Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu may mặc của công ty TNHH babeedi việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.08 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại trong bối cảnh hội nhập kinh tế với nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải vừa đảm bảo xuất khẩu đồng thời tạo lập
một nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định, lâu dài. Để làm được như vậy, các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng cần đẩy mạnh
xuất khẩu gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại doanh nghiệp của
mình.
Hịa với xu thế hội nhập hóa, tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại, cơng ty TNHH
Babeeni Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập với gần mười năm kinh nghiệm trong lĩnh
vực may mặc, Babeeni đã và đang không ngừng tìm kiếm những thị trường mới ở các
châu lục nhằm mở rộng xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh việc thúc đẩy xuất khẩu, công ty
chưa chú trọng nhiều đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Do đó hiệu quả
mà hoạt động này mang lại khơng cao.
Xuất phát từ thực tế trên cùng với sự tích lũy của bản thân trong quá trình học tập
và làm việc, tác giả đã lựa chon đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất
khẩu hàng may mặc của cơng ty TNHH Babeeni Việt Nam." với mục tiêu góp phần
thúc đẩy cho sự phát triển của công ty Babeeni Việt Nam.

NỘI DUNG
1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Có thể thấy trong tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, kỹ thuật hay xã hội thì hiệu quả
luôn được sử dụng một cách rộng rãi. Trong khoa học và quản lý kinh tế thì hiệu quả là
quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí
cố định cho trước hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất.
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm về hiệu quả, chúng ta xem xét đến hiệu quả kinh
doanh. Khi nói đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì thuật ngữ này được sử
dụng rất nhiều. Từ trước đến nay, có khơng ít những quan điểm khác nhau về hiệu quả
kinh doanh. Trên cơ sở xem xét những khái niệm khác nhau về HQKD chúng ta có thể


xây dựng lên một khái niệm HQKD đầy đủ: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế


biểu thị mối quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra với kết quả thu được từ chi phí đó, đồng thời
nó phản ánh được khả năng sử dụng các nguồn lực sản xuất cũng như trình độ tổ chức bộ
máy quản lý của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu kinh tế và xã hội ở mức cao
nhất với chi phí thấp nhất có thể.
Hoạt động kinh doanh trong mơi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện
nay, cùng với việc các nguồn lực đầu vào đang bị hạn chế, thì vấn đề nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp để có thể khai thác tối đa các nguồn lực đó đảm bảo một sự
phát triển bền vững trong tương lai khơng chỉ là vấn đề có ý nghĩa quyết định với từng
doanh nghiệp nói chung mà đó cịn là vấn đề trọng tâm của tồn bộ nền kinh tế trên thế
giới cũng như từng quốc gia. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa
quan trọng với nền kinh tế quốc gia, với từng doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến
người lao động.
Xuất phát từ hiểu biết về hiệu quả kinh doanh chúng ta có thể xem xét đến hiệu quả
kinh doanh xuất khẩu: "Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp là hiệu quả
kinh tế cá biệt thu được từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đối với từng thương vụ,
từng thị trường, từng mặt hàng cụ thể. Biểu hiện của hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là
doanh lợi mà doanh nghiệp có thể đạt được từ hoạt động xuất khẩu". Để xác định hiệu
quả kinh doanh xuất khẩu chúng ta có thể phân tích thơng qua năm chỉ tiêu chính: Lợi
nhuận và tỉ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả việc sử dụng lao động, tỷ suất
ngoại tệ xuất khẩu và hiệu quả về mặt xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đó là những yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi doanh
nghiệp hay mơi trường vĩ mô và những yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Xu hướng chung của thế giới hiện nay là hội nhập, thơng qua hoạt động xuất khẩu
hàng hóa hay dịch vụ thị trường của các doanh nghiệp đã không ngừng được mở rộng vì
những lợi ích to lớn từ hoạt động này mang lại. Nhưng thị trường tiềm năng đồng nghĩa
với nó là tiềm ẩn những rủi ro. Vì vậy để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro thì việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp đang trở nên vô cùng cấp
bách.



2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty TNHH Babeeni
Công ty TNHH Babeeni Việt Nam được thành lập ngày 21/3/2007. Ban đầu cơng ty
có một thành viên là bà Dương Thị Phương Hiền. Tại thời điểm đó, cơng ty mới thành
lập nên quy mơ hoạt động cịn nhỏ. Hiện nay, cơng ty đã có hơn 800 cơng nhân. Trong đó
có hơn 200 cơng nhân có trình độ tay nghề cao và kinh nghiệm sản xuất tốt. Cơ cấu các
mặt hàng: Quần áo trẻ em, túi, đồ phụ kiện....
Trong tổng doanh thu xuất khẩu thì doanh thu của mặt hàng quần áo dành cho trẻ
em luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và là nguồn thu chủ yếu về ngoại tệ của Công ty. Nguồn
thu của mặt hàng này chiếm trên 75% từ năm 2011 đến năm 2014 và chiếm 60% tổng giá
trị xuất khẩu năm 2015, nguồn thu ngoại tệ đứng thứ hai là túi chiếm trên 10% tổng giá
trị xuất khẩu trong khoảng năm 2011 đến 2015. Sau cùng là phụ kiện và các sản phẩm
khác như: khăn thêu, tranh thêu, quần áo cho búp bê....
Từ những năm gần đây, hoạt động kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm may mặc
luôn được Công ty chú trọng để có thể củng cố vị trí và mở rộng thị trường hơn nữa.
Công ty Babeeni hiện nay chủ yếu tập trung xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường là:
Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc... và các thị trường khác.
Các phương thức kinh doanh xuất khẩu của công ty bao gồm: Phương thức gia
công xuất khẩu và phương thức gia cơng xuất khẩu trực tiếp. Trong đó phương thức
chủ yếu mà công ty sử dụng là phương thức gia công xuất khẩu.
Doanh thu xuất khẩu hàng may mặc của công ty không ngừng tăng qua các năm. Từ
năm 2011 đến năm 2015, doanh thu cùng kì năm 2015 đã tăng so với năm 2011 là
240,8%.
Xét về mặt sản lượng, sản lượng các năm sau nhìn tổng thể có tăng so với năm
trước, tuy nhiên mức tăng không nhiều như của doanh thu. Riêng năm 2013, sản lượng có
giảm đi so với năm 2012 là 20,39% so với năm 2011 giảm 11,3% trong khi đó doanh thu
xuất khẩu lại tăng.
Chúng ta có thể xác định hoạt động xuất khẩu của cơng ty hiệu quả hay không hiệu
quả dựa vào phương pháp xác định các chỉ tiêu về hiệu quả xuất khẩu và dựa trên số liệu
kết quả hoạt động của Công ty Babeeni trên thực tế, có thể khái quát và đánh giá hiệu quả



xuất khẩu của Công ty như sau:
 Về lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của Babeeni từ 2011 - 2015: từ năm 2011 đến năm
2015, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận tăng khá nhanh. Đặc biệt năm 2013, tỉ suất lợi
nhuận theo chi phí lên tới 9,33%; cịn tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu là 8,54%, đạt
mức cao nhất so với các năm từ 2011 đến năm 2015. Trong năm 2014, lợi nhuận và tỉ
suất lợi nhuận và kể cả hệ số sinh lời của vốn giảm xuống mức thấp nhất so với các
năm khác mặc dù kim ngạch xuất khẩu đạt mức khá cao, chỉ đứng sau năm 2015.
 Tỉ suất ngoại tệ của Công ty Babeeni trong các năm từ 2011 - 2015: hoạt động kinh
doanh xuất khẩu của năm 2013 có hiệu quả cao nhất bởi khi bỏ ra 1 USD Công ty thu
về được 22.867,96 VND, trong khi đó tỉ giá hối đối bình quân trong thời kì này là 1
USD = 20.916,1 VND
 Hệ số sinh lời của vốn: Trên cơ sở những kết quả đã tính tốn về mức sinh lời của hai
loại vốn là lưu động và cố định của bảng 2.5, có thể thấy mức sinh lời của vốn lưu
động năm 2015 chỉ xếp sau năm 2013 nhưng cao hơn hẳn các năm còn lại, tuy nhiên
mức sinh lời của vốn cố định năm 2015 lại không bằng của năm 2013 và cả năm 2012
 Hiệu quả sử dụng lao động: Chỉ tiêu mức sinh lời của lao động luôn tăng từ năm 2011
đến năm 2013. Cao nhất là vào năm 2013, một lao động đóng góp 1,54 triệu đồng vào
lợi nhuận.
 Hiệu quả về mặt xã hội của Công ty: Tuy năm 2014 và năm 2015 hiệu quả kinh doanh
xuất khẩu giảm, nhưng hiệu quả kinh tế xã hội tăng cao.
Trong khoảng 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015, qua q trình cố gắng nỗ lực
cơng ty đã đạt được những thành tựu như:
 Hoạt động kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm may mặc của Công ty luôn đạt và vượt
các chỉ tiêu mà Công ty đã đề ra
 Thị trường được mở rộng
 Chất lượng của sản phẩm ngày càng được cải thiện
 Trang thiết bị công nghiệp tương đối hiện đại
 Lực lượng lao động dồi dào với chất lượng dần được cải thiện
 Thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng nước ngoài



Tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế
cần khắc phục như:
 Đội ngũ nhân viên xúc tiến thị trường còn chưa chuyên nghiệp và sự chủ động khai
thác các nguồn hàng còn yếu kém, chưa chú trọng đến việc đầu tư cho hoạt động
marketing.
 Cơng tác kỹ thuật vẫn cịn có sai sót, ứng dụng cơng nghệ cịn chậm, chưa có biện
pháp tốt để khuyến khích cơng tác sáng kiến và cải tiến kỹ thuật để hoạt động sản xuất
kinh doanh của cơng ty có hiệu quả.
 Nguồn vốn hạn chế
 Tổng chi phí cho hoạt động sản xuất xuất khẩu cịn q cao
 Phương thức gia cơng xuất khẩu vẫn chiếm tỷ lệ cao
 Việc phân bổ và lên kế hoạch cho sản xuất chưa được hợp lý, còn bị động, khơng có
kế hoạch dài hạn cho sản xuất nên gây lãng phí thời gian, ảnh hưởng khơng tốt đến
năng suất lao động và làm giảm hiệu quả kinh doanh
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại Cơng ty TNHH Babeeni
Với xu thế tồn cầu hóa như hiện nay thì thị hiếu của người tiêu dùng trên tồn thế
giới có sự đồng nhất cùng với rào cản về kinh tế cũng ngày càng thu hẹp là cơ hội để
ngành may mặc Việt Nam phát triển trong thời gian tới.
Về thị trường tiêu thụ: Tới năm 2020 thì Mỹ, EU và Nhật bản vẫn là ba nước có thị
trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới. Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với khả
năng tiêu dùng chiếm gần 1/3 thế giới. EU có tỷ trọng tuy giảm nhẹ trong thời gian gần
đây nhưng vẫn ở mức hơn 20% vào năm 2020. Và đứng thứ ba là Nhật bản với 10,3%.
Việc cầu về thị trường hàng may mặc tăng cũng sẽ kéo theo sự gia tăng về cung
cũng có nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Những nhà sản xuất may mặc lớn có thể kể đến: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh,
Pakistan, Indonesia, Campuchia, Sri Lanka. Đặc biệt là Tung Quốc với lợi thế dân số
đông và diện tích quốc gia lớn sẽ cung cấp hơn một nửa nhu cầu may mặc trên thế giới.
Theo Quyết định số 3128/QĐ-BCT mà Bộ Công thương đã ban hàn ngày 11 tháng

4 năm 2014 đã công bố bản Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam


đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của ngành:
 Xây dựng phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành mũi nhọn, lấy
xuất khẩu là cơ sở cho sự phát triển, đồng thời đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng nội địa. Các mặt hàng xuất khẩu phải được đa dạng hóa đi đôi với việc đảm bảo
chất lượng.
 Tập trung phát triển các ngành phụ trợ, chuyển hướng nhanh từ sản xuất gia công
sang mua nguyên vật liệu và bán thành phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng
may mặc.
 Chú trọng việc đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật và tay nghề của công nhân đảm bảo
nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực..
 Kim ngạch xuất khẩu: Từ năm 2016 cho đến 2020: phấn đấu giá trị sản xuất cơng
nghiệp của tồn ngành may mặc có tốc độ tăng trưởng từ 12% đến 13% 1 năm. Từ
năm 2021 đến năm 2030: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn
ngành đạt 9% - 10%/năm.
 Cơ cấu mặt hàng và thị trường: Tăng cường phát triển ngành may mặc xuất khẩu, đa
dạng hóa các mặt hàng may mặc, nâng tầm giá trị may mặc Việt Nam, phát triển các
mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Phát triển các mặt hàng dệt là sản phẩm có khả năng
gắn kết các khâu sản xuất sợi và may mặc nhằm phát huy các lợi thế của các hiệp định
thương mại như FTA, TPP... phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật và sản phẩm dệt
phục vụ y tế.
 Về thị trường: Việc xuất khẩu hàng may mặc vẫn tập trung tại những thị trường
truyền thống là Mỹ, EU, Nhật Bản. Ngoài ra, việc gia tăng xuất khẩu vào các thị
trường mới như: Hàn Quốc, khối ASEAN, khối Châu Phi, Thổ Nhĩ Kì,Canada,.....
Các Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết đó được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi
ích cho các Doanh nghiệp Việt Nam mà trong đó có Cơng ty TNHH Babeeni, có thể kể
đến như:
 Thị trường tiêu thụ được mở rộng góp phần thúc đẩy xuất khẩu

 Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư
 Góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của Công ty trong việc cải thiện các chuẩn mực trong


kinh doanh
 Tiếp thu, học hỏi được những công nghệ hiện đại
Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, đi kèm với những cơ hội mà các hiệp định
mang lại là những thách thức không nhỏ mà Công ty phải đối mặt:
 Xuất xứ của nguyên vật liệu
 Môi trường cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt
 Trình độ nhân lực còn nhiều hạn chế
Trên cơ sở mục tiêu chung của tồn ngành may mặc, Cơng ty Babeeni đã đưa ra
một số định hướng cơ bản cho các năm tới như sau: Kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt
15 triệu USD cho năm 2018 và mức tăng từ 10 - 15% cho các năm tiếp theo.Cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu: Tiếp tục phát triển, đa dạng hóa về mẫu mã và chất lượng cho mặt hàng
truyền thống là quần áo cho trẻ em, xếp thứ hai là các mặt hàng thêu như túi, tranh...
Ngồi ra, Cơng ty từng bước phát triển thêm các ngành sản xuất mới, đầu tiên là các
ngành phục vụ trực tiếp cho may mặc đó là: giặt, bao bì, in.... Tiếp tục củng cố và duy trì
thị trường chính như : EU, Mỹ, Nhật. Và tiến tới mở rộng, phát triển thêm thị trường Úc,
Canada là những nước thuộc TPP cũng như FTA. Định hướng những năm tới nâng cao tỷ
lệ xuất FOB từ 70 - 80% kim ngạch xuất khẩu với hình thức tự tìm nhà cung cấp, đặc biệt
ưu tiên những doanh nghiệp trong nước sản xuất nguyên phụ liệu.
Dựa trên những mặt cịn hạn chế và những thử thách mà Cơng ty phải đối mặt khi
Việt Nam ký kết các Hiệp định FTA ta có thể đưa ra những giải pháp sau:
 Phát triển và nâng cao chất lượng của phòng Marketing
 Cải thiện trình độ kỹ thuật và tay nghề của cơng nhân viên để có thể khắc phục tình
trạng chậm và ít sáng tạo trong việc ứng dụng cơng nghệ mới
 Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất
 Chuyển dần từ hình thức gia công xuất khẩu (CMT) sang xuất khẩu trực tiếp FOB,

ODM.
 Nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch và điều phối sản xuất
 Củng cố, giữ vững thị trường cũ và tăng cường công tác nghiên cứu nhằm phát triển


những thị trường mới
 Nghiên cứu phát triển mẫu mã cho sản phẩm
 Đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị và đổi mới cơng nghệ

KẾT LUẬN
Trong q trình nghiên cứu, dựa trên cơ sở hệ thống lý luận chung về HQKDXK,
luận văn đã tập trung vào việc phân tích và đánh giá về HQKDXK cũng như việc nâng
cao HQKDXK của Công ty Babeeni trong những năm qua. Qua những gì đã phân tích có
thể thấy Babeeni đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và khơng ngừng nỗ lực phấn đấu.
Chất lượng, mẫu mã và sự đa dạng của sản phẩm cũng như máy móc và cơng nghệ của
công ty dần dần được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ấy thì Cơng ty vẫn
cịn khơng ít những tồn tại. Chính điều này đã làm cho hiệu quả kinh doanh của Cơng ty
nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng chưa thực sự đạt được hiệu quả. Vì vậy, để
có thể tồn tại trong mơi trường kinh tế như hiện nay thì Babeeni vẫn ln cần sự thay đổi
và những giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Dựa trên cơ sở đó, bài luận văn cũng
đã đưa ra được một số những giải pháp đối với Cơng ty góp phần nâng cao HQKDXK.



×