Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Đánh giá thích nghi đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững huyện tân phú đông tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.06 MB, 182 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****************

LÊ THỊ HƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN NƠNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****************

LÊ THỊ HƯỜNG

ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN NƠNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 60 85 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ NGỌC HÙNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
ĐH KHXH VÀ NHÂN VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Thị Hường
MSHV: 0305101303
Năm sinh: 24/04/1986
Nơi sinh: Thanh Hóa
Chuyên ngành: Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên Môi Trường
Mã số: 60850101
I. TÊN ĐỀ TÀI:
“Đánh giá thích nghi đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang”.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu môi trường tự nhiên liên quan đến sử dụng đất cho sản xuất nông
nghiệp.
- Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và các hệ thống sử dụng đất trong nông
nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

- Đánh giá khả năng thích hợp đất đai về tự nhiên, kinh tế và phân tích khả năng
thích nghi nông nghiệp và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Tháng 11 năm 2014
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Tháng 6 năm 2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Vũ Ngọc Hùng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Tp. HCM ngày 23 tháng 06 năm 2016
HỌC VIÊN

TS. VŨ NGỌC HÙNG
KHOA ĐỊA LÝ TRƯỜNG ĐHKHXH&NV

LÊ THỊ HƯỜNG
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Tp. HCM, ngày 23 tháng 6 năm 2016
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. VŨ NGỌC HÙNG

HỌC VIÊN

LÊ THỊ HƯỜNG


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ

Em xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu,
tìm hiểu của riêng cá nhân em.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác. Tài
liệu tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
Em xin hồn tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỹ luật theo quy
định, cho lời cam đoan của mình.

Tp.HCM, ngày 23 tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Hường


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Ngọc Hùng – người đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở trường Đại Học Khoa Học Xã Hội
và Nhân Văn đã trang bị cho em những kiến thức, làm nền tảng giúp em thực hiện
những nội dung được trinh bày trong luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo và cán bộ phòng Nơng Nghiệp
Phát Triển Nơng Thơn, Phịng Tài Ngun Mơi Trường cùng lãnh đạo huyện,
UBND 6 xã trong huyện Tân Phú Đơng, đã giúp đỡ em trong q trình thu thập số
liệu và thông tin để phục vụ cho đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn, đến các anh, chị đang công tác tại Phân
Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp, đã tạo điều kiện về thời gian, sắp xếp
cơng việc và giúp đỡ em trong q trình đi thực địa, để em có thể hồn thành tốt
luận văn này.
Qua đây, em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân
và bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Trân trọng!


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Huyện Tân Phú Đơng là vùng cù lao cửa sơng, ven biển, có nhiều sơng rạch,
hệ sinh thái đa dạng cả về cây trồng nông nghiệp vùng ngọt lợ và nuôi trồng, khai
thác thủy hải sản, rừng ngập mặn vùng nước mặn, kết hợp với những nét sinh hoạt
đặc trưng của vùng.
Bằng những kiến thức đã học trong lĩnh vực về quản lý tài nguyên môi
trường kết hợp với việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân sống trong vùng
nghiên cứu, tác giả đã đưa ra được những đánh giá về hiện trạng sử dụng đất, chất
lượng đất đai, khả năng thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất hiện có. Đất
huyện Tân Phú Đông chiếm phần lớn là các đất mặn, phù sa lập liếp và có vùng bãi
bồi rộng lớn đang có xu hướng được bồi đắp mở rộng ra phía cửa sơng, ven biển.
Qua tư liệu tham khảo và điều tra bổ sung, đề tài đã xác định được 5 nhóm đất gồm

8 loại đất và bãi bồi. Trong đó, nhóm đất mặn và bãi bồi chiếm diện tích lớn nhất.
Bằng phương pháp chồng xếp bản đồ đơn tính của các yếu tố như nhóm đất,
mức độ mặn, độ phì, cấp địa hình, thành phần cơ giới, chế độ ngập, kết hợp với
phương pháp đánh giá đất đai của FAO đã xác định được 31 đơn vị đất đai và tiềm
năng sử dụng đất nông lâm nghiệp ở huyện Tân Phú Đông nhất là nuôi trồng thủy
sản và bảo tồn rừng ngập mặn.
Do thời gian có hạn nên phân tích hiệu quả kinh tế có tính thời điểm điều tra
năm (2013-2015) và chưa phân tích được giá trị kinh tế của rừng ngập mặn đem lại,
cần được tiếp tục cập nhật trong các nghiên cứu sau này.
TỪ KHÓA: Đánh giá đất đai; loại hình sử dụng đất; hệ thống sử dụng đất; đơn vị
bản đồ đất đai; hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất.


SUMMARY
Tan Phu Dong district located in an islet in the MeKong river estuary and is a
part of Tien Giang province coastal zone. It has diverse ecosystem of plants,
aquaculture, mangrove forest of two separately regions: fresh water and brackish
water.
By the knowledge learned in the field of environmental management
combined with surveys, direct interview of households living in the study area, the
author has given the assessment of the current status of land use, soil quality,
suitability land for different types of existing land use. Soils in Tan Phu Dong
district are mostly saline soils (saline mangrove soils, strongly saline soils,
moderately saline soils, slightly saline soils), uplifted soils, sandy soils, alluvial
soils with yellow-red mottles and it has especially an alluvial-marine material areas
tend to be deposited, expanded to the estuaries and coastal areas. Through
references and additional investigation, this thesis determines 5 soil groups,
including 8 types of soils and an expanding mud soil flats in coastal area. In
particular, the saline soils occupying the largest area.
By the overlay of thematic maps such as soil type, degree of salinity,

fertility, topography, soil texture, flooding regime, combined with the methods of
land assessment of FAO, this thesis identified 31 land units and Poposed potential
land fromuse in Tan Phu Dong district.
Because the time is limit. Analysis of economic efficiency while taking into
account the time of investigation (2013-2015), and no analysis of the economic
value of mangroves bring, should continue to be updated in future studies.
KEYWORDS: Land valuation, land use type; land use system; land mapping
unit,economic effects of different types of land use.


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ .................................................................................. - 3 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................ - 4 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... - 6 TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................... - 7 SUMMARY ...................................................................................................................... - 8 MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
3.1. Đối tượng. .......................................................................................................................... 2
3.2. Phạm vi. ............................................................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................................ 3
5. Xuất xứ của đề tài. ................................................................................................................. 3
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU- CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................... 4
I. Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới......................................... 4
1.1. Một số các khuynh hướng đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới ..................................... 4
1.2. Về đánh giá đất đai và phân vùng sử dụng đất..................................................................... 6
II. Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam ........................................ 6
2.1. Về điều tra khảo sát tài nguyên đất ..................................................................................... 7
2.2. Về đánh giá đất đai ............................................................................................................. 8
2.3. Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang .............................................................................................. 8
III. Tổng quan điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu ............................................................ 10
3.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................................... 10
3.2. Khí hậu ............................................................................................................................. 12

3.3. Địa mạo - địa hình - địa chất ............................................................................................. 12
3.4. Tài nguyên nước ............................................................................................................... 13
3.5. Tài nguyên đất .................................................................................................................. 14
IV. Những khái niệm, nguyên tắc trong đánh giá đất đai của FAO .................................... 15
4.1. Phương pháp đánh giá đất đai của FAO ............................................................................ 15
4.2. Khái quát sử dụng đất bền vững ...................................................................................... 24
4.3 Phân tích kinh tế xã hội...................................................................................................... 25
4.4. Đánh giá tác động lên môi trường ..................................................................................... 26
4.5. Nghiên cứu về đất nông nghiệp. ..................................................................................... 27
4.6. Nghiên cứu lý thuyết phát triển bền vững.......................................................................... 30
4.7. Nghiên cứu lý thuyết về phân tích thứ bậc (AHP) ............................................................. 33
4.8. PhântíchđatiêuchuẩntrongGIS ......................................................................................... 38
4.9. Kết hợp GIS và MCA trongđánhgiáthíchnghiđấtđaibềnvững ........................................... 38
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 41
I. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................... 41


1.1. Đánh giá tình hình đất đai và thực trạng mơi trường đất. ................................................... 41
1.2. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai ................................................................................ 42
II. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ................................................................ 43
2.1. Phương pháp thu thập, xử lý và kế thừa dữ liệu................................................................. 43
2.2. Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................................... 44
2.3. Phương pháp điều tra các loại hình sử dụng đất (điều tra xã hội học) ................................ 45
2.4. Phương pháp phân tích đất và sử lý số liệu........................................................................ 45
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ....................... 48
2.6. Phương pháp phân tích chi phí – lợi nhuận ....................................................................... 48
2.7. Phương pháp đánh giá chất lượng đất ............................................................................... 48
2.8. Ứng dụng công cụ GIS. .................................................................................................... 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................... 51
I. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................................... 51

1.1. Phát triển kinh tế............................................................................................................... 51
1.2 Phát triển xã hội................................................................................................................. 52
1.3. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế ...................................................................... 53
1.4. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................................... 59
1.5. Phát triển các ngành văn hóa xã hội. ................................................................................. 61
1.6. Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................................................... 61
1.7. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp .................................................................................. 63
1.8. Các hệ thống sử dụng đất nơng nghiệp chính ở huyện Tân Phú Đông.................................... 67
1.9. Đánh giá hiệu quả sản xuất của các hệ thống sử dụng đất. ................................................. 71
1.10. Lựa chọn loại hình sử dụng đất ....................................................................................... 73
1.11. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội .................................................... 74
II. Đánh giá thích nghi đất đai .............................................................................................. 75
2.1. Xây dựng bản đồ các đơn vị đất đai. ................................................................................. 75
2.2. Bản đồ đơn vị đất đai và đặc điểm đất đai ......................................................................... 80
2.3. Kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai .................................................................... 84
III. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm bền vững ........................................ 98
3.1 Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá tính bền vững ............................................................... 98
3.2. Định hướng các chỉ tiêu cho việc sử dụng tài nguyên đất bền vững ................................... 99
3.3. Xác định trọng số các tiêu chuẩn và giá trị để các chỉ tiêu phân cấp ................................ 101
3.4. Đánh giá tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động đến khu vực ..................... 104
3.5. Phân vùng sử dụng đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp ............................................... 108
3.6. Nguyên tắc đề xuất sử dụng đất ...................................................................................... 113
3.7. Đề xuất hướng sử dụng đất hợp lý theo thích nghi đất đai về mặt tự nhiên ...................... 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ............................................................................................ 124
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 129


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1 : Phân loại nguyên tắc theo tiêu chí FAO ................................................... 17
Bảng 2 : Phân loại tầm quan trọng tương đối của Saaty ......................................... 35

Bảng 3: Phân loại chỉ số ngẫu nhiên (RI). .............................................................. 36
Bảng 4: Phân loại trạng thái bền vững dựa trên chỉ số ô nhiễm tổng hợp ............... 49
Bảng 5: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội của huyện Tân Phú Đông ........................... 51
Bảng 6: Thống kê dân số, số hộ của huyện Tân Phú Đơng..................................... 53
Bảng 7: Diện tích đất lúa chuyển sang cây lâu năm ............................................... 54
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015. ........................................................... 62
Bảng 9: Diện tích năng suất mơ hình lúa-tơm 2010-2015 ...................................... 66
Bảng 10: Diện tích các loại sử dụng đất theo từng loại đất..................................... 68
Bảng 11: Các Hệ thống sử dụng đất (LUS- Land use systems) .............................. 68
Bảng 12: Phân tích hiệu quả tài chính của các hệ thống sử dụng đất ...................... 71
Bảng 13: Phân cấp đánh giá chỉ tiêu kinh tế (*) ..................................................... 73
Bảng 14: Các đặc tính được chọn, phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất........... 77
Bảng 15: Chỉ tiêu xác định các lớp thích hợp đất đai ............................................. 78
Bảng 16: Yêu cầu về đất đai của loại hình sử dụng đất. ......................................... 79
Bảng 17: Mơ tả các đặc tính của các đơn vị đất đai................................................ 83
Bảng 18: Đánh giá khả năng thích nghi đất của các loại hình sử dụng đất.............. 84
Bảng 19: Tổng hợp đánh giá theo các vùng thích nghi........................................... 87
Bảng 20:Phâncấpđánhgiácácchỉtiêukinhtế-huyệnTân Phú Đơng ......................... 90
Bảng 21: Giá trị lãi thuần GM của các loại hình thức sử dụng đất ......................... 93
Bảng 22: So sánh thích nghi tự nhiên và thích nghi kinh tế.................................... 95
Bảng 23: Các chỉ tiêu cho đánh giá sử dụng tài nguyên đất bền vững .................... 98
Bảng 24: Giá trị các tiêu chuẩn phân cấp ............................................................. 101
Bảng 25: Ma trận so sánh và trọng số các tiêu chuẩn cấp 1 .................................. 102
Bảng 26: Ma trận so sánh và trọng số các tiêu chuẩn cấp 2 (sub-objectives) thuộc
tiêu chuẩn kinh tế (objectives) ............................................................................. 103
Bảng 27: Ma trận so sánh và trọng số các tiêu chuẩn cấp 2 (sub-objectives) thuộc
tiêu chuẩn xã hội (objectives) .............................................................................. 103
Bảng 28: Ma trận so sánh và trọng số các tiêu chuẩn cấp 2 (sub-objectives) thuộc
tiêu chuẩn môi trường (objectives) ...................................................................... 103
Bảng 29: Tổng hợp trọng số toàn cục của các tiêu chuẩn ..................................... 104

Bảng 30: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình
(B2) – liên quan tỉnh Tiền Giang ......................................................................... 105


Bảng 31: Quy mơ diện tích thích nghi đất đai của các loại sử dụng đất hiện tại và dự
báo trong điều kiện biến đổi khí hậu .................................................................... 107
Bảng 32: Đề xuất sử dụng đất thích nghi tự nhiên huyện Tân Phú Đông.............. 114
Bảng 33: Tổng hợp giá trị các chỉ số thích hợp cho loại hình sử dụng đất (LUT –
01) 2 vụ lúa (Hè thu – Thu đông)......................................................................... 116
Bảng 34: Thang phân loại chỉ số thích hợp S ....................................................... 119
Bảng 35: So sánh thích nghi tự nhiên và đề xuất sử dụng đất. .............................. 120

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Bản đồ hành chính, huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang ....................... 11
Hình 2: Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá đất đai................................................. 20
Hình 3: Sơ đồ cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai. ...................................... 21
Hình 4 Các mơ hình phát triển bền vững (PTBV) .................................................. 30
Hình 5: Thang phân loại ....................................................................................... 35
Hình 6: Bản đồ mạng lưới mẫu đất và nướchuyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang .... 47
Hình 7: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền
Giang..................................................................................................................... 57
Hình 8: Bản đồ đất huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang .................................... 70
Hình 9: Bản đồ đơn vị đất huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang ......................... 81
Hình 10: Bản đồ phân hạng thích hợp đất huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang .. 89
Hình 11: Bản đồ phân vùng định hướng sử dụng đất huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền
Giang................................................................................................................... 112
Hình 12: Bản đồ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Tân Phú Đông - tỉnh Tiền
Giang................................................................................................................... 123



DANH SÁCH THUẬT NGỮ CHUYÊN DÙNG
DTTN: Diện tích tự nhiên.
ĐVĐĐ: Đơn vị đất đai.
FAO (Food & Agriculture Organization): Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc.
LQ (Land quality): Chất lượng đất đai.
LC (Land characteristic): Đặc tính đất đai.
LMU (Land Mapping Unit): Đơn vị bản đồ đất đai.
LUR (Land-use Requirement): Yêu cầu sử dụng đất.
LRS (Land suitable Rating): Phân tích thích hợp đất đai.
LUS (Land – use stystem): Hệ thống sử dụng đất.
LUT (Land – use type): Loại hình sử dụng đất.
GIS (Geography Information System): Hệ thống thông tin địa lý.
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội.
AHP (Analyst Hierarchy Proccess): Phân tích thứ bậc.
DEM (Digital Evaluation Model): Mơ hình độ cao số.
DSS (Decision Support System): Hệ hỗ trợ ra quyết định.
ES (Expert System): Hệ chuyên gia.
MCA (Multi Criteria Analysis): Phân tích đa tiêu chuẩn.
MCDM (Multi Criteria Decision Making) : Ra quyết định đa tiêu chuẩn.
MODSS (Multi Objective Decision Support System): Hệ hỗ trợ ra quyết định đa
mục tiêu.
N (Non Suitable): Khơng thích nghi.
S1 (Highlty Suitable): Rất thích nghi.
S2 (Moderately Suitable): Thích nghi trung bình.
S3 (Marginally Suitable): Ít thích nghi.
SI (Statistics Intergrated):Phân tích thống kê tổng hợp.
TIN (Triangle Irregular network): Mạng lưới tam giác không đều.
UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization): Tổ
chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc.
PTBV: Phát triển bền vững.

TEV: (Total economic value) Tổng giá trị kinh tế.


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, vừa là tư liệu vừa là đối tượng sản xuất
và cũng là nơi xây dựng các cơng trình phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh và an ninh
quốc phịng. Q trình khai thác sử dụng đất ln gắn liền với q trình phát triển của
kinh tế. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao, trong khi đất đai lại có
hạn và ngày càng trở nên quý giá.
Từ những năm 1970, nhiều quốc gia đã phát triển các hệ thống đánh giá đất đai
và các nghiên cứu thấy rằng cần có một cuộc thảo luận quốc tế để chuẩn hóa vấn đề
này nên đã có hai ủy ban được thành lập và dự thảo văn kiện tổng quát đầu tiên ra đời
(FAO, 1972 dự thảo này đã được Brinkman và Smyth sửa chữa, bổ sung và cho ra đời
bản hướng dẫn về “ Đánh giá đất đai” đầu tiên năm (1973) năm 1975 các chuyên gia
hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO đã biên soạn lại toàn bộ nội dung và cho ra đời
tài liệu “Nội dung cho việc đánh giá đất đai” (1976). Hiện nay, phương pháp đánh giá
đất đai của FAO đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và cho ra những
kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
Huyện Tân Phú Đông là huyện mới được thành lập năm 2008 và hình thành
trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của hai huyện Gị Cơng Đơng, Gị Cơng Tây
theo nghị định số 09/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 01 năm 2008. Huyện
Tân Phú Đông bao gồm 6 xã: Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh, Phú Thạnh, Phú Đơng
và Phú Tân. Tổng diện tích tự nhiên năm 2013 là 22.211,31 ha, dân số là 43,571 người,
mật độ dân số 196 người/km2 (năm 2013).
Là một huyện cù lao ven biển, thế mạnh của Tân Phú Đơng là Nơng-Ngư
nghiệp. Cây trồng chủ yếu có cây sả, rau màu; cây công nghiệp như: dừa, ca cao, cây
ăn trái mà chủ lực là mãng cầu xiêm. Vật nuôi chính là: gia súc, gia cầm, ni trồng
thủy đặc sản hướng đến xuất khẩu. Hệ sinh thái rừng ngập mặn và cảnh quan cửa
sông ven biển. Trong năm 2014 huyện có 3.000 ha vườn dừa cho sản lượng trên 2

vạn tấn quả/năm, trên 1.000 ha vườn trồng cây ăn quả đặc sản cho sản lượng gần 1,2
vạn tấn/ năm. Ngoài ra, hình thành vùng ni trồng thủy sản gần 3.400 ha với sản
lượng trên 8.000 tấn tôm, cua, cá, nghêu, sịvv là những ngun liệu q đáp ứng
cơng nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
Việc nuôi trồng thuỷ sản những năm qua đã mang lại nguồn thu đáng kể cho
người dân. Tuy nhiên, việc khai thác đất đai sản xuất nơng nghiệp đã có những tác
động đến mơi trường tự nhiên, đặc biệt là môi trường đất và nước, việc phân tích hiệu
quả kinh tế, xã hội, mơi trường sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng thể hơn về giá trị
kinh tế, xã hội, môi trường địa bàn nghiên cứu. Chính vì vậy việc “đánh giá thích nghi
đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững huyện Tân Phú Đông tỉnh
Tiền Giang” là điều cần thiết.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Phát triển nông nghiệp bền vững thông qua việc đánh giá
mực độ thích nghi của đất.
Các mục tiêu cụ thể:
- Phân tích các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thích hợp cho sự phát triển
của nơng, lâm, ngư nghiệp dựa trên các đặc tính sinh lý, sinh thái của ngành để chỉ ra
mức độ thích hợp cho phát triển nông nghiệp.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và lựa chọn các loại hình sử dụng đất dùng
cho đánh giá đất.
- Đánh giá đất, tìm ra các loại đất phù hợp phát triển nông nghiệp bền vững.
- Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng.
+ Các loại đất, đặc điểm, tính chất trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên khác.

+ Loại sử dụng đất và các hệ thống sử dụng đất chủ yếu, ở các khía cạnh là (i) yêu
cầu về điều kiện tự nhiên, (ii) đặc điểm kinh tế - kỹ thuật (kỹ thuật canh tác, giống,
thời vụ, đầu tư, chi phí, lợi nhuận, nhu cầu lao động,vv), và (iii) các tác động đến môi
trường.

3.2.Phạm vi.
- Không gian: Các kết quả nghiên cứu giới hạn ở quy mô và lĩnh vực sử dụng
đất trong sản xuất nông nghiệp-lâm-ngư nghiệp, tập trung vào các điều kiện tự nhiên,
môi trường của vấn đề sử dụng đất. Các đề xuất sử dụng đất của đề tài chú trọng xem
xét về khía cạnh tiềm năng của tài ngun mơi trường đất.
- Thời gian: Khảo sát và viết luận văn từ năm 2013-2015, các số liệu khảo sát,
thu thập sử dụng tính tốn có ý nghĩa tại thời điểm nghiên cứu thực hiện đề tài.

2


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Đánh gia thích nghi đất đai là một trong những phương pháp khoa học được
ứng dụng khá phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam trong quy hoạch sử
dụng đất và sản xuất nơng nghiệp. Đánh giá thích nghi đất đai dựa trên cơ sở điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp
của địa phương, từ đó đưa ra cơ sở khoa học, xác định loại hình sử dụng đất phù hợp
và đáp ứng yêu cầu của địa phương.
Huyện Tân Phú Đông là một huyện ven biển thuộc ĐBSCL, nơi đang chịu tác
động mạnh của biến đổi khí hậu, tài ngun đất đang có diễn biến phức tạp. Vì vậy
một nghiên cứu đánh giá đất theo phương pháp (FAO,1976) phục vụ cho phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham
khảo cho địa phương trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất.
5. Xuất xứ của đề tài.
Đề tài là một mãng nhỏ trong đề tài khoa học của Phân viện Quy hoạch và

thiết kế nông nghiệp thực hiện nghiên cứu “Đánh giá thực trạng môi trường đất và
phân vùng thích nghi nơng lâm nghiệp huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang”.

3


Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU- CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới.
Trên thế giới, công tác đánh giá thích nghi đất đai là một trong những mảng
được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học đất, nhất là ở các nước nông
nghiệp tiên tiến. Các phương pháp đánh giá thích nghi đã dần phát triển thành lĩnh
vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự nhiên – kinh tế – xã hội) nhằm kết
hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và sử dụng đất. 3 phương pháp đánh
giá thích nghi đất đai chính thường được sử dụng là:
- Đánh giá đất theo định tính: Chủ yếu dựa vào mơ tả và xét đốn.
- Đánh giá đất theo định lượng dựa vào các kết quả tính tốn thống kê.
- Đánh giá đất theo định lượng dựa trên mơ hình, mơ phỏng định hướng.
1.1. Một số các khuynh hướng đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới
- Ở Liên Xơ cũ, có hai hướng đánh giá thích nghi: Đánh giá chung và đánh giá
riêng cho các loại cây trồng. Cả hai hướng đánh giá này đều sử dụng chung đơn vị
đánh giá là các loại đất (đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt, đồng cỏ chăn thả, đất
có nước tưới, đất được tiêu úng); chỉ tiêu đánh giá là năng suất, giá thành sản phẩm
(rúp/ha), mức hồn vốn, đại tơ cấp sai (phần có lãi suất thuần túy).
- Ở Hoa Kì, ứng dụng rộng rãi hai phương pháp:
+ Phương pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu
chuẩn và chú ý vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính (lúa mì).
+ Phương pháp yếu tố: So sánh các thống kê về yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã
hội của một loại đất, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm làm mốc so sánh với các loại
đất khác.
- Ở các nước châu Âu, phổ biến hai hướng nghiên cứu:


4


+ Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên: Xác định tiềm năng sản xuất của đất đai
(phân hạng định tính).
+ Nghiên cứu các yếu tố kinh tế – xã hội: Xác định sức sản xuất thực tế của
đất đai (phân hạng định lượng).
Cả hai hướng nghiên cứu trên đều áp dụng phương pháp so sánh bằng tính
điểm hoặc phần trăm để tính tốn khu vực thích nghi.
- Tổ chức Nơng Lương của Liên hợp quốc (FAO) cũng tiến hành xây dựng
“Đề cương đánh giá đất đai”(1976). Tài liệu này được nhiều quốc gia coi như tiêu
chuẩn để áp dụng trong đánh giá đất đai và cũng đã được áp dụng ở nhiều nước trên
thế giới. Từ sau 1983, đề cương này được chỉnh sửa, bồ sung với hành loạt các tài
liệu hướng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau:
+ Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước mưa (Land evaluation for rained
agriculture, 1983).
+ Đánh giá đất cho vùng đất rừng (Land evaluation for foresty, 1984).
+ Đánh giá đất cho nông nghiệp được tưới (Land evaluation for irrigated
agriculture, 1985).
+ Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả (Land evaluation for extensive gazing,
1989).
+ Đánh giá và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (Land
evaluation anh farming system analysis for land use planning, 1992).
+ Hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụ cho quản lý bền vững (An international
framework for land evaluating sustainable managerment, 1993).
Việc đánh giá thực trạng môi trường đất có thể ở nhiều mức chi tiết khác
nhau, nhưng thiết yếu cần điều tra khảo sát xác định tài nguyên đất về số lượng và
chất lượng như: quy mô diện tích các loại đất và phân bố của chúng trên địa bàn
nghiên cứu, đồng thời xem xét các vấn đề suy thối ơ nhiễm đất. Đất đai bị suy thoái,


5


giảm chất lượng do các hoạt động của con người đã và đang là một vấn đề lớn trên
toàn cầu trong thế kỷ 20 và tiếp tục được quan tâm trong Chương trình nghị sự Quốc
tế trong thế kỷ 21 (Agenda 21) do những tác động về an ninh lương thực thế giới và
chất lượng của môi trường.
1.2. Về đánh giá đất đai và phân vùng sử dụng đất
Thuật ngữ đánh giá đất đai được sử dụng từ năm 1950 tại Hội nghị của các
nhà khoa học đất thế giới ở Amsterdam. Song cho đến khoảng những năm 1970 thì
khái niệm phân loại đất đai và giải thích nghiên cứu đất mới được thay thế bằng thuật
ngữ đánh giá đất đai. Thực tế, thuật ngữ đánh giá đất đai đã được xem xét vào năm
1968 tại Hội nghị chuyên đề về đánh giá đất tại Cambera, do CSIRO tổ chức. Trong
hội nghị này khái niệm đánh giá đất được đưa ra tương tự như định nghĩa tổng quát
của Stewart (1968). Thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi qua Framerwork for land
evaluation của FAO, 1976. Tiếp theo tài liệu này, hàng loạt các tài liệu hướng dẫn
đánh giá đất cho các đối tượng cụ thể được ban hành: (1) Đánh giá đất đai cho nông
nghiệp nhờ mưa (1983); (2) Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp (1984); (3) Đánh giá
đất đai cho nơng nghiệp có tưới (1985); (4) Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống
nơng nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất (1992); (5) Chỉnh sửa bổ sung hướng
dẫn đánh giá đất đai (2006).
Tài liệu hướng dẫn đánh giá đất đai của FAO đã được toàn thế giới quan tâm
thử nghiệm, vận dụng và đã được chấp nhận là phương pháp tin cậy để đánh giá tiềm
năng đất đai làm cơ sở cho quy hoạch, phân vùng bố trí sử dụng đất (Dent F.J, 1992).
II. Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam
Khái niệm và cơng tác phân hạng, đánh giá thích nghi đất đai đã xuất hiện từ
rất sớm ở Việt Nam. Từ thời kì thực dân phong kiến, đã có sự phân chia “Tứ hạng
điền – Lục hạng thổ” để tiến hành thu thuế đất đai.


6


2.1. Về điều tra khảo sát tài nguyên đất
Do tầm quan trọng của việc cần thiết phải nắm vững tài nguyên đất quốc gia,
công tác nghiên cứu tài nguyên đất nói chung và tài ngun đất nơng nghiệp nói
riêng ở nước ta đã được tiến hành từ đầu thế kỷ 20 (P.Morgange, 1898-1902;
R.F.Auriol, Lâm Văn Vãng, 1934; B.E. Castagnol, 1935; Castagnol, Phạm Gia Tu,
1940; Castagnol, Hồ Đắc Vị, 1951vv). Công tác nghiên cứu phân loại đất và lập bản
đồ đất những vùng rộng lớn bắt đầu từ thập kỷ 60 (V.M. Fridland, Vũ Ngọc Tuyên,
Tôn Thất Chiểu, Đỗ Ánh, Vũ Cao Thái, vv (1958-1967). Cùng thời gian này ở Miền
Nam F.R Moorman và các chuyên gia Việt Nam đã tiến hành phân loại và lập bản đồ
đất miền Nam Việt Nam. Kết quả đã cho ra đời Bản đồ đất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ
1/1.000.000; đồng thời, ở miền Nam Việt Nam cũng đã thành lập Bản đồ Đất tổng
quát Nam Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (General Soil Map of South V.N), 1961.
Từ năm 1976-1980, trên cơ sở bản đồ đất hai miền, Ban biên tập bản đồ đất
Việt Nam đã khảo sát bổ sung và thành lập bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000.
Đến năm 2000, Bản đồ đất Việt Nam do Hội Khoa học đất VN xây dựng. Hiện nay
Viện QH &TKNN đã tổng hợp và sẽ cho ra đời bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ
1/1.000.000. Cũng trong thời gian này, bản đồ đất 9 vùng sinh thái nơng nghiệp tồn
quốc đã được Viện QH&TKNN xây dựng ở tỷ lệ 1/250.000. Sau đó, bản đồ đất một
số vùng đã được bổ sung biên hội mới trong khuôn khổ của các đề tài cấp Nhà nuớc
như: (1) Bản đồ đất vùng Tây Bắc (Lê Thái Bạt và ctg, 1984); (2) Bản đồ đất vùng
Tây Nguyên (Phạm Quang Khánh và ctg, 1989); (3) Bản đồ đất vùng Đồng Bằng
SCL (Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân, Trần An Phong, Phạm
Quang Khánh, 1991); (4) Bản đồ đất vùng Đông Nam Bộ (Phan Liêu và ctg, 1989);
(5) Bản đồ đất vùng Đồng Tháp Mười (Phan Liêu, Vũ Cao Thái, Phạm Quang
Khánh, 1995); (6) Bản đồ đất vùng Bán đảo Cà Mau (Phạm Quang Khánh, 1997).
Từ năm 2003-2006, được sự đầu tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT, bản đồ đất
của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Viện QH&TKNN điều tra bổ

sung xây dựng mới; trong đó bản đồ đất 30 tỉnh đã được cấp bản quyền tác giả.

7


Ngoài ra do yêu cầu của từng địa phương bản đồ đất cấp xã, nông trường, trạm trại đã
được xây dựng ở tỷ lệ bản đồ rất chi tiết từ 1/10.000 đến 1/5.000 và 1/2.000.
2.2. Về đánh giá đất đai
Phương pháp đánh giá đất theo đề nghị của FAO đã được các nhà thổ nhưỡng
Việt Nam áp dụng từ đầu năm 1990 và đã cho những đóng góp ban đầu rất có ý nghĩa
(Bùi Quang Toản, 1985; Vũ Cao Thái, 1989; Vũ Văn An, 1990; Nguyễn Quang Trí,
1990; Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Nhân,
1991-1995; Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, 1997). Từ năm 1990-1995, Viện
QH&TKNN đã thực hiện đánh giá đất đai cho toàn quốc ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000 và
9 vùng sinh thái tồn quốc ở tỷ lệ 1/250.000. Tiếp sau đó áp dụng hàng loạt cho các
tỉnh, huyện và các cơ sở sản xuất.
- Dự án Điều tra đánh giá thực trạng mơi trường đất vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam, do Chi nhánh Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai TP.HCM thực hiện từ
2008-2010. Nội dung của dự án nhằm đánh giá thực trạng suy thối và ơ nhiễm mơi
trường đất cho 8 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2.3. Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang không nhiều những nghiên cứu về tài nguyên đất
và đánh giá đất đai nói chung và cho quỹ đất nơng nghiệp nói riêng. Tuy nhiên cũng
đã có một số nghiên cứu có liên quan như:
+ Từ năm 1976-1980, Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam đã khảo sát bổ sung và
thành lập bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Đến năm 2000, Bản đồ đất Việt
Nam do Hội Khoa học đất VN xây dựng. Hiện nay Viện QH &TKNN đã tổng hợp và
sẽ cho ra đời bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000, trong đó có tỉnh Tiền Giang.
+ Điều tra bổ sung, chỉnh lý lập Bản đồ Đất tỉnh Tiền Giang (tỉ lệ 1/50.000)
với mục tiêu (1) Bổ sung - hoàn thiện bản đồ đất của tỉnh Tiền Giang, cung cấp thông

tin đầu vào và xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về tài nguyên đất và sử dụng đất nông
- lâm - ngư nghiệp phục vụ quản lý sử dụng tài nguyên đất đai; và (2) Cung cấp

8


thơng tin đã thống nhất hóa về tài ngun đất, phục vụ quy hoạch chuyển đổi sản
xuất nông – lâm - ngư nghiệp của tỉnh Tiền Giang nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng tài
nguyên đất phục vụ hoạch định chính sách chiến lược phát triển nơng nghiệp nơng
thơn. Trong nghiên cứu này, huyện Tân Phú Đông chưa được tách lập và cịn thuộc
địa bàn của 2 huyện Gị Cơng Tây (Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Tân Thạnh) và
Gò Công Đông (Phú Đông, Phú Tân). Đây là nguồn tài liệu cần được tham khảo và
kế thừa trong nghiên cứu này.
Qua phần tổng quan tài liệu cho thấy:
1) Hầu hết các nước trên thế giới rất quan tâm đến việc nghiên cứu, đánh giá
tài nguyên đất. Trong khoảng 30 năm trở lại đây tổ chức FAO đã có những hoạt động
rất tích cực về vấn đề nghiên cứu đất, những hoạt động này nhằm vào 4 hướng chủ
yếu: (1) Lập bản đồ tài nguyên đất; (2) Đánh giá đất đai; (3) Nghiên cứu hiệu suất
tiềm năng đất đai; (4) Sử dụng quản lý và bảo vệ đất. Đồng thời đưa ra các hướng
dẫn kỹ thuật rất có ý nghĩa, đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có
nước ta.
2) Ở Việt Nam, cơng tác nghiên cứu tài nguyên đất cũng được đặt ra rất sớm;
các kết quả nghiên cứu tài nguyên đất đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt
những năm gần đây, bằng việc áp dụng những phương pháp nghiên cứu tài nguyên
đất quốc tế; cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (GIS, GPS) công tác nghiên
cứu, kiểm kê tài nguyên đất cho các cấp (toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện, xã) triển khai
khá mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể.
3) Riêng địa bàn tỉnh Tiền Giang, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh
cũng đã quan tâm, đầu tư cho công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên đất và đã thu
được những kết quả rất khích lệ. Trong đó, tập thể tác giả đề tài cũng đã có nhiều

cơng trình nghiên cứu đất đai vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng,
cũng như các cơng trình dự án quy hoạch có liên quan khảo sát về đất như: điều tra
điều chỉnh bản đồ đất tỉnh Tiền Giang tỷ lệ 1/50.000 (năm 2004); Đề án đầu tư phát
triển cây mãng cầu xiêm huyện Tân Phú Đông - tỉnh Tiền Giang; Quy hoạch vùng
sản xuất lúa rau màu tỉnh Tiền Giang;vv.

9


III. Tổng quan điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
3.1. Vị trí địa lý
Huyện Tân Phú Đơng nằm về phía Đông của tỉnh Tiền Giang và nằm trên 2 cù
lao chính, chia hệ thống sơng Tiền ra thành 2 nhánh Cửa Tiểu và Cửa Đại, trong đó
cù lao phía Bắc bao gồm 5 xã và cù lao nhỏ phía Nam là xã Tân Thạnh cách nhau
bằng sơng Cửa Trung. Ngồi ra còn một số cồn mới nổi lên như: Cồn Ngang, Cồn
Vượt.
Huyện Tân Phú Đơng có tổng diện tích tự nhiên là 20.208,31 ha, chiếm 8,14%
tổng diện tích tự nhiên tồn Tỉnh Tiền Giang, có vị trí giáp giới như sau:
- Phía Bắc giáp các huyện Chợ Gạo, Gị Cơng Tây, Gị Cơng Đơng.
- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre qua ranh giới tự nhiên là sơng Cửa Đại.
- Phía Đơng giáp biển Đơng.
- Phía Tây giáp huyện Chợ Gạo.
Chiều dài các cù lao từ Tây sang Đông khoảng 34 km (nếu tính cả bãi bồi, chiều
dài 37 km); chiều rộng nhất từ bờ sông Cửa Tiểu sang bờ sông Cửa Đại chỉ vào
khoảng 6,2 km.
Huyện Tân Phú Đông trải dài và giáp với các vùng cửa sơng, có vị trí quan
trọng đối với tuyến giao lưu đường thủy trên sơng Cửa Tiểu, là một trong những khu
vực có khả năng mở rộng lãnh thổ, tính theo hướng bồi lắng bờ biển; đồng thời cũng
là khu vực chịu nhiều tác động của vùng ven bờ như lốc xoáy, bão, các tác động nước
biển dâng cao và thay đổi khí hậu trong tương lai.


10


Hình 1: Bản đồ hành chính, huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang
Tỷ lệ bản đồ 1:25.000 được thu nhỏ thành tỷ lệ 1:160.000
11


3.2. Khí hậu
Điều kiện khí hậu, thời tiết của huyện Tân Phú Đông mang các đặc điểm
chung: Nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa
tương phản (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam và mùa
khơ từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc). Các chỉ số chung như
sau:
- Nhiệt độ trung bình 27 oC, chênh lệch giữa các tháng khoảng 3- 4 oC.
- Lượng mưa của huyện thuộc vào loại thấp nhất đồng bằng sơng Cửu Long
(<1.300mm/năm), độ ẩm khơng khí bình quân 84-85% và thay đổi theo mùa, lượng
bốc hơi trung bình 3,5mm/ngày.
- Số giờ nắng cao (2.400- 2.600 giờ) và phân hóa theo mùa.
Vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước với hướng gió
thịnh hành là Tây Nam, tốc độ trung bình 2,4m/s; vào mùa khơ, gió mùa Đơng Bắc
mang khơng khí khơ có hướng gió thịnh hành là Đơng Bắc và Đơng, tốc độ gió
trung bình 3,8m/s và thường gây gió chướng đẩy mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
Tuy nằm trong khu vực Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng bão nhưng trong thời gian
15 năm trở lại đây đã có 2 trận bão đi qua địa bàn và để lại nhiều hậu quả nghiêm
trọng.
3.3. Địa mạo - địa hình - địa chất
a) Địa mạo: Huyện Tân Phú Đơng thuộc nhóm địa mạo cồn và cù lao hạ lưu
tam giác châu nhiễm mặn lợ và tiếp nối là các bãi triều cửa sông, địa hình bằng

phẳng nghiêng từ Tây sang Đơng, xen lẫn với một giồng cát hình cánh cung tại Phú
Tân.
b) Địa hình: Cao trình phổ biến từ 0,4-0,7 m bao gồm khu vực đê tự nhiên
ven sông Cửa Tiểu, Cửa Trung, Cửa Đại và vùng trũng giữa cù lao, nơi trũng thấp
nhất thuộc địa bàn xã Tân Phú và bãi triều xã Phú Tân. Giồng cát có cao trình 0,8-1
m.

12


×