Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.7 KB, 18 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
TPO - Chuyên đề này giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và xử lí các dạng đề
liên quan.
Quang Dũng đã xây dựng thành cơng tượng đài người lính Tây Tiến vừa bi tráng vừa lãng mạn, vừa hào hùng vừa hào hoa trên
nền bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa dữ dội, hoang vu, hiểm trở vừa êm đềm, thơ mộng, trữ tình như thế nào?
Vì sao Tây Tiến được xem là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp nhưng lại có một “số phận”
long đong đến như vậy?
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
+ Quê quán: Đan Phượng, Hà Tây.
+ Nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc > Dấu ấn hội họa và âm nhạc in đậm trong các thi phẩm của Quang Dũng.
+ Phong cách thơ: hồn thơ phóng khống, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa > hào hoa là chữ nói lên hồn cốt con người cũng như thơ ca
Quang Dũng.
b. Tác phẩm
+ Hoàn cảnh ra đời:
- Đoàn binh Tây Tiến:
· Thời gian thành lập: đầu năm 1947
· Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân Pháp ở Thượng Lào và miền
tây Nam Bộ của Việt Nam.
· Địa bàn: Sơn La, Lai Châu, Hịa Bình, miền tây Thanh Hóa (Việt Nam), Sầm Nưa (Lào) > địa bàn rộng lớn, hoang vu, hiểm
· Thành phần: phần đơng là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, điều kiện chiến đấu gian khổ, thiếu thốn về
vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ vẫn sống rất lạc quan, vẫn giữ cốt cách hào hoa, lãng mạn.
· Sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hịa Bình thành lập trung đoàn 52.
- Cuối năm 1948: Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Tại Phù Lưu Chanh, tác giả viết bài thơ Nhớ Tây Tiến.
+ Nhan đề:
- Ban đầu Nhớ Tây Tiến > in lại đổi thành Tây Tiến.
- Ý nghĩa:
§ Đảm bảo tính hàm súc của thơ (Văn hay mạch kị lộ) > cảm xúc chủ đạo chi phối mạch thơ (nối nhớ) được giấu kín.
§ Làm nổi rõ hình tượng trung tâm của tác phẩm: đồn qn Tây Tiến.
+ Bố cục:
Chia 4 đoạn
- Đoạn 1 (từ đầu – Mai Châu mùa em thơm nếp xôi): Những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng
vĩ, hoang sơ, dữ dội.
- Đoạn 2 (tiếp – Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước
miền Tây thơ mộng.
- Đoạn 3 (tiếp – Sông Mã gầm lên khúc độc hành): Chân dung người lính Tây Tiến.
- Đoạn 4 (cịn lại): Khúc vĩ thanh (Lời thề gắn bó với đồn qn và miền Tây)
2. Phân tích văn bản
a. Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.
<i>“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi </i>
<i>Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”</i>
- Cảm xúc chủ đạo: “Nhớ”
- Đối tượng nỗi nhớ:
· Nhớ Sông Mã, nhớ “rừng núi”. Sông Mã không thuần túy là một địa danh vô hồn, là tên một dịng sơng mà đã trở thành đất mẹ
yêu thương, thành cả một miền nhớ đau đáu khôn khuây.
· Nhớ Tây Tiến > nỗi nhớ một đồn qn đã gắn bó máu thịt với tác giả.
- Mức độ nhớ: “nhớ chơi vơi” > Nỗi nhớ không xác định, mang màu sắc của vô thức > nỗi nhớ vừa tha thiết, thường trực, vừa
mênh mông, ám ảnh.
- Vần “ơi”> hai câu thơ giống như một tiếng gọi - tiếng gọi của nhớ thương vời vợi từ trong vơ thức. Nó biến tên một địa danh,
một đoàn quân trở thành hai miền nhớ thương, mang linh hồn. Nỗi nhớ làm hiển hiện bao nhiêu hình ảnh tươi đẹp. Là hoài niệm
mà sống động như mới hôm qua.
> Hai câu thơ đầu khơi mở mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ. Đến các câu thơ tiếp theo, nỗi nhớ được cụ thể hóa.
+ Câu 3 - 4: Hình ảnh đồn binh hành quân trong đêm
<i>“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi</i>
<i>Mường Lát hoa về trong đêm hơi”</i>
- Vừa tả thực: “sương lấp”, “mỏi” > Sương vùng cao như chùm lấp và nuốt chửng đồn binh > Quang Dũng đã nhìn thấy và
miêu tả một mảng hiện thực chiến tranh vẫn bị khuất lấp trong thơ ca kháng chiến. Đằng sau hình ảnh những đoàn quân hùng
dũng, hăm hở ra trận là những đồn qn mỏi mệt.
Con người chứ khơng phải thánh thần. Có những lúc rệu rã, có những lúc hào sảng phấn chấn. Đằng sau vinh quang chiến thắng
cịn có cả những đau khổ hi sinh.
- Vừa sử dụng bút pháp lãng mạn: “ hoa về trong đêm hơi” > Gợi không gian huyền ảo > Có thể là hình ảnh những đồn quân,
dẫu mỏi mệt đấy nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung tươi tắn, vẫn cầm trên tay những đóa hoa rừng thơm ngát > hé mở vẻ đẹp hào hoa,
lạc quan, yêu đời của người lính.
+ 4 câu tiếp: đặc tả hình sơng thế núi hiểm trở nhưng cũng không kém phần thơ mộng của miền Tây trên đừờng hành quân của
người lính Tây Tiến.
<i>“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm</i>
<i>Heo hút cồn mây súng ngửi trời</i>
<i>Ngàn thước lên cao ngàn thứớc xuống</i>
<i>Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”</i>
- Từ láy: “Khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3> sự gập ghềnh, ẩn chứa bao bất trắc, hiểm nguy, độ sâu
của dốc núi.
- Hình ảnh “Súng ngửi trời”: vừa đặc tả độ cao chót vót của dốc núi (cao đến mức khi người lính lên tới đỉnh núi thì mũi súng
gần như chạm vào trời) vừa thể hiện “chất lính” tinh nghịch qua cách nói nhân hóa (ánh nhìn độc đáo trêu đùa làm giảm nỗi mệt
nhọc trên con đường hành quân gian khổ)
- Phép đối: Ngàn thước lên cao – ngàn thước xuống > hiện hình độ cao, chiều sâu, hình sông thế núi trập trùng, phần nào gợi
nhịp thở khó nhọc của người lính trên chặng đường leo dốc.
* Nhận xét:
· Gợi liên tưởng tới thơ cổ: “Hình khe thế núi gần xa/ Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao” (Chinh phụ ngâm), “Thục đạo chi nan,
nan vu thướng thanh thiên” (Đường Thục khó, khó hơn lên trời xanh – Thục đạo nan của Lí Bạch)
· Ba câu thơ giàu màu sắc hội họa vẽ lên bức tranh dốc đèo hoang vu, hiểm trở> đặc tả cái hùng vĩ của thiên nhiên đồng thời gợi
hình dung về những cuộc hành quân leo dốc gian khổ.
- Câu thơ thứ 4 đối lập với ba câu trên: “Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi”: tồn thanh bằng, âm vần “ơi” kết thúc dòng thơ > câu
thơ nhẹ bẫng như nhịp thở thư giãn của người lính- đứng trên đỉnh núi, nhìn ra xa, thấy màn mưa giăng mắc, tạm dừng chân sau
chặng đường leo dốc mỏi mệt để tận cảm cái bình yên, lãng mạn của núi rừng.
Hình ảnh người lính trên đường hành qn được tái hiện cụ thể trên nền thiên nhiên miền Tây đa dạng (vừa dữ dội hoang vu
hùng vĩ vừa êm đềm ấm áp thơ mộng): có cái bi tráng của những cuộc hành quân nhọc mệt vừa có chất trẻ trung yêu đời, nghệ sĩ
của tâm hồn những chàng trai tràn trề nhiệt huyết.
+ 8 câu tiếp:
<i>“Anh bạn dãi dầu không bước nữa</i>
<i>Gục lên súng mũ bỏ quên đời!</i>
<i>Chiều chiều oai linh thác gầm thét</i>
<i>Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người</i>
<i>Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói</i>
<i>Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”</i>
- Tiếp tục miêu tả hình ảnh người lính: cách nói giảm nói tránh về cái chết, vừa xót xa vừa ngạo nghễ: “khơng bước nữa”, “bỏ
quên đời” > tiếp tục cảm hứng bi tráng khi xây dựng tượng đài người lính Tây Tiến.
- Cái hoang vu, hiểm trở của núi rừng đựợc cảm nhận theo chiều thời gian:
· Thời gian: chiều chiều, đêm đêm
· Âm thanh: “thác gầm thét”, hình ảnh: “cọp trêu người”
· Cách sử dụng các từ chỉ địa danh (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch…): lạ > gợi không gian hoang vu, rừng
thiêng nước độc.
- Kết thúc đột ngột bằng 2 câu:
<i>“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói</i>
<i>Mai Châu mùa em thơm nếp xơi”</i>
· Sau chặng đường hành qn vất vả, người lính dừng chân quay quần bên nồi xôi nếp đang bốc khói. . .
· Hương thơm: nếp xơi > nhớ những cảm giác tinh tế, nhớ những khoảnh khắc ngắn ngủi > Hương thơm dịu ngọt mong manh đi
vào nỗi nhớ người lính mà vương vấn mãi khơng thể phôi pha > Nỗi nhớ đi vào chiều sâu, đau đáu khôn khuây (Liên hệ với
“hương cốm mới” trong nỗi nhớ của Nguyễn Đình Thi ở bài “Đất nước”) > chất nghệ sĩ trong tâm hồn người lính Tây Tiến.
· “Mùa em”: kết hợp từ khá lạ, quan hệ từ bị lược bớt > khoảng mơ hồ ngữ nghĩa > tạo không gian huyền mộng, lãng mạn > gợi
cảm giác êm dịu, ấm áp > tạo tâm thế cho người đọc cảm nhận đoạn thơ tiếp theo.
b. Đoạn 2 (tiếp – Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước
miền Tây thơ mộng.
+ Khái quát: Tráng qua lớp men say của hoài niệm, hình ảnh thiên nhiên và con người miền Tây hiện ra với vẻ đẹp thơ mộng, mĩ
lệ, trữ tình.
+ Đêm liên hoan văn nghệ:
<i>“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa</i>
<i>Kìa em xiêm áo tự bao giờ</i>
<i>Khèn lên man điệu nàng e ấp</i>
<i>Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”</i>
- Không gian: “hội đuốc hoa”> huyền ảo, lung linh, rực rỡ.
- Âm thanh : “khèn” > vi vu, réo rắt.
- Nhân vật trung tâm: “em” với xiêm áo lộng lẫy (xiêm áo tự bao giờ) vừa e thẹn, tình tứ (e ấp) vừa duyên dáng trong điệu vu
làm đắm say lòng người (man điệu).
- “Kìa em”: cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa mê say ngây ngất.
Ø Vẻ đẹp lung linh, hoang dại, trữ tình đến mê hoặc.
+ Cảnh sơng nước miền Tây:
<i>“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy</i>
<i>Có thấy hồn lau nẻo bến bờ</i>
<i>Có nhớ dáng người trên độc mộc</i>
<i>Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”</i>
- Khơng gian: chiều sương, dịng nước > mênh mơng, nhịe mờ, ảo mộng.
- Hình ảnh: “hồn lau”, “dáng người trên độc mộc”, “hoa đong đưa” > những nét vẽ mềm mại, duyên dáng, khác hẳn những nét
khắc bạo, khỏe, gân guốc khi đặc tả dốc đèo miền Tây.
* Nhận xét:
· Tác giả chỉ gợi mà không tả, vận dụng bút pháp của nhạc của họa để dựng cảnh > Đoạn thơ đầy chất nhạc, chất họa > Đúng với
trạng thái “chơi vơi” của nỗi nhớ ở đầu bài thơ.
· Đoạn thơ thể hiện rõ chất tài hoa của hồn thơ Quang Dũng.
c. Đoạn 3 (tiếp – Sông Mã gầm lên khúc độc hành): Chân dung người lính Tây Tiến.
+ Khái quát: vẫn tiếp tục mạch cảm hứng về người lính Tây Tiến đã được triển khai lẻ tẻ ở các đoạn trước: vừa lãng mạn vừa bi
tráng. Ở 8 câu thơ này, tác giả tập trung khắc tạc một tượng đài người lính trên nền thiên nhiên miền Tây đa dạng.
+ Hai câu đầu: Chân dung hiện thực của người lính
<i>“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc</i>
<i>Qn xanh màu lá dữ oai hùm”</i>
- Vừa bi: “khơng mọc tóc”: vừa để tiện lợi trong việc đánh giáp lá cà, vừa phản ảnh một thực tế - bị rụng tóc vì sốt rét, “quân
xanh màu lá”: nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, sốt rét bệnh tật hành hạ. (Liên hệ: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt
run người vầng trán ướt mồ hôi” – trong Đồng chí của Chính Hữu, “Giọt giọt mồ hơi rơi/ Trên má anh vàng nghệ” – trong Cá
nước của Tố Hữu).
- Vừa hùng: Tác giả không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh đã lưu dấu trên hình dung người lính nhưng qua cái nhìn
đậm màu sắc lãng mạn:
· “Đồn binh” chứ khơng phải “đồn quân” > hào hùng.
· “Quân xanh màu lá” vẫn “giữ oai hùm” > oai phong, dữ dằn với tư thế lẫm liệt của chúa tể nơi rừng thiêng.
+ Hai câu tiếp: Giấc mộng lãng mạn của người lính
<i>Mắt trừng gửi mộng qua biên giới</i>
<i>Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”</i>
- Tả vẻ lẫm liệt uy phong của người lính, nhà thơ không cố công khắc tạc tượng đài trượng phu khô cứng không tim.
- Nỗi nhớ trong giấc mơ: Hà Nội, dáng Kiều thơm: đằng sau vẻ ngoài dữ dằn, oai nghiêm là trái tim khao khát yêu thương, đầy
chất nghệ sĩ (họ mang dấu trong tim một bóng hình lãng mạn, khơng phải là “giếng nước gốc đa”, “gian nhà khơng” như nỗi nhớ
của người lính nơng dân trong Đồng chí của Chính Hữu)
* Nhận xét:
· Cảm hứng: có bi nhưng khơng lụy. Người ta thấy cái gian khổ khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng cảm nhận được vẻ đẹp oai
· Tượng đài người lính Tây Tiến được dựng từ hai nguồn chất liệu nhuần nhuyễn: bi tráng và lãng mạn, hào hùng và hào hoa.
+ 4 câu tiếp: cái chết bi tráng và sự bất tử.
<i>“Rải rác biên cương mồ viễn xứ</i>
<i>Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh</i>
<i>Áo bào thay chiếu anh về đất</i>
<i>Sông Mã gầm lên khúc độc hành”</i>
- Tả cái chết nhưng không bi lụy.
- Nói giảm nói tránh “anh về đất”> vợi đi cảm giác đau thương.
- “Khúc độc hành”: âm thanh át đi cảm xúc bi thương > gợi về sự ra đi của những anh hùng nghĩa sĩ thửa xưa, gợi nhớ dáng hình
lẫm liệt của Kinh Kha bên bờ Sơng Dịch thủa nào. > đưa tiễn người là khúc độc hành của núi sơng > bất tử hóa hình ảnh người
lính Tây Tiến
> Nói về cái chết của người lính có đau thương nhưng khơng bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Hai cảm hứng lãng mạn và
bi tráng đan cài dựng nên tượng đài bất tử trong thơ.
d. Đoạn 4 (còn lại): Khúc vĩ thanh (Lời thề gắn bó với đồn qn và miền Tây)
<i>“Tây Tiến người đi không hẹn ước</i>
<i>Đường lên thăm thẳm một chia phôi</i>
<i>Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy</i>
<i>Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”</i>
+ Khái quát: khép lại bài thơ, nhấn mạnh tinh thần chung của cả bài.
+ “Mùa xuân ấy”: thời điểm lịch sử không bao giờ trở lại > mốc nhớ thương vĩnh viễn trong trái tim những người lính Tây Tiến
+ Nhịp thơ: chậm, giọng thơ: buồn.nhưng tinh thần “chẳng về xuôi” vẫn mang linh hồn hào hùng của cả đoạn thơ.
* Lời thề vĩnh quyết của người lính, khúc vĩ thanh của bài thơ, lưu giữ mãi dư vang của một thời gian khổ khốc liệt nhưng không
kém hào hùng lãng mạn.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
Đề 2: Phân tích/ bình giảng đoạn thơ sau
a. Sơng Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
b. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
c. Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
d. Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xn ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xi.
<i>(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)</i>
Đề 3: Phân tích hình tựợng người lính trong Tây Tiến (Quang Dũng)
Đề 4: Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến” là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? So sánh “Tây Tiến” với “Đồng
chí” (Chính Hữu) để làm rõ.
Gợi ý giải đề
Đề 1:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: hồn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
- Hình thức: nêu, phân tích ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
Hs dựa vào phần kiến thức cơ bản để làm bài.
- Vị trí văn học sử của bài thơ: tác phẩm tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, của đời thơ Quang Dũng nói
riêng.
- Hồn cảnh ra đời
· Đồn binh Tây Tiến.
· Thời gian và khơng Quang Dũng sáng tác.
- Ý nghĩa nhan đề
· Mô tả
· Ý nghĩa.
Đề 2:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: một đoạn thơ trích trong Tây Tiến.
- Hình thức: phân tích/ bình giảng.
+ Hướng dẫn:
- Tây Tiến là một bài thơ gần như tồn bích. Bất kì đoạn thơ nào cũng có thể được đưa ra để yêu cầu phân tích hay bình giảng.
- So sánh dạng bài Phân tích và Bình giảng:
· Điểm khác biệt:
o Phân tích: làm rõ tất cả các yếu tố trong đoạn thơ.
o Bình giảng: được chọn phân tích một hay một vài yếu tố mà người viết thấy tâm đắc nhất. Quan trọng là phải nêu được những
cảm nhận riêng, mang tính chất cá nhân về tín hiệu nghệ thuật mà mình tâm đắc trong đoạn thơ đó. So sánh là một thao tác hữu
hiệu khi bình giảng để thấy được sự tối ưu trong lựa chọn nghệ thuật của tác giả.
- Hs dựa vào phần Kiến thức cơ bản để liên hệ, phân tích, bình giảng từng đoạn thơ.
Đề 3:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: hình tượng người lính.
- Hình thức: phân tích cụ thể.
+ Hướng dẫn:
- Khái quát:
· Hai cảm hứng chủ đạo: lãng mạn và bi tráng > hình tượng người lính: vừa bi tráng vừa lãng mạn hào hoa.
· Hình tượng người lính được mơ tả trên nền thiên nhiên miền Tây dữ dội, hùng vĩ, hoang vu, hiểm trở mà êm đềm, thơ mộng,
thi vị, trữ tình.
· Hình ảnh trung tâm của bài thơ, được miêu tả rải rác ở tất cả các đoạn thơ nhưng tập trung trong đoạn 3 (Tây Tiến đồn binh
khơng mọc tóc/…/Sơng Mã gầm lên khúc độc hành.)
- Phân tích:
Do 2 vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn, hào hùng và hào hoa đan xen hòa quyện trong từng đoạn nên hs có thể khơng tách riêng 2 ý
mà phân tích theo từng đoạn, tập trung vào 8 câu của đoạn 3 (Phân tích dựa vào phần kiến thức cơ bản).
Đề 4:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: bút pháp của Quang Dũng trong Tây Tiến.
- Hình thức: phân tích và so sánh.
+ Hướng dẫn:
- Cơ sở của việc lựa chọn bút pháp: bản chất của hồn thơ (phong cách nghệ thuật), đối tượng miêu tả.
- So sánh:
· Chính Hữu:
o Hồn thơ mộc mạc, bình dị.
Ø Bút pháp miêu tả: bút pháp hiện thực > khắc họa hình ảnh người lính gắn với cái bình thường, cái hang ngày (ngoại hình in
đậm dấu ấn hiện thực khốc liệt của chiến tranh “Áo anh rách vai”, “quần tơi có vài mảnh vá”, “chân không giầy”…; nỗi nhớ và
những tâm sự mộc mạc “giếng nước gốc đa”, “ruộng nương”, “gian nhà không”)
· Quang Dũng:
o Hồn thơ hào hoa, lãng mạn.
o Đối tượng miêu tả: lính Tây Tiến phần đơng là thanh kiên đất kinh kì, hào hoa và lãng mạn.
Ø Bút pháp lãng mạn: tơ đậm hình ảnh người lính ở cái phi thường, cái khác thường (ngoại hình, nỗi nhớ…)
<b>Đỗ Thị Thúy Dương</b>
<i>Giáo viên Hocmai.vn</i>
TPO - Chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố các nội dung cơ bản xung quanh đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
- Những khám phá mới mẻ về Đất Nước
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
- Chất triết lí, suy tưởng mang vẻ đẹp trí tuệ.
- Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát
a. Tác giả:
+ Tiểu sử:
- Xuất thân: gia đình trí thức có truyền thống u nước và cách mạng.
- Học tập tại miền Bắc những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
+ Sáng tác:
Đem đến cho thơ ca chống Mĩ tiếng nói trữ tình tha thiết của tuổi trẻ
- Ý thức sâu sắc về đất nước, nhân dân qua trải nghiệm của chính bản thân.
- Từ nhận thức chuyển thành ý thức và hành động tự giác, tự nguyện gánh vác sự nghiệp cứu nước.
b. Tác phẩm
+ Trường ca, viết năm 1971.
+ Đề tài: đất nước
- Phổ biến trong văn học chiến tranh.
+ Thể loại: trường ca
- Đặc điểm thể loại:
• Cốt truyện: giàu chất tự sự, xoay quanh cuộc đời của anh hùng.
• Cảm hứng: phát triển theo các sự kiện lớn lao, kì vĩ gắn với nhân vật anh hùng.
- Mặt đường khát vọng:
• Xoay quanh cuộc đời tập thể anh hùng vơ danh – nhân dân.
• Kết cấu: Cảm hứng và cấu tứ vận động theo quá trình thức tỉnh của một tầng lớp thanh niên thành thị Miền Nam trước thực tại đất nước, nhìn
rõ bản chất của kẻ thù, thấu hiểu sức mạnh, vai trị của nhân dân, từ đó gắn bó với sự nghiệp cứu nước.
c. Đoạn trích
+ Xuất xứ: trích phần đầu chương V - Trường ca Mặt đường khát vọng (1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam
về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình.
+ Giá trị:
- Đoạn thơ kết tinh cái nhìn mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu: lịch sử, văn hóa, địa lý… quy tụ
xung quanh một tư tưởng trung tâm: “Đất Nước của Nhân dân”.
- Giọng thơ trữ tình – chính luận: sau lắng, thiết tha.
- Nghệ thuật: sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian nhuần nhị và sáng tạo.
+ Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (từ đầu – Làm nên đất nước muôn đời): cảm nhận mới mẻ về đất nước và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.
- Phần 2 (tiếp – hết): khám phá về sự đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình hình thành, dựng xây, phát triển đất nước, từ đó khái
quát thành tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”
+ Cảm nhận chung: (ý nghĩa hình thức trữ tình)
Mượn hình thức trữ tình để lí giải các vấn đề triết luận về đất nước:
- Mơ tả: Hình thức trữ tình trị chuyện một lứa đơi - vốn để trao gửi những tình cảm riêng tư, cá nhân > gửi gắm những tình cảm chung, lớn lao,
thiêng liêng: tình yêu đất nước, tình cảm với nhân dân.
- Ý nghĩa:
• Tạo giọng thơ trữ tình, thủ thỉ, thiết tha, đằm thắm > dấu ấn thi pháp thơ trữ tình chính trị (liên hệ với Việt Bắc - Tố Hữu).
• Làm cho những lí giải mang tầm triết học về đất nước trở nên dung dị, dễ hiểu, thấm thía.
2. Phân tích
a. Phần 1: Cảm nhận mới mẻ về đất nước và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ.
+ Khái quát: Khác với các nhà thơ cùng thế hệ - thường tạo một khoảng cách khá xa để chiêm ngưỡng và ngợi ca đất nước, với các từ ngữ, hình
ảnh kì vĩ, mĩ lệ, có tính chất biểu tượng, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà khơng
kém phần thiêng liêng, tươi đẹp. Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả lí giải 2 câu hỏi: Đất Nước bắt đầu từ đâu? Đât Nước là gì?
+ Đất Nước bắt đầu từ đâu?
<i>“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi</i>
<i>Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn</i>
<i>Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc</i>
<i>Tóc mẹ thì bới sau đầu</i>
<i>Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn</i>
<i>Cái kèo, cái cột thành tên</i>
<i>Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng</i>
<i>Đất Nước có từ ngày đó…”</i>
- Hệ thống hình ảnh gắn với sự hình thành và phát triển của đất nước:
• “Cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”, “miếng trầu bây giờ bà ăn”: gợi không – thời gian cổ tích, những câu chuyện kể xa xưa (Trầu
cau…)
• Khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc: nhắc về truyền thuyết Thánh Gióng.
• Tóc mẹ bới sau đầu, cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn: gợi hình ảnh quen thuộc, thân thương trong ca dao, dân ca, thành ngữ,
tục ngữ…> gợi tập quán sinh hoạt và truyền thống thuỷ chung từ bao đời.
• Cái kèo, cái cột > sự vật thân thuộc với đất nước đi lên từ nơng nghiệp.
• Hạt gạo phải một nắng hai sương, say, giã, giần, sang > gắn với cuộc sống lao động lam lũ, nhọc nhằn của người nơng dân.
• Linh hồn của đoạn thơ: hình ảnh miếng trầu.
o Nhỏ bé, bình thường, giản dị.
o Giàu ý nghĩa: gợi nhắc câu chuyện quá khứ, nét phong tục, sinh hoạt văn hoá truyền thống, hơn nữa nó là biểu tượng cho tâm hồn cao đẹp
của người Việt (thuỷ chung, son sắt, gắn bó)
Tư duy thơ hiện đại khi lí giải một vấn đề triết học: đất nước vốn là một khái niệm trừu tượng, lớn lao, thiêng liêng lại khởi nguồn từ hình
ảnh miếng trầu cụ thể, bé nhỏ, bình thường, đất nước vốn hình thành trong sâu thẳm qúa khứ mà hiện diện trong thực tại hôm nay “bây giờ bà
ăn”.
Cách diễn đạt đầy nghịch lí biểu hiện những khám phá riêng về đất nước: Quá khứ - đất nước khơng bao giờ mất đi mà ln có mặt trong
thực tại, trong những cái tưởng như nhỏ nhoi bình dị nhất. Những cái nhỏ bé, tầm thường là nền tảng hình thành những điều lớn lao, thiêng
liêng. (Liên hệ với cách cảm nhận đất nước của Chế Lan Viên và Nguyễn Đình Thi: “Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”, “hương cốm mới”…)
Nhận xét:
- Hệ thống hình ảnh gần gũi thân thuộc với hầu hết người Việt Nam. Nó gợi thương nhớ từ mn thủa ca dao cổ tích, mà ca dao cổ tích là lớp
trầm tích văn hóa sâu kín nhất của người Việt > Đất Nước có từ xa xưa, được cảm nhận ở chiều sâu văn hóa lịch sử > thiêng liêng, bất tử.
- Thi liệu: sử dụng thi liệu văn hóa, văn học dân gian sáng tạo: khơng nhắc lại nguyên vẹn mà chỉ lấy ý > khơi gợi những liên tưởng phong phú,
người đọc tự do đi về trong các chiều văn hóa lịch sử để cảm nhận.
- Giọng thơ: vừa triết luận vừa thủ thỉ tâm tình.
Vấn đề nguồn cội đất nước thấm nhuần cảm xúc tha thiết của nhà thơ trở nên dung dị, dễ hiểu. Cái hay của đoạn thơ không ở ngôn từ mĩ lệ,
hình tượng kì vi mà ở chính hồn dân tộc trong những câu thơ văn xi thầm thì như cổ tích hiện đại.
+ Đất nước là gì?
- Khái quát:
<i>Đất là nơi anh đến trường</i>
<i>Nước là nơi em tắm</i>
<i>Đất Nước là nơi ta hò hẹn</i>
<i>Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm</i>
• Gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ, thân thuộc của một đời người
• Hợp lại, đất nước gắn với tình u đơi lứa e ấp, ngọt ngào
• Cách vận dụng ca dao (Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất…) > sắc thái tinh tế, tính chất phổ qt của tình u lứa đơi.
<i>Đất là nơi “ con chim phượng hồng bay về hịn núi bạc”</i>
<i>Nước là nơi “con cá ngư ơng móng nước biển khơi”</i>
<i>Thời gian đằng đẵng</i>
<i>Khơng gian mênh mơng</i>
<i>Đất Nước là nơi dân mình đồn tụ</i>
• Tách: khơng gian cư trú của người Việt qua các hế hệ.
• Hợp: địa bàn sinh sống, ghi lại sự trưởng thành của dân tộc.
• Đối: thời gian - đằng đằng; không gian – mênh mông > 2 câu thơ ngắn gọn nhưng bao quát chiều dài, chiều sâu thăm thẳm của thời gian và
chiều rộng vô cùng của khơng gian > q trình hình thành, khai khẩn, phát triển các vùng đất.
<i>Đất là nơi Chim về</i>
<i>Nước là nơi Rồng ở</i>
<i>Lạc Long Quân và Âu Cơ</i>
<i>Những ai đã khuất</i>
<i>Những ai bây giờ</i>
<i>Yêu nhau và sinh con đẻ cái</i>
<i>Gánh vác phần người đi trước để lại</i>
<i>Dặn dò con cháu chuyện mai sau</i>
<i>Hằng năm ăn đâu làm đâu</i>
<i>Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ.</i>
• Đất Nước là cội nguồn, tổ tiên của dân tộc.
• Nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ > trang sử trong truyền thuyết, sự lí giải nguyên thuỷ về nguồn gốc người Việt.
Nhận xét: 3 lần triết tự về Đất Nước
- Thi liệu: văn hoá, văn học dân gian > chất liệu văn hố gắn bó máu thịt với tâm hồn dân tộc.
- Cảm xúc thơ phát triển: từ cụ thể đến khái quát, từ tình cảm riêng tư, cá nhân đến tình cảm dân tộc lớn lao; bề mặt các sự kiện có vẻ tản mạn
nhưng bề sâu nhất quán rung cảm về đất nước trong khơng gian địa lí, chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hoá.
> Tuỳ bút bằng thơ với sự cảm nhận mang tính chất toàn vẹn, sâu sắc.
+ Ý thức của thế hệ trẻ:
<i>Trong anh và em hơm nay</i>
<i>Đều có một phần Đất Nước</i>
<i>Khi hai đứa cầm tay</i>
<i>Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm</i>
<i>Khi chúng ta cầm tay mọi người</i>
• Trong mỗi con người, đều có một phần đất nước.
• Sự thống nhất của đất nước bắt nguồn từ sự gắn bó của mỗi cá nhân (Khi hai đứa cầm tay/ Đất nước hài hoà nồng thắm) và sự gắn bó cộng
đồng (Khi chúng ta cầm tay mọi người/ Đất Nước vẹn trịn, to lớn)
• Trách nhiệm gắn bó các thế hệ và được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác (Mai này con ta lớn lên/ Con sẽ mang Đất Nước đi xa/ Đến
những tháng ngày thơ mộng) > Đất Nước là quá khứ, hiện tại, tương lai.
<i>Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình</i>
<i>Phải biết gắn bó và san sẻ</i>
<i>Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở</i>
<i>Làm nên Đất Nước mn đời</i>
• Nhận thức:
Đất Nước là máu xương >hợp logic với ý thơ trên (Trong anh và em đều có một phần Đất Nước) > mối quan hệ cá nhân- Đất Nước là mối
quan hệ hình hài – sự sống.
Phải biết: gắn bó, san sẻ, hố thân
• Khái qt những điều có ý nghĩa sâu sắc:
Đất Nước là máu thịt của mỗi cá nhân, gắn bó mật thiết với sự sống mỗi cá nhân> Vận mệnh Đất Nước cũng là vận mệnh của cá nhân >
Trách nhiệm với Đất Nước thể hiện trước hết ở trách nhiệm với chính bản thân mình, bảo vệ Đất Nước là bảo vệ sự sống chính mình > Hài
hoà biện chứng giữa chung và riêng.
Mỗi cá nhân vơ danh góp phần làm nên Đất Nước bất tử.
Tiểu kết phần 1:
+ Những khám phá riêng, mới mẻ về Đất Nước: hình thành trên nền tảng văn hoá truyền thống, qua chiều dài lịch sử và chiều rộng của không
gian; đồng thời thể hiện nhận thức sâu sắc mối quan hệ và trách nhiệm của cá nhân với Đất Nước.
+ Phần 2 tiếp nối mạch thơ phần 1, minh chứng sự hoá thân của những cá nhân vơ danh làm nên “dáng hình sứ xở“ và đi đến khẳng định tư
tưởng Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
d. Phần 2: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân
<i>Những người vợ nhớ chồng cịn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu</i>
<i>Cặp vợ chồng u nhau cịn góp nên hịn Trống Mái</i>
<i>Gót ngựa Thánh Gióng đi qua cịn trăm ao đầm để lại</i>
<i>Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương</i>
<i>Những con rồng nằm im góp dịng sơng xanh thẳm</i>
<i>Người học trị nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên</i>
<i>Con cóc, con gà q hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh</i>
<i>Những người dân nào đã góp tên Ơng Đốc, Ơng Trang, Bà Đen, Bà Điểm</i>
<i>Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi</i>
<i>Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ơng cha</i>
<i>Ơi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy</i>
<i>Những cuộc đời đã hố núi sơng ta…</i>
+ Điểm tên:
- Người vợ nhớ chồng > Vọng Phu > truyền thống thủy chung.
- Cặp vợ chồng yêu nhau > Hịn Trống Mái > tình cảm gia đình nồng thắm, trọn vẹn.
- Gót ngựa Thánh Giịng > vừa lí giải một hiện tượng địa lí (ao đầm), vừa biểu trưng cho truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm.
- Chín mươi chín con voi > dựng đất Tổ, những con rồng nằm im > góp dịng sơng xanh thẳm.
- Con cóc, con gà > Hạ Long thành thắng cảnh.
- Những người vơ danh có cơng với dân, với nước (công khai đất mở đường…)
> Nhận xét:
- Ngôn ngữ: dày đặc các từ chỉ địa danh > trải theo chiều dài địa lí, từ Bắc vào Nam, lấp đầy khơng gian đất nước (3 miền, mọi địa hình: núi
cao, trung du, đồng bằng, ven biển) > con chữ và các từ chỉ địa danh lan tới đâu, khơng gian mở ra tới đó > gợi hình dung hành trình khai đất
mở đường, biến ruộng hoang, rừng sâu, nước thẳm… thành nơi sinh cư lập nghiệp trù phú của biết bao thế hệ.
- Thi liệu: văn hoá, văn học dân gian > gợi nhắc những trruyền thống quí báu của dân tộc, khơi dậy lớp trầm tích văn hoá trong những truyền
thuyết dân gian.
- Bút pháp: huyền thoại hố mỗi dáng núi, hình sơng > Những địa danh không đơn thuần chỉ là những cái tên mà là số phận, cảnh ngộ, khát
vọng của nhân dân. Lớp lớp người thay nhau “hoá thân”, in dấu vào từng tấc đất, ngọn núi, dịng sơng để làm nên “dáng hình xứ sở”.
- Cách viết: từ cụ thể đến khái qt “Ơi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hoá núi sông ta” > tác động sâu
sắc vào nhận thức, rung cảm của người đọc.
+ Nhận thức
<i>Nhưng em biết khơng</i>
<i>Có biết bao người con gái, con trai</i>
<i>Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi</i>
<i>Họ đã sống và đã chết</i>
<i>Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói</i>
<i>Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân</i>
<i>Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái</i>
<i>Có ngoại xâm thì đánh ngoại xâm</i>
<i>Có nội thù thì vùng lên đánh bại</i>
- Lịch sử 4000 năm tạo nên bởi 4000 lớp người “giống chúng ta lứa tuổi” “không ai nhớ mặt đặt tên” > chiều dày của lịch sử
- Điệp từ “họ” > nhịp thơ hào hùng, âm điệu hào sảng > đoạn thơ như một khúc tráng ca.
- Vẫn là một tương phản đầy nghịch lí: những con người vơ danh, giản dị (không ai nhớ mặt đặt tên) >< công việc lớn lao, kì vĩ (làm ra đất
nước) > nhấn mạnh vào vai trò của nhân dân.
- Liệt kê > nhấn mạnh vai trị sản sinh, lưu truyền, ni dưỡng, phát triển những giá trị vật chất và tinh thần tạo ra Đất Nước.
+ Khái quát:
Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Xác định chủ nhân của Đất Nước: Nhân Dân.
+ Gợi nhắc những câu ca quen thuộc và truyền thống tinh thần của người Việt > tạo thế giới văn học dân gian, vùng văn hoá dân gian trong
đoạn thơ > dư ba của tư tưởng Đất Nước của ca dao thần thoại.
Cách viết: tổng – phân - hợp: đi từ cụ thể đến khái quát, từ khái quát lại chứng minh phân tích cặn kẽ > ý thơ luyến láy như một khúc nhạc
dân gian ngọt ngào.
Tiểu kết phần 2:
+ Vận dụng tinh tế chất liệu văn hố dân gian.
+ Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình như một chuyện kể của lứa đôi.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1 : Bình giảng đoạn thơ:
a. “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
<i>Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.</i>
<i>Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn</i>
<i>Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc</i>
<i>Tóc mẹ thì bới sau đầu</i>
<i>Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn</i>
<i>Cái kèo, cái cột thành tên</i>
<i>Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng</i>
<i>Đất Nước có từ ngày đó…</i>
b. Những người vợ nhớ chồng cịn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
<i>Cặp vợ chồng yêu nhau cịn góp nên hịn Trống Mái</i>
<i>Gót ngựa Thánh Gióng đi qua cịn trăm ao đầm để lại</i>
<i>Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương</i>
<i>Những con rồng nằm im góp dịng sơng xanh thẳm</i>
<i>Người học trị nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên</i>
<i>Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh</i>
<i>Những người dân nào đã góp tên Ơng Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm</i>
<i>Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gị bãi</i>
<i>Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ơng cha</i>
<i>Ơi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy</i>
<i>Những cuộc đời đã hố núi sơng ta…</i>
Đề 2: Phân tích những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
Đề 3: Phân tích tư tưởng Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân trong đoạn trích Đất Nước.
Đề 4: Phân tích những nét độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện của đoạn trích Đất Nước.
Đề 5: So sánh Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm và Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Gợi ý giải đề:
Đề 1:
+ Đoạn a
- Khái qt:
• Khái qt vị trí, giá trị bài thơ.
• Khái qt vị trí, giá trị đoạn trích.
- Bình giảng:
• Hình thức trữ tình
Ý nghĩa
• Khám phá mới mẻ về Đất Nước
- Đánh giá.
+ Đoạn b
- Khái quát:
• Đề tài Đất Nước và cách xử lí của các nhà văn cùng thời Nguyễn Khoa Điềm (Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi) > nét riêng trong tư tưởng.
• Khái qt về đoạn trích.
- Bình giảng:
• Lí giải khơng khí lịch sử tác động đến tác giả.
• Cách khám phá, tiếp cận riêng
• Mạch cảm xúc (văn cảnh đoạn thơ)
• Giá trị nổi bật:
Nghệ thuật sử dụng từ địa danh
Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn hoá dân gian
Điệp từ: những
- Đánh giá
Đề 2:
+ Bản chất đề: Phân tích phần 1 của bài thơ.
+ Lưu ý: phân tích, làm nổi bật những nét mới trong cảm nhận Đất Nước qua thao tác so sánh.
Đề 3:
+ Bản chất: phân tích phần 2 của bài thơ.
+ Lưu ý: so sánh tư tưởng Đất Nước với các nhà thơ cùng thời, với tư tưởng của các triết gia cổ đại phương Đông và tư tưởng của các tác giả
trung đại Việt Nam > Cơ sở lí giải tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
- Bối cảnh thời đại.
- Sự trải nghiệm, dấn thân của cá nhân nghệ sĩ > quá trình tự nhận thức, phân tích, khái qt hố (quan trọng nhất)
- Manh nha trong truyền thống tư tưởng phương Đông (cổ đại) và Việt Nam (trung đại)
Đề 4:
Làm rõ 3 đặc sắc nghệ thuật nổi bật:
- Vận dụng sáng tạo chất liệu văn hố, văn học dân gian.
- Giọng trữ tình có sự đan xen triết luận và chính luận > sức mạnh cảm hoá và thuyết phục.
- Tư duy nghệ thuật hiện đại: mượn những nghịch lí để diễn đạt logic những khám phá, tư tuởng mới mẻ của mình.(Đất Nước bắt đầu với
miếng trầu bây giờ bà ăn...)
+ Giống:
- Đề tài
- Thể hiện tình yêu đất ngước sâu sắc, mãnh liệt
Tiêu chí Đất Nước - Nguyễn Đình Thi Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
Vị trí văn học sử Tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp Tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Mĩ
Xuất xứ Sự tổng hợp lại từ hai bài thơ > 2 mảnh nhỏ hợp chỉnh thể lớn. Trích chương V Trường ca > mảnh vỡ từ một chỉnh thể lớn.
Cảm hứng chủ đạo Niềm xúc động mãnh liệt trước sức sống kì diệu của dân tộc > bài thơ là sự truy tìm cho câu hỏi: Vì sao Việt Nam khó
nghèo, lam lũ, đau thương lại cũng là một Việt Nam vùng lên quật khởi? Niềm tự hào sâu sắc vì sự linh thiêng của đất nước > truy tìm lời giải
cho sự linh thiêng của đất nước (vì đất nước có trong tâm linh mỗi người Việt. Là một phần tâm thức Việt)
Chất liệu tạo hình ảnh Chủ yếu tạo bởi các quan sát, ấn tượng trực tiếp Vận dụng sáng tạo thi liệu văn hóa, văn học dân gian.
Hình tượng Nhân dân mang tính chất biểu trưng, biểu tượng. Nhân dân vô danh trong suốt 4000 năm.
Giọng điệu Viết trong một thời gian dài > Giọng thơ biến đổi theo nội dung: u hoài, buồn bã, căm hờn, phơi phới tự hào... Tâm tình thân mật
kết hợp với triết luận đằm sâu.
<b>Đỗ Thị Thuý Dương</b>
<i>Trung tâm Hocmai.vn</i>
<b>I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)</b>
<b>Gợi ý:</b>
+ Nỗi băn khoăn, lo lắng về tương lai các nhân vật (<i>hai con người côi cút, hai hạt cát bị bão tố chiến</i>
+ Nỗi buồn thấm thía về sự mất mát, khổ đau (những <i>“giọt nước mắt đàn ơng hiếm hoi nóng bỏng” </i>
-chiến tranh đã qua đi nhưng nước mắt nhân dân vẫn chảy, họ khơng chỉ khóc trong chiêm bao, họ
cũng khóc trong thực tại). Buồn nhưng không bi lụy, mà thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả
<i>“Nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo… Khi viết, máu nóng nhà văn phải sơi lên”.</i>
+ Sự khâm phục, tin tưởng ở lịng nhân ái và bản lĩnh của con người Nga.
+ Đặt ra vấn đề xã hội cũng cần quan tâm đến cá nhân con người, nhất là những người có đóng góp
hi sinh lớn cho cộng đồng.
<b>Câu II: </b><i><b>(3 điểm)</b></i>
<i><b>“Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn</b></i>
<i><b>để cho tâm hồn tàn lụi”.</b></i>
<b>Gợi ý:</b>
- Tại sao để tâm hồn tàn lụi lại là mất mát lớn nhất? Vì con người có đời sống tinh thần và vật chất.
<i>Cái chết</i> là điều mất mát rất lớn, nhưng chỉ là sự mất đi về thể xác, theo một quy luật tất yếu. Cái
chết về tinh thần là mất mát toàn bộ ý nghĩa cuộc sống của con người. Bởi con người có tâm hồn.
- Bình luận: Đời sống tâm hồn tàn lụi khơng chỉ gây tổn hại cho chính bản thân mình mà cịn gây đau
khổ cho những người xung quanh, làm cho xã hội trở nên tẻ nhạt, tầm thường, nguy hiểm; người có
tâm hồn đẹp, sống đẹp thì sẽ trở nên có ý nghĩa với mình, với xã hội, sẽ bất tử… (chứng minh bằng
những tấm gương sống đẹp trong lịch sử; trong thực tế, trong văn học).
- Bài học: Câu nói rất sâu sắc với bản thân và mọi người, cần rèn luyện đời sống tâm hồn mọi lúc, mọi
nơi, từ những việc nhỏ cho đến những việc lớn…
<b>II.PHẦN RIÊNG (5 điểm)</b>
<b>Câu IIIa: Theo chương trình Chuẩn </b><i><b>(5 điểm)</b></i>
<i>Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là </i>
Hãy làm rõ nhận xét trên qua việc phân tích đoạn thơ sau :
<i> “Đất là nơi anh đến trường</i>
<i>Nước là nơi em tắm</i>
<i>Đất Nước là nơi ta hò hẹn</i>
<i>...</i>
<i>Lạc Long Quân và Âu Cơ</i>
<i>Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”</i>
( Sách Ngữ văn 12, tập một, trang 118 – 118, NXB Giáo dục)
<b>Gợi ý:</b>
- Nắm vững kỹ năng làm văn nghị luận văn học, phân tích một đoạn thơ trữ tình theo định hướng.
Diễn đạt tốt, có những sáng tạo khi cảm thụ đoạn thơ.
- Khổ thơ trực tiếp thể hiện cách định nghĩa về đất nước bằng thơ, theo cách riêng của tác giả (lối
tách từ <i>Đất Nước</i>, hình tượng thơ giàu màu sắc dân gian gợi Đất Nước trở nên gần gũi thân thiết gắn
bó với mọi người; Đất Nước mênh mơng giàu đẹp do công sức xây dựng và bảo vệ của Nhân Dân; Đất
Nước có cội nguồn văn hóa xa xưa, Đất Nước là sự gắn bó giữa cộng đồng và cá nhân… Từ đó, đoạn
thơ góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đạo của chương thơ: Đất Nước của Nhân Dân, truyền đến
người đọc tình yêu, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm với đất nước; đúng là <i>“một cách định nghĩa về</i>
<i>đất nước, thật giản dị và độc đáo”</i>, lời nhận xét trên có tác dụng gợi mở cách cảm nhận đoạn thơ,
chương thơ một cách sâu sắc.
<b>Câu IIIb: Theo chương trình Nâng cao </b><i><b>(5 điểm)</b></i>
Buy-phơng, nhà văn Pháp viết: <i>“ Phong cách chính là người”.</i>
Anh, chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích để làm rõ qua bài ký <i>Ai đã đặt tên cho dòng sơng</i>?
Của Hồng Phủ Ngọc Tường.
<b>Gợi ý:</b>
- Giải thích khái niệm phong cách: Phong cách nghệ thuật chính là nét độc đáo và phần đóng góp
riêng của nhà văn. Các phương diện của phong cách nghệ thuật là: những độc đáo về nội dung như
cách nhìn con người và cuộc sống từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề; cách lý giải những vấn đề
về cuộc sống, con người; những nét độc đáo về nghệ thuật như cách lựa chọn các thủ pháp nghệ
thuật, sử dụng ngôn ngữ. Do vậy khi đọc văn cần phát hiện được những sự độc đáo trong phong cách
của mỗi nhà văn…
- Phân tích để chứng minh: Bài ký <i>Ai đã đặt tên cho dịng sơng?</i> Thể hiện phong cách độc đáo của
Hồng Phủ Ngọc Tường (Độc đáo về nội dung: phát hiện ra vẻ đẹp của sơng Hương với nhiều góc độ,
vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp gắn với lịch sử, văn hóa; nhìn sơng Hương như một cơ gái Huế có phong
cách và tâm hồn, phát hiện ra <i>chất người</i> kỳ lạ của sơng Hương… Độc đáo về nghệ thuật: ngịi bút tài