Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thuyết minh về lễ hội văn hóa Trà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.1 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Thuyết minh về lễ hội văn hóa Trà</b>
<b>Bài làm 1</b>


Lễ hội Văn hóa Trà diễn ra tại trung tâm Khu du lịch Hồ Núi Cốc, chương trình
giao lưu văn hóa trà đã phần nào lơi cuốn du khách bởi không gian huyền thoại
giữa vùng đất của truyền thuyết nàng Công, chàng Cốc.


Tại Lễ hội Văn hóa trà này, Ban Tổ chức lần đầu tiên trình diễn phần Lễ với
hai nghi lễ chính thể hiện sự tơn kính với những thế hệ đi trước đã có công xây
dựng và phát triển các vùng chè cũng như văn hóa chè Thái Nguyên. Đó là
nghi lễ dâng trà lên Thánh mẫu đại diện cho văn hóa tín ngưỡng dân tộc Kinh
được thể hiện qua điệu múa, hát chầu văn. Nghi lễ dâng trà lên Pụt (vị thần
trong tín ngưỡng dân tộc Tày) đại diện cho văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày
được thể hiện qua màn múa hát trên nền các giai điệu then cổ. Hai nghi lễ này
đặc trưng cho hai dân tộc chiếm đa số ở Thái Ngun và có ý nghĩa dung hịa
các đặc trưng văn hóa trà giữa các dân tộc trong tỉnh. Ơng Mơng Đơng Vũ,
Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thơng tin tỉnh cho biết: “Đây là nét văn hóa đặc
sắc mà Trung tâm Văn hóa tỉnh đã dầy cơng sưu tầm để giới thiệu rộng rãi”
Du khách cảm nhận được những nét quen thuộc mà cũng rất mới lạ của văn
hóa trà Thái Nguyên. Quen thuộc bởi trà là thức uống phổ biến trong đời sống
sinh hoạt hằng ngày và cũng là thú vui tao nhã của người Thái Nguyên. Lạ là
bởi khơng gian thưởng thức trà giao hịa với thiên nhiên, giao hòa với âm nhạc
dân tộc. Các loại chè ngon, chè đặc sản từ các vùng chè nổi tiếng được giới
thiệu cho đông đảo du khách thưởng thức. Bên cạnh đó, nghệ thuật pha trà,
thưởng trà cũng được những thiếu nữ mặc trang phục truyền thống giới thiệu
tới các du khách trên nền các làn điệu dân ca quan họ, hát then, chầu văn… Lần
đầu tiên dự Lễ hội, chị Đặng Thị Liên, tổ 13, phường Tân Thịnh (T.P Thái
Nguyên) tâm sự: “Qua Lễ hội, tôi hiểu thêm nhiều về Văn hóa trà của tỉnh
mình”.


Ngồi thưởng thức chè đặc sản, du khách còn được giao lưu trực tiếp với


những người gắn bó với chè Thái Nguyên. Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm
- một người đã gắn bó lâu năm và có nhiều tâm huyết với chè Thái cho rằng,
văn hóa trà Thái Nguyên có sự cộng hưởng, giao thoa với văn hóa giao tiếp. Có
khách đến chơi, mỗi người Thái Nguyên lại pha trà mời khách. Thông qua chén
trà, chủ nhà thể hiện lòng hiếu khách, thịnh tình. Đáp lại tấm chân tình của
người dâng trà, khách cũng dễ dàng thổ lộ tâm sự. Qua chén trà, chủ và khách
thêm tâm đồng ý hợp trong câu chuyện, mọi sự đố kỵ cũng qua đó mà tan biến.
Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm cũng cho rằng, uống trà còn là để tâm
giao, thưởng thức trà được coi là một nghệ thuật tinh tế. Ơng Phạm Quốc Việt,
Bí thư Đảng ủy xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) đồng thời cũng là một người
làm chè giỏi cho biết, với hơn 400ha chè và khoảng 1 nghìn hộ sản xuất, cả xã
Tân Cương cung cấp mỗi năm gần 1 nghìn tấn chè búp khơ ra thị trường.


Lễ hội Văn hóa trà khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên 2009 được khép lại với
màn múa hát “Giã bạn” như lời chia tay lưu luyến với du khách đồng thời cũng
là lời khẳng định, du lịch Thái Nguyên với những sản phẩm văn hóa đặc sắc
ln chào đón du khách thập phương tìm hiểu và khám phá. Hoạt động có ý
nghĩa này không những hứa hẹn một mùa du lịch thành công mà còn để lại ấn
tượng đẹp với mỗi du khách về nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Thái Nguyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Bài làm 2</b>


"Hương sắc trà xuân" là lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh cây chè
và nghề trồng chè truyền thống của vùng đất được mệnh danh là “Đệ nhất danh
trà” Tân Cương; đồng thời cũng là dịp để những người trồng, sản xuất, chế
biến chè và đặc biệt là những người uống trà, u thích trà Tân Cương nói
riêng và trà Thái Nguyên nói chung được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm. Mở màn cho lễ hội là nghi lễ rước cây chè cổ đẹp nhất vùng. Cây chè
được đặt lên kiệu, trang trí đẹp mắt, có 4 nam thanh niên rước kiệu và 6 nữ
thanh niên cầm dải lụa các mầu đi xung quanh cây chè. Sau tiếng trống khai


hội, nhiều hoạt động ý nghĩa đã được tổ chức như: Dâng trà, mời trà, múa
lân…


Một trong những phần chính của Lễ hội là cuộc thi trà ngon sao suốt theo
phương pháp thủ công truyền thống giữa 8 xóm của xã Tân Cương. Chị Ngơ
Thị Mầu đến từ đội xóm Hồng Thái 1 cho biết: “Trước cuộc thi gần 1 tháng,
chúng tơi đã cử người chăm sóc nương chè để đảm bảo búp chè tươi khi thu hái
phải thật đẹp, sau khi sao chè sẽ cho những sản phẩm chất lượng nhất”. Theo
người dân vùng chè, để làm ra 1 kg chè búp khô theo phương pháp thủ công,
người chế biến chè phải mất khoảng 3 giờ đồng hồ để sao chè và vò chè. Sao
chè phụ thuộc rất nhiều vào những công đoạn khác như: Nhiệt độ lửa, kỹ năng
vị chè, sao chè phải thật đều tay…


Ơng Mai Xuân Oanh, việt kiều tại Cộng hòa Séc cho biết: “Năm nay là năm
đầu tiên tôi được tham dự Lễ hội Hương sắc Trà Xuân và cũng là lần đầu được
tận mắt chứng kiến công việc của những người dân vùng chè khi làm ra một
ấm trà ngon. Tôi rất vui vì được hiểu thêm một nét giá trị văn hóa phong phú
trong đời sống của quê hương Việt Nam”. Bên cạnh phần thi sao chè, lễ hội
cịn sơi động, hấp dẫn bởi các phần thi văn nghệ, thi trò chơi dân gian cổ truyền
dân tộc như: Tung còn, kéo co, đẩy gậy, chọi gà, cờ tướng…


Năm nay là năm thứ 7 vùng chè Tân Cương được cấp chứng nhận đăng ký chỉ
dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương tương ứng với 3 xã gồm
Phúc Xn, Phúc Trìu, Tân Cương, tổng diện tích là 4.861,8 ha. Đây cũng là
một trong 5 sản phẩm quốc gia được đăng bạ bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn
quốc. Tân Cương cũng xác định cây chè là một trong những cây trồng mũi
nhọn trong hướng đi tiếp theo của mình.


</div>

<!--links-->

×