Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty bưu chính việt nam trong mô hình tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.43 KB, 13 trang )

i

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Tập đoàn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) là một trong những Tập
đồn mạnh và có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội và
toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, TCT Bưu chính Việt Nam là TCT do nhà nước
quyết định thành lập, được nhà nước giao vốn thơng qua Tập đồn, hạch tốn
độc lập.
Để đảm bảo khả năng phát triển vững chắc, tiến tới hoạt động có hiệu quả
TCT Bưu chính Việt Nam cần có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt, với chính
sách hợp lý để đáp ứng nhu cầu phát triển một cách toàn diện, đặc biệt là cơ chế
quản lý tài chính bởi nó có tác động xun suốt trong tất cả các hoạt động sản
xuất kinh doanh của TCT. Từ thực tế ấy, tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài:
"Cơ chế quản lý tài chính của TCT Bưu chính Việt Nam trong mơ hình
Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam".
Ngồi phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính của TCT trong mơ
hình Tập đồn kinh tế.
1.1. Tập đồn kinh tế và các TCT trong Tập đoàn kinh tế
1.1.1. Khái niệm về Tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế là một thực thể kinh tế có quy mơ lớn bao gồm một số tổ
chức thành viên có mối liên kết với nhau về kinh tế, tài chính, cơng nghệ, thơng
tin, đào tạo, nghiên cứu; với một cấu trúc tổ chức nhất định, được kiểm soát và
điều hành bởi một bộ máy quản lý thông nhất.
1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của Tập đoàn kinh tế
Hầu hết các tập đoàn kinh tế là một tổ hợp của nhiều công ty thành viên.
Các công ty thành viên chịu sự chi phối của một cơng ty lớn nhất, đó là cơng ty
mẹ. Các tập đồn có quy mơ lớn, phạm vi hoạt động rộng. Có hai xu hướng phát
triển tập đồn: Phát triển đa dạng hố, đa ngành; Phát triển chun mơn hố sâu .



ii
1.2. Cơ chế quản lý tài chính của TCT trong Tập đoàn kinh tế
1.2.1. Khái niệm
Cơ chế quản lý tài chính của TCT trong Tập đồn kinh tế được hiểu là tổng
thể các phương pháp, các hình thức và cơng cụ được vận dụng để quản lý các
hoạt động tài chính của TCT trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định.
1.2.2.Vai trò của cơ chế quản lý tài chính
Cơ chế quản lý tài chính có vai trò rất quan trọng tác động trực tiếp đến
hiệu quả SXKD. Một cơ chế quản lý tài chính hợp lý sẽ có những tác động tích
cực sau: Thu hút các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của Doanh
nghiệp; Giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả; Kích thích và điều tiết SXKD;
Là hành lang pháp lý cho cơng tác quản lý tài chính.
1.2.3. Những nội dung cơ bản của cơ chế quản lý tài chính của TCT
trong Tập đồn Kinh tế
1.2.3.1. Cơ chế quản lý vốn
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp,
khơng có vốn doanh nghiệp không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một cơ chế huy động vốn hợp lý, đảm bảo nhu cầu vốn trong từng thời kỳ sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới SXKD.
1.2.3.2. Cơ chế quản lý tài sản
Cơ chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp biểu hiện chủ yếu ở những quy
định về đầu tư, cho thuê, thanh lý tài sản, quản lý khấu hao,...Vấn đề chính mà
cơ chế quản lý tài sản cần giải quyết là mức độ phân cấp quản lý sử dụng tài sản
làm tăng quyền chủ động của các ĐVTV, tạo điều kiện cho quản lý hiệu quả vốn,
tài sản của nhà nước.
1.2.3.3. Cơ chế quản lý lợi nhuận
a. Cơ chế quản lý doanh thu
Doanh thu là tổng số tiền doanh nghiệp thu được từ kết quả các hoạt động

trong một thời kỳ nhất định, bao gồm doanh thu từ hoạt động SXKD, doanh thu


iii
từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động bất thường. Vấn đề đặt ra đối
với các nhà quản lý là phải có cơ chế quản lý doanh thu như thế nào để đảm bảo
khả năng thu hồi vốn nhanh nhất và đạt hiệu quả cao.
b. Cơ chế quản lý chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về vật chất, về sức lao
động và chi phí bằng tiền khác liên quan, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí
được chia làm 3 loại: Chi phí hoạt động kinh doanh, chí phí hoạt động tài chính,
chi phí hoạt động bất thường.
c. Cơ chế quản lý lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh. Lợi
nhuận trước thuế hay thu nhập trước thuế của doanh nghiệp được hiểu là phần
chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Căn cứ vào
nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận hoạt động
kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường.
1.2.4. Các nhân tố tác động tới cơ chế quản lý tài chính TCT
Cơ chế quản lý tài chính chịu ảnh hưởng của cả các nhân tố bên trong và
các nhân tố bên ngoài TCT. Các nhân tố bên trong bao gồm: Mục tiêu của TCT;
Mơ hình tổ chức, quản lý của TCT; Ý chí chủ quan của nhà quản lý. Các nhân tố
bên ngoài TCT bao gồm: Cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước; Mơi
trường cạnh tranh, hội nhập; Cơ chế quản lý tài chính của Tập đồn
Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của TCT Bưu chính
Việt Nam trong Tập đồn Bưu chính Viễn thơng.
2.1. Tổng quan về TCT Bưu chính Việt Nam
2.1.1. Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam
Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) được thành lập theo

quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Mối
liên kết giữa Tập đồn và TCT Bưu chính Việt Nam dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế
của hai doanh nghiệp, lợi ích quốc gia trong lĩnh vực bưu chính-viễn thơng và


iv
quan hệ truyền thống của ngành Bưu điện Việt Nam. Với vai trò được Nhà nước
ủy nhiệm đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước, Hội đồng quản trị Tập đoàn
thực hiện một số quyền và nghĩa vụ đối với TCT Bưu chính Việt Nam
2.1.2. TCT Bưu chính Việt Nam
TCT Bưu chính Việt Nam là TCT chính thức đi vào hoạt động từ
01/01/2008. TCT Bưu chính Việt Nam là TCT nhà nước, do Nhà nước quyết
định thành lập và giao vốn thông qua Công ty mẹ (VNPT); là ĐVTV của VNPT;
là doanh nghiệp nhà nước về bưu chính duy nhất được thành lập theo qui định
của pháp luật để thiết lập và cung cấp dịch vụ trên mạng bưu chính cơng cộng.
2.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của TCT Bưu chính Việt Nam ảnh
hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của TCT
Q trình sản xuất khai thác của Bưu chính mang tính chất dây chuyền. Mỗi
đơn vị chỉ thực hiện một công đoạn nhất định của quá trình sản xuất. Vì vậy,
TCT Bưu chính hạch tốn tập trung để đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác
doanh thu, chi phí phát sinh. Hầu hết các dịch vụ bưu chính gắn liền với việc vận
chuyển địi hỏi TCT Bưu chính cần phải đầu tư nhiều hơn vào các thiết bị chuyên
dùng. Kinh doanh và phục vụ là hai mặt của một vấn đề địi hỏi cần có sự kết
hợp hài hoà giữa kinh doanh và phục vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.1.4. Các mối quan hệ tài chính của TCT Bưu chính Việt Nam
TCT Bưu chính Việt Nam có các mối quan hệ tài chính giữa TCT với Nhà
nước và Công ty mẹ - Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam; giữa TCT với
các công ty thành viên (Công ty thành viên HTĐL và Công ty thành viên HTPT)
2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của TCT Bưu chính Việt Nam
2.2.1. Cơ chế quản lý vốn

2.2.1.1. Cơ cấu vốn.
a) Nguồn vốn chủ sở hữu.
Sau khi được nhà nước giao vốn, TCT thực hiện việc giao vốn thuộc sở hữu
Nhà nước cho các đơn vị thành viên hạch toán độc lập; giao quyền quản lý sử
dụng tài sản và quản lý vốn cho các đơn vị hạch toán tập trung và thực hiện việc


v
bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của Nhà nước.
Bảng số 2.1: NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA TCT BƯU CHÍNH VIỆT NAM
Đơn vị: Triệu đồng.
STT
1
1,1

1,2

2

Nội dung
Nguồn vốn chủ sở hữu
Phân chia theo nguồn hình thành
Vốn NSNN
Vốn tự bổ sung
Phân chia theo cơ cấu
Nguồn vốn SXKD
Các quỹ
Nguồn vốn đầu tư XDCB
Tỷ trọng/ vốn chủ sở hữu
Khối hạch toán tập trung

Khối các đơn vị hạch toán độc lập

2008
Số tiền

%

8,365,660
7,783,564
582,096
8,365,660
5,480,139
1,706,976
1,178,545

100
93.04
7.48
100
65.51
31.15
69.04

6,826,379
1,539,281

81.60
18.40

Nguồn: Báo cáo tài chính 2008.

Vốn ngân sách nhà nước của TCT chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn vốn chủ
sở hữu, chứng tỏ TCT chưa có sự đổi mới trong thu hút vốn bằng nhiều hình
thức, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nhà nước cấp.
b). Nguồn vốn huy động.
b1. Nguồn huy động từ bên ngồi TCT.
Tính đến ngày 31/12/2008, Tổng vốn vay của TCT là 393,186.02 triệu
đồng, trong đó vốn vay dài hạn chiếm khoảng 78% tổng vốn vay. Tổng số vốn
vay chỉ tương đương 4.7% tổng nguồn vốn chủ sở hữu, một tỷ lệ còn thấp.
b2. Nguồn vay trong nội bộ TCT.
Trong thời gian qua TCT đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tạm thời nhàn
rỗi để cho các đơn vị vay với lãi suất nội bộ nhằm giải quyết khó khăn về vốn và
giảm chi phí vay lãi. Tuy vậy, nhu cầu vay vốn đầu tư đối với các dự án vay đầu
tư dài hạn của các đơn vị trong nội bộ TCT chưa có cở sở pháp lý để triển khai.
b3. Phát hành cổ phiếu.
Thực tế kinh doanh của TCT từ trước khi chia tách khỏi Viễn thơng cũng
như hiện nay đều đang rơi vào tình trạng lỗ do đặc thù hoạt động chủ yếu mang
tính cơng ích, có thể nói nếu cổ phần hóa thì khả năng trả cổ tức của TCT thấp
hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Do vậy không hấp dẫn người mua.


vi
Tóm lại, quy mơ vốn chưa tương xứng với quy mô và phạm vi hoạt động
của TCT. Tổng nguồn vốn kinh doanh hiện nay của chỉ tương ứng với khoảng
15-18% tổng tài sản đang khai thác. Vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm tăng
sức cạnh tranh của các sản phẩm của TCT còn hạn chế.
2.2.1.2. Điều hòa vốn
TCT chủ động điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên HTPT, các đơn vị
sự nghiệp; tương ứng nhiệm vụ kinh doanh được TCT giao theo nguyên tắc ghi
tăng, giảm vốn hoặc theo phương thức thanh toán trên cơ sở đảm bảo: Tối đa hóa
lợi ích của tồn TCT; Hợp lý hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; Khơng ảnh

hưởng đến hoạt động SXKD, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cơng ích.
2.2.2. Cơ chế quản lý tài sản
2.2.2.1. Tài sản của TCT Bưu chính Việt Nam
Tài sản của TCT bao gồm: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; Tài sản cố
định, tài sản dài hạn khác và đầu tư dài hạn. Tài sản của TCT không bao gồm tài
sản của các Công ty thành viên HTĐL, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên do TCT là chủ sở hữu, các doanh nghiệp khác TCT có cổ phần,
vốn góp chi phối hoặc dưới mức chi phối.
2.2.2.2. Đầu tư tài sản của TCT Bưu chính Việt Nam
Năm 2008 đầu tư cửa TCT phần lớn là cho nhà cửa vật kiến trúc (khoảng
81%), đầu tư cho phương tiện vận chuyển, thiết bị bưu chính cịn ít (13,5%), đầu
tư cho thiết bị tin học rất thấp (5,5%).
2.2.2.3. Quản lý tài sản của TCT Bưu chính Việt Nam
TCT có quyền cho thuê, thế chấp, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý
của TCT để tái đầu tư, đổi mới cơng nghệ. TCT thực hiện chế độ trích và sử
dụng khấu hao TSCĐ theo quy định của Nhà nước. TCT Bưu chính phải xác
định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý.
2.2.3. Cơ chế quản lý lợi nhuận.
2.2.3.1. Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí

 Doanh thu: Doanh thu của TCT Bưu chính Việt Nam bao gồm doanh thu


vii
hoạt động kinh doanh và thu nhập khác do văn phịng TCT và các cơng ty thành
viên HTPT TCT Bưu chính thực hiện. TCT Bưu chính hạch tốn tập trung doanh
thu của các công ty thành viên HTPT, doanh thu của văn phịng TCT Bưu chính
để xác định lợi nhuận tập trung của dịch vụ Bưu chính.
Hình 2.1: Cơ cấu doanh thu của TCT Bưu chính năm 2008
Khối CN Bưu

chính
2.42%

Bưu chính
truyền thống
28.65%

Kinh doanh viễn
thơng
36.56%

Bưu chính mới
32.19%

Thu nhập cổ
tức
0.18%

 Chi phí: Chi phí của TCT Bưu chính gồm chi phí hoạt động kinh
doanh, chi phí hoạt động khác của văn phịng TCT Bưu chính và các cơng ty
thành viên hạch tốn phụ thuộc TCT Bưu chính.
TCT Bưu chính hạch tốn tập trung chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí
hoạt động khác của các cơng ty thành viên hạch tốn phụ thuộc TCT Bưu chính
và chi phí tập trung của văn phòng TCT.
Bảng số 2.2
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TCT BƯU CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2008

Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng vốn

Tổng doanh thu thuần
Tổng chi phí
Kết quả kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu %
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn %
Chi phí/ doanh thu

Năm 2008
8,365.66
4,890.00
4,933.40
-43.40
-0.89
-0.52
1.01

Nguồn: Báo cáo tài chính thời điểm 31/12/2008


viii
Năm 2008 là năm đầu tiên TCT Bưu chính VN tách ra hoạt động độc lập,
đối mặt với vô vàn khó khăn và thử thách. Kết quả kinh doanh lỗ 43.40 tỷ đồng
vào năm 2008 thể hiện một ngành bưu chính đang chủ yếu phục vụ theo hướng
dịch vụ cơng ích và phục vụ, mà chưa hoàn toàn là ngành kinh tế dịch vụ.
2.2.3.2. Cơ chế quản lý lợi nhuận
Lợi nhuận của TCT Bưu chính Việt Nam gồm lợi nhuận hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận hoạt động khác của văn phịng TCT Bưu chính và các cơng
ty thành viên hạch tốn phụ thuộc TCT Bưu chính.
Nếu TCT Bưu chính Việt Nam thực hiện cung cấp sản phẩm dịch vụ, cơng
ích do nhà nước đặt hàng khi phân phối lợi nhuận khơng đủ trích quỹ khen

thưởng và quỹ phúc lợi thì thực hiện như sau:Trường hợp TCT Bưu chính lãi ít
thì được giảm trích quỹ đầu tư phát triển, giảm phần lợi nhuận được chia theo
vốn nhà nước để trích cho đủ theo tỷ lệ. Nếu giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn
chưa đủ quỹ theo tỷ lệ thì sẽ được Nhà nước trợ cấp cho đủ. Trường hợp khơng
có lãi thì Nhà nước sẽ trợ cấp đủ để trích quỹ khen thưởng và phúc lợi.
2.3. Đánh giá cơ chế quản lý tài chính tại TCT Bưu chính Việt Nam
2.3.1. Mặt tích cực
- Cơ chế quản lý tài chính tập trung đã góp phần thúc đẩy nhanh q trình
tích tụ và tập trung vốn, góp phần tạo ra một quy mô vốn tương đối lớn cho TCT.
- Cơ chế quản lý, sử dụng tài sản cũng được quy định tương đối rõ ràng. Cơ
chế quản lý khấu hao tài sản cố định đã từng bước được đổi mới và hoàn thiện
tạo điều kiện cho TCT thực hiện việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh,
đồng thời nâng cao trách nhiệm của mình đối với nhà nước về cơng tác quản lý
tài sản.
- Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí tương đối phù hợp với đặc điểm hoạt
động sản xuất kinh doanh và mơ hình tổ chức sản xuất hiện tại của TCT. Đặc
điểm hoạt động SXKD của dịch vụ bưu chính mang tính chất tồn trình, nhiều
đơn vị tham gia, chi phí có thể phát sinh tại địa điểm này nhưng doanh thu lại
phát sinh tại nơi khác. Chỉ có hạch tốn tập trung chi phí, doanh thu dịch vụ bưu


ix
chính tồn TCT mới phản ánh được đầy đủ doanh thu, chi phí. Cơ chế quản lý
tập trung giúp TCT chủ động trong việc điều hoà doanh thu và chi phí giữa các
đơn vị nội bộ.
- Cơ chế quản lý lợi nhuận tập trung phù hợp với cơ chế quản lý doanh thu,
chi phí để phản ánh đúng kết quả kinh doanh của từng dịch vụ cũng như hiệu quả
của bưu chính. Việc trích lập và quản lý sử dụng các quỹ được thực hiện theo
quy định của Nhà nước, đảm bảo sử dụng các quỹ tập trung của TCT có hiệu
quả.

2.3.2. Mặt hạn chế
- Khả năng thu hút vốn đầu tư của TCT so với nhu cầu đầu tư còn thấp. Cơ
chế quản lý, sử dụng vốn hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào mối quan hệ hành chính
giữa TCT và các đơn vị thành viên, hạn chế quyền tự chủ của các doanh nghiệp:
Quá trình điều tiết vốn, luân chuyển vốn và quá trình liên kết vốn giữa các đơn vị
nội bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chưa đạt kết quả cao. Nguyên
nhân do mỗi đơn vị thành viên trong TCT thực hiện chức năng kinh doanh,
ngành nghề kinh doanh khác nhau, trong khi TCT là người điều hành các hoạt
động nhưng mối quan hệ và quyền lợi giữa các đơn vị thành viên với TCT thực
sự không rõ ràng, gây cản trở quá trình thực hiện tăng cường khả năng tích lũy
vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế quá trình huy động vốn trong nội
bộ TCT.
- Việc phân cấp quyền hạn trong đầu tư, mua sắm, nhượng bán, cho thuê,
thế chấp tài sản trong việc vay vốn vẫn chưa cụ thể, nảy sinh tình trạng đùn đẩy,
chờ đợi cấp trên phê duyệt, làm mất tính kịp thời của các hoạt động kinh doanh.
- Chế độ hạch toán vẫn chưa phản ánh được đầy đủ và đúng chi phí của các
dịch vụ bưu chính, hầu hết các khoản chi đều phải phân bổ, đặc biệt hoạt động
cơng ích và kinh doanh chưa được hạch tốn riêng nên khơng đánh giá được hiệu
quả của các hoạt động kinh doanh.
- Việc tập trung lợi nhuận và trích lập vào các quỹ như hiện nay chưa phản
ánh đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh ở từng đơn vị và chưa tạo động lực thúc


x
đẩy các đơn vị thành viên. Mọi hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ đều phụ thuộc vào các quy định của
TCT.
- Cơ chế quản lý tài chính của TCT chưa có sự phân biệt giữa hoạt động
cơng ích và hoạt động kinh doanh. Từ đó, khơng xác định được chính xác hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xác định mức cấp bù của Nhà nước

cho việc cung cấp sản phẩm cơng ích mà TCT đang thực hiện, địi hỏi phải có
một cơ chế riêng cho hoạt động kinh doanh và hoạt động cơng ích của TCT.
Chương 3: Hồn thiện cơ chế quản lý tài chính của TCT Bưu chính VN
3.1. Quan điểm hồn thiện cơ chế quản lý tài chính của TCT Bưu chính
VN
Tăng cường tính độc lập, tự chủ của TCT Bưu chính Việt Nam; Tạo sự gắn
kết giữa các đơn vị thành viên trong TCT Bưu chính Việt Nam, kích thích tính
độc lập, tự chủ tương đối giữa các đơn vị thành viên; Đảm bảo hạch tốn đầy đủ,
chính xác chi phí của từng đơn vị, từng dịch vụ; Linh hoạt, dễ vận dụng
3.2. Hồn thiện cơ chế quản lý tài chính của TCT Bưu chính Việt Nam
3.2.1. Hồn thiện cơ chế quản lý vốn.
- Cơ chế quản lý tài chính cần khuyến khích TCT và các đơn vị thành viên
chủ động huy động vốn, khơng ngừng nâng cao khả năng tích tụ, tập trung vốn
từ kết quả kinh doanh để tái đầu tư. TCT nhanh chóng xây dựng và phát triển các
trung gian tài chính tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia vào thị trường tài
chính, đặc biệt là thị trường vốn.
- Cơ chế điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên của TCT phải được coi là
vấn đề then chốt của cơ chế quản lý tài chính của TCT. Để tránh điều hòa vốn từ
đơn vị làm ăn có lãi, bảo tồn và phát triển vốn của mình sang đơn vị làm ăn lỗ,
thất thốt vốn thì việc điều hoà vốn phải được đặt trên những nguyên tắc nhất
định: nguyên tắc hiệu quả của sự điều hòa vốn; ngun tắc hợp lý giữa lợi ích
chung của tồn TCT với lợi ích riêng của mỗi đơn vị thành viên.


xi
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản.
Mở rộng thêm quyền tự chủ cho đơn vị trong việc quản lý và sử dụng tài
sản như: cho phép các đơn vị thành viên được chủ động thanh lý, chuyển
nhượng, mua bán, cầm cố, thế chấp tài sản theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển
vốn. TCT có trách nhiệm phát huy tối đa hiệu quả tài sản Nhà nước đầu tư, đẩy

mạnh phát triển các hoạt động kinh doanh có lãi nhanh chóng nâng cao tỷ lệ chi
phí tự bù đắp duy trì hoạt động của mạng Bưu chính cơng cộng.
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý lợi nhuận
- Cơ chế quản lý doanh thu cần phải hoàn thiện theo hướng phân cấp mạnh,
tạo quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi và quy định của TCT
đối với các đơn vị phụ thuộc trong khối hạch toán tập trung của TCT thông qua
việc xây dựng đơn giá hạch toán nội bộ cho từng sản phẩm dịch vụ, nhằm mục
đích xác định doanh thu của từng đơn vị.
Doanh thu từ việc cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích là một bộ phận trong
tổng doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường của TCT. TCT, các ĐVTV
phải tổ chức theo dõi riêng doanh thu cho sản phẩm, dịch vụ cơng ích để giúp
cho các cơ quan quản lý đánh giá được kết quả hoạt động SXKD dịch vụ bưu
chính cơng ích, từ đó làm cơ sở để xác định mức bù lỗ của Nhà nước cho hoạt
động cung cấp dịch vụ bưu chính cơng ích của TCT.
- Giải pháp về quản lý chi phí phải hướng vào tiết kiệm chi phí, tạo lợi
nhuận cho việc tái đầu tư mở rộng sản xuất, tiêu chuẩn hóa một số khoản chi phí
quản lý, đặc biệt là các khoản hoa hồng mơi giới, tiếp khách… trong TCT.
Đối với chi phí cung cấp sản phẩm dịch vụ cơng ích của TCT Bưu chính
Việt Nam cần được hạch tốn chi phí và thống kê sản lượng cơng ích ngay từ cấp
cơ sở. Chi phí cung cấp dịch vụ bưu chính cơng ích được xác định để Nhà nước
bù đắp là một phần của chi phí duy trì mạng bưu chính cơng cộng, được xác định
bằng (=) tổng chi phí duy trì mạng bưu chính cơng cộng sau khi trừ đi (-) chi phí
do TCT tự bù đắp được xác định dựa trên tỷ lệ (%) khoán mà Nhà nước xác định
cho từng giai đoạn.


xii
- Chính sách phân phối lợi nhuận cần khuyến khích giành phần lớn lợi
nhuận cho tích luỹ, mở rộng sản xuất kinh doanh của TCT. Các chính sách này
cần phải quy định phù hợp với cơ chế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Tương ứng với cách xác định doanh thu riêng, từng công ty hạch toán phụ
thuộc xác định được phần lợi nhuận riêng (lợi nhuận nội bộ) theo qui định của
TCT Bưu chính Việt Nam.
3.3. Một số kiến nghị:
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
- Nhà nước tạo điều kiện đảm bảo cho các doanh nghiệp cạnh tranh cơng
bình, bình đẳng. Phát triển thị trường tài chính, trước hết tập trung phát triển thị
trường chứng khoán trở thành một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp.
Tạo lập cơ chế chính sách để hồn thiện và phát triển DNNN, thiết lập chế độ
trách nhiệm trong cơng tác quản lý tài chính nhằm phát huy nội lực của DNNN.
- Giá cước bưu chính hiện nay (do Nhà nước quy định) ở mức dưới giá
thành. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thơng qua việc trợ giá, bù lỗ
hoặc cho phép TCT được xây dựng lại giá cước.
3.3.2. Kiến nghị với VNPT
- Tăng cường đầu tư nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mạng lưới bưu chính
nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh cho khối bưu chính.
- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và phát triển các dịch vụ mới, vừa khai
thác thế mạnh sẵn có, vừa giảm chi phí, tăng nguồn thu, tạo điều kiện để bưu
chính phát triển vững chắc trên “đơi chân” của mình.
- Hợp lý hóa bộ máy tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh bưu
chính. Xác định các chủ dịch vụ: Tại VNPT tồn tại một thực tế: các đơn vị thành
viên là người trực tiếp cung cấp dịch vụ nhưng chủ dịch vụ lại là TCT. Đổi mới
cơ chế quản lý tài chính theo hướng mở rộng quyền hạn, sự độc lập, tự chủ cho
các đơn vị thành viên - chủ dịch vụ là hết sức cần thiết.


xiii
KẾT LUẬN
Hồn thiện cơ chế chính sách quản lý tài chính và hệ thống tổ chức quản lý
tạo điều kiện cho các DNNN hoạt động có hiệu quả, bình đẳng trong cơ chế thị

trường và thực hiện được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh làm nền tảng
cho việc chuyển đổi về chất của TCT nhà nước. Hoàn thiện cơ chế tài chính của
TCT trong mơ hình tập đồn kinh doanh là một vấn đề lớn và rất mới mẻ cả về lý
thuyết lẫn thực tiễn. Nội dung của đề tài mong muốn góp phần đưa ra các giải
pháp đối với cơ chế tài chính của TCT Bưu chính Việt Nam, góp phần hồn thiện
cơ chế quản lý tài chính và tạo tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
TCT diễn ra thơng suốt, hiệu quả..
Hồn thiện cơ chế tài chính là một vấn đề lớn có nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Với nội dung của luận văn này, tác giả hy vọng góp phần tăng cường cơng
tác quản lý tài chính, một vấn đề mang tính thời sự đối với TCT Bưu chính Việt
Nam. Bên cạnh đó, một số vấn đề hiện nay vẫn chưa có phương hướng giải
quyết, đề tài nêu ra với tính chất gợi mở làm cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp
theo.



×