Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Cong tac tuyen chon va boi duong hoc sinh gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.79 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH <b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>


<b> TRƯỜNG THCS AN HIỆP</b> <b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>


<i>An Hiệp , ngày 6 tháng 3 năm 2010</i>

<b>THAM LUẬN</b>



<b>Công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi</b>



Trong những năm học qua, đặc biệt là 4 năm trở lại đây, trường THCS An
Hiệp thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (BD HSG) đạt hiệu quả khá cao, là
một trong các trường có tỉ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh cao của huyện. Đặc
biệt từ năm học 2007-2008 trường đã có học sinh được Sở GD&ĐT chọn dự thi HSG
giải tốn trên máy tính cầm tay cấp khu vực và đã đạt giải khuyến khích năm học
2008-2009.


Được sự phân công của Ban tổ chức Hội thảo, tôi xin thay mặt trường THCS
An Hiệp nêu lên một số biện pháp thực hiện đã mang lại hiệu quả để chúng ta cùng
tham khảo.


<b>1. Những thuận lợi cơ bản: </b>


- Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi được trường tổ chức qua nhiều năm và đi
vào qui củ, đây là cơng việc bình thường, được học sinh, phụ huynh và tập thể sư
phạm nhà trường xem như là nhiệm vụ hiển nhiên trong kế hoạch hằng năm.


- Ban Giám Hiệu có kinh nghiệm tuyển chọn và tổ chức chỉ đạo sâu sát, có nề
nếp ổn định, hợp lý, ln phù hợp và khả thi theo kế hoạch nhà trường.


- Đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình, có kinh nghiệm, kiến thức được tích
lũy qua nhiều năm; đặc biệt là qua công tác coi thi, chấm thi học sinh giỏi, giáo viên


giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.


- Học sinh được chọn có sự hứng thú, quyết tâm, gia đình đa số quan tâm và
ln cùng đồng hành với các em.


- Tài liệu tham khảo phong phú, luôn khai thác có hiệu quả, được bộ phận
chun mơn và thư viện trường cập nhật hằng năm. Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất
cho giáo viên tìm kiếm, trao đổi qua phương tiện thư viên điện tử của trường.


- Truyền thống đạt danh hiệu học sinh giỏi được cũng cố, nâng cao qua từng
năm, điều nầy có tác dụng khuyến khích các em noi gương và có sự quyết tâm học
tập.


<b>2. Khó khăn:</b>


- Qui mơ học sinh giảm là khó khăn lớn nhất, bởi với số lượng học sinh ít, khi
thành lập đội tuyển 8 mơn thì gần như rất khó tồn diện.


- Vẫn có học sinh được tuyển chọn, có năng khiếu nhưng rơi vào hồn cảnh gia
đình éo le, dẫn đến học chưa tốt, kết quả không cao.


- Năng lực, kinh nghiệm của giáo viên bộ môn ở một số môn không đồng đều
nên kết quả hằng năm chưa ổn định (Anh, Hóa).


- Chế độ bồi dưỡng chưa thỏa đáng, chưa kích thích sự tận tâm của giáo viên.
<b>3. Những nội dung công việc và giải pháp đã thực hiện:</b>


<i> 3.1. Dự nguồn: Đây là công tác quan trọng, là bước đệm tốt cho công tác bồi</i>
dưỡng ở năm lớp 9.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Sau khi thi học sinh giỏi lớp 9 xong, tiến hành quay lại chọn học sinh giỏi lớp 8
dự nguồn ( khoảng thời gian 15/3 ).


- Số lượng đội tuyển cao hơn đội tuyển chính thức khoảng 20 %.


- Đưa vào bồi dưỡng từ 1/4 dến 30/5, và tiếp tục trong năm học mới từ 10/9.
<i>3.2. Chọn đội tuyển chính thức:</i>


- Sau một tháng học bồi dưỡng đầu nằm học, tiến hành khảo sát, kiểm tra chất
lượng và rút lại danh sách thành lập đội tuyển chính thức (cắt bỏ 20 % chưa đạt yêu
cầu qua kiểm tra chất lượng đội tuyển ).


- Do học sinh của trường hằng năm dao động từ 100 – 140 học sinh lớp 9, nên đội
tuyển thường là từ 22 – 24 học sinh.


- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập đội tuyển chính thức, thơng báo cho phụ
huynh học sinh và bố trí thời lượng, thời khóa biểu bồi dưỡng tăng tốc hơn để chuẩn
bị thi cấp huyện.


<i>3.3. Phương pháp chọn: </i>


- Lấy thông tin từ ba nguồn chính:


+ Thơng qua ban cán bộ lớp: phát phiếu thăm dị xem những em nào có năng
khiếu về mơn nào.


+ Thông qua giáo viên bộ môn: yêu cầu giáo viên trực tiếp giảng dạy lập danh
sách học sinh có năng khiếu bộ môn theo thứ tự từ cao đến thấp.


+ Thông qua bài thi tuyển chọn: đề thi ra vừa sức, chấm chặt chẽ, khơng làm


trịn điểm và lập thống kê theo môn, theo thứ tự từ cao xuống thấp.


Ngồi ra có thể xem xét thêm nguồn tham khảo từ lý lịch gia đình các em xem
coi trước đây có cha mẹ hay anh chị đã từng là học sinh giỏi bộ mơn các em đang có
năng khiếu.


- Bộ phận chuyên môn trường và các tổ trưởng tổng hợp ba nguồn trên để có kết
luận và lập đội tuyển sơ bộ.


- Tập hợp học sinh để thông qua danh sách đội tuyển sơ bộ, thăm dò ý kiến.
- Trong tuyển chọn tôn trọng nguyện vọng chọn môn học của các em nhưng cốt
lõi vẫn ưu tiên chọn theo kết quả từ các nguồn nói trên.


- Nếu phụ huynh học sinh và học sinh có sự lựa chọn khác mang tính thiển cận
hay do sở thích riêng mà con em họ chưa thật sự có khả năng thì Ban giám hiệu sẽ
mời phân tích, động viên. Quyết định cuối cùng vẫn là của trường.


- Đổi nguyện vọng mơn học: Chỉ giải quyết cá biệt khi có đề xuất hợp lý từ phía
chun mơn và giáo viên bộ môn dạy trực tiếp, số lượng hạn chế và thời gian không
chậm hơn 30 /10. Đôi khi điều nầy cũng mang lại hiệu quả thiết thực.


<b>4. Phân công giáo viên và tiến hành bồi dưỡng:</b>


- Ưu tiên phân công cho giáo viên đang trục tiếp dạy mơn học đó ở lớp 9, nếu có
nhiều giáo viên dạy lớp 9 thì chọn giáo viên có năng lực và có kinh nghiệm bồi
dưỡng.


- Định mức dạy 3tiết / tuần / môn , số giờ nầy gộp vào số giờ tiêu chuẩn hằng
tuần của giáo viên, nếu có thể thì nên ưu tiên xếp ít giờ tiêu chuẩn để giáo viên có đầu
tư cho bài soạn và sưu tầm kiến thức.



- Xếp thời khóa biểu hợp lý cho giáo viên và học sinh, tuy nhiên nên ưu tiên có
lợi cho học sinh trước hết, xếp vào một buổi riêng, không xếp chung buổi học chính
khóa vì như vậy khơng tạo cho học sinh một không gian riêng của kiến thức học bồi
dưỡng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>5. Bố trí nơi dạy hợp lý- cung cấp đủ tài liệu, sách tham khảo:</b>


- Thời khóa biểu và số lượng phòng học dùng cho dạy bồi dưỡng phải có sự hài
hịa, ln có đủ khơng gian để mỗi môn học một chỗ riêng, yên tĩnh và đủ điều kiện
bàn, ghế, bảng, ánh sáng, quạt, tạo sự thoải mái cho giáo viên và học sinh.


- Nếu giáo viên có bị động cần dời ngày dạy khác thời khóa biểu thi giáo viên
cần lưu ý các điều kiện tối thiểu, không được “chen chút”, xếp giờ gây quá tải cho học
sinh.


- Thư viện phải có đủ đầu sách cho giáo viên nghiên cứu, giảng dạy, sách này có
thể do giáo viên đề xuất để thư viện mua sắm, hoặc giáo viên tự mua nếu thấy thuận
tiện. Ban Giám Hiệu luôn tạo điều kiện tối ưu để giáo viên mua sắm sách, tài liệu cho
tham khảo bồi dưỡng học sinh giỏi.


- Bộ phận chuyên môn thường xuyên cập nhật đề thi, đáp án qua các kì thi học
sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp khu vực. Ngồi ra cịn tạo điều kiện tốt nhất để giáo
viên có thể sử dụng mạng Internet tìm tư liệu qua các nguồn tư liệu mở.


<b>6. Những bài học kinh nghiệm: </b>


Để tổ chức tốt và mang lại hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
cần lưu ý các vấn đề sau:



<i><b>a. Đối với Ban Giám Hiệu:</b></i>


- Phải có chiến lược, quyết đoán và phương pháp lập đội tuyển dự nguồn, đội
tuyển chính thức. Đội tuyển phải đảm bảo chắc lọc toàn bộ tinh túy trong đội ngũ học
sinh lớp 9 qua 8 bộ mơn , khơng bỏ sót nhân tài.


- Có cái nhìn sâu sắc, chọn đúng người (HS), giao đúng việc (GV) đảm bảo kiến
thức bồi dưỡng được truyền thụ và tiếp thu một cách có chất lượng, hiệu quả.


- Có chiến lược đầu tư lâu dài, trong phân cơng phải có thời gian đủ lâu để giáo
viên có thể tích lũy kinh nghiệm, kiến thức dạy thật tốt, không nên mỗi năm mỗi thay
đổi hoặc thấy không đạt kết quả là thay đổi.


- Phải đồng hành cùng giáo viên, luôn chia sẽ và cảm thông, đồng thời kiểm tra
nhắc nhở kịp thời để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ.


- Phải kiểm tra, kiểm soát khối lượng, chất lượng kiến thức giáo viên truyền thụ
cho học sinh, không khoán trắng cuối cùng qui trách nhiệm nếu thất bại, vì như vậy sẽ
duy ý chí, một chiều, dễ nãn lịng các giáo viên có tâm huyết.


- Khen thưởng, động viên kịp thời. Nếu không bằng vật chất nhất định thì chí ít
phải bằng lời động viên thể hiện sự chia sẻ đối với công lao động cống hiến và sự tận
tâm của giáo viên.


- Mạnh dạn và tin tưởng giao cho GVBM tự tìm nguồn kiến thức, tài liệu, sách
tham khảo. Không nên chỉ giao việc này riêng cho chuyên trách thư viện. Vì như vậy
sẽ thiếu đi chuyên môn nghiệp vụ, sách tham khảo và tài liệu có khi có nhiều về về số
lượng nhưng khơng đáp ứng về chất lựơng.


- Nên bố trí và bắt buộc dạy ở trường, ở lớp. Không nên giải quyết dạy ở nhà


riêng. Không cho dồn buổi dồn tiết mặc dù đủ số tiết theo qui định nhưng sẽ hụt hẩng
dồn ép về kiến thức.


<i><b>b. Đối với GVBM:</b></i>


- Phải có năng lực, tích lũy kinh nghiệm và chọn lọc kiến thức. Cập nhật kiến
thức mới thường xuyên.


- Phải tự giác và có lịng u thích bộ mơn, quyết tâm trong cơng tác bồi dưỡng
và có lịng “tự ái’ nghề nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Thương yêu và đồng hành, hướng dẫn học sinh cách học, học cách tìm tịi và
luôn chia sẽ mỗi khi học sinh bị bế tắc.


- Thẳng thắn và luôn yêu cầu cao với học sinh, không bỏ qua các lỗi mà do chủ
quan hoặc lười nhác từ phía các em tạo ra.


- Cần cù, chịu khó và tận dụng cơ hội học hỏi kinh nghiệm qua các lần tham gia
coi thi, chấm thi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp khu vực.


<i><b>c. Về phía học sinh.</b></i>


- Trước hết học sinh phải thật sự có năng khiếu và u thích bộ mơn, gương
mẫu, cần cù trong học tập.


- Được giáo viên trang bị phương pháp học tập và lĩnh hội, đồng thời biết vận
dụng phương pháp học tập trong việc nâng cao hiểu biết môn đang được bồi dưỡng.


- Học sinh phải ln hịan thành bài tập và các kiến thức được giáo viên phân
công, kết quả đúng hay sai là cơ sở để giáo viên lấp lỗ hỏng khiến thức, học sinh càng


vững chắc hơn về kiến thức.


- Nếu phụ huynh chăm lo con em học tập và hợp tác tốt với nhà trường là một
lợi thế đáng kể.


<i><b>3. Đề xuất, kiến nghị:</b></i>


- Phòng Giáo dục nên có kế họach xã hội hóa, hoặc tiêu chuẩn ưu đãi hơn nhằm
động viên GVBD HSG thi cấp tỉnh.


- Qui mô các trường nhỏ không đủ thành lập đội tuyển, PGD cần có chính sách
thích hợp để thúc đẩy phong trào BD mũi nhọn ( chẳng hạn dồn trường, nhập trường
để có qui mơ lớn hơn, dễ chọn và chất lượng cũng cao hơn)


- Có chiến lược BDHSG cấp tỉnh một cách hiệu quả hơn để cạnh tranh với các
huyện khác ( như Ba Tri, Mỏ Cày, Bình Đại)./.


<b> HIỆU TRƯỞNG </b>


<b> Tạ Minh Quang </b>


<b> </b>


<b> </b>


</div>

<!--links-->

×