Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Thi pháp văn học trung đại qua “Bài ca ngất ngưởng” và “Dương phụ hành”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.76 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Thi pháp văn học trung đại qua “Bài ca ngất ngưởng” và “Dương</b>
<b>phụ hành”</b>


<b>Bài làm</b>


Xuất hiện vào những năm cuối của thế kỉ XIX Dương phụ hành của Cao Bá
Quát và Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ đã ghi được những dấu mốc
trên tiến trình văn học trung đại Việt Nam, được coi như một sự vượt rào về thi
pháp, một báo hiệu về thời cận đại.


Nói đến văn học trung đại là nói đến tính phi ngã và tính quy phạm. Từ trước
đến nay chúng ta đều quan niệm tính quy phạm của dòng văn học trung đại là
một bức thành kiên cố. Nó đã bó buộc, giam hãm nguồn cảm xúc của thi nhân,
không để cho nguồn cảm xúc ấy tuôn trào một cách tự nhiên dù nó là một tình
cảm nhân bản rất con người. Rất ít nhà thơ thời kì này nhận thức được đúng
đắn những hạn chế đó. Dòng cảm xúc trong con người họ đã bị ức chế, bị dồn
nén và bị uốn theo một lối mòn “mn thuở”. Nhưng đã có những con người
khơng đi theo vết xe của người đi trước, họ đã tìm đến những lối rẽ mới, thể
hiện đầy đủ hơn tính người và rõ nét hơn bản ngã của cá nhân. Vì thế khi Bài
ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) và Dương phụ hành (Cao Bá Quát) ra đời
đã mang đến cho ta những tư tưởng tình cảm mới, cách nhìn mới từ xưa đến
nay chưa mấy ai khơi nguồn.


Ngược dòng thời gian trở về với lịch sử của dân tộc dưới chế độ phong kiến,
chúng ta nhận thấy có một lớp sương mờ đang bao trùm lên khắp bầu trời và xã
hội Việt Nam. Con người ấy, xã hội ấy cứ bình lặng trơi xi, khơng có một sự
cựa quậy, phản kháng, khẳng định cá tính. Chế độ phong kiến khơng cơng nhận
cá nhân, tỏa chiết những tình cảm tự nhiên của con người trong vịng kim cơ
của lễ giáo và tôn ti trật tự. Nhưng khi thưởng thức cái âm hưởng hùng mạnh
trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, chúng ta thấy ông cha ta
không phải ai cũng chịu cúi đầu. Trong bài thơ ta thấy nổi cộm lên cá tính của


một tâm hồn tự do phóng khống, thích nói đến bản thân mình, kể cả những cái
riêng nhất, cái mà dịng văn học trung đại khơng bao giờ đề cập đến. Mở đầu
bài thơ Nguyễn Công Trứ đã khẳng định một cách hùng hồn vai trò của mình:


<i>“Vũ trụ nói mạc phi phận sự”</i>


Đâu cịn tư tưởng vơ vi của Lão - Trang. Lịng nhiệt tình, niềm say mê với công
việc và trách nhiệm đã giúp ông ý thức được vai trị của mình trong cuộc đời,
trong xã hội. Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh của thiên nhiên: đó là vũ trụ - một
hình ảnh quen thuộc và chiếm ưu thế trong thơ ca trung đại. Nhưng không gian
vũ trụ trong câu thơ này lại không chiếm lĩnh tất cả. Tồn tại song song với nó
cịn là khơng gian xã hội - mà ở đây chính là vai trị cá nhân của tác giả.
Nguyễn Cơng Trứ khơng trở về với khơng gian tình tại, với mây ngàn bạc nội,
núi cao suối vắng, trầm tư sau lũy tre làng hoặc lặng lẽ bên luống cúc, thư trai
mà với bản lĩnh và ý thức về trách nhiệm của mình, ơng đã hịa mình vào cái
náo nức hồ hởi, cái vòng đời đang lăn chuyển trong xã hội. Rõ ràng trong cái
thế thừa đã bước đầu có sự cách tân, dọn đường cho một phong cách nghệ thuật
mới sinh động nảy nở…


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

biệt là với cách dùng từ “khí”, Nguyễn Cơng Trứ đã khắc họa một cách chính
xác, đàng hồng về tài năng của mình. Khi Nguyễn Cơng Trứ viết: “Ơng Hi
Văn tài bộ đã vào lồng”, ta thấy nảy sinh ra một mâu thuẫn. Bản thân ơng tự
thấy mình cần phải có phận sự đối với trời đất, có trách nhiệm với cuộc đời.
Vậy mà khi làm quan, khi mà ơng có điều kiện để thể hiện rõ nhất phận sự của
mình thì ơng lại cảm thấy bị như bị vào “lồng”. Nguyễn Công Trứ đã gọi việc
ra làm quan tựa như một cái “lồng”. Một hình ảnh thật mới mẻ, thật táo bạo.
Thời ấy ai dám nói như Nguyễn Cơng Trứ bởi việc ra làm quan tuy có nhiều
ràng buộc song nó vẫn là đối tượng của sự tơn kính, ngưỡng vọng của người
đời… “Vào lồng” rồi ông vẫn tiếp tục chơi ngông.



<i>“Gồm thao Xược đã nên tay ngất ngưởng”</i>


Giọng văn hơi khoa trương mà khơng hề gây khó chịu bởi nhà thơ rất có ý thức
về tài năng và phẩm hạnh của mình. Cá tính của nhà thơ cịn xun suốt khắp
bài thơ, nó như một đốm sáng làm cho giá trị của tác phẩm thêm rực rỡ lung
linh. Nguyễn Công Trứ là một con người của tự do, một tâm hồn phóng khống
và ưu hoạt động. Chính vì thế khi bị giam chân vào trong cái “lồng” của xã hội
thì cũng là lúc ơng có dịp để thể hiện cái “ngất ngưởng” của mình rõ hơn cả.
Nhưng chế độ phong kiến hà khắc đã khơng dung nạp cái thói ngạo nghễ,
khinh đời đầy ý thức cá nhân của ông. Song Nguyễn Công Trứ không hề cúi
đầu khuất phục mà cái “ngất ngưởng” trong ơng lại như có động lực thúc đẩy
để phát triển lên tới đỉnh cao của cá tính. Khác hẳn với cái ta chung chung,
mang tính chất tập đồn, Nguyễn Công Trứ đã tự xưng danh, biến cái ta thành
cái tơi, thành lẽ sống cho bản thân mình.


<i>“Đạc ngựa bị vàng đeo ngất ngưởng”</i>


Có lẽ khi ra làm quan, cá tính của Nguyễn Cơng Trứ phần nào vẫn bị chế độ
phong kiến chi phối, lấn át nên bây giờ khi đã thơi làm quan thì cá tính kia mới
bộc lộ một cách đầy đủ nhất, mãnh liệt nhất bởi không có gì ràng buộc. Việc
cho bị đeo nhạc ngựa thời ấy đã là ghê gớm lắm rồi, vậy mà khi đến nơi cửa
phật ơng cịn mang vài cơ “Kiều” mà ông tả là “gót tiên đủng đỉnh”. Mức độ
ngang tàng giờ đây đã phát triển lên đỉnh cao và nhà thơ của chúng ta đã quên
đi hết thảy những ràng buộc cấm kị của thi pháp trung đại, cái thú vị hành lạc
của nhà thơ bắt đầu thể hiện. Ông đã từng nói “cuộc hành lạc chơi đâu là lãi
đấy”.


Thi pháp văn học trung đại trong “Bài ca ngất ngưởng” và “Dương phụ hành”
Nguyễn Công Trứ đã xé rào thi pháp văn học trung đại lúc nào cũng không
biết. Tư tưởng của nhà thơ là một tư tưởng cách tân mang đậm dấu ấn thời đại


bởi nó khơng chỉ là sự cách tân bằng văn hóa mà bằng cả cuộc đời ơng đang
sống. Sự thốt li với thế lực cịn thể hiện ở câu thơ:


<i>“Kia núi nọ phau phau mây trắng…”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Điển cố một lần nữa trở lại với thơ ông. Rõ ràng sức nặng của thi pháp trung
đại vẫn chiếm lĩnh tư tưởng của nhà thơ. Nhưng ta vẫn thấy cái gì đó mới mẻ
lớn lao đằng sau cái “dương dương” tự đắc của Nguyễn Công Trứ vậy.


Nguyễn Cơng Trứ tuy đã có sự ngấp nghé vượt rào thi pháp trung đại nhưng
ông vẫn luôn ý thức được cái gì cần phải có và quay trở về với quỹ đạo của
cương thường, có khi đến mức tơn thờ:


<i>“Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”</i>


Văn học trung đại đã có nhiều trang viết về đạo trung quân. Nguyễn Cơng Trứ
đã đi theo con đường đó để kế thừa và thể hiện cái đạo cao quý trong con người
của mình. Rồi sau đó ơng lại viết: “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”. Nhà
thơ xưng “ông” với thiên hạ, với cuộc đời, không ngại ngùng dè dặt mà vẫn
hiên ngang. Rõ ràng cái “ngất ngưởng” ở đây đã trở thành một hình tượng tự
thuật độc đáo, có ý vị hài hước. Nhưng đàng sau nụ cười đó lại là một thái độ,
một quan niệm nhân sinh ít nhiều mang màu sắc hiện đại bởi nó đã đề cao vai
trị cá nhân với sự khẳng định cá tính, khơng đi theo con đường chính thống sáo
mịn trong đó chỉ có hình ảnh tập đồn cùng những giáo điều khơ khan, còn
quyền sống của con người bị che lấp vùi dập.


Nguyễn Cơng Trứ đã vượt lên trên cái đó với một phong cách nghệ thuật nỗi
bật. Ơng đã dùng hình tượng phi chính thống, nói nhiều đến cái tơi, bước đầu
phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại. Nhìn chung Nguyễn Cơng Trứ đã
vượt xa thời đại của ơng rất nhiều.



Nếu chỉ có mình Nguyễn Cơng Trứ dám vượt rào thi pháp văn học trung đại thì
sự cách tân kia cũng chưa phải là đáng kể. Cùng với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá
Quát một lần nữa đã làm cho “hàng rào” của thi pháp trung đại bị đẩy lùi, bị
lung lay. Nếu như Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ đem lại cho ta
một tâm trạng hồ hởi, náo nức thì Dương phj hành lại len vào trong hồn ta với
một chất tình man mác, tràn đầy tính nhân văn, nhân bản. Bài thơ đã khắng
định, đã đề cao những tình cảm riêng tư của con người. Đó là một nguồn cảm
hứng rất đổi thân thuộc đối với thi nhân nếu như họa không bị thi pháp văn học
trung đại phong tỏa. Đọc bài thơ ta như lạc vào một miền đất mới mà trên đó
nảy sinh biết bao tâm tư tình cảm của con người, vẫn là một bài hành - một thể
loại phổ biến của thi pháp trung đại cùng với không gian lữ thứ của một chủ thể
trữ tình li hương song bài thơ lại được tác giả thổi vào một cái nhìn mới lạ,
mang đậm tính nhân văn cao đẹp. Sự cách tân đã bước đầu thế hiện:


<i>“Thiếu phụ Tây Dương áo trắng phau”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đã thực sự làm cho tâm hồn nhà thơ rung động, cảm hứng thơ trỗi dậy mãnh
liệt:


<i>“Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu…”</i>


Sự hà khắc của những điều khó khăn trong chế độ phong kiến đã trói buộc tình
cảm con người, đã khơng để nó phát sinh một cách tự nhiên. Tuy vậy hình ảnh
đơi vợ chồng kia đối với nhà thơ khơng hồn tồn lập dị. Một thống ngạc
nhiên để rồi thay vào đó là một cái nhìn đầy thiện cảm, khơng tỏ ý bất động.
Đâu cịn thấy hình ảnh người phụ nữ Việt Nam e lệ, kín đáo bên người chồng
và nguyện là người “nâng khăn sửa túi”, “cử án tu mi” suốt cuộc đời. Những
cái đó giờ đây đã trở thành bảo thủ lạc hậu vì nó khơng đề cao sự bình đẳng
trong quan hệ giữa người với người, đặc biệt là quan hệ vợ chồng. Câu thơ này


chứng tỏ Cao Bá Quát đã có một cái nhìn thật tinh tế và tiến bộ. Những điều
mới lạ vẫn tiếp tục dâng trải trước mắt nhà thơ:


<i>“Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay</i>
<i>Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy”</i>


Lòng ta cũng cảm thấy lâng lâng, lan tỏa một niềm vui trước những cử chỉ tự
nhiên gần gũi của đơi vợ chồng nọ. Và khi đó chúng ta nhìn về quê hương xứ
sở của mình bấy giờ mới cảm thấy sao mảnh đất đó lại xa vời, khắc nghiệt quá
vậy. Kể cũng đúng bởi những tình cảm rất con người kia không bao giờ nảy nở
trực tiếp, nó đã bị những giáo điều khơ khan của chế độ phong kiến chèn ép
làm thui chột. Tư tưởng đó đã ảnh hưởng mãnh liệt đến các trang thơ. Tính quy
phạm quả là hạn chế. Nhưng đến thời Cao Bá Qt thì một lần nữa nó lại bị
phá tung ra và ít nhiều ảnh hưởng đến dịng văn học hiện đại sau này. Không
phải ngẫu nhiên mà chúng ta có được một phong cách đầy mới mẻ và hấp dẫn
mà bởi chính nhà thơ đã phần nào thấm ý thức được cách nhìn của mình, một
sự cách tân độc đáo vượt xa thời trung đại. Người con gái phương Đông đang
sống trên quê hương tác giả nhút nhát, e dè bao nhiêu thì “thiếu phụ Tây
Dương” kia lại bạo dạn tự nhiên bấy nhiêu và điều quan trọng là giữa hai vợ
chồng đó phải có một sự bình đẳng gần như tuyệt đối thì người vợ mới có thể
nũng nịu đến như vậy. Khả năng cảm nhận của nhà thơ cũng thật nhạy cảm,
tinh tế, chính vì vậy nên khi đứng trước những cử chỉ thân mật âu yếm của đôi
vợ chồng nọ, nhà thơ của chúng ta không hề là gỗ đá mà tâm hồn đã bắt đầu
xao động, từ sự ngạc nhiên đồng cảm đến nỗi niềm tủi thân của người xa quê
hương, xa gia đình:


<i>“Biết đâu đến khách biệt li này?”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

phúc của chính bản thân tác giả cũng như của tất cả mọi người. Đây là một chủ
nghĩa nhân văn hết sức cao đẹp mà Cao Bá Quát đã đề cập tới.



Bài thơ kết thúc ở đây nhưng những dư âm của nó vẫn âm vang mãi trong lịng
người. Nó như một “kì quan” đối với con người lúc bấy giờ, bởi nó đã mở ra
một thế giới mới, một thế giới riêng tư, thế giới của tình yêu.


</div>

<!--links-->

×