Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Phát triển du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh bình dương báo cáo kết quả thực hiện các chuyên đề khoa học và công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.28 MB, 183 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TỈNH

PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI VÀ LÀNG NGHỀ
TỈNH BÌNH DƯƠNG

MỤC LỤC
MỤC LỤC
Phần 1.THÔNG TIN CHUNG – KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
MỤC LỤC

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.Huỳnh Quốc Thắng

THÔNG TIN CHUNG – KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI…..trang 5
1.Thông tin chung
2.Thành viên tham gia đề tài
Kết quả thực hiện đề tài ……………………………………… trang 7
3.1. Điều tra khảo sát thực tế
3.2. Hội thảo, tọa đàm khoa học
3.3. Cơng trình, bài báo khoaBÌNH
học đã cơng
bố
DƯƠNG

– 2016
0



MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG – KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

6

1. Thông tin chung:

6

2. Thành viên tham gia đề tài:

6

3. Kết quả triển khai thực hiện đề tài

8

3.1. Các cuộc điều tra khảo sát thực tế

8

3.2. Các sinh hoạt khoa học đã tham gia tổ chức:

10

3.3. Các cơng trình, bài báo khoa học liên quan đề tài đã công bố:

13


3.4. Góp phần đào tạo nhân lực

15

3.5. Các chuyên đề đã thực hiện và người thực hiện

15

MỞ ĐẦU

17

1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

18

2. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

19

2.1. Nhiệm vụ của đề tài:

19

2.2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu:

19

2.3. Giới hạn nghiên cứu:


19

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

3.1. Phương pháp tiếp cận

21

3.2. Phương pháp cụ thể và các thao tác, kỹ thuật nghiên cứu:

21

4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI

22

4.1. Nghiên cứu ngoài nước:

22

4.2. Nghiên cứu trong nước:

24

4.3. Văn bản quy phạm và pháp quy liên quan

27


5. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU :

28

5.1. Về bản chất, vị trí, chức năng của du lịch (sinh thái và làng nghề):

29

5.2.Về quan điểm, nhận thức lý luận liên quan văn hóa sinh thái với du lịch
(sinh thái và làng nghề):

30

5.3. Về mối quan hệ du lịch sinh thái và du lịch làng nghề:

31

5.4. Về các thành tố của hoạt động du lịch (sinh thái và làng nghề):

32

5.5. Về xây dựng mơ hình du lịch (sinh thái và làng nghề) :

33

5.6. Về nguyên tắc, đặc điểm phát triển du lịch sinh thái và làng nghề

32

Chương 1: CƠ SỞ NHẬN THỨC CHUNG – TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT, CON

NGƯỜI VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG

35

1.1. CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN

35

1.1.1.Du lịch và du lịch sinh thái

35

1.1.2. Làng nghề và Du lịch làng nghề

36

1


1.1.3. Du lịch phát triển bền vững và du lịch có trách nhiệm

38

1.1.4. Du lịch cộng đồng

38

1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, DÂN CƯ, DÂN TỘC
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG


40

1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

39

1.2.2. Vài nét về lịch sử, dân cư, dân tộc và kinh tế - xã hội

41

1.3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA BÌNH DƯƠNG

43

1.3.1. Cảnh quan sinh thái

43

1.3.2. Thắng cảnh thiên nhiên kết hợp nhân tạo

44

1.3.3. Di sản văn hóa vật thể

45

1.3.4. Di sản văn hóa phi vật thể

50


1.4. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG

53

1.4.1. Vài nét về sự phát triển và hiện trạng hoạt động

53

1.4.2. Một số khu, điểm du lịch quan trọng của địa phương

56

1.4.3. Hạn chế và tồn tại chủ yếu của du lịch Bình Dương

61

Tiểu kết Chương 1

63

Chương 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI, LÀNG NGHỀ BÌNH DƯƠNG

64

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI VÀ
LÀNG NGHỀ Ở BÌNH DƯƠNG

64

2.1.1. Thị xã Thuận An


64

2.1.2. Thị xã Tân Uyên

65

2.1.3. Thành phố Thủ Dầu Một

66

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ LÀNG NGHỀ

67

2.2.1. Hoạt động vườn cây trái Lái Thiêu – Thuận An

67

2.2.2. Hoạt động vườn bưởi Bạch Đằng – Tân Uyên

70

2.2.3. Hoạt động làng nghề sơn mài – Thủ Dầu Một

72

2.2.4. Hoạt động làng nghề gốm sứ Bình Dương

76


2.2.5. Hoạt động làng nghề điêu khắc gỗ Bình Dương

77

2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT HUY VAI TRỊ CỘNG ĐỒNG VÀ CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ LÀNG NGHỀ
82
2.3.1. Phát huy vai trò cộng đồng trong du lịch sinh thái

82

2.3.2. Phát huy vai trò cộng đồng trong du lịch làng nghề

84

2.3.3. Vai trị chính quyền địa phương về du lịch sinh thái

86

2.3.4. Vai trị chính quyền địa phương về du lịch làng nghề

91

Tiểu kết Chương 2

94

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, MƠ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI, LÀNG NGHỀ BÌNH DƯƠNG

95

2


3.1. MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

95

3.1.1. Dự báo tình hình và định hướng kinh tế - xã hội - du lịch thế giới, Việt Nam và của
Bình Dương liên quan du lịch sinh thái và làng nghề
95
3.1.2. Bài học kinh nghiệm và công thức đề xuất áp dụng cho Bình Dương qua khảo sát thực
tế trong nước và trên thế giới về du lịch sinh thái và làng nghề
99
3.1.3. Đề xuất những nội dung quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu chiến lược nhằm phát huy
tốt du lịch sinh thái, làng nghề tỉnh Bình Dương
103
3.2. MƠ HÌNH Ý TƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI,
LÀNG NGHỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG

110

3.2.1. Mơ hình, giải pháp phát triển Làng du lịch vườn cây trái Lái Thiêu

110

3.2.2. Mô hình, giải pháp phát triển Làng du lịch vườn bưởi Bạch Đằng

114


3.2.3. Mơ hình, giải pháp phát triển du lịch làng nghề sơn mài

117

3.2.4. Mơ hình, giải pháp phát triển du lịch làng nghề điêu khắc gỗ

121

3.2.5. Ý tưởng phác thảo, giải pháp xây dựng Bảo tàng gốm sứ Bình Dương

125

3.2.6. Ý tưởng phác thảo, giải pháp phát triển Festival gớm sứ Bình Dương

129

3.2.7. Ý tưởng phác thảo và giải pháp phát triển chương trình Lễ hội trái cây Lái Thiêu

136

3.3. GIẢI PHÁP TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ LÀNG NGHỀ
Ở BÌNH DƯƠNG
143
3.3.1.Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái, làng nghề
gắn với bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch

143

3.3.2.Định hướng thị trường kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá và xúc tiến

du lịch sinh thái, làng nghề

146

3.3.3.Tăng cường quản lý Nhà nước – Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm nâng cao hiệu quả
tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái, làng nghề

150

Tiểu kết Chương 3

154

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

155

1.KẾT LUẬN

155

2.KIẾN NGHỊ

157

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

156

PHỤ LỤC


161

Phụ lục 1. BẢNG, BIỂU THỐNG KÊ MINH HỌA

164

Phụ lục 1.1. DI TÍCH, DANH THẮNG BÌNH DƯƠNG ĐÃ XẾP HẠNG

164

Phụ lục 1.2. THỐNG KÊ LƯỢNG DU KHÁCH VÀ DOANH THU DU LỊCH
CỦA BÌNH DƯƠNG

167

Phụ lục 1.3 . MỘT SỐ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH & DU LỊCH SINH THÁI,
LÀNG NGHỀ Ở BÌNH DƯƠNG

168

Phụ lục 2. VĂN BẢN HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

174

PHỤ LỤC 3. Minh chứng kết quả thực hiện đề tài (Văn bản sao chụp đính kèm)
PHỤ LỤC 4. Các chuyên đề liên quan đề tài (29 CĐ –trong đĩa 1đính kèm)

3



PHỤ LỤC 5. Kết quả điều tra, khảo sát (trong đĩa 1đính kèm)
PHỤ LỤC 6. Một số tư liệu, văn bản nhật ký đề tài (trong đĩa 1đính kèm)
PHỤ LỤC 7. Một số phim, ảnh, tư liệu liên quan đề tài (đính kèm trong đĩa 2)

4


DANH MỤC BẢN ĐỒ - HÌNH ẢNH - BẢNG BIỂU
BẢN ĐỒ
TÊN BẢN ĐỒ

TRANG

Bản đồ vị trí tỉnh Bình Dương trong vùng Đơng Nam Bộ

40

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

41

Bản đồ du lịch Bình Dương

53

Bản đồ hành chính thị xã Thuận An

62


Bản đồ hành chính thị xã Tân Uyên

63

Bản đồ hành chính thành phố Thủ Dầu Một

64

Bản đồ khu vực vườn cây trái Lái Thiêu

66

Bản đồ hành chính xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên

69

Bản đồ về các điểm sản xuất gốm sứ ở Bình Dương

75

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


HÌNH ẢNH

TÊN HÌNH ẢNH

STT

TRANG

1

Sơng Sài Gịn đoạn qua Bình Dương

42

2

Tượng hộ pháp chùa Hội Khánh

46

3

Chùa Núi Châu Thới

47

4

Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường


47

5

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu -Tp.Thủ Dầu Một

49

7

Biển nhân tạo tại khu du lịch Đại Nam

55

8

Một góc Làng tre Phú An

57

9

Điểm du lịch sinh thái Hồ Nam

58

10

Sân golf Sông Bé


59

11

Một số sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp

71

13

Sơng Đồng Nai, đoạn qua xã Bạch Đằng

104

5


14

Cơng viên thành phố mới Bình Dương

106

15

Hình mẫu nhà nghỉ trên sơng

112


16

Phịng trưng bày của một nghệ nhân sơn mài

116

17

Một số hình ảnh về cảnh quan lễ hội gốm sứ BD

126

18

Tác phẩm nghệ thuật Đêm của gốm tại Festival Gốm sứ
Việt Nam

127

19

Khu vực thương mại và gian hàng trái cây, Lễ hội
LTMTC 2015

134

20

Khai mạc Lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín 2015


134

21

Khơng gian sân khấu lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín

138

22

Gian hàng thơng tin du lịch chung

140

BẢNG BIỂU
STT

1

2
3

4
5

TÊN BẢNG SỐ LIỆU
Kết quả điều tra về các hoạt động du khách tại nhà vườn
Lái Thiêu (2014)
Đánh giá về dịch vụ/sản phẩm du lịch tại nhà vườn Lái
Thiêu (2014)

Bảng thống kê lợi nhuận từ nhà vườn cây trái Lái Thiêu
Những khó khăn trong kinh doanh du lịch của chủ nhà
vườn Lái Thiêu
Lý do kinh doanh du lịch của chủ nhà vườn Lái Thiêu

TRANG

85

85
86

87
87

6


THÔNG TIN CHUNG - KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
1.1. Tên đề tài: Phát triển Du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương
1.2. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia TP.Hồ Chí Minh
1.3. Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương
1.4. Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Bình Dương
1.5. Thời gian thực hiện đề tài:
+ Giai đoạn xúc tiến xây dựng kế hoạch (khảo sát, điều tra): từ tháng 5/2013
(do yêu cầu hoạt động khảo sát thực tế của Sở VHTTDL Bình Dương, tổ chức hội
thảo nhân Lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín…)
+ Chính thức ký hợp đồng triển khai thực hiện đề: 18 tháng (từ 8/2014 đến

01/2016); Được gia hạn 6 tháng (lý do chậm nhận kinh phí và tạo điều kiện nâng cao
chất lượng cơng trình).
1.6. Kinh phí đề tài đã được duyệt : 506.185.000 đồng
1.7. Kinh phí đã thực hiện : 465.185.000 đồng
Địa điểm, thời gian hoàn thành xây dựng báo cáo kết quả đề tài:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGTPHCM ngày 22/7/2016
Báo cáo nghiệm thu tại Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương, 8/2016
2. Thành viên tham gia đề tài:

Stt

Họ và tên (học vị)

1

PGS. TS. Huỳnh Quốc
Thắng

2

ThS. Trần Thị Kim Anh

3

TS. Phan Anh Tú

4
5

ThS.NCS. Trương Thị

Lam Hà
ThS.NCS. Nguyễn Thị

Nơi công tác, chức vụ
Trưởng BM Văn hóa ứng
dụng, Khoa Văn hóa học,
ĐHKHXHNV/TPHCM
P.Trưởng Phịng QLKhoa
học và Dự án,ĐHKHXHNV
Trưởng Bộ mơn Văn hóa
Thế giới, Khoa Văn hóa học,
ĐHKHXHNV/TPHCM
GV Khoa Văn hóa học,
ĐHKHXHNV/TPHCM
CB Phịng QL Khoa học và

Nhiệm vụ tham gia đề tài
Chủ nhiệm, biên tập, thực
hiện một số chuyên đề, viết
Báo cáo tổng kết
Phó chủ nhiệm, biên tập,
thực hiện CĐ 6,7, 21, 22
Phó chủ nhiệm đề tài, tham
gia biên tập, chủ trì thực
hiện CĐ 12, 23, 25
Thư ký đề tài, tham gia CĐ
12, 25
Tham gia biên tập, xử lý
7



Lệ Hằng

6

TS. Nguyễn Văn Hiệu

7

TS. Ngô Thanh Loan

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Dự án
ĐHKHXHNV/TPHCM

Trưởng Khoa Văn hóa học,
ĐHKHXHNV

Trưởng Bộ mơn Du lịch,
ĐHKHXHNV
Trưởng phịng Quản lý du
CN. Võ Văn Nở
lịch, Sở VHTTDL tỉnh Bình
Dương
GV Khoa Du lịch Đại học
ThS. Hồ Trần Vũ
Văn Lang
ThS. Nguyễn Đình
GV Bộ mơn Du lịch,
Tồn
ĐHKHXHNV
GV Bộ mơn Du lịch,
ThS. Nguyễn Thu Cúc
ĐHKHXHNV
ThS. Ngơ Hồng Đại
Trung tâm Nghiên cứu biển
Long
đảo, ĐHKHXHNV
ThS.Nguyễn Văn
P. Trưởng Bộ môn Du lịch,
Thanh
ĐHKHXHNV
HVCH Nguyễn Quang GV Bộ môn Du lịch,

ĐHKHXHNV

Trưởng phòng QL Khoa học
TS. Nguyễn Văn Minh
và Hợp tác Quốc tế Đại học
Mỹ thuật TPHCM
Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài –
ThS. Thái Kim Điền
Điêu khắc tỉnh Bình Dương
GV Khoa Mỹ thuật, Đại học
ThS. Trần Thanh Hiếu
Tơn Đức Thắng,
Trưởng Phịng QL Khoa học
TS. Nguyễn Ngọc Thơ
và Dự
án,ĐHKHXHNV/TPHCM
ThS.NCS.Trịnh Đăng
GV Khoa Văn hóa học, Đại
Khoa
học Văn hóa TPHCM
ThS. Nguyễn Thị Thanh GV Khoa Công tác Xã hội
Tùng
ĐHKHXHNV,
ThS. NCS. Dương
GV Khoa Văn học& Ngơn
Hồng Lộc
ngữ, ĐHKHXHNV
CN. Văn Thị Thùy
P. Trưởng ban Ban quản lý
Trang
Di tích và Danh thắng,
TS. Nguyễn Văn Thủy

Trưởng ban Quản lý Di tích

kỹ thuật
Chủ trì CĐ 1, tham gia góp
ý đề cương và đọc Báo cáo
Tổng kết đề tài
Tham gia đọc và góp ý
Báo cáo Tổng kết đề tài
Tham gia đọc và góp ý,
sửa chữa Báo cáo Tổng kết
đề tài
Tham gia CĐ 1
Phụ trách CĐ 2
Chủ trì CĐ 3, 6
Chủ trì CĐ 7, tham gia CĐ
4, 14, 22
Chủ trì CĐ 5
Tham gia CĐ 5
Chủ trì CĐ 8, 9, 24
Tham gia CĐ 8, 9
Tham gia CĐ 24
Chủ trì CĐ 16, 27, tham
gia CĐ 28
Tham gia CĐ 27, 28
Phụ trách CĐ 15
Chủ trì CĐ 4, 13
Sở VHTTDL Bình Dương
chủ trì CĐ 10, 11
Sở VHTTDL Bình Dương
8



24
25
26

ThS. NCS. Trần Anh
Dũng
CN.Nguyễn Trọng
Hùng

và Danh thắng,
P. Trưởng khoa Khoa Văn
hóa học, ĐHKHXHNV
TPHCM
GV Khoa Văn hóa học,
ĐHKHXHNV
GV Khoa Văn hóa học,
ĐHKHXHNV TPHCM
P. Giám đốc Trung tâm Đào
tạo Bồi dưỡng Văn hóa, Thể
thao và Du lịch – Cục Cơng
tác phía Nam, Bộ VHTTDL
Giám đốc Trung tâm Xúc
tiến Du lịch, Sở VHTTDL
tỉnh Bình Dương
GV Khoa Văn hóa – Du lịch
, Đại học Sài Gịn
CB Khoa Văn hóa học,
ĐHKHXHNV


ThS. NCS. Đỗ Xn
Biên

GV Khoa Địa lý,
ĐHKHXHNV/TPHCM

TS. Lê Thị Ngọc Điệp
TS. Trần Phú Huệ
Quang
ThS.NCS. Nguyễn Thị
Phương Duyên

27

ThS.NCS. Lê Quang
Đức

28

ThS. Võ Thị Anh Xuân

29
30

31

tham gia CĐ 11
Chủ trì CĐ 13
Tham gia CĐ 13

Tham gia CĐ 13

Chủ trì CĐ 17, 18

Phụ trách CĐ 19, 20
Chủ trì CĐ 28, 29
Tham gia tư liệu và kỹ
thuật
Tham gia xây dựng đề
cương nghiên cứu, thu thập
tài liệu, làm thư mục ban
đầu

3. Kết quả triển khai thực hiện đề tài
3.1. Các cuộc điều tra khảo sát thực tế
(1) Khảo sát thực tế do Sở VHTTDL tỉnh BD tổ chức (nhóm đề tài tham gia ý
tưởng nội dung):
+ Hình thức: Khảo sát “Famtrip” và trao đổi tại chỗ…
+ Nội dung: Trọng tâm là tham quan các điểm du lịch sinh thái vườn cây ăn trái
Lái Thiêu và du lịch văn hóa làng nghề truyền thống Bình Dương
+ Thời gian: ngày 17 tháng 5 năm 2013 (01 ngày)
+ Thành phần: Các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp du lịch, nhà báo địa
phương và TP. Hồ Chí Minh, các cán bộ quản lý ban ngành, đoàn thể địa phương, …
+ Địa điểm: Làng gốm Tân Phước Khánh – Tân Uyên, Làng sơn mài Tương
Bình Hiệp (cơ sở Định Hịa, Thanh Long…), nhà cổ ơng Trần Công Vàng, vườn cây
Lái Thiêu (xã An Sơn, Hưng Định), Thành phố mới Bình Dương, chùa Bà Thiên Hậu,
chùa Hội An, Trung tâm Thương mại Minh Sáng Plaza…
+ Sản phẩm: Chụp ảnh, quay phim, tài liệu ghi chép điền dã và phỏng vấn sâu.

9



(2) Khảo sát kết hợp điều tra thực tế do Nhóm đề tài kết hợp Khoa Văn hóa học
– ĐHKHXHNV/TPHCM tổ chức:
+ Nội dung: Kết hợp thực tập chuyên môn của SV với thực hiện theo yêu cầu
chủ đề về du lịch sinh thái và làng nghề vùng Lái Thiêu – Thuận An, Bình Dương
+ Thời gian: Từ ngày 25/3 đến ngày 02/4/2014
+ Thành phần gồm:
Nhóm đề tài (thiết kế mẫu, tập huấn điều tra, cố vấn chuyên môn, xử lý kết quả
điều tra…)
Cán bộ giáo viên Khoa Văn hóa học (8 GV) phụ trách tổ chức quản lý suốt đợt
điều tra (cùng ăn cùng ở với SV)
Sinh viên Khoa Văn hóa học (72 SV năm thứ 4) thực hiện điều tra, phỏng vấn
sâu (bố trí ăn, ở tại các hộ nhà vườn)
+ Địa điểm: Tại 3 xã, phường: xã An Sơn, phường Bình Nhâm và phường
Hưng Định (địa bàn trung tâm của vùng Lái Thiêu) – thị xã Thuận An.
+ Sản phẩm gồm:
- Triển khai và thu hồi được 168 mẫu phiếu điều tra
- Điều tra phỏng vấn sâu với 14 đối tượng
Tổ chức được 01 buổi báo cáo kết quả cuối đợt khảo sát kết hợp tọa đàm (Địa
điểm: tại Hội trường UBND xã An Sơn; Thành phần: Tồn bộ đồn khảo sát (CBGV,
sinh viên, nhóm đề tài), lãnh đạo cấp ủy Đảng, UBND xã, đại diện Sở VHTTDL tỉnh
Bình Dương, UBND thị xã Thuận An, một số đại diện nhân dân địa phương (chủ các
nhà vườn, làng nghề…) thuộc địa bàn khảo sát; Nội dung: Từng nhóm điều tra (3
nhóm) báo cáo kết quả điều tra, khảo sát - Chính quyền ban ngành đồn thể và đại
diện nhân dân địa phương, các giáo viên tham gia trao đổi ý kiến về tình hình thực tế
du lịch địa phương…)
(3) Triển khai các đợt điều tra xã hội học
+ Đợt 1: Xã Bạch Đằng (ngày 05/12/2014 đến ngày 08/01/2015)
Chủ đề nội dung: Phát triển du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương

Địa bàn, đối tượng: Xã Bạch Đằng: các chủ vườn bưởi, chính quyền địa
phương, cơ sở buôn bán kinh doanh
Số lượng người điều tra: 15
Số lượng phiếu phát ra/thu hồi:
- 220 bảng hỏi anket thu hồi: 201
- 100 cuộc phỏng vấn sâu thu hổi: 100
+ Đợt 2: Xã An Sơn (từ ngày 10/01/2015 đến ngày 07/03/2015)
Chủ đề nội dung: Phát triển du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương
Địa bàn, đối tượng: xã An Sơn: các chủ vườn trái cây, chính quyền địa phương,
cơ sở buôn bán kinh doanh
10


Số lượng người điều tra: 15
Số lượng phiếu phát ra/thu hồi:
- 170 bảng hỏi anket thu hồi: 150
- 100 cuộc phỏng vấn sâuthu hồi: 100
+ Đợt 3: Làng nghề sơn mài, điêu khắc gỗ, gốm sứ (từ ngày 10/05/2015 đến
ngày 12/07/2015)
Chủ đề nội dung: Phát triển du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương
Địa bàn, đối tượng: Tại 3 làng nghề sơn mài, điêu khắc gỗ và gốm sứ: các chủ
cơ sở, thợ làm thuê, chính quyền địa phương, hiệp hội nghề, chủ hộ buôn bán kinh
doanh nhà hàng, khách sạn
Số lượng người điều tra: 15
Số lượng phiếu phát ra/thu hồi:
+ 170 bảng hỏi anket thu hồi: 156
+ 100 cuộc phỏng vấn sâu thu hồi: 100
(4) Khảo sát thực tế do nhóm đề tài tổ chức
+ Nội dung: Khảo sát điền dã kết hợp tọa đàm, phỏng vấn sâu
+ Thời gian: cả ngày 28/10/2014

+ Thành phần: 15 người chủ yếu thuộc nhóm nồng cốt của đề tài (gồm 11 giảng
viên, người nghiên cứu, 1 chuyên gia thống kê và 3 sinh viên)
+ Địa điểm: Tham quan, khảo sát tại xã An Sơn, Làng sơn mài Tương Bình
Hiệp và Phường Tân Phước Khánh; Tọa đàm tại Văn phòng Hiệp hội Sơn mài – Điêu
khắc và tại UBND xã Bạch Đằng.
+ Sản phẩm: Chụp ảnh, quay phim, ghi âm, tài liệu ghi chép…
(5) Khảo sát tại Trung Quốc (PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng - Chủ nhiệm đề tài &
TS. Nguyễn Ngọc Thơ - Thành viên đề tài) hình thức kết hợp công tác của Trường
ĐHKHXHNV/TPHCM:
+ Thời gian: 29/11 – 02/12/2013 (3 ngày)
+ Nội dung: Kết hợp khảo sát về du lịch văn hóa, sinh thái, làng nghề (tại Bắc
Kinh)
+ Sản phẩm: Chụp ảnh, quay phim, tài liệu ghi chép…
(6) Khảo sát nhóm (5 thành viên đề tài) tại Campuchia và Thái Lan, hình thức
kết hợp cơng tác của Trường ĐHKHXHNV/TPHCM:
+ Thời gian: 26 – 28/01/2014 (03 ngày, khơng tính thời gian đi và về)
+ Nội dung: Kết hợp khảo sát về du lịch văn hóa, sinh thái, làng nghề với sinh
hoạt giao lưu khoa học tại Trường Đại học Silparkon Thái Lan (thời gian 01 buổi)
+ Sản phẩm: Chụp ảnh, quay phim, tài liệu ghi chép…

11


3.2. Các sinh hoạt khoa học đã tham gia tổ chức:
(1) Tọa đàm về “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn cây ăn trái Lái
Thiêu – Bình Dương” do Sở VH-TT&DL phối hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHCM tổ chức tại tỉnh Bình Dương vào sáng ngày 09/6/2013 với sự đồng chủ trì của
Phó chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh, chủ nhiệm đề tài (đại diện
Trường ĐHKHXHNV) và sự tham dự của các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn địa
phương, các nhà khoa học và nhà báo với 9 tham luận và 2 phát biểu (có kỷ yếu)
(2) Hội thảo quốc tế “Làng nghề và Du lịch” do Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM phối hợp Đại học Silparkon - Thái Lan và Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh:
+ Địa điểm: tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
+ Thời gian: 20/3/2014 (cả ngày)
+ Thành phần (trên 200 người): Giảng viên, các nhà khoa học Trường
ĐKHXHNV, ĐHQGTPHCM và một số trường đại học, cao đẳng tại TPHCM, các
giáo viên và nhà khoa học Trường Đại học Silparkon - Thái Lan, Đại học Malaya Malaysia, cán bộ quản lý Sở VHTTDL và Sở KHCN Bình Dương, nghệ nhân làng
nghề, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, nhà báo (chủ nhiệm đề tài tham
gia chủ trì tổ chức, đề dẫn ; một số thành viên đề tài tham gia viết tham luận…)
+ Nội dung: Phiên toàn thể (sáng), 3 tiểu ban thảo luận (chiều),
kỷ yếu gồm 77 bài viết được in thành sách có mã số (723 trang khổ lớn, kinh phí in
sách do đóng góp của đề tài
(3) Tọa đàm “"Làng nghề và phát triển du lịch - Trao đổi kinh nghiệm với Bình
Dương" do Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Dương phối hợp Trường ĐH KHXH&NV tổ
chức.
+ Địa điểm: Tại Sở VH-TT&DL Bình Dương
+ Thời gian: 21/3/2014 (cả ngày)
+ Thành phần (gần 50 người): Cán bộ Sở VTT&DL Bình Dương, một số
chuyên gia, giảng viên du lịch Trường Đại học Silparkon - Thái Lan, Đại học Malaya
– Malaysia, các giảng viên, cán bộ khoa học Trường ĐHKHXH&NV (Chủ nhiệm đề
tài tham gia chủ trì, đề dẫn và tổng kết; một số thành viên đề tài tham gia phát biểu ý
kiến…)
+ Nội dung: Trao đổi kinh nghiệm thực tế về du lịch và du lịch làng nghề (và
sinh thái) của Bình Dương, của Thái Lan và Malaysia …(có biên bản và ghi âm).
(4) Tọa đàm về “Giải pháp cấp thiết để phát triển du lịch sinh thái và làng
nghề tỉnh Bình Dương trong tình hình hiện nay” do nhóm đề tài phối hợp địa phương
tổ chức:
+ Thời gian: 31/8/2015 (cả ngày)
12



+ Địa điểm: tại UBND xã Bạch Đằng – thị xã Tân Uyên
+ Thành phần (hơn 50 người) : lãnh đạo các cơ quan ban ngành, đồn thể của
tỉnh Bình Dương, Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Dương, PGĐ Sở VH-TT&DL Đồng Nai,
đại diện lãnh đạo UBND xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên và xã An Sơn (thị xã Thuận
An), các đại diện doanh nghiệp, hiệp hội làng nghề, các hộ nơng dân điển hình tại địa
phương…(Ban chủ nhiệm đề tài tham gia chủ trì, đề dẫn, tổng kết; các thành viên đề
tài tham gia phát biểu…)
+ Nội dung: Buổi sáng: Trao đổi về “Du lịch sinh thái…” và Buổi chiều: Trao
đổi về “Du lịch làng nghề…” (Có biên bản và kỷ yếu, ghi âm, chụp ảnh, quay phim…)
(5) Một số cuộc họp nội bộ nhóm đề tài (họp chung hoặc riêng theo từng nhánh
đề tài mang tính chất trao đổi chun mơn mang tính học thuật): 4 cuộc với các nội
dung khác nhau (khơng tính nhiều cuộc họp khác về tổ chức quản lý đề tài…).
3.3. Các cơng trình, bài báo khoa học liên quan đề tài đã công bố:
(1) Huỳnh Quốc Thắng, 6-2013: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn
cây trái Lái Thiêu,Báo cáo đề dẫn hội thảo do Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Dương phối
hợp ĐHKHXH&NV, ĐHQGTPHCM tổ chức, trang 2- 6.
(2) Huỳnh Quốc Thắng, 2014: Bản chất làng nghề và giải pháp phát triển làng
nghề, tham gia Báo cáo đề dẫn hội thảo khoa học quốc tế “Làng nghề và phát triển du
lịch”, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM phối hợp Đại học Silparkon - Thái
Lan, Sở VH-TT&DL Bình Dương tổ chức, Nxb ĐHQG-HCM, trang 1 – 10.
(3) Huỳnh Quốc Thắng, 2014: Những yếu tố tạo nên sản phẩm thủ công mỹ
nghệ lưu niệm đặc trưng trong du lịch, trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Làng
nghề và phát triển du lịch”, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM phối hợp Đại
học Silparkon - Thái Lan, Sở VH-TT&DL Bình Dương tổ chức, Nxb ĐHQG-HCM,
trang 347 - 350.
(4) Huỳnh Quốc Thắng, 2014: Phát triển bền vững văn hóa và du lịch làng
nghề, Tạp chí Văn hóa học, số 2 (12), trang 46 - 51.
(5) Huỳnh Quốc Thắng, 2015: Du lịch cộng đồng với phát triển bền vững du
lịch tỉnh Bình Thuận, Báo cáo đề dẫn hội thảo khoa học “Du lịch cộng đồng - Giải

pháp phát triển cho Bình Thuận” do Sở VH-TT&DL Bình Thuận phối hợp Trường
ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM tổ chức tại Phan Thiết, ngày 14/3/2015.
(6) Huỳnh Quốc Thắng, 2015: Địa danh với tồn cầu hóa và địa phương hóa du
lịch, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Tồn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch,
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn phối hợp Trường Đại học
Charles de Gaulle-Lille III tổ chức, VNU-HCM Publishing House, trang 286 - 295.
(7) Huỳnh Quốc Thắng, 2015: Du lịch cộng đồng với văn hóa sinh thái biển,
đảo Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Văn hóa biển đảo - Nguồn lực
13


phát triển bền vững”, Đại học Quảng Bình – Đại học Văn hóa Hà Nội – Đại học Văn
hóa TP. Hồ Chí Minh tổ chức, Nxb Lao động, 400 - 410.
(8) Huỳnh Quốc Thắng, 2016: Tình hình và chiến lược phát triển du lịch trong
quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, kỷ yếu hội thảo “Bình Dương20 năm (1997-2017): Phát triển và hội nhập”; Đại học Thủ Dầu Một phối hợp Đại học
KHXHNV, ĐHQGTPHCM và Hội KHLS Bình Dương tổ chức ngày 26/12/2016;
trang 64 - 73.
(9) Nguyễn Ngọc Thơ - Bùi Việt Thành, 2015: Du lịch cộng đồng và kinh
nghiệm quốc tế, Tham luận hội thảo khoa học “Du lịch cộng đồng - Giải pháp phát
triển cho Bình Thuận” do Sở VH-TT&DL Bình Thuận phối hợp Trường
ĐHKHXH&NV,ĐHQG-HCM tổ chức tại Phan Thiết, ngày 14/3/2015.
(10) Phan Anh Tú, 2015: Xây dựng mơ hình du lịch cộng đồng trong phát triển
du lịch địa phương, Tham luận hội thảo khoa học “Du lịch cộng đồng - Giải pháp phát
triển cho Bình Thuận” do Sở VH-TT&DL Bình Thuận phối hợp Trường
ĐHKHXH&NV,ĐHQG-HCM tổ chức tại Phan Thiết, ngày 14/3/2015.
(11) Văn Thị Thùy Trang - Phan Anh Tú, 2014: Làng nghề gốm sứ Bình
Dương và phát triển du lịch ở địa phương, trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế
“Làng nghề và phát triển du lịch”, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM phối
hợp Đại học Silparkon - Thái Lan, Sở VH-TT&DL Bình Dương tổ chức, Nxb Đại học
Quốc gia TPHCM, trang 281 - 298.

(12) Dương Hoàng Lộc, Lê Thị Kim Ngọc, 2014: Nghề truyền thống ở Bến
Tre với sự phát triển du lịch, trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Làng nghề và
phát triển du lịch”, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM phối hợp Đại học
Silparkon – Thái Lan, Sở VH-TT&DL Bình Dương tổ chức, Nxb Đại học Quốc gia
TPHCM, trang 330 - 337.
(13) Trần Anh Dũng, 2014: Sản phẩm du lịch làng nghề từ góc nhìn du lịch và
phát triển cộng đồng, trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Làng nghề và phát triển
du lịch”, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM phối hợp Đại học Silparkon –
Thái Lan, Sở VH-TT&DL Bình Dương tổ chức, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM,
trang 351 - 359.
(14) Nguyễn Đình Tồn, 2016: Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên Bình
Dương Trang 74 - 85; kỷ yếu hội thảo “Bình Dương – 20 năm (1997 – 2017): Phát
triển và hội nhập”; Đại học Thủ Dầu Một phối hợp Đại học KHXHNV,
ĐHQGTPHCM và Hội KHLS Bình Dương tổ chức ngày 26/12/2016; trang 74 - 85.
(15) Ngơ Hồng Đại Long,Dương Hồng Lộc, Trần Thị Kim Anh, 2016: Phát
triển du lịch nơng thơn Bình Dương trong bối cảnh hội nhập: nghiên cứu trường hợp
xã Bạch Đằng; kỷ yếu hội thảo “Bình Dương – 20 năm (1997- 2017): Phát triển và
hội nhập”; Đại học Thủ Dầu Một phối hợp Đại học KHXHNV, ĐHQGTPHCM và
Hội KHLS Bình Dương tổ chức ngày 26/12/2016; trang 86 - 95.
14


(16) Nguyễn Thị Thanh Tùng, 2016: Thực trạng phát triển các làng nghề
truyền thống tại Bình Dương hiện nay; kỷ yếu hội thảo “Bình Dương - 20 năm (1997
– 2017): Phát triển và hội nhập”; Đại học Thủ Dầu Một phối hợp Đại học KHXHNV,
ĐHQGTPHCM và Hội KHLS Bình Dương tổ chức ngày 26/12/2016; trang 96 - 104.
3.4. Góp phần đào tạo nhân lực
(1) Nghiên cứu sinh Nhân học (2014-2017) Bùi Việt Thành, đề tài Làng nghề
thủ công ở Quảng Trị: Truyền thống và biến đổi, do PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng
tham gia hướng dẫn

(2) Nghiên cứu sinh Văn hóa học (2013-2016): Nguyễn Hữu Nghị, đề tài Du
lịch biển đảo ở Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa do PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng hướng
dẫn
(3) Nghiên cứu sinh Văn hóa học (2014-2017): Đỗ Thị Ngọc Uyển, đề tài Mối
quan hệ văn hóa - sinh thái với du lịch trong bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản
Hội An do PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng hướng dẫn
(4) Nghiên cứu sinh Nhân học (2016 - 2019): Trần Thị Kim Anh, đề tài Du lịch
sinh thái ở nơng thơn Bình Dương trong bối cảnh đơ thị hóa: Tiếp cận từ góc độ vốn
(Trường hợp xã Bạch Đằng, Thị xã Tân Uyên) do PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng tham
gia hướng dẫn.
3.5. Các chuyên đề đã thực hiện và người thực hiện
STT

NGƯỜI THỰC HIỆN

TÊN CHUYÊN ĐỀ

1

TS. Nguyễn Văn Hiệu,
ThS. Hồ Trần Vũ

Nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển du lịch sinh
thái và làng nghề trong và ngồi nước.

2

ThS.NCS Nguyễn Đình Tồn

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về tài nguyên du

lịch tự nhiên.

3

ThS.NCS Nguyễn Thu Cúc

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về tài nguyên du
lịch nhân văn.

4

ThS.NCS Dương Hồng Lộc,
ThS. Ngơ Hồng Đại Long

Điều tra, phân tích, đánh giá các sản phẩm du
lịch của vườn cây ăn trái Lái Thiêu.

5

ThS. Nguyễn Văn Thanh,
HVCH Nguyễn Quang Vũ

Điều tra, phân tích, đánh giá hoạt động kinh
doanh du lịch của các chủ nhà vườn và du khách
đến với nhà vườn Lái Thiêu.

6

ThS. Nguyễn Thu Cúc,
Ths. Trần Thị Kim Anh


Điều tra, phân tích, đánh giá sản phẩm du lịch
của vườn bưởi Bạch Đằng.

7

ThS.NCS. Ngơ Hồng Đại
Long,ThS. Trần Thị Kim Anh

Điều tra, phân tích, đánh giá hoạt động kinh
doanh du lịch của các chủ nhà vườn và thị hiếu
từ du khách.
15


8

TS. Nguyễn Văn Minh,
ThS. Thái Kim Điền

9

TS. Nguyễn Văn Minh,
ThS. Thái Kim Điền

10

CN.Văn Thị Thùy Trang

11


TS. Nguyễn Văn Thủy, CN.Văn
Thị Thùy Trang

12

TS. Phan Anh Tú,
ThS.NCS Trương Thị Lam Hà
TS. Lê Thị Ngọc Điệp,
TS. Trần Phú Huệ Quang,
ThS. Nguyễn Thị Phương
Duyên

13

14

ThS.NCS. Dương Hồng Lộc,
ThS. Ngơ Hồng Đại Long

15

ThS. Nguyễn Thị Thanh Tùng

16

TS. Nguyễn Ngọc Thơ,
PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng

17


ThS.NCS. Lê Quang Đức,
PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng

18

ThS.NCS. Lê Quang Đức,
PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng

19

ThS. Võ Thị Anh Xuân

20

ThS. Võ Thị Anh Xuân

21
22

ThS. Trần Thị Kim Anh,
PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng
ThS. Trần Thị Kim Anh,
ThS. Ngơ Hồng Đại Long

23

TS. Phan Anh Tú

24


TS. Nguyễn Văn Minh,
ThS.Trần Thanh Hiếu
TS. Phan Anh Tú,

25

Điều tra, phân tích, đánh giá sản phẩm của làng
nghề sơn mài.
Điều tra, phân tích, đánh giá hoạt động kinh
doanh du lịch của các cơ sở sản xuất sơn mài và
thị hiếu từ du khách.
Điều tra, phân tích, đánh giá sản phẩm của làng
nghề gốm sứ.
Điều tra, phân tích, đánh giá hoạt động kinh
doanh du lịch của các cơ sở sản xuất gốm sứ và
thị hiếu từ du khách.
Điều tra, phân tích, đánh giá sản phẩm của làng
nghề điêu khắc gỗ.
Điều tra, phân tích, đánh giá hoạt động kinh
doanh du lịch của các cơ sở sản xuất điêu khắc
gỗ và thị hiếu từ du khách.
Nghiên cứu, điều tra đánh giá thực trạng nhận
thức, quan điểm của cộng đồng địa phương về
mục tiêu, lợi ích trong khai thác du lịch.
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong
hoạt động du lịch sinh thái, làng nghề - Hiệu quả
thực tế và những hạn chế.
Nghiên cứu những kinh nghiệm thế giới về du
lịch cộng đồng với sinh thái và làng nghề ở các

địa phương.
Nghiên cứu các đề xuất cho mục tiêu phát triển
du lịch bền vững và những vấn đề cần điều chỉnh
trong hoạch định chiến lược phát triển du lịch
sinh thái và làng nghề tại Bình Dương.
Nghiên cứu đề xuất kế hoạch và những cơ chế,
chính sách của các cơ quan quản lý và ngành
chức năng.
Nghiên cứu kế hoạch tham gia đầu tư và phát
huy vai trò chủ động các doanh nghiệp du lịch
sinh thái, làng nghề.
Nghiên cứu vai trò chủ thể của các cá nhân, tập
thể chủ nhà vườn và các cơ sở sản xuất.
Nghiên cứu mơ hình trung tâm du lịch nhà vườn
tại Lái Thiêu.
Nghiên cứu mơ hình du lịch sinh thái vườn bưởi
Bạch Đằng.
Nghiên cứu đề cương kế hoạch xây dựng Bảo
tàng gớm sứ Bình Dương.
Nghiên cứu mơ hình du lịch làng nghề sơn mài.
Nghiên cứu mơ hình du lịch làng nghề điêu khắc
16


ThS.NCS. Trương Thị Lam Hà
26

ThS.NCS. Trịnh Đăng Khoa,
PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng


27

TS. Nguyễn Ngọc Thơ,
ThS.NCS. Trịnh Đăng Khoa

28

ThS.NCS.Trần Anh Dũng,
TS. Nguyễn Ngọc Thơ,
PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng

29

ThS.NCS.Trần Anh Dũng,
PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng

30

ThS. Hồ Trần Vũ,
PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng

31

PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng

gỗ.
Nghiên cứu phác thảo ý tưởng kịch bản về
chương trình lễ hội trái cây Lái Thiêu thành sản
phẩm du lịch.
Nghiên cứu Phác thảo ý tưởng kịch bản chương

trình Festival gớm sứ Bình Dương thành sản
phẩm du lịch.
Điều tra, phân tích, đánh giá, đề xuất các giải
pháp tạo lập thương hiệu du lịch sinh thái và
làng nghề tỉnh Bình Dương.
Điều tra, phân tích, đánh giá, đề xuất các giải
pháp tuyên truyền, quảng quá xúc tiến du lịch
sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương.
Phác thảo ý tưởng sản phẩm đặc thù góp phần
phát huy du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình
Dương.
Báo cáo tổng kết đề tài.

17


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tỉnh Bình Dương là địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam1
và thuộc vùng văn hóa Đơng Nam Bộ với những đặc điểm kinh tế - xã hội có những
thuận lợi lớn cho việc phát triển du lịch nói chung và các hoạt động du lịch sinh thái
và làng nghề nói riêng. Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”2, vùng Đông Nam Bộ được xác định là một trong
bảy vùng trọng điểm du lịch của cả nước. Riêng tỉnh Bình Dương, trong những năm
qua, mặc dù đóng góp cho nền kinh tế còn thấp, tuy nhiên du lịch của địa phương
ngày càng được khẳng định có rất nhiều tiềm năng phát triển để có thể trở thành một
bộ phận quan trọng và có vị trí xứng đáng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Trong định hướng phát triển, tỉnh đã xác định “Xây dựng ngành du lịch trở
thành ngành kinh tế có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế. Đến năm
2020 và giai đoạn sau đó, ngành du lịch sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế

quan trọng đóng góp vào tăng trưởng và phát triển bền vững, cân đối của kinh tế Bình
Dương”3. Định hướng đó hồn tồn có cơ sở dựa trên thế mạnh vị trí địa lý, truyền
thống lịch sử - văn hóa, các thành tựu kinh tế - xã hội đã có và đặc biệt là về nguồn
vốn tài nguyên du lịch khá phong phú, đặc sắc của tỉnh Bình Dương. Trong hiện tại,
Bình Dương là một tỉnh nổi tiếng về tính năng động trong khả năng thu hút các nguồn
vốn đầu tư và năng lực cạnh tranh (CPI) với tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa thuộc loại nhanh, mạnh nhất nước. Trong quá khứ, Bình Dương thuộc địa bàn
nền văn hóa khảo cổ Đồng Nai từ thời đồ đá cho tới thời kim khí, nơi đây cũng từng là
một trung tâm của đất Gia Định xưa, một nơi gắn với nhiều chiến tích cách mạng qua
hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc với nhiều di tích lịch sử - văn hóa
quan trọng (chùa Hợi Khánh, chùa Tây Tạng, chợ Thủ, các loại hình dinh thự, nhà cổ,
nhà tù Phú Lợi, chiến khu Đ…). Ngoài ra, với vị trí nằm cách Sài Gịn - TP. Hồ Chí
Minh chỉ khoảng 30 km đường bộ cùng với ba con sông lớn là sơng Sài Gịn, sơng
Đồng Nai và sơng Bé tạo nên hệ thống chi lưu khá dày đặc nối liền với TP. Hồ Chí
Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh bằng những cảnh quan sinh thái
sơng nước, các vườn cây trái đặc sản hấp dẫn, trong đó nổi tiếng khá lâu như vườn cây
ăn trái Lái Thiêu, vườn bưởi Bạch Đằng...Cùng với các tài nguyên thiên nhiên phong
phú khác như cảnh quan khu vực Hồ Dầu Tiếng và núi Cậu .v.v., Bình Dương có đầy
đủ khả năng để phát triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái phù hợp. Đặc biệt, bên
cạnh sự phong phú của các vốn di sản văn hóa (di tích, lễ hội, ẩm thực…), nét bản sắc
văn hóa dân tộc (Việt, Hoa, Chăm…), Bình Dương cịn là nơi hợi tụ của nhiều làng
nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó nổi bật nhất là gốm sứ, sơn mài và điêu khắc gỗ
là những đối tượng có nhiều tiềm năng, thế mạnh để nghiên cứu khai thác phục vụ
phát triển du lịch làng nghề. Phát triển du lịch sinh thái và du lịch làng nghề vì vậy đã
và đang là một trong những định hướng có ý nghĩa chiến lược trong các mục tiêu,
phương hướng phát triển bền vững và phù hợp của du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn
Bao gồm TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An được
phê duyệt theo Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg.
2 Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
3

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 được phê duyệt tại quyết định số
81/2007/QĐ-TTg ngày 05-6-2007 của Thủ tướng Chính phủ (sau đó quy hoạch này tiếp tục được bổ sung và được Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 11/6/2014 “Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hạch đến năm 2025”)
1

18


tới. Gần gũi và cụ thể hơn, với vị trí địa lý thuận lợi và vị thế kinh tế - văn hóa nổi bật
của Bình Dương trong vùng Đơng Nam Bộ, nơi có mật độ dân số lớn, kinh tế phát
triển mạnh nên nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng và khả năng chi trả rất đa dạng, cùng với
quá trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa trong Vùng và trên địa bàn tỉnh càng thúc đẩy
người dân tìm đến với nhu cầu tâm linh, vui chơi, giải trí gắn liền với thiên nhiên và
các giá trị di sản văn hóa, trong đó có các làng nghề truyền thống. Du lịch Bình
Dương nói chung, trong đó du lịch sinh thái và du lịch làng nghề nói riêng có khả
năng để đầu tư phát triển mạnh hơn nữa…Nhận thấy được những tiềm năng cũng như
những lợi thế trong việc phát triển du lịch như đã nói, với vai trị quản lý và tham mưu
của mình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các cơ quan chức năng
của địa phương và của Trung ương để triển khai xây dựng “Quy hoạch phát triển du
lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”4 và cùng một số chủ trương,
chính sách quan trọng khác để đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng sản
phẩm du lịch đặc thù .v.v. nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành, trong đó du lịch sinh
thái và làng nghề ngày càng được khẳng định là một định hướng quan trọng gắn trong
các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới đang
nhanh chóng mở rộng, trong bối cảnh q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa năng
động của tỉnh Bình Dương đang ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều thử thách ngày
càng lớn, cùng với q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa, vấn đề bảo tồn cảnh quan
mơi trường và các vốn di sản văn hóa của địa phương cũng đã và đang được xác định
là việc vô cùng cấp thiết. Phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa làng nghề chính

là thực hiện quan điểm phát triển du lịch bền vững dựa trên cơ sở góp phần vừa bảo
tồn vừa phát huy tốt nhất mọi nguồn tài nguyên, thế mạnh vốn có của địa phương hiện
nay cũng như trong tương lai. Đó vừa là yêu cầu vừa là những khó khăn lớn nhất liên
quan những tồn tại, hạn chế trong thực tế hiện nay của du lịch tỉnh Bình Dương nói
chung, du lịch sinh thái và làng nghề nói riêng. Bên cạnh đó, bài toán đặt ra vẫn là các
thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn như đã nói, đặc biệt là về sinh thái lẫn
làng nghề làm sao có thể sớm trở thành những sản phẩm du lịch có chất lượng, thật sự
nổi bật để tạo thành thế mạnh vững chắc cho du lịch địa phương (?). Công tác quản lý
nhà nước về du lịch của các ngành các cấp, việc phát huy vai trò các doanh nghiệp và
cộng đồng nhân dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch làm sao sớm khắc
phục được những bất cập để trở thành sức mạnh tổng hợp làm nhân tố chủ đạo tạo nên
lực đẩy và bệ đở vững chắc hơn nữa cho du lịch sinh thái và làng nghề cũng như cho
du lịch Bình Dương nói chung (?). Một vấn đề quan trọng khác đó là làm sao phát huy
hết thế mạnh của Bình Dương vốn là địa phương nằm giáp ranh với thành phố Hồ Chí
Minh, trung tâm du lịch lớn nhất phía Nam và mạnh hàng đầu của cả nước với nhiều
điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cho du lịch (khách sạn, nhà hàng, phương tiện
thông tin…), về giao thông đi lại (đường bộ, đường sông biển và cả đường hàng
không…)…để các “lợi thế” đó tạo thành hiệu quả thực tế, khơng trở thành sự “yếu
thế” của địa phương mà biểu hiện rõ nét nhất là thời gian lưu trú tại các điểm du lịch
của Bình Dương có thể càng bị hạn chế nhất là trong điều kiện chất lượng dịch vụ, sản
phẩm du lịch tại chỗ chưa đủ sức cạnh tranh (?)...
Với nhận định khái quát và định hướng chung như vừa nêu, việc thực hiện một
đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, chính sách cụ thể nhằm
Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 2303/QĐ-UBND ngày 15/8/2011.
4

19



tăng cường hiệu quả khai thác, phát triển du lịch sinh thái và làng nghề trùn thớng
của tỉnh Bình Dương là việc làm rất cần thiết và mang nhiều ý nghĩa.
2. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

2.1. Nhiệm vụ của đề tài
- Khảo sát, đánh giá, tổng kết tồn bợ hiện trạng các nguồn tài ngun du lịch
sinh thái và làng nghề, đặc biệt tiến hành nghiên cứu đồng bộ vườn trái cây ăn trái Lái
Thiêu (Thị xã Thuận An),vườn bưởi Bạch Đằng (Thị xã Tân Uyên), các làng nghề
gốm sứ, sơn mài và điêu khắc gỗ (Thuận An, Tân Uyên, Thành phố Thủ Dầu Một).
Nghiên cứu thực địa tại các địa bàn tại chỗ nhằm xác định thực trạng và tầm ảnh
hưởng của các vườn cây ăn trái, các làng nghề đến thị trường - khách du lịch - cuộc
sống của người dân địa phương bằng nghiên cứu lịch đại và điều tra xã hội học. Đánh
giá lại những tác động của hiện tượng tự nhiên, xã hội, vấn đề đô thị hóa ảnh hưởng
đến môi trường và chất lượng của cây trái và ngành nghề truyền thống.
- Đề tài nhằm cung cấp dữ liệu khoa học và bước đầu nêu một số nhận định,
đề xuất với những luận điểm, luận giải mang tính chất gợi mở giúp cho các nhà quản
lý tại địa phương tiến tới hoạch định những mục tiêu, phương hướng chiến lược, xây
dựng các kế hoạch, giải pháp cụ thể nhằm phát triển các loại hình du lịch sinh thái và
làng nghề tỉnh Bình Dương một cách hiệu quả và bền vững nhất.
- Xây dựng các mơ hình du lịch sinh thái và làng nghề trên cơ sở kế thừa các
kinh nghiệm đã có tại địa phương và tham khảo kinh nghiệm từ các vùng miền trong
nước, các quốc gia thành công trong lĩnh vực du lịch, phù hợp với công tác bảo tồn,
phát huy di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên tỉnh nhà.
2.2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác nghiên cứu du lịch sinh thái và
làng nghề tỉnh Bình Dương.
- Xác định và làm rõ hơn vốn tiềm năng tài nguyên cùng thực trạng hoạt động
du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương và các nguồn thơng tin dự báo khác
nhau.
- Dựa trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tế đã có, kế thừa các thành

tựu hoạt động tại địa phương liên hệ các địa phương khác trong và ngồi nước để đề
x́t các mơ hình, giải pháp cụ thể cho việc khai thác hiệu quả và bền vững các nguồn
tài nguyên du lịch, đặc biệt là về sinh thái và làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những loại
hình du lịch mang tính đặc thù liên quan sinh thái và làng nghề của tỉnh, tập trung
đánh giá tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch vườn cây ăn trái tại Lái Thiêu Thuận An và vườn bưởi Bạch Đằng - Tân Uyên cùng với ba loại hình làng nghề
truyền thống vang danh trên đất Thủ Dầu Một, đó là sơn mài, gốm và điêu khắc gỗ.
Đây là hai trong số các thế mạnh hàng đầu liên quan đến tài nguyên du lịch của tỉnh
Bình Dương.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Thông qua tư liệu lưu trữ và nghiên cứu
thực địa các vườn cây ăn trái và làng nghề truyền thống, dự án chọn mốc thời gian từ
khi vườn cây và làng nghề mới hình thành đến giai đoạn cuối năm 2016. Đánh giá
20


những mặt lợi ích về văn hóa, xã hội, kinh tế trong suốt tiến trình lịch sử hình thành và
phát triển để so sánh với giai đoạn hiện nay, nhằm tìm ra giải pháp cho Quy hoạch
phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đặc biệt là
những nội dung liên quan du lịch sinh thái và làng nghề.
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tại các
khu vực quan trọng là Thuận An, Tân Uyên và Thủ Dầu Một kết hợp liên hệ mở rộng
các địa bàn liên quan, nơi tập trung những khu vườn cây ăn trái, các tài nguyên sinh
thái điển hình và các làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là những nơi đang tập
trung khai thác du lịch của tỉnh hiện nay.
- Xác định địa bàn khảo sát: Đề tài sẽ tiến hành khảo sát thực địa theo phương
pháp xã hội học nhằm tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tại Lái Thiêuthị xã Thuận An, thành phố mới Bình Dương và tại các địa bàn có liên quan yếu tố
sinh thái, làng nghề truyền thống. Đối với làng nghề gốm sứ, căn cứ vào thông tin tư
liệu liên quan, nhóm nghiên cứu lựa chọn sáu cơ sở sản xuất đại diện ba làng nghề
gốm sứ tập trung nhất hiện nay, đó là các làng gốm Tân Phước Khánh (thị xã Tân

Uyên), làng gốm Lái Thiêu (thị xã Thuận An) và làng gốm Chánh Nghĩa (thành phố
Thủ Dầu Một). Đối với làng nghề sơn mài và điêu khắc gỗ, nhóm nghiên cứu tiến
hành khảo sát tại một số làng nghề tiêu biểu tập trung chủ yếu tại thị xã Thuận An và
thành phố Thủ Dầu Một. Riêng về du lịch sinh thái, ngoài hai địa bàn được tập trung
khảo sát chính là khu du lịch sinh thái vườn cây Lái Thiêu - Thuận An, vườn bưởi
Bạch Đằng - Tân Uyên, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung khảo sát tiềm năng du lịch sinh
thái dọc theo sơng Sài Gịn và một số địa bàn khác…
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Kết quả của cơng trình với những sản phẩm chủ yếu gồm các chuyên đề, báo cáo
tổng kết và các phụ lục…Tất cả được thực hiện thông qua các phương pháp chủ đạo
như sau:
3.1. Phương pháp tiếp cận
Do tính tổng hợp của vấn đề, hướng tiếp cận liên ngành sẽ là sự lựa chọn phù
hợp nhất khi triển khai thực hiện đề tài này. Đề tài sẽ được nghiên cứu dưới góc độ
liên ngành Văn hóa - Du lịch học kết hợp Nhân học (Dân tộc học), Địa lý học và Kinh
tế học, Xã hội học, Sử học…
3.2. Phương pháp cụ thể và các thao tác, kỹ thuật nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Nhằm phân tích các thành tố của hoạt
động du lịch sinh thái và làng nghề Bình Dương đi từ khảo sát nguồn tài nguyên (thiên
nhiên và nhân văn) đến đề xuất ý tưởng thành sản phẩm du lịch (hệ thống tuyến, điểm
du lịch và các dịch vụ du lịch).
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tư liệu: Gồm khai thác thơng qua phân
tích - tổng hợp nội dung tất cả các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp từ các văn kiện,
báo cáo các loại cho đến các cơng trình, bài viết đã công bố gồm cả các tài liệu băng,
đĩa, phim ảnh liên quan…
- Phương pháp so sánh: Liên hệ đối chiếu thực tế địa phương với các nơi có
điều kiện tương tự trong nước (Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, miền Bắc…)
và ngoài nước (Thái Lan, Trung Quốc…).
21



- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Chọn một số đối tượng để tập trung
nghiên cứu (chủ yếu theo như phần giới hạn đề tài đã nêu ở trên).
- Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học: Ngoài việc khảo sát thực địa tại
địa phương, các tác giả còn tìm điều kiện khảo sát các địa phương trong nước (miền
Đơng, miền Tây Nam Bộ…) kết hợp khảo sát ngồi nước (Thái Lan, Trung Quốc…)
và huy động lực lượng thực hiện một số cuộc điều tra xã hội học với hai phương pháp
chính: Phương pháp nghiên cứu định lượng (cơng cụ bảng hỏi anket, 507 mẫu) và
phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu, 350 mẫu); địa điểm tiến hành tại 3
nơi thuộc địa bàn trọng điểm về du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương như:
Vườn bưởi ở xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên; Vườn Măng cụt và các loại trái cây
khác ở xã An Sơn, thị xã Thuận An; Làng sơn mài ở phường Tương Bình Hiệp và
nghề điêu khắc gỗ ở phường Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một.... 5. Nội dung các mẫu điều
tra căn cứ vào yêu cầu đề tài kết hợp đặc điểm về nhân khẩu - xã hội của đối tượng
được khảo sát (chủ vườn, chủ cơ sở sản xuất, nhà quản lý, du khách…) và đó cũng là
cơ sở cho việc phân tổ điều tra theo những nhóm nội dung chính cần giải quyết tương
ứng với các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu trong đề tài.
- Phương pháp sử dụng công cụ SWOT: Ở một số chuyên đề cần đi sâu phân
tích các vấn đề du lịch sinh thái và làng nghề ở Bình Dương, nhóm nghiên cứu sẽ sử
dụng công cụ SWOT để đánh giá Thế mạnh - Hạn chế - Cơ hội - Thách thức
(Strength - Weakness - Opportunity - Threat), là công cụ được sử dụng phổ biến trong
việc tiến hành đánh giá hiện trạng cũng như nhận diện những khó khăn thử thách của
một hệ thống quản lý hay của một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể trong bối cảnh chung.
- Phương pháp tọa đàm, hội thảo: Ngồi các hình thức thảo luận nhóm tập
trung cho nội bộ các thành viên tham gia nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện một số cuộc
tọa đàm khoa học, hội thảo chuyên đề với đại diện của các nhóm đối tượng liên quan
đề tài như đã nêu trên. Đối tượng tham gia tọa đàm, hội thảo sẽ gồm các nhà khoa học
trong nước (tranh thủ mời các chun gia nước ngồi khi có điều kiện), nhà quản lý,
các đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh thành phía Nam

và các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống tại địa phương... Mục đích các sinh hoạt
khơng chỉ nhằm thu thập ý kiến các bên liên quan về những vấn đề tình hình, kinh
nghiệm thực tế mà cịn là những giải pháp, những quan điểm nhận thức và định hướng
lâu dài cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, dựa trên tư thế khoa học của Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, tức đơn vị chủ trì thực hiện đề tài và tranh thủ điều
kiện thực tế, phấn đấu tiến hành tổ chức ít nhất một cuộc hội thảo khoa học quốc tế để
thu thập thêm ý kiến rộng rãi của các chuyên gia trong cả nước cũng như một số nước
trên thế giới về những vấn đề liên quan đề tài…
4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI
4.1.Nghiên cứu ngồi nước
Ở nước ngồi, có một số cơng trình nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái,
du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa liên quan những vấn đề cụ thể như: khảo cổ, tôn
giáo, nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa tợc người, mơi trường sinh thái và làng nghề:
- Julian Steward với cơng trình: Theory of Culture Change: TheMethodology
Cụ thể về nghiên cứu định lượng: Công cụ bảng hỏi anket ở xã Bạch Đằng: 201 mẫu, xã An Sơn: 150 mẫu, TP. Thủ Dầu
Một: 156 mẫu); Cụ thể về nghiên cứu định tính: Cơng cụ phỏng vấn sâu ở xã Bạch Đằng: 100 mẫu, xã An Sơn: 100 mẫu, TP
Thủ Dầu Một: 150 mẫu (chi tiết hơn xem Phụ lục 5. Kết quả điều tra, khảo sát)
5

22


of Multilinear Evolution6(Lý thuyết về sự thay đổi văn hóa - phương pháp luận về tiến
hóa đa tuyến) xuất bản năm 1955 đã chỉ ra mối quan hệ giữa môi trường và con
người. Cách thức con người tận dụng và thích nghi với mơi trường xung quanh họ.
- Moran với các cơng trình: Cultural Ecology of the Kofyar of the Jos Plateau
(1973), Cultural Ecology (1986), Ecological Change and Continuity in a Swiss
Mountain Community (1981)5. Ellen, Roy F. với các công trình: Social and Ecological
Systems6 (Những hệ thống xã hội và sinh thái) xuất bản năm 1989. Marvin Harris với
các công trình: The Cultural Ecology of India’s Sacred Cattle7 xuất bản năm 1992.

Trong các cơng trình này, các tác giả đều chỉ ra mối quan hệ mật thiết của con người
với mơi trường tự nhiên và sự thích ứng của con người với môi trường sống xung
quanh họ.
- Amos H.Hawley trong cơng trình: Human Ecology: A Theory Of Community
Structure (Sinh thái người: Học thuyết về cấu trúc cộng đồng) đã phân tích mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên, khả năng thích ứng của con người trước tự nhiên và
tác động nhất định của tự nhiên trong việc hình thành nên cấu trúc xã hội của loài
người 8
- Eric G.Bolen và William L.Robinson với cơng trình: Wildlife Ecology and
Management (Sinh thái hoang dã và cách quản lý) đã đề cập đến vai trò quan trọng
của con người trong việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các công viên quốc
gia sao cho hài hòa giữa kinh doanh các dịch vụ du lịch (đi săn, cắm trại, tham quan
hệ động - thực vật) với bảo tồn hệ sinh thái 9
- Sharr Steele -Prohaska trong cơng trình “Ecotourism and Cultural Heritage
Tourism” (Du lịch sinh thái và di sản văn hóa du lịch) đã phân tích sự tương tác giữa
sinh thái và văn hóa, và chính sự tương tác giữa hai yếu tố này giúp hoạt động du lịch
phát triển lâu dài. Hoạt động du lịch phát triển lại thúc đẩy các hoạt động bảo tồn mơi
trường tự nhiên và văn hóa địa phương 10
- Cristina Barna với bài báo khoa học “Ecotourism - conservation of the nature
and cultural heritage” (Du lịch sinh thái - Bảo tồn thiên nhiên và di sản văn hóa).
Theo tác giả để phát triển du lịch sinh thái bền vững, cần phải bảo tồn sinh thái tự
nhiên và di sản văn hóa địa phương. Tác giả chỉ ra các tiêu chí cơ bản để phát triển du
lịch sinh thái bền vững như: Hạn chế tối đa những tác động xấu của hoạt động du lịch
đến tự nhiên và văn hóa địa phương; Xây dựng nhận thức cho người dân và du khách
về: Bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa; Trích lợi nhuận từ du lịch cho các
hoạt động bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa địa phương; Mang lại lợi ích kinh
tế và quyền tự quyết cho người dân địa phương 11.
- Nhà nghiên cứu Đức Anh trong tham luận khoa học “Blending handicrafts
and tourism development the good way of preservation of tradition and poverty
alleviation in rural areas” (Gắn kết nghề thủ công với phát triển du lịch - hướng đi

đúng để bảo tồn truyền thống và giảm đói nghèo ở khu vực nông thôn) đã chỉ ra khuôn

5, 6 và 7 />8Amos

H.Hawley 1950: Human Ecology: A Theory Of Community Structure. Published by Ronald Press company.
G.Bolen and William L.Robinson 1995: Wildlife Ecology and Management. Published by Prentice Hall.
10 Sharr Steele-Prohaska, University of New Haven, resource:
/>11 Cristina Barna “Ecotourism - conservation of the nature and cultural heritage”, />9Eric

23


mẫu cơ bản để xây dựng và phát triển làng nghề thủ công ở Việt Nam để phục vụ du
lịch 12.
Nhìn trên tổng thể, các nhà khoa học trên thế giới theo quan điểm chung thường
gắn “sinh thái” với “văn hóa”, ngược hẳn với một số quan điểm tư duy truyền thống
(phương Tây) thường xem văn hóa là cái gì đó đối lập với tự nhiên, trong khi thực tế
khơng phải như vậy. Nhìn chung, các nước có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong
nghiên cứu và phát triển du lịch sinh thái và văn hóa làng nghề có thể kể đến như:
Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ (Hawaii)…Tuy nhiên, hiện cũng vẫn chưa có cơng
trình nghiên cứu quốc tế nào chuyên biệt về du lịch sinh thái và làng nghề tại Nam Bộ
và Bình Dương…
4.2.Nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, do tính khách quan của vấn đề, các nhà khoa học ở Việt Nam
cũng có xu hướng giống như thế giới là khi nói về “sinh thái” vẫn thường gắn với
“văn hóa”, cả về khía cạnh “sinh thái nhân văn” lẫn về “sinh thái tự nhiên”. Ví dụ,
cơng trình “Văn hóa sinh thái nhân văn” của Trần Lê Bảo chẳng hạn 13…Về mối quan
hệ tác động qua lại của hệ sinh thái tự nhiên đối với văn hóa, một số tác giả khơng chỉ
thừa nhận vấn đề mà cịn xác định cần phải có “văn hóa ứng xử” của con người đối
với môi trường tự nhiên. Trần Quốc Vượng với “Việt Nam cái nhìn địa văn hóa”

(Nxb Văn hóa dân tộc, 1998) và Trần Ngọc Thêm với “Cơ sở văn hóa Việt Nam”
(Nxb Giáo dục, 1998) chẳng hạn là những cơng trình có những nội dung đề cập sâu về
điều đó. Cũng từ đó, Bùi Quang Thắng đưa ra khái niệm“Văn hóa mơi trường sinh
thái” nhằm chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa và mơi trường tự nhiên 14. Xa hơn,
chủ nhiệm đề tài này, tác giả Huỳnh Quốc Thắng đã vận dụng thiết thực quan điểm về
mối quan hệ“văn hóa” với “sinh thái” vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động du lịch qua
một số bài viết như“Tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang nhìn từ
góc độ văn hóa” 15,“Văn hóa sinh thái sông biển và du lịch đồng bằng sông Cửu
Long” 16 và “Du lịch cộng đồng với văn hóa sinh thái biển, đảo Việt Nam” 17...
Tất nhiên “du lịch sinh thái” đã là một loại hình du lịch quan trọng ở Việt Nam
và thường được đề cập ít nhiều trong một số sách, giáo trình liên quan các lĩnh vực tác
nghiệp của quản lý quy hoạch du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, hoạt động
của các công ty lữ hành... Điều đó được thể hiện rõ trong một loạt cơng trình của tác
giả Bùi Thị Hải Yến như Quy hoạch du lịch (2010, tái bản lần thứ 3); Tài nguyên du
lịch (2011, tái bản lần thứ 2); Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (2012, tái bản lần thứ 7);
Du lịch cộng đồng, (cb, 2012)18 hoặc, tương tự như vậy ở trong các cơng trình khác:
Tổng quan du lịch của Trần Văn Thông (Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
2006), Nhập mơn Khoa học du lịch của Trần Đức Thanh (Nxb Đại học quốc gia Hà
Đức Anh 2005: “Blending handicrafts and tourism development the good way of preservation of tradition and poverty
alleviation in rural areas”, />13 Trần Lê Bảo (cb), 2001: Văn hóa sinh thái nhân văn.Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội
14 />15
Trong kỷ yếu hội thảo “Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững Tiền Giang”, Sở VHTTDL Tiền Giang, 2004,
trang 14 - 20
16
Trong kỷ yếu hội thảo“Phát triển du lịch bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Bộ VHTTDL, TP. Cần Thơ, 2009,
tr. 141-147
17
Trong kỷ yếu hội thảo “Văn hóa biển đảo - Nguồn lực phát triển bền vững”,Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia do Đại
học Quảng Bình – Đại học Văn hóa Hà Nội – Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh tổ chức, Nxb Lao động, trang 400 – 410
18 Các cơng trình này đều do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành.

12

24


×