Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN SINH CON VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC - CÔNG TÁC XÃ HỘI - ĐÔNG NAM Á

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
LỰA CHỌN SINH CON VÀ Ý NGHĨA CỦA
ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY (Điển cứu tại
khu vực trung tâm và ngoại ô)

Giảng viên hướng dẫn

: Đỗ Hồng Quân

Sinh viên thực hiện

: Huỳnh Ngọc Hoan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TP. HỒ CHÍ MINH - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC - CÔNG TÁC XÃ HỘI - ĐÔNG NAM Á

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
LỰA CHỌN SINH CON VÀ Ý NGHĨA CỦA
ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY (Điển cứu tại
khu vực trung tâm và ngoại ô)

Giảng viên hướng dẫn



: Đỗ Hồng Quân

Sinh viên thực hiện

: Huỳnh Ngọc Hoan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TP. HỒ CHÍ MINH - 2016


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

MỤC LỤC
PHẦN 1:

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 10

1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 10

2.

Điểm lại thư tịch ................................................................................................. 14

3.

Ý nghĩa, mụctiêu nghiên cứu ............................................................................. 18
3.1 Ý nghĩa lý luận .................................................................................................. 18

3.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 19
3.3 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 19
3.4 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 19

4.

Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 19

5.

Khung khái niệm ................................................................................................ 20

6.

Định nghĩa khái niệm ......................................................................................... 21
6.1 Gia đình ............................................................................................................. 21
6.2 Trung tâm, ngoại ô ............................................................................................ 22

7.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 24
7.1 Thuyết lựa chọn duy lý ...................................................................................... 24
7.2

Quan điểm gia đình hạt nhân của Talcott Parsons ........................................ 25

7.3 Lý thuyết nữ quyền cấp tiến .............................................................................. 26
8.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 27


9.

Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ................................................ 27

10.

Mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu .................................................................... 28
10.1 Mẫu nghiên cứu: .............................................................................................. 28

3


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

10.2 Cách chọn mẫu: ............................................................................................... 28
PHẦN 2:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 30

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU
VÀ LỰA CHỌN SINH CON PHÂN THEO KHU VỰC, TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN,
THU NHẬP, NGHỀ NGHIỆP CỦA KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. ......................... 30
1.

Tổng quan địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30

Quận 10

30


Huyện Củ Chi: ............................................................................................................... 31
2.

Đặc điểm nhân khẩu ........................................................................................... 32
2.1 Giới tính ............................................................................................................. 32
2.2 Độ tuổi: .............................................................................................................. 32
2.3 Độ tuổi kết hôn .................................................................................................. 32
2.4 Độ tuổi sinh con: ............................................................................................... 33
2.5 Số con trong gia đình......................................................................................... 33
2.6 Thu nhập ............................................................................................................ 34
2.7 Trình độ học vấn................................................................................................ 36
2.8 Nghề nghiệp ...................................................................................................... 38
2.9 Cấu trúc gia đình ............................................................................................... 40
2.10 Tiểu kết ............................................................................................................ 41

3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh con: ............................................ 42
3.1 Khu vực ............................................................................................................. 42
3.2 Trình độ học vấn................................................................................................ 44

4


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

3.3 Thu nhập ............................................................................................................ 47
3.4 Nghề nghiệp ...................................................................................................... 51
3.5 Áp lực gia đình: ................................................................................................. 54

4.

Tổng kết.............................................................................................................. 57

CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA ĐỨA CON VÀ LỐI SỐNG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
(CÁI NHÌN VỀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC SINH CON, GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI Ở TRUNG
TÂM ĐANG CHUYỂN TỪ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT SANG ĐƠN VỊ TIÊU DÙNG,
QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA NỮ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÀ SỰ PHÂN CÔNG
LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH). .............................................................................. 59
1.

Lối sống gia đình hiện đại: ................................................................................. 63
1.1 Cái nhìn về lợi ích của việc sinh con của gia đình: ........................................... 63
1.2 Gia đình hiện đại ở trung tâm đang chuyển từ đơn vị sản xuất sang đơn vị tiêu
dùng ......................................................................................................................... 65
1.3 Quyền quyết định của nữ giới trong gia đình .................................................... 66
1.3 Sự phân công lao động trong gia đình ............................................................... 69
1.4 Tổng kết:............................................................................................................ 71

2.

Ý nghĩa của đứa con: .......................................................................................... 71
2.1 Ý nghĩa của đứa con: ......................................................................................... 71
2.2 Cách dạy, sự kỳ vọng của ba mẹ đối với con trong gia đình Việt Nam hiện nay.
................................................................................................................................. 74

3.

Tổng kết: ............................................................................................................ 78


PHẦN 3:
1.

KẾT LUẬN............................................................................................... 79

Kiểm định giả thuyết .......................................................................................... 79

5


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

2.

Kết luận .............................................................................................................. 81

3.

Hạn chế của đề tài .............................................................................................. 82

PHẦN 4:

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 83

PHẦN 5:

PHỤ LỤC ................................................................................................. 90

6



Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ:

1.

Bảng:

Bảng 1: Độ tuổi sinh con và độ tuổi sinh con trong gia đình ........................................ 33
Bảng 2: Thu nhập gia đình phân theo khu vực .............................................................. 35
Bảng 4: Trình độ học vấn của chồng và vợ phân theo khu vực ..................................... 38
Bảng 4: Nghề nghiệp chồng và vợ phân theo khu vực ................................................... 39
Bảng 5: Cấu trúc gia đình phân theo khu vực ............................................................... 40
Bảng 6: Độ tuổi kết hôn, độ tuổi sinh con và số con trong gia đình phân theo khu vực
........................................................................................................................................ 42
Bảng 7: Sở thích con trai/con gái của gia đình phân theo khu vực ............................... 43
Bảng 8: Quyết định sinh thêm con của gia đình phân theo trình độ học vấn vợ ........... 44
Bảng 9: Tương quan giữa thu nhập gia đình với số con, độ tuổi kết hôn và độ tuổi sinh
con .................................................................................................................................. 48
Bảng 10: Sở thích con trai/con gái phân theo thu nhập ................................................ 50
Bảng 11:Quyết định sinh thêm con của gia đình phân theo nghề nghiệp chồng và vợ . 52
Bảng 12: Thu nhập gia đình phân theo nghề nghiệp chồng và vợ................................. 53
Bảng 13:Mức độ đồng ý nhận định “Gia đình buộc chúng tôi phải có con”, “Không
con là mang tội bất hiếu”, “Cả dòng họ chỉ cần có một vài cháu trai là được” phân
theo khu vực ................................................................................................................... 54
Bảng 14: Quyết định sinh thêm con phân theo cấu trúc gia đình .................................. 55
Bảng 15: Sự tương quan giữa độ tuổi kết hôn, sinh con và số con với số anh/ chị/ em
trong gia đình ................................................................................................................. 56
Bảng 16:Mối quan hệ giữ số anh/chị/em trong gia đình với những quan điểm sinh con

........................................................................................................................................ 56
Bảng 17: Trị trung bình của các quan điểm sinh con theo thứ tự tăng dần .................. 59
Bảng 18: Ma trận xoay nhân tố của các quan điểm sinh con ........................................ 60

7


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

Bảng 19: Quan điểm sinh con phân theo khu vực, thu nhập, nghề nghiệp, cấu trúc gia
đình và quyết định sinh thêm con. .................................................................................. 62
Bảng 20: Quan điểm “Sinh con trai để nối dỗi”, “Sinh con gái để được nhờ” phân
theo khu vực ................................................................................................................... 63
Bảng 21: Mức độ gửi con cho dịch vụ, cơ sở; gia đình của khách thể nghiên cứu phân
theo khu vực. .................................................................................................................. 66
Bảng 22:Việc “Nuôi dạy con cái” và quyền “quyết định sinh con”của phụ nữ phân
theo khu vực ................................................................................................................... 67
Bảng 23: Mức độ đồng ý với nhận định “Nuôi con để sau này con nuôi mình” ........... 71
Bảng 24: Bảng thống kê số lượt chọn về “Thế nào là nuôi dạy con tốt” ...................... 75
Bảng 25:Phân công lao động trong gia đình ................................................................. 90
Bảng 26: Thu nhập gia đình phân theo trình độ học vấn của vợ và chồng. .................. 91
Bảng 27:Bảng thống kê kỳ vọng của các bậc phụ huynh đối với con của mình ............ 92

2.

Biều đồ:

Biểu đồ 1: Tổng thu nhập gia đình (ĐVT:%)................................................................. 35
Biểu đồ 2: Trình độ học vấn (ĐVT:%) .......................................................................... 37
Biểu đồ 3: Điều kiện của gia đình để sinh con tiếp (ĐVT:%) ....................................... 58


8


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
ĐTB

Điểm trung bình

ĐVT

Đơn vị tính

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

Nxb

Nhà xuất bản

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


THPT

Trung học phổ thông

Tr

Trang

VND

Việt Nam đồng

9


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

PHẦN 1:
1.

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào, muốn tồn tại và phát triển đều phải duy trì hai
dòng sản xuất: sản xuất của cải vật chất (Tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng) và sản
xuất ra chính bản thân con người. Trong mối liên hệ với nền sản xuất xã hội, con người
vừa là chủ thể quyết định sự tồn tại và phát triển của nó, vừa là khách thể. Dân số (Quy
mô, cơ cấu, sự gia tăng dân số) là kết tinh của các yếu tố kinh tế - xã hội, phản ánh điều

kiện xã hội (Tổng cục dân số- KHHGĐ, 2011). Theo Minh Hải, dân số đông tạo nên
một lực lượng lớn nguồn lao động và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đem lại thế mạnh,
tiềm năng vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị quốc gia. Nhưng bên
cạnh những tích cực đó dân số cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội,
môi trường,… của các quốc gia. Cụ thể, dân số đã và đang gây ra sức ép đối với:
- Việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng) vấn đề này đã góp
phần gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và lãng phí nguồn nhân lực. Mỗi
năm nước ta giải quyết khoảng một triệu việc làm mới. Tuy nhiên, hằng năm nguồn
nhân lực được bổ sung thêm hơn một triệu lao động, cộng với số người chưa được giải
quyết việc làm năm trước làm tăng tỉ lệ người thất nghiệp. (Phạm Thị Bạch Tuyết,
(2014), tr 162). Tuy tỷ lệ thất nghiệp không cao (tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi
lao động hiện nay khoảng 2,2%, trong đó khu vực thành thị 3,6%), nhưng các lao động
Việt Nam chủ yấu tập trung vào công việc gia đình hoặc tự làm và các công việc này
thường có thu nhập thấp, bấp bênh, không ổn định.
- Tài nguyên, môi trường: dân số tăng nhanh, lực lượng ao động thiếu việc làm
nghiêm trọng dẫn đến hậu quả nặng nề về tài nguyên môi trường: diện tích rừng bị thu
hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng, săn bắt thú và
động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, thay vào đó là các vùng diện tích đất
trống đồi trọc đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ lụt, hạn hán

10


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng khai thác biển cũng
xảy ra tương tự, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do việc khai thác, vứt rác, chất
thải bừa bãi do ý thức hạn chế của người dân…Song song với vấn đề ô nhiễm môi
trường, lãng phí tài nguyên, dân số càng cao, mật độ dân số càng cao (theo kết quả
Tổng điều tra dân số năm 2009, mật độ dân số Việt Nam cao (259 người trên một km2),

gấp 2 lần mật độ dân số của châu Á, cao hơn mật độ dân số Trung Quốc, gấp gần 6 lần
mật độ trung bình trên thế giới) thì diện tích đất canh tác bình quân đầu người tại Việt
Nam ngày càng thu hẹp, còn dưới 0,1 ha cho mỗi người, chỉ bằng 2/5 mức diện tích
canh tác tối thiểu để đảm bảo an ninh lương thực theo tiêu chuẩn của Tổ chức lương
thực thế giới. (Minh Thùy)
- Sức ép đối với y tế, giáo dục: Dân số tăng nhanh, trẻ em chiếm tỷ lệ tương đối
lớn trong khi đất nước còn nghèo đã tạo nên sức ép nặng nề đối với các lĩnh vực y tế,
giáo dục: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao (9,8%). Một số vùng nông thôn
chưa phổ cập xong chương trình tiểu học. Số trẻ em bỏ học hoặc không được đến
trường còn nhiều.
- Sức ép đối với an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: Dân số gia tăng
cùng với việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về
các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các
trào lưu văn hóa ngoại do quá trình hội nhập đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh
thiếu niên và lực lượng lao động trẻ thiếu việc làm sa ngã. Các tệ nạn xã hội như ma
túy, mại dâm… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là mối lo ngại lớn đối
với mỗi gia đình và toàn xã hội.
Nhìn một cách tổng quát, giữa dân số và phát triển có mối quan hệ tương đối rõ nét với
nhau. Dân số hợp lý sẽ cung cấp một lực lượng lao động cho quá trình phát triển.
Ngược lại, dân số quá đông trong khi điều kiện kinh tế chưa bền vững sẽ là một lực cản
cho quá trình phát triển do những đòi hỏi về chính sách an sinh xã hội cho những nhóm

11


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

cư dân này. Cuối cùng, gia tăng dân số không chỉ có liên đới đến chỉ mỗi vấn đề kinh
tế mà quan trọng hơn là đời sống xã hội cũng như quyền tự do mà mỗi cá nhân có được
(Đỗ Hồng Quân, 2016). Vì vậy, dân số luôn là một trong những đề tài, lĩnh vực thu hút

nhiều sự quan tâm của các nhà chính sách, dân số học và các nhà xã hội học.
Tổng dân số thế giới năm 2013 ước tính là 7,137 tỉ người. Trong đó, châu Á dẫn đầu
với 4,302 tỉ người, châu Phi là 1 tỉ người, châu Mỹ là 958 triệu người, châu Âu là 740
triệu người, châu Đại Dương là 38 triệu người. So với năm 2012 thì dân số thế giới ước
tính là 7,058 tỉ người. Dân số cao nhất vẫn phân bố tập trung ở châu Á với 4,26 tỉ
người; tiếp theo là châu Phi với 1,072 tỉ người, châu Mỹ là 948,2 triệu người, châu Âu
là 740,1 triệu người, và thấp nhất vẫn là châu Đại Dương với 37 triệu người (Số liệu
này được tổng hợp từ các nguồn thống kê của các nước, thống kê dân số 2009-2013
của Liên Hiệp Quốc1). Bên cạnh đó, dựa trên những thống kê của Liên Hiệp Quốc,
nghiên cứu của Tim Dyson (2010) đã thống kê lại lịch sử hơn 200 năm của bức tranh
dân số thế giới (1800-2010) cho thấy tỉ suất sinh trung bình của một người phụ nữ
trong giai đoạn này trên phạm vi toàn thế giới lại có xu hướng giảm liên tục. Năm
2010, tỉ lệ này chỉ còn khoảng 2,6 trẻ/phụ nữ và 2,3 trẻ/phụ nữ ở khu vực Đông Nam Á
(Tim Dyson, 2009, tr.58).
Năm 1798, Thomas Robert Malthus, trong cuốn sách Những hiểu biết về quy luật dân
số và tác động của nó đến việc nâng cao đời sống xã hội, cho rằng sinh sản của con
người mang bản chất sinh vật. Dựa theo quan điểm này của ông, ta có thể hiểu việc
sinh con trong xã hội là một điều tất nhiên, là phù hợp với tự nhiên. Nhưng liệu trong
sự nghiệp hóa, hiện đại hóa quan điểm về sinh con của con người có còn là bản chất
nữa không? Thực tế, số con trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiện nay ở VN
giảm từ 6,3 con (1960) xuống còn 2,05 con (2012). Ở khu vực thành thị thống kê 2012
tỉ lệ sinh của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1.8 con/phụ nữ, ở nông thôn tỉ lệ này là
1

Dân số thế giới 2013: Năm 2013, tổng dân số thế giới ước tính là 7,137 tỉ người. (2013).
12


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016


2,17 con/ phụ nữ. Riêng ở Tp. HCM theo thống kê của Tổng cục Thống kê thì tổng tỉ
suất sinh tính từ 2005 đến 2012 giảm từ 1,52 con xuống còn 1,33 con/phụ nữ. Đây là
một con thể hiện xu hướng giảm sinh trong những năm gần đây ở Tp. HCM. Bên cạnh
đó theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cũng ghi nhận tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh còn cao, cả nước hiện nay ở mức 112,3 bé trai/100 bé gái có xu
hướng tăng trong xã hội Việt Nam nói chung và khu vực trung tâm nói riêng đã hoàn
toàn đi ngược lại với lý thuyết động lực sinh học của Malthus và quan điểm truyền
thống của Việt Nam về việc sinh con (Dương Hài, 2013).
Từ thực trạng trên, nhóm đưa ra giả thuyết rằng: Những con số phản ảnh về tỉ lệ sinh
cho thấy phải chăng có sự khác nhau về quan điểm sinh con giữa gia đình ngoại ô và
trung tâm Tp. HCM hiện nay? Có phải những nguyên nhân như chi phí cho sinh hoạt
hàng ngày ở trung tâm Tp.HCM và chi phí nuôi dạy con cái cao, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tốt hơn khiến người dân đô thị kết hôn muộn hơn, trình độ học vấn cũng như áp
lực của đời sống đô thị cao hơn nhiều so với ngoại ô dẫn đến sự chênh lệch về mức
sinh giữa hai vùng không? Xuất phát từ những giả thuyết, băn khoăn, nhóm quyết định
thực hiện nghiên cứu đề tài: Những yếu tố tác động đến việc sinh con và ý nghĩa của
đứa con trong gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Điển cứu tại khu vực
trung tâm và ngoại ô).

13


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

2.

Điểm lại thư tịch
 Nguyên nhân dẫn đến sự biến chuyển dân số:

Lịch sử phát triển dân số trên thế giới đã chứng minh tái sản xuất dân số trên thế giới,

đặc biệt là ở các nước đang phát triển đã chuyển từ giai đoạn tỷ suất sinh thô và tỷ suất
chết đều cao sang giai đoạn đều thấp (Tổng cục thống kê dân số -KHHGĐ, 2011). Vậy
đâu là nguyên nhân của sự biến chuyển dân số này?
Theo Đỗ Thái Đồng (1983) nguồn gốc sâu xa của biến chuyển dân số là từ những
chuyển biến KT-XH. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thay đổi quan niệm của các bậc
phụ huynh về việc sinh con, đẻ cái. Đứa con đối với họ không còn là một lực lượng lao
động của gia đình nữa mà có ý nghĩa hết sức quan trọng: là sợi dây gắn kết tình cảm
gia đình, là nơi các ông bố, bà mẹ đặt niềm tin, hi vọng. Chính vì thế họ sẽ có xu
hướng đẻ ít đi để có điều kiện chăm sóc con cái một cách tốt nhất. Bài viết nêu
“Nguyện vọng của các cặp vợ chồng ngày nay, nhất là trong các vùng đô thị thường
muốn có 1 hoặc 2 con” (tr.38). Ngoài ra, bài viết còn chỉ ra sự khác biệt về quan niệm
sống giữa thành thị và nông thôn. Ở nông thôn, gia đình mở rộng là phổ biến. Ở đấy,
các cá nhân hầu như vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu sắc về giá trị, tập tục, quan niệm về
“nối dõi tông đường” (gia đình phải có con trai). Còn ở các khu đô thị khi mà mô hình
gia đình chủ yếu là gia đình hạt nhân, áp lực về việc sinh con trai hay con gái không
còn nữa, người ta chỉ quan tâm đến việc chăm lo con tốt.
Một lý giải khác cho sự biến chuyển dân số này là do yếu tố tự nhiên (Khả năng sinh
sản của một nhóm người nhất định. Nơi nào có khả sinh đẻ càng cao, cơ cấu giới tính
càng phù hợp thì nơi đó có dân số tăng nhanh và ngước lại), yếu tố phong tục tập quán
(Các chuẩn mực trong xã hội), yếu tố kinh tế (Người đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ
này là A. Xmít với kết luận: “Nghèo đói tạo ra khả năng cho sự sinh đẻ”) và cuối cùng
là yếu tố kỹ thuật (thành tựu kỹ thuật tạo điều kiện cho con người chủ động trong sinh
đẻ, vào từng thời kỳ mà chúng ta có thể quyết định khuyến khích sinh sản hoặc hạn chế

14


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

sinh sản) (Tổng cục thống kê dân số -KHHGĐ, 2011). Trước quan điểm này, Tổng cục

thống kê dân số - KHHGĐ, 2009 đã đưa ra các yếu ảnh hưởng đến mức sinh như sau:
tôn giáo, dân tộc, trình độ học vấn (phụ nữ có trình độ học vấn cao thường có xu hướng
kết hôn muộn vì thế họ có con muộn hơn, ưu tiên cho công việc nhiều hơn và biết cách
chăm sóc sức khỏe cho con mình tốt hơn), hoạt động kinh tế, mức sinh theo tình trạng
di cư.
Không chỉ riêng Việt Nam, sự chuyển biến dân số còn là một hiện tượng chung trên
toàn thế giới, Sidney B. Westley. Minija Kim Choe and Robert D. Retherford, (2010)
đã chứng minh rằng trình độ học vấn và cơ hội tham gia vào thị trường lao động khiến
cho phụ nữ trốn tránh việc kết hôn hay kết hôn muộn. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho
thấy sự duy lý trong xã hội đô thị khi họ nhận thấy khoảng mất mát của mình quá lớn
khi quyết định sinh con dẫn đến bốn xã hội ở phía Đông và Đông nam Châu á (Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapo và Đài Loan) đều có mất sinh rất thấp và độ tuổi kết hôn cao.
 Yếu tố truyền thống, chuẩn mực ảnh hưởng đến chính sách dân số KHHGĐ tại Việt Nam
Nhắc đến yếu tố truyền thống, chuẫn mực của Việt Nam ta không thể không nhắc đến
câu “Phép vua thua lệ làng”. Đây là một trong những đặc điểm văn hóa Việt Nam sau
bụi tre làng. Vậy, truyền thống này có còn giữ đến ngày nay hay không? Nếu còn vậy
nó có ảnh hưởng gì đến việc thực hiện chính sách dân số ở Việt Nam không? Vũ Mạnh
Lợi (1984) cho thấy giữa chuẩn mực xã hội của số con và chuẩn mực số con trong gia
đình nông thôn còn có một khoảng cách (gia đình nông thôn) có chuẩn mực về số con
khá cao. Nguyên nhân của sự khác biệt trong chuẩn mực này là các yếu tố như: Yếu tố
truyền thống: quan điểm “con đàn cháu đống” là hạnh phúc của gia đình vẫn còn có giá
trị nhất định và trong bài này. Vũ Mạnh Lợi cũng đưa ra giả thuyết “phải chăng chuẩn
mực số con truyền thống vẫn còn là chuẩn mực số con của nhóm có tính chất địa
phương?”; Yếu tố kinh tế: Do chế độ chúng ta xây dựng xã hội mới trên cơ sở hạ tầng
15


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

còn yếu, gia đình vẫn còn chức năng kinh tế - Đứa con là một nguồn lao động có khả

năng gia tăng thu nhập nên các gia đình vẫn cần một số lượng cao về con cái; Yếu tố
văn hóa có tác động làm thay đổi tương quan về thứ bậc, trong hệ thống nhu cầu nói
chung của cá thể, thay đổi thang giá trị và định hướng các giá trị của cá thể, trong đó
nhu cầu có con có thể bị các nhu cầu khác lấn át hoặc lấn át các nhu cầu khác. Tác giả
đã kết luận rằng: “Trình độ văn hóa ở nông thôn còn chưa cao, lối sống chậm biến đổi
cũng là một nguyên nhân duy trì chuẩn mực số con cao như hiện nay.”; Yếu tố tâm lý:
Bài viết đề cập đến tâm lý an tâm khi có con cháu chăm nom khi về già, không muốn
sử dụng các biện pháp tránh thai vì sợ có hại. Tóm lại, Vũ Mạnh Lợi cho rằng các yếu
tố trên có mối liên quan mật thiết với nhau ảnh hưởng tương tác chặt chẽ với nhau và
có tác dụng điều chỉnh hành vi tái sinh sản của cá thể.
Đồng quan điểm với Vũ Mạnh Lợi về sự chậm thay đổi chuẩn mực ở việt nam, Lê
Ngọc Văn (1985) con số thống kê của các cuộc nghiên cứu và những dẫn chứng chỉ ra
rằng quan niệm phong kiến về vấn đề sinh đẻ vẫn còn ăn sâu trong nếp nghĩ, tâm lý của
chúng ta ở xã hội hiện nay đặc biệt là các gia đình nông dân ở nông thôn: “trời sinh voi
sinh cỏ”, mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, chăm sóc khi
già yếu. Đấy là điều ảnh hưởng đến việc sinh số con của các gia đình cũng như chính
sách kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, kết quả trong một cuộc nghiên cứu ở một xã
thuộc miền Bắc như sau: trong số 271 gia đình nông dân được chọn làm mẫu thì có 199
gia đình có 3 con trở lên. Và có đến 78,6% số người được phỏng vấn mong muốn có 3
con trở lên trong tương lai; trong đó có 54% muốn có 3 con, 25,6% muốn có từ 4 con
trở lên, 20,4% muốn có 2 con và không có cặp vợ chồng nào muốn có 1 con. Còn kết
quả khi được hỏi về thái độ đối với việc sinh con trai, con gái thì có 72% muốn “có
nếp, có tẻ”. Tiếp đó, bài viết cũng đưa ra dẫn chứng từ một cuộc điều tra tâm lý xã hội
do Viện Khoa học Giáo dục tiến hành ở Tp. HCM và một số vùng nông thôn miền

16


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016


Nam với kết quả: 82% người được hỏi ở nông thôn trả lời nhất thiết phải có con trai,
62% trả lời phải “có nếp, có tẻ”; ở Tp.HCM, tỉ lệ là 25% và 24%.
Phạm Bích San (1988) lại cho rằng muốn xem xét đầy đủ về dân số phải cập đến ba
quá trình: sinh, chết và di dân trong mối quan hệ tổng thể với các điều kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội đang tồn tại trong một quốc gia. Tác giả đưa ra con số thống kê của tổ chức
ESCAP về các chỉ báo dân số Việt Nam từ năm 1984 đến năm 1987 (trừ số phát triển
dân số năm 1984, bài viết cho rằng các chỉ báo dân số Việt Nam trong một số năm cuối
là tương đối xác đáng và phần nào nói lên sự thật về tình hình dân số Việt Nam), trong
đó mức sinh của Việt Nam qua các năm 1984, 1985, 1986, 1987 lần lượt là: 31,3%,
32,2%, 33,6%, 33,1%. Từ đó bài viết nhận định mức sinh ở Việt Nam thời gian này
vẫn còn cao, và khó có thể giảm xuống dưới mức 30%. Tác giả cho rằng yếu tố văn
hóa có đóng một vai trò không nhỏ trong sự tác động đến mức sinh và chỉ được thể
hiện rõ nhất trong khung cảnh đô thị hóa. Các chuẩn mực và giá trị truyền thống đối
với việc sinh đẻ vẫn đang ngự trị và điều chỉnh hành vi tái sinh của các cặp vợ chồng ở
nông thôn và phần khá lớn dân số đô thị. Quá trình đô thị hóa, lối sống đô thị đã có tác
động nặng nề đến mức sinh ở VN. Sự sút kém của tình hình kinh tế, hệ thống y tế và
bảo trợ xã hội đang đưa con cái quay trở lại vị trí truyền thống của nó. Các nhà quản lý
cần nắm bắt dư luận xã hội trước những vấn đề về đường lối chính sách,… để phù hợp
với cuộc sống, đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong khuôn khổ của dự án VIE/93/P08 cuộc
điều tra về dân số (KAP) tiến hành năm 1993 cho thấy sự khác biệt về mức độ nhận
thức và hành động của cả 2 vùng nông thôn và thành thị. Bài viết cho thấy hai yếu tố
tác động dẫn đến sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về vấn đề sinh con: dư luận
xã hội (dư luận hàng xóm) về kế hoạch hóa gia đình và “văn hóa xóm làng”.

17


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

 Phân biệt giới tính khi sinh con

Tổ chức UNFPA (Việt Nam), (2011), Sự ưa thích con trai ở Việt Nam: Ước muốn
thâm căn, công nghệ tiên tiến. Báo cáo nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu sâu hơn về
tình trạng tăng tỉ số giới tính khi sinh ở Việt Nam, Tháng 9/2011 cụ thể là ở 4 địa bàn
(Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Cần Thơ). Mẫu là 248 người, thuộc 11 nhóm đối
tượng. Sử dụng hình thức phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Kết luận của nghiên cứu
chỉ ra khía cạnh văn hóa, KT-XH với quan điểm “bảo trợ xã hội” của người già và vấn
đề thừa kế hương hỏa, tài sản và trách nhiệm cúng giỗ; khía cạnh áp lực gia đình và
chuẩn mực cộng đồng với yếu tố thân tộc và chế độ phụ hệ, sự xuất hiện của gia đình
hạt nhân đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn giới tính khi sinh con.
Tóm lại: Qua những công trình nghiên cứu, những bài báo, tạp chí,… chúng tôi nhận
thấy rằng dân số là một đề tài đang được xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống vật chất và tinh thần của người dân nói riêng và sự phát triển KT-XH của đất
nước nói chung. Tuy nhiên,đa số những bài nghiên cứu trước chỉ quan tâm đến sự
chênh lệch giới tính khi sinh con và bỏ qua những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỉ
lệ sinh của thành phố trong những năm qua. Như chúng ta đã biết, vấn đề dân số Việt
Nam hiện nay không chỉ dừng lại ở việc số lượng con trai nhiều hơn con gái mà còn là
sự giảm dần của mức sinh, sự tăng dần độ tuổi sinh con và sự già hóa dân số. Do đó, đề
tài muốn đi sâu hơn tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh con giữa
trung tâm và ngoại ô mà điển cứu tại khu vực trung tâm và ngoại ô của Tp. HCM.
3.

Ý nghĩa, mụctiêu nghiên cứu

3.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài sử dụng lý thuyết hành vi lựa chọn để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
Với lý thuyết này nhóm muốn giải thích cho luận điểm “Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi
phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội

18



Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả
năng lựa chọn các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng đặc điểm khác” (Lê Ngọc
Hùng, 2008, tr.357). Chính vì vậy đề tài đi sâu tìm hiểu Những yếu tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn sinh con và ý nghĩa của đứa con trong gia đình tại tp. HCM hiện nay (điển
cứu tại khu vực ngoại ô và trung tâm,).
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua đề tài này nhóm muốn góp phần trong việc nhìn nhận bối cảnh xã hội hiện
nay ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn sinh con của các gia đình trẻ và thông
qua đó tìm hiểu mối quan hệ con người diễn ra sao trong thời đại công nghiệp hóa, hiện
đại hóa cũng như kỳ vọng của các bậc cha mẹ vào đứa con. Từ đó, chúng ta có cái nhìn
thấu đáo, chính xác hơn trong việc kế hoạch hóa, điều chỉnh dân số cũng như có cách
nhìn mới hơn cho các phương hướng chính sách xã hội, ASXH, góp phần định hướng,
phát triển đất nước.
3.3 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc sinh con và ý nghĩa của đứa con trong gia
đình tại Tp. HCM hiện nay.
3.4 Mục tiêu cụ thể
 Thực trạng về đời sống gia đình tại Tp. HCM: sinh kế, mức sinh và những quan
niệm về cuộc sống và vấn đề giới tring gia đình.
 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa sinh con tại Tp. HCM.
 Ý nghĩa của đứa con và lối sống của gia đình hiện đại.
4.

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Các cặp vợ chồng ở trung tâm có trình độ học vấn, thu nhập cao, nghề
nghiệp ổn định hơn và quan niệm sống của cá nhân tự do hơn so với các cặp vợ chồng

ở ngoại ô là yếu tố tác động đến tỉ lệ sinh ở trung tâm thấp hơn ngoại ô. Đồng thời, các

19


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

cặp gia đình ở trung tâm ít chịu áp lực từ phía gia đình hơn và sự phân công lao động
giới trong gia đình cũng có chiều hướng bình đẳng hơn so với gia đình ở ngoại ô.
Giả thuyết 2: Con cái trong xã hội hiện đại thường là một gánh nặng (chăm sóc, giáo
dục, kinh tế) đối với bố mẹ và phần lớn gia đình hiện đại chỉ kỳ vọng con cái của họ có
khả năng tự chăm lo cho bản thânh hơn là một nguồn hỗ trợ cho bố mẹ sau này.
Giả thuyết 3: Mức sinh trong gia đình ở khu vực trung tâm là thấp hơn so với ngoại ô
vì điều đó phù hợp với lối sống, cách tổ chức trong gia đình ở khu vực trung tâm.
5.

Khung khái niệm
Yếu tố ảnh hưởng

Bên ngoài

Bên trong

Ý nghĩa
của đứa
con

Khu
vực


Trình
độ

Nghề
nghiệp

Thu
nhập

Phân
công lao
động
trong
gia đình

Lựa chọn sinh con
20

Áp lực
gia
đình

Quan
điểm cá
nhân về
sinh con


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016


6.

Định nghĩa khái niệm

6.1 Gia đình
Gia đình là một khái niệm có khá nhiều cách giải thích khác nhau. Trong mỗi quốc gia,
mỗi nền văn hóa và tiến trình của lịch sử, gia đình được định nghĩa rất khác nhau (Hà
Văn Tác, 2011, tr.2). Về mặt ngữ nghĩa gia đình là “tập hợp người cùng sống chung
thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau về quan hệ hôn nhân và dòng
máu, thường bao gồm vợ chồng, cha mẹ và con cái (Hoàng Phê, 1996 ). Từ góc độ tâm
lý học, “gia đình, đó là sự chung sống của hai nhóm người, cha mẹ và con cái, có cùng
một mối quan hệ là những người sinh ra và những người nối dỗi” (Nguyễn Khắc Viện,
1999, dẫn theo Hà Văn Tác, 2011). Dưới góc độ luật học, nhà nghiên cứu Nguyễn
Quốc Tuấn (1977) lại cho rằng: “Gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ về hôn
nhân và huyết thống và về nuôi dưỡng đã gắn bó những người có quan hệ với nhau bởi
các quyền và nghĩa vụ về tài sản và thân nhân, bởi sự cộng đồng về đạo đức vật chất,
để tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái” (Dẫn theo Hà Văn Tác,
2011. Tr 22). Hà Văn Tác định nghĩa gia đình “là một nhóm xã hội hình thành trên cơ
sở các quan hệ hôn nhân (vợ và chồng), quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn
nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại) hay quan hệ nhận nuôi” (Hà Văn
Tác, 2011, tr.2). Theo điều 3, Luật Hôn nhân và Gia Đình do Quốc hội nước Cộng hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành năm 2014, gia đình là tập hợp những người có
quan hệ gắn bó với nhau do hôn nhân quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng,
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau (Đỗ Hồng Quân, tr 6). Như đã nói
trên, mỗi nền văn hóa, tiến trình lịch sử khác nhau gia đình lại khoác trên mình một bộ
mặt, diện mạo mới. Trong quá trình phát triển, xã hội đã thừa nhận những gia đình
được cấu tạo bởi những người đàn ông hoặc phụ nữ nuôi con một mình (Đỗ Hồng
Quân, tr 6), gia đình đồng tính (Loại hình gia đình này ở Việt nam vẫn chưa được Nhà
Nước chấp nhận). Nói cách khác, gia đình phản ánh diện mạo của xã hội mà nó đang
sống. Vì vậy không ngoa khi nhận định rằng những nghiên cứu về gia đình là một

21


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

trong những lĩnh vực lâu đời và tích cực nhất trong xã hội học (Barbara H. Settles,
2000, dẫn lại theo Đỗ Hồng Quân, tr 1). Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi sử
dụng khái niệm gia đình theo định nghĩa của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vì
loại hình gia đình theo khái niệm này khá phổ biến ở Việt Nam.
Tùy thuộc vào quan điểm xem xét lịch đại hay đồng đại, tùy căn cứ cụ thể mà chúng ta
có nhiều cách để phân loại gia đình (Hà Văn Tác, 2011, tr.2). Ở đây, nhóm phân loại
gia đình thành hai hình thái dựa trên cấu trúc, quy mô (Theo quan điểm đồng đại xét
theo số thế hệ trong gia đình): gia đình mở rộng và gia đình hạt nhân. Gia đình mở
rộng là một nhóm người có quan hệ huyết thống, sống chung trong một mái nhà và
thường từ ba thế hệ trở lên. Gia đình hạt nhân là một nhóm người có quan hệ hôn nhân
và quan hệ huyết thống, bao gồm một cặp người trưởng thành và những đứa trẻ chưa
kết hôn của họ được xã hội công nhận là con của họ.
6.2 Trung tâm, ngoại ô
Theo Nguyễn Thế Bá (2004) thì trung tâm đô thị “có tính chất chỉ vị trí khu đất trung
tâm đô thị, nơi kế thừa các di tích lịch sử hình thành đô thị, nơi có mật độ xây dựng tập
trung cao về nhà ở, có trang thiết bị hiện đại với các công trình công cộng về hành
chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ công công, v.v...”.
Về mặt ngữ nghĩa, ngoại ô là “khu vực dân cư thường xuyên ở quanh một thành phố
chính” (Từ điển Di sản tiếng Anh của Mỹ, 2000, dẫn theo Michael Leaf, 2008). Khái
niệm này có nét tương đồng với khái niệm ngoại ô do Griffiths Michael. B (2010.
China Aktuell. Tr 6) đưa ra ngoại ô có thể được mô tả như vùng chuyển đổi nông thônthành thị nơi diễn ra sự pha trộn và xung đột giữa nông thôn và thành thị. . Ngoài ra,
khu vực ngoại ô còn được giải thích như là một không gian cụ thể, đề cập đến sự
chuyển tiếp hoặc tương tác khu vực nơi mà hoạt động đô thị và nông thôn được đặt
cạnh nhau và các tính năng có thể thay đổi nhanh chóng bởi các hoạt động của con
người (Douglas, 2006). Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khái niệm ngoại ô

22


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

do Douglas đưa ra để phân tích Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh con, ý
nghĩa của đứa con trong gia đình Việt Nam tại tp. HCM.

6.3 Quan điểm sống tự do
Có nhiều cách định nghĩa về tự do, câu định nghĩa nhanh nhất mà ta thường sử dụng
“tự do đó là quyền được làm điều mình muốn”, là “không phải chịu một cưỡng ép nào,
không bị một ràng buộc vào một mệnh lệnh nào, chỉ chấp nhận làm điều muốn làm
trong hiện tại”. Đó là cái nhìn đầu tiên làm nên tự do toàn diện. Ngoài ra còn rất nhiều
các định nghĩa khác như:
Tự do là một giá trị, và người ta chỉ tự do khi tìm kiếm những giá trị “Tự do con người
bao hàm một sự giải phóng: không chỉ giải phóng khỏi một số mệnh lệnh hay một trật
tự áp đặt từ bên ngoài, nhưng trước hết và chủ yếu là khỏi một định mệnh, một thân
phận nô lệ được áp đặt từ bên trong chúng ta” (Lm. Thái Nguyên 2008).
Hiến pháp của Campuchia do Liên Hiệp quốc soạn thảo năm 1993 cho rằng: "Tự do cá
nhân là tự do của một con người mưu cầu hạnh phúc, nhưng không dẫm đạp lên các
quyền tương tự của người khác".
Và một trong những định nghĩa về tự do được sử dụng phổ biến nhất là của Hegel: “Tự
do là cái tất yếu được nhận thức”. Con người luôn hành động theo đòi hỏi của tâm hồn
mình và chính sự thúc bách của nghĩa vụ, của những đòi hỏi trong tâm hồn khiến con
người hành động. Khi con người hành động theo các đòi hỏi mà không bị ngăn cản thì
lúc đó, con người có tự do. Con người tự do là con người không bị lệ thuộc, biết đi tìm
cái đúng, biết nghĩ đến cùng và biết xây dựng cho mình công nghệ để hành động theo
trí tưởng tượng của mình. Nói cách khác, tự do là khoảng không gian mà ở đó con
người có được sự thống nhất giữa ý nghĩ và hành vi, con người yên tâm về sự tồn tại
của mình, về hành động của mình mà không chịu sự áp đặt, kiềm tỏa của bất kỳ yếu tố

nào. Có thể nói, “tự do là quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành

23


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

vi”(Nguyễn Trần Bạt, 2007). Tự do nhận thức là nền tảng để con người đi tới tự do
hành động. Không có tự do nhận thức, con người không thể có tự do hành động bởi vì
khi ấy, con người luôn vấp phải các ranh giới về mặt nhận thức, chuẩn mực. Sự phát
triển kinh tế, chính trị và văn hoá là điều kiện cần và đủ để mỗi cá nhân, mỗi cộng
đồng, mỗi nhà nước duy trì và phát triển sự đúng đắn của mình. Và ngượi lại, tự do
hành động cá nhân lại tạo điều kiện cho việc mở rộng không gian nhận thức của mỗi cá
nhân và cộng đồng, bởi thông qua tự do hành động, con người có điều kiện làm phong
phú kinh nghiệm sống, kinh nghiệm văn hoá của mình, và do đó, có thể xúc tiến những
cái mới về nhận thức và tự điều chỉnh nhận thức của mình. Nói tóm lại, quan điểm
sống tự do (nhận thức tự do) là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội, chính trị, văn
hóa là tiền đề cho những hành vi tự do của con người.
7.

Cơ sở lý luận

7.1 Thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết lựa chọn duy lý cho rằng con người là sinh vật lý tính. Chính vì vậy mọi hành
động của con người luôn có chủ đích và được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Khi một cá nhân có mục đích nào đó được hình thành từ những ham muốn riêng thì cá
nhân đó sẽ tìm kiếm, vận động các nguồn lực để đạt được. Tuy nhiên, nguồn lực của cá
nhân thì hạn hữu; do đó phải lựa chọn phương án tối ưu nhất tận dụng nguồn lực hiện
có để có được kết quả tốt nhất; như John Elser đã nói: “Khi đối diện với một số
cáchhành động, mọi người làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng

tốt nhất” (Lê Ngọc Hùng, 2009, tr.355).
Con người thực hiện một hành động sau khi đưa ra lựa chọn, và thuyết lựa chọn duy lý
cho rằng cần phải đặt hành vi đó vào trong hệ thống xã hội bao gồm các cá nhân khác
với các nhu cầu và sự mong đợi của họ(Lê Ngọc Hùng, 2009, tr.357). Sống trong một
cộng đồng, cá nhân sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng sự lựa chọn của bản thân làm sao để đạt
được nhiều lợi ích nhất có thể mà vừa hạn chế gây hại lên lợi ích của người khác.

24


Khóa luận tốt nghiệp năm 2016

George Simmel cho rằng mối tương tác xã hội giữa các cá nhân đi theo cơ chế cho và
nhận. Cá nhân muốn thỏa mãn nhu cầu, đạt được mục đích thì cần phải có một sự trao
đổi “ngang giá” giữa cá nhân đó với những cá nhân khác trong cộng đồng. Sự “mặc
cả” này diễn ra trong tiến trình xem xét những thứ sẽ phải bỏ ra và phần thưởng nhận
lại được trong điều kiện hiện có.
Áp dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu, nhóm xem người vợ/chồng là một cá
nhân lý tính, có chủ ý. Khi đưa ra quyết định sinh con, người vợ/chồng đó sẽ dựa trên
điều kiện hạn hữu của bản thân và các yếu tố xung quanh như thế nào, khác biệt ra sao
giữa một cặp vợ chồng sống ở vùng ngoại ô và trung tâm.
7.2 Quan điểm gia đình hạt nhân của Talcott Parsons
Talcott Parsons là nhà xã hội học theo trường phái chức năng luận. Trường phái chức
năng luận đưa ra quan điểm rằng gia đình thực hiện 4 chức năng chính: sinh sản, tái
sản xuất, kinh tế, giáo dục. Trong xã hội truyền thống, gia đình là một tổ chức xã hội
thu nhỏ đảm nhận các chức năng kể trên. Nhưng xã hội truyền thống dịch chuyển thành
xã hội công nghiệp thì gia đình cũng biến đổi theo. Gia đình mở rộng với đa thế hệ đã
không còn phù hợp vớixã hội hiện đại mà thay vào đó là hình thành một hình thái mới
là gia đình hạt nhân.
Gia đình hạt nhân gồm hai thế hệ (cha mẹ, con cái) theo Parsons thích hợp hơn trong

xã hội công nghiệp, vì khi di chuyển sang nơi khác tìm cơ hội nghề nghiệp thì gia đình
hạt nhân sẽ dễ dàng hơn so với gia đình mở rộng. Mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình hạt nhân vẫn chặt chẽ với nhau như gia đình mở rộng nhưng khác biệt ở
đây là nếu mối quan hệ của gia đình mở rộng là mối quan hệ yêu cầu bắt buộc thì mối
quan hệ trong gia đình hạt nhân là mối quan hệ của lựa chọn. Trong xã hội tiền công
nghiệp, các thành viên phải hợp tác với nhau để cùng tồn tại và đảm nhận các chức
năng.

25


×