ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********
HÀ THỊ THU PHƯƠNG
SỰ THAY ĐỔI THẨM MĨ CỦA
DÒNG VĂN HỌC HIỆN THỰC
QUA TRUYỆN NGẮN GUY DE MAUPASSANT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
TP. Hồ Chí Minh - NĂM 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********
HÀ THỊ THU PHƯƠNG
SỰ THAY ĐỔI THẨM MĨ CỦA DÒNG VĂN
HỌC HIỆN THỰC QUA TRUYỆN NGẮN
GUY DE MAUPASSANT
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ: 60.22.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HIẾU
TP. Hồ Chí Minh - NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn ba năm học tập và nghiên cứu tại khoa Văn học và Ngôn ngữ,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, luận văn nghiên cứu về Sự
thay đổi thẩm mĩ của dòng văn học hiện thực qua truyện ngắn Guy de
Maupassant của chúng tôi đã hồn thành. Để đạt được kết quả đó, tơi chân
thành gửi lời cảm ơn tới:
- Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các Thầy Cơ trong khoa Văn học
và Ngơn ngữ, phịng Sau đại học… đã tạo những điều kiện tốt nhất để giúp tơi
hồn thành khóa học và luận văn này.
- PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, người đã động viên, hướng dẫn, giúp đỡ
để tơi có được quyết tâm hồn thành cơng việc nghiên cứu của mình.
- Gia đình, những người thân yêu và bạn bè… vì những tình cảm cũng
như sự hỗ trợ mà mọi người đã dành cho tôi trong suốt những năm tháng học
tập và nghiên cứu.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
tháng
Người thực hiện
Hà Thị Thu Phương
năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu.
Kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa công bố dưới bất
kỳ hình thức nào trước đây.
Trong quá trình thực hiện, chúng tơi có sử dụng ý kiến nhận xét, đánh
giá của các tác giả khác. Những trường hợp như vậy, chúng tơi đều chú thích
nguồn tại thư mục tham khảo.
Tác giả
MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................................1
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .............................................................................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 13
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 15
V. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................................15
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................... 17
NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ CHI PHỐI ĐẾN VĂN HỌC
HIỆN THỰC CUỐI THẾ KỈ XIX ........................................................................................ 17
1.1. Sự toàn thắng của giai cấp tư sản và những dữ kiện lịch sử - văn hóa mới.................. 17
1.1.1. Sự tồn thắng của giai cấp tư sản ................................................................................... 17
1.1.2. Đế chế II và nước Pháp nửa sau thế kỉ XIX....................................................................21
1.1.3. Những thành tựu mới của khoa học và tư tưởng ............................................................. 25
1.2. Bối cảnh văn học............................................................................................................. 28
1.2.1. Sự phân hóa mạnh mẽ của tiếng nói văn học nửa sau thế kỉ XIX ....................................28
1.2.2. Sự tiếp tục thăng hoa mạnh mẽ của văn xuôi tả chân ...................................................... 31
1.2.3. Xu hướng thay đổi thẩm mĩ của văn học hiện thực nửa sau thế kỉ XIX ........................... 36
1.3. Nhà văn Guy de Maupassant ......................................................................................... 41
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................... 47
TRUYỆN NGẮN GUY DE MAUPASSANT VÀ SỰ TIẾP TỤC TRUYỀN THỐNG HIỆN
THỰC CỔ ĐIỂN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX ......................................................................... 47
2.1. Sáng tạo trên nguyên tắc sự quan sát đời sống .............................................................. 47
2.1.1. Hiện thực về sự phân hóa xã hội .................................................................................... 47
2.1.2. Hiện thực về cuộc chiến tranh Pháp – Phổ ..................................................................... 55
2.1.2.1. Hình ảnh kẻ chiến thắng và sự thất bại của quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp
- Phổ.....................................................................................................................................55
2.1.2.2. Thái độ của mọi tầng lớp nhân dân đối với chiến tranh ............................................... 58
2.2. Tiếp tục thái độ phê phán những vấn đề mặt trái của hiện thực ..................................64
2.2.1. Phê phán thói hám lợi ....................................................................................................64
2.2.2. Phê phán tính giả tạo ..................................................................................................... 68
2.2.3. Phê phán tính ác của con người...................................................................................... 73
2.3. Vấn đề hồn cảnh điển hình và tính cách điển hình...................................................... 78
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................... 86
TRUYỆN NGẮN GUY DE MAUPASSANT VÀ NHỮNG DẤU HIỆU THẨM MĨ CỦA
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC CUỐI THẾ KỈ XIX ................................................................ 86
3.1. Vấn đề tầm bao quát hiện thực ...................................................................................... 86
3.1.1. Sự đa dạng về chủ đề ..................................................................................................... 86
3.1.2. Sự thay đổi kiểu nhân vật phổ biến ................................................................................ 95
3.2. Dấu ấn Chủ nghĩa tự nhiên trong truyện ngắn Guy de Maupassant .................................. 103
3.2.1. Tôn trọng tinh thần khoa học ...................................................................................... 103
3.2.2. Giữ thái độ khách quan, lạnh lùng, phi chính trị ........................................................... 110
3.2.3. Tin tưởng vào sự chi phối của mạch ngầm sinh học ..................................................... 114
3.3. Những dấu hiệu của mĩ học hiện đại chủ nghĩa........................................................... 120
3.3.1. Thái độ hoài nghi và bi quan ........................................................................................ 120
3.3.2. Tinh thần phân tích tâm lý ........................................................................................... 126
3.3.3. Sự sáng tạo nên những “huyền thoại mới” ................................................................... 133
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 146
DẪN NHẬP
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước Pháp thế kỷ XIX đã chứng kiến sự thay đổi to lớn về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội… do sự tác động của những thành tựu khoa học - kỹ thuật
và sự khẳng định mạnh mẽ quyền lực của giai cấp tư sản. Trong sự thay đổi chung
ấy, văn học Pháp nói chung và văn học hiện thực nói riêng cũng có sự thay đổi
khuynh hướng thẩm mĩ rõ rệt.
Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX ghi dấu sự thành cơng rực rỡ của hai dịng
văn học lớn, quan trọng nhất là văn học lãng mạn và văn học hiện thực, trong đó
dịng văn học hiện thực đã đạt được những thành tựu đáng kể với những tài năng
văn chương kiệt xuất như Honoré de Balzac, Stendhal, Gustave Flaubert, Émile
Zola, Guy de Maupassant…; và trong dòng văn học này, vào cuối thế kỉ XIX, Guy
de Maupassant nổi lên như một nhà văn thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn. Nhiều
người đã cho rằng ông cùng với O. Henry (Mỹ) và Anton Pavlovich Tchékhov
(Nga) là ba nhà văn viết truyện ngắn hay nhất mọi thời đại. E. Zola đã từng ca ngợi
tài năng truyện ngắn của ông, rằng ông đã “tự xếp vào hàng các bậc thầy”; còn M.
Gorki, đại văn hào của nước Nga Xô viết lại ca ngợi ông là người có tài viết truyện
ngắn “khơng ai bắt chước nổi”…
Bằng ngịi bút hiện thực của mình, truyện của Maupassant đã phản ánh được
đặc điểm tình hình xã hội của nước Pháp lúc bấy giờ thông qua quan điểm thẩm mĩ
riêng cùng tài năng nghệ thuật độc đáo của ông. Nội dung truyện của Maupassant
hầu như khơng có những triết lý cao siêu nhưng chính những tình cảm bình dị, gần
gũi, những câu chuyện quen thuộc trong đời sống được ông đưa vào truyện một
cách rất tự nhiên đã làm cho truyện của ông trở nên rất dễ đi vào lịng người, khiến
nhiều thế hệ độc giả say mê, thích thú.
Đã có nhiều cơng trình, bài viết nghiên cứu về G. Maupassant ở nhiều góc độ
khác nhau: về đời sống và văn nghiệp, về đề tài phổ biến, về nhân vật, về đặc điểm
trần thuật, yếu tố kì ảo… Những nghiên cứu đã có ấy có những gợi ý hết sức bổ ích
1
để chúng tơi tham khảo trong q trình thực hiện cơng trình nghiên cứu của mình.
Tuy nhiên, với luận văn này, chúng tôi muốn đặt vấn đề theo một hướng có phần
khác biệt: Trong khi chỉ ra những nét riêng, độc đáo và những thay đổi về thẩm mĩ
qua truyện ngắn của Maupassant, chúng tôi đặt sáng tác của ông trong sự vận động,
thay đổi của trào lưu văn học hiện thực nói chung, qua đó xác định chỗ đứng của tác
giả trong tổng thể dòng văn học hiện thực thế kỉ XIX. Cách tiếp cận vấn đề như vậy
sẽ khó khăn hơn, vì chúng tơi phải có cái nhìn đối sánh giữa sáng tác của G.
Maupassant với sáng tác của các nhà hiện thực phê phán tiền bối, với các nhà văn
hiện thực và tự nhiên chủ nghĩa cùng thời, thậm chí cả với một số nhà văn theo
khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa ở đầu thế kỷ XX để nhận ra rõ hơn sự độc đáo
cũng như vị trí của ơng trong tiến trình văn học hiện thực. Nhưng với bản thân tôi,
hướng tiếp cận này vô cùng có ích, vì cách tiếp cận như vậy tuy có nhiều thử thách
nhưng lại giúp chúng tơi có được cái nhìn vừa cụ thể vừa bao quát, đồng thời từ đó
chúng tơi cũng có điều kiện so sánh với dịng văn học hiện thực phê phán Việt Nam
− một hiện tượng văn học vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn học hiện thực Pháp,
qua đó giúp bài giảng của cá nhân tôi ở trường phổ thông trở nên phong phú và sâu
sắc hơn. Những điều trình bày trên đây chính là những lí do thơi thúc chúng tơi
chọn đề tài “Sự thay đổi thẩm mĩ của dòng văn học hiện thực qua truyện ngắn
Guy de Maupassant” làm đề tài luận văn của mình.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Guy de Maupassant bắt đầu sáng tác từ khoảng hai mươi tuổi dưới sự hướng
dẫn tận tình của những người thầy như L. Bouilhet và G. Flaubert, nhưng trong
khoảng mười năm đầu sự nghiệp, ông chưa nhận được sự quan tâm của độc giả và
danh tiếng cũng chưa đến với ơng. Ơng thường xun bị thầy phàn nàn vì tính lười
biếng và kỹ năng viết truyện cịn bị hạn chế [9]. Vì vậy, để “đề phòng sự thất bại”,
người thầy cẩn thận, kỹ tính của ơng khơng cho phép ơng đăng bất kì tác phẩm nào
trên báo bằng tên thật trong giai đoạn này. Chỉ đến khi tác phẩm Viên Mỡ Bò (viết
vào năm 1879) công bố lần đầu tiên vào tháng 1 năm 1880 bằng cách đọc cho
những nghệ sĩ thuộc nhóm Médan nghe và nhận được sự ca ngợi từ những nhà văn
2
bậc thầy, tên tuổi của ông bắt đầu nổi tiếng. Kể từ đó, ơng viết với tốc độ rất nhanh.
Theo Lê Hồng Sâm, riêng năm 1885, Maupassant đã viết khoảng 1500 trang sách,
vượt cả H. Balzac, Charles Dickens, A. Dumas và những nhà văn nổi tiếng viết
khỏe khác trên thế giới. Sáng tác của ơng nhanh chóng được bạn đọc yêu mến, kể cả
đến ngày nay, mà minh chứng gần đây nhất là công bố của tuần báo Le Figaro
littéraire (Pháp) rằng: trong 8 năm (1-2004 đến 1-2012), Maupassant là tác giả văn
học cổ điển có số lượng sách bán chạy nhất (3,8 triệu bản), hơn cả Molière, Zola,
Hugo… Danh tiếng của ông vượt ra khỏi biên giới nước Pháp vì ơng “đã viết
những tác phẩm mang tính phổ qt nhưng sâu sắc mà ở đó có sự hịa quyện giữa
cảm xúc, trí tuệ và niềm đam mê” [83]. Hầu hết sáng tác của ông được dịch ra rất
nhiều thứ tiếng trên thế giới, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Hiện tại, chưa có thống kê về số lượng cơng trình nghiên cứu sáng tác
của Maupassant trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Do điều kiện khách quan và
năng lực ngoại ngữ còn giới hạn, người viết luận văn mới dừng ở việc đề cập
một số cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài và chia theo ba
nhóm, sắp xếp theo trình tự thời gian: nhóm các cơng trình, sách báo, tạp chí;
nhóm các cơng trình bằng tiếng Anh, Pháp có thể tra cứu được ở Việt Nam và
nhóm các bài trên mạng internet.
Tại Việt Nam, cùng với quá trình truyền bá văn hóa và chữ viết của người
Pháp, nhiều người Việt đã tiếp cận nguyên tác hoặc bản dịch và nghiên cứu sáng tác
của Maupassant từ rất sớm. Tạp chí Nam Phong là một trong những ấn phẩm giới
thiệu Maupassant sớm nhất ở Việt Nam. Bài viết Lối tả chân trong văn chương Bàn về văn sĩ Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) (số 21 năm 1919) của Thượng
Chi đã trình bày một số đặc điểm trong sáng tác của tác giả này từ trang 194-197.
Theo tác giả bài viết, Maupassant “vốn là một tay tả-chân, nên rất là say mê vậtgiới ở ngồi, và chú trọng cái hình-thức trong văn-chương” [9, tr.195], điều đó
giống với Flaubert. Tác giả nhận định Maupassant chưa tinh tế bằng Flaubert trong
việc miêu tả tâm lý của con người do ông chủ yếu quan tâm đến thế giới thực –
những gì “có hiển-nhiên” [9, tr.195] cịn “cao hơn, sâu hơn thì khơng nghĩ tới” [9,
3
tr.195]. Dù “khơng có cái lý tưởng cao sâu gì” [9, tr.195], truyện của Maupassant
vẫn được đánh giá là tuyệt bút, nhất là những truyện viết về những “hạng người
thường thường” [9, tr.195] và ông “không dám sai sự thật mảy may” [9, tr.196].
Ngoài ra, truyện của Maupassant cũng được khen ngợi, được chào đón ngay từ sáng
tác đầu tiên là vì “có cái vẻ linh hoạt”, “cái thú hài hước”, “kết cấu có điều độ”,
“lời văn vừa cứng vừa súc”, bằng giọng “lãnh đạm”, “khách quan” [9, tr.126] và
bằng chủ đề vụn vặt trong cuộc sống. Tác giả khẳng định rằng nếu Maupassant sống
thêm vài năm nữa, ông sẽ mở ra một thời kì mới trong văn chương và đó sẽ là thứ
văn chương sâu sắc.
Đồn Rạng, Vũ Q Mão… trong Mười thế kỉ văn chương Pháp (1962) đã
dành vài dòng để nhận xét về con người và tác phẩm của Guy de Maupassant. Theo
các tác giả, Maupassant là một người có “tâm hồn ủ rũ và chán chường, là một nhà
văn giản dị và minh triết. Ông viết đoản thiên tiểu thuyết đượm vẻ yếm thế, miêu tả
giới tiểu tư sản và đời sống thôn dã” [54, tr.915].
Đỗ Đức Dục trong Chủ nghĩa hiện thực phê phán (1972) đã khẳng định sáng
tác của Maupassant không bị giới hạn trong khuôn khổ mĩ học tự nhiên do E. Zola
làm chủ sối dù ơng đã tham gia, mà cũng như Zola, các sáng tác của ông mang đầy
đủ các đặc điểm của Chủ nghĩa hiện thực phê phán. Tác giả cũng chỉ ra sự thay đổi
về điểm nhìn trong các sáng tác của Maupassant: từ nhấn mạnh bản chất sinh vật
của con người đến xây dựng nhân vật điển hình, qua đó phản ánh sự giả dối đến tận
cùng của thực tại xã hội [15].
Lời giới thiệu tiểu thuyết Một cuộc đời (1980) do Mai Xuân dịch, Trần Việt
giới thiệu, đã chỉ ra một số đặc điểm sáng tác của Maupassant: “Đằng sau cái vẻ
ngồi hấp dẫn, hóm hỉnh, nhẹ nhàng, đơn giản, lại ẩn giấu tấm thảm kịch sâu xa
trong đời sống hàng ngày ở xã hội Pháp cuối thế kỷ XIX” [103, tr.6]. Ở đó, “Tình
u, hạnh phúc, mơ ước, luyến tiếc, đau khổ và thất vọng được khắc họa bằng
những bức tranh hiện thực, bức nọ nối tiếp bức kia với mọi sắc thái đa dạng và sức
truyền cảm phi thường” [103, tr.13]. Maupassant không che giấu hiện thực xấu xa
4
của xã hội Pháp lúc bấy giờ, bởi ông từng nói: “Cho dù là cay đắng, sự thật cũng
chỉ có một mà thôi” [103, tr.13]. Dịch giả cũng đánh giá Maupassant là nhà văn viết
truyện ngắn tới trình độ điêu luyện, thường chú ý những biểu hiện tinh vi, đi sâu
vào quá trình diễn biến tâm lý nhân vật, những rối ren, những uẩn khúc, những khát
khao, những dằn vặt làm nổi bật tính điển hình của đối tượng được miêu tả.
Trong Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỷ XIX (1981), tác giả
Lê Hồng Sâm đã dành 41 trang để khái quát những nét nổi bật được xem như những
đặc điểm cơ bản trong sáng tác của Maupassant. Theo tác giả, hầu hết các sáng tác
của Maupassant thể hiện thái độ bi quan trước cuộc đời và sự “thiếu tính người”của
con người bằng giọng điệu lạnh lùng, khách quan và điệu cười châm biếm. Ông
cũng chỉ ra những ảnh hưởng của Chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác của
Maupassant, nhất là nhấn mạnh đặc điểm con người sinh vật bị các quy luật sinh
học điều khiển mà các sáng tác càng về sau càng rõ và sự chuyển biến từ miêu tả
tâm lý con người xã hội sang miêu tả tâm lý thuần túy trong nỗi “cơ độc kinh khủng
của con người” [55, tr.423]. Ơng “đi xa hơn các nhà hiện thực tiền bối trong việc
khám phá những ngóc ngách bí ẩn của tâm hồn, trong sự thể hiện những tình cảm
nằm ở lớp sâu của tính cách, đột xuất xun ra khỏi vỏ ngồi bình thường, do tác
động của hoàn cảnh” [55, tr.436]. Lê Hồng Sâm cũng đã chỉ ra một số nét nghệ
thuật mà Maupassant kế thừa từ thế hệ trước và những dấu hiệu thẩm mĩ của chủ
nghĩa hiện đại đang manh nha trong sáng tác của ông. Tác giả cũng khẳng định “vũ
khí nghệ thuật mạnh nhất của Maupassant là sự châm biếm kín đáo tốt ra từ bản
thân tình thế, từ hành vi, tâm lý nhân vật, từ sự phát triển của đề tài” [55, tr.444].
Khi so sánh giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, các dịch giả của Lịch sử Văn
học Pháp thế kỉ XIX – Tuyển tác phẩm (1997) ca ngợi tài năng viết truyện ngắn của
Maupssant dù tiểu thuyết của ông cũng vô cùng hấp dẫn. Tuy với dung lượng nhỏ,
ngôn ngữ giản dị nhưng sức khái quát của các truyện ngắn của ơng rất cao, nó
“chứa đựng cốt tủy của những tập sách mà các nhà tiểu thuyết phải viết thật dày”
[57, tr.224-225], như nhận xét của Émile Zola.
5
Trong Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại
(1998), tác giả Hoàng Nhân xếp Maupassant vào hàng ngũ các nhà văn theo “chủ
nghĩa hiện thực đạo lý” [46, tr.99], ông cùng với Mérimée đã “khơi gợi những tình
cảm đạo đức qua nhiều truyện ngắn” [46, tr.100].
Trong Guy de Maupassant – Tuyển truyện (2001), Lê Huy Bắc quan tâm
nhiều đến giá trị hiện thực và nhân đạo trong sáng tác của nhà văn bậc thầy về
truyện ngắn này. Theo ơng, dù chọn cho mình giọng điệu lạnh lùng, đả kích, châm
biếm cuộc sống đầy cái xấu xa nhưng thấp thoáng trong các sáng tác của
Maupassant là những đau khổ, những bi kịch tinh thần mang tính cá nhân hoặc do
hồn cảnh sống mà nhân vật phải chịu đựng [106].
Tác giả Vũ Cao Trân khi viết về Maupassant trong sách Lịch sử văn học
Pháp thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX (tập II) (2005) đã đề cao tài năng nghệ thuật của nhà
văn, chỉ ra những đề tài thường lặp lại trong sáng tác của ông với thái độ phê phán
xã hội tư sản vụ lợi, giả dối. Đặc biệt, bài viết đã chỉ ra được sự vận động trong
quan điểm sáng tác của Maupassant: từ phê phán, lên án gay gắt xã hội đến cái nhìn
đầy bi quan, hồi nghi trước cuộc sống khi ơng nhận ra sự đấu tranh của mình là vơ
bổ, ơng không tin vào khả năng thay đổi của thực tại mặc dù ơng hết sức bất bình.
Tác giả cũng chỉ rõ: Maupassant chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chủ nghĩa thực chứng
nên có cái nhìn bi quan về cuộc sống, vì ơng bị ám ảnh rằng con người bị bất lực,
chịu phụ thuộc bởi những quy luật sinh lí khắc nghiệt. Càng về cuối đời, các sáng
tác của Maupassant càng có cái nhìn bi quan, các chủ đề mang tính xã hội càng bị
thu hẹp, các tác phẩm miêu tả tâm lí xã hội dần nhường chỗ cho những xúc cảm
“thuần túy tâm lí” [65, tr.573], về nỗi cơ đơn kinh khủng của những con người thờ
ơ, lãnh đạm với cuộc sống và giữa con người với nhau, không bao giờ hiểu được
nhau bởi giới hạn của một tư duy “hoàn toàn bất lực, dốt nát và mơ hồ” [65,
tr.573]. Bài viết cũng đã chỉ ra được các đối tượng chính, giọng điệu, ngơn ngữ, kết
cấu… trong sáng tác của Maupassant.
6
Năm 2005, Vũ Yến Ly sưu tầm và dịch tập Guy de Maupassant – Truyện
ngắn kì lạ. Trong lời nói đầu, dịch giả khẳng định một trong những đặc điểm sáng
tác của Maupassant là “đạt tới sự sâu sắc từ những chuyện tưởng như tầm phào vô
nghĩa” [108, tr.7]. Tác giả cũng đề cập đến mảng truyện có màu sắc siêu thực của
Maupassant và cho rằng “truyện ngắn siêu thực” [108, tr.8] của ông là những tác
phẩm “hiện thực nhất trong các nhà văn viết truyện hoang tưởng” [108, tr.8],
chúng “không phải là tác phẩm của một kẻ điên, mà hiển nhiên là ông đã sử dụng
những kinh nghiệm, những trải nghiệm của chính bản thân ơng trong những cơn rối
loạn tinh thần để viết lại những xúc cảm mà con người có thể cảm thấy” [108, tr.89]. Đó là những tác phẩm “không chỉ phản ánh thế giới nội tâm con người mà còn
phản ánh cách suy nghĩ tư duy của con người, phản ánh cả hơi thở của thời đại đó”
[108, tr.9]. Điều đó có nghĩa là những sáng tác kì ảo của Maupassant vẫn đầy giá trị
hiện thực, nhưng chính sự có mặt của yếu tố siêu thực, kì ảo làm cho truyện của ơng
trở nên hết sức độc đáo.
Tài năng và sự cống hiến của Maupassant cũng được đề cập trong một số từ
điển văn học. Trong Từ điển văn học (bộ mới) (2005), các tác giả đã xác nhận tác
phẩm của ông “phơi bày những sự thực xấu xa trong xã hội tư sản” [29, tr.1002];
hoặc châm biếm, hoặc cảm thông cuộc đời đầy đau khổ của những con người nhỏ
bé bị các quy luật sinh lý điều khiển; thái độ bi quan vì khơng có niềm tin vào tương
lai, vào khả năng thành cơng do đấu tranh đem lại [29]. Các tác giả nhận định rằng
“chủ đề xã hội thu hẹp lại” [29, tr.1003], Maupassant chuyển ngòi bút dần sang
miêu tả thuần tâm lý và đặc biệt ám ảnh về cái chết. Trong một cuốn từ điển khác,
Từ điển văn học nước ngoài (2009), ở phần tác giả, tác phẩm, các tác giả đã nhận
xét Maupassant là “cây bút kiệt xuất của mọi thời” [4, tr.583], ông viết về nhiều
mảng đề tài khác nhau, trong đó nổi bật nhất là “đề tài tinh thần yêu nước, nỗi cô
đơn, sự phản trắc, hạnh phúc cũng như tấm lòng nhân hậu của con người” [4,
tr.584]. Các giả khẳng định dẫu Maupassant “thường sử dụng yếu tố hài để châm
biếm, đả kích nhưng đằng sau mỗi trang viết thành công của ông, ta thường thấy sự
đổ vỡ và nước mắt” [4, tr.584], và tuy ơng có cái nhìn khá bi quan về cuộc đời,
7
nhưng một trong những điểm rất đáng lưu ý trong ngịi bút hiện thực của ơng là tấm
lịng ưu ái với những người lớp dưới.
Trong giáo trình Văn học phương Tây (nhiều tác giả) xuất bản năm 2012,
ngoài việc giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp, đề tài, nội dung tư tưởng của nhà văn, các
nhà nghiên cứu tập trung nhấn mạnh sự phong phú về dạng nhân vật, về thái độ bi
quan, “nỗi lo âu khắc khoải của con người” [21, tr.423], về tình yêu nước và sự
thiện cảm của tác giả đối với những người thuộc tầng lớp dưới. Về vị trí của
Maupassant trong đời sống văn học nửa sau thế kỷ XIX, các tác giả đánh giá
“Maupassant là nhà văn hiện thực tiêu biểu của giai đoạn văn học hiện thực phê
phán sau năm 1848” [21, tr.423].
Gần đây, Lê Nguyên Cẩn là người có nhiều bài viết liên quan tới Guy de
Maupassant, cả về con người và tác phẩm. Trong Tác gia tác phẩm văn học nước
ngoài trong nhà trường, ơng nhận xét truyện ngắn của Maupassant có sức phản ánh
sâu rộng cuộc sống bằng tài năng nghệ thuật bậc thầy, đặc biệt trong kết cấu, cách
sắp xếp và lựa chọn tình tiết truyện [5]. Ơng cho rằng truyện của Maupassant “đã
đạt tới nghệ thuật lớn cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong số lượng câu chữ ít nhất”
[5, tr.283]. Ở một cuốn sách khác, cuốn Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XIX (2014),
từ trang 224 đến trang 256, tác giả đã khái quát cuộc đời, sự nghiệp, một số đặc
điểm cơ bản về sáng tác của Maupassant cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Cụ thể hơn,
Lê Nguyên Cẩn đã khái quát những kiểu nhân vật, chủ đề chính, thái độ, bút pháp,
đồng thời chỉ ra một số đặc điểm thẩm mĩ trong sáng tác của nhà văn này, như: cách
Maupassant chọn hồn cảnh điển hình để tạo tình huống giúp bộc lộ tính cách nhân
vật, cách khai thác các biểu hiện tâm lý, xung đột nội tâm, cách lựa chọn chi tiết đắt
giá theo quan hệ nhân quả và thái độ bi quan, tiếng cười đả kích mà tác giả thể hiện
trong tác phẩm… Tất cả những điều đó làm cho tác phẩm của Maupassant có “sức
hấp dẫn lôi cuốn độc giả mọi thời, tạo ra cái duyên kể chuyện” [7, tr.246].
8
Ngồi các giáo trình, các sách chun khảo mà chúng tơi đã có điều kiện tiếp
cận nên trên, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu khác ít nhiều đề cập đến
nhà văn tài năng Pháp cuối thế kỷ XIX này.
Trong cơng trình Khảo sát sự chuyển hướng thẩm mĩ Văn học Pháp cuối thế
kỉ XIX (2010), Nguyễn Hữu Hiếu đã chỉ ra sự thay đổi thẩm mĩ của văn học Pháp
cuối thế kỉ XIX. Trong đó, theo tác giả, các sáng tác của Maupassant đã “từ hiện
thực mang tính chất ngoại quan chuyển dần sang hiện thực gắn liền với ấn tượng,
ám ảnh” [27, tr.62]. Một số tác phẩm của Maupassant vẫn tiếp tục viết về phong tục
nhưng sức nặng của tầm quan sát và bao quát hiện thực bên ngoài đã dần được thay
thế bằng sức nặng của sự ám ảnh thuộc nội giới. Đó là lí do tại sao trong sáng tác
của nhà văn Pháp có rất nhiều nhân vật ln làm đọng lại trong cảm xúc của người
đọc “một nỗi đau cô đơn của phận người khi tất cả dần rời bỏ”, “sự ám ảnh về
những giả dối của cuộc đời, những sự giả dối có khi lộ liễu, có khi được giấu kín
mà chỉ khi người ta chết đi mới được phát giác” [27, tr.65]. Tác giả cũng chỉ ra một
số thay đổi về thái độ của Maupassant đối với hiện thực so với các nhà hiện thực cổ
điển trước đó.
Cũng nghiên cứu về Maupassant, Đào Duy Hiệp lại chú ý đến cấu trúc tác
phẩm và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của ông qua một số bài viết
như bài viết Nhân vật và các mối quan hệ giữa chúng qua truyện ngắn Bố của
Ximông [26], Cấu trúc cái kỳ ảo trong truyện ngắn Guy de Maupassant [25]…
Ngồi những cơng trình trên, cịn có nhiều luận văn thạc sĩ hoặc khóa luận,
tiểu luận có đề cập đến sáng tác của G. Maupassant ở những vấn đề cụ thể về nội
dung hoặc hình thức nghệ thuật. Tiêu biểu có thể kể đến luận văn Nghệ thuật truyện
ngắn Maupassant xét từ góc độ trần thuật học (2010) của Nguyễn Thị Hải Yến
[69], khóa luận Đặc điểm truyện ngắn của Guy de Maupassant (2012) của Vưu
Huyền Trân (Đại học Cần Thơ) [93], Hình tượng những con người nhỏ bé trong
truyện ngắn của Maupassant (Lương Kỳ), Sự thể hiện con người trưởng giả trong
truyện ngắn Maupassant (Kiều Kim Ngọc), Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn
9
của Maupassant (Lê Minh Đức), Giá trị hiện thực trong truyện ngắn G.
Maupassant (Nguyễn Văn Chiến), Các kiểu tình huống trong nghệ thuật truyện
ngắn Guy de Maupassant (Tống Thị Thu Hường), Nghệ thuật kể chuyện trong
truyện ngắn Guy de Maupassant (Vũ Trúc Hà), Ảnh hưởng hội họa ấn tượng trong
nghệ thuật miêu tả truyện ngắn Maupassant (Kim Thị Thu Hà)…
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu trong nước nói trên, chúng tơi cịn khảo
sát được một số cơng trình của nước ngoài được dịch ra tiếng Việt và một số cơng
trình bằng tiếng nước ngồi.
Trong Số phận lịch sử của Chủ nghĩa hiện thực (tập 2, 1981), Bơrix Xuskốv
đã có chú ý đến đặc trưng thẩm mĩ trong sáng tác của Maupassant, Flaubert và E.
Zola. Tác giả chỉ ra rằng Maupassant tiếp tục nghiên cứu, phân tích bản chất xã hội
và dùng thủ pháp điển hình hóa nhằm khẳng định lợi ích vật chất vẫn là động lực
thúc đẩy con người hành động, thậm chí đó là những hành động gợi lên cảm giác
độc ác một cách đầy bản năng. Ông cho rằng Maupassant đã nhìn thấy sự mâu
thuẫn giữa sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật, lối sống duy vật chất với những giá trị tinh
thần, làm cho “con người hư hỏng và đời sống tinh thần, đạo đức của nó trống
rỗng” [66, tr.296] và ở đó “sự tàn bạo bao trùm tất cả mọi lĩnh lực của đời sống xã
hội, đe dọa nhân cách con người. Ông miêu tả những biểu hiện đa dạng của sự tàn
bạo ở ngay trong những tình cảm riêng tư, thầm kín của con người” [66, tr.297] để
rồi khiến người ta phải “hoài nghi với những tiến bộ của thế kỷ, thiếu tin tưởng ở
tương lai” [66, tr.293] và gây nên khủng hoảng về tinh thần. Tác giả cũng chỉ ra
rằng trong một số tác phẩm, Maupassant bị lúng túng trong việc điển hình hóa khi
ơng q nhấn mạnh vào yếu tố sinh vật, yếu tố tính dục của con người và ơng “cảm
thấy một cách bi kịch và bệnh hoạn tình trạng người và người sống chia rẽ rời rạc
do quá trình tha hóa gây ra” [66, tr.298].
Mới đây, năm 2012, Marlo Johnston công bố cuốn sách Guy de Maupassant
[72], một cuốn sách trình bày những nghiên cứu chi tiết về cuộc sống hàng ngày và
những câu chuyện liên quan đến sự nghiệp của nhà văn này. Tuy nghiêng về nghiên
10
cứu tiểu sử nhưng cuốn sách của ơng ít nhiều cũng giúp người đọc hiểu hơn về nhà
văn có cuộc sống phong phú và phức tạp này.
Năm 2015, trong lời giới thiệu cuốn Những truyện ngắn hay nhất của Guy de
Maupassant (The Best Short Stories Guy de Maupassant), ngoài việc trình bày đơi
nét về cuộc đời và sự nghiệp của Maupassant, Cedric Watts đã chỉ ra một số đặc
điểm thẩm mĩ trong sáng tác của nhà văn Pháp như: sự đề cập thẳng thắn của ông về
các vấn đề xã hội, kể cả việc đề cập đến tính dục, cái xấu, cái ác bằng giọng điệu
châm biếm nhẹ nhàng. Tác giả nhận xét rằng: Maupassant có phẩm chất đặc biệt
của một người kể chuyện, đó là sự sáng suốt, phong cách chuyên nghiệp, khéo léo
và thường không phô trương, ông có giọng điệu phê phán mạnh mẽ, có thái độ
thơng cảm với người tầng lớp dưới, đặc biệt là các cơ gái giang hồ, ơng cũng hồi
nghi tơn giáo, khinh miệt biểu hiện thiếu đạo đức của tầng lớp trung lưu và thể hiện
thái độ ghê tởm trước sự lãng phí, tàn bạo của chiến tranh [76, tr.x]. Tác giả cũng tỏ
ra khơng hồn tồn đồng ý với một số ý kiến cho rằng thái độ của Maupassant trong
sáng tác là “thờ ơ” (indifference) [76, tr.x], chỉ cung cấp thông tin chứ khơng bình
luận về các hiện tượng xã hội (no social comment) [76, tr.x], “không bao giờ phán
xét đạo đức” (never makes a moral judgement) [76, tr.x] và để cho câu chuyện tự
nói tiếng nói của nó (the story appears to tell itself) [76, tr.x]… Theo Cedric Watts,
Maupassant vẫn thể hiện rất rõ quan điểm của mình (dù rất kín đáo), đó là một thái
độ bi quan, đồng thời có nhiều khi nhà văn thể hiện sự phê phán đạo đức một cách
trực tiếp để rồi qua đó ngầm chỉ ra giá trị đạo đức thực sự mà con người cần có…
Một số cuốn sách khác mà chúng tơi tiếp cận được cũng ít nhiều đề cập đến
G. Maupassant như Lịch sử văn học Pháp (Histoire de la littérature franỗaise) ca
G. Lanson (1970), Lch s vn hc Phỏp th kỉ XIX của Max Milner (1975), của
P.Brunel và một số tác giả khác (1986) và của F.Egea, D. Rince (1988), hay Ý nghĩa
thời đại của chủ nghĩa hiện thực phê phán (La signification présente du réalisme
critique) của G. Lukács (1960)… Tuy nhiên, do đây là những cuốn sách bằng tiếng
Pháp và do khả năng tiếp xúc văn bản của tôi còn hạn chế nên sự lĩnh hội chưa thực
11
sự sâu sắc và đầy đủ, tôi chỉ nêu ở đây như một cách giới thiệu nguồn tài liệu để
những người nghiên cứu sau về G. Maupassant tiếp tục tìm hiểu.
Trên một số trang mạng cũng có một số bài viết về G. Maupassant. Để có cái
nhìn tồn diện về nhà văn này, chúng tôi cũng đã tiếp cận được một số bài viết.
Bài viết Truyện ngắn của G. Môpátxăng (1986) [84] của Phạm Quang Trung
đăng trên trang đề cập đến một số đặc điểm truyện ngắn
của tác giả này: nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế, lòng nhân đạo sâu sắc, đồng thời
ông cũng chỉ ra một số hạn chế mang tính thời đại trong nhận thức của nhà văn bậc
thầy về truyện ngắn.
Tác giả của bài viết ngắn Nhà văn Guy de Maupassant (2001) trên trang
khi đề cập đến sáng tác của Maupassant cũng nhấn mạnh
rằng những “nhận định, phê bình của Maupassant thường nhắm vào luân lý đạo
đức xã hội”, và “Maupassant thành công với tài viết văn xuôi tuyệt vời, rõ ràng
minh bạch, và văn phong thật tự nhiên..., tính mn màu mn vẻ, tính ngắn gọn
súc tích, văn xi trơi chảy rõ ràng và cái nhìn đầy tính hiện thực đã đặt ông lên vị
trí các nhà văn ưu tú trong mọi thời điểm” [85].
Trên
trang
/>
có
đăng
bài
V.S
Naipaul:
“Maupassant là nhà văn vĩ đại” (2006), theo bài viết, nhà văn V.S Naipaul – người
được giải Nobel văn chương năm 2001 – đã ca ngợi Maupassant là nhà văn vĩ đại,
siêu phàm, thậm chí cịn vượt qua cả Balzac, bởi “hầu như mỗi truyện ngắn của
ông là sự phô bày một cuộc sống đầy đủ” với nguồn chất liệu dồi dào. Và vì vậy,
theo Naipaul, khi đọc truyện của Maupassant, người đọc “cảm nhận rất rõ đặc
trưng của nước Pháp nhưng rõ ràng đó vẫn là những sáng tác dành cho độc giả
khắp các nơi trên thế giới” [86].
Bài Truyện ngắn của G. Môpátxăng (2013) được đăng trên trang
trình bày đơi nét về những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp
sáng tác của nhà văn, tác giả khẳng định giá trị hiện thực, nhân đạo đồng thời nêu
lên một số nét về nghệ thuật kể chuyện trong sáng tác của ông. Bài viết cũng chỉ ra
12
một số hạn chế trong sáng tác của Maupassant nhưng vẫn khẳng định tài năng viết
truyện tuyệt vời của ông [87].
Trên trang đăng rất nhiều sáng tác của Guy
de Maupassant, đồng thời là diễn đàn trao đổi những nhận định, đánh giá cũng như
một số bài viết về tác giả này, trong đó có những ý kiến rất đáng chú ý. Trong bài
viết Chủ nghĩa hiện thực qua “Sợi dây chuyền kim cương” (Realism in “The
Necklace”) (11-12-2015), tác giả đã nhận định sáng tác của Maupassant là sự kết
hợp giữa quan sát, suy tư, và thường gây bất ngờ cho người đọc. Người đọc cảm
nhận tác phẩm như thế nào tùy thuộc vào hồn cảnh sống của mình và qua tác
phẩm, độc giả cũng cảm nhận được quan điểm của Maupassant về cuộc sống.
Truyện của ơng khơng cịn yếu tố cổ tích với kết thúc có hậu nữa mà là câu chuyện
của thế giới thực, của cuộc sống “tàn bạo, vụn vặt, và rời rạc, đầy những điều
không thể giải thích được, những tai ương vơ lý”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho
rằng hầu hết truyện ngắn của Maupassant có cái kết quá bi thảm, điều đó làm cho
con người cảm thấy bi quan về cuộc sống, vì thế, nó làm cho mọi người mệt mỏi,
thiếu tin tưởng vào cuộc đời [82].
Bài Nhà văn Pháp Guy de Maupassant: Thiên tài bi thảm (2015) của Huyền
Anh đăng trên trang đã chỉ ra một số mốc quan trọng trong
cuộc đời và sự nghiệp của Maupassant [88].
Điểm qua các công trình nghiên cứu về Maupassant, chúng tơi nhận thấy đã
có rất nhiều cơng trình khoa học, bài viết về ơng trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Những cơng trình đó là nền tảng quan trọng để chúng tơi có cái nhìn tổng quan về
sự thay đổi thẩm mĩ trong sáng tác của Maupassant, đồng thời, các bài nghiên cứu
ấy cũng nêu lên gợi ý quan trọng giúp chúng tôi củng cố thêm những ý tưởng khoa
học của mình.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn chủ yếu tập trung vào làm sáng tỏ sự thay đổi thẩm mĩ của dòng
văn học hiện thực cuối thế kỷ XIX được thể hiện qua truyện ngắn của Maupassant.
13
Để làm rõ vấn đề, chúng tơi ln có ý thức so sánh, đối chiếu, cụ thể là so sánh đặc
điểm thẩm mĩ truyện ngắn của ông với đặc điểm thẩm mĩ Chủ nghĩa hiện thực phê
phán qua sáng tác của các tác giả đầu thế kỷ như Balzac, Standhal…, với các sáng
tác theo trường phái tự nhiên chủ nghĩa của nhà văn cùng thời như Flaubert, Zola và
với một số nhà văn theo khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa đầu thế kỉ XX nhằm làm
sáng tỏ sự thay đổi thẩm mĩ trong truyện ngắn của ơng trong tiến trình vận động của
Chủ nghĩa hiện thực.
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chọn khảo sát các truyện trong các tuyển
tập sau:
- Tập Dưới ánh trăng (1986) (2 tập), Nxb Văn hóa Thơng tin Lâm Đồng, Đỗ
Tư Nghĩa, Mạc Mạc, Hướng Minh, Trung Hiếu, Nguyễn Văn Sỹ, Võ Điền, Lê
Hồng Sâm dịch.
- Một số tác phẩm của Maupassant trong Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỉ
XIX (1986), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Đặng Anh Đào, Lê Hồng
Sâm dịch.
- Tập truyện Guy de Maupassant (1988), Nxb Tổng hợp Hậu Giang, Trần
Thanh Ái dịch.
- Tuyển tập Guy de Maupassant (2000), Nxb Hội nhà văn, nhiều dịch giả.
- Tập Truyện ngắn kì lạ (2005), Nxb Lao động, Hà Nội, Vũ Yến Ly sưu tầm
và dịch.
- Tập Viên Mỡ Bò (2006), Nxb Hội Nhà văn, do nhiều tác giả dịch.
- Tập Cuộc thách đấu (2007), Nxb Cơng an Nhân dân, Trần Bình dịch.
- Tập Thiên diễm tình (2007), Nxb Cơng An nhân dân, Trần Bình dịch.
Ngồi khảo sát các truyện ngắn của Guy de Maupassant trong tám tập truyện
trên, chúng tơi cịn khảo sát một số tác phẩm của ông đã được dịch và đăng trên
mạng internet. Chúng tôi nhận thấy rằng, với những truyện dịch và đăng trên mạng,
14
bên cạnh những tác phẩm được dịch rất hay thì cịn một số tác phẩm cần phải kiểm
chứng tính chính xác, vì vậy, trong khả năng của mình, với những tác phẩm như
thế, chúng tơi cố gắng có sự đối chiếu giữa các bản (nếu một tác phẩm được nhiều
người dịch) để chọn ra bản dịch theo chúng tôi là hay hơn hoặc đối với bản tiếng
Anh mà chúng tôi có điều kiện được tiếp cận.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa vào nội dung và tính chất của đề tài, trong khi thực hiện nghiên cứu
chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp văn hóa – lịch sử.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phê bình tiểu sử.
Đó là những phương pháp nghiên cứu nghiên cứu chính chúng tơi sử
dụng trong luận văn. Ngồi ra, trong q trình thực hiện, chúng tơi sẽ linh động sử
dụng thêm những phương pháp hỗ trợ khác.
V. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1. Những tiền đề lịch sử - xã hội và thẩm mĩ chi phối đến văn
học hiện thực nửa sau thế kỉ XIX.
Trong chương này, chúng tôi viết về những yếu tố lịch sử - xã hội và thẩm
mĩ ảnh hưởng đến văn học hiện thực cuối thế kỉ XIX như: sự toàn thắng của giai
cấp tư sản, sự hình thành và diệt vong của Đế chế II, những thành tựu mới về khoa
học và tư tưởng có ảnh hưởng đến sự quan điểm sáng tác của Maupassant nói riêng,
văn học Pháp cuối thế kỉ XIX nói chung. Đây cũng là thời kì văn học Pháp có sự
phân hóa mạnh mẽ, dịng văn học hiện thực tiếp tục dịng chảy của mình với đặc
15
điểm thẩm mĩ mới phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ mới của độc giả. Chúng tôi cũng
viết về những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của thiên tài này.
Chương 2. Truyện ngắn Guy de Maupassant và sự tiếp tục truyền thống
hiện thực cổ điển nửa đầu thế kỉ XIX.
Trong chương này, chúng tôi chỉ ra những đặc điểm thẩm mĩ tiếp tục truyền
thống hiện thực cổ điển trong truyện ngắn của Maupassant như: sáng tạo dựa trên
nguyên tắc quan sát đời sống, tiếp tục thái độ phê phán những mặt trái của hiện thực
bằng phương thức điển hình hóa trong văn học.
Chương 3. Truyện ngắn Guy de Maupassant và những dấu hiệu của
Chủ nghĩa hiện thực nửa cuối thế kỉ XIX
Trong chương này, chúng tôi chỉ ra những dấu hiệu của chủ nghĩa hiện thực
hậu hiện thực cổ điển trong sáng tác của Maupassant. Đó là những thay đổi về tầm
bao quát hiện thực so với văn học hiện thực cổ điển, dấu ấn Chủ nghĩa tự nhiên và
những dấu hiệu của mĩ học hiện đại chủ nghĩa – yếu tố giúp Maupassant được đánh
giá là một trong những nhà văn mở đường cho chủ nghĩa hiện đại trong văn học thế
kỉ XX.
16
CHƯƠNG 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ CHI PHỐI
ĐẾN VĂN HỌC HIỆN THỰC CUỐI THẾ KỈ XIX
1.1. Sự toàn thắng của giai cấp tư sản và những dữ kiện lịch sử văn hóa mới
1.1.1. Sự tồn thắng của giai cấp tư sản
Sau thời kì của Ông vua mặt trời Louis XIV (1643-1715), nhà nước phong
kiến tại Pháp ngày càng rơi vào khủng hoảng, đánh mất vai trị lịch sử của mình.
Nước Pháp khủng hoảng tồn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa – tư tưởng. Cuối
thế kỉ XVIII, vua Louis XVI (1774-1792) chủ trương cai trị đất nước dựa trên cầu
nguyện, cung kiếm và lao động. Nhà vua không thừa hưởng được sự tiến bộ trong
tư tưởng của thời kì Ánh sáng, khơng tỉnh táo trong xử lý những mâu thuẫn xã hội
đang âm ỉ chờ bùng phát mà ngập trong bóng tối của những hoan lạc, ăn chơi vô độ,
tàn nhẫn, bất cơng, chun quyền… nhất là trong hồn cảnh giai cấp tư sản đang
phát triển mạnh mẽ, có ý thức hệ rõ ràng và có học thức. Quý tộc, tăng lữ chiếm số
lượng nhỏ nhưng lại được thụ hưởng cuộc sống xa hoa bằng trăm khoản thuế đổ
đầu những người thuộc đẳng cấp thứ ba. “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”,
tầng lớp tư sản lãnh đạo đẳng cấp thứ ba đứng lên chiến đấu giành quyền dẫn dắt
lịch sử về mình thơng qua cuộc Cách mạng tư sản năm 1789. Đây là cuộc cách
mạng được Lê-nin đánh giá là triệt để nhất, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính
quyền, mở đường cho giai cấp tư sản Pháp phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỉ
XIX. Cùng với thắng lợi của cách mạng tư sản, bản Tuyên ngôn Nhân quyền và
Dân quyền - văn bản nền tảng của cách mạng, được Quốc hội Lập hiến soạn thảo,
với cơng thức Tự do - Bình đẳng - Bác ái, đã công nhận, khẳng định quyền công
dân, quyền cá nhân của con người là những quyền mang tính tự nhiên, việc xây
dựng bộ máy chính trị là để phục vụ con người. Sự ban bố Tuyên ngôn với việc
nhấn mạnh sự bình đẳng và tự do đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình “khai tử” chế độ
17
cũ được xây dựng dựa trên quan hệ đẳng cấp và huyết thống, dù nước Pháp sau đó
cịn phải đi qua nhiều “khúc quanh” lịch sử.
Năm 1799, Napoléon tổ chức đảo chính và đưa mình trở thành vị Tổng tài
thứ nhất, và đến năm 1804 ông được Thượng viện Pháp tun xưng là Hồng đế.
Ngay sau khi lên ngơi, Napoléon I đã tiến hành hàng loạt những cải cách để thúc
đẩy kinh tế, chính trị, xã hội Pháp phát triển. Ông tiến hành cải cách giáo dục, cải
cách chính sách thuế, chú ý đến quyền tư hữu đối với tài sản và quyền bình đẳng
của con người nên đã khuyến khích sự phát triển nhanh chóng của xã hội tư sản và
đẩy nhanh sự cáo chung của chế độ phong kiến. Tuy nhiên, sự nghiệp vinh quang
của Napoléon chỉ kéo dài đến năm 1814, sau đó thế lực bảo hồng đã quyết định
đưa Louis XVIII, người có đầu óc tương đối sáng suốt và ơn hịa hơn Louis XVI,
lên ngơi (2-5-1814). Nước Pháp bước vào một giai đoạn lịch sử mới: thời kì Trùng
hưng, thời kì khơi phục sự hưng thịnh của dòng họ Bourbons (1815-1830) - dòng họ
vốn đã bị tước mất quyền lợi bởi Cách mạng tư sản 1789 - với sự trị vì của Louis
XVIII (1815-1824) và sau đó là Charles X (1824-1830). Rất tiếc, Charles X là
người bảo hồng cực đoan, duy trì niềm luyến tiếc chế độ cũ một cách thái quá làm
cho nhân dân vốn là người “cùng hội cùng thuyền” với tầng lớp tư sản làm cách
mạng 1789 trở nên chán ghét. Và điều gì đến cũng sẽ đến, sự đối đầu cơng khai với
phái tư sản tự do thông qua việc nhà vua ban bố Sắc lệnh tháng 7 đã trở thành ngòi
nổ dẫn tới Cách mạng tháng Bảy (1830) với “ba ngày vinh quang” và nền Quân
chủ tháng Bảy ra đời.
Cuộc cách mạng tháng Bảy tuy không chấm dứt được chế độ quân chủ ở
Pháp nhưng đã chấm dứt vai trò cầm quyền của Charles X, chấm dứt thời kì phục
hồi vương chính của triều đại Bourbons. Kế vị Charles X là Công tước Orléan
Louis Philippe, người đại diện cho thế lực chủ nhà băng – một sự lựa chọn phù hợp
với giai cấp tư sản, người suốt thời gian cầm quyền đã cố gắng xây dựng hình ảnh
“ơng vua cơng dân” [62, tr.159] với vẻ gần dân và dân chủ. Thắng lợi này đã khẳng
định được vai trò nắm giữ thực quyền của giai cấp tư sản và đưa nước Pháp đi theo
con đường quân chủ lập hiến, trong đó vương quyền chỉ cịn mang tính biểu trưng.
18
Cuộc cách mạng này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự trỗi dậy của nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa ở các nước châu Âu khác, tạo tiền đề để chủ nghĩa tư bản giành thắng lợi
vào năm 1848.
Vua Louis Philippe I cũng chỉ ở tại ngôi được 18 năm bởi vì nền dân chủ do
ơng tạo ra khơng theo kịp sự phát triển rất nhanh của tình hình kinh tế xã hội. Tuy
nhiên, trong những năm tại vị, ông đã làm được một số việc thúc đẩy kinh tế phát
triển, hướng con người vào đời sống giàu tính thế tục hơn. Đây là thời kì nước Pháp
được mệnh danh là thời kì tơn thờ “con bê vàng” dưới lời kêu gọi “Hãy làm giàu
đi” của vị thủ tướng Guizot – người được Louis Phillipe tin tưởng, đồng thời cũng
là thời kì “dục vọng” cá nhân về sự thành đạt tiền bạc, địa vị, quyền lực… trở thành
động cơ cho sự vận hành của toàn xã hội.
Lúc này, mâu thuẫn ngày càng tăng trong nội bộ giữa các phe phái: phái
Chính thống do nhà thơ Chateaubriand đại diện trung thành và tìm cách phục hồi
nền thống trị của dịng họ Bourbons; phái Cộng hịa được sự ủng hộ của trí thức tiểu
tư sản, nhà báo, quân nhân… và những người ủng hộ sự phục hồi của Chủ nghĩa
Bonaparte. Dù Napoléon đã mất vào năm 1821 nhưng sách vở viết về ông nhiều vô
kể và hầu hết đều mang sắc thái ca ngợi, thậm chí cịn coi ơng như một vị anh hùng,
một Prométhé bị xiềng (Hồi ức về đảo Saint Hèléne của Lascases, 1923). Những
câu chuyện về cuộc đời của Napoléon được lưu truyền, người dân hồi niệm về ơng,
các nhà văn đương thời ca ngợi, ngưỡng mộ ông, trong đó có cả các nhà văn lớn
như Victor Hugo, Stendhal, Balzac, Guy de Maupassant...
Đó là vấn đề chính trị. Cịn trên lĩnh vực kinh tế − xã hội, trong thời kỳ Quân
chủ tháng Bảy (1830-1848), nước Pháp tiếp tục tiến hành cách mạng công nghiệp,
thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Nhưng nếu sự phát triển về
kinh tế, trong con mắt của các nhà xã hội học, phản ánh sự tiến bộ xã hội thì đối với
những nhà văn hiện thực, nó khơng phải bao giờ cũng song hành với đời sống tinh
thần và sự phát triển của phẩm chất đạo đức, thậm chí nó còn làm mối quan hệ giữa
con người trở nên đơn giản dưới sự điều khiển của “dục vọng” về vật chất. Nói như
19