Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phân tích bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VĂN MẪU LỚP 8 </b>



<b>VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC </b>



<b>ĐỀ BÀI: </b>

<i><b>PHÂN TÍCH BÀI THƠ NHỚ RỪNG CỦA THẾ LỮ </b></i>



<b>A.</b>

<b>SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý </b>



<b>B.</b>

<b>DÀN BÀI CHI TIẾT </b>


<b>I. </b> <b>Mở bài </b>


- Giới thiệu tác giả, bài thơ:


 Thế Lữ không chỉ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mơi mà còn là
người tiêu biểu đầy đủ nhất cho Thơ mới chặng đầu (1932 - 1935).


 Bài thơ <i>“Nhớ rừng”</i> của ông mang nặng tâm sự căm hờn, u uất và niềm khao
khát tự do mãnh liệt của những người phải sống trong cảnh “nhục nhằn, tù
hãm”.


<b>II. </b> <b>Thân bài </b>


<b>1. </b> <b>Đoạn 1 và 4: Tình cảnh của con hổ trong vườn bách thú </b>


- Từ một vị chúa tể mn lồi tung hồnh chốn nước non hùng vĩ, nay con hổ bị
giam hãm trong cũi sắt, một không gian nhỏ bé, tù túng, thậm chí tầm thường, giả
dối


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ngùn ngụt.


- Chán ghét, bất lực, nhưng con hổ khơng cam chịu chấp nhận hồ mình vào thực


tại đó.


- Thái độ, giọng điệu kẻ bị giam hãm vẫn toát lên vẻ ngạo mạn, kiêu hùng của một
vị chúa tể rừng già


 Bằng những hình ảnh gợi cảm, giàu chất tạo hình và dịng cảm xúc cuồn cuộn,
đoạn thơ 1 và 4 đã tạo nên bức tranh đầy tâm trạng về con hổ ở vườn bách
thảo, một trang anh hùng lẫm liệt, bị sa cơ thất thế nhưng quyết khơng hồ
nhập với thực tại xã hội đương thời.


<b>2. </b> <b>Đoạn 2 và 3: Cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ trong dĩ vãng huy </b>
<b>hoàng </b>


- Những câu thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ ngự trị trong
đó là những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ.


- Hoà hợp và nổi bật giữa bức cảnh rừng già là hình ảnh con hổ oai phong, đường
bệ.


- Cũng tái hiện dĩ vãng huy hoàng nhưng đoạn 3 của bài thơ là một bộ tranh tứ
bình tuyệt đẹp. Dáng điệu của nó được khắc họa hết sức phong phú, kì vĩ và thơ
mộng.


- <i>“Mảnh mặt trời”</i> là một hình ảnh mới lạ trong thơ Thế Lữ. Trong cả vũ trụ bao la
rộng lớn, chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm coi là đối thủ, đó là mặt trời.


 Tầm vóc của chúa tể rừng già đã được nâng lên ở mức phi thường và kì vĩ đến
tột đỉnh.


- Tuy nhiên, tất cả những điều đẹp đẽ trên giờ chỉ còn là dĩ vãng, là giấc mơ.



- Khổ thơ cuối vừa tiếp tục mạch tâm trạng nhớ tiếc quá khứ vừa như một tiếng
thở dài vĩnh biệt thời oanh liệt. Nó ln sống với những giá trị của thời đã qua
để phản ứng lại với thực tại xã hội đương thời, để vươn tới cái cao cả, tự do dù
chỉ là trong mơ ước.


- Đối lập gay gắt hai cảnh tượng, hai thế giới, tác giả đã thể hiện mối bất hoà sâu
sắc đối với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
<b>3. </b> <b>Vài nét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

pháp nhân hoá, Thế Lữ đã thể hiện sâu sắc và xúc động chủ đề tác phẩm.


- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng phù hợp với đối tượng miêu tả và
gợi ở người đọc những cảm xúc mãnh liệt.


- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu tính sáng tạo; câu thơ
co duỗi thoải mái...


 <i>“Nhớ rừng”</i> đã thể hiện một đặc điểm của thơ mới đương thời là: tạo lại dáng
cho câu thơ tiếng Việt.


<b>III. </b> <b>Kết bài </b>


- Nhấn mạnh vẻ đẹp của đoạn thơ trong vẻ đẹp của toàn bài: con hổ căm ghét sự tù
túng của hiện tại, nhớ khôn nguôi quá khứ oanh liệt, huy hoàng.


<b>C.</b>

<b>BÀI VĂN MẪU </b>



<b>Đề bài</b>: Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận văn học phân tích bài thơ <i>“Nhớ rừng”</i> của
Thê Lữ trong chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 1.



<i>Gợi ý làm bài </i>


Thế Lữ không chỉ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mơi mà còn là người
tiêu biểu đầy đủ nhất cho Thơ mới chặng đầu (1932 - 1935). Thế Lữ đã được biết đến
với vai trò như <i>“người đặt viên gạch đầu tiên cho phong trào Thơ mới”</i>. Thơ ơng như một
luồng gió lạ, khiến người ta biết say mê cái đẹp của cuộc sống, biết hi vọng vào cái sáng
lạn của cuộc đời. Thế mới biết hết cái uy phong của một <i>“viên tướng điều khiển đội quân </i>
<i>Việt ngữ”</i> lẫm liệt biết chừng nào! Cái uy phong của <i>“ngôi sao mới” </i>ấy đã được thể hiện
rõ trong bài thơ “<i>Nhớ rừng”</i> – một thi phẩm nổi tiếng của ông. Bài thơ “Nhớ rừng” của
ông mang nặng tâm sự căm hờn, u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt của những
người phải sống trong cảnh “nhục nhằn, tù hãm”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hào sảng, kì vĩ cho bài thơ, nổi bật là hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo.
Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm:


<i>“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối </i>
<i>Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.” </i>


Một <i>“đêm vàng”</i> bên bờ suối, hình ảnh ẩn dụ ở đây thật lộng lẫy và huyền ảo. Nhà thơ
khơng nói <i>“đêm trăng”</i> mà lại nói là <i>“đêm vàng”</i> khiến cho cảnh vật bỗng trở nên huy
hoàng, rực rỡ hơn bao giờ hết. Ánh trăng chiếu xuống khu rừng làm cho mọi vật như
lung linh và nhuộm một sắc màu vàng óng lấp lánh. Tưởng như trên thế gian này có bao
nhiêu vàng bạc, trời hút lên rồi trút hết xuống khu rừng. <i>“Uống ánh trăng tan”</i> cũng là
một hình ảnh ẩn dụ đẹp. Ánh trăng chiếu xuống mặt nước, mặt nước lung linh in hình
bóng trăng và ánh trăng dường như tan ra trong dịng nước, nó lỗng ra, trải dài trên
mặt nước mênh mông, bát ngát, lấp lánh, kì ảo. Con hổ uống nước suối mà như uống ánh
trăng trịng cơn say mồi. Hình ảnh này đã gợi cho ta nhớ đến câu ca dao cổ:


<i>“Hỡi cô tát nước bên đàng, </i>


<i>Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?” </i>


Thế Lữ đã thổi hồn thi sĩ vào trái tim con mãnh chúa, nếu không như thế thì làm gì có
<i>“đêm vàng”,</i> làm gì có <i>“uống ánh trăng tan”.</i> Thiên nhiên đẹp và quyến rũ quá làm cho giá
trị của buổi đêm hôm ấy dường như tăng lên gấp bội phần, càng làm cho vị chúa tể thêm
mơ màng, say sưa trong giấc mộng.


Tiếp theo là bức tranh về cơn mưa rừng. Con hổ – với sự trầm mặc của một nhà hiền
triết, lặng im ngắm nhìn <i>“giang sơn”</i> mà hổ là bá chủ. Những giọt mưa dội xuống làm
tươi mát cả khu rừng, cả rừng núi như thay đổi với một sức sống mới dạt dào, tràn trề
hơn bao giờ hết. Có một cái gì đó rất trong trẻo, tinh khơi hiện lên trong hình ảnh thơ
này. Con thú giờ đã khơng chỉ cịn là một thi sĩ nữa mà cịn có cái nhìn của một triết gia,
một nhà thông thái. Bức tranh này mang vẻ đẹp của sự nhẹ nhàng, thanh khiết và tinh tế
đến kì lạ. Cùng với bức tranh thứ nhất, nó đã giúp ta hiểu được sự mn hình mn vẻ
của thiên nhiên hằng lưu dấu vết trong tâm hồn con hổ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

màn che trướng rủ, chim chóc trong rừng là những cung nữ chuyên phục vụ chúa sơn
lâm bằng những điệu múa uyển chuyển và tiếng ca réo rắt đến vui tai của mình. Tất cả
lại từ từ đưa vị chúa tể vào giấc ngủ êm ái và dịu ngọt. Nền tranh rạng rỡ bởi màu sắc
của ánh bình minh, bởi hương rừng ngan ngát cỏ hoa và tiếng ca thánh thót, ngân nga
của chim chóc và mng thú trong rừng. Mỗi vẻ đẹp ở đây đều thấm đẫm hơi thở của tự
do làm cho bậc <i>“quân vương”</i> say đắm, mê mẩn đến ngẩn ngơ!


Từ một vị chúa tể mn lồi tung hồnh chốn nước non hùng vĩ, nay con hổ bị giam hãm
trong cũi sắt, một khơng gian nhỏ bé, tù túng, thậm chí tầm thường, giả dối


Ý thức được thực trạng đó, tâm trạng của kẻ "sa cơ" chất chứa cả "khối căm hờn" ngùn
ngụt.


Chán ghét, bất lực, nhưng con hổ khơng cam chịu chấp nhận hồ mình vào thực tại đó.


Thái độ, giọng điệu kẻ bị giam hãm vẫn toát lên vẻ ngạo mạn, kiêu hùng của một vị chúa
tể rừng già


Bằng những hình ảnh gợi cảm, giàu chất tạo hình và dịng cảm xúc cuồn cuộn, đoạn thơ 1
và 4 đã tạo nên bức tranh đầy tâm trạng về con hổ ở vườn bách thảo, một trang anh
hùng lẫm liệt, bị sa cơ thất thế nhưng quyết khơng hồ nhập với thực tại xã hội đương
thời.


Những câu thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ ngự trị trong đó là
những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Đó là một bức cảnh dữ dội, hoang sơ, đầy uy lực
của thiên nhiên: bóng cả cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội....
Hoà hợp và nổi bật giữa bức cảnh rừng già là hình ảnh con hổ oai phong, đường bệ với
những <i>"vũ điệu"</i> đầy uy lực của rừng xanh:


<i>“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hồng </i>
<i>Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng </i>


<i>Vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc"... </i>


Sự im lặng âm thầm của nó khơng phải là dấu hiệu bình yên mà trái lại, đầy đe doạ đối
với mọi vật. Những câu thơ sống động, giàu hình ảnh đã diễn tả chính xác và hấp dẫn vẻ
đẹp uy nghi, dũng mãnh mà cũng rất mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

cảnh là hình ảnh con hổ uy nghi, nhớ rừng đến cháy ruột. Dáng điệu của nó được khắc
họa hết sức phong phú, kì vĩ và thơ mộng. Khi thì nó được hiện lên như một chàng thi sĩ
lãng mạn, hào hoa đứng uống ánh trăng tan bên bờ suối; khi nó giống một nhà hiền triết
thâm trầm lặng ngắm đất trời thay đổi sau mưa bão; khi nó lại là một bậc đế vương hiền
lành có chim ca hầu quanh giấc ngủ; và cuối cùng, nó là chính nó, vị chúa tể rừng già tàn
bạo, dữ dội, làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ.



<i>“Mảnh mặt trời”</i> là một hình ảnh mới lạ trong thơ Thế Lữ. ở đây, mặt trời khơng cịn là
một khối cầu lửa vô tri vô giác mà là một sinh thể. Trong cả vũ trụ bao la rộng lớn, chỉ có
một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm coi là đối thủ, đó là mặt trời. Nhưng cả đối thủ dáng
gờm đó cũng bị chúa sơn lâm nhìn bằng con mắt khinh bỉ, ngạo mạn: mặt trời tuy gay
gắt nhưng cũng chỉ là một <i>"mảnh".</i> Nếu bỏ từ <i>"mảnh"</i> và thay từ <i>"chết"</i> bằng <i>"đợi"</i> thì câu
thơ sẽ trở nên lạc lõng bởi nó khơng hợp với lo gích tâm trạng cũng như tầm vóc của con
mãnh thú. Với câu thơ <i>"Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt", "bàn chân ngạo nghễ của con </i>
<i>thú như đã giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ"</i> (Chu
Văn Sơn). Tầm vóc của chúa tể rừng già đã được nâng lên ở mức phi thường và kì vĩ đến
tột đỉnh.


Tuy nhiên, tất cả những điều đẹp đẽ trên giờ chỉ còn là dĩ vãng, là giấc mơ. Một loạt
những câu nghi vấn <i>"Nào đâu...?", "Đâu...?"</i> khơng có câu trả lời được lặp đi lặp lại như
một nỗi ám ảnh, như nỗi nhớ thương khắc khoải, vô vọng của con hổ về một thời vàng
son, huy hoàng trong quá khứ xa xôi. Giấc mơ đột ngột khép lại trong một tiếng than,
tiếng vọng đầy u uất, đau đớn, nuối tiếc: <i>"Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?" </i>


Khổ thơ cuối vừa tiếp tục mạch tâm trạng nhớ tiếc quá khứ vừa như một tiếng thở dài
vĩnh biệt thời oanh liệt. Nhưng dù thời oanh liệt không cịn nữa, khơng bao giờ trở lại thì
nó vẫn thuộc về thời đã mất ấy chứ không cam tâm làm đồ chơi, một kẻ tầm thường, vui
lịng hồ nhập với thực tại. Nó ln sống với những giá trị của thời đã qua để phản ứng
lại với thực tại xã hội đương thời, để vươn tới cái cao cả, tự do dù chỉ là trong mơ ước.
Đối lập gay gắt hai cảnh tượng, hai thế giới, tác giả đã thể hiện mối bất hoà sâu sắc đối
với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Lời con hổ trong
bài thơ đã tìm được sự đồng cảm trong tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và kín đáo khơi
gợi lòng yêu nước của người dân Việt Nam mất nước lúc đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

pháp cường điệu và sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả của
tác giả. Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của bút pháp thơ lãng mạn và cũng là một đặc
điểm quan trọng của văn biểu cảm.



Chọn một biểu tượng rất đắt là con hổ ở vườn bách thú, khai thác triệt để thủ pháp nhân
hoá, Thế Lữ đã thể hiện sâu sắc và xúc động chủ đề tác phẩm. Tâm sự của vị chú tể rừng
xanh cũng chính là tâm sự của con người, một trang anh hùng sa cơ mang tâm sự u uất,
khát khao tự do mãnh liệt, khát khao vươn tới cái cao cả, vĩ đại trong cuộc đời.


Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng phù hợp với đối tượng miêu tả và gợi ở
người đọc những cảm xúc mãnh liệt.


Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu tính sáng tạo; câu thơ co duỗi
thoải mái... Nhớ rừng đã thể hiện một đặc điểm của thơ mới đương thời là: tạo lại dáng
cho câu thơ tiếng Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Website <b>HOC247</b> cung cấp một môi trường <b>học trực tuyến</b>sinh động, nhiều <b>tiện ích thơng minh</b>,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh </b>
<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹnăng sư phạm</b>đến từcác trường Đại học và các


trường chuyên danh tiếng.


<b>I.</b>

<b>Luy</b>

<b>ệ</b>

<b>n Thi Online</b>



- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b>Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm t</b>ừ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây


dựng các khóa luy<b>ện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ng</b>ữVăn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


- <b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các </b>


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên


khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>



<b>II. </b>

<b>Khoá H</b>

<b>ọ</b>

<b>c Nâng Cao và HSG </b>



- <b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS THCS


lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ởtrường và đạt điểm tốt


ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Toán:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn <b>Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho </b>


học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i>cùng đôi HLV đạt


thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III.</b>

<b>Kênh h</b>

<b>ọ</b>

<b>c t</b>

<b>ậ</b>

<b>p mi</b>

<b>ễ</b>

<b>n phí</b>



- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo <b>chương trình SGK</b> từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các
môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham


khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV:</b> Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn
phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, NgữVăn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>V</b></i>

<i><b>ữ</b></i>

<i><b>ng vàng n</b></i>

<i><b>ề</b></i>

<i><b>n t</b></i>

<i><b>ảng, Khai sáng tương lai</b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>



<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->

×