Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Dấu vết văn học trung đại qua trích đoạn “Truyện Kiều”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.84 KB, 13 trang )

Võ Phúc Châu – Tiểu luận Văn học
TÌM HIỂU DẤU VẾT VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
QUA MỘT TRÍCH ĐOẠN “TRUYỆN KIỀU”
Võ Phúc Châu
/>Thúy Kiều đánh đàn
***
Sừng sững giữa cảnh quan thâm nghiêm, hùng vĩ của văn học trung đại Việt Nam,
“Truyện Kiều” là kết tinh tài năng và tấm lòng của đại thi hào Nguyễn Du. Qua từng
dòng thơ, đoạn thơ, “Truyện Kiều” thấm đẫm nước mắt và làm rơi lệ người đọc bao thế
hệ. Ở đó, có nước mắt của lòng trắc ẩn, có giọt lệ của nỗi cảm thương, có giọt tương sùi
sụt của oán hờn đau khổ, có giọt châu của niềm vui đoàn tụ. Chúng ta, những người đọc
hôm nay, mỗi lần đọc lại tác phẩm, cũng không ngăn được nước mắt như người xưa.
Nhưng không chỉ biết đồng cảm với tác giả, với nhân vật, chúng ta còn phải biết lau
nước mắt, để tỉnh táo hơn, lùi ra xa, khám phá những nội lực đã làm nên sức quyến rũ
mê hồn của tác phẩm. Là một trong vài kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam,
“Truyện Kiều” hội tụ những phẩm chất đặc trưng của văn học trung đại, cũng qua từng
dòng thơ, đoạn thơ. Nhưng đặc trưng của thời kỳ văn học này ra sao, biểu hiện của nó
trong tác phẩm thế nào, dấu vết của nó in hằn nơi đâu, trong một đoạn thơ cụ thể?
Đi tìm câu trả lời, tiểu luận này xin chọn một góc nhỏ của “Truyện Kiều”, khảo sát
một đoạn thơ ngắn, tiêu biểu cho tài năng và tấm lòng của tác giả:
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc vui đầy tháng, trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh.
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Võ Phúc Châu – Tiểu luận Văn học
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?


Mặc người mưa Sở mây tần,
Những mình, nào biết có xuân là gì?
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ?
Đòi phen nét vẽ, câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Thờ ơ gió trúc mưa mai,
Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân.
Ôm lòng đòi đoạn xa gần,
Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau!”
***
Đây là đoạn thơ đặc tả tâm trạng đau khổ, tủi nhục ê chề của Thúy Kiều nơi lầu
xanh. Nàng phải đem tấm thân đức hạnh của mình ra tiếp khách làng chơi, bởi “chút
lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Chuỗi ngày nhơ nhớp này của nàng là kết quả những
âm mưu lừa gạt, mà nàng là nạn nhân (bởi bọn Mã Giám Sinh, Sở Khanh). Nàng cũng
phải hứng chịu những trận đòn, sự sỉ nhục (bởi Tú Bà). Nàng còn bao phen bị vùi dập,
bị dày vò thân xác (bởi bọn khách làng chơi). Bấy nhiêu tâm trạng ấy, uất ức, đau đớn,
xấu hổ, não nề, đã khiến Thúy Kiều phải thổn thức, trào tuôn những nỗi lòng tê tái.
Một thành công đáng ghi nhận của Nguyễn Du, ở đoạn thơ này, chính là sự vận
dụng đầy bản lĩnh và sáng tạo, những yếu tố đặc trưng văn học trung đại.
***
Văn học trung đại luôn thể hiện cảm thức của con người trước tự nhiên. Con
người thời này xem thế giới là một thể thống nhất. Như vạn vật, con người là một phần
tử, có quan hệ hữu cơ với thế giới, cả về thân xác và tâm linh. Con người thấy trong tự
nhiên có mình:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu”.

Khi lòng buồn, Thúy Kiều muốn tìm ngắm cảnh để vơi đi. Nhưng nhìn bốn phía,
đâu đâu cũng có nỗi sầu đeo bám. Mối dây sầu não ấy, thực ra, do ánh mắt nàng mà có.
Nàng thấm thía nỗi cô đơn, trống vắng, lạnh lẽo của mình, qua cái lạnh lẽo của tuyết,
qua cái xa vời, rợn ngợp của trăng thâu. Thiên nhiên sẽ chẳng còn ý nghĩa gì, một khi
Võ Phúc Châu – Tiểu luận Văn học
con người không tìm thấy, ở đó, sự đồng cảm với mình. Kiều “thờ ơ” với “gió trúc
mưa mai” cũng vì lẽ ấy.
Mặt khác, con người luôn cảm thấy trong bản thân mình có cả vũ trụ. Con người
được xem là một tiểu vũ trụ, là sự khúc xạ cái đại vũ trụ luôn biến dịch không ngừng.
Biểu hiện rõ nét nhất của nó là con người thấy tâm trạng mình trong trường giao cảm
với thiên nhiên:
“Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ”
Ngược lại, thiên nhiên cũng như người, hiểu được lòng người: “Đòi phen gió tựa,
hoa kề”. Thiên nhiên vốn dĩ tác động trực tiếp đến “tâm – chí – khí – thần” của con
người. Người ta vui hay buồn, đầy sức sống hay bạc nhược, đều bởi liên thông với vũ
trụ. Ở đây, Kiều đang buồn, nỗi buồn câm lặng, chất ngất. Nó tràn đầy, đến nỗi lan ra,
tỏa rộng, thấm đẫm cảnh sắc, đất trời. Cảnh như phải động lòng mà âm u, ứa lệ. Hẳn là
Nguyễn Du đã quá thương Kiều. Thiên nhiên như thay thế tấm lòng tác giả, để kề cận,
đồng cảm và sẻ chia nỗi cô đơn cùng cực của một phẩm giá sáng ngời bị lưu đày vào
chốn bùn nhơ.
Một điểm nữa, con người hay đi từ cái nhận thấy được mà đi tới cái không thấy
được. Gương mặt mỗi người mang những dáng nét riêng cụ thể. Có kẻ là mặt mốc, có
người là bạch diện, thiết diện, có bậc đáng được gọi hồng nhan. Con người trung đại tìm
thấy, ở những đặc điểm cụ thể, bên ngoài ấy, sự phản chiếu cái vô hình: cốt cách, số
phận của đời người. Đây là hạng tiểu nhân, kia là lớp thư sinh nho nhã, nọ là bậc kỳ tài.
Còn đấy, lại là một kiếp tài hoa mệnh bạc... Nhân vật Kiều cũng tự thấy mình bằng cảm
quan như thế. Sau những khoảnh khắc “giật mình” giữa chốn lầu xanh, nàng tự soi
mình trong gương, để rồi thốt lên đau đớn:
“Mặt sao dày gió dạn sương”
Lúc này, nàng đâu còn thấy gì thần sắc kém sút, nhạt phai của gương mặt vừa

hoan lạc thâu đêm. Nàng chỉ thấy một con người khác, trong bản thân mình: tê dại, chai
sạn, lì lợm và trơ trẽn. Nàng thấy cả một nỗi tủi hổ, nhục nhã cùng cực đang hằn lên, bồi
thêm trên gương mặt dày dạn của mình.
Cũng thế, nàng nhìn lại tấm thân. Nàng đâu còn thấy cái cơ thể đang rã rời vì kiệt
sức. Nàng tê tái nhận ra sự khinh khi, rẻ rúng của người đời đối với mình:
“Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”
Từ thân thể đã thành ra thân phận. Biết bao khách tìm hoa từng vồ vập kiếm tìm,
giờ đã chán chường tấm thân ấy. Bởi “con ong đã tỏ đường đi lối về”. Sau cuộc chơi,
bọn họ có còn nhớ gì, quan tâm gì, một bông hoa tội nghiệp. Đến nỗi, thân phận ấy phải
chán chường với cả chính mình. Chỉ một thân, mà dằn vặt mãi, tự dày vò mãi, thành ra
đau đớn đến “bấy thân”, thành ra một khối nặng nề, tủi nhục.
Võ Phúc Châu – Tiểu luận Văn học
***
Trong đoạn thơ này, cảm thức của người xưa về thời gian được diễn tả đậm đặc,
gây hiệu quả lớn lao về tư tưởng – nghệ thuật. Thời gian được con người tri giác theo
hai cách. Một là, vũ trụ và con người vận hành theo thời gian tuyến tính, hết ngày tới
đêm, hết xuân rồi đến hạ. Đời con người, hết thuở ngây thơ, sang thời tuổi trẻ, sau phải
đến tuổi về già. Ở thời gian tuyến tính, dòng thời gian chảy trôi, không bao giờ trở lại.
Hai là, vạn vật theo thời gian chu kỳ, xoay vòng, không có thời gian trống rỗng, trừu
tượng, mà bao giờ cũng chứa chất một nội dung cụ thể. Người xưa thấy quá khứ trở về
trong hiện tại. hiện tại bao giờ cũng mang vết hằn của quá khứ, kỷ niệm. Có khi, thời
gian và không gian hòa trộn vào nhau, tụ kết vào thế giới tâm linh. Khi ấy, thời gian, cả
không gian, như được vật chất hóa, rõ hình, đậm nét.
Có thể thấy, ở đoạn thơ này, kiểu thời gian tuyến tính:
“Cuộc vui đầy tháng, trận cười suốt đêm”
Trận cười kéo dài “suốt đêm”, tức từ đầu hôm đến rạng ngày. Đó là thời gian dành
cho những kẻ lấy đêm làm ngày, lấy cái thời khắc nghỉ ngơi yên tĩnh của người khác
làm lúc nghiêng ngả nổ trời cho mình. Màn đêm dày đặc của vũ trụ thật hợp với cảnh
sống tối tăm của bao cuộc đời, nhất là đời người kỹ nữ. Những cuộc vui ấy lại kéo dài
“đầy tháng”. Cách nói thật khác lạ, không có “ngày dài tháng rộng”, cũng chẳng “năm

rộng tháng dài”. Thời gian ở đây như bị chắn lại, bị tù hãm. Nó vẫn trôi, nhưng vật vờ,
loanh quanh, trôi từ đáy hố thẳm, rồi trào mãi lên, trào mãi thành đầy, “đầy tháng”.
Thời gian “đêm, tháng” được tác giả sử dụng tài tình, như gợi ra những kiếp sống trượt
dài trong ô nhục, bị vây hãm trong ma động, âm trì.
Đoạn thơ vẫn còn một dòng thời gian tuyến tính khác, đó là:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh”
Trên là thời gian cho cả đám người, còn đây mới là thời gian của một người, của
riêng Thúy Kiều. Nói “khi tỉnh rượu” là ngầm nhắc, trước đó, cả một chuỗi thời gian
điên đảo cùng cơn say, say đến tê liệt thần kinh, mụ mẫm phách hồn, lý trí. Thời khắc
tỉnh rượu này đã tách Kiều thành hai phần đời: một phần trượt dài trong mê lạc, một
phần giật mình chết sững, bàng hoàng tỉnh ngộ, nhận ra hiện tại tồi tệ của mình. Cũng
thế, “lúc tàn canh” là khi đêm hết, chấm dứt trận cười buông thả của đám người
“bướm lả ong lơi”. Kiều nhận ra “lúc tàn canh”, khi mà lũ bướm ong bay hết. Con
người bị cuốn vào thác loạn đã phải rời rã, ê chề, trở về bản chất thật của mình, cô đơn
và cay đắng. Thời gian “tỉnh rượu, tàn canh” có ý nghĩa biết bao đối với nàng Kiều. Đó
là lúc tâm hồn Kiều tự vá víu lấy vết thương của mình, tự phán xét, thanh lọc chính
mình.
Võ Phúc Châu – Tiểu luận Văn học
Còn nữa, trong đoạn thơ, một kiểu thời gian chu kỳ. Vẫn là cuộc vui “đầy tháng,
suốt đêm”, nhưng chúng được miêu tả cụ thể hơn, qua không khí náo nhiệt:
“Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh”
Chúng ta khoan hẳn nói về những nhân vật phong nhã của chốn làng chơi ấy. Cảnh
tượng “sớm đưa, tối tìm” diễn tả những thời điểm lặp đi lặp lại. Công việc cũng lặp đi
lặp lại. Chẳng có gì đổi khác, chẳng chút gì biến động ở chốn lầu xanh này. Nó đúng là
cảnh bán mua tấp nập, kẻ đến người đi. Thời gian cũng hỗ trợ cho chốn ăn chơi. Hết
sớm rồi tối, thời gian xoay vòng, hút lấy và quay tít bao con người trong đó. Cái lặp lại,
trong bối cảnh này, không hề là hồi quang của quá khứ đẹp đẽ. Trái lại, nó là cái hố
thẳm, tối ngòm có sẵn. Nó là vòng thời gian quanh quẩn, kín bưng, xô con người vào,
buộc họ ngụp lặn hổn hển, rồi tự dìm chết chính mình.
Ngoài ra, thời gian chu kỳ cũng được nhắc đến, qua những giờ khắc tâm hồn Kiều

thoát khỏi cảnh bùn nhơ:
“Đòi phen gió tựa hoa kề”
“Đòi phen nét vẽ câu thơ”
“Đòi phen” tức là nhiều phen, nhiều lần, cũng tại hoàn cảnh ấy, thời gian ấy, con
người cố lặp lại một hành động đã xảy ra. Cũng có thể nhiều lần, mình phải sống với
hoàn cảnh hệt như trước. Những lúc thế này, Kiều thoát khỏi chuỗi thời gian u ám và
nhơ nhớp của “sớm , tối, đầy tháng, suốt đêm”. Kiều tựa vào gió, kề bên hoa, để hy
vọng vơi bớt nỗi cô đơn. Nàng cũng nhiều lần xướng họa, ngâm thơ với những khách
làng chơi muốn tỏ ra nho nhã. Nhưng nàng có tìm được đâu, một chút tri âm, đồng điệu,
nói chi đến tìm được một tâm hồn.
Tuy nhiên, ám ảnh, da diết nhất, trong đoạn thơ, chính là thời gian hồi tưởng. Có
lúc, Kiều lặng người thổn thức. Một thời quá khứ êm đẹp ngày xưa, trong phút chốc,
bỗng ùa về, làm náo động cả tâm tư:
“Khi sao phong gấm rủ là”
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”
Ngồi đối diện với chính mình, tâm hồn Kiều băng về quá khứ, sống lại với thời
“trướng rủ màn che”. Nó là khoảnh khắc quý giá mà Kiều có được, sau những đêm dài
ngụp lặn, u mê. Và, đó cũng là lúc quá khứ đồng hiện với thực tại, bày ra trước mắt
Kiều hai cảnh đời trái ngược. Cũng là mình đó thôi, mà quá khứ sao êm đềm, sung
sướng. Vẫn là mình đây thôi, mà hiện tại sao sóng gió, tan tác, đớn đau. Cùng một lúc,
Kiều nhận ra hai con người thật của mình: con người quá khứ thơ ngây, trong trắng bao
nhiêu, con người hiện tại chai sạn, dạn dày, vẩn đục bấy nhiêu. Quá khứ như trêu ngươi
hiện tại, càng khiến vết thương lòng của Kiều rướm máu. Giá như Kiều đừng bao giờ
kịp nhớ về quá khứ thì nàng đâu phải tự dằn vặt với hiện tại của chính mình. Chính thời

×