Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.99 KB, 87 trang )

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt...........................................................................................
3
Danh mục các bảng biểu, phụ lục...............................................................................
4
Danh mục sơ đồ, bản đồ.............................................................................................
5
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài .......................................................................7
3. Giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài ............................................................7
4. Cơ sở tài liệu....................................................................................................... 7
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..............................................................8
6. Những đóng góp của đề tài ...............................................................................11
7. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN SƠN TỊNH
1.1. Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu.................................... 13
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài.......................................................17
1.3. Quan điểm và phương pháp đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông -
lâm nghiệp huyện Sơn Tịnh ......................................................................22
1.4. Nguyên tắc đánh và nội dung đánh giá đất đai ..........................................24
1.5. Các bước chính trong đánh giá đất đai ......................................................25
1.6. Những kết luận về cơ sở lý luận của việc đánh giá đất đai nông - lâm
nghiệp huyện Sơn Tịnh..............................................................................28
Chương 2: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ HUYỆN SƠN TỊNH CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG – LÂM NGHIỆP..............................30
2.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ................................................................. 30
1
2.2. Các điều kiện tự nhiên.................................................................................31
2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...........................................................................37


Chương 3: ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH NÔNG – LÂM
NGHIỆP Ở HUYỆN SƠN TỊNH
3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .....................................................................41
3.2. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất đai .........................................................48
3.3. Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi đất đai cho một số loại hình sử
dụng đất chính ở huyện Sơn Tịnh .........................................................................50
3.3.1. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá theo yêu cầu sử dụng đất đai ....................50
3.3.2. Cấu trúc phân hạng và phương pháp xác định hạng ...........................52
3.3.3. Kết quả đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai ...................................57
Chương IV: ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP
HUYỆN SƠN TỊNH
4.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất ...................................................................61
4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai ở huyện Sơn Tịnh.......................................61
4.1.2. Hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp...............................................65
4.1.3. Định hướng phát triển nông- lâm nghiệp của huyện đến năm 2010.... 68
4.1.4. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các loại hình sử
dụng đất chủ yếu..............................................................................................70
4.2. Đề xuất quy hoạch .........................................................................................75
4.2.1. Đề xuất hướng sử dụng đất đai cho phát triển N-LN ..........................76
4.2.2. Đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ........................................77
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển nông –
lâm nghiệp ............................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................83
1. Những kết quả của luận văn............................................................................82
2. Kiến nghị ........................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................85
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNNN : (cây) công nghiệp ngắn ngày
CNDN : (cây) công nghiệp dài ngày

ĐVĐĐ : Đơn vị đất đai
FAO : Tổ chức nông lương thế giới
HTX : Hợp tác xã
KHKT : Khoa học kỹ thuật
LMU : Đơn vị bản đồ đất đai
LHSDĐĐ : Loại hình sử dụng đất đai
LUS : Hệ thống sử dụng đất
N-LN : Nông – lâm nghiệp
NLKH : Nông – lâm kết hợp
Chú thích trong bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Sơn Tịnh
LUC: Đất trồng lúa nước
LUK: Đất trồng lúa nước còn lại
BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác
COT: Đất trồng cỏ
NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
LNC: Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
LNK: Đất trồng cây lâu năm khác
RSN: Đất có rừng tự nhiên sản xuất
RST: Đất có rừng trồng sản xuất
RSM: Đất trồng rừng sản xuất
RPN: Đất có rừng tự nhiên phòng hộ
RPT: Đất có rừng trồng phòng hộ
RPM: Đất trồng rừng phòng hộ
ODT: Đất ở đô thị
ONT: Đất ở nông thôn
TIN: Đất tín ngưỡng
NTD: Đất nghĩa địa
BCS: Đất bằng chưa sử dụng
DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng
3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất năm 2006
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Sơn Tịnh năm 2006
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Sơn Tịnh năm 2006
Bảng 3.1: Phân cấp chỉ tiêu cho bản đồ ĐVĐĐ huyện Sơn Tịnh
Bảng 3.2: Thống kê đặc điểm và quy mô diện tích các ĐVĐĐ huyện Sơn Tịnh
Bảng 3.3: Yêu cầu sử dụng đất đai của một số loại hình sản xuất chính ở huyện Sơn Tịnh
Bảng 3.4: Thống kê kết quả đánh giá, phân hạng đất đai huyện Sơn Tịnh.
Bảng 3.5: Tổng hợp diện tích thích nghi theo từng loại hình sử dụng đất.
Bảng 4.1: Hiện trạng phát triển cây trồng trên từng ĐVĐĐ.
Bảng 4.2: Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế.
Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng.
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá hiệu quả KT-XH của các loại hình sử dụng đất.
Bảng 4.5: Đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp.

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC:
Phụ lục 3.1: Yêu cầu sử dụng đất đai của cây lúa
Phụ lục 3.2: Yêu cầu sử dụng đất đai của cây hoa màu, cây CNNN
Phụ lục 3.3: Yêu cầu sử dụng đất đai của cây CNDN và cây ăn quả
Phụ lục 3.4: Yêu cầu sử dụng đất đai của trồng rừng
Phụ lục 3.5: Kết quả đánh giá phân hạng cho cây lúa
Phụ lục 3.6: Kết quả đánh giá phân hạng cho cây hoa màu và cây CNNN
Phụ lục 3.7: Kết quả đánh giá phân hạng cho cây CNDN và cây ăn quả
Phụ lục 3.8: Kết quả đánh giá phân hạng cho trồng rừng.
Phụ lục 3.9: Quy mô diện tích ĐVĐĐ trên các nhóm đất chính
Phụ lục 4.1 đến 4.7: Chi phí sản xuất một số loại cây trồng
4
Phụ lục 4.8: Một số hình ảnh về các loại hình sản xuất ở huyện Sơn Tịnh.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các bước trong đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai

Sơ đồ 1.2: Trình tự đánh giá đất đai
Sơ đồ 1.3. Phân hạng đất theo FAO (1976)
Sơ đồ 3.1: Cấu trúc phân hạng và khả năng thích hợp đất đai (FAO:1976, 1983)
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Sơn Tịnh.
Hình 2.2: Bản đồ loại đất huyện Sơn Tịnh.
Hình 3.1: Bản đồ độ dốc huyện Sơn Tịnh.
Hình 3.2: Bản đồ độ dày tầng đất
Hình 3.3: Bản đồ đơn vị đất đai huyện Sơn Tịnh
Hình 3.4: Bản đồ đánh giá phân hạng thích nghi cho cây lúa 2 vụ
Hình 3.5: Bản đồ đánh giá phân hạng thích nghi cho cây hoa màu và cây CCNN
Hình 3.6: Bản đồ đánh giá phân hạng thích nghi cho cây CCDN và cây ăn quả
Hình 3.7: Bản đồ đánh giá phân hạng thích nghi cho trồng rừng
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai huyện Sơn Tịnh
Hình 4.2: Bản đồ đề xuất sử dụng đất ở huyện Sơn Tịnh đến năm 2010
5
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch phát triển nông –
lâm nghiệp bền vững là một vấn đề đang được quan tâm trong nhiều chương trình
nghiên cứu hiện nay nhằm sử dụng tối ưu hóa lãnh thổ.
Sơn Tịnh là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Ngãi, với tổng diện
tích 34.357,4 ha, là nơi có nhiều tiềm năng đất đai nông – lâm nghiệp. Việc tổ chức
sản xuất nông – lâm nghiệp cần được quy hoạch có sơ sở khoa học nhằm bố trí các
loại hình sử dụng đất đai phù hợp với tiềm năng khu vực là một vấn đề mang tính cấp
thiết.
Do ảnh hưởng của chiến tranh trước đây và quá trình sử dụng đất đai bất hợp
lý diễn ra lâu dài ở huyện Sơn Tịnh dẫn đến diện tích đất trống, đồi trọc, đất hoang
hóa ở đây chiếm diện tích khá lớn (2.335,7 ha). Do đó cần có loại hình sử dụng đất
đai hợp lý cho lãnh thổ này.

Hơn 75% dân cư huyện Sơn Tịnh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông –
lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động này chưa tương xứng với
tiềm năng đất đai khu vực. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn nhiều vướng mắc.
Đây là vùng còn nghèo khó, kinh tế chậm phát triển, đòi hỏi cần có hình thức tổ
chức sản xuất nông – lâm nghiệp theo lãnh thổ hợp lý nhằm góp phần bảo vệ môi
trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho cư dân trong
vùng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, và mong muốn góp phần vào sự phát
triển của huyện, tôi chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch
nông - lâm nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
2.1. Mục tiêu: Đánh giá tài nguyên đất đai nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc
quy hoạch sản xuất N-LN huyện Sơn Tịnh theo hướng phát triển bền vững.
6
2.2. Nhiệm vụ:
- Thu thập tài liệu có liên quan đến đánh giá đất đai phục vụ cho mục tiêu đề tài.
- Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hóa đất đai ở
địa bàn nghiên cứu.
- Trên cơ sở các loại bản đồ đơn tính, tiến hành lựa chọn, phân cấp các chỉ tiêu và
thành lập bản đồ ĐVĐĐ phục vụ cho việc đánh giá.
- Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất
chủ yếu theo nội dung và phương pháp của FAO.
- Đề xuất quy hoạch sử dụng đất N-LN theo phương pháp phân tích hệ thống trên
quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ:
Toàn bộ lãnh thổ huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi theo đơn vị hành chính.
3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá đất đai nhằm xác định khả năng đất đai cho các loại hình sử dụng đất
đai (LHSDĐĐ), trong đó chú trọng các yếu tố địa mạo và thổ nhưỡng.

- Nội dung đánh giá theo hướng đánh giá bán định lượng phản ánh các yêu cầu
của LHSDĐĐ với đặc điểm của ĐVĐĐ và được xét trên quan điểm địa lý tự nhiên
ứng dụng.
- Trong đánh giá, đề xuất sử dụng đất đai thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế và đề
cập đến kỹ thuật canh tác trong sản xuất N-LN là cần thiết. Tuy nhiên, đây không
phải là mục tiêu của đề tài. Giới hạn của đề tài trong phạm vi các LHSDĐĐ N-LN
nên các loại hình khác như đất thổ cư, đất quốc phòng, mặt nước... không được đề
cập trong đề tài.
- Đánh giá phân hạng thích nghi đất đai làm nền tảng cho quy hoạch phát triển N-
LN, còn quy hoạch đất phục vụ các mục đích khác thì không đề cập.
4. CƠ SỞ TÀI LIỆU:
Để thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các nguồn tài liệu chính sau:
7
4.1. Nguồn tài liệu văn bản:
- Các tài liệu mang tính lý luận về đánh giá đất đai, đặc biệt là các tài liệu hướng dẫn
phương pháp đánh giá phân hạng đất đai của FAO; các đề tài khoa học cấp Nhà
nước; các luận án, các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
- Số liệu, văn bản, báo cáo của UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ngãi về môi
trường và TNTN, về các chủ trương phát triển KT-XH trong giai đoạn từ năm 2001-
2007, về qui hoạch sử dụng đất đai tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010.
- Nguồn tư liệu thống kê của Phòng Thống kê huyện Sơn Tịnh từ 2001 đến
năm 2006.
- Các tài liệu văn bản liên quan đến quy hoạch, sử dụng đất đai và phát triển
N-LN của phòng Tài nguyên môi trường và phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Sơn Tịnh.
- Các tài liệu khảo sát, điều tra trên thực địa.
4.2. Tư liệu bản đồ:
- Bản đồ thổ nhưỡng lưu trữ tại Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Ngãi.
- Các bản đồ số hóa về đất, thủy hệ, giao thông, hiện trạng sử dụng đất… của

huyện Sơn Tịnh, đang lưu giữ tại Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Ngãi.
- Bản đồ đất Quảng Ngãi do trường ĐH Nông nghiệp I xây dựng năm 1999.
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5.1. Quan điểm nghiên cứu:
5.1.1. Quan điểm hệ thống:
Đây là quan điểm khoa học chung, phổ biến và cơ bản. Cơ sở của quan điểm
này là các yếu tố tự nhiên trên một lãnh thổ luôn luôn có sự tác động qua lại và có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống động lực hở, tự điều chỉnh và
có trạng thái cân bằng động. Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý
học, đó là việc nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng
8
của hệ thống lãnh thổ tự nhiên. Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo như:
địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với
hệ địa sinh thái N-LN thì đó là địa hình, khí hậu, tính chất của đất đai và chế độ
nước. Cấu trúc ngang là các đơn vị cấu tạo thể hiện ở sự phân hoá lãnh thổ nghiên
cứu thành các hệ địa sinh thái N-LN và mối quan hệ giữa chúng. Áp dụng quan điểm
này, trong đề tài xác định các thành phần thổ nhưỡng, độ dày tầng đất, độ dóc, thành
phần cơ giới… trong mối quan hệ với nhau tạo nên các ĐVĐĐ. Cấu trúc ngang thể
hiện sự phân hoá của các ĐVĐĐ trong khu vực nghiên cứu và mối quan hệ giữa
chúng.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp:
Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tượng của môi trường tự nhiên không
phải tồn tại cô lập mà là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại
với nhau. Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó
có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể, đồng thời do tính
chất mở của các hệ địa lý và tính chất liên tục của tự nhiên mà những tác động có thể
được truyền theo những kênh khác nhau, và hiệu quả luỹ tích của chúng không chỉ
giới hạn trong phạm vi mà hoạt động đó xảy ra. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu
cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại
diện có vai trò chủ đạo, đó là những nhân tố có tính chất quyết định đến các thuộc

tính cơ bản nhất của tổng thể. Áp dụng quan điểm này, đề tài đánh giá đất đai theo
một số chỉ tiêu thích hợp và chỉ thị đại diện cho các hợp phần tự nhiên và mối quan
hệ giữa chúng bằng phương pháp thích hợp. Các chỉ tiêu được lựa chọn là: loại đất,
độ dày tầng đất,độ dốc, thành phần cơ giới. Ngoài ra, trong đánh giá đất đai cũng
còn phải tính đến những yếu tố kinh tế có liên quan đến loại hình sử dụng đất như
hiện trạng, khả năng tưới tiêu, vị trí, định hướng của địa phương và hiệu quả về KT-
XH – môi trường đối với con người tại vùng đánh giá đất.
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ:
Mỗi công trình nghiên cứu địa lý nói chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ
thể. Các thành phần tự nhiên một mặt có sự thay đổi theo thời gian, đồng thời còn phân
hóa theo không gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một khu vực cần xác định sự phân hóa
không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần phải gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể
9
được phân chia. Với quan điểm này, đề tài đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ
quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là các ĐVĐĐ. Mỗi ĐVĐĐ là
một đơn vị phân cấp lãnh thổ mang một hệ chỉ tiêu tổng hợp các thành phần tự nhiên,
dựa trên các chỉ tiêu để đánh giá sự phù hợp đối với yêu cầu của các LHSDĐĐ N-LN
trong khu vực nghiên cứu.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững:
Theo hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển: “Phát triển bền vững là
sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không tổn hại khả năng các thế hệ
tương lai trong đáp ứng nhu cầu của họ”. Đánh giá và đề xuất sử dụng đất đai cần
được tiến hành trên quan điểm phát triển bền vững về KT-XH và môi trường. Vận
dụng quan điểm này, trong đánh giá và đề xuất sử dụng đất đai cho khu vực nghiên
cứu; đề tài không chỉ dựa trên các đặc điểm tự nhiên mà còn căn cứ vào cơ cấu quỹ
đất theo chỉ tiêu qui hoạch của tỉnh phân bổ cho huyện (đặc dụng, phòng hộ, sản
xuất); đồng thời còn căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai N-LN, các đặc điểm KT-
XH (cơ sở hạ tầng, phân bố dân cư, tập quán sản xuất...), phương hướng phát triển
kinh tế của huyện và của tỉnh. Đặc biệt là dựa vào phân tích hiệu đánh giá hiệu quả
KT-XH và môi trường.

5.1.5. Quan điểm kinh tế - sinh thái:
Các hệ thống sản xuất N-LN là những hệ thống kinh tế - sinh thái. Yếu tố
kinh tế nằm trong mục tiêu của sản xuất N-LN. Yếu tố sinh thái là các yếu tố tự nhiên
như địa hình, khí hậu, đất, nước... có ảnh hưởng không những đến sự sinh trưởng,
phát triển, phân bố của vật nuôi, cây trồng... mà còn ảnh hưởng đến sự bố trí các
LHSDĐĐ N-LN. Điều đó có nghĩa là trong nghiên cứu phải xác định địa điểm phân
bố cây trồng, vật nuôi, LHSDĐĐ phù hợp sao cho đạt hiệu quả cao, phát triển ổn
định và bảo vệ môi trường.
Quan điểm này giúp khẳng định các LHSDĐĐ, mô hình sử dụng đất đai N-
LN mà đề tài đề xuất và phân tích là có ý nghĩa góp phần vào phát triển bền vững ở
địa bàn nghiên cứu.[10]
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
10
5.2.1. Thu thập, phân tích và xử lý tư liệu: Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các
điều kiện tự nhiên như: thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật; Các thông tin về dân sinh,
KT-XH trong huyện như dân cư, tập quán sử dụng đất đai; Các tài liệu thuộc các
chương trình, dự án phát triển KT-XH và tất cả các nguồn tư liệu có liên quan khác.
5.2.2. Phương pháp so sánh địa lý: Vận dụng trong đánh giá sự phù hợp giữa yêu cầu
của LHSDĐĐ với đặc điểm của ĐVĐĐ.
5.2.3. Phương pháp bản đồ: Được áp dụng trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, bản
đồ đánh giá phân hạng; bản đồ đề xuất các LHSDĐĐ N-LN của lãnh thổ nghiên cứu.
Các bản đồ này được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng phần mềm GIS.
5.2.4. Phương pháp thực địa: Áp dụng phương pháp này nhằm thu thập tài liệu, tìm
hiểu hiện trạng sử dụng đất đai trong sản xuất N-LN, khảo sát các mô hình sử dụng đất
đai, kiểm tra đối chiếu các tài liệu về tự nhiên và KT-XH ở trên thực địa. Trong quá
trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra phỏng vấn hộ nông dân theo phương pháp
đánh giá nhanh nông thôn (PRA) nhằm thu thập thông tin của cư dân địa phương.
Các kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở cho việc xác định chỉ tiêu trong đánh giá
và đề xuất LHSDĐĐ ở khu vực nghiên cứu.

5.2.5. Phương pháp đánh giá đất theo FAO: Đây là một trong những phương pháp
đánh giá đất đai tiên tiến nhất hiện nay. Đề tài đã tham khảo và vận dụng sáng tạo
quy trình đánh giá đất đai của FAO vào thực tế huyện Sơn Tịnh.
5.2.6. Phương pháp chuyên gia: Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm
lấy ý kiến của các nhà khoa học trong việc chọn chỉ tiêu và xác định ngưỡng phân
cấp lãnh thổ trong sử dụng đất đai N-LN. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các
nhà quản lý của các ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
- Hệ thống hóa, vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá đất đai
phục vụ định hướng sử dụng đất đai trong sản xuất N-LN vào điều kiện cụ thể của lãnh
thổ huyện Sơn Tịnh.
- Xây dựng bản đồ ĐVĐĐ huyện Sơn Tịnh.
- Đưa ra những kiến nghị quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở địa bàn
nghiên cứu nhằm phục vụ N-LN theo hướng phát triển lâu bền.
11
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên
đất đai đồng thời làm phong phú thêm hướng nghiên cứu theo phương pháp đánh giá
đất của FAO.
- Những số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tổng hợp
đáng tin cậy khi xây dựng phương án quy hoạch phát triển KT-XH của huyện.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông - lâm
nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 2: Khái quát đặc điểm địa lý huyện Sơn Tịnh có liên quan đến đất đai nông
- lâm nghiệp.
Chương 3: Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch N-LN huyện Sơn Tịnh.
Chương 4: Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai nông - lâm
nghiệp huyện Sơn Tịnh.

12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP
HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI.
1.1. TỔNG QUAN CÓ CHỌN LỌC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH NÔNG - LÂM NGHIỆP
1.1.1. Công tác đánh giá đất đai trên thế giới:
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, con người bắt đầu thấy cần có những hiểu
biết tổng hợp để đánh giá tiềm năng của đất đai (Land) cho các mục tiêu sử dụng đã
được xác định. Vì vậy, việc đánh giá sử dụng đất đai được xem là bước nghiên cứu
kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất (Soil). Từ mục đích đó, công tác đánh
giá đất đai đã được nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và đã trở
thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng phục vụ tích cực cho
việc quy hoạch, hoạch định chính sách đất đai và sử dụng đất đai hợp lý. Phương
pháp và hệ thống đánh giá đất đai ngày càng hoàn thiện. Phổ biến là các hệ thống:
+ Ở Hoa Kỳ: Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới của Cục cải tạo
đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ biên soạn năm 1951. Hệ thống phân loại bao
gồm các lớp, từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể trồng trọt được
một cách giới hạn (Limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (Non arable).
Trong hệ thống phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu về kinh tế cũng
được xem xét nhưng ở phạm vi thủy lợi [13].
Ngoài ra, phân loại theo khả năng đất đai cũng được mở rộng trong công tác
đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ. Phương pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị
năm 1961. Trong đó, các đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại dựa vào khả năng sản
xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế
của lớp phủ thổ nhưỡng đối với mục tiêu canh tác được đề nghị.
+ Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Việc phân hạng và đánh giá đất đai được
thực hiện từ những năm 1960, qua 3 bước:
. Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng: So sánh loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên.

. Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai: Yếu tố đất được xem xét kết hợp với địa
hình, khí hậu, độ ẩm đất...
13
. Đánh giá kinh tế đất đai: Đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của tự nhiên.
Phương pháp này thuần tuý quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đối tượng
đất đai, chưa xem xét đầy đủ khía cạnh KT-XH của việc sử dụng đất đai.
+ Đề cương đánh giá đất đai của FAO:
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, song song với tiến trình thống nhất quan
điểm về phân loại thổ nhưỡng, FAO đã tài trợ những chương trình nghiên cứu có tính
toàn cầu về đánh giá đất đai và sử dụng đất đai trên quan điểm lâu bền. Kết quả là
một dự thảo đầu tiên về phương pháp đánh giá đất đai đã ra đời vào năm 1972. Dự
thảo đã được nhiều quốc gia thử nghiệm và góp ý bổ sung, sau đó được Brinkman và
Smyth biên soạn lại và in ấn năm 1973. Tại Hội nghị Rome 1975, các chuyên gia
hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO và các quốc gia khác (K.J.Beek, J.Bennema,
P.J.Mabiler, G.A.Smyth...) đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, bổ sung và biên
soạn lại để hình thành đề cương đánh giá đất đai (A Framework for Land
Evaluation) được công bố vào năm 1976, sau đó được bổ sung, hoàn chỉnh năm
1983. Tài liệu này được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là
phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai [6].
Tiếp theo đề cương tổng quát 1976 [32] là hàng loạt tài liệu hướng dẫn cụ thể
khác về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt cũng được FAO xuất bản
như: Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1984); Đánh giá
đất đai cho lâm nghiệp (1984), (1994); Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp được
tưới (FAO, 1985); Hướng dẫn đặt kế hoạch sử dụng đất (1988); Đánh giá đất đai cho
đồng cỏ quảng canh (1989) ; Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (1990); Đánh
giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc sử dụng đất (1990). [10]
1.1.2. Đánh giá đất đai ở Việt Nam
Từ năm 1954, ở miền Bắc, Vụ Quản lý đất và Viện Nông hóa thổ nhưỡng đã
có công trình nghiên cứu và phân hạng vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng cường
công tác quản lý, xếp hạng độ màu mỡ đất đai và xếp hạng thu thuế nông nghiệp. Từ

đó đến nay, công tác phân hạng, đánh giá đất đai ở Việt Nam đã được nhiều cơ quan
nghiên cứu và thực hiện như: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện Nông
hoá - Thổ nhưỡng, Tổng cục địa chính… [5]
14
Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, việc nghiên cứu đánh giá đất đai đã được đẩy
mạnh với việc sử dụng phương pháp của FAO vào Việt Nam. Nhiều nhà khoa học và
các cơ quan có liên quan đến sử dụng đất đai đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu
về đánh giá phân hạng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển N-LN ở nước ta. Có thể
nêu ra một số công trình:
+ Đánh giá phân hạng đất đai toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và các cộng sự thực
hiện năm 1984, tỷ lệ bản đồ 1/500.000) dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất đai
(Land Capability Classification) của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ. Chỉ tiêu sử dụng là đặc
điểm thổ nhưỡng và địa hình được phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp
bao gồm 7 nhóm; trong đó đánh giá cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm), lâm nghiệp (2
nhóm) và mục đích khác (1 nhóm).
+ Vận dụng phương pháp phân loại khả năng đất đai của FAO, Bùi Quang Toản
và cộng tác viên đã tiến hành đánh giá và qui hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam
(1985). Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá bao gồm các điều kiện tự nhiên như thổ
nhưỡng, thuỷ văn và tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp. Hệ thống phân hạng đến cấp lớp
(class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.
+ Năm 1989, Viện Thổ nhưỡng - Nông hoá đã tiến hành nghiên cứu đánh
giá, phân hạng đất đai Tây Nguyên cho cây cao su, cà phê, chè và dâu tằm do Vũ Cao
Thái chủ trì. Đề tài đã vận dụng phương pháp phân hạng đất đai của FAO theo kiểu
định tính để đánh giá tiềm năng đất đai của vùng.
+ Năm 1990, tác giả Hoàng Xuân Tý và cộng sự đã thực hiện đề tài "Nghiên
cứu đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phương hướng sử
dụng hợp lý", việc đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên phân loại sinh khí hậu, xây
dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng gây trồng và
phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Thời kỳ từ năm 1990-1995, trong Chương trình khoa học công nghệ cấp

Nhà nước “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp, mã số KN - 03” do Viện Khoa
học Lâm nghiệp chủ trì có đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và
hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa”. Việc đánh giá đất đai lâm nghiệp được
tiến hành trong phạm vi toàn quốc và trên 4 đối tượng chính: Đất vùng đồi núi, đất
cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn. Đối với lãnh thổ đồi núi, việc xác định
15
các đơn vị sử dụng đất đai dựa trên 5 yếu tố tự nhiên: độ cao, đất, độ dốc, độ dày tầng
đất, lượng mưa; Đánh giá tổng hợp tiềm năng đất đai lâm nghiệp dựa trên 4 yếu tố: độ
dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ.
+ Trong chương trình qui hoạch tổng hợp (Master Plan) vùng đồng bằng sông
Cửu Long, việc nghiên cứu khả năng sử dụng đất đai toàn vùng đồng bằng đã được
thực hiện. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá là các điều kiện tự nhiên có liên
quan đến mục tiêu sử dụng đất.
Nhìn chung, trong nhiều công trình, căn cứ để xác định phân hạng đất đai
thường gồm 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện
tưới tiêu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và đánh giá, phân hạng đất đai ở Việt Nam
chủ yếu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đối với ngành lâm
nghiệp, nghiên cứu mới chỉ ở mức độ khái quát.
+ Trong thời kỳ 1992-1994, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã
thực hiện công tác đánh giá đất đai trên 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỉ lệ
1/250.000 (mã số KT- 02.09.00, Trần An Phong chủ trì) và ở một số địa phương khác
[2]. Các công trình đã vận dụng phương pháp của FAO vào việc đánh giá hiện trạng
sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, xác định đất đai (Land) là
một vùng đất bao gồm tất cả các thành phần của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng
đến việc sử dụng đất đai. Do đó, đất đai không chỉ đề cập đến thổ nhưỡng mà còn
bao gồm cả địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật cùng với những công trình cải tạo
đất như hệ thống đê điều, hay các hệ thống tưới tiêu. Đơn vị cơ sở để đánh giá là các
ĐVĐĐ hay đơn vị bản đồ đất đai (Land Unit/Land Mapping Unit). Các ĐVĐĐ được
xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự nhiên (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa,
thuỷ văn, tưới tiêu, nhiệt độ). Kết quả đánh giá đã khẳng định nội dung, phương pháp

đánh giá đất đai theo tiêu chuẩn của FAO vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù
hợp trong hoàn cảnh hiện nay .
Nhìn chung, các công trình đánh giá đất đai trên thế giới và ở nước ta có đặc điểm:
- Xác định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm các yếu tố của môi trường tự
nhiên có ảnh hưởng đến sử dụng đất. Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ.
16
- Chú ý đến các thành phần tự nhiên có ảnh hưởng đến phẩm chất đất đai, trong
đó chú trọng các yếu tố hạn chế lâu dài, khó khắc phục.
- Đánh giá đất đai gắn với mục đích sử dụng bao gồm các dạng: Đánh giá chất
lượng, đánh giá định lượng vật chất, đánh giá kinh tế.
- Phương pháp đánh giá chủ yếu là cho điểm, tính %, đánh giá thích nghi của đất
đai cho các loại hình sử dụng.
Hướng nghiên cứu này thích hợp cho việc đánh giá nhằm xây dựng các bản đồ
thích nghi cho cây trồng. Qua các công trình, tác giả đã tham khảo được những khái
niệm, nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu, xây dựng đơn vị lãnh thổ đánh giá và
các vấn đề khác liên quan đến sử dụng đất đai N-LN để vận dụng có chọn lọc trong
quá trình nghiên cứu.
1.1.3. Đánh giá đất đai ở Sơn Tịnh - Quảng Ngãi:
Sơn Tịnh là một huyện đồng bằng đông dân, trong quá trình phát triển KT-
XH tất yếu sẽ tạo sức ép đối với đất đai, nhu cầu về quy hoạch sử dụng đất là rất lớn.
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan như Điều tra xây dựng bản đồ đất
Quảng Ngãi trong đó có Sơn Tịnh; Báo cáo quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn
huyện Sơn Tịnh… Tuy nhiên, cho đến nay trên địa bàn nghiên cứu chưa có đề tài nào
đề cập đến đánh giá đất đai, ngoài Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất huyện
Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2001-2010 của phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Sơn Tịnh.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1.2.1. Đánh giá đất đai:
- Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh đối chiếu
với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.

Theo FAO (1976): “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những
tính chất vốn có của vạt, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại
yêu cầu sử dụng đất cần phải có” [18]; 19]
Trong nghiên cứu đánh giá đất đai thì đánh giá là sự phản ánh giá trị của đất
đai đối với một yêu cầu KT-XH cụ thể. Đó chính là sự thể hiện thái độ của chủ thể
đối với khách thể về phương diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của
17
khách thể. Trong đó chủ thể là yêu cầu KT-XH như các công trình kỹ thuật, các
ngành kinh tế, bản thân con người và xã hội; khách thể là tài nguyên đất đai. Khi
đánh giá tốt hay xấu, thích hợp hay không thích hợp là kết quả sự so sánh tự nhiên đó
đối với một yêu cầu cụ thể của con người. Đặc điểm của tự nhiên là đơn vị, giá trị
kinh tế của đặc điểm là giá trị. Một điều kiện của tự nhiên không thích hợp với hoạt
động này nhưng lại có thể thích hợp với các hoạt động khác.[13]
Trong đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai N-LN
thì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các điều kiện tự nhiên và K T-
XH cho các LHSDĐĐ cũng là tiền đề cho các định hướng, đề xuất nhằm góp phần
vào qui hoạch sử dụng đất đai hợp lý.
1.2.2. Đất và đất đai: Đề cập đến vấn đề đất nói chung, trên thế giới có hai thuật ngữ
phân biệt, đó là đất (Soil) và đất đai (Land). Ở Việt Nam hai thuật ngữ này đôi khi
không phân biệt rõ. Việc xác định sự khác nhau giữa chúng là điều cần thiết:
Theo Tôn Thất Chiểu, khái niệm đất (Soil) là thổ nhưỡng gắn với độ màu mỡ
phì nhiêu, còn đất đai (Land) gắn với mặt bằng lãnh thổ, chỉ vị trí chiếm chỗ trên
hành tinh để bố trí toàn bộ các ngành KT-XH. [2]
- Đất (Soil): Theo V.V. Docutraev (1900), người đặt nền móng cho khoa học
thổ nhưỡng: “Đất là một thực thể tự nhiên độc lập, có quy luật phát sinh và phát triển
rõ ràng, được hình thành do tác động tương hỗ của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh
vật, địa hình, và tuổi địa phương”. Sau đó bổ sung thêm nhân tố thứ sáu là tác động
của con người. Như vậy nói đến đất là nói đến quá trình hình thành và phát triển của
vỏ phong hoá, nói đến độ phì nhiêu của đất.
- Đất đai (Land): Theo định nghĩa của FAO, đất đai bao gồm tất cả các yếu

tố của môi trường tự nhiên. Những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất.
Như vậy, đất đai không chỉ có lớp phủ thổ nhưỡng mà còn bao gồm cả những yếu tố
của môi trường liên quan như địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, lớp phủ thực vật,
động vật [13, tr.90]. Đất đai là một tổng thể tự nhiên bao gồm đặc tính của các thành
phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật [31],[33].
Đặc điểm của đất đai là có sự phân hoá không gian theo lãnh thổ. Các lãnh
thổ có thể khác nhau về độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất... Dựa vào sự phân hoá này
18
có thể phân cấp lãnh thổ thành các đơn vị tổng thể tự nhiên có sự đồng nhất tương
đối về các thành phần trên. Tên gọi các đơn vị lãnh thổ này tuỳ thuộc vào quan điểm
nghiên cứu, nội dung và mục tiêu nghiên cứu. Trong nhiều công trình đánh giá cho
mục tiêu sử dụng đất đai N-LN thường sử dụng thuật ngữ ĐVĐĐ [6];[13]...
1.2.3. Đơn vị đất đai (Land Units): Theo FAO [33], thuật ngữ đơn vị đất đai dùng để
chỉ một diện tích đất đai với những điều kiện môi trường đặc trưng riêng, được phân
biệt nhờ các thuộc tính như đặc điểm đất đai và chất lượng đất đai. ĐVĐĐ được xem
là đơn vị tự nhiên cơ sở để đánh giá đất đai, ĐVĐĐ không phụ thuộc vào tỷ lệ bản
đồ và kiểu loại bản đồ.
Theo Hội đất Việt Nam [6], ĐVĐĐ được hiểu là những vùng đất trên thực
tế, tương ứng với các khoảnh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tương đối về các chỉ
tiêu, đó là các tính chất, đặc điểm đất đai cơ bản thuộc về tự nhiên (đất, nước, khí
hậu...) và cả KT-XH. Một vùng đất có cùng khả năng sử dụng, với cùng một mức độ
thích hợp cho một LHSDĐĐ nào đó được xác định là một ĐVĐĐ. ĐVĐĐ là đơn vị
cơ sở để tiến hành đánh giá, phân hạng, qui hoạch, bố trí sử dụng đất đai. Vì vậy,
cần phải được tổ hợp, xác định một cách hợp lý và chuẩn xác.
Trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất, Trần An Phong [13] cho rằng ĐVĐĐ
được sử dụng làm đơn vị cơ sở cho đánh giá là thể tổng hợp của nhiều loại bản đồ
được chồng ghép lên nhau như bản đồ đất, đẳng mưa, độ dốc, độ dày tầng đất, ngập
lụt... Kết quả xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là có sự đồng nhất tương đối của các yếu tố tự
nhiên và có sự phân biệt của một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với vùng lân cận. Ví
dụ: độ dốc, độ cao địa hình, loại đất... Các ĐVĐĐ được thể hiện trên bản đồ là những

vùng với những đặc tính và chất lượng đủ để tạo nên sự khác biệt với các ĐVĐĐ khác.
Mục đích chính của việc xác định các ĐVĐĐ là tìm ra mức độ thích nghi tối đa để từ đó
việc bố trí LHSDĐĐ đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Trên quan điểm địa lý ứng dụng, đề tài vận dụng cách tiếp cận này để phân
cấp lãnh thổ nghiên cứu thành các đơn vị cơ sở - các ĐVĐĐ. Mỗi ĐVĐĐ thể hiện
chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến sử dụng đất đai và là đơn vị cơ sở để đánh giá nhằm
bố trí các LHSDĐĐ hợp lý.
19
1.2.4. Loại hình sử dụng đất đai: (Land Use Type - LUT) là bức tranh mô tả thực
trạng sử dụng đất đai của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong
các điều kiện KT-XH và kỹ thuật được xác định [9, trang 28].
Trên thế giới, học thuyết về LHSDĐĐ đã được Duddley Stamp (thế kỷ XIX)
xây dựng và sau này được Kostrowiky và các đồng sự của ông phát triển. Gần đây
Beek và Bennerma đã hoàn chỉnh và được Brinkman và Smyth sử dụng trong đề
cương đánh giá đất đai (1976) [6]. Loại hình sử dụng có thể hiểu theo nghĩa rộng là
các LHSDĐĐ chính dùng trong đánh giá khái quát. Ví dụ: nông nghiệp nhờ nước
trời, nông nghiệp có tưới, đồng cỏ, rừng... hoặc có thể mô tả chi tiết hơn là kiểu sử
dụng đất đai. Kiểu sử dụng đất là một LHSDĐĐ được mô tả chi tiết theo các thuộc
tính nhất định để đánh giá các yếu tố cần sử dụng đất của nó và để lập kế hoạch đầu
tư cần thiết. Ví dụ: trồng mía quy mô nhỏ, quảng canh hoặc trồng mía quy mô lớn có
thâm canh, trồng cà phê gia đình bán thâm canh... Đôi khi, người ta không phân biệt
thật rạch ròi các loại hình sử dụng đất chính và các kiểu sử dụng đất, mà gọi chung là
các LHSDĐĐ, với mức độ chi tiết thay đổi theo phạm vi và các mục đích nghiên cứu.
Trong việc nghiên cứu, đánh giá đất đai dẫn đến đề xuất sử dụng nhằm góp phần vào
qui hoạch sử dụng đất đai hợp lý thì điều quan trọng là cần lựa chọn và áp dụng vào
thực tế các LHSDĐĐ nào đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của con người; đảm bảo nhu
cầu phát triển lâu bền về cả sinh thái, kinh tế, quản lý và bảo tồn; phù hợp với sự
phân hoá không gian của đất đai. Mỗi loại hình sử dụng đều có những yêu cầu sử
dụng đất đai khác nhau. “Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và
tính chất của đất đai để đảm bảo cho mỗi loại hình sử dụng đất dự kiến phát triển

được bền vững. Yêu cầu sử dụng đất đai được thể hiện trực tiếp qua các yếu tố và chỉ
tiêu phân cấp trong xác định ĐVĐĐ” [6, tr.299]. Chỉ tiêu trong phân cấp lãnh thổ có
thể là các các yếu tố tự nhiên thuận lợi hoặc ngược lại có thể lấy theo các yếu tố gây
trở ngại cho sử dụng đất đai. Hướng phân cấp theo yếu tố trở ngại lấy yếu tố hạn chế
lâu dài khó khắc phục làm cơ sở để xác định khả năng đất đai.
1.2.5. Khả năng đất đai: Theo Dent D.,Young A, khả năng (capability) đất đai là
tiềm năng của đất đai cho các loại sử dụng hay hoạt động quản lý cụ thể. Nó không
nhất thiết phải là loại sử dụng tốt nhất hay có lợi ích lớn nhất. Việc phân loại khả
20
năng đất đai chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên thể hiện các hạn chế. Các hạn chế là
những đặc điểm đất đai gây trở ngại cho sử dụng đất. Các hạn chế bao gồm:
- Các hạn chế lâu dài là các hạn chế khó khắc phục bằng cách cải tạo thông
thường, kể cả những cải tạo quy mô nhỏ; Ví dụ: độ dốc lớn, độ dày tầng đất mỏng...
- Hạn chế tạm thời là các hạn chế có thể chuyển đổi bằng biện pháp chăm
sóc, quản lý; Ví dụ: hàm lượng dinh dưỡng đất, khả năng điều tiết nước.
Chỉ tiêu phân loại khả năng đất đai chủ yếu dựa vào các hạn chế lâu dài như
độc dốc, độ dày tầng đất, độ ngập lụt... Chỉ tiêu này cũng khác nhau tuỳ quốc gia; Ví
dụ, ở các nước Liên Xô cũ, giới hạn độ dốc để canh tác cây hàng năm là < 5
0
; các
nước vùng Caribê là < 10
0
; Indonesia là < 22
0
...
1.2.6. Phân loại khả năng sử dụng đất đai là phân loại, xây dựng các chỉ tiêu cơ bản
về đất đai cho loại hình sử dụng, làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụng đất đai
trong sản xuất N-LN, bảo vệ đất, chống thoái hoá và xói mòn đất. Theo Nguyễn
Ngọc Nhị [12, tr. 116], các đặc điểm chính của đất đai được chú trọng phân tích khi
phân loại khả năng sử dụng gồm có:

- Độ dốc địa hình ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất đai và quyết định các biện
pháp làm đất để không làm tăng nguy cơ xói mòn.
- Độ dày tầng đất tối thiểu là độ dày tầng đất được giới hạn khi gặp các vật
cản cho sự hoạt động của rễ như kết von, đá ong.
- Nhóm đất theo đá mẹ biểu thị sự khác nhau về thành phần cơ giới và thành
phần hóa học của đất như độ chua, độ phì của đất.
- Hiện trạng sử dụng đất đai.
1.2.7. Hiện trạng sử dụng đất đai thể hiện qua phân bố các loại cây trồng, thảm thực
vật tự nhiên... là kết quả của quá trình sử dụng đất trong quá khứ và hiện tại, làm tiền
đề cho hướng phát triển trong tương lai.
Trong phân loại hiện trạng sử dụng đất đai, các loại hình sử dụng đất thường
bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất dân cư... [12,tr.119]. Hiện trạng sử
dụng đất đai phản ảnh khả năng sử dụng đất đai, đồng thời cũng là một trong những
tiền đề cho việc đề xuất sử dụng đất đai phù hợp với thực tế.
21
1.2.8. Quy hoạch sử dụng đất đai là tổng hợp các kết quả đánh giá đất đai theo yêu
cầu sử dụng hay các kết quả phân loại khả năng sử dụng đất đai với các nghiên cứu
về tình hình KT-XH, thị trường để đề xuất các phương hướng sử dụng đất đai hợp lý.
C.Sys. Vanranst và Debaveye đã đưa ra sơ đồ các bước nghiên cứu trong quy hoạch
sử dụng đất đai. Theo sơ đồ này, có thể thấy mục đích chính của quy hoạch sử dụng
đất đai là lựa chọn dạng, loại hình sử dụng tối ưu cho một ĐVĐĐ xác định, có tính
đến các điều kiện tự nhiên, KT-XH cũng như các phương hướng bảo vệ môi trường
và đất đai trong tương lai.
1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
QUY HOẠCH NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN SƠN TỊNH:
1.3.1. Quan điểm đánh giá:
Dựa trên các quan điểm nghiên cứu đã được xác định, đề tài đã vận dụng vào
đánh giá như sau:
1.3.1.1. Quan điểm tổng hợp:
Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu các thành phần tự nhiên, KT-XH trong

mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau, gắn bó với nhau chặt chẽ như là một tổng thể.
Tuy nhiên, theo quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải đánh giá tất cả các chỉ tiêu
thuộc các thành phần mà tuỳ thuộc vào mục tiêu đánh giá để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp.
Trong đề tài, quan điểm này thể hiện qua việc lựa chọn chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, độ dày
tầng đất, thành phần cơ giới, điều kiện tưới và vị trí. Điều quan trọng của đề tài là đã
chọn các chỉ tiêu cần thiết cho mục đích đánh giá, trong đó chú trọng các chỉ tiêu địa
mạo và thổ nhưỡng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch sử dụng đất đai N-
LN. Các chỉ tiêu được kết hợp đánh giá theo phương pháp tiếp cận hệ thống từng bước
tuỳ theo loại hình đánh giá và đặc điểm đơn vị sử dụng đất đai. Khi đánh giá tiềm năng
sử dụng đất đai, các yếu tố địa mạo và thổ nhưỡng được coi trọng. Khi đề xuất
LHSDĐĐ thì kết hợp giữa tiềm năng, định hướng sử dụng đất đai, hiện trạng sử dụng
đất và kết quả đánh giá hiệu quả KT-XH, môi trường.
1.3.1.2. Quan điểm lãnh thổ:
Quan điểm này chỉ đạo việc lựa chọn đơn vị lãnh thổ cơ sở trong đánh giá
đất đai phục vụ quy hoạch N-LN. Đối với nghiên cứu và đánh giá theo địa lý ứng
dụng là nghiên cứu sự phân hoá không gian về mặt lãnh thổ trong sử dụng đất đai.
22
Dựa trên cơ sở chỉ tiêu phân loại khả năng đất đai, đề tài đã phân cấp lãnh thổ theo
loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới… và tổng hợp lại theo các đơn
vị lãnh thổ cơ sở. Trong đề tài, đơn vị cơ sở là các đơn vị đất đai. Mỗi ĐVĐĐ có sự
đồng nhất tương đối về các ĐKTN và KT-XH, thể hiện chỉ tiêu tổng hợp gắn liền với
khả năng đất đai và việc đánh giá được dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu yêu cầu SDĐĐ
N-LN với đặc điểm của các ĐVĐĐ để xác định LHSDĐĐ thích hợp.
1.3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững:
Sử dụng đất đai N-LN vì mục tiêu phát triển bền vững không chỉ dựa vào đặc
điểm của tự nhiên mà còn dựa vào đặc điểm KT-XH, hiện trạng sử dụng đất đai của
khu vực cũng như những định hướng chiến lược của huyện, của tỉnh. Việc đánh giá
nhằm quy hoạch sử dụng đất đai của đề tài gắn liền với cơ cấu quỹ đất phân bổ của
tỉnh cho huyện theo chỉ tiêu qui hoạch. Nhiệm vụ của đánh giá là xác định khả năng
đất đai trong từng ĐVĐĐ để bố trí những loại hình thích hợp. Khả năng đất đai N-

LN của huyện chính là các loại hình N-LN được phát triển, bố trí tại các ĐVĐĐ phù
hợp yêu cầu sinh thái, yêu cầu KT-XH và môi trường. Thực hiện đánh giá của đề tài
là góp phần định hướng cụ thể hơn việc sử dụng đất đai trong khu vực đảm bảo sự
phát triển bền vững.
1.3.2. Phương pháp đánh giá sử dụng trong đề tài
- Phương pháp phân tích theo đơn vị lãnh thổ cơ sở:
+ Phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đất đai (đồng nhất về các chỉ tiêu: loại
đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới…).
+ Phân tích, so sánh yêu cầu sử dụng đất đai N-LN với đặc điểm của các
ĐVĐĐ, xác định LHSDĐĐ phù hợp cho từng đơn vị cơ sở.
- Phương pháp bản đồ: Được thực hiện qua các bước:
+ Chồng xếp các bản đồ đơn tính (sau khi đã phân cấp theo chỉ tiêu đánh giá)
thành lập bản đồ đơn vị đất đai.
+ Liên kết các bản đồ đơn vị đất đai với các bản đồ khác (thủy hệ, giao
thông, hiện trạng sử dụng đất đai…) để xây dựng các bản đồ đánh giá, bản đồ đề xuất
cho các LHSDĐĐ.
23
Phương pháp chồng xếp bản đồ được thực hiện trên máy tính thông qua sử
dụng phần mềm GIS.
- Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Áp dụng trong việc đánh giá, so
sánh yêu cầu sử dụng của các LHSDĐĐ với đặc điểm của các ĐVĐĐ để xác định
các mức độ thích hợp.
1.4. NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI.
Dựa vào các tài liệu: Cẩm nang phân hạng đất đai đa mục tiêu của Mahler, Iran,
(1972); Đánh giá đất đai cho quy hoạch nông nghiệp của Beek và Bennema (1972); Đánh
giá đất đai cho nông thôn của Brinkman và Smyth (1973), các nhà khoa học của FAO
(1976) đã xây dựng nên một hệ thống khả năng phân hạng thích nghi đất đai cho các kiểu sử
dụng đất khác nhau. Đây là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở đánh
giá thích nghi cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương.
1.4.1. Nguyên tắc đánh giá đất đai

Theo FAO, đánh giá đất đai phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Mức độ thích nghi của đất đai phải được đánh giá phân hạng cho một loại sử
dụng đất cụ thể.
- Việc đánh giá phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và mức đầu tư
cần thiết trên các loại đất khác nhau.
- Đánh giá phải dựa trên quan điểm tổng hợp.
- Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH của vùng.
- Khả năng thích hợp dựa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững. Các
nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định.
- Đánh giá đất đai phải tiến hành so sánh các LHSDĐĐ khác nhau.[33]
1.4.2. Nội dung chính của đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai bao gồm các vấn đề sau:
- Xác định các chỉ tiêu và quy trình xây dựng bản đồ ĐVĐĐ.
- Xác định, mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất.
- Hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.
- Phân hạng thích hợp đất đai.
- Đề xuất sử dụng đất đai.
24
1.5. CÁC BƯỚC CHÍNH TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
Theo FAO, đánh giá đất đai gồm những bước sau:
Sơ đồ 1.3. Các bước trong đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai
Thu thập tài liệu
Xác định các đơn vị đất đai
Đánh giá khả năng thích hợp
Xác định hiệu quả môi trường và kinh tế - xã hội
Xác định loại hình sử dụng đất đai thích hợp nhất
Đề xuất quy hoạch sử dụng đất đai
Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, đối với địa bàn cấp huyện có thể vận theo trình
tự 8 bước cho đánh giá như sau:
Sơ đồ 1.4: Trình tự đánh giá đất đai

1
Xác
định
mục
tiêu
2
Thu
thập
tài
liệu
3
Xác định loại
hình sử dụng đất
4
Xác định các đơn
vị đất đai
5
Đánh giá
khả năng
thích hợp
6
Phân tích
hiệu quả
kinh tế - xã
hội - môi
trường
7
Xác định
loại hình
sử dụng

đất thích
hợp
8
Đề xuất
sử dụng
đất
Bước 1. Xác định mục tiêu: Đây là bước quan trọng trong đánh giá đất đai, vì nó
xác định được thời gian, kinh phí thực hiện. Xác định mục tiêu đánh giá nhằm tạo cơ
sở cho việc điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thuận lợi và có định hướng đúng mang
tính khoa học, thực tiễn khi quy hoạch sử dụng đất để đạt kết quả cao. Các giai đoạn
chủ yếu trong quá trình xác định mục tiêu là:
+ Thực tế khảo sát để xác định loại hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
+ Điều tra nhu cầu của người sử dụng đất.
+ Đề ra mục tiêu đánh giá và xếp hạng ưu tiên.
Xác định mục tiêu
Xác định loại sử dụng đất đai
25

×