Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận nam từ liêm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.53 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ MẠNH HÀ

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI – 2020

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ MẠNH HÀ

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND


QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
MÃ SỐ: 8 38 01 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN NGỌC ĐƢỜNG

HÀ NỘI – 2020

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng Tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ, thơng tin và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực.
Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2020
NGƢỜI CAM ĐOAN

Lê Mạnh Hà

3


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi
lời cảm ơn tới:
- Hội đồng khoa học thuộc Học viện hành chính quốc gia
- Các thầy giáo, cô giáo đã trang bị những kiến thức quý báu và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện hành chính
quốc gia
- GS. TS. Trần Ngọc Đƣờng ngƣời thầy trực tiếp hƣớng dẫn khoa học,
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ MẠNH HÀ

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CCTHSDS: Chi cục Thi hành án dân sự
CQĐP: Chính quyền địa phƣơng
HĐND: Hội đồng nhân dân
KNPA: Kiến nghị, phản ánh
KNTC: Khiếu nại, tố cáo
MTTQ: Mặt trận tổ quốc
QPPL: Quy phạm pháp luật
TAND: Tòa án nhân dân
TBCN: Tƣ bản chủ nghĩa
UBND: Ủy ban nhân dân
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

5



MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN ........................................ 14
1.1 Vị trí, vai trị, chức năng, tổ chức, hoạt động Hội đồng nhân dân quận ... 14
1.2 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận – Một số vấn đề lý
luận và cơ sở pháp lý cơ bản ........................................................................... 26
1.3 Quan điểm về đổi mới .............................................................................. 48
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM ............................................................... 49
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quận Nam
Từ Liêm, Thành phố Hà Nội ........................................................................... 49
2.2 Kết quả đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận Nam
Từ Liêm, Thành phố Hà Nội ........................................................................... 59
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN ............................ 89
3.1. Phƣơng hƣớng tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân quận Nam Từ Liêm .................................................................................. 89
3.2 Các giải pháp tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân quận: ......................................................................................................... 96
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 109

6



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn (tính cấp thiết của đề tài luận văn)
Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 đƣợc Quốc hội khóa
XIII thơng qua tại kỳ họp thứ 9 thay thế Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân năm 2003. Tên gọi mới của Luật không chỉ đơn thuần là sự thay
đổi câu chữ mà thể hiện sự chuyển biến quan trọng về chất, đó là tính thống nhất
của chính quyền địa phƣơng và sự kết nối chặt chẽ của 2 cơ quan thực thi quyền
lực nhà nƣớc ở địa phƣơng: Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân
(UBND); phạm vi điều chỉnh rộng hơn bao gồm các vấn đề về đơn vị hành chính
lãnh thổ, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng (CQĐP) ở các đơn
vị hành chính (gồm có HĐND và UBND hợp thành).
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đƣợc Quốc hội khóa
XIII, kỳ họp thứ 10, thơng qua ngày 20/11/2015 để thay thế Luật hoạt động
giám sát của Quốc hội 05/2003/QH11. Luật đã kịp thời thể chế hóa đƣờng lối,
chủ trƣơng của Đảng, thể chế hóa các quy định liên quan đến hoạt động giám
sát trong Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 mới
ban hành.
Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND có ý nghĩa hết sức quan
trọng thể hiện vai trị của cơ quan quyền lực Nhà nƣớc ở địa phƣơng, cơ quan
đại biểu của nhân dân địa phƣơng góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của các cơ quan Nhà nƣớc ở địa phƣơng, đảm bảo quyền làm chủ của
nhân dân địa phƣơng. Trong công cuộc đổi mới ở nƣớc ta hiện nay vấn đề
đổi mới hoạt động giám sát của HĐND càng đƣợc chú trọng hơn nhằm phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nƣớc trong sạch,
vững mạnh.

7


Thời gian qua, hoạt động giám sát của HĐND các cấp đã có nhiều

chuyển biến tích cực. HĐND các cấp đã có sự đổi mới cả về tổ chức, nội
dung và phƣơng thức giám sát nên đã đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận: Nhiều
vấn đề bức xúc của cử tri đƣợc quan tâm giám sát, niềm tin của nhân dân đối
với HĐND các cấp đƣợc nâng lên, nhân dân ngày càng gắn bó, quan tâm,
theo dõi và tích cực tham gia vào các hoạt động giám sát của HĐND, làm
cho vị thế của HĐND ngày càng đƣợc đề cao, góp phần quan trọng vào việc
xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh và hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND các cấp trong thời gian qua
vẫn còn hình thức và mang tính thời vụ, cịn có những cuộc giám sát chƣa có
phƣơng pháp và quy trình tổ chức chặt chẽ; nội dung giám sát dàn trải, chƣa
đi sâu vào các vấn đề bức xúc, nổi cộm. Hoạt động giám sát tại kỳ họp còn
hạn chế, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn chƣa sôi nổi. Hoạt động giám
sát của Thƣờng trực HĐND cịn ít; hoạt động giám sát của các Ban HĐND
còn thiếu chặt chẽ, chƣa sâu; hoạt động giám sát của các tổ đại biểu HĐND,
các vị đại biểu HĐND chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên; kiến thức và kỹ năng
hoạt động của không ít đại biểu HĐND hạn chế. Những tồn tại trên đã làm
hạn chế hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND các cấp.
Những tồn tại trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp do nhiều
nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan nhƣ: Do sự nhận thức chƣa đầy đủ về
vị trí, vai trị, chức năng của HĐND; do sự hạn chế về kiến thức và kỹ năng
hoạt động của đại biểu HĐND; do chất lƣợng các kiến nghị qua giám sát
chƣa cao; do việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát không nghiêm túc; do
cơ cấu đại biểu HĐND chƣa hợp lý; do sự phối hợp thiếu chặt chẽ; do cung
cấp thông tin không kịp thời, đầy đủ... Có nguyên nhân khách quan từ việc
chƣa có sự hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND, cơ
cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của HĐND các cấp còn hạn chế.

8



Từ những tồn tại và nguyên nhân nêu trên, để hoạt động giám sát của
HĐND các cấp ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn hiện nay, chúng ta
cần tiếp tục xây dựng, triển khai các cơng trình, các đề án, đề tài để nghiên
cứu tổng thể hoạt động giám sát của HĐND các cấp, từ đó phân tích, đánh
giá việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND các cấp trƣớc yêu cầu của
công cuộc đổi mới.
Qua thực tế hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Tôi
lựa chọn đề tài “Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm,
Thành phố Hà Nội” làm đề tài viết luận văn cao học với mong muốn đƣa
đƣợc các giải pháp, làm rõ những mặt mạnh, yếu, chỉ rõ những bất cập, hạn
chế, từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát,
góp phần vào việc hồn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động
giám sát của HĐND.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Qua gần 70 năm ra đời và hoạt động, HĐND các cấp ngày càng khẳng
định đƣợc vai trò và tầm quan trọng của mình. Đến thời điểm hiện tại, Hiến
pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015, Luật Hoạt
động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng
nhất để HĐND các cấp tổ chức hoạt động giám sát theo Luật định.
Từ trƣớc đến nay, Nhiều đề tài khoa học, nhiều bài viết của các giáo sƣ,
tiến sĩ, chuyên gia phân tích về nội dung này đƣợc cơng bố rộng rãi trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài, internet.... Đặc biệt đã có nhiều
buổi tập huấn, thảo luận, nhiều bài viết, phân tích của các cơ quan, đơn vị nhƣ
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng...để hƣớng
dẫn, giải đáp, khắc phục các khó khăn, vƣớng mắc trong triển khai nhiệm vụ
giám sát.

9



Đã có một số cơng trình nghiên cứu có đề cập đến hoạt động giám sát
của HĐND các cấp cụ thể nhƣ:
- Bùi Mạnh Khoa (2014), Hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và
Đoàn Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay – Qua thực tiễn tỉnh Thanh
Hóa, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn phân
tích, đi sâu vào hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội, đƣa ra các khó
khăn, vƣớng mắc, các phƣơng pháp để nâng cao chất lƣợng giám sát của
Đại biểu quốc hội qua thực tiễn hoạt động tại tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm Thị Thảo (2015), Giám sát của HĐND tỉnh – Qua thực tiễn tỉnh
Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn
đƣa ra các cơ sở lý luận về hoạt động giám sát cấp tỉnh, đề xuất các giải
pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả giám sát HĐND cấp tỉnh trong thực hiện
luật hoạt động của HĐND-UBND.
- Trình Đình Bá (2016), Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện từ thực
tiễn tỉnh Quản Ngãi, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội.
Trên cơ sở kết quả giám sát tại tỉnh Quảng Ngãi, tác giả Luận văn đã chỉ ra
các khó khăn, vƣỡng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác giám sát tại các
huyện, đề ra giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả.
Tuy nhiên, các Đề tài, bài viết, các buổi tập huấn...đa phần quan tâm tới
chức năng giám sát của Quốc hội, còn về HĐND các cấp chủ yếu tập trung
vào một địa phƣơng, một đơn vị cụ thể, chƣa có nhiều đề tài, bài viết đánh giá
tổng thể, tổng quan, các cơng trình nghiên cứu về HĐND các cấp, đặc biệt
HĐND Quận cịn rất hạn chế.
Nhìn chung, các đề tài, bài viết dƣới nhiều góc độ khác nhau đã đề cập
đến các vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động giám sát của HĐND nhƣ
chủ thể giám sát, đối tƣợng giám sát, hình thức giám sát.

10



Tuy nhiên cho đến nay, có rất ít cơng trình nghiên cứu đến hoạt động
giám sát của HĐND Quận, thậm chí theo đánh giá của cá nhân thì chƣa có
cơng trình nghiên cứu tồn diện và đầy đủ. Do vậy, đổi mới hoạt động giám
sát của HĐND Quận nói chung là việc làm cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Đề tài “Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm,
TP. Hà Nội” nhằm xây dựng hệ thống các cơ sở lý luận về hoạt động giám
sát; phản ánh toàn diện, trung thực về tình hình, hoạt động giám sát hiện nay;
đƣa ra các biện pháp, giải pháp đảm bảo chất lƣợng, hoạt động giám sát của
HĐND Quận nói chung và HĐND quận Nam Từ Liêm nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ:
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, Đề tài có nhiệm vụ sau:
+ Tập trung nghiên cứu, phân tích, làm rõ những cơ sở lý luận, cơ sở
pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND quận.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND quận
Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới, đảm bảo chất lƣợng,
hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận Nam Từ Liêm nói
riêng và Hội đồng nhân dân Quận trong cả nƣớc nói chung.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giám sát của HĐND, Thƣờng
trực HĐND, Các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, các vị đại biểu HĐND
quận Nam Từ Liêm.

11


+ Hoạt động giám sát thƣờng xuyên;
+ Hoạt động giám sát chuyên đề;

+ Hoạt động giám sát tại kỳ họp;
+ Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm;
+ Hoạt động chất vấn, giải trình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2019 (nửa đầu nhiệm kỳ
2016-2021 của HĐND quận)
+ Không gian: Hoạt động giám sát của HĐND, Thƣờng trực HĐND,
các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, các vị đại biểu HĐND quận Nam Từ
Liêm.
5. Phƣơng pháp luận và Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn:
5.1. Phương pháp luận: Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận
của chủ nghĩa MácLê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng,
Nhà nƣớc về công tác giám sát của HĐND.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng các phƣơng
pháp phân tích những tài liệu sẵn có; phƣơng pháp thu thập và xử lý thơng tin;
phƣơng pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu; phƣơng pháp so sánh, đánh
giá; phƣơng pháp quan sát... để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về Tổ chức và hoạt động của giám sát của Hội đồng nhân dân.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Qua nghiên cứu, Đề tài sẽ khái quát những nét cơ bản về nội dung giám
sát cũng nhƣ đặc điểm giám sát của HĐND quận. Làm rõ về mặt lý luận khái

12


niệm giám sát, hiệu quả giám sát của HĐND quận cũng nhƣ các yếu tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả giám sát, các tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của
HĐND quận. Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý
luận cơ bản về giám sát của HĐND quận làm cơ sở để đổi mới, đảm bảo nhận

thức lý luận cho đại biểu HĐND nói chung, đại biểu HĐND quận nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả quá trình nghiên cứu của đề tài rút ra các bài học thực tiễn từ
hoạt động giám sát của HĐND quận có ý nghĩa chỉ đạo các hoạt động giám
sát của đại biểu HĐND nói chung, đại biểu HĐND quận nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về đổi mới hoạt động giám sát của
Hội đồng nhân dân quận.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận
Nam Từ Liêm
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp tăng cƣờng hoạt động giám sát của
Hội đồng nhân dân quận ở nƣớc ta hiện nay.

13


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM
SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN
1.1. Vị trí, vai trị, chức năng, tổ chức, hoạt động của Hội đồng
nhân dân quận
1.1.1.

trí pháp lý của

i đ ng nh n d n quận

Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng năm 2015 quy định:

HĐND là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với Nhân dân, tạo điều kiện
cho Nhân dân làm chủ, mối quan hệ hai chiều đƣợc dung hoà giữa yếu tố
quyền lực Nhà nƣớc và yếu tố ý chí của Nhân dân. HĐND có vị trí hết sức
quan trọng trong xây dựng và quản lý mọi mặt đời sống của Nhân dân địa
phƣơng về kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phịng - an ninh
Tính quyền lực nhà nƣớc của HĐND biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất, HĐND thể hiện quyền làm chủ của Nhân dân trên địa bàn lãnh
thổ, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do cấp trên phân giao.
Thứ hai, quyết định của HĐND có tính bắt buộc chung đối với các cơ
quan, tổ chức và công dân ở địa phƣơng.
HĐND đƣợc tổ chức ở các đơn vị hành chính, theo đó, HĐND đƣợc
thành lập ở ba cấp: (1) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; (2) Quận,
huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, đơn vị hành chính tƣơng đƣơng; (3)
Phƣờng, xã, thị trấn.
Nhƣ vậy, HĐND quận là cơ quan nằm trong hệ thống tổ chức CQĐP, có
vị trí hết sức quan trọng trong việc góp phần thực hiện chế độ dân chủ XHCN,
xây dựng và quản lý mọi mặt của đời sống nhân dân địa phƣơng về kinh tế - xã

14


hội, văn hóa, an ninh – quốc phịng… là cầu nối giữa Nhà nƣớc với Nhân dân,
trực tiếp đƣa đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vào cuộc sống.
1.1.2. Chức năng của

i đ ng nh n d n quận

Căn cứ vào Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015, HĐND
quận có hai chức năng quan trọng, cơ bản đó là: Chức năng quyết định và
chức năng giám sát.

1.1.2.1. Chức năng quyết định:
Chức năng cơ bản nhất của HĐND là căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn
bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên để ra các quyết định (dƣới hình thức ban
hành nghị quyết) về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.
Chẳng hạn nhƣ: các vấn đề của địa phƣơng do luật định, giám sát việc tuân
theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng và việc thực hiện nghị quyết của
HĐND.
Với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc và cơ quan đại diện của
Nhân dân ở địa phƣơng, HĐND thay mặt cho nhân dân địa phƣơng, cho cử tri
đã bầu ra mình để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phƣơng và
giám sát việc thi hành những quyết định đó, việc tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật ở địa phƣơng. HĐND quyết định những chủ trƣơng, biện pháp quan trọng
để phát huy tiềm năng kinh tế của địa phƣơng, xây dựng và phát triển địa
phƣơng về kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phịng - an ninh, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân địa phƣơng, làm tròn nghĩa vụ của địa
phƣơng đối với cả nƣớc.
1.1.2.2. Chức năng giám sát
Ngoài chức năng ra quyết định, HĐND quận còn thực hiện chức năng
giám sát việc tuân theo Hiến pháp và Pháp luật ở địa phƣơng, việc thực hiện

15


nghị quyết của HĐND mỗi cấp; giám sát hoạt động của Thƣờng trực HĐND,
UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, các Ban của
HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp
và văn bản của HĐND cấp dƣới
Giám sát đƣợc thực hiện bởi các chủ thể: HĐND, Thƣờng trực HĐND,
Các ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và cá nhân đại biểu HĐND; giám sát
đƣợc thực hiện trên 07 hình thức chính, bao gồm: Xem xét các báo cáo (trong

đó có thẩm tra), xem xét trả lời chất vấn, giám sát văn bản quy phạm pháp
luật, giám sát chuyên đề, giám sát giải quyết đơn thƣ công dân, giám sát giải
quyết kiến nghị của cử tri và giải trình tại phiên họp thƣờng trực HĐND.
Hoạt động giám sát của HĐND mang tính quyền lực Nhà nƣớc để thay
mặt Nhân dân địa phƣơng thực hiện quyền dân chủ theo pháp luật quy định và
là một bộ phận quyền lực cấu thành không thể tách rời cơ quan quyền lực Nhà
nƣớc ở địa phƣơng, là quyền lực mà Nhân dân địa phƣơng trao cho cơ quan
đại diện của mình theo trình tự, thủ tục đƣợc pháp luật quy định để chăm lo và
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của Nhân dân địa phƣơng. Mọi
hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật đều phải phát hiện kịp thời, xử lý
nghiêm minh; kiến nghị những biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả
những điểm chƣa phù hợp với thực tiễn đời sống ở địa phƣơng.
1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của

i đ ng nh n d n Quận

Căn cứ Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm
2015, HĐND thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn theo sự phân quyền,
phân cấp quản lý của chính quyền cấp trên, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất
của Trung ƣơng, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phƣơng
Điều 45, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 quy định
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận bao gồm:

16


Thứ nhất, trong tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật,
gồm: Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND quận; Quyết định các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan
nhà nƣớc cấp trên phân cấp; Quyết định việc phân cấp cho CQĐP, cơ quan

nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP ở Quận; Bãi bỏ
một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND
quận; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của HĐND
phƣờng; Giải tán HĐND phƣờng trong trƣờng hợp HĐND đó làm thiệt hại
nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình HĐND thành phố trực thuộc
Trung ƣơng phê chuẩn.
Thứ hai, trong xây dựng chính quyền, gồm có: Bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Chủ tịch HĐND quận, Phó Chủ tịch HĐND quận, Trƣởng ban, Phó
Trƣởng ban của HĐND quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND
quận, Phó Chủ tịch UBND quận và các Ủy viên UBND quận; bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Đồn Hội thẩm Tịa án nhân dân Quận; Lấy phiếu tín
nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do HĐND quận bầu
theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật Tổ chức CQĐP năm 2015; Bãi
nhiệm đại biểu HĐND Quận và chấp nhận việc đại biểu HĐND quận xin thôi
làm nhiệm vụ đại biểu; Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn
thuộc UBND quận
Thứ ba, quyết định, thông qua các nội dung trong lĩnh vực kinh tế, tài
nguyên, môi trƣờng, giáo dục, đào tạo, khoa học, cơng nghệ, văn hóa, thơng
tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội; quyết định
các vấn đề trong cơng tác dân tộc, tơn giáo, lĩnh vực quốc phịng, bảo đảm an
ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, nhƣ: thông qua kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội trung hạn và hằng năm của Quận trƣớc khi trình UBND thành phố
trực thuộc trung ƣơng phê duyệt; Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nƣớc

17


trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phƣơng và phân bổ dự toán ngân
sách quận; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phƣơng trong trƣờng hợp cần
thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phƣơng; quyết định, chủ trƣơng đầu

tƣ chƣơng trình, dự án trên địa bàn Quận trong phạm vi đƣợc phân quyền.
Thứ tư, Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng,
việc thực hiện nghị quyết của HĐND quận; giám sát hoạt động của Thƣờng
trực HĐND quận, UBND quận, Tòa án nhân dân quận, Viện kiểm sát nhân
dân quận, các Ban của HĐND quận; Giám sát văn bản quy phạm pháp luật
của UBND Quận và văn bản của HĐND Phƣờng.
Để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, HĐND quận phải ban
hành các quyết định thể hiện dƣới hình thức nghị quyết. Hầu hết các nghị
quyết này của HĐND không chứa quy phạm pháp luật, trừ các nghị quyết
đƣợc ban hành theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2015 mới chứa quy phạm pháp luật. Cụ thể là, HĐND quận chỉ đƣợc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị quyết) để quy định những vấn đề
đƣợc luật giao.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của

i đ ng nh n d n quận

Điều 46, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 quy định chi
tiết cơ cấu tổ chức củ HĐND quận, cụ thể:
1.1.4.1. Hội đồng nhân dân quận
Cơ cấu tổ chức HĐND quận đƣợc quy định tại Luật Tổ chức CQĐP
năm 2015 gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở Quận bầu ra, cụ thể nhƣ sau:
- Quận có từ 80.000 dân trở xuống đƣợc bầu 30 đại biểu; có trên 80.000
dân thì cứ thêm 10.000 dân đƣợc bầu thêm 01 đại biểu, nhƣng tổng số không
quá 40 đại biểu.

18


- Số lƣợng đại biểu HĐND quận có từ 30 phƣờng trực thuộc trở lên do

Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thƣờng trực HĐND
thành phố trực thuộc trung ƣơng, nhƣng tổng số không quá 45 đại biểu.
Thƣờng trực HĐND quận gồm Chủ tịch HĐND quận, hai Phó Chủ tịch
HĐND quận và các Ủy viên là Trƣởng ban của HĐND quận. Chủ tịch HĐND
quận có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND
quận là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
HĐND quận thành lập Ban pháp chế và Ban kinh tế - Xã hội. Cơ cấu
các Ban của HĐND quận gồm có Trƣởng ban, một Phó Trƣởng ban và các
Ủy viên. Số lƣợng Ủy viên của các Ban của HĐND do HĐND quận quyết
định. Trƣởng ban của HĐND Quận có thể là đại biểu HĐND hoạt động
chuyên trách; Phó Trƣởng ban của HĐND Quận là đại biểu HĐND hoạt động
chuyên trách.
Tổ đại biểu HĐND Quận bao gồm nhiều đại biểu HĐND Quận (đƣợc
bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử); Tất cả các đại biểu HĐND Quận đều
phải sinh hoạt theo Tổ đại biểu HĐND (theo Quy chế hoạt động của Tổ đại
biểu HĐND). Thƣờng trực HĐND Quận có thẩm quyền quy định về số lƣợng
Tổ đại biểu HĐND Quận, Tổ trƣởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND Quận.
1.1.4.2. Thường trực Hội đồng nhân dân Quận
Thƣờng trực HĐND Quận do HĐND Quận thành lập (bầu ra), là cơ
quan thƣờng trực của HĐND giữa hai kỳ họp. Vì vậy, bên cạnh nhiệm vụ
phải chuẩn bị và tổ chức các hoạt động của HĐND thì Thƣờng trực HĐND
cịn có một số nhiệm vụ khác thuộc một phần chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy
định chung cho HĐND Quận.

19


Cơ cấu Thƣờng trực HĐND Quận gồm có: Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch
(phải có 01 ngƣời là Ủy viên Ban Thƣờng vụ và 01 ngƣời là cấp ủy viên) và
các trƣởng ban.

Các thành viên Thƣờng trực HĐND Quận thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định tại Luật tổ chức CQĐP năm 2015 và các quy định
khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc
HĐND Quận cụ thể nhƣ sau:
(1) Chủ tịch HĐND Quận lãnh đạo hoạt động của Thƣờng trực HĐND
Quận, thay mặt Thƣờng trực HĐND Quận giữ mối liên hệ với UBND Quận,
các cơ quan nhà nƣớc, Ban thƣờng trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận, các
tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác và cơng dân.
(2) Phó Chủ tịch HĐND Quận giúp Chủ tịch HĐND Quận thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch HĐND Quận.
(3) Các thành viên Thƣờng trực HĐND Quận chịu trách nhiệm tập thể
về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thƣờng trực HĐND Quận; chịu
trách nhiệm cá nhân trƣớc Thƣờng trực HĐND Quận về nhiệm vụ, quyền hạn
đƣợc Thƣờng trực HĐND Quận phân công; tham gia các phiên họp Thƣờng
trực HĐND Quận, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của Thƣờng trực HĐND Quận.
1.1.4.3. Các ban của Hội đồng nhân dân Quận
Các ban của HĐND Quận là hình thức tham gia tập thể của các đại biểu
HĐND Quận vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND Quận
và để giúp HĐND Quận theo quy định của pháp luật. Ban của HĐND Quận
do HĐND Quận lập ra để giúp việc cho HĐND Quận, có nhiệm vụ thẩm tra
dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trƣớc khi trình HĐND Quận.

20


Các ban đƣợc HĐND thành lập theo nhu cầu công tác. HĐND Quận
bắt buộc phải thành lập Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội; ở những nơi có
đơng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định tại Nghị quyết số
1130/2016/UBTVQH13 thì thành lập thêm Ban dân tộc.

Theo Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, quy định các lĩnh vực phụ trách
của các Ban của HĐND Quận, cụ thể gồm:
(1) Ban pháp chế của HĐND Quận chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực
thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội,
xây dựng CQĐP và quản lý địa giới hành chính ở địa phƣơng.
(2) Ban kinh tế - xã hội của HĐND Quận chịu trách nhiệm trong các
lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn
hóa, phƣờng xã hội, thơng tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài
nguyên và môi trƣờng, chính sách tơn giáo ở địa phƣơng.
(3) Ban dân tộc của HĐND Quận chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân
tộc ở địa phƣơng.
Trƣờng hợp HĐND Quận không thành lập Ban dân tộc thì Ban kinh tế
- xã hội của HĐND Quận chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa
phƣơng.
Theo Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, quy định nhiệm vụ, quyền hạn
của các Ban của HĐND Quận, có thể khái quát cụ thể nhƣ sau:
(1) Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND Quận liên quan đến
lĩnh vực phụ trách
(2) Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực
phụ trách do HĐND Quận hoặc Thƣờng trực HĐND Quận phân công

21


(3) Giúp HĐND Quận giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân Quận,
Viện kiểm sát nhân dân Quận; giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND Quận trong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn
bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách
(4) Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về
lĩnh vực phụ trách do HĐND Quận hoặc Thƣờng trực HĐND Quận phân công

(5) Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với HĐND Quận, Thƣờng trực
HĐND Quận
(6) Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc HĐND Quận; trong
thời gian HĐND Quận không họp thì báo cáo trƣớc Thƣờng trực HĐND
Quận
1.1.4.4. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Quận
Theo Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, quy định nhiệm vụ, quyền hạn
của Tổ đại biểu HĐND Quận, có thể khái quát nhƣ sau:
(1) Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan
nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của HĐND Quận trên địa bàn quận hoặc về
các vấn đề do HĐND Quận hoặc Thƣờng trực HĐND Quận phân cơng.
(2) Có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đóng góp ý kiến cho
kỳ họp HĐND Quận; tổ chức cho đại biểu HĐND Quận tiếp xúc cử tri, thu
thập ý kiến, kiến nghị của cử tri trƣớc kỳ họp HĐND Quận và để đại biểu
HĐND Quận báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp sau kỳ họp HĐND Quận.
1.1.4.5. Đại biểu Hội đồng nhân dân Quận
Xét về tiêu chuẩn đại biểu HĐND Quận, đƣợc quy định tại Luật Tổ
chức CQĐP năm 2015, cụ thể đó là:

22


(1) Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực
hiện cơng cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
(2) Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tƣ,
gƣơng mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các
hành vi vi phạm pháp luật khác.
(3) Có trình độ văn hóa, chun mơn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh

nghiệm cơng tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham
gia các hoạt động của HĐND Quận
(4) Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân,
đƣợc Nhân dân tín nhiệm
Ngồi ra, nếu ngƣời ứng cử đại biểu HĐND Quận hiện đang công tác
tại các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, cịn phải
đủ tuổi cơng tác đến hết nhiệm kỳ (ví dụ cụ thể trong nhiệm kỳ 2016-2021, thì
nam sinh từ tháng 5 năm 1961, nữ sinh từ tháng 5 năm 1966 trở lại đây).
Tác giả nhận thấy các quyền của đại biểu HĐND Quận đã đƣợc quy
định tƣơng đối rõ ràng trong Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, bao gồm:
(1) Quyền chất vấn: Đại biểu HĐND Quận có quyền chất vấn Chủ tịch
UBND Quận, Phó Chủ tịch UBND Quận, Ủy viên UBND Quận, Chánh án
Tòa án nhân dân Quận, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân Quận.
(2) Quyền kiến nghị: Đại biểu HĐND Quận có quyền kiến nghị HĐND
Quận bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do HĐND Quận bầu, tổ
chức phiên họp bất thƣờng và kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng

23


biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích
của Nhà nƣớc, quyền con ngƣời, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
(3) Quyền của đại biểu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật: Khi
phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu HĐND Quận
có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần
thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
(4) Quyền của đại biểu trong việc yêu cầu cung cấp thông tin: Khi thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu HĐND Quận có quyền yêu
cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm

vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu yêu cầu
theo quy định của pháp luật
(5) Quyền miễn trừ: Không đƣợc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu
HĐND Quận, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu nếu khơng có sự
đồng ý của HĐND Quận hoặc trong thời gian HĐND Quận khơng họp, khơng
có sự đồng ý của Thƣờng trực HĐND Quận. Trƣờng hợp đại biểu HĐND
Quận bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo
để HĐND Quận hoặc Thƣờng trực HĐND Quận xem xét, quyết định.
Ngoài ra, theo quy định tại Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 quy định
việc thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ, mất quyền đại biểu HĐND:
(i) Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu HĐND Quận khơng cịn cơng tác và
khơng cƣ trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi
làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu HĐND Quận có thể đề nghị thơi làm nhiệm
vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu
HĐND Quận thôi làm nhiệm vụ đại biểu do HĐND Quận xem xét, quyết

24


định; Trƣờng hợp đại biểu HĐND Quận bị khởi tố bị can thì Thƣờng trực
HĐND Quận quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
đại biểu HĐND Quận đó. Đại biểu HĐND Quận đƣợc trở lại thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm
quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày
bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật tun đại biểu đó khơng
có tội hoặc đƣợc miễn trách nhiệm hình sự;
(ii) Đại biểu HĐND Quận bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tịa án
thì đƣơng nhiên mất quyền đại biểu HĐND Quận kể từ ngày bản án, quyết
định của Tịa án có hiệu lực pháp luật;

(iii) Đại biểu HĐND Quận đã thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc bị mất
quyền đại biểu thì đƣơng nhiên thơi đảm nhiệm các chức vụ trong Thƣờng
trực HĐND Quận, Ban của HĐND Quận.
Việc bãi nhiệm đại biểu HĐND Quận đƣợc thực hiện theo quy định tại
Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, cụ thể nhƣ sau:
(i) Đại biểu HĐND Quận không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu
HĐND Quận, khơng cịn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị
HĐND Quận hoặc cử tri bãi nhiệm;
(ii) Thƣờng trực HĐND Quận quyết định việc đƣa ra HĐND Quận bãi
nhiệm đại biểu HĐND Quận hoặc theo đề nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam
Quận đƣa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND Quận;
(iii) Trong trƣờng hợp HĐND Quận bãi nhiệm đại biểu HĐND Quận
thì việc bãi nhiệm phải đƣợc ít nhất 2/3 tổng số đại biểu HĐND Quận biểu
quyết tán thành;

25


×