Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguyen tieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.79 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>"Nguyên tiêu" của Hồ Chí Minh </b>



<i>Một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất nét phong cách này của Người là “Nguyên </i>
<i>tiêu” – một thi phẩm mang đậm phong vị Đường thi mà vẫn thấm đẫm cảm quan hiện đại </i>


<i>của một chiến sĩ </i>


Hồ Chí Minh khơng chỉ là người anh hùng giải phóng dân tộc, mà cịn là nhà thơ lớn của
đất nước trong thế kỉ 20. Người đã lấy văn thơ làm vũ khí chiến đấu sắc bén cho sự


nghiệp phấn đấu vì độc lập tự do và cơm áo hịa bình của nhân dân ta. Tâm hồn nhạy cảm


kết hợp với một trí tuệ siêu việt đã tạo nên một nhà thơ lỗi lạc với một phong cách độc
đáo - Cổ điển mà hiện đại.


Một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất nét phong cách này của Người là “Nguyên tiêu”
– một thi phẩm mang đậm phong vị Đường thi mà vẫn thấm đẫm cảm quan hiện đại của


một chiến sĩ:


Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên


Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên


Yên ba thâm sứ đàm quân sự


Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền


<i>(Nguyên tiêu – Hồ Chí Minh) </i>


Dịch thơ:



Rằm xuân lồng lộng trăng soi


Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân


Giữa dòng bàn bạc việc quân


Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>



Nhà thơ Xuân Thủy kể lại: Đầu xuân năm 1948, Bác chủ trì cuộc Hội nghị Trung ương


mở rộng, nhằm vạch ra phương hướng và nhiệm vụ mới cho một giai đoạn phát triển của


cách mạng Việt Nam. Sau cuộc họp, Bác xuôi thuyền về nơi căn cứ. Nhân trăng sáng,


cảnh đẹp, Bác cảm hứng đọc bài thơ. Phút thi hứng ấy của Người đã để lại cho chúng ta


một áng thơ trác tuyệt.


Bài thơ được làm bằng chữ Hán, mang âm hưởng Đường thi nhưng vẫn đậm đà màu sắc


dân tộc thể hiện qua hơi thở thời đại ấm áp trong đó.


Câu thơ đầu tiên như một câu kể đơn thuần:


“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”


<i>(Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng sáng) </i>



(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)


Nhưng chính trong sự giản dị ấy, cái hay của ý thơ mới phát lộ. Khi dịch thơ, nhà thơ


Xuân Thủy đã thêm vào chữ <i>lồng lộng mà m</i>ất đi chữ “chính viên”. “Chính viên” là vừa


tròn - ở độ viên mãn nhất. Nhà thơ không tả (lồng lộng) mà chỉ kể, để cảnh tự nói lên tất


cả. Cái đẹp của buổi đêm, của trăng đã nằm trong sự khẳng định “chính viên” của thi


nhân. Không gian (kim dạ), thời gian (nguyên tiêu), cảnh vật (nguyệt chính viên) như hài


hịa, đan tựa vào nhau, tạo nên một bức tranh cảnh đặc sắc. Đây là sự học tập từ Đường


thi: ngắn gọn, cô đúc, gợi mà không tả tạo nên cái mênh mang của cảnh trong lòng độc


giả.


Từ sự mộc mạc đó, câu thơ thứ hai đột ngột bừng sáng với sự xuất hiện của ba từ “xuân”:


“Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)


Ba từ xuân hòa vào nhau làm cho khung cảnh như bao phủ một sắc xuân ngập tràn. Đêm


chiến khu 1948 ấy, xuân như chảy dài theo dịng sơng, lan rộng cùng mặt nước và vút lên
tận trời cao. Ta nhận ra trong đó một thi hứng, xuân hứng dâng trào. Bản dịch thơ của



Xuân Thủy đã làm mất đi 1 chữ xuân, như Bác nhận xét: “Dịch lưu loát, giữ được chất
thơ, nhưng dịng thứ hai có ba chữ xn hịa với nhau mà bản dịch chỉ có hai chữ xuân,


thế là ý đủ mà chữ còn thiếu”…. Về sau, nhà thơ Xuân Thủy đã khéo đưa chữ xuân lên
câu thứ nhất để giữ đủ ba chữ xuân của Hán tự. Nhưng giữa ba chữ xuân trên cùng một


dòng và ba chữ xuân trên cả hai dòng là cả một khoảng cách không nhỏ. Bởi trong


nguyên tác, sự lặp lại đó vừa chuyển tải nội dung vừa là điểm nhấn của hình thức nghệ


thuật. Chữ “tiếp” trong câu thơ này cũng là một đặc sắc mà Xuân Thủy đã không giữ
được trong bản dịch.“Tiếp” là nối liền, tạo một không gian trải dài, từ nước, sông vút lên
trời cao. Xuân không chỉ ở bề mặt rộng mà còn nối dài bất tận. Nhà thơ Xuân Thủy thay
đó bằng chữ “lẫn” dẫu đã phản ánh được phần nào sự hài hòa, ngập tràn của xuân nhưng


thu hẹp không gian và phạm vi ảnh hưởng của nó, làm giảm đi hiệu ứng của bài thơ.


Xuân hứng đã trở thành thi hứng dẫn mạch thơ đi như ngọn sóng trào. Hai chữ <i>thiên – </i>
<i>yên</i> bắt vần thật tự nhiên để dẫn dắt tới câu thứ ba:


Yên ba thâm sứ đàm quân sự


<i>(Sâu trong khói sóng bàn việc qn) </i>


(Giữa dịng bàn bạc việc quân)


Hình ảnh “yên ba thâm sứ” mang đến một khơng khí rất Đường thi, gợi ta nhớ đến câu
thơ xưa của Thôi Hiệu:


“Yên ba giang thượng sử nhân sầu”



<i> (Hoàng hạc lâu – Thơi Hiệu) </i>


Nhưng Hồ Chí Minh là một nhà thơ chiến sĩ. Vì vậy mà khơng khí thơ cổ ấy lại ghi khắc
được cả màn sương mù dày đặc vùng cao những ngày mùa đông Việt Bắc. Và điều đặc
biệt nhất là không gian của màn sương huyền ảo và kín đáo đó lại là nơi những nhà cách
mạng đang trao đổi những điều có tính chất sống còn của Tổ quốc, của dân tộc. Đến đây


ta mới cảm nhận rõ hơn những vần thơ của Hồng Trung Thơng về Bác:


“Những vần thơ Bác vần thơ thép


Mà vẫn mênh mơng bát ngát tình”


<i>(Hồng Trung Thông)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

“Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”


<i>(Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền) </i>


(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)


Âm hưởng Đường thi đậm đà trong câu thơ khiến khơng ít người đã nhầm với một câu
thơ trong bài “Phong kiều dạ bạc” của Trương Kế:


“Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”


(Phong kiều dạ bạc – Trương Kế)


Ngôn từ gần giống nhau nhưng tứ thơ hoàn toàn khác biệt. Trong thơ Trương Kế, tiếng


chng là âm hưởng chủ đạo thì trong thơ Hồ Chí Minh, trăng mới là nhân vật chính. Đó
chính là điều làm nên sức sống, màu sắc riêng của Hồ Chí Minh. Thanh huyền ở vần kết
bài thơ (thuyền) gợi cho ta một không gian thật bát ngát, cũng là dư vang cho cả bài thơ.
Trăng từ chỗ chỉ là một vừng ở câu đầu (nguyệt chính viên), đã thành trăng ánh một trời
nơi câu cuối (nguyệt mãn thuyền). Thi nhân trở về trên con thuyền đầy trăng. Nên thơ


biết bao, giống như những tao nhân mặc khách của truyền thống phương Đông. Con


thuyền của nhà quân sự thoắt biến thành thi tứ. Nó trở thành con thuyền đong đầy ánh
trăng, sáng lấp lánh. Nó cho ta thấy niềm lạc quan yêu đời phơi phới của người thi sĩ,


chiến sĩ Hồ Chí Minh. Ai cũng biết, trăng và thơ ln là hai người bạn tri kỉ, song hành
trong suốt cuộc đời cách mạng gian khó của Bác. Đã bao lần ta bắt gặp trăng trong thơ
Người:


“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
<i>(Cảnh khuya) </i>


“Người ngắm trăng soi ngồi cửa sổ


Trăng nhịm khe cửa ngắm nhà thơ”


<i>(Vọng nguyệt) </i>


Vẫn là vầng trăng tình nghĩa gắn bó bao lâu, nhưng ở mỗi bài lại có những cảm nhận


mới. Trong “ngun tiêu”, trăng mang một điều gì đó thật xúc động, như một người bạn


nhẹ nhàng, lặng lẽ, tạo nên khoảnh khắc bình yên quý giá trong cuộc đời đầy thử thách



của tác giả.


Cảm hứng bao trùm “nguyên tiêu” là cảm hứng của niềm vui, hạnh phúc, hi vọng và tin


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bài thơ là sự kết hợp hài hòa vẻ đẹp cổ điển và màu sắc hiện đại. Nó mang đến cho ta bức


chân dung tinh thần của Hồ Chí Minh – một cái tơi trữ tình mà vẫn đầy chất “thép”, đúng
như thi sĩ Phê-lích Pi-ta Rơ-đri-ghét đã từng đúc kết giản dị:


“Bởi vì Người là Chủ tịch Hồ Chí Minh


Nhà thơ Hồ Chí Minh


Người nơng dân trầm tĩnh Hồ Chí Minh….”


Và Người sẽ cịn sống mãi, trường tồn cùng đất nước Việt Nam, đẹp sáng ngời như vầng


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×