểm tương đồng nhưng cũng có khơng ít những điểm khác biệt. Để có thể
đi tới một định nghĩa đầy đủ về khái niệm gia đình phù hợp với phương
pháp tiếp cận của chủ nghĩa xã hội khoa học, chúng tôi thấy cần và có thể
dựa vào một số cách hiểu, cách lý giải về khái niệm này như sau:
C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, nêu rằng:
“…hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo
ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha
mẹ và con cái, đó là gia đình” [42, tr.41]. Như vậy, trong quan niệm của
C.Mác và Ph.Ăngghen, gia đình là một cộng đồng đặc biệt, được hình thành
và duy trì trên cơ sở quan hệ hơn nhân và quan hệ huyết thống. Gia đình có
chức năng sinh học đặc thù là tái sản xuất ra chính bản thân con người, tức
là sinh đẻ, duy trì nịi giống.
Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học do Nxb. Tiến Bộ - Mátxcơva
xuất bản năm 1986 (bản Tiếng Việt) giải thích: “Gia đình là một hình thức
cộng đồng những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ
máu mủ. Bên cạnh những chức năng sinh vật học đặc thù là tái sản xuất ra
lồi người, gia đình đồng thời cịn là hình thức cộng đồng xã hội của con
người và, với tính cách đó, gia đình thực hiện các chức năng kinh tế và tinh
thần quan trọng” [76, tr.148]. So sánh và đối chiếu với định nghĩa về gia



19

đình của C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ở phần trên, nhận thấy rằng, về chức
năng của gia đình, định nghĩa của Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học,
ngoài chức năng sinh học đặc thù là tái sản xuất ra lồi người, có bổ sung
thêm chức năng kinh tế và tinh thần của gia đình.
Trong cuốn Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới tác
giả Lê Thi cho rằng: “Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm
xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nảy
sinh từ quan hệ hơn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà,
họ hàng nội ngoại). Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người
được ni dưỡng, tuy khơng có quan hệ huyết thống. Các thành viên gia
đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình
cảm). Giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý được Nhà nước
thừa nhận và bảo hộ (ghi rõ trong Luật hơn nhân và gia đình ở nước ta).
Đồng thời trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép
và những cấm đốn trong quan hệ tình dục giữa các thành viên” [72, tr.42].
Trong Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo
biên soạn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2005 cũng đưa ra
định nghĩa tương tự: “gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản
trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội
đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục…. giữa các
thành viên” [3, tr.236].
Qua hai định nghĩa vừa dẫn, nhận thấy, gia đình là một nhóm – một
cộng đồng đặc biệt của con người, được hình thành, duy trì và phát triển chủ
yếu dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng
giáo dục, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Như vậy, gia đình là cộng
đồng xã hội đặc thù của con người, ở đó con người sống gắn bó với nhau,



×