A. Những con số BH cần nhớ !
1. Mức đóng BHXH bắt buộc
Năm Người sử dụng lao động Người lao động
Luật BHXH
năm 2006
Đóng 15% trong đó :
- 3% vào quỹ ốm đau, thai sản
- 1% quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất. Từ năm 2010
cứ 2 năm trăng 1% cho đến khi đạt 14%
5% từ năm 2010, cứ 2
năm tăng 1% cho đến
khi đạt 8%
2010 16% 6%
2012 17% 7%
2014 18% 8%
2. Chi tiết mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động.
Hằng năm người sử dụng lao động đóng trên mức lương, tiền công đóng BBXH của người lao
động.
Năm
Người sử dụng lao động đóng
Quỹ ốm đau thai
sản
Quỹ TNLĐ,
BNN
Quỹ hưu trí, tử
tuất
Tổng cộng
1/2007-12/2009 3% 1% 11% 15%
1/2010-12/2011 3% 1% 12% 16%
1/2012-12/2013 3% 1% 13% 17%
1/2014 trở đi 3% 1% 14% 18%
3.BHXH tự nguyện
chế độ ốm đau
• Làm việc trong điều kiện bình thường
- Đã đóng BHXH <15 năm: 30 ngày
- Đã đóng BHXH >=15 năm, < 30 năm: 40 ngày
- Đã đóng BHXH >=30 năm: 60 ngày
• Làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; có phụ cấp KV từ 0.7 trở lên
- Đã đóng BHXH <15 năm: 40 ngày
- Đã đóng BHXH >=15 năm, < 30 năm: 50 ngày
- Đã đóng BHXH >=30 năm: 60 ngày
• Thời gian hưởng khi con ốm đau:
- <=20 ngày/năm nếu con <3 tuổi
- <=15 ngày/na9m nếu con 3-7 tuổi
Chế độ thai sàn
• Khi sinh con
- Nghỉ 4 tháng ( làm việc bình thường)
- Nghỉ 5 tháng ( làm công việc nặng nhọc độc hại, làm việc 3 ca, làm việc ở nơi có trợ cầp
khu vực hệ số 0.7 trở lên, nữ quân nhân)
- Nghỉ 6 tháng (người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% tở lên)
Trường hợp sinh đô, sinh 3: cứ mỗi con sinh thêm mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
• Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu
- 10 ngày nếu thai <1 tháng
- 20 ngày nếu thai từ 1 - <3 tháng
- 40 ngày nếu thai từ 3 - <6 tháng
- 50 ngày nếu thai >= 6 tháng
4. BH thất nghiệp
- 3 tháng, nếu đóng đủ từ 1 năm đến dưới 3 năm
- 6 tháng, nếu đóng đủ từ 3 năm đến dưới 6 năm
- 9 tháng, nếu đóng đủ từ 6 năm đến dưới 12 năm
- 12 tháng, nếu đóng đủ từ 12 năm trở lên
B. Nội dung chính từng chương
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm
- Rủi ro xảy ra sẽ làm cho con người gặp phải những khó khăn nhất định trong cuộc sống
như mất hoặc giảm thu nhập, thiệt hại tài sản, đình trệ sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến
đời sống kinh tế xã hội nói chung.
- Để đối phó với các rủi ro, con người đã sử dụng hai nhóm biện pháp nhằm đề phòng, ngăn chặn
rủi ro xảy ra và hạn chế, giải quyết hậu quả của rủi ro.
- Bảo hiểm là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra có hiệu quả nhất.
2. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm
- Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm trên thế giới
- Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm ở Việt Nam
II. BẢN CHẤT, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM
1. Bản chất của bảo hiểm
- Bảo hiểm phản ánh những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối
và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung (quỹ bảo hiểm) nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố bảo hiểm,
bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường.
2. Đối tượng nghiên cứu của bảo hiểm
Đối tượng nghiên cứu của bảo hiểm là các mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa người tham gia với
các tổ chức bảo hiểm (người bảo hiểm) cũng như quan hệ giữa các tổ chức bảo hiểm với nhau.
3. Vai trò của bảo hiểm
Bảo hiểm có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân trên các nội dung như:
- Góp phần bảo vệ tài sản, bảo vệ con người, phòng tránh rủi ro của xã hội, mang lại sự an toàn
cho xã hội;
- Thúc đẩy hoạt động tiết kiệm, tập trung vốn, góp phần đáp ứng các nhu cầu về vốn trong
xã hội;
- Thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm và
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
III. Các loại hình bảo hiểm
1. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động
khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở
hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm ổn định đời sống cho người lao động và
gia đình họ, từ đó góp phần duy trì an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi
họ gặp phải những biến cố như ốm đau, bệnh tật,…ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ trên cơ sở
hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm ổn định đời sống cho người lao động và
gia đình họ.
3. Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm bồi thường cho người lao động bị thiệt hại về thu nhập do bị
mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có điều kiện tham gia vào thị trường lao động.
4. Bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm thương mại là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người có khả năng
cùng gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều
người cũng có khả năng cùng gặp tổn thất đó thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm.
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO HIỂM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Sự phát triển của kinh tế - xã hội tác động đến bảo hiểm
Kinh tế phát triển: Thu nhập của doanh nghiệp, của người lao động tăng lên, nguồn thu của
NSNN ngày càng lớn, chính trị ổn định, môi trường pháp lý dần hoàn thiện, khoa học kỹ thuật
phát triển, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, sự phát triển kinh tế – xã hội là điều kiện
quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của bảo hiểm.
2. Bảo hiểm cũng tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Ngược lại, khi bảo hiểm phát triển sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội như bảo
vệ tài sản, bảo vệ con người, ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần hạn
chế tai nạn rủi ro; giúp doanh nghiệp yên tâm, ổn định, mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội; góp phần thực hành tiết kiệm, chống lạm phát, tạo việc làm và tăng thu nhập cho
người lao động, tạo ra thu nhập cho nền kinh tế, tức là góp phần kích thích tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
Chương 2
BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Bản chất, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH
1.1. Bản chất của BHXH
Bảo hiểm xã hội phản ánh các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng
quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao
động, nhằm bảo đảm quyền lợi vật chất cho người lao động và gia đình họ, khi gặp phải các biến
cố làm giảm hoặc mất khả năng thanh toán từ thu nhập theo lao động.
1.2. Đối tượng BHXH
Đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động.
1.3. Chức năng của BHXH
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH.
- Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao
động cá nhân và năng suất lao động xã hội.
- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với
xã hội.
1.4. Tính chất của BHXH
- Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội
- BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian.
- BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời còn có tính dịch vụ.
2. Những quan điểm cơ bản về BHXH và hệ thống các chế độ BHXH
2.1. Những quan điểm cơ bản về BHXH
- Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã
hội.
- Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho người lao động.
- Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH
- Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
- Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH
2.2. Hệ thống các chế độ BHXH
Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công ước số 102 tháng
6/1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm: Chăm sóc y tế; Trợ cấp ốm đau; Trợ
cấp thất nghiệp; Trợ cấp tuổi già; Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp gia
đình; Trợ cấp sinh đẻ; Trợ cấp khi tàn phế và Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người
nuôi dưỡng)
3. Quỹ Bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN. Quỹ có mục đích và chủ
thể riêng.
3.1. Đặc điểm của quỹ BHXH
- Hoạt động của quỹ BHXH không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời.
- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả, vừa mang tính chất không hoàn trả.
- Quá trình tích luỹ để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối với quỹ BHXH
là một vấn đề mang tính nguyên tắc.
- Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH.
- Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã
hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đất nước.
3.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ những nguồn: người sử dụng lao động đóng góp,
người lao động đóng góp, Nhà nước hỗ trợ thêm và các nguồn khác.
3.3. Sử dụng quỹ BHXH
Quỹ BHXH được sử dụng cho các mục đích như chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH, chi
cho bộ máy quản lý, chi đầu tư tăng trưởng quỹ và chi dự phòng.
3.4. Đầu tư bảo toàn và phát triển quỹ
Để bảo toàn và phát triển quỹ BHXH, đối với phần quỹ BHXH chưa sử dụng đến có thể
tạm thời sử dụng tham gia vào đầu tư với mục đích nhằm tăng khả năng thanh toán của quỹ.
II. BẢO HIỂM Y TẾ
1. Bản chất của bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là phản ánh các quan hệ kinh tế gắn kiền với việc huy động các nguồn tài
lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm và sử dụng
quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau. BHYT có
tác dụng khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, đồng thời nâng
cao chất lượng và thực hiện công bằng xã hội trong khám chữa bệnh cho nhân dân.
2. Đối tượng, phạm vi, phương thức BHYT
2.1. Đối tượng của BHYT
Đối tượng BHYT là sức khỏe của người được bảo hiểm.
2.2. Phạm vi BHYT
Vì hoạt động trên nguyên tắc cân bằng thu chi nên tuy mọi người dân trong xã hội đều có quyền
tham gia BHYT nhưng BHYT không chịu trách nhiệm trong các trường hợp: những người mắc
bệnh nan y, HIV, AIDS, ung thư nếu không có thoả thuận gì thêm; người tham gia cố tình tự huỷ
hoại bản thân, trong tình trạng say rượu, vi phạm pháp luật; người được BHYT khám, chữa
những bệnh thuộc chương trình sức khoẻ quốc gia.
2.3. Phương thức BHYT
BHYT thực hiện theo 3 phương thức: BHYT trọn gói, BHYT trọn gói trừ các đại phẫu
thuật và BHYT thông thường.
3. Quỹ BHYT
3.1. Nguồn hình thành quỹ BHYT
- Người tham gia đóng góp
- Sự hỗ trợ của NSNN
- Sự ủng hộ của các tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi theo quy định của pháp luật
nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ
3.2. Sử dụng quỹ BHYT
Quỹ BHYT được sử dụng cho các mục đích:
- Thanh toán chi phí y tế cho người được BHYT theo hệ thống định mức;
- Chi dự trữ, dự phòng; chi đề phòng hạn chế tổn thất,
- Chi cho hoạt động quản lý và chi trợ giúp cho hoạt động nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh.
3.3. Đầu tư bảo toàn và phát triển quỹ
Để bảo toàn và tăng trưởng quỹ, số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHYT có thể sử dụng
mua tín phiếu, trái phiếu do kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại phát hành.
III. BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Đối tượng tham gia
Theo quy định của Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ và theo Quyết
định số 722/QĐ-BHXH ngày 26/05/2003 của Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt nam
2. Nguồn hình thành quỹ BHXH
- Mức đóng góp cho quỹ BHXH: người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng, người sử dụng
lao động đóng bằng 15% tổng quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm xã hội trong
đơn vị.
- Mức đóng góp cho chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc: người lao động đang làm việc đóng phí bằng
1% tiền lương tháng, người sử dụng lao động đóng phí bằng 2% tổng quỹ tiền lương của những
người tham gia bảo hiểm y tế trong đơn vị.
- Tài trợ của Ngân sách Nhà nước.
- Các nguồn khác như sự đóng góp và ủng hộ của các tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư phần quỹ
nhàn rỗi theo quy định của pháp luật.
3. Hệ thống các chế độ BHXH
3.1. Chế độ trợ cấp ốm đau:
- Trợ cấp ốm đau là chế độ trợ cấp ngắn hạn, là hình thức trợ cấp bằng tiền, bù đắp thu nhập của
người lao động tạm thời bị gián đoạn khi nghỉ việc có thời hạn do ốm đau.
3.2. Chế độ trợ cấp thai sản:
- Chế độ trợ cấp thai sản giúp lao động nữ có được khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị
mất do không làm việc vì sinh con hoặc người lao động (không kể nam hay nữ) nếu nuôi con
nuôi sơ sinh theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình.
3.3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm đảm bảo thu nhập và ổn định cuộc
sống cho người lao động không may bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
3.4. Chế độ bảo hiểm y tế:
- Người có Phiếu khám chữa bệnh được khám chữa bệnh theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật
do Bộ Y tế quy định được cơ quan BHXH thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí
hiện hành tại cơ sở khám chữa bệnh.
3.5. Chế độ trợ cấp hưu trí:
- Chế độ trợ cấp hưu trí nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không
được nhận nữa từ nghề nghiệp do nghỉ hưu.
3.6. Chế độ tử tuất:
- Chế độ tử tuất giúp cho thân nhân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt
thu nhập của gia đình do người lao động bị chết.
Chương 3
BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
1. Quan niệm về bảo hiểm thương mại (BHTM)
Bảo hiểm thương mại là phương sách xử lý rủi ro, nhờ đó việc chuyển giao, phân tán rủi ro
trong từng nhóm người được thực hiện qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các tổ chức bảo
hiểm.
2. Đặc điểm của bảo hiểm thương mại
- Bảo hiểm thương mại là hoạt động thoả thuận nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai
bên: bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm.
- Bảo hiểm thương mại vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn.
- Bảo hiểm thương mại thực hiện trong một "cộng đồng có giới hạn", một "nhóm đóng".
- Bảo hiểm thương mại không chỉ đảm bảo các rủi ro về con người mà còn đảm bảo các rủi
ro về tài sản và trách nhiệm dân sự.
3. Những nguyên tắc chung trong hoạt động kinh doanh BHTM
- Nguyên tắc1: Số đông bù số ít
- Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể được bảo hiểm
- Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro
- Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối
- Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể được bảo hiểm
4. Phân loại BHTM
- Phân loại theo đối tượng bảo hiểm.
- Phân loại theo phương thức triển khai.
II. NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRONG BẢO HIỂM
1. Rủi ro
Rủi ro là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra biến cố bất thường với hậu quả thiệt hại
hoặc mang lại kết quả không như dự tính.
2. Tổn thất
Tổn thất là thuật ngữ chỉ trạng thái đã bị thiệt hại, ảnh hưởng của đối tượng sau tác động
của rủi ro.
3. Bên bảo hiểm
Bên bảo hiểm chính là người bảo hiểm. Người bảo hiểm là thuật ngữ dùng để chỉ tổ chức
được pháp luật Nhà nước cho phép tiến hành hoạt động bảo hiểm.
4. Bên được bảo hiểm
Bên được bảo hiểm tồn tại dưới ba tư cách pháp lý khác nhau:
- Người tham gia bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm.
- Người thụ hưởng (người hưởng quyền lợi bảo hiểm).
5. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là đối tượng ở trong tình trạng chịu sự đe doạ của rủi ro.
6. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
- Giá trị bảo hiểm: là thuật ngữ chỉ được sử dụng trong bảo hiểm tài sản. Đó là giá trị bằng
tiền của tài sản được bảo hiểm, thường được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời
điểm ký kết hợp đồng.
- Số tiền bảo hiểm: là khoản tiền nhất định, ghi trong đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận
bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm trong bồi thường hoặc trả tiền
bảo hiểm.
7. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải đóng cho người bảo hiểm để
được người bảo hiểm đảm bảo cho rủi ro của mình. Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch vụ bảo
hiểm.
8. Thời hạn bảo hiểm
Là thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, kể từ khi ký kết hợp đồng bảo hiểm và có
bằng chứng công ty bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã đóng phí
bảo hiểm (trừ trường hợp đã có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm).
9. Bồi thường, trả tiền bảo hiểm
- Bồi thường là việc người bảo hiểm thực hiện cam kết theo quy định trong hợp đồng, chi
trả một khoản tiền nhất định nhằm đền bù cho người được bảo hiểm khi có thiệt hại vật chất xảy
ra cho họ trong sự cố bảo hiểm.
- Trả tiền bảo hiểm là việc người bảo hiểm thực hiện cam kết trả một khoản tiền nhất định,
theo những quy định trong hợp đồng mà không có thiệt hại vật chất xảy ra đối với người được
bảo hiểm.
III. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm (gọi là người được bảo hiểm)
và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
IV. TÁI BẢO HIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
Tái bảo hiểm là nghiệp vụ trong đó một doanh nghiệp bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm
gốc hay doanh nghiệp nhượng tái) chuyển cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác
(doanh nghiệp nhận tái) một phần rủi ro đã nhận đối với một đối tượng bảo hiểm nhất định trên
cơ sở chuyển nhượng bớt một phần phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.
Vai trò của hoạt động tái bảo hiểm thể hiện ở những nội dung sau:
- Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động tái bảo hiểm giúp các doanh nghiệp bảo
hiểm không phải từ chối những hợp đồng có giá trị lớn, do đó, đã nâng cao được uy tín của
doanh nghiệp đối với khách hàng và giữ vững được thị trường, hạn chế các tổn thất của mình.
- Đối với người được bảo hiểm, hoạt động tái bảo hiểm gián tiếp đảm bảo cho họ có thể
nhận được quyền lợi đầy đủ khi có tổn thất xảy ra trong những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn.
- Đối với thị trường bảo hiểm, hoạt động tái bảo hiểm còn góp phần mở rộng và phát triển
thị trường bảo hiểm sang các nước khu vực và trên thế giới , làm cho thị trường bảo hiểm phát
triển đa dạng hơn với nhiều loại sản phẩm bảo hiểm được cung cấp.
Chương 4
BẢO HIỂM TÀI SẢN
I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN
1. Định nghĩa bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản là một loại hình của bảo hiểm thương mại mà đối tượng là tài sản. Bảo hiểm tài
sản giúp cho người được bảo hiểm giảm, tránh được thiệt hại về vật chất khi rủi ro được bảo
hiểm xảy ra.
2. Đặc trưng của bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình bảo hiểm khác ở quyền
bảo hiểm tài sản và giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
3. Chế độ bồi thường bảo hiểm bao gồm
- Chế độ bảo hiểm theo mức miễn thường
- Chế độ bảo hiểm theo tỷ lệ
- Chế độ bảo hiểm theo rủi ro đầu tiên
4. Một số nghiệp vụ bảo hiểm tài sản đang được triển khai tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam các công ty bảo hiểm đang triển khai những nghiệp vụ bảo hiểm
tài sản: Bảo hiểm hàng hóa xuất, nhập khẩu; Bảo hiểm thân tàu biển; Bảo hiểm thiệt hại vật chất
xe cơ giới; Bảo hiểm thân máy bay; Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt….
II. NỘI DUNG CỦA MỘT SỐ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÀI SẢN
1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
1.1. Điều kiện bảo hiểm
Các điều kiện bảo hiểm này ra đời từ năm 1963, cho đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi vào
năm 1982 và năm 1995 nhưng các nhà xuất nhập khẩu vẫn thường sử dụng các điều kiện bảo
hiểm 1963 (FPA, WA, AR).
1.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
1.2.1. Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, thường là giá CIF, bao gồm: giá hàng hoá, cước
phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan. Nếu khách hàng muốn bảo hiểm cả phần
lãi ước tính đối với lô hàng xuất, nhập khẩu thì giá trị bảo hiểm bằng giá CIF + lãi ước tính (tối
đa là 10% giá CIF).
1.2.2. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là một trong những nội dung cơ bản ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Người ta căn
cứ vào giá trị bảo hiểm để xác định số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là số tiền đăng ký bảo
hiểm, được xác định tối đa bằng giá trị bảo hiểm của lô hàng xuất, nhập khẩu. Thông thường, số
tiền bảo hiểm bằng với giá trị bảo hiểm.
1.2.3. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền do người tham gia bảo hiểm nộp cho người bảo hiểm để hàng
hoá được bảo hiểm.
1.3. Giám định và bồi thường tổn thất
1.3.1. Giám định tổn thất
- Xác định mức độ và phân loại tổn thất cùng với các chi phí hạn chế tổn thất liên quan
(cứu vớt, chỉnh lý, tư sửa, đóng gói lại…)
- Xác định nguyên nhân tổn thất: Nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, tổng hợp rủi ro được
bảo hiểm.
1.3.2. Bồi thường tổn thất
Trên cơ sở thư khiếu nại và hồ sơ đòi bồi thường của người được bảo hiểm cùng với biên
bản giám định của bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất và các chi phí hợp lý gây
nên bởi rủi ro được bảo hiểm bao gồm: Giá trị thiệt hại thực tế của hàng hoá; Chi phí đóng góp
tổn thất chung; Chi phí cứu nạn; Chi phí hạn chế tổn thất; Chi phí giám định.
2. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
2.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
2.1.1. Đối tượng bảo hiểm:
Đối tượng bảo hiểm là xe cơ giới.
2.1.2. Phạm vi bảo hiểm:
Các rủi ro được bảo hiểm bao gồm: rủi ro thông thường gắn liền với hoạt động của xe; rủi ro bất
thường dễ phát sinh; rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên, rủi ro khách quan có nguồn gốc
xã hội.
Các trường hợp loại trừ: những tổn thất không phải là hậu quả của những sự cố ngẫu nhiên,
khách quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của chủ xe trong việc quản lý, bảo
dưỡng xe, những trường hợp vi phạm luật pháp, rủi ro có tính xã hội với hậu quả lan rộng.
2.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
2.2.1. Giá trị bảo hiểm:
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người
tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.
2.2.2 Số tiền bảo hiểm:
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhưng số tiền bảo hiểm không thể lớn hơn giá trị bảo
hiểm.
2.2.3. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm
2.3. Giám định và bồi thường
2.3.1. Giám định tổn thất
Khi tai nạn xảy ra, công ty bảo hiểm phải tổ chức giám định tổn thất nhằm xác định chính
xác nguyên nhân tai nạn có nằm trong phạm vi bảo hiểm hay không cũng như mức độ thiệt hại.
Đây là cơ sở xác định trách nhiệm bảo hiểm cũng như tính toán số tiền bồi thường.
2.3.2. Bồi thường thiệt hại
Trên cơ sở hồ sơ giám định thiệt hại, công ty bảo hiểm xác định mức bồi thường cho người
được bảo hiểm trong từng trường hợp trên nguyên tắc số tiền bồi thường được xác định theo mức
độ thiệt hại thực tế và số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Bảo hiểm thân tàu
3.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm
3.1.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm thân tàu thủy là toàn bộ con tàu bao gồm vỏ tàu, máy móc, trang thiết
bị trên con tàu đó có liên quan đến hoạt động của con tàu. Như vậy, thực chất bảo hiểm thân tàu
là bảo hiểm giá trị con tàu đó, bao gồm giá trị vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị.
3.1.2. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm thường liên quan đến 4 rủi ro chính, 4 rủi ro thông thường và rủi ro riêng về
chiến tranh.
3.2. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
3.2.1. Số tiền bảo hiểm
Bảo hiểm thân tàu là dạng bảo hiểm tài sản, cho nên số tiền bảo hiểm được tính trên cơ sở
giá trị theo giá thị trường của đối tượng bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm bao gồm ba bộ phận chính:
giá trị của đối tượng bảo hiểm, cước phí chuyên chở hàng hoá, chi phí điều hành.
3.2.1. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là số tiền mà chủ tàu phải nộp cho công ty bảo hiểm trên cơ sở số tiền bảo
hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm.
3.3. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu thuỷ
Hiện nay, các nước trên thế giới đang sử dụng 10 điều kiện bảo hiểm, trong đó 4 điều kiện
mà chủ tàu thường lựa chọn để tham gia bảo hiểm thân tàu là ILC, FPA, FOD, TLO.
Chương 5
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
1. Định nghĩa bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm
dân sự.
2. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có những đặc điểm riêng, khác với các loại hình bảo hiểm khác ở
đối tượng bảo hiểm, hình thức triển khai và giới hạn trách nhiệm.
II. NỘI DUNG MỘT SỐ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
1. Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm
1.1.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
1.1.2. Phạm vi bảo hiểm
- Công ty bảo hiểm nhận bảo đảm cho những rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra tai
nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe, bao gồm những thiệt hại: thiệt hại về tính
mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba, về tài sản, hàng hoá của bên thứ ba, về tài sản làm
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc làm giảm thu nhập và các chi phí cần thiết và hợp lý để
thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại.
- Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các vụ tai nạn trong các
trường hợp như: hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị hại, xe không đủ điều kiện kỹ
thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông….
1.2. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
1.2.1. Số tiền bảo hiểm
- Số tiền bảo hiểm được thể hiện là hạn mức trách nhiệm đã ghi trong hợp đồng hoặc trong giấy
chứng nhận bảo hiểm mà chủ xe được cấp.
1.2.2. Phí bảo hiểm
- Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm
theo số lượng đầu phương tiện của mình.
1.3. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm
Công ty bảo hiểm bồi thường cả thiệt hại về tài sản và thiệt hại về con người cho người thứ ba.
- Thiệt hại về tài sản gồm tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại, thiệt hại liên quan đến việc
sử dụng tài sản và các chi phí hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại về con người bao gồm thiệt hại về sức khoẻ và thiệt hại về tính mạng
2. Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển trong ngành hàng không dân dụng
2.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm
- Đối tượng bảo hiểm: Là trách nhiệm pháp lý theo luật định của người được bảo hiểm.
- Phạm vi bảo hiểm: Trách nhiệm của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý, hàng hoá
và trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển đối với người thứ ba.
2.2. Mức giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm
2.2.1. Mức giới hạn trách nhiệm bảo hiểm:
Mức giới hạn trách nhiệm này được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa các bên tham gia ký kết
hợp đồng bảo hiểm và các thông lệ quốc tế.
2.2.2. Phí bảo hiểm:
Các nhà bảo hiểm tính phí bảo hiểm trên cơ sở doanh thu 1000 hành khách/km hoặc tính theo số
chỗ khai thác trên mỗi máy bay.
2.2.3. Thời hạn bảo hiểm:
Trước đây thời hạn là từ 1 đến 3 năm nhưng do sự biến động của thị trường hàng không cũng
như thị trường bảo hiểm hàng không nên các hợp đồng bảo hiểm hiện nay thường có thời hạn 1
năm.
3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
3.1. Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu là bảo hiểm trách nhiệm bồi thường của chủ tàu cho người
thứ ba (tàu khác hoặc người khác) khi đưa tàu vào hoạt động gây thiệt hại cho người thứ ba.
3.2. Tai nạn đâm va và cách giải quyết
- Theo trách nhiệm chéo
- Theo trách nhiệm đơn.
Chương 6
BẢO HIỂM CON NGƯỜI
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM CON NGƯỜI
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm con người
Bảo hiểm con người ra đời là hình thức bổ sung cho BHYT và BHXH nhằm đảm bảo ổn định
đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính
mạng, sự giảm sút hoặc mất thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia.
2. Tác dụng của bảo hiểm con người
- Góp phần ổn định cuộc sống cho các cá nhân và gia đình, là chỗ dựa tinh thần cho người được
bảo hiểm.
- Góp phần ổn định tài chính và sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tạo lập mối quan hệ
gần gũi, gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Thông qua dịch vụ bảo hiểm con người, các nhà bảo hiểm thu được phí bảo hiểm tạo thành quỹ
bảo hiểm, tạo ra nguồn vốn đầu tư hữu ích, góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế.
- Bảo hiểm con người còn là một công công cụ hữu hiệu để huy động những nguồn tiền mặt tạm
thời nhàn rỗi ở các tầng lớp dân cư trong xã hội để thực hành tiết kiệm, góp phần chống lạm
phát.
- Bảo hiểm con người còn góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm cho
người lao động, tăng vốn đầu tư cho giáo dục con cái, tạo ra một nếp sống đẹp, tiết kiệm, có kế
hoạch,…
3. Đặc trưng của bảo hiểm con người
Bảo hiểm con người có những đặc điểm khác với các loại hình bảo hiểm khác ở đối tượng bảo
hiểm, số tiền bảo hiểm, việc xác định số tiền bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm.
4. Phân loại bảo hiểm con người
- Theo thời hạn bảo hiểm, bảo hiểm con người.
- Theo hình thức bảo hiểm, bảo hiểm con người.
- Theo kỹ thuật quản lý, bảo hiểm con người.
- Theo rủi ro bảo hiểm, bảo hiểm con người
II. CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM CON NGƯỜI
1. Bảo hiểm nhân thọ
1.1. Khái niệm
Bảo hiểm nhân thọ là quá trình bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và
tuổi thọ của con người.
1.2. Đặc điểm
- Bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro
- Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo hiểm
- Các loại hợp đồng trong bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng và phức tạp
- Phí bảo hiểm nhân thọ chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, do đó quá trình định phí khá
phức tạp
- Bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định
1.3. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản
1.3.1. Bảo hiểm trong trường hợp tử vong
a. Bảo hiểm tử kỳ (bảo hiểm tạm thời hay bảo hiểm sinh mạng có thời hạn):
Loại hình bảo hiểm này được ký kết để bảo hiểm cho cái chết xảy ra trong thời gian đã quy định
của hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó thì người được bảo hiểm không nhận
được bất kỳ một khoản hoàn phí nào từ số phí bảo hiểm đã đóng. Ngược lại, nếu cái chết xảy ra
trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng thì người bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định.
b. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời (Bảo hiểm trường sinh):
Loại hình bảo hiểm này cam kết chi trả cho người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền bảo hiểm đã
được ấn định trong hợp đồng khi người được bảo hiểm chết vào bất cứ lúc nào kể từ ngày ký hợp
đồng.
1.3.2. Bảo hiểm trong trường hợp sống (Bảo hiểm sinh kỳ)
Thực chất của loại hình bảo hiểm này là người bảo hiểm cam kết chi trả những khoản tiền đều
đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong suốt cuộc đời người tham gia bảo hiểm. Nếu
người được bảo hiểm chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một
khoản tiền nào.
1.3.3. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
Thực chất của loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm cả trong trường hợp người được bảo hiểm tử
vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen nhau nên nó được áp dụng rộng rãi ở hầu
hết các nước trên thế giới.
2. Bảo hiểm con người phi nhân thọ
2.1. Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 là nghiệp vụ bảo hiểm mà ở đây nhà bảo hiểm sẽ chi trả số
tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi người
được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, đổi lại người được bảo hiểm hay người tham
gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm khi ký kết hợp đồng.
2.2. Bảo hiểm tai nạn hành khách
Là loại hình bảo hiểm được triển khai nhằm góp phần ổn định cuộc sống của bản thân hành
khách không may bị tai nạn cũng như gia đình họ, giúp chính quyền địa phương nơi xảy ra tai
nạn khắc phục hậu quả tai nạn kịp thời, nhanh chóng và góp phần ngăn ngừa, đề phòng tai nạn
giao thông.
2.3. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật
Loại hình bảo hiểm này nhằm giúp mọi người khắc phục khó khăn khi không may họ bị ốm đau,
bệnh tật phải nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật.
2.4. Bảo hiểm học sinh
Bảo hiểm học sinh là sự kết hợp giữa hai nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm ốm đau, bệnh
tật nhằm trợ giúp cho học sinh và gia đình các em một số tiền nhất định để nhanh chóng khắc
phục khó khăn, phục hồi sức khoẻ và sớm trở lại trường lớp khi không may các em gặp rủi ro, tai
nạn và tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và nhà bảo hiểm.