Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Ảnh hưởng của lượng đạm bón và dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 trồng vụ xuân 2014 tại huyện văn lâm, hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THU HUẾ

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LƯỢNG PHÂN
BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA
KHẨU KÝ TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã ngành:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Cương

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
- Tác giả xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
- Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng …năm 2018
Tác giả luận văn


Đào Thu Huế

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Cương,
người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời
gian thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Di Truyền và chọn
Giống Cây Trồng - Khoa Nông Học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện
hướng dẫn giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phịng Nơng Nghiệp và Phát triển
nơng thơn huyện Tân Un, Lai Châu, hai chủ hộ mơ hình thí nghiệm đã quan tâm, ủng
hộ và hỗ trợ tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu tốt đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, anh em,
bạn bè những người ln ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong q trình học
tập, cơng tác và thực hiện luận văn. Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng …năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Thu Huế

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục đồ thị ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abtract ................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu ............................................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích ............................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2


1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam ..................................... 3

2.1.1.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới .................................................................... 3

2.1.2.

Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam .............................................................. 6

2.2.

Tình hình sản xuất lúa tại huyện Tân Uyên ........................................................ 9

2.2.1.

Điều kiện phát triển nông nghiệp của huyện Tân Uyên ..................................... 9

2.2.2.


Định hướng phát triển giống lúa Khẩu Ký giai đoạn 2015-2020 của
huyện Tân Uyên................................................................................................ 10

2.2.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 11

2.3.

Đặc điểm sinh trưởng của cây lúa .................................................................... 12

2.4.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa ...................................................................... 14

2.4.1.

Vai trị của phân bón ......................................................................................... 14

2.4.2.

Một số nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa trên thế giới và ở Việt Nam .... 17

2.5.

Một số nghiên cứu về mật độ cho lúa trên thế giới và ở Việt Nam .................. 22

2.5.1.


Một số nghiên cứu về mật độ cho lúa trên thế giới .......................................... 22

iii


2.5.2.

Một số nghiên cứu về mật độ, số dảnh cấy cho lúa ở Việt Nam ...................... 23

Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 26
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 26

3.1.1.

Địa điểm ........................................................................................................... 26

3.1.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 26

3.2.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 26

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26


3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

3.5.

Phân tích số liệu ................................................................................................ 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 31
4.1.

Đặc điểm của giống trong thí nghiệm .............................................................. 31

4.2.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các giai đoạn sinh
trưởng của khẩu ký trong vụ mùa tại Tân Uyên – Lai Châu ............................ 32

4.3.

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao của giống khẩu ký............................................................................. 35

4.4.

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh
của giống khẩu ký tại vụ mùa năm 2017 .......................................................... 38

4.5.


Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá của giống ....... 42

4.6.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến mức độ nhiễm
sâu bệnh hại của giống khẩu ký ........................................................................ 46

4.7.

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh lý
của giống khẩu ký ............................................................................................. 48

4.7.1.

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) ...... 48

4.8.

Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất ................................................................................................. 50

4.9.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế........ 54

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 58
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 58


5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 58

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 59
Phụ lục .......................................................................................................................... 63

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCCC

Chiều cao cây cuối cùng

CT

Công thức

ĐNTĐ

Đẻ nhánh tối đa


ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức lương thực và Nơng nhiệp Liên Hợp Quốc

HSĐN

Hệ số đẻ nhánh

HSĐNHH

Hệ số đẻ nhanh hữu hiệu

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTĐN

Kết thúc đẻ nhánh

KTT

Kết thúc trỗ

NSLT


Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P1000

Khối lượng 1000 hạt

SLCC

Số là cuối cùng

SNHH

Số nhánh hữu hiệu

TGST

Thời gian sinh trưởng

TSC

Tuần sau cấy

TT

Trước trỗ


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới qua các năm (từ
năm 1961 đến 2014) .................................................................................... 4

Bảng 2.2.

Tình hình sản xuất lúa các châu lục năm 2016 ........................................ 5

Bảng 2.3.

Tình hình sản xuất lúa 10 nước có sản lượng lớn nhất thế giới
trong năm 2016........................................................................................... 5

Bảng 2.4.

Tình hình sản xuất lúa Việt Nam từ 1965-2016 .......................................... 8

Bảng 2.5.

Định hướng phát triển giống lúa Khẩu Ký giai đoạn 2015-2020 của
huyện Tân Uyên ........................................................................................ 11

Bảng 3.1.


Sơ đồ bố trí thí nghiệm giống lúa Khẩu Ký vụ Mùa 2017 tại huyện
Tân Uyên, tỉnh Lai Châu ........................................................................... 27

Bảng 4.2.

Một số tính trạng và tình hình sâu bệnh của giống Khẩu Ký tại mơ
hình năm 2014 ........................................................................................... 32

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng
của giống lúa Khẩu Ký tại Bản Hua Pầu ................................................... 33

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng
của giống lúa Khẩu Ký tại bản Nà Cóc ..................................................... 34

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến các giai đoạn sinh
trưởng tại 2 bản Hua Pầu và Nà Cóc ......................................................... 36

Bảng 4.6.

Động thái tăng trưởng chiều cao của giống Khẩu Ký tại Bản Hua
Pầu vụ mùa 2017 ....................................................................................... 36

Bảng 4.7.


Động thái tăng trưởng chiều cao của giống Khẩu Ký tại Bản Nà Cóc
vụ mùa 2017 .............................................................................................. 37

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến động thái đẻ nhánh
của giống Khẩu Ký tại 2 bản Hua Pầu và Nà Cóc vụ mùa 2017 ............... 39

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái đẻ
nhánh của giống Khẩu Ký tại bản Hua Pầu ............................................... 39

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái đẻ
nhánh của giống Khẩu Ký tại bản Nà Cóc ................................................ 41
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá
của giống Khẩu Ký tại bản Hua Pầu.......................................................... 43

vi


Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá
của giống Khẩu Ký tại bản Nà Cóc ........................................................... 44
Bảng 4.13. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến động thái ra lá của
giống Khẩu Ký tại 2 bản Hua Pầu và Nà Cóc vụ mùa 2017 ..................... 45
Bảng 4.14. Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh chính đối với giống lúa
Khẩu Ký tại bản Hua Pầu và Nà Cóc ........................................................ 47
Bảng 4.15. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến chỉ số diện tích lá
của giống Khẩu Ký tại 2 bản Hua Pầu và Nà Cóc vụ mùa 2017 ............... 48
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh

lý của giống Khẩu Ký tại 2 bản Hua Pầu và Nà Cóc................................. 49
Bảng 4.17. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến số bơng/m2 giống
Khẩu Ký tại 2 bản Hua Pầu và Nà Cóc vụ mùa 2017 ............................... 50
Bảng 4.18. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến số hạt/bơng giống
Khẩu Ký tại 2 bản Hua Pầu và Nà Cóc vụ mùa 2017 ............................... 51
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất tại bản Hua Pầu ......................................................... 51
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất tại bản Nà Cóc ........................................................... 52
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh
tế tại bản Hua Pầu ...................................................................................... 55
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh
tế tại bản Nà Cóc ....................................................................................... 56

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1.

Đồ thị động thái đẻ nhánh của giống Khẩu Ký tại bản Hua Pầu ............... 40

Đồ thị 4.2.

Biểu đồ động thái đẻ nhánh của giống Khẩu Ký tại bản Nà cóc ............... 41

Đồ thị 4.3.

Đồ thị biểu thị động thái ra lá của giống Khẩu Ký tại bản Hua Pầu vụ
mùa 2017 ................................................................................................... 44


Đồ thị 4.4.

Đồ thị biểu thị động thái ra lá của giống Khẩu Ký tại bản Nà Cóc .......... 45

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Thu Huế
Tên luận văn: Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến sinh trưởng và năng
suất giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định được mật độ cấy và lượng phân bón phù hợp cho giống lúa Khẩu ký
góp phần xây dựng quy trình sản xuất cho giống lúa Khẩu Ký trong vụ mùa tại huyện
Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Bố trí thí nghiệm theo kiểu chia ô lớn ô nhỏ (Split – Plot Design) với 3 lần nhắc
lại, trong đó ơ lớn là mức phân bón thi nghiệm, ơ nhỏ là mật độ cấy.
Theo dõi và đánh giá mức độ nhiễm các loại sâu bệnh trên lúa và đánh giá theo
tiêu chuẩn ngành của giống lúa 10 TCN 558-2002.
Số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai bằng
chương trình IRRISTART 5.0 và EXCEL.
Kết quả chính và kết luận:
1. Giống Khẩu Ký có thời gian sinh trưởng 135 – 137 ngày. Thời gian sinh

trưởng và chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao cây ít phụ thuộc vào yếu tố mật độ và phân
bón. Giống có đặc trưng: Thế cây nửa đứng, dạng hạt to ngắn (D<6mm), hạt gạo màu
nâu nhạt/ trắng đục nhạt, khơng có râu, gạo có hương thơm nhẹ,…
2. Khi tăng mật độ cấy và liều lượng phân bón thì các chỉ tiêu sinh trưởng:
Chiều cao cuối cùng và tốc độ tăng trưởng chiều cao, khả năng đẻ nhánh, LAI, năng
suất sinh vật học đều tăng từ M1 (25 khóm/m2) đến M4 (40 khóm/m2) từ P1 (80kg N +
60kg P2O5 + 80kg K2O) đến P3 (120kg N + 90kg P2O5 + 120kg K2O).
3. Khẩu Ký là giống có khả năng chống chịu dịch hại khá. Mật độ cấy và lượng
phân bón càng cao thì tạo áp lực sâu bệnh hại càng lớn. Giống bị nhiễm sâu bệnh hại
cao nhất tại cơng thức có mật độ và lượng phân bón cao nhất P3M4 (cấy 2 dảnh x 45
khóm/m2 và bón phân mức (10 tấn phân chuồng + 120kg N + 90kg P2O5 + 120kg K2O).
4. Giống Khẩu Ký đạt năng suất lý thuyết và thực thu cao nhất ở công thức
P2M3 (cấy 2 dảnh x 35 khóm/m2 và bón phân mức 10 tấn phân chuồng + 100kg N +

ix


75kg P2O5 + 100kg K2O) và công thức P2M2 (cấy 2 dảnh x 30 khóm/m2 và bón phân
mức 10 tấn phân chuồng + 100kg N + 75kg P2O5 + 100kg K2O).
5. Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở công thức P2M3 (cấy 2 dảnh x 35 khóm/m2
và bón phân mức 10 tấn phân chuồng + 100kg N + 75kg P2O5 + 100kg K2O) là 29 – 30
triệu đồng/ ha. Hiệu quả kinh tế đạt cao hơn so với các giống lúa lai ở đồng bằng do
chất lượng lúa cao (hạt gạo thơm, ngon, dẻo). Giá 1kg thóc thương phẩm từ 12.000 –
15.000/kg, gạo 22.000 – 25.000/kg. Cao gấp đôi các giống gạo tẻ hiện nay.

x


THESIS ABTRACT
Master candidate: Dao Thu Hue

Thesis title: Effects of planted density and dosage of fertilizer on growth and yield of
Khau Ky rice variety in Tan Uyen District, Lai Chau Province.
Major: Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Reaearch Objectives
Tod determine the suitable planted density and dosage of fertilizer for Khau Ky
rice variety, to contribute to building the production process of Khau Ky rice variety in
Tan Uyen District, Lai Chau Province.
Materials and Methods
The experiments were arranged according to Split – Plot Design, with 3
repetitions, in which the large cell is the experimental fertilizer level, the small cell is
the planted density.
Following and evaluation of the level of pests infection on rice according to the
department standard of the rice variety 10 TCN 558 – 2002.
The data were analyzed statistically by the variance analysis using IRRISTART
5.0 and EXCEL.
Main findings and conclusions
1. Khau Ky is photopferiodic sensityve variety with growth duration of 135 –
137 days. Growth time and growth target, tree height are less dependent on factor and
fertilizer density. The variety is characterized such as: half standing tree, big short seed
(D<6mm), light brown/ light white opaque rice, no beard, light fragrant rice,…
2. When increasing planted density and dosage of fertilizer, the growth targets:
final height, growth rate of height, ability to branch, LAI, biological productivity
increase from M1 (25 clumps/m2) to M4 (40 clumps/m2) from P1 (80kg N + 60kg P2O5
+ 80kg K2O) to P3 (120kg N + 90kg P2O5 + 120kg K2O).
3. Khau Ky is a rice variety which quite diseases. The higher the planted density
and dosage of fertilizer, the greater the pest and disease pressure. The variety is most

infected with pests and diseases at the formula which has the highest density and dosage
of fertilizer P3M4 (planting 2 clumps x 45clumps/m2 and fertilizer 10 tons of manure
cage + 120kg N + 90kg P2O5 + 120kg K2O).

xi


4. Khau Ky vaiety attends the highest of theoretical yield and actual yield at
P2M3 formula (planting 2 clumps x 30 groups/m2 and fertilizer 10 tons of manure cage
+ 100kg N + 75kg P2O5 + 100kg K2O).
5. Economic efficiency is highest at the P2M3 formula (planting 2 clumps x 35
groups/m2 and fertilizer 10 tons of manure care + 100kg N +75kg P2O5 + 100kg K2O)
of 29 – 30 million VND/ha. Economic efficiency is higher than that of hybrid rice
varieties in the delta because of hinh quality of rice (fragrant rice, delicious, plastic).
Price of 1kg of rice is 12.000 – 15.000/kg, price of 1kg of raw rice is 22.000 –
25.000/kg. It is high double compared to the current raw rice varieties.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza sativa.) là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu thế
giới, cùng với ngơ, lúa mì, sắn và khoai tây. Lúa gạo cịn là mặt hàng nơng sản
xuất khẩu thu về lượng ngoại tệ lớn cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Với giá
trị kinh tế cao và khả năng thích ứng rộng, cây lúa được trồng phổ biến trên khá
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong 10 năm trở lại đây, sản lượng xuất
khẩu gạo thương phẩm của Việt Nam luôn đứng trong TOP 3 các nước xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới và đóng góp một phần khơng nhỏ vào tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu hàng năm. Theo Đào Thế Anh (2015), gạo có nguồn gốc địa

phương chiếm 32% lượng xuất khẩu của Việt Nam).
Vùng Tây Bắc Việt Nam có điều kiện địa hình phức tạp, khó khăn về nước
và các điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã hình thành rất nhiều các giống lúa địa
phương trong đó có cả lúa nước và lúa cạn. Các giống lúa này mặc dù có năng
suất khơng cao nhưng lại có khả năng thích nghi tốt với điều kiện bất thuận, đồng
thời thường có phẩm chất gạo ngon và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Đây chính là nguồn tài nguyên rất có giá trị cho cơng tác chọn tạo giống lúa. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các giống
lúa địa phương đang bị thoái hố, lẫn tạp và dần mất đi. Vì vậy, cơng tác thu
thập, bảo tồn, khai thác và chọn lọc các giống lúa địa phương phục vụ nghiên
cứu và trồng trọt là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu nhằm cải tiến kỹ
thuật canh tác, nâng cao năng suất giống lúa địa phương đảm bảo an ninh lương
thực tại chỗ cũng như phát huy giá trị sản phẩm và văn hoá cho người dân địa
phương cũng hết sức quan trọng.
Lai Châu là một trong những tỉnh miền núi Tây Bắc có những thung lũng
hay những cánh đồng có điều kiện về khí hậu cũng như thổ nhưỡng khá thuận lợi
cho việc trồng lúa. Ở đó, cũng khá nổi tiếng với các sản phẩm từ các giống lúa
địa phương như: gạo Khẩu Ký, Tẻ Râu, Gạo Nếp tan Co Giàng, gạo Khẩu Hốc,
gạo Tả Cù… Các giống lúa thuần được trồng nhiều và ưu tiên cho các giống lúa
đặc sản địa phương như Khẩu ký, Tẻ râu, Nếp Tan Co Giàng, Séng cù.
Giống lúa Khẩu ký đã được Học viện Nông nghiệp Việt Nam phục tráng
thành công từ năm 2012- 2015, nhưng việc thâm canh tăng năng suất đặc biệt là

1


nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ phân bón cho giống lúa này tại huyện Tân
Uyên tỉnh Lai Châu đang cần được quan tâm để hiệu quả sản suất giống lúa đặc
sản này là điều cần thiết cho người trồng lúa.
Để nâng cao năng suất, chất lượng gạo Khẩu Ký góp phần tăng thu nhập

cải thiện đời sóng người dân huyện Tân Uyên, Lai Châu chúng tôi thực hiện đề
tài:” Ảnh hƣởng của mật độ cấy và lƣợng phân bón đến sinh trƣởng và năng
suất giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Xác định được mật độ cấy và lượng phân bón phù hợp cho giống lúa
Khẩu ký góp phần xây dựng quy trình sản xuất cho giống lúa Khẩu ký trong vụ
mùa tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
1.2.2. u cầu
- Rà sốt tình hình trồng lúa và cơ cấu giống lúa ở huyện Tân Uyên tỉnh
Lai Châu.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến các chỉ tiêu
sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khâu ký vụ mùa tại huyện Tân
Uyên, Lai Châu.
- Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống
lúa Khẩu ký vụ mùa tại huyện Tân Uyên, Lai Châu.
- Ảnh hưởng của mật độ, phân bón tới năng suất và hiệu quả kinh tế của
giống Khẩu Ký tại 2 bản Hua Pầu và Nà Cóc.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đóng góp cơ sơ lý luận về mối quan hệ giữa mật độ và lượng phân
đến sinh trưởng và năng suất lúa nói chung và giống lúa Khẩu ký tại huyện Tân
Uyên, Lai Châu nói riêng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để góp phần hồn thiện
quy trình thâm canh và phổ biến trong sản xuất đối với giống lúa Khẩu ký vụ
mùa tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa gạo là loại lương thực quan trọng cho hơn 3,5 tỉ người hay trên 50
% dân số thế giới. Lúa được trồng rải rác khắp thế giới và phân bố ở tất cả các
châu lục.
Theo thống kê của FAO, các loại cây lương thực được sản xuất và tiêu thụ
trên thế giới bao gồm 5 loại: lúa gạo, lúa mì, ngơ, lúa mạch và kê. Trong đó lúa
gạo và lúa mỳ là 2 loại được sản xuất và tiêu dùng nhiều nhất, với nhu cầu trung
bình hiện nay có thể duy trì sự sống cho trên 3.000 triệu người, chiếm hơn 50%
dân số thế giới.
Sản xuất lúa gạo tại châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-bê hồi phục, mặc dù
không đạt được mức sản lượng hồi năm 2011. Hầu hết các quốc gia trong khu
vực có vụ mùa bội thu nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt là tại Brazil,
Guyana, Paraguay và Venezuela. Trong khi đó, tại Bolivia, giá gạo thấp cộng
với điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng gạo nước này giảm 26% vào
năm 2014.
Hiện nay thế giới có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục.
Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở châu Á nơi chiếm tới 90%
diện tích gieo trồng và sản lượng. Biến động về diện tích, năng suất và sản
lượng lúa trên toàn thế giới trong vài thập kỷ gần đây thể hiện qua bảng 2.1.
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2017) diện tích
trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Từ năm 2000
trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm
dần, đến năm 2007 cịn ở mức 155,04 triệu ha. Đến năm 2008 tăng lên 160
triệu ha/năm. Từ năm 2009 diện tích trồng lúa có xu hướng tăng nhẹ lên
164,72 triệu ha năm 2013. Các nước có diện tích lúa lớn nhất theo thứ tự
phải kể là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam
đứng hàng thứ 6 sau Thái Lan. Diện tích trồng lúa tập trung ở châu Á chiếm

khoảng 90%.

3


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của thế giới qua các năm (từ
năm 2006 đến 2016)

2006
2007
2008
2009
2010

Diện tích
(triệu ha)
155,63
155,09
160,06
157,98
161,56

Năng suất
(tấn/ha)
4,12
4,23
4,29
4,34
4,34


Sản lƣợng
(triệu tấn)
640,81
656,71
687,46
686,25
701,23

2011
2012
2013
2014
2015
2016

162,71
162,26
164,26
162,72
160,76
159,81

4,43
4,52
4,50
4,56
4,60
4,64

721,60

733,01
739,12
741,48
739,50
741,52

Năm

Nguồn: FAOSTAT (2017)

Trong 2 năm trở lại đây (năm 2015 và 2016) diện tích trồng lúa của cả nước
trên thế giới có xu hướng giảm từ 0,95- 1,96 triệu ha. Tuy nhiên do công nghệ
ngày càng được nâng cao đặc biệt những thành tựu về sản xuất giống làm cho
năng suất tăng đều, năm 2016 tăng 0,4 tấn/ha so với năm 2015. Dẫn đến sản
lượng cũng tăng, trong vòng 10 năng sản lượng 100,71 triệu tấn, an ninh lương
thực được đảm bảo.
Sự gia tăng của hai yếu tố diện tích và năng suất đã làm cho tổng sản
lượng lúa toàn thế giới tăng dần qua từng năm. Trong 5 năm trở lại đây nhìn
chung về diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng, cụ thể: Diện tích tăng 1,07%,
năng suất tăng từ 4,34 (tấn/ha) đến 4,43 (tấn/ha) từ năm 2010 đến năm 2011, năm
2012 năng suất đạt 4,52 tăng 0,9 tấn/ha so với năm 2011, đến năm 2013 có sự
giảm nhẹ tuy nhiên đến năm 2014 diện tích là 162,72 nghìn ha và năng suất đạt
4,56 tấn/ha. Những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là giống mới, kỹ thuật thâm canh
tiên tiến được áp dụng đã góp phần làm cho sản lượng lúa tăng lên đáng kể. Tổ
chức FAO cũng dự báo tổng sản lượng lúa tồn thế giới sẽ vẫn cịn tiếp tục gia
tăng trong những năm tới. Tuy nhiên q trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa làm
diện tích đất trồng lúa của thế giới giảm, đòi hỏi rất cao các thành tựu về khoa
học kĩ thuật hơn nữa để tăng năng suất và sản lượng lúa để đảm bảo an ninh
lương thực cho thế giới


4


Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa các châu lục năm 2016
Diện tích
(triệu ha)
159,81

Năng suất
(tấn/ha)
4,65

Sản lƣợng
(triệu tấn)
742,52

140,48

4,75

667,33

6,13

5,88

38,12

Africa


12,50

2,60

32,50

Europe

0,67

7,33

4,25

Oceania

0,03

9,37

0,28

Tên châu lục
World
Asia
Americas

Nguồn: FAOSTAT (2017)

Theo Thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAOSTAT, 2017) được

thể hiện ở bảng 2.2 cho thấy, sự khác nhau về địa lý, điều kiện tự nhiên mà diện
tích và năng suất lúa của các châu lục cũng có sự khác nhau rõ rệt. Khu vực châu
Á được coi là vùng sản xuất lúa trọng điểm của thế giới. Năm 2014, diện tích lúa
là 143,48 triệu ha chiếm 88,18 % diện tích lúa tồn thế giới. Sản lượng lúa đạt
667,02 triệu tấn, chiếm tới 89,96% sản lượng lúa tồn cầu. Tỷ lệ này vẫn đang
liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực này. Theo thống kê, sản lượng
lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Pakistan, Việt Nam...
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất lúa 10 nƣớc có sản lƣợng lớn nhất thế giới
trong năm 2016
STT

Tên nƣớc

World
1 China
2 India
3
4
5
6
7
8
9
10

Indonesia
Bangladesh
Viet Nam
Thailand

Myanmar
Philippines
Brazil
Japan

Diện tích
(triệu ha)
159,72
30,57
43,86
13,8
11,32
7,82
10,66
6,79
4,74
2,34
1,58

Năng suất
(tấn/ha)
4,65
6,81
3,58
5,14
4,62
5,75
3,06
3,89
4

5,2
6,7

Sản lƣợng
(triệu tấn)
742,48
208,24
157,2
70,65
52,33
44,97
32,62
26,42
18,97
12,18
10,55

Nguồn: FAOSTAT (2017)

5


Qua bảng 2.3 cho thấy: Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế
giới với diện tích năm 2014 là 43,86 triệu ha, tuy nhiên do năng suất lúa của nước
này thấp (chỉ đạt 3,58 tấn/ha) nên sản lượng lúa của Ấn Độ đứng thứ hai thế giới
là 157,2 triệu tấn, chiếm 21,2% tổng sản lượng của thế giới.
Trung Quốc có diện tích trồng lúa đứng thứ hai thế giới, trong vài thập
niên gần đây Trung Quốc có nhiều thành tựu trong cải tiến giống lúa, trong đó
đặc biệt quan tâm đến sử dụng ưu thế lai ở lúa do đó năng suất bình qn năm
2014 đạt 6,81 tấn/ha, sản lượng đạt 208,24 triệu tấn, đứng đầu về sản lượng lúa

trên thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích canh tác lúa của
Trung Quốc giảm do q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa tăng nhanh bên cạnh
đó nguồn nước ngọt khơng đủ và phân bố không đều. Đây cũng là trở ngại lớn
trong việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa của Trung Quốc.
Thái Lan là nước có sản lượng lúa đứng thứ 6 nhưng lại có sản lượng gạo
xuất khẩu gạo hàng đầu Thế giới, nước này cũng được thiên nhiên ưu đãi với
những vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, diện tích canh tác lớn (chiếm khoảng
40% diện tích tự nhiên), điều kiện thời tiết thuận lợi. Vì vậy, cây lúa là cây trồng
chính trong sản xuất nơng nghiệp của Thái Lan với diện tích năm 2014 là 10,66
triệu ha, năng suất bình quân 3,06 tấn/ha, sản lượng 32,62 triệu tấn. Tiêu chí
chọn giống lúa của các nhà khoa học Thái Lan là các giống phải có thời gian sinh
trưởng trung bình đến dài ngày, vì phần lớn lúa chỉ trồng được 1 vụ/năm, chất
lượng được coi trọng hơn năng suất… điều này giải thích tại sao giá gạo xuất
khẩu của Thái Lan luôn cao hơn của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, hiện nay
các nước sản xuất gạo ở Châu Á vẫn là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của
thế giới. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm
khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước trồng lúa trọng điểm trên thế giới,
người Việt Nam vẫn thường tự hào về nền văn minh lúa nước của nước mình. Từ
xa xưa cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong
đời sống của người dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp, 1999). Xét về vị trí địa lý, nước
ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng bức xạ mặt trời cao và đất
đai phù hợp nên có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm và với nhiều giống khác

6


nhau. Sản xuất lúa gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, theo tài liệu khảo
cổ học đáng tin cậy đã cơng bố thì cây lúa được trồng phổ biến và nghề trồng lúa

đã là nghề khá phồn thịnh ở nước ta thời kỳ đồ đồng khoảng 4000 – 3000 năm
trước Công Nguyên (Đinh Thế Lộc, 2006).
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là
1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình qn 13 tạ/ha và sản lượng thóc tương
ứng 2,4-3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở miền
Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chịu thâm canh, dễ đổ, năng suất thấp.
Từ năm 1963-1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều,
thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã
đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ. Đã
chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân, chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ
(80-90%) diện tích và thời kỳ 1985-1990 sang xuân sớm (5-10%) và 70-80% là
xuân muộn. Một số giống lúa xuân đã có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể
cấy được cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết
hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam
ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.
Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu
tấn, nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất. Tính
riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm.
Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những
bước tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn
triền miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà
còn xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo/năm, với diện tích khoảng 7,75 triệu ha với
năng suất 5,63 tấn/ha; đứng thứ 7 thế giới về diện tích trồng lúa sau các nước: Ấn
Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Bangladesh, Myanmar.
Tính đến thời điểm 2014 lúa vẫn là cây lương thực quan trọng nhất ở nước
ta, cây lúa cung cấp 85-85% tổng sản lượng lương thực trong nước. Trong những
năm gần đây, diện tích lúa khơng tăng nhưng do năng suất lúa được cải thiện
đáng kể nên sản lượng lúa không ngừng tăng lên.
Theo Tổng cục thống kê (2017), tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
trong những năm gần đây thể hiện qua bảng 2.4.


7


Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa Việt Nam từ 1965-2016
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

1965

4,83

1,94

9,37

1970

4,72

2,15


10,17

1975

4,86

2,12

10,29

1980

5,60

2,08

11,65

1985

5,72

2,78

15,87

1990

6,04


3,18

19,23

1995

6,77

3,69

24,96

2000

7,67

4,24

32,53

2005

7,33

4,89

35,83

2006


7,33

4,89

35,85

2007

7,21

4,99

35,94

2008

7,40

5,23

38,73

2009

7,43

5,23

38,95


2010

7,49

5,34

40,01

2011

7,66

5,53

42,39

2012

7,76

5,63

43,73

2013

7,90

5,57


44,04

2014

7,81

5,75

44,97

2015

7,83

5,77

45,16

Sơ bộ 2016

7,79

5,60

43,61

Năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)


Từ năm 2005 trở lại đây, năng suất lúa của nước ta ổn định và tăng mạnh từ 5,34 tấn/ha (2010) lên 5,53 tấn/ha (2011) và đều cao hơn năng suất bình qn
của thế giới. Tính đến năm 2015, tổng sản lượng lúa của nước ta đạt 45,16 triệu
tấn (chiếm 6,09% tổng sản lượng lúa toàn thế giới)
Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của
các hộ nơng dân nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông
thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo. Trong gần ba thập kỷ qua nhờ
đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản

8


xuất lúa gạo, không những chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà hàng năm còn
tham gia xuất khẩu với kim ngạch đáng kể và đóng góp khơng nhỏ cho ngân sách
quốc gia.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TÂN UYÊN
2.2.1. Điều kiện phát triển nông nghiệp của huyện Tân Un
Tân Un có diện tích tự nhiên là 90.319ha trong đó đất nơng nghiệp
7.325,12 ha, đất lâm nghiệp 25.430,44ha, và các đất khác. dân số của Tân Uyên
là 43.173 người, số hộ là 8.417 hộ, số người bình quân/ hộ là 5 người, với 8 dân
tộc, số người trong độ tuổi lao động khoảng 53%, phần lớn là lao động trẻ, khoẻ,
đây là nguồn nhân lực lớn cung cấp cho phát triển kinh tế - xã hội. Lao động
nông nghiệp trên 80%. Mặt khác, lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng rất nhỏ
khoảng 15%, số lao động có chun mơn, trình độ cao rất thấp, đó là cản trở lớn
trong việc tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội nhanh và bền vững.
Tân Uyên địa hình chia cắt phức tạp, phổ biến là địa hình núi cao trung bình
có độ dốc lớn, trên 60% diện tích tự nhiên của huyện có độ cao trên 800 m so
với mực nước biển, hơn 90% địa hình có độ dốc lớn hơn 20-25o va bị chia cắt bởi
các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, có nhiều dãy núi có độ cao

từ 1500-2000 m so với mực nước biển
Địa bàn huyện Tân Uyên bị chia cắt mạnh, phức tạp bởi các dãy núi liên
tiếp chạy theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam và Đông Nam tạo thành thung
lũng kéo dài dọc theo con sơng, con suối lớn. Vì vây vùng sản xuất nơng nghiệp
cũng mang tính manh mún, khó quy hoạch thành vùng rộng lớn. Vì vậy trong
cơng tác sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa chính quyền cần phối hợp
với người dân địa phương để có chiến lược phù hợp phát triển cho từng vùng
Loại đất trên địa bàn là đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa. Do quá trình
canh tác lúa nước làm cho đất bị thay đổi như mất kết cấu, đất trở nên bị dính
chặt. Các chất dinh dưỡng ở mức trung bình và thấp, thành phần cơ giới thịt
nặng. Đất được người dân trồng lúa 2 vụ, cây hoa màu 1 vụ. Để năng suất lúa ổn
định và tính chất đất tốt hơn nên bổ xung các lại phân cân đối cho đất, đặc biệt là
phân hữu cơ để cải tạo lý tính của đất
Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu điển hình của vùng núi cao Tây Bắc, ngày
nóng đêm lạnh, khí hậu phân 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ

9


tháng 4 đến tháng 9 có nhiệt độ cao, mùa khơ từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
khí hậu lạnh độ ẩm cao, lượng mưa thấp.Vì vậy cần có kế hoạch và biện pháp
phù hợp để đảm bảo năng suất, chất lượng.
Sản xuất nông nghiệp của đồng bào chủ yếu là ruộng bậc thang, nương
rẫy trồng lúa, ngô, sắn, phương tiện sản xuất cịn thơ sơ lạc hậu, trình độ sản suất
còn thấp chủ yếu theo tập quán cũ, chưa áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiến
tiến vào sản xuất. Khâu chế biến tiêu thụ sản phẩm cịn mang tính chất tự cung,
tự cấp, manh mún, nhỏ lẻ. Mặt khác, diện tích phần lớn là ruộng bậc thang,
nương đồi gieo cấy 1 vụ, độ màu mỡ của đất thấp chưa có sự canh tác đầu tư về
phân bón nên năng suất đạt rất thấp. Mặc dù diện tích ruộng nước canh tác lúa
khá (2.653 ha), nhưng quá nửa là ruộng một vụ (1.475 ha), trong đó mới chỉ khai

thác được 300 ha/1.475 ha, chiếm khoảng 20,3% diện tích đất một vụ (Nguyễn
Văn Cương, 2014).
Một số giống lúa chất lượng cao như Khẩu Ký, Séng Cù, Nếp Co Giàng
(Tân Uyên), Tà Cù (Phong Phổ) …. Đặc biệt là giống Khẩu ký và Nếp Cò
Giàng ở huyện Tân Uyên, vì đây là những giống có năng suất khá, chất lượng
gạo tốt, thơm, dẻo, cơm ngon, được nhiều thị trường ưa chuộng, giá thành cao.
Tuy nhiên, những giống lúa này là các giống lúa thuần chủng, được nông dân
thường trồng rồi thu hoạch, bảo quản, tự để giống cho các năm sau. Trên thực
tế nhiều giống trong các giống lúa chất lượng của vùng Tân Uyên-Lai Châu
hiện nay đã bị lẫn tạp và giảm chất lượng và bị thối hóa vì giống được trồng
nhiều thế hệ qua nhiều năm nhưng chưa được chú trọng việc chọn lọc khoa học
để giữ gìn độ thuần di truyền (đúng giống).. Để khơi phục lại chất lượng giống,
nhằm tăng chất lượng gạo của những giống lúa này, sau nhiều năm nghiên cứu,
chọn tạo đến năm 2014 đã phục tráng thành công giống lúa Khẩu Ký (Nguyễn
Văn Cương, 2014).
2.2.2. Định hƣớng phát triển giống lúa Khẩu Ký giai đoạn 2015-2020 của
huyện Tân Uyên
Định hướng phát triển giống lúa chất lượng cao của toàn huyện Tân Uyên
giai đoạn 2015-2020 lên đến 1.300ha trong 5 năm, tăng từ 140ha đến 340h từ
năm 2016 đến năm 2020. Điều này có thể thấy huyện tập trung phát triển giống
Khẩu Ký, tiếp tục phát triển về năng suất, chất lượng, sản lượng và diện tích.
Trong đó tập trung sản xuất tại xã Mường Khoa, Pắc Ta, và xã Thân Thuộc

10


Bảng 2.5. Định hƣớng phát triển giống lúa Khẩu Ký giai đoạn 2015-2020
của huyện Tân Uyên
Hạng mục


ĐVT

Quy mô thực hiện

Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

Quy hoạch sản xuất
Lúa chất lượng cao

1,300

140

200

280

340

340


Khẩu Ký

ha

1,300

140

200

280

340

340

Xã Pắc Ta

ha

340

50

60

70

80


80

Xã Mường Khoa

ha

400

50

70

80

100

100

Thị trấn Tân Uyên

ha

120

10

20

30


30

30

Xã Trung Đồng

ha

140

40

50

50

Xã Thân Thuộc

ha

300

60

80

80

30


50

2.2.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
a. Điểm mạnh
Được sự quan tâm của lãnh đạo xã, sự phối hợp của Trung tâm Giống
Nơng nghiệp tỉnh Lai Châu, phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Tân Uyên trong
việc điều tra, thu thập thông tin về tình hình canh tác và sử dụng các giống lúa
địa phương.
Hầu hết các xã của huyện Tân Uyên người dân đều gieo cấy các giống lúa
địa phương nên rất thuận lợi cho cán bộ trong việc điều tra về tình hình canh tác,
kinh nghiệm bảo quản gieo trồng các giống lúa địa phương.
b. Khó khăn
- Địa hình dốc, thí nghiệm phải bố trí trên nền ruộng bậc thang, đất có độ phì
nhiêu thấp ở cả 2 bản bố trí thí nghiệm.
- Nước tưới chưa chủ động do cơ sở hạ tầng còn kém, chủ yếu nhờ hệ thống
nước trời ở cả 2 bản Hua Pầu và Nà Cóc.
- Trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc áp
dụng KHKT vào sản xuất còn thấp.
- Điều kiện sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tư phân
bón, thuốc BVTV vào chăm sóc lúa rất ít dẫn đến năng suất thu được thấp.

11


- Các giống đặc sản địa phương thường được gieo trồng ở các bản vùng sâu
vùng xa, phương tiện đi lại khó khăn. Hầu hết các xã chưa có cán bộ khuyến
nơng hoặc nếu có thì cũng chưa qua đào tạo nên việc triển khai cũng như khuyến
cáo người dân lịch thời vụ, tình hình sâu bệnh và phương pháp phòng trừ chưa
kịp thời, chưa sâu sát người dân.

- Hầu hết những chân ruộng gieo cấy 2 giống lúa đều là chân ruộng 1 vụ mà
người dân khai hoang được, điều kiện kênh mương nước tưới cịn chưa có nên
người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất.
2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA CÂY LÚA
Cây lúa trải qua 3 thời kỳ sinh trưởng chính: thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng hay còn gọi là thời kỳ sinh trưởng cơ bản; thời kỳ sinh trưởng sinh thực và
thời kỳ tích luỹ (thời kỳ chín) (Bùi Huy Đáp, 1980).
* Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
Là thời kỳ hình thành các bộ phận quan trọng đầu tiên của cây. Thời kỳ
này được bắt đầu từ khi hạt nảy mầm. Các bộ phận: rễ, thân, lá, nhánh được hình
thành và phát triển.
Theo quy luật sinh trưởng của cây lúa nói chung là các cơ quan sinh
dưỡng hình thành theo một trình tự nhất định, khơng thay đổi theo giống cũng
như điều kiện ngoại cảnh. Quan sát các nhánh đẻ thấy rằng: nhánh con đẻ ở đốt
đầu tiên của thân chính chỉ xuất hiện khi thân chính ra lá thứ tư. Theo dõi tổng số
lá thì nhánh này ln ít hơn nhánh mẹ 2 lá ở tất cả các giống. Nhánh con mọc ở
đốt thứ hai kém nhánh mẹ 3 lá và kém nhánh chị 1 lá. Nhánh con thứ 3 kém
nhánh mẹ 4 lá, kém nhánh chị đầu tiên 2 lá, kém nhánh con thứ hai 1 lá, nhánh
con thứ 4 kém nhánh mẹ 5 lá v.v.
* Thời kỳ sinh trưởng sinh thực
Toàn bộ thời gian sinh trưởng sinh thực (phân hố địng) kéo dài 28-33
ngày. Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng sinh thực khác nhau, thời
gian này chênh nhau 2-3 ngày khơng làm thay đổi có ý nghĩa đối với thời gian
sinh trưởng của cây lúa (Nguyễn Văn Hoan, 2006).
Phân hoá đòng:
Bước 1: diễn ra ngay sau khi kết thúc phân hố lá địng. Ở bước này đỉnh

12



×