Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH PHẦN THI VIẾT NHÓM NGÀNH 10 – CÁC NGÀNH XÃ HỘI KỲ THI TUYỂN VIÊN CHỨC SỰ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.36 KB, 21 trang )

GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP
MÔN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH - PHẦN THI VIẾT
NHÓM NGÀNH 10 – CÁC NGÀNH XÃ HỘI
KỲ THI TUYỂN VIÊN CHỨC SỰ NGHIỆP

A. Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao
1. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa
XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước.
Nội dung:
Mục tiêu, quan điểm của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị
Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước:
Mục tiêu chung:
Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển tồn diện, hướng
đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức
mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Mục tiêu cụ thể:
- Hồn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi
trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng
tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ
pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của
mỡi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
- Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng
văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trị của gia đình, cộng
đồng, xã hội trong việc xây dựng mơi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành
nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.


- Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây
dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp
văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.
- Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và
nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự
xuống cấp về đạo đức xã hội.
Quan điểm
1


1- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển
bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã
hội.
2- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống
nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân
tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
3- Phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người và xây dựng con
người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây
dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: u
nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo.
4 - Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trị của
gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ
đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
5 - Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò
quan trọng.
2. Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 21/7/2008 của UBND tỉnh Yên
Bái Quyết định về việc qui định vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ

cấu tổ chức và biên chế Sở VHTTDL tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm:
a) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh hoành
tráng cấp tỉnh theo Quy chế xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng của Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch;
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm quy mô
cấp tỉnh;
c) Cấp, thu hồi, điều chỉnh giấy phép, kiểm tra và hướng dẫn hoạt động
triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh, nghệ thuật sắp đặt, trình diễn các loại hình
nghệ thuật đương đại và các triển lãm khác thuộc phạm vi quản lý của ngành
văn hoá, thể thao và du lịch; Tổ chức các cuộc thi ảnh nghệ thuật, liên hoan ảnh;
Quản lý việc sao chép tác phẩm mỹ thuật tại địa phương theo các Quy chế do Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành;
d) Thẩm định, cấp phép thể hiện phần mỹ thuật đối với các dự án xây
dựng hoặc tu bổ, tôn tạo tượng đài, tranh hồnh tráng, cơng trình liên quan đến
tơn giáo trên địa bàn tỉnh theo uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và
phân cấp của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật:
a) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà
nước, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
2


b) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trên địa bàn
tỉnh các quy định về cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác
giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng và chế độ nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở

hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Thẩm định quyền tác giả, quyền liên quan khi có tranh chấp theo yêu
cầu của tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Về thư viện:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thơng tin và Truyền thông chuyển giao các
xuất bản phẩm lưu chiểu tại địa phương cho thư viện cấp tỉnh theo quy định;
b) Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động thư viện trong tỉnh theo quy định
của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Đăng ký hoạt động đối với thư viện cấp
tỉnh;
c) Hướng dẫn các thư viện trong tỉnh xây dựng quy chế tổ chức hoạt động
trên cơ sở quy chế mẫu của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Về văn hoá quần chúng, văn hoá dân tộc và tuyên truyền cổ động:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch thiết chế văn hoá cơ sở ở địa
phương sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Hướng dẫn xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các thiết chế
văn hoá cơ sở trên địa bàn tỉnh trên cơ sở quy chế mẫu của Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch;
c) Hướng dẫn tổ chức các lễ hội; Thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang; Xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hố trên địa bàn
tỉnh;
d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo và hướng
dẫn phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; Chịu trách
nhiệm Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá";
đ) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chính sách văn hố dân
tộc bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của cộng
đồng các dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh;
e) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tuyên truyền cổ
động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và quy hoạch hệ
thống cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh;

g) Tổ chức hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, thi sáng tác tranh cổ
động, cụm cổ động; Cung cấp tài liệu tuyên truyền, tranh cổ động phục vụ
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội trên địa bàn tỉnh;
h) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý karaoke, vũ
trường, Quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng và các
hoạt động văn hoá khác tại địa phương;
3


i) Quản lý hoạt động sáng tác và phổ biến tác phẩm văn học theo quy định
của pháp luật.
3. Qui định về Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái (Ban hành kèm theo
Quyết định số 38/2013/QĐ – UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Yên Bái).
Gồm: Điều 2, Điều 6.
Điều 2 - Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay
đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu
thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, tuyên truyền giới thiệu sai về nội dung và giá trị của di tích.
2. Chiếm dụng, sử dụng mua bán, chuyển nhượng di tích trái với quy định
của Luật Di sản văn hoá; Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại cảnh quan mơi
trường, khơng gian văn hóa của di tích.
3. Trộm cắp, đào bới, mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc phạm vi quản lý của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đưa
trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
4. Các hoạt động nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam,
người nước ngồi hoặc các hình thức hợp tác nghiên cứu di tích khi chưa được
sự cho phép bằng văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi, hoạt động
mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi trái pháp luật.
6. Xuất bản tài liệu, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị
của di tích, tự ý lập sự tích, xuyên tạc lịch sử làm tổn hại đến truyền thống và
bản sắc văn hóa dân tộc, có tác động xấu đến nhân dân, nguy hại đến an ninh trật
tự của địa phương và của quốc gia.
7. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6 - Các hoạt động bảo vệ di tích:
1. Các di tích đã xếp hạng (kể cả các di vật, cổ vật, bảo vật có trong di
tích) phải được bảo vệ ngun trạng. Khi tổ chức, cá nhân phát hiện di tích có
dấu hiệu xuống cấp hoặc bị xâm hại, phải kịp thời thơng báo cho Ban quản lý di
tích hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có di tích đó. Ban quản lý di tích hoặc Ủy
ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi có di tích khi nhận được tin báo, phải kịp
thời kiểm tra, xây dựng phương án bảo vệ, phối hợp cơ quan chức năng để tổ
chức tu bổ, tôn tạo, khắc phục thiệt hại.
2. Các di tích đã được xếp hạng phải được cắm mốc giới và cấp chứng
nhận quyền sử dụng đất, sơ đồ khoanh vùng bảo vệ, gắn bia biển, có nội quy di
tích, bản trích giới thiệu nội dung di tích.
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu giúp Uỷ ban
nhân dân tỉnh tổ chức cắm mốc giới di tích.
4


b) Việc cắm mốc giới di tích phải tuân thủ đúng nguyên tắc cắm mốc giới
quy định tại điều 14 - Nghị định 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Sở Tài nguyên và Mơi trường có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, sơ đồ khoanh vùng bảo vệ di tích.
d) Cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý di tích có trách nhiệm gắn
bia, biển, xây dựng nội quy di tích; bản trích giới thiệu nội dung di tích.
3. Cơ quan được giao trực tiếp quản lý di tích, trước khi tiếp nhận các

hiện vật cung tiến như: tượng, lư hương, hoành phi, câu đối… để bài trí tại di
tích phải được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Uỷ
ban nhân dân huyện, thị, thành phố đối với di tích cấp tỉnh, của Ủy ban nhân dân
tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp Quốc gia.
4. Việc xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên quan
đến khu vực bảo vệ và môi trường cảnh quan di tích, phải được sự nhất trí bằng
văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, văn bản thẩm định của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đối với di tích xếp hạng cấp tỉnh (kể cả chưa xếp hạng nhưng đã
đăng ký bảo vệ) và ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
đối với di tích xếp hạng Quốc gia.
5. Ưu tiên đầu tư bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích đã xếp hạng, có
tiềm năng phát triển du lịch.
4. Luật Thể dục - Thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006
Gồm: Điều 4, Điều 6.
Điều 4 - Chính sách của Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao:
1. Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực,
tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho
nhân dân, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự hiểu biết
giữa các quốc gia, dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng dần đầu tư ngân sách nhà nước, dành quỹ đất và có chính sách phát huy
nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, phát hiện và
bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thể
dục, thể thao, phát triển một số mơn thể thao đạt trình độ thế giới.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục,
thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện,
vui chơi, giải trí của nhân dân, bảo đảm để các cơ sở thể thao cơng lập và tư
nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai theo quy
định của pháp luật.
3. Ưu tiên đầu tư phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.

Điều 6 -Nội dung quản lý nhà nước về thể dục, thể thao:

5


1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển thể dục, thể thao, các văn bản quy phạm pháp luật
về thể dục, thể thao.
2. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể dục, thể
thao.
3. Kiểm tra, đánh giá phát triển thể dục, thể thao quần chúng và hoạt động
thi đấu thể thao.
4. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công
nghệ trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển sự nghiệp thể dục,
thể thao.
6. Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thể
dục, thể thao.
7. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về thể thao.
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về thể dục, thể thao.
5. Nghị định số 112/2007/NĐ – CP ngày 26/6/2007 Qui định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục - Thể thao.
Gồm: Điều 2, Điều 3, Điều 6.
Điều 2. Phát triển thể dục, thể thao quần chúng:
1. Ủy ban Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển thể dục, thể thao quần chúng phù hợp và đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi toàn quốc.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thể dục, thể thao quần chúng phù hợp

điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển thể
dục, thể thao quốc gia.
3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục, thể thao quần
chúng
a) Cơng trình thể dục, thể thao công cộng, bao gồm:
- Sân vận động;
- Sân tập thể thao;
- Nhà tập luyện, thi đấu thể thao;
- Bể bơi;
- Các cơng trình thể dục, thể thao khác.
b) Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm nguồn lực để xây dựng các cơng trình
thể thao cơng cộng tại địa phương theo quy định sau:
- Mỗi thôn, làng, ấp, bản phải có sân tập thể thao đơn giản;

6


- Mỡi xã, phường, thị trấn phải có ít nhất một cơng trình thể dục, thể thao
quy định tại điểm a khoản này;
- Mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
cấp huyện) phải có ít nhất hai trong các cơng trình thể dục, thể thao cấp huyện:
sân vận động, bể bơi, nhà tập luyện thể thao;
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có các cơng trình thể dục,
thể thao cấp tỉnh: sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu thể thao.
4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể dục, thể thao
trong các lĩnh vực sau:
a) Xây dựng, khai thác các cơng trình thể dục, thể thao công cộng;
b) Thành lập các câu lạc bộ thể dục, thể thao quần chúng;
c) Phổ biến, hướng dẫn và tổ chức cho mọi người tham gia tập luyện thể
dục, thể thao;

d) Giúp đỡ, hỗ trợ để người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao;
xây dựng chương trình bài tập và hướng dẫn người khuyết tật tập luyện; đầu tư
nghiên cứu và sản xuất các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ người khuyết tật tập
luyện, thi đấu thể dục, thể thao;
đ) Giúp đỡ, hỗ trợ để người cao tuổi tham gia hoạt động thể dục, thể thao;
phổ biến các phương pháp tập luyện cho người cao tuổi; phối hợp với Hội người
cao tuổi thành lập câu lạc bộ thể dục, thể thao người cao tuổi ở xã, phường, thị
trấn.
Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể
thao:
1. Hành vi sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện
và thi đấu thể thao:
a) Sử dụng chất kích thích thuộc danh mục bị cấm trong quá trình tập luyện
và thi đấu thể thao.
Danh mục chất kích thích bị cấm do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể
dục thể thao ban hành phù hợp với quy định của Hiệp hội phòng, chống doping
quốc tế;
b) Sử dụng những bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện và
thi đấu gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng con người, trái với đạo đức, thuần
phong mỹ tục của dân tộc hoặc ảnh hưởng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
2. Hành vi gian lận trong hoạt động thể thao:
a) Gian lận tên, tuổi, giới tính trong thi đấu thể thao;
b) Trực tiếp làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao;
c) Gian lận về thành tích và tuyển chọn người vào đội tuyển thể thao, các
trường năng khiếu thể thao.
3. Hành vi bạo lực trong hoạt động thể thao:
7


a) Cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

của người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao;
b) Đe dọa, xúc phạm các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động thể thao.
4. Hành vi cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá
nhân:
a) Không tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao cho các tổ chức, cá nhân
liên quan trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình;
b) Khơng bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện
và thi đấu thể thao trong phạm vi nhiệm vụ của mình;
c) Lạm dụng quyền hoặc dùng ảnh hưởng của mình để ngăn cản các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp
đối với việc bảo đảm các điều kiện tham gia hoạt động thể dục, thể thao cho
cán bộ, công chức và người lao động:
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo đảm việc tổ chức và tạo điều kiện
về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện cho người lao động tham gia tập luyện
và thi đấu thể thao.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức
thực hiện chế độ tập thể dục giữa giờ hoặc đầu giờ làm việc cho người lao động
để chống mỏi mệt và phòng, tránh các bệnh nghề nghiệp.
3. Ủy ban Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện
các quy định về tập thể dục chống mỏi mệt và phòng, tránh các bệnh nghề
nghiệp phù hợp với đặc điểm, tính chất từng ngành, nghề cụ thể.
6. Thơng tư số 18/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010 quy định về tổ
chức và Hoạt động của Bảo tàng
gồm các điều: 6, 8, 9
Điều 6. Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn
hóa phi vật thể
1. Bảo tàng được sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa
phi vật thể ở trong và ngồi nước phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt
động của bảo tàng.

2. Bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản
văn hóa phi vật thể thơng qua các phương thức sau đây:
a) Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa
phi vật thể;
b) Khai quật khảo cổ;
c) Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng;
d) Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.
Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân
theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên.
8


3. Tài liệu, hiện vật của bảo tàng được chuyển giao, thanh lý, hủy trong
các trường hợp sau:
a) Không phù hợp với phạm vi, đối tượng và nội dung hoạt động của bảo
tàng;
b) Bị hư hỏng khơng cịn khả năng phục hồi;
c) Được xác định gây hại cho con người và mơi trường;
d) Được xác định khơng chính xác về lịch sử, văn hóa, khoa học;
đ) Được xác định khơng phù hợp chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;
e) Được xác định nguồn gốc bất hợp pháp.
Căn cứ ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học của bảo tàng và quy định
pháp luật có liên quan, Giám đốc bảo tàng ngồi cơng lập quyết định việc
chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật; Giám đốc bảo tàng công lập đề nghị
người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng quyết định
việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật.
Điều 8. Hoạt động bảo quản
1. Hoạt động bảo quản tài liệu, hiện vật bao gồm:
a) Sắp xếp tài liệu, hiện vật và tổ chức kho để bảo quản;

b) Lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản;
c) Tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, bảo quản trị liệu, phòng chống tai
họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật.
2. Việc bảo quản phải được thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trưng
bày, khi lưu giữ trong kho và khi đưa ra ngoài bảo tàng.
3. Việc bảo quản tài liệu, hiện vật phải tuân thủ quy trình, nguyên tắc, kỹ
thuật bảo quản và phù hợp với phong tục, tập qn, tín ngưỡng có liên quan đến
tài liệu, hiện vật.
Điều 9. Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn
hóa phi vật thể
1. Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi
vật thể của bảo tàng bao gồm:
a) Trưng bày dài hạn, ngắn hạn tại bảo tàng;
b) Trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngoài nước;
c) Tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.
2. Trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của
bảo tàng phải bảo đảm:
a) Phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng;
b) Chú trọng trưng bày tài liệu, hiện vật gốc;
c) Việc giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với tài liệu, hiện vật,
nội dung trưng bày của bảo tàng, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể;
d) Thuyết minh trưng bày cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác thơng tin về
tài liệu, hiện vật và phù hợp với đối tượng khách tham quan;
đ) Bản phục dựng, bản sao tài liệu, hiện vật phải chính xác, khoa học và
được ghi chú rõ ràng;
e) Thuận lợi cho việc tham quan và giữ gìn an ninh, an toàn cho tài liệu,
hiện vật, khách tham quan;
9



g) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ chính trị, trật tự an tồn
xã hội.
8. Quy định Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn
hố danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái (Kèm theo Quyết định số
38/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Gồm: Điều 2, Điều 3, Điều 5, Điều 6
Điều 2. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm mọi tổ chức và cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:
1. Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay
đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi khơng đúng với yếu tố gốc cấu
thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, tuyên truyền giới thiệu sai về nội dung và giá trị của di tích.
2. Chiếm dụng, sử dụng mua bán, chuyển nhượng di tích trái với quy định
của Luật Di sản văn hoá; Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại cảnh quan mơi
trường, khơng gian văn hóa của di tích.
3. Trộm cắp, đào bới, mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc phạm vi quản lý của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đưa
trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
4. Các hoạt động nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam,
người nước ngồi hoặc các hình thức hợp tác nghiên cứu di tích khi chưa được
sự cho phép bằng văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi, hoạt động
mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi trái pháp luật.
6. Xuất bản tài liệu, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị
của di tích, tự ý lập sự tích, xuyên tạc lịch sử làm tổn hại đến truyền thống và
bản sắc văn hóa dân tộc, có tác động xấu đến nhân dân, nguy hại đến an ninh trật
tự của địa phương và của quốc gia.
7. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cấp độ di tích

Cấp độ di tích thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa, cụ
thể như sau:
1. Di tích cấp quốc gia đặc biệt.
2. Di tích cấp quốc gia.
3. Di tích cấp tỉnh.
- Di tích Quốc gia đặc biệt do Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý (Sở Văn hoá,
Thể thao và Du lịch là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý).

10


- Đối với các di tích cấp Quốc gia, cấp tỉnh: Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố căn cứ vào số lượng, giá trị, quy mô của di tích trên địa bàn, xây dựng
đề án và thành lập mơ hình ban quản lý di tích theo quy định của Uỷ ban nhân dân
tỉnh.
Chương III
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
Điều 5. Các hoạt động quản lý di tích
1. Tổ chức kiểm kê, phân loại đăng ký bảo vệ di tích
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện việc kiểm kê di tích trên địa bàn
tồn tỉnh, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, cơng bố danh mục
kiểm kê di tích.
b) Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà sốt, đánh giá và trình Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định bổ sung danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh.
c) Định kỳ 5 năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà sốt, đánh giá và trình Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định đưa ra khỏi danh mục kiểm kê di tích, những di tích
khơng đủ tiêu chuẩn.

2. Tổ chức lập hồ sơ xếp hạng di tích
a) Việc lập hồ sơ xếp hạng di tích phải tn thủ Thơng tư số 09/2011/TTBVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về
nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng
cảnh.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố và địa phương nơi có di tích lập hồ sơ khoa học, trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh.
c) Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh:
- Lập hồ sơ khoa học theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích Quốc gia đặc
biệt.
- Lập hồ sơ khoa học trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quyết định xếp hạng di tích Quốc gia;
3. Quản lý nguồn thu, chi, tài sản của di tích
a) Các nguồn thu từ di tích do tổ chức, cá nhân đóng góp phải được sử
dụng vào việc bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị di tích.

11


b) Việc quản lý, sử dụng các nguồn thu từ di tích phải được cơng khai,
minh bạch và do Ban quản lý di tích thực hiện; chịu sự giám sát, kiểm tra của
chính quyền cấp quản lý trực tiếp di tích.
4. Về quy hoạch
a) Lập quy hoạch di tích căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày
18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt
quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh; trong đó, đối với di tích cấp quốc gia đặc biệt và di tích cấp quốc gia
có quy mơ đầu tư lớn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham

mưu cho UBND tỉnh lập hồ sơ quy hoạch di tích để trình Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương nhiệm
vụ quy hoạch tổng thể di tích; đồ án quy hoạch tổng thể di tích.
b) Đối với di tích cấp quốc gia, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách
nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh lập hồ sơ quy hoạch di tích để trình Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận chủ trương, thẩm định nhiệm vụ quy hoạch
di tích.
c) Đối với di tích cấp tỉnh, UBND cấp huyện hoặc xã, phường, thị trấn lập
hồ sơ quy hoạch di tích trình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thỏa thuận chủ
trương, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình
UBND tỉnh phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ quy hoạch di tích và đồ án quy
hoạch di tích thuộc thẩm quyền.
d) Đối với di tích thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, người đứng
đầu cơ quan quản lý di tích trực thuộc gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ và ý kiến
thỏa thuận của người có thẩm quyền quy định tại điểm b hoặc điểm c Khoản 1,
Điều 12 Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ, trình Thủ
trưởng Bộ, ngành được giao quản lý trực tiếp di tích để phê duyệt chủ trương,
nhiệm vụ quy hoạch di tích thuộc thẩm quyền.
5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh
tổ chức các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác
quản lý di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
b) Phịng Văn hóa - Thơng tin các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho
Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và hướng
dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở và những người trực tiếp quản lý di tích.
Điều 6. Các hoạt động bảo vệ di tích
1. Các di tích đã xếp hạng (kể cả các di vật, cổ vật, bảo vật có trong di
tích) phải được bảo vệ nguyên trạng. Khi tổ chức, cá nhân phát hiện di tích có
dấu hiệu xuống cấp hoặc bị xâm hại, phải kịp thời thông báo cho Ban quản lý di
tích hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có di tích đó. Ban quản lý di tích hoặc Ủy

12


ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi có di tích khi nhận được tin báo, phải kịp
thời kiểm tra, xây dựng phương án bảo vệ, phối hợp cơ quan chức năng để tổ
chức tu bổ, tôn tạo, khắc phục thiệt hại.
2. Các di tích đã được xếp hạng phải được cắm mốc giới và cấp chứng
nhận quyền sử dụng đất, sơ đồ khoanh vùng bảo vệ, gắn bia biển, có nội quy di
tích, bản trích giới thiệu nội dung di tích.
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu giúp Uỷ ban
nhân dân tỉnh tổ chức cắm mốc giới di tích.
b) Việc cắm mốc giới di tích phải tuân thủ đúng nguyên tắc cắm mốc giới
quy định tại điều 14 - Nghị định 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Sở Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, sơ đồ khoanh vùng bảo vệ di tích.
d) Cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý di tích có trách nhiệm gắn
bia, biển, xây dựng nội quy di tích; bản trích giới thiệu nội dung di tích.
3. Cơ quan được giao trực tiếp quản lý di tích, trước khi tiếp nhận các
hiện vật cung tiến như: tượng, lư hương, hồnh phi, câu đối… để bài trí tại di
tích phải được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Uỷ
ban nhân dân huyện, thị, thành phố đối với di tích cấp tỉnh, của Ủy ban nhân dân
tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp Quốc gia.
4. Việc xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên quan
đến khu vực bảo vệ và mơi trường cảnh quan di tích, phải được sự nhất trí bằng
văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, văn bản thẩm định của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đối với di tích xếp hạng cấp tỉnh (kể cả chưa xếp hạng nhưng đã
đăng ký bảo vệ) và ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
đối với di tích xếp hạng Quốc gia.
5. Ưu tiên đầu tư bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích đã xếp hạng, có
tiềm năng phát triển du lịch.

B. Lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình.
I. Luật báo chí; Luật sửa đổi một số điều của Luật báo chí
- Luật báo chí: Điều 6, 9, 10, 15;
- Luật sửa đổi một số điều của Luật báo chí (các khoản 3, 4, 6 điều 1)
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1.Thơng tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi
ích của đất nước và của nhân dân.

13


2. Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và
thế giới theo tơn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị,
nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền
tự do ngôn luận của nhân dân.
4. Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng,
chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác.
5. Góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt, tiếng các dân tộc thiểu
số Việt Nam.
6. Mở rộng sự hiểu biết lần nhau giữa các nước và dân tộc, tham gia vào
sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội.
Điều 9. Cải chính trên báo chí.
1. Báo chí khi thơng tin sai sự thật, xun tạc vu khống, xúc phạm uy tín

của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải
chính, xin lỡi của cơ quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan báo chí phát đăng, phát sóng kết
luận đó.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung
đề cập trên báo chí khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thơng tin sai sự thật, xuyên
tạc, vu khống, xúc phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời
phát biểu của tổ chức, cá nhân đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên
báo chí.
Lời phát biểu của tổ chức, cá nhân khơng được xúc phạm cơ quan báo chí,
danh dự, nhân phẩm của tác giả.
Kể từ khi nhận được lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn
năm ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình, mười ngày đối với
báo tuần, trong số ra gần nhất đối với tạp chí đối với tạp chí, cơ quan báo chí
phải đăng, phát sóng lời phát biểu đó.
3. Lời cải chính, xin lỡi của cơ quan báo chí, của tác giả và lời phát biểu
của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và 2 Điều này phải được đăng, phát
sóng tương xứng với thơng tin do báo chí đã đưa ra theo quy định của Chính
phủ.
4. Trong trường hợp cơ quan báo chí khơng cải chính, xin lỡi hoặc cải
chính, xin lỡi khơng đúng các quy định của Luật này, khơng đăng, phát sóng lời
phát biểu của tổ chức, cá nhân đó thì có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản
báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Toà án.
14


Điều 10. Những điều không được thông tin trên báo chí.
Để quyền tự do ngơn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí
phải tuân theo những điều sau đây :
1. Khơng được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đồn kết tồn dân ;
2. Khơng được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây
hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ơ, đồi trụy, tội
ác ;
3. Khơng được tiết lộ bí mật Nhà nước : bí mật quân sự, an ninh, kinh tế,
đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định ;
4. Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm
danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của Nhà báo
1. Nhà báo có những quyền sau đây.
a. Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; hoạt động báo chí ở nước ngồi theo quy định của Chính phủ.
b. Khai thác và được cung cấp thơng tin trong hoạt động báo chí theo quy
định của pháp luật.
c. Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái
với quy định của pháp luật về báo chí.
d. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng
một số chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của Chính
phủ.
đ. Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe
dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy,
thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp
luật.
2. Nhà báo có những nghĩa vụ sau đây.
a. Thơng tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi
ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của
nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận trên
báo chí của cơng dân.
b. Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phịng, chống các tư tưởng,

hành vi sai phạm.
c. Thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất
đạo đức và nghiệp vụ báo chí; khơng được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách
nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật.
15


d. Phải cải chính, xin lỡi trong trường hợp thơng tin sai sự thật, xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
đ. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo
chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp
luật về báo chí.
II. Truyền hình
1. Đặc trưng cơ bản của báo truyền hình
Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên cạnh những đặc
điểm chung của báo chí nó cịn có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng
của truyền hình.
Tính thời sự
Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Nhưng truyền hình với tư
cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thơng tin
nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác. Với truyền hình, sự
kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra, thậm chí nó đang diễn
ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực
tiếp và cầu truyền hình. Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24 giờ
trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các
sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất. Đây là ưu thế đặc biệt của
truyền hình so với các loại hình báo chí khác.
Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại, truyền hình có đặc trưng cơ bản là
truyền trực tiếp cả hình ảnh va âm thanh trong cùng một thời gian về cung một
sự kiện, sự việc.

Ngơn ngữ truyền hình là những hình ảnh và âm thanh
Một ưu thế của truyền hình là truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng
một lúc. Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp cận bằng con đường thị giác, phát
thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự kiện bằng
cả thị giác và thính giác. Qua các cuộc ngiên cứu người ta thấy 70% lượn thông
tin con người thu được là do thị giác và 20% qua thính giác.
Do vậy, truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thơng tin lớn có độ tin
cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện.
Tính phổ cập và quảng bá
Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu
hút hàng tỷ người xem cùng một lúc, cùng với sự phát triển của khoa học cơng
nghệ, truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được nhiều đối
tượng người xem ở vùng sâu vùng xa. Tính quảng bá của truyền hình cịn thể
hiện ở chỡ một sự kiện xảy ra ở bất kỳ đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi
khắp thế giới, được hàng tỷ người biết đến.
Khả năng thuyết phục công chúng
16


Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình
ảnh và âm thanh, đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, coa khả năng
tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. Tuyền hình có khả năng truyền
tải một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng
kiến tận mắt của công chúng “trăm nghe không bằng một thấy” đây là lợi thế
của truyền hình so với loại hình báo in và phát thanh
Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của
nhân dân. Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi,
hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem
thấy được thực tế của vấn đề vừa tác động vào nhận thức của công chúng. Vì
vậy, truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ.

2. Thị hiếu của công chúng truyền hình hiện nay
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của cơng nghệ truyền hình, cơng
chúng truyền hình có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn, tìm hiểu những
chương trình mà mình u thích. Cơng chúng truyền hình ngày càng khắt khe
hơn với các chương trình truyền hình. Một phần do nền kinh tế đã phát triển, đời
sống người dân được nâng lên thì nhu cầu giải trí bắt đầu được chú trọng hơn.
Họ tập trung vào việc giải trí như thế nào ? Trước đây, đa phần họ tập trung vào
những chương trình phim truyện, phim dài tập…như một cách giết thời gian hơn
là cảm thụ nghệ thuật. Càng về sau nhu cầu này chỉ còn tập trung vào một số đối
tượng công chúng nhất định. Chiều hướng ngày càng nhiều việc khai thác các
game show, những chương trình vui chơi trực tiếp dành cho khán giả. Qua đó,
vừa vui chơi giải trí, vừa cập nhật được nhiều kiến thức bổ ích về khoa học, xã
hội… cũng qua những trị chơi truyền hình, người tham gia có thể gặt hái được
những thành công về vật chất cụ thể do những nhà tài trợ cung cấp.
Có thể thấy rằng, thị hiếu cơng chúng truyền hình ngày càng khắt khe
hơn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao này, hơn ai hết những nhà sản xuất
chương trình truyền hình phải ngày càng chuyên nghiệp hơn ,cải tiến những sản
phẩm nghệ thuật của mình, nâng cao trình độ, kỹ năng của những người làm
chương trình, mang lại những sản phẩm truyền hình có chất lượng về mặt nghệ
thuật.
Ở Việt Nam, thị hiếu của công chúng được phân chia thành hai loại: thị
hiếu được thơng tin và thị hiếu được giải trí. Căn cứ vào đặc điểm của công
chúng, người ta nhận thấy rằng: đối tượng cơng chúng có trình độ cao hơn có
nhu cầu thơng tin và hiểu biết các vấn đề xã hội, trong khi đó những đối tượng
có trình độ thấp thì thị hiếu giải trí thường cao hơn. Việc nâng cao thị hiếu cho
công chúng, cũng là nhiệm vụ đặt ra cho các đài truyền hình hiện nay. Khơng
chỉ hướng họ đến với những chương trình giải trí lành mạnh có tính giáo dục
cao, mà cịn phải xây dựng các chương trình thơng tin thời sự, chun đề, khoa
giáo mỡi ngày mỡi hấp dẫn hơn. Có như vậy mới góp phần tạo ra những thị hiếu
cho cơng chúng một các lành mạnh.

III. PHÁT THANH
17


1. Khái niệm về Báo phát thanh.
Báo phát thanh (báo nói): Là loại hình báo chí sử dụng âm thanh tổng
hợp là phương tiện duy nhất để chuyển tải thông tin và quảng bá đến công chúng
bằng phương tiện kỳ thuật phát thanh.
- Sử dụng âm thanh tổng hợp: Gồm 3 yếu tố hợp thành: Lời nói, tiếng
động, âm nhạc, là phương tiện duy nhất được công chúng tiếp nhận bằng thính
giác.
- Quảng bá là phổ biến thơng tin rộng, vơ biên giới.
- Phương tiện kỹ thuật phát thanh: có dây, khơng dây.
Phát thanh là một thể báo chí, thơng báo về một sự kiện mới, tuyên bố mới,
tình hình mới về sự việc, hiện tượng con người đã, đang và sẽ xảy ra, được truyền
đạt trực tiếp, dễ hiểu đến đối tượng thính giả bằng phương tiện radio. Như thế,
phát thanh tác động đến thính giả bằng: Âm thanh, lời nói, tiếng động, âm nhạc.
Chúng ta hiểu thuật ngữ phát thanh là bao gồm cả hai hình thức: Hữu
tuyến và vơ tuyến. Hiện nay, trên thế giới khơng có đất nước nào mà khơng có
phát thanh.
Dù phát thanh có mục đích phục vụ cho các mặt: Thương mại, quảng cáo,
chính trị, xã hội…. thì phát thanh vẫn có mục đích chung nhất là phục vụ cho lợi
ích chung của đơng đảo quần chúng nhân dân.
2. Vai trị, vị trí của phát thanh trong hệ thống truyền thông hiện nay.
Phát thanh là một loại hình báo chí ra đời và phát triển rất sớm. Ở Việt
Nam, phát thanh phát triển nhanh chóng từ sau khi giành độc lập năm 1945.
Ngày 07/9/1945. Đài tiếng nói Việt Nam ra đời. Đến nay ngoài đài quốc gia, 4
đài khu vực, hệ thống phát thanh truyền hình truyền thanh trong cả nước đã lớn
mạnh hoàn chỉnh với 63 đài phát thanh tỉnh, thành phố, hơn 600 đài truyền
thanh phát thanh huyện thị cùng hàng ngàn đài truyền thanh cấp xã, phường là

mạng lưới rộng khắp truyền thải thông tin, truyền thông phục vụ hoạt động
tuyên truyền nhu cầu dân sinh và phát triển. Hiện nay trong xu thế bùng nổ
thơng tin, nhiều loại hình báo chí truyền thơng (báo tin, truyền hình, báo mạng,
điện tử, internet…). Tuy có sự cạnh tranh rất mạnh mẽ, quyết liệt của các loại
hình báo chí khác song thơng tin bằng phát thanh truyền thanh vẫn có một vai
trị nhất định trong lĩnh vực truyền thông đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Bởi những lợi ích mà nó mang lại, bởi những tiện lợi của loại hình
truyền thơng này. Đặc biệt với các tỉnh miền núi, dân tộc địa hình hiểm trở chia
cắt, giao thơng chưa phát triển, việc phát hành báo in, phủ sóng truyền hình và
mở rộng mạng internet cịn gặp nhiều khó khăn thì phát thanh vẫn có nhiều cơng
chúng tiếp nhận thông tin qua phát thanh là kênh quan trọng.
3. Đặc trưng của báo phát thanh.
Phát thanh có những thế mạnh mà các phương tiện truyền thơng trước nó
khơng thể có được:
18


Thứ nhất: Tính tỏa khắp. Đó là sự quảng bá thơng tin nhờ sự phủ sóng
điện từ trên phạm vị rộng khắp với tốc độ của ánh sáng xấp xỉ 300.000km/giây.
Nhờ đặc tính này cùng một lúc phát thanh tác động đến hàng triệu người, chi
phối hàng triệu người thậm chí lũng đoạn hàng triệu người trên khắp hành tinh,
khơng phân biệt biên giới quốc gia, lãnh thổ, chỉ có hàng rào là ngơn ngữ lời nói.
Thứ hai: Thơng tin nhanh, tiếp nhận đồng thời. Báo in cho phép tiếp nhận
từng người một, đơn lẻ cịn phát thanh thì hàng triệu người có thể cùng nghe, cùng
theo dõi, cùng phản ứng. Do đó phát thanh có sức mạnh đặc biệt trong việc hình
thành dư luận xã hội rộng khắp và tức thì (lời kêu gọi,phát lệnh tổng động viên…)
Thứ ba: Sống động, riêng tư, thân mật. Thế mạnh của phát thanh là sử
dụng thế giới âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc trong việc phản
ánh hiện thực và tạo dựng nên bức tranh sinh động thu phục người nghe. Giọng
nói có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ chất giọng và kỹ năng nói như cao độ,

cường độ, tiết tấu, ngữ điệu, diễn cảm… chương trình phát thanh hướng tới số
đông những người nghe lại rađio với tư cách cá nhân, từng người một - tính
riêng tư, thân mật.
Thứ tư: Phát thanh là kênh truyền thông rẻ tiền. với công nghệ hiện nay,
một chiếc radio chỉ bán với giá vài chục ngàn hợp với túi tiền của đa số người
dân lại nghe đủ các chương trình (từ tin tức đến ca nhạc, sân khấu, kỹ thuật làm
ăn, kỹ thuật sống) Do đó phát thanh thích ứng với cộng đồng dân cư, chủ yếu là
nông dân cư dân sống rải rác, mức sống thấp ở nước ta.
Thứ năm: Phát thanh có thể nghe kết hợp với làm việc khác, không phải
tập trung mọi giác quan vào việc tiếp nhận thơng tin. Điều này rất có lợi cho
nơng dân và chị em phụ nữ vừa làm việc nhà vừa nghe được phát thanh.
Thứ sáu: phát thanh đến mọi đối tương, khơng phân biệt trình độ văn hóa
cao hay thấp, biết chữ hay khơng chỉ cần có khả năng nghe.
Thứ bảy: Phát thanh có lợi thế trong việc giữ gìn ngơn ngữ lời nói của
các dân tộc. Ở nước ta hiện nay có 37 chương trình phát thanh tiếng các dân tộc
thiểu số trong đó TNVN đang phát 11 chương trình. Đây là 1 cố gắng riêng mà
báo in không thể có được.
Thứ tám: Hệ thống phát thanh truyền thanh lan tỏa đến tận xã phường
dân cư và radio theo bà con lên rẫy vào nương là điều mà truyền hình, báo in và
báo mạng điện tử không thể sánh kịp. Mạng lưới truyền thanh cơ sở ngày càng
phát huy vai trị quan trọng trong nơng thơn miền núi.
Tóm lại: Phát thanh có ưu thế tỏa sóng rộng khắp, thơng tin nhanh nhạy,
sống động, công nghệ đơn giản, tiện lợi, rẻ tiền và tiếp nhận thông tin linh hoạt
mọi lúc mọi nơi.
4. Đặc trưng của ngôn ngữ phát thanh:
a. Khái niệm ngôn ngữ phát thanh:

19



Ngơn ngữ phát thanh là ngơn ngữ báo chí gồm 3 yếu tố tạo nên đó là: lời
nói, tiếng động và âm nhạc được ví như 3 màu cơ bản trong bức tranh âm thanh
hay còn gọi là 3 đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất của báo phát thanh.
* Lời nói là phương tiện cơ bản nhất, chiếm tỷ lệ lớn trong âm thanh tổng
hợp. Đây là dạng ký hiệu đặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt giữa báo phát thanh
với các loại hình cơ bản.
* Tiếng động: gồm 2 loại
Tiếng động tự nhiên nhưng phải gắn với hiện thực, với sự kiện, sự việc
đó.
Tiếng động nhân tạo: chỉ dùng cho những chương trình dàn dựng.
 Vai trị của tiếng động:
- Tăng tính chân thực cho thơng tin và nó cũng là 1 phần làm sinh động
cho tác phẩm, giảm căng thẳng.
- Tiếng động làm nhiệm vụ hỡ trợ thơng tin (dù ít hay nhiều)
- Tùy từng tác phẩm và ý đồ thơng tin thì cách chọn và sử dụng tiếng
động khác nhau.
 Yêu cầu khi sử dụng tiếng động:
- Tiếng động phải thật
- Nếu sử dụng tiếng động nền thì âm lượng tiếng động phải nhỏ hơn lời
nói. Nêu tiếng động là chính thì âm lời phải nhỏ và ngược lại.
* Âm nhạc:
Nhạc có lời: Khi sử dụng chèn vào chương trình nó có tác dụng thư giãn,
hỗ trợ để làm nổi bật chủ đề.
Khi phát chương trình ca nhạc hoặc giao lưu ca nhạc tức là dùng phát
thanh để quảng bá 1 loại hình nghệ thuật.
5.Những vấn đề đặt ra với phát thanh hiện nay.
Ra đời từ khá sớm, (chỉ sau báo in) tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay
cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của truyền hình và sự nở rộ của các
loại hình báo chí trên mạng internet, phát thanh đang chịu một sức ép ghê gớm,
đã có lúc, có nơi phát thanh được cho là một loại hình báo chí bị tụt hậu, đã có

phóng viên, biên tập viên thờ ơ ít quan tâm đến loại hình này. Đó là thực tế, tuy
nhiên nếu có một cách nhìn rộng hơn, nhìn xa hơn và sâu sắc hơn thì phát thanh
vẫn đang có một chỡ đứng khá vững chắc trong lịng thính giả.
Trước khi bàn đến phát thanh trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần nhìn
nhận một cách cụ thể về mơi trường làm báo hiện nay.
Báo chí hiện đại, đó là danh từ chung cho nền báo chí hiện nay, báo chí
hiện đại được hình thành trên 3 khía cạnh lớn, đó là: Cơng nghệ kỹ thuật hiện
đại, công chúng hiện đại, và điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Sự phân chia này
20


có phần hơi bó hẹp tuy nhiên xét trên góc độ những người làm báo nói chung và
những người làm phát thanh nói riêng sẽ là cần thiết để có thể thêm về nghề, kỹ
năng nghề nhạy cảm với nghề. Cũng từ đó có thể tiếp cận và có một hướng đi
đúng với thể loại hình báo chí phát thanh.
Đặc trưng có bản của phát thanh là âm thanh tác động vào thính giác, tính
đặc trung này đã tạo nên cho phát thanh một diện mạo riêng khác biệt với bất kỳ
loại hình báo chí khác. Sự khác biệt đó ở chỡ: Tạo cho phát thanh một nhóm
thính giả đặc thù yêu mến chương trình phát thanh, nghe các chương trình phát
thanh mọi lúc mọi nơi, riêng tư, kín đáo… tạo cho phát thanh một đội ngũ
những người làm báo với kỹ năng riêng biệt, với lối hành văn trong sáng, giản
dị, dễ nghe, dễ thuyết phục, câu văn giàu hình ảnh, sức biểu cảm và tính liên
tưởng cao.
_________________

21




×