Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TRUYEN DONG THOAI CUA VO QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.69 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1. NHỮNG CHIẾC ÁO ẤM</b>



Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần
bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa,một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ
tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi
theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều
nhưng đưa chân khơng tới.


Một chú Nhím vừa đi đến. thỏ thấy Nhím liền nói:
-Tơi đánh rơi tấm vải khốc!


-Thế thì gay go đấy!Trời rét, khơng có áo khốc thì chịu sau được.


Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người
Thỏ:


_Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
-Tơi đã hỏi rồi. ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:


-Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tơi thiếu gì kim.


Nói xong, Nhím xù lơng. Quả nhiên vơ số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn
hoắt.


Nhím rút một chiếc lơng nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. Nhưng chợt Nhím dừng
lại như vừa nghĩ ra điều gì:


-Ừ! Kim đã có rồi nhưng cần phải có chỉ mới may được áo. Ta phải đi tìm người có chỉ cái
đã.



Nhím và Thỏ cùng đi, vừa đi vừa hát:
May một chiếc áo


Khơng những cần kim
Cịn phải đi tìm


Ai người có chỉ.
Tiếng gió hịa nhịp:
Hay nhỉ! Hay nhỉ!


Họ đi một quãng, đến một nương dâu, chị Tằm đang nhả tơ làm kén. Tơ của chị màu vàng,
óng a, óng ánh. Nhím và Thỏ cứ nhìn nhìn.


-Chào chị Tằm. chị rút ruột mới nhả được tơ, nên tơ chị đẹp lắm! Giá chị giúp chúng tơi một
ít tơ làm chỉ may áo thì tốt biết mấy. trời rét quá, chúng tôi đang cần áo ấm.


Chi Tằm vốn tốt bụng nói:


-Trời rét thế này mà thiếu áo ấm thì chịu sao được!Các bác cần bao nhiêu tơ?


Tằm níu một sợi tơ, thả mình rơi xuống. nhím đưa tay đỡ, đặt Tằm xuống đất. Tằm chìa sợi
tơ cho Nhím và Thỏ cùng xe.


Xe xong, Nhím đeo kính vào, hăm hở dùi lỗ để may. Nhưng chợt Nhím dừng lại. thỏ ngạc
nhiên hỏi:


-Sao thế hở bác Nhím?
Nhím cười:


-Ồ! Hóa ra có kim có chỉ nhưng chưa có người biết cắt vải cũng chưa may được áo! Chúng


ta phải đi tìm người biết cắt vải cái đã


Tằm trèo lên lưng Thỏ, họ cùng đi cùng hát:
May một chiếc áo


Cần chỉ cần kim
Cịn phải đi tìm
Ai người cắt vải!
Tiếng gió hòa nhịp:
ừa phải! Ừa phải!


đi một quãng, họ gặp một anh Bọ Ngựa. bọ ngựa đang vun kiếm phát cỏ. chốc chốc Bọ
Ngựa lại đưa kiếm lên ngắm nghía. Nhím chỉ cho hai bạn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

-Chào Bọ Ngựa! Anh có đơi kiếm tốt lắm. anh hãy giúp chúng tôi cắt vải may áo. Mọi người
đang cần áo ấm.


Bọ Ngựa ngạc nhiên hỏi:


- Tơi có quen giúp ai đâu!Tôi giúp cho tôi cũng mệt lắm rồi!


- Ấy đừng nói thế! Biết giúp ích cho mọi người thì mới sung sướng được.


- Bọ ngựa lắc lư cái đầu, đu đưa bốn chân, toan bỏ đi, nhưng chợt nó quay đầu lại:


- -Vải đâu đưa tôi cắt giúp để rồi…tôi được sung sướng.


- Thỏ đưa tấm vải ra. Bọ Ngựa bước ra, vung kiếm cắt lia lịa. thỏ trợn mắt. Nhím cũng
hoảng hốt đưa tay ngăn Bọ Ngựa lại:



- -Chết chửa! Phải cắt đúng theo kích thước và đường vạch chứ! Cắt bừa sẽ hỏng hết vải.
Bọ Ngựa vùng vằng:


-Đã bảo mà! Tơi có quen giúp ai đâu. Nói xong Bọ Ngựa bỏ đi.
Nhím chạy đến ngăn lại:


-Bọ Ngựa hãy hượm đã! Làm gì mà nóng nảy thế. Nhất định chúng ta sẽ tìm ra một
người kẻ đường vạch thật giỏi, rồi ai nấy cũng vui vẻ làm được việc cho mà xem


Nhím kéo mọi người đi tìm một người biết vạch. Họ vừa đi vừa hát:
May một chiếc áo cần chỉ cần kim


Cịn phải đi tìm
Ai người biết cắt
Muốn cắtcho đẹp
Không thể cắt bừa
Muốn cắt cho vừa
Phải người biết vạch


Tiếng gió theo sau hịa nhịp:
Hay thật ! Hay thật!


Đi một lúc đến vườn chuối, họ thấy một anh Ốc Sên đang bò. ốc Sên mang trên lưng
một chiếc vỏ. Cứ mỗi quãng bò, Ốc Sên để lại phía sau một đường vạch rất to. Nghe có
người đến, Ốc Sên vội rụt đầu vào vỏ


Nhím cười to:


-Này Ốc Sên!Sao lại rụt đầu vào vỏ như vậy? Ra đây giúp anh em một tay. Chúng
tôi đang thiếu người biết kẻ đường vạch để may áo. Trời rét lắm, mọi người đang cần áo ấm.



Ốc Sên ngối cổ ra ngồi, lắc đầu tỏ ý khơng muốn nghe gì hết. Tằm nói:


-Khơng nên thế, Ốc Sên ạ! Nếu cứ chui mình vào vỏ thì làm sao có thể sống một
cách bay bổng được. phải biết sống vì mọi người. Có biết sống vì mọi người thì đời người ta
mới sung sướng được.


Nhím nói:


-Chắc Ốc Sên lo mình chậm chạp. Khơng lo lắm đâu. Đã có chúng tôi giúp sức. hãy
bước ra đi!


Nghe đến đây, Ốc Sên chui ra. Ốc Sên bò lên tấm vải, vạch những đường rất rõ. Bọ
ngựa theo đường vạch cắt thành những mảnh áo.


Nhím cầm vải dùi lỗ, lấy kim chỉ bắt đầu may, NHím dùng chân trước để luồn kim,
nhưng luồn cứ bị lệch. NHím tháo kính nhìn ra xa, cặp mắt chớp lia lịa. nhím vừa vỡ lẽ: còn
cần một người luồn kim giỏi


Họ dắt nhau đi tìm người khâu giỏi. đi một quãng chợt có tiếng chim ríu rít. Nhìn
lên cây vơng, thấy một tổ chim. Ổ Dộc đang làm tổ cho con. Một con bíu phía trong tổ, một
con bíu ngồi tổ. chúng luồn cho nhau những sợi lá mía khô. Cách làm việc của đôi Ổ Dộc
vô cùng nhanh nhẹn, khiến ai nấy điều ngạc nhiên.


Nhím gọi to:


-Chào hai bác!Quả tôi chưa thấy người nào khâu giỏi như hai bác. Trời đang rét to,
mọi người đang cần áo ấm…


-Đúng thế! Chúng tôi đang dệt cho các cháu sắp sinh một chiếc tổ ấm đấy!



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

-Vì người bị rét sẽ gào thét, ta không thể yên tâm được đâu.


Và thế là họ bảo nhau dựng một xưởng may áo ấm, NHím đóng cái đinh cuối cùng
lên tấm biển treo trước cổng với chữ đề:


XƯỞNG MAY ÁO ẤM
Toàn thợ lành nghề


Nhưng trong xưởng chẳng ai uốn nhận may áo cho mình cả. ai cũng nhường cho
bạn may trước. nhím lắc đầu khơng chịu may, chỉ sang cho Bọ Ngựa, Bọ Ngựa lắc đầu chỉ
sang Ốc Sên, Ốc Sên chỉ sang cho Ổ Dộc… Cuio61i cùng Ốc Sên và Tằm phải chịu để may
trước.


Khách hàng tấp nập đến xưởng may. Trong xưởng ai nấy đều làm việc say sưa và
vui vẻ. Thỏ trải vải, Ốc Sên kẻ đường vạch, Tằm luôn tay xe chỉ, Bọ Ngựa cắt đúng kiểu,
đúng mốt. Nhím chắp vải, dùi lỗ. Đôi Ổ Dộc luồn kim. Thỏ nhặt áo móc lên giá.


Trong rừng, gió bấc vẫn thổi. Trời càng rét tợn. Nhưng quang cảnh ở đây khác hẳn.
Sóc mẹ ẳm Sóc con nhún nhảy qua lại, vì họ sung sướng với bộ áo màu lơ rất đẹp. Quạ ngồi
ung dung, thỉnh thoảng lại lấy cánh phủi phủi một chiếc lá nhỏ vừa rơi trên chiếc áo mới.
Nhái cười ngắm nghía bộ cánh mới của mình dưới hồ nước. Có tiếng hát của gió:


Một việc dù lớn bé
Một mình khó làm xong
Phải chung sức chung lịng
Cơng lao của tập thể
Ta sinh ra là để


Giúp ích cho mọi người


Đời có đẹp có tươi
Thì ta mới sung sướng.


<b>2.VƯỢN HÚ</b>



Ngày xưa tiếng Vượn hú nghe lanh lãnh reo vui. Thưở đó Vượn thường ỏ trên non cao, nơi
có nhiều cây to và quả ngọt. một năm giữa mùa hè non cao bị lửa đốt, các cây ăn quả đều bị cháy
sạch. Nạn đói xảy ra, bọn vượn phải kéo nhau đi tìm cái ăn ở nơi khác. Chúng lần xuống núi, lặn lội
cho tới lúc mệt lả. Chợt có tiếng gọi to


-Ơ kìa! Bà con ta kìa!


Trước mắt của Vượn hiện ra những anh chàng tay chân mặt mũi cũng giống như Vượn.
Vượn khụt khịt:


-Cac anh là ai đó?


-Chúng tơi là khỉ. Cũng xin hỏi các anh là ai, kéo nhau đi đâu đấy?


-Đi tìm cái gì bỏ bụng đây!Lửa đốt cây cối đều cháy ra tro. Đói quá! Đói quá!
Vươn nhăn mặt, vừa nói vừa chỉ vào cái bụng lép xẹp. Khỉ nói:


-Cái ăn thì khơng thiếu nhưng muốn ở đây thì các anh phải bắt chước. Người ta thường nói: Bắt
chước như khỉ. Chúng tôi đã lừng danh về viêc này. Vệc đó đã thành nếp…


-Hoan hơ sự bắt chước!Chúng tơi sẽ bắt chước!
-Vậy bắt chước thử xem!


Khỉ ngồi bẹp xuống đất, Vượn bắt chước ngồi bẹp xuống đất. Khỉ đứng thẳng trên hai chân
sau,vượn bắt chước đứng thẳng trên hai chân sau. Khỉ hươ chân múa tay, Vượn bắt chước hươ chân


múa tay.


Khỉ dừng lại có vẻ hài lịng:
-Vậy theo tơi!


Khỉ đưa Vượn đến một chịm cây cao có lắm quả chín. Khỉ leo lên cây hái quả chin bỏ vào
mồm. Vượn cũng bắt chước leo lên cây hái quả chin bỏ vào mồm. Đó là những quả sung chin vừa
bùi vượn ăn no đầy bụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Một hôm thấy bọn Thỏ đi qua, Khỉ ngồi trên cây bẻ càn ném xuống. Bon Vượn bắt chước
làm theo. Bọn Thỏ hoảng hốt chạy tán loạn. Khỉ và Vượn thích thú nhảy nhót ro hị đến chảy cả
nước mắt.


Lại một hôm khác, thấy một đàn voi rậm rịt bước đến, Khỉ ngồi trên cây bẻ cành ném
xuống. Vượn bắt chước làm theo. Bọn Voi thấy rõ sự thật liền xông dế, cùng một loạt húc vào thân
cây. Cây rung ào ào, suýt ngã sập xuống đất. Khỉ và Vượn văng tung. Cũng may! Liền sau đó Voi
lại bình tĩnh bỏ đi noi khác.


Cách nghịch ngợm của Khỉ đã thành một cố tật, không thể vứt đi. Cách bắt chươc của Vượn
cũng thành thói quen chưa bỏ đi ngay được. Chúng nghịch phá không cịn biết phép tắt kỷ luật là
gì !


<b>3. BÀI HỌC TỐT</b>



Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Tren mai khơng có những vết rạch ngang dọc như
ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm Rùa đưa mai ra phơi nắng. ánh
nắng trên mai Rùa sang rực, làm cái mai như toả hào quang.


Tính Rùa cũng thích đi đây đó ngắm xem phong ảnh tươi đẹp của đất nước.



-Sống có nghĩa là đi. Một ngày khơng đi là một ngày bỏ phí. Phải đi hư ngọ gió kia, đi mãi
đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hét những vẻ đẹp trong thiên nhiên. Đi nhiều mới thấy
hết dược những đổi mới của đất nước.


Nưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đơng Rùa ngại rét. Cái rét nếp trong bờ bụi cứ thổi vù
vù lam buốt đên tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải
đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đơng, vì mưa phùn vẫn cứ lai
rai, và gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. Phải đợi cho đến hè. Mua hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều
quả chin thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giơng thì
đất đá như sôi lên, nước lũ đỗ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu Rùa mới cảm thấy
một cách rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra mây đùn tan biến. Đồi
núi trải ra như đàn Rùa bị lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra
như một hịn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa Vàng.Rùa lẩm bẩm:


-Ừa!Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn phát giết nghìn giặc của cụ
tổ. Chưa đến thăm lâ đài Rùa vàng thì lúc ta chết ta khó nhắm mắt.


Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai Rùa chạy chậm. Ngày
thứ ba Rùa đi. Ngày thứ tư đi chậm. Ngày thứ năm Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến
mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại!


Ơ kìa!Có ai đó khơng? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con
chim đại bang sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “ Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung
sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!” Nhưng ta cũng phải để cho Đại Bàng nó khẩn khoảng
năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi trên lung nó.


Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả!
Chỉ thấy bên triền núi một chú Ngựa chạy nhong nhong.


-Này anh Ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa?


Ngựa dừng lại ngac nhiên:


-Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kỳ lạ như thế!
-Nếu vậy ai đi hộ cho ta?


-Cái đó tơi khơng biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân,thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một
chặn…


-Lên lưng..!Ồ!....Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chổ chạ nhanh nhất không?Ta không muốn
chậm trễ.


-Chỗ chạy nhanh nhất của tơi là bốn vó.
-Ta phải ngịi vào chổ đó.


Ngựa đưa mộ chân. Rùa bị lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ôi! Chậm lại! Chậm lại!


Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văn ra xa, chết ngất.
Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hang vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rung
rợn! Rùa đang nằm giữa vũng máu và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh! Cũng mai những mảnh vỡ sau
đó lại lành. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trơng thấy.


Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên
nhẫn luyện tập thành cơng và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai<b>, mời các </b>
<b>bạn hãy xem thật kỹ một con Rùa để biết chuyện tơi kể là có thật.</b>


<b>4.NHỮNG CÂU CHUYỆN </b>



Chỉ có vài hơm mà chim chóc ở khu rừng nằm dọc bên hồ đã về đông đủ. Chiền Chiện về


trước. Chiền Chiện vừa sắm một cây đàn mới. Nó bay lên cao dạo một bản nhạc vang lừng báo hiệu
mùa xuân đã đến. Những mầm non nghe tiếng nhạc của Chiền Chiện đứng dậy. Suối róc rách chảy.
Cùng với Chiền Chiện, tiếng hát của Sáu Sậu vang lên trong suốt:


-Mùa xuân! Mầm non, chồi biết!
Chèo Bẻo hồ nhịp:


-Thích!Thích! Có hoa trăm sắc! Có hương thơm ngát.
Bồ Các nhấn mạnh hai tiếng:


-Vui là! Vui là!


Vành Khuyên và Chim Chích động viên nhau:
- Phải hát! Phải hát!


Chim nào cũng lấy giọng cố hát hay nhất để góp phần vui chung. Riêng có Bồ Nơng hàng giờ
cứ đứng n lặng. Khơng phải Bồ Nơng có điều gì buồn. Bồ Nơng cịn đang bận ngắm những cảnh
đổi mới.


Ca hát xong, các chim thi nhau kể chuyện.
Vành Khuyên kể:


-Tôi ra khỏi rừng, lướt trên những con mương thẳng tắp. Xa xa tôi thấy những chùm hoa
Râm Bụt lập loè trong lá biếc. Khi bay đến gần, hố ra là những…Những cái gì, đố các bạn biết?


-Hoa Lựu vậy.


-Hoa Vông và hoa Phượng vậy.


-Là hoa Đào. Tôi dã từng thấy cả môt khu rừng đào rực đỏ kia chứ!


Vành Khuyên gợi ý:


-Không phải là hoa, mà một cái gì to lớn.
-Thế thì anh Gà Lơi.


-Hay là cái bụng của anh Phường Chèo?
Vành Khuyên gợi thêm:


-Không phải là chim và cũng khơng phải là người. Một cái gì rất cứng, cứng như đá vậy.
-Một hịn son vậy.


-Thế thì chịu vậy!
Vành Khuyên cười to:


Nếu các bạn chịu thua, tôi xin nói: Đó là những nhà ngói mới. Hiện nay chỗ nào cũng có.
Bồ Các ít nói, nhưng khi nói thi lời lẽ rất rành rọt:


-Tôi bay khắp đất nước, thấy nhiều biến đổi lạ lung quá, có lúc chỉ xảy ra trong môt đêm.
Nhưng không phải như Cú Mèo nói… Cái cầu, con đường đều do con người làm ra cả. Họ làm
trong đêm, chuyển đêm thành ngày. Tôi đã thức đêm… và anh Quạ Khoang đứng kia cũng đã thức
với tôi. Chúng tôi thấy rõ sự thật.


Chợt Bồ Chao ập đến. Khi Bồ Chao đến thì chẳng ai cịn chỗ để nói. Bồ Chao liến thoắng:
-Tôi xin báo một tin mới toanh. Một tin khẩn cấp! Tôi vừa biết người ta đã dựng hai chiếc
trụ cao, cao đến mây xanh, nói là để… chống trời. Nếu để chống trời thì trời có thể sụp. Tơi lo q!
Nếu vậy thì tơi phải đưa gấp các cháu đi sơ tán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

-Hèn gì! Tôi cứ nghe đất đá đổ ầm ầm. Khủng khiếp quá. Cần phải lo xa. Lo xa luôn luôn là
một đức tính tốt.



Bồ Các hỏi:


- Có phải chị Vịt đã báo tin đó khơng?
Bồ Cao giảng giải:


-Đầu đi thế này. Tôi và Tú Hú đang bay dọc con sơng lớn. Chợt Tu Hú gọi tơi “ Kìa, hai
cái trụ chống trời”. Tơi ngước nhìn lên. Trước mắt tôi là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy
vút lên tận trời. Các bạn cứ tưởng tượng một cái đầu xe lửa đồ sộ khong phải bắt ngang sơng mà
dựngđứng lên trời cao.


Bồ Các mỉm cười:


-Tơi có bay qua chỗ hai cái trụ đó. Hai trụ đó dựng hai bên bờ sơng. Nó cao hơn tất cả hững
ống khói, những trụ điện mà ta thường gặp hiện nay. Nhưng nó cũng chỉ là hai trụ điện cao thế. Các
bạn sẽ hỏi tơi: Vì sao hai trụ điện đó lại xây cao như vậy?


Là vì hai trụ điện đó xây ở hai bên bờ sơng. Bờ sông rất rộng nên khoảng cách giữa hai trụ
điện rất xa, trụ càng các xa thì dây điện càng phải chăng cao. Khi lụt lội nước sông dâng lên, dây
điện không làm trở ngại cho thyền bè qua lại. Xin mời các bạn cùng tôi dến ngay chỗ hai trụ để thấy
rõ sự thưc.


Chuyện trời sụp chỉ là chuyện bịa đặt. Mọi người sung sướng thở phào. Các chim lại tiếp tục
ca hát để ca gợi mùa xuân của đất nước Tiếng đàn hát càng bay cao hơn trước.


<b>5.NGÀY TẾT CỦA TRÂU XE</b>



Trâu xe khi cày đất bốn chân phải choãi, mắt trợn trừng, tất cả đường gân thớ thịt đều căng
ra! Trâu xe cố rướn lên, thở phì phị, mồm chảy nước bọt. cày đất là một việc cực kỳ nặng nhọc,
nhưng Trâu Xe làm việc một cách nhẫn nại và biết lặng im. Khi nó bước chậm chủ nhà phếch nó
vài roi, nhưng nó bỏ qua. Khi được mở ách, nó thở phào, quạt quạt đơi tai… ăn xong nhúm cỏ, nó


nằm xuống, mở mắt nhìn đâu đầu, vẻ mơ màng suy nghĩ.


Trâu xe sống trong chuồng bên cạnh bọn Chó, Mèo, gà, Vịt. bọn Gà, Vịt khi được rải nắm
thóc liền xơng đến tranh phần, nhặt lia lịa, đuổi nhau, đá nhau. Bọn Chó, Mèo khi được cục cơm
cũng ùa đến táp lia táp lịa, lắm lúc cịn vật nhau, cắn nhau xt chết. trâu Xe thì khác. Khi Trâu Xe
đang ăn đóng cỏ, nếu có một con Trâu khác bước đến muốn chia phần, Xe vẫn bình tĩnh, đơi sừng
nhọn của e khơng vun lên, khơng chĩa ra phía trước.


Trâu Xe thường đi gặm cỏ, hoặc ăn rạ, ăn rơm, ăn lá ngô lá mía. Nhưng trong ngày tết Trâu
Xe cịn được ăn bánh dẻo, bánh ngọt thơm ngon. Theo tục lệ cũ, ngày tết Trâu xe phải được đối xử
như một “ chiến sĩ” từng có cơng lao xuất sắc trong gia đình. Như người ta thường nói “ Con trâu là
đầu cơ nghiệp”, chính Xe là đứa đi đầu dựng cơ nghiệp cho gia đình, vì việc cày đất gieo trồng
khơng ai có thể thay thế Xe nổi.


Trước ngày 30 Tết, Trâu Xe được tắm gội sạch sẽ. chủ nhà đưa nó ra sơng, bắt nó lội ngay
giữa dịng, bắt nó nằm xuống. chủ nhà dùng vỏ dừa cọ sát vào lưng, vào đầu, vào tai. Sau đó bắt nó
phải đứng lên, đi đến chổ cạn để kỷ cọ vào bụng, vào chân, vào mông, vào háng. Bọn chấy rận nếp
vào chổ kín đều bị bật tung. Trâu Xe tắm xong trông mới tinh như vừa được sơn lại.


Trước 30 Tết những bó cỏ non cũng được cắt về để Trâu Xe thưởng thức trong 3 ngày Tết.
nhưng đến sớm mùng một tết trâu Xe thật sự mới được mừng tuổi một cách trọng thể. Sáng hơm đó
cả nhà đều thức dậy sớm. trẻ con, người lớn khăn áo chỉnh tề. vị chủ nhà sai bày hai mâm cơm,
mâm nào cũng có bánh dẽo , bánh ngọt với đủ thịt cá. Một mâm cơm được đặt giữa nhà, cúng các vị
thần linh ma quỷ. Một mâm được đặt ngay trước chuồng Trâu Xe cúng vị “ Thần Chuồng” từng phù
hộ cho Trâu Xe suốt nă khoẻ mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trước mắt mọi người mảnh giấy trên sừng Trâu Xe như lấp lánh. Dán giấy vàng bạc xong
chủ nhà gấp một miếng bánh chưng, gói vào cỏ non chìa cho Trâu Xe. Trâu Xe thè lưỡi quơ bánh
vào mồm nuốt tuột. ăn xong bánh chưng Trâu Xe còn được ăn miếng bánh tổ làm bằng bột ngọt, ăn
rất ngon lành. Ăn bánh xong Trâu Xe quạt quạt đôi tai, nằm xuống, mắt nhìn ra xa có vẻ mơ màng.


Xe thấy rõ khi Xe có gì cống hiến cho một người, cái đó khơng phải bị mất. Việc cày đất nặng
nhọc, nhưng việc đó cịn để lại dấu ấn trong trí nhớ nhiều người. trong dịp tết Trâu Xe được ăn
bánh, được nhận giấy vàng, có nghĩa là gia đình đó nhìn nhận mọi việc nhọc mệt mà Trâu Xe đã
từng cống hiến.


<b>6.ĐÊM BIỂU DIỄN</b>



Mùa đơng. Gió bấc về chiều thổi càng mạnh. Cáo nằm bẹp trong hang đợi đêm đến. chóc
chóc cái rét lại thọc vào hang như những kim châm. Bụng dạ cáo cồn cào vì cơn đói. Cáo phải chui
ra khỏi hang, mị vào làng kiếm con gà, con vịt. làng xóm vắng tanh. Nhà nào cửa ngõ cũng kín mít.
Cáo mị tới bên cạnh một ngôi nhà to. Cáo biết những nhà to thường chứa nhiều gà béo. Cáo rảo
bước. đột ngột từ phía trước, tiếng cười nói vang lên. Một ánh đèn bật sáng. Bờ bụi hiện ra sáng
quắc. cáo vội nhảy phắt lên mái nhà to, leo một mạch tới nóc. Nóc nhà có một chổ chái. Cáo định
chi qua đó, rút vào bên trong đang tối om. Nhưng cửa nhà bỗng mở toang, đèn bật sáng. Cáo chỉ
còn cách ép sát vào mái tranh, đưa mắt dòm xuống.


Nhà rộng thênh thang. Dưới nhà chỉ thấy có ghế dài xếp thành hai dãy thẳng tắp. phía trước
có một bụt gỗ. trước bục gỗ có treo một chiếc màn. Tiếng ồn ào bỗng im bặt. Từ phía trong bục gỗ,
một người trịnh trọng bước ra, cúi chào, nói to một hồi. người đó nói xong lại cúi chào lui về phía
sau. Màn từ từ kéo lên để lộ một đàn gà mái. Con nào lông cũng rực rỡ. tất cả đều đội mào đỏ rất
cao, đeo yếm thắm toả dài đến ức. có đứa quàng khăn xanh, một múi khă vắt trong cánh. Tất cả đều
cục ta cục tát rất to. Đặc biệt gà nào cũng to béo một cách khác thường. cáo nhìn mà rỏ dãi.


Một con Mái Nâu đang nằm im trong ổ rơm, có lẽ đang nằm đẻ trứng. bọn gà mái sang
trọng chỉ trỏ Mái Nâu, bàn tán ồn ào:


-Nó là đứa mỗi ngày một trứng.
-Vậy thù cừ lắm!


-Thật vậy khơng?



-Nhiều người bảo vậy. có người cịn bảo nó đẻ được trứng vàng nữa kia!
Bọn gà mái cười to:


- Đẻ ra cục vàng, hay đẻ ra trứng có lịng vàng? Trứng của chúng mình đều có lịng trắng, lịng
vàng đủ cả.


Chợt một Trống Tía bước ra. Anh ta mặc sang trọng còn bằng mấy chị gà mái. Những chiếc
lông mềm từ cổ toả dài đến cánh óng ánh rực rỡ như tơ. Chùm lơng đi uốn dáng cầu vịng rực rỡ.
anh Trống Tía mang đơi kính màu trắng, kẹp trong cánh một quyển sổ lớn với một cây bút dài.
Trống Tía có đôi cựa vừa to vừa nhọn làm cho Cáo hơi lo


Trống Tía xưng mình là phóng viên của báo CHĂN NI. Vừa rồi anh được tin ở trại ni gà
có chị gà Mái Nâu mỗi ngày đều đẻ một trứng. Tin đó phải được báo CHĂN NI phổ biến rộng
rãi để mọi người vui mừng. mái Nâu nhất định sẽ được tuyên dương, vinh quang phải về với chị.
Nếu ai cũng tích cực sản xuất như chị, việc kiến thiết đất nước sẽ được đẩy mạnh. Chị mái nâu sẽ
được nhận phần thóc nhiều hơn. Chị phải được sự bảo vệ tốt hơn. Trước tiên phải đánh chết những
thằng Cáo gian ác. Quanh trại chăn ni vẫn cịn vài thằng đang chui đâu đó.


Anh Trống Tía vung đơi cựa bước đến chổ mái nâu, hỏi trăm thứ việc. anh nhặt quả trứng của
chị vừa đẻ, giơ lên ngắm nghía rồi gật gù chỉ cho mọi người nhìn quả trứng xinh đẹp. tất cả gà mái
reo mừng, xếp thành hàng dọc, xoè cánh vung chân lên múa điệu “ Ca ngợi sản xuất”.


Cáo biết rất rõ về gà. Chưa bao giờ thấy gà lại múa giỏi như vậy. anh phóng viên mời Mái Nâu
vuốt lại lông, đứng thật thẳng để chụp một “ pơ” ảnh. ảnh đó sẽ in 10 vạn chiếc trên 10 vạn trang
báo. Danh tiếng chị Mái N6au sẽ được tung ra khắp đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

giảng về kinh nghiệm đẻ trứng nhiều của mình. Học trị chăm chỉ ghi chép từng lời cơ giáo nói. Cả
lớp đang học say sưa bỗng có tiếng thét:



-Có cáo! Có Cáo!


Cả lớp như bật lị xo, đạp cánh, xù lơng, nhảy xổ ra cửa. khí thế bừng bừng, ai cũng sẳn sàng
đuổi Cáo. Cũng may đó chỉ là bóng của một thằng cáo đang thấp thống xa xa đằng sau chiếc bục.


Tiếng vỗ tay của kháng giả nỗi lên như sấm. hết tiết mục “ Mái Nâu đẻ trứng”, đến tiết mục “
gà Trống báo giờ”, rồi tiết mục “ Gà con nhặt thóc”. Tiết mục nào cũng thấy nhiều gà. Hết tiết mục
cuối cùng, tất cả bọn gà kéo nhau ra đứng trước sân khấu cúi chào khán giả. Người xem rào rào
đứng dậy, vỗ tay rồi kéo nhau ra về.


Nhà trở lại vắng vẻ. cáo chưa dám chuồn vì ngồi đường người ta về vẫn cịn đơng. Cáo nhìn
xuống chỗ sân khấu. Thật bất ngờ! tất cả bọn gà vừa múa nhảy, cười nói bỗng nhiên ngã lăn ra nằm
thành đống như vừa bị giết. nhiều con bị treo chổng ngược phô những cái đùi nhẫy mỡ. dạ dày của
Cáo càng cồn cào tợn. cái đó càng gào thét. Cái khó là khi bắt gà, gà hay kêu rất thanh, thường làm
hỏng việc. nay bọn gà ngã lăn ra ngủ như chết, nếu Cáo biết chọp thật nhanh cũng chẳng có gì
đáng ngại.


Cáo liếc mắt nhìn quanh, khơng thấy bóng một người nào cả. Nhanh như chớp. Cáo nhảy
xuống. Cổ một con gà mái đã nằm gọn trong họng Cáo. Cáo tha gà vụt chạy. cáo chạy thụt mạng
về đến hang, thở phào đặt gà xuống đất. hạnh phúc đã đến, Cáo cắn một miếng vào cổ gà, nhai lia
lịa. nhưng quái lạ! Thịt gà sao giống như giẻ rách. Vị thịt vừa nhạt vừa hôi. Cổ gà lại chứa đầy
móc. Một cái móc đã móc vào cổ cáo. Các khạc mạnh và nhìn kỹ. hố ra khơng phải là gà sống, mà
là đồ giả làm bằng vải, bằng gỗ. khớp xương nối nhau bằng móc sắt. cáo lấy chân móc họng kéo
cái móc ra…


Xa xa đèn đuốc nổi lên. Có tiếng thét khủng khiếp:
-Bắt lấy nó! Bắt lấy nó! Nó chộp mất một con rồi!


Cáo chỉ biết đâm đầu bỏ chạy. những gậy gộc đang nện lốp bốp phía ngay sau đi Cáo.



<b>7.ANH CÚT LỦI</b>



Ong thợ đang hút mật bỗng nghe một tiếng “ Soạt!” dưới dây bìm bìm. Ong thợ nhìn xuống.
thì ra đó là một anh Cun Cút vừa lủi đến. Cun Cút đang run rẩy nếp sát vào bụi. ong thợ ái ngại
hỏi:


-Gì vậy, anh Cun Cút?
-Nó… Nó xua tơi!
-Nó là ai vậy?
-Là thằng Bồ Chao.


Ong thợ mỉm cười. Cun Cút hổn hển nói tiếp:


-Nó là thằng Cáo già. Có lúc nó cịn doạ mụ Mèo hoang, thằng Chó dữ, con Rắn độc, cả lão
Quạ đen nữa.


Quả thật nhiều lần Ong thợ nhìn thấy Cun Cút. Lúc Cun Cút lủi trong bụi tre, lúc chạy tránh
trong lau lách, lúc đứng nấp trong bụi rậm, lúc ở chỗ này, khi ở chỗ khác, nay đây, mai đó trơng rất
tội nghiệp. Ơng thợ hỏi:


-Vậy nhà anh đâu?
-Khơng nhà.


-Nên có mỗi ngơi nhà để ở. Khi ta có được một ngơi nhà vững chắc, có rào giậu tử tế thì
khơng cịn phải lủi phải tránh gì nữa. lồi ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan
trọng. chúng tơi xây dựng hàng nghìn căn phòng trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng
khơng thể mon men mị đến được.


Cun Cút vỡ lẽ gật gù:



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Chương trình xây dựng nhà cửa của Cun Cút khá qui mô và tỉ mỉ. trước hết là khâu tập hợp
nguyên liệu, sau đó là khâu thi cơng. Ngun liêu phải chọn tồn loại tốt. có vậy thì nhà cửa mới
vững chắc. Rào giậu phải làm bằng tre trúc loại thật già. Nhà cịn phải ngăn thành những phịng, lót
tồn bằng hoa lan. Như vậy vừa được ngăn nắp, vừa được ấm áp. Mùa xuân đã đến. trời đã vén
mây. Đến lúc phải bắt tay vào việc. nhưng chợt Cun Cút lại nghĩ: “ Gì mà phải vội! Ngày mai rồi
sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã”.


Cun Cút đi dọc bờ ruộng, dịm dịm ngó ngó, la cà tìm cách bắt chuyện với bọn Cóc, bọn
nhái đang ngồi đợi bọn Kiến với Sâu bị qua.


Hơm sau Cun Cút lại bắt tay vào việc. nhưng lại chợt nghĩ: “ Gì mà phải vội! Ngày mai bắt
đầu cũng chẳng sao! Nghĩ mà giận cho thằng BỒ Chao! Nó dám xua ta! Phải đến nói thẳng cho nó
biết nó là đứa ba hoa”.


Cun Cút đến gặp Bồ Chao. Tất nhiên phải có những cãi cọ. Bồ Chao bảo Cun Cút dám nói
bậy, Cun Cút bảo Bồ Chao dám n1oi bậy. chẳng thể hạ hồi phân giải, vì chẳng ai chịu ai. Một ngày
trôi qua!


Hôm sau Cun Cút lại bắt tay vào việc. nhưng cũng lại chợt nghĩ: : “ Gì mà phải vội! Ngày
mai bắt đầu cũng chẳng sao! Đêm qua phải lủi mấy lần mệt quá! Hôm nay phải nghỉ cái đã, nhất là
phải ngủ thêm một giấc. Khơng có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon. Đó chính là lời của
bác sĩ giỏi nói với ta như vậy”


Cun Cút chui vào bụi ngủ gà ngủ gật. Một ngày nữa đã trôi qua.


Hôm sau Cun Cút lại định bắt tay vào việc nhưng lại chợt nghĩ phải đến gặp bọn Vạc hỏi
chúng xem mỗi ngày đã ăn hết bào nhiêu cua với ốc. vạc sinh nghi cho Cun Cút muốn giật phần ăn
của mình. Chúng nền cho Cun Cút một trận. Cun Cút bị mất mấy cái lông đuôi. Một ngày lại trôi
qua…



Và cứ thế ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu, nhưng rồi cũng có lý do để hỗn việc, lúc
thì thấy đau đầu, lúc thì thấy chóng mặt, lúc thì nắng gắt q, lúc thì sẽ có mưa… Ngày lại ngày
qua, mùa xuân như bất ngờ đã trôi qua. Rồi mùa hè, mùa thu, mùa đông cũng đi vào dĩ vãng.
Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự
định.


Ong thợ gặp Cun Cút hỏi:
-Nhà cửa đã xây xong chưa?
-Chưa xong gì cả.


-Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi?
-Cũng chưa có gì cả.


Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết. Nhưng đã nghĩ thì
phải làm. Chúng tơi xây dựng hàng năm có đến hàng vạn căn phịng, vì chúng thơi sống là phải
thực hành. Một lạng thực hành có giá trị bằng hàng cân dự định. Chúng tôi không bao giờ để đến
ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có
lúc đó cũng là hình thức của sự tránh việc, của sự lười biếng.


Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Cun Cút có nhiều lý do để lùi việc làm nhà. Mãi
cho đến ngày nay, tuy nghuyên liệu tràn đầy, Cun Cút vẫn phải chi bờ, ở bụi cũng vì lười biếng.


<b>8.MÈO TẮM</b>



Ngày xưa Mèo ở trên núi cao, chung quanh Mèo có Trâu Rừng, Lợn Rừng, Bị Tót, Sơn
Dương… Các bạn khác của Mèo như Ngan, Ngỗng, Vịt Bầu cũng thường qua lại thăm hỏi. Một
năm mùa hè, trời làm rất nóng! Non cao tưởng đang bật lửa. Hoa lá, cỏ cây đều bị khơ queo. Tất cả
lồi vật đều mơ ước có được nước thật nhiều để uống cho hết khát, để ngụp lặn cho mát mẻ.
Nhưng tất cả ao hồ sơng suối đều khơng cịn một giọt nước mát. Một hơm chợt có tiếng reo to:



-Có nước! Đã có nước! hãy mau theo tơi!


Thì ra một chú Ngan đã tìm được một hồ nước bên kia núi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Tất cả đều vùng vẫy, đều ngụp, đều lặn, đều đập cánh, đều rỉa lông. Các mồm miệng khơng ngớt
reo to: Ơi mát! Ơi mát! Mèo thấy vậy cũng đánh một phóc nhảy xuống theo. Mèo nghe khắp người
mát lạnh. Chợt Mèo thấy như bị lún xuống… Mèo chưa kịp kêu lên, thì nước đã tràn vào đầy
mồm…


Mèo đã bị hẫng cẳng, vì nơi Mèo vừa nhảy xuống là nơi nước sâu. Mèo bị chìm nghỉm.
Trâu thống thấy liền bước đến, chìa sừng để Mèo níu lấy. Mèo đã níu được vào sừng Trâu và Trâu
bình tĩnh đưa Mèo lên bờ.


Nhưng cũng chính từ hơm đó Mèo đâm sợ nước. và cũng chính từ hơm đó Mèo cũng rất
ngại việc tắm gội bằng cách dầm mình trong nước rồi kỳ cọ cho sạch sẽ. Mèo chỉ còn muốn tắm
qua loa, tắm bằng cách “ tắm khô”. Mỗi khi tắm, Mèo dùng lưỡi liếm lơng, liếm chân, liếm bụng,
sau đó rửa mặt bằng cách lầy chân xoa lên mặt, xoa lên mũi chẳng bao giờ dùng nước.


Cách tắm như vậy của Mèo tất nhiên khơng sạch. Cũng chính vì vậy mà nhiều vết nhọ trên
mặt của Mèo cứ kéo dài, cứ đọng lại lâu ngày thấm vào lông trở thành những vằn những vết trên
mặt Mèo. Cho đến ngày nay không sao tẩy sạch.


Các bạn hãy quan sát một chú mèo ngồi dưới sân đang “ tắm khô’, hãy nhìn mặt mày của
chú, sẽ biết câu chuyện kể trên đây đã từng xảy ra thuở trước.


<b>9. SỰ TÍCH NHỮNG CÁI VẰN</b>



Chuyện kể rằng:


Ngày xưa, một hôm Thỏ làm một ngôi nhà để ở. Mọi việc đã xong xuôi, chỉ cịn tìm thêm rơm


rạ để lợp nốt mái nhà cho thật kín. Thỏ ngồi trên mái nhà mãi mê làm việc, chợt nghe một tiếng
rống:


-Cút! Cút! Nhà này là của tao!


Thỏ nhìn xuống. Một thằng Hổ vàng gầm rú vừa xoè vuốt vừa nhe nanh xông tới. Thỏ hoảng
quá, nhảy xuống đất, đâm đầu bỏ chạy.


Chạy được một quảng thì gặp Khỉ. Thỏ mếu máo:
-Ơi ! Nó cướp nhà của tơi rồi! Hu, hu!


Thỏ vừa khóc vừa chỉ tay về phía nhà của mình. Nghe vậy, Khỉ liền trèo lên một cây cao,
nhìn ra xa. Rõ ràng Khỉ thấy một thằng Hổ đang nằm kềnh ngay trước ngôi nhà mới. Khỉ leo
xuống đất, đến bên cạnh Thỏ:


-Thơi đừng khóc nữa, có khóc cũng vơ ích, mà phải làm như thế này… Thỏ với tôi cùng làm.
Khỉ nói vào tai Thỏ…


Trận mưa vừa dứt, Thỏ đã có mặt trước ngơi nhà bị Hổ chiếm đoạt. Hổ đang nằm co trong nhà,
trước mắt Hổ có một vũng nước mưa đọng. Thoáng thấy Thỏ, Hổ quắc mắt quát:


-Phen này tao phải xé xác mày ra! Mày để nhà dột để ơng ướt hết!
Thỏ bình tĩnh trả lời:


-Con đến để lợp thêm nhà cho ông Lớn đây!
-Phải nhanh lên!


-Vâng, phải nhanh lên. Chỉ còn rơm với rạ chưa có!
-Phải có cho nhanh.



-Phải có cho nhanh. Nhưng cũng vì cái lưng của con, trời sinh ra bé quá, khơng chở được
những rạ với rơm dài lịng thịng. Cực chẳng đã con phải tha từng cọng! Mất thì giờ q!


-Khơng được mất thì giờ.


-Vâng, Khơng được mất thì giờ! Muốn khỏi mất thì giờ, muốn cho thật nhanh, con nghĩ là phải
nhờ cái lưng to của ông Lớn. cái lưng của ông Lớn là một cái lưng vĩ đại… Chỉ chở một chuyến là
đủ rơm rạ để lợp kín nhà. Rơm rạ để sẳn một đống kia rồi!


Trước khi Thỏ đến gặp Hổ. Khỉ nói với Thỏ đã bàn với nhau cắt rạ với rơm, dồn sẳn một đống
để cạnh bên đường.


Thỏ nhìn lên trời, ra vẻ ái ngại:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Hổ đành phải đồng ý. Hổ và Thỏ đến bên đống rơm rạ, Thỏ quơ từng bó đặt trên lưng Hổ, sau
đó dùng dây quấn nhiều lần chung quanh người Hổ.


-Xong chưa? – Hổ quát.


-Thưa, xong! Xin mời ông Lớn bước, con phải theo sau để hầu hạ.


Hổ bước khoẻ, và khi bước qua một cây đa to, thì Khỉ đã giấu mình chờ sẵn trên đó. Khỉ nhẹ
nhàng nhảy xuống và đưa cho Thỏ một mồi lửa. Thỏ nhận mồi lửa và châm vào rơm rạ trên người
Hổ. Sau đó, Thỏ chạy về một hướng khác. Hổ đang bước nhanh thì thấy lưng bị nóng. Cái nóng dữ
dội rồi lan tràn. Hổ ngối cổ nhìn lại sau. Trên lưng, trên cổ lửa đang bốc cháy. Hổ gầm gừ, lồng
lộn, nhảy nhót, quay cuồng tìm mọi cách để dập lửa.


Cũng may, lửa đã tắt. nhưng một thằng Hổ trông rất thảm hại hiện ra. Râu ria của nó đều bị
cháy hết. Lơng và da của nó cũng bị đốt cháy thành những vết đen dài, loang lổ. Trước kia lơng Hổ
chỉ tồn màu vàng, nay khắp người nó, từ đầu đến chân, đâu đâu cũng có những vằn những sọc


màu than trông quá gớm ghiếc! Và thật nguy hiểm, những vằn những sọc đó, nó phải mang lấy
suốt đời và truyền lại cho đám con cháu mãi mãi sau này nữa.


Ngày nay, như chúng ta thấy rõ, khơng thằng Hổ nào lại khơng mang khắp mình những vằn,
những sọc, mà nguyên nhân là vì trận cháy khủng khiếp thuở nọ.


<b>10 TRONG MỘT HỒ NƯỚC</b>



Giếc sinh ra trong một hồ nước. giếc bị lạc mẹ nên sống một mình. Gần chỗ Giếc ở chỉ thấy có
Nịng Nọc. Nòng Nọc với Giếc lui tới thăm nhau, sau đó trở thành đơi bạn.


Giếc gọi Nịng Nọc:


- Nịng Nọc ơi! Lại đây ăn món này. Ngon lắm!
-Món gì vậy?


-Rong nâu đây.


Nòng Nọc bơi đến đớp gọn một miếng rong nâu:
-Chà ngon quá!


Nòng Nọc gọi Giếc:


-Giếc ơi! Chui vào đây. Đây ấm lắm!
Giếc quạt đuôi chui vào:


-À , đây ấm thật! Ấm thật!


Đôi bạn rất tâm đầu ý hợp. Họ chia nhau từng miếng ăn. Họ cùng bơi cùng trườn, cùng chui,
cùng nhảy, thích thú.



Một hơm chợt Giếc nhìn thấy từ phía trên bụng của Nịng Nọc có hai cục thịt lịi ra. Giếc tưởng
là đơi vây của Nịng Nọc đang mọc. hai cục thịt đó mỗi ngày mỗi dài ra. Hố ra khơng phải là đơi
vây, mà nhìn kỷ đó là đơi chân trước của Nịng Nọc. Tiếp theo đôi chân trước, đôi chân sau của
Nịng Nọc mọc càng ngày càng khoẻ. Giếc khơng sao hiểu nổi một việc lạ lùng như vậy! Vì tất cả
những con vật ở dưới nước như Rô như mè đều có vây. Có vây thì mới có thể đi đây đi đó, lo làm
ăn được! Nay Nịng Nọc lại mọc chân!


Hoa sen trong hồ đang nở, Giếc rủ Nòng Nọc bơi xa dạo chơi một chuyến. Nòng Nọc lắc đầu:
- Tơi chỉ có một cái đi, bốn chân lều nghều không bơi xa được!


Giếc đành dạo chơi một mình quanh hồ. đến khi quay về chỗ cũ. Nịng nọc đã đi đâu mất. Giếc
tìm kiếm khắp nơi dưới nước, chẳng thấy tăm hơi Nòng Nọc đâu cả. Chui rúc mệt nhồi, chợt Giếc
có tiếng gọi:


-Giếc về đó hả?


Tiếng gọi nghe vang từ đâu trên mặt nước. Giếc nhảy lên cao, thoáng thấy một anh chàng đang
ngồi chễm chệ trên một lá sen. Đó khơng phải là Nịng Nọc vì anh chàng này khơng có đi lại
ngồi chồ hỗm, đôi chân xếp dưới bụng. Anh chàng này kêu lên:


-Ồ Giếc! Nòng Nọc đây mà!


-Nòng Nọc sao lại khơng có đi? Nịng Nọc khơng biết ngồi như anh.
-Đi của tơi đã rụng mất rồi. Nó rụng lúc Giếc đi vắng. Vết rụng đây này!


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Để càng thuyết phục được Giếc, Nỏng Nọc há to mồm, chỉ cho Giếc thấy cái lưỡi của mình.
Cái lưỡi đó khơng dính liền với cuống họng mà chỉ dính một tí ở đ6àu mồm. Nịng Nọc cịn chỉ
cho Giếc nhìn lại những răng. Nói cho chúng khơng phải là răng mà chỉ là những cục thịt li ti dính
với hàm trên của Nịng Nọc.



Những bộ phận lạ lùng như vậy trước kia Giếc đã từng thấy trong mồm Nịng Nọc. Giếc
khơng cịn nghi ngờ gì nữa biết đó là bạn cũ của mình. Người bạn đó đã mọc chân, đã rụng đi,
đã ngồi trên lá sen, nhưng vẫn nhớ đến bạn cũ.


Từ đó đơi bạn càng thân nhau, càng lo cho nhau. Nịng Nọc cố tập cho Giếc nhảy cao, nhảy lên
lá sen để cùng Nòng Nọc ngắm hồ, ngắm sương sa, ngắm ráng đỏ. Giếc đã thành công trong việc
nhảy cao, nhưng khi ra khỏi mặt nước, Giếc nghe khó thở, khơng thể nằm lâu được. Nịng Nọc nhờ
có Giếc đã ăn được những rong màu lục, ăn được cả những ốc sên, vì Nịng nọc đã thực sự trở
thành một Nhái Bén.


Đôi bạn qua nhiều biến động vẫn thân nhau trong cả cuộc đời, từ lúc bé thơ đến khi lớn.


<b>11 TRĂNG THỨC</b>



Thuở mới có trời đất, đêm đêm Trăng Non thường hiện lên, chung quanh có nhiều vì sao sáng.
Những đêm đầu Trăng Non hiện ra giống như nửa chiếc vịng bạc nằm chênh chếch về phía tây,
chỉ dạo chơi một lúc rồi đi ngủ sớm. Sau đó dần dần Trăng ngủ muộn hơn, nhưng chưa bao giờ
thức qua lúc mặt trời mọc. Cũng nhờ vậy Trăng có sức khoẻ, lớn dần lên, đầy đặn hơn. Và ánh
sáng của Trăng mỗi đêm càng trong trẻo, mịn màng hơn


Ánh sáng của Trăng làm ai cũng thích. Ai cũng khen Trăng đẹp. Trẻ em dưới Trăng tha hồ
nhảy múa. Nhưng vì nhảy múa đến mấy thuở ấy trẻ em cũng chỉ thức đến nửa đêm. Vì cịn để sức
đến mai làm việc. Và khi đi ngủ các em cũng mời Trăng đi ngủ theo.


Nhưng một hôm Trăng khác trước. Các em từ lâu đã ngủ, nhưng Trăng vẫn cứ thức vì mãi vui
chơi. Trăng vượt qua sơng Ngân Hà chạy đến gạ sao Ngưu Lang, lúc nó đang chăn đàn trâu mấy
vạn con.


Trăng gạ Ngưu Lang bỏ trâu đến đùa chọc sao Thần Nông, sao Tua Rua và chòm Đại Hùng


Tinh đang lo việc cấy cày và tát nước. trăng chui xuống các ao hồ, suốt đêm cùng bọn ếch nhái,
chẫu chàng chơi đùa lặn ngụp. Bọn này không ngớt ca ngợi:


-Trăng đẹp! Đẹp! Đẹp!


Chúng ca ngợi Trăng không mỏi mồm, cho đến lúc trời đã sáng trắng, chúng vẫn “Trăng đẹp!
Đẹp!”


Bọn Vạc cũng không hề chịu kém. Chốc chốc chúng nổi hô vang lừng:
-Đẹp! Đe…ẹp!


Càng khuya tiếng ca ngợi càng to, càng vang vọng.


Nhưng Trăng lại càng muốn được ca ngợi nhiều hơn, lâu hơn, khuya hơn, mãi cho đến lúc mặt
trời đã lên cao, Trăng vẫn lặng lờ đứng giữa trời chưa chịu đi ngủ. và cũng từ đó vì thức nhiều q
nên Trăng cứ gầy dần, gầy dần cho đến lúc chỉ còn bằng chiếc hái. Chiếc hái gầy dần chỉ cịn như
một móc câu. Trăng chỉ cịn l một tí ánh sáng mờ mờ, sau đó yếu đi. Sự sống đến lúc muốn chấm
dứt.


Đã đến lúc Mặt Trời thấy cần phải đề ra cho Trăng một kỷ luật. M8a5t trời buộc Trăng cứ bao
mươi ngày đêm phải quay tgheo một vòng nhất định. Trước tiên, đầu tháng cứ cho Trăng ngủ ba
ngày lấy lại sức khoẻ. Cho Trăng hiện ra từ đêm mùng ba, chỉ dạo chơi một lúc rồi đi ngủ. như vậy
Trăng sẽ lớn dần, tròn dần cho đến ngày rằm thì trịn vành vạch. Kỷ luật cũng có chỗ chiếu cố xcho
Trăng, là sau ngày rằm cùng cho Trăng thức để trẻ em múa hát, vui chơi. Như vậy Trăng cũng sẽ
gầy dần. Và mỗi khi thấy Trăng gầy quá, nhất là những đêm cuối tháng, thì Trăng lại phải ngủ liền
trong ba hôm để lấy lại sức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>12.MẮT GIẾC ĐỎ HOE</b>



Ngày xưa ở một hồ nọ có một con Rơ. Rơ thường chơi với Giếc. Thuở đó Rơ giống như


Giếc. Mình mẩy của Rô cũng không đen như bây giờ.


Mẹ Rô rất yêu Rơ và rất q Giếc vì Giếc là bạn thân của Rơ. Rơ tuy cịn nhỏ nhưng rất
ngoan. Rơ biết vâng lời, làm tốt những việc mẹ bảo. Rô với Giếc rất ít rời nhau và chơi với nhau rất
ăn ý.


Nếu Rô khuấy nước thành những bong bong thì Giếc bơi đến dung vây hất qua hất lại. Nếu
Giếc thổi nước thành những bong bong thì Rơ bơi đến hút vào… Chúng khuấy hồ nước, húc vào lá
sen làm bọn Chẫu Chàng đang mãi ngồi nhìn như phỗng đá vụt phóng tứ tung. Nước hồ rung rinh
làm trời mây dưới hồ vở toang từng mảnh. Rô và Giếc cười rũ rượi. Mẹ Rô thấy vậy cũng cười
theo, thích thú.


Một hơm mẹ Rơ gọi Rơ và Giếc đến:


-Hai con ở với mẹ cũng đã lâu. Nay các con đã khôn lớn. Các con phải biết làm việc tốt,
phải biết giúp ít cho mọi người. Muốn vậy các con phải lo học tập, rèn luện cho có sức vóc. Trời
sắp có lụt. Mẹ sắp phải đi xa một chuyến. nay mẹ còn ở nhà, mẹ dạy các con học.


Rô và Giếc vâng lời mẹ chăm chỉ học hành. Nhờ vậy Rô và Giếc được biết ở trong hồ, ngồi
các lồi có vây, cịn có lồi có càng, có râu, lồi có vỏ, có mai, lồi có chân, có đốt.


Rơ và Giếc luyện 5 mơn cơ bản: vượt cạn, trườn mình, nhảy cao, rúc bùn, húc cọc. kẻ nào
thạo 5 môn này, khi thấy ai gặp khó khăn có thể giúp đỡ được. Ngày đầu Rô và Giếc luyện tập rất
hăng. Nhưng những ngày sau đó Giếc lơ là dần. Giếc sao nhãng dần. sau khi mẹ Rô đi xa Giếc càng
lười biếng. Một hôm Giếc bỏ cuộc.


Rô không như Giếc. Rô luôn ln chăm chỉ học và kiên trì luyện tập. Rơ học biết hết những
loài vật cỏ cây trong hồ. Địa lý quanh hồ rô nắm càng chắc. Đáy hồ chổ nào nhiều đá, nhiều rong,
Rô cũng thuộc. Rô cịn phóng mình lên cao xem xét quanh hồ, biết chỗ nào có cát, chỗ nào có hàng
cây, có con đường, đám cỏ.



Năm môn nhảy cao, vượt cạn, trườn mình, rúc bùn, húc cọc, Rơ đều thành thạo. Rơ đem sở
trường của mình dạy cho Lươn, Trê và Quả. Sau đó bạn nào võ nghệ cũng gioả.


Vây Rơ vì cọ sát nhiều nên đã rắn lại. Đầu Rơ vì húc cọc nhiều nên to ra. Rơ phải nhảy
nhiều nên sức bật rất mạnh. Rô phơi nắng nhiều nên đen sạm lại. Rô luyện tập kiên trì, luyện đi
luyện lại, sau thành tài giỏi.


Những cơn mưa phùn kéo dài bỗng chấm dứt. Mây mù tan biến. bầu trời như được ai cầm
chiếc khăn lau sạch. Cây cỏ quanh hồ như thay lá đổi màu. Hàng ổi ném xuống mặt nước những
hoa trắng đầy phấn ngọt. Chợt hoa phượng thắp đỏ cả góc hồ.


Nhưng dần dần nước hồ nóng lên. Có hơm nước hầm hập như bị đun sơi. Hình như hồ càng
ngày càng bé lại. Nhiều tảng đá trong hồ nhô ra khỏi nước. Có thể nước hồ cạn dần.


Rơ nhảy lên cạn nhìn quanh. Thì ra gió nóng đã tung một lưới lửa hút hết nước. Bờ lau khô
queo. Bọn Ếch Nhái da phồng rộp, nằm giơ cái bụng to tướng.


Và kinh hãi quá! Một vài co Rắn từ đâu bị ra nằm đợi, há miệng trắng hốc. Nước hồ sẽ
cạn, Tôm, Cua, Mương, Mè sẽ làm mồi ngon cho chúng.


Rô quay ra giữa hồ gọi lớn:


-bà con ơi! Nước hồ cạn dần! Nước cạn, chúng ta dẽ phơi mình trên mặt nước. Bọn rắn đang
nằm chờ chúng ta trên cạn kia kìa! Bà con nhảy lên hịn đá giữa hồ mà xem. Có một thằng rắn rằn ri
nom gớm ghiếc lắm.


Mương, Mè hoảng sợ thút thít:
-Ối! Chết đến nơi rồi!



Rơ gọi to:


-Đang lúc khó khăn, kêu khóc chẳng ít lợi gì. Phải hành động gấp. Ai có cách gì cứu bà con,
xin nói mau!


Giếc gạt nước mắt:


-Phải mau mau xin trời làm mưa!
Lươn vun đuôi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

-Phải ngoạm đất, xé bờ cho hồ rộng thêm ra.
Quả trườn lên phía trước:


-Tơi và Rơ nhảy lên cạn nằm nghe hơi nước. Phía có hơi nước mát đưa lại là phía có sơng.
Nước sơng khơng cạn. Phải đưa nhau ra đó.


Rơ nói:


-Phải làm như vậy. Phải tìm sơng, tạm thời rút ra đó. Khi có mưa to sẽ quay về. Nhưng còn
một việc rất quan trọng. Phải đánh Rắn độc nằm chờ ta bên đường thì mới lấy lối đi được.


Quả nói:


-Khơng đánh bại Rắn độc thì khơng rút khỏi đây được. sẽ chết hết cả lũ.
Rô thét:


-vậy hãy nghe tôi. Muốn đánh thắng Rắn Độc, ta cần có những càng kẹp khoẻ.
Những anh Cua to nhất vác đơi càng to tướng hiên ngang bị ra.


-Ta phải có những ngạnh nhọn nhất.



Những anh trê vác ngạnh nhọn hoắt ào ào bơi đến.
-ta phải có những cú đấm trời giáng.


Những anh Quả to bằng bắp chân rạch nước xông tới.
Rơ thét:


-Hiệp lực lại, ta sẽ thắng Rắn Độc.


Khí thế bừng bừng, tất cả đội ngũ có vây, có vảy, có ngạnh có càng hùng dũng tiến lên.
Rắn độc nằm chờ mé nước, bên gốc sung. Nó mơ thấy con Bống, con Quả, con Rô béo núc
cúi đầu trước mặt để mặc nó nuốt vào bụng. Nó thấy mình đang làm bá chủ một cái hồ mênh mông
đầy cá béo. Vương quốc của nó rộng cho đến bến Đình. Cịng họ của nó đời đời sung sướng.


Chợt có tiếng động. Nó mở cặp mắt ti hí nhìn quanh, thì ra những anh Quả lực lưỡng nhe
mồm đầy răng nhọn đàng lướt đến.


Rắn Độc vừa há mồm thì Rơ đánh một phóc nhảy vào giữa họng, nút miệng Rắn độc lại.
Rắn độc


giãy lên đành đạch. Nhanh như chớp, Cua và Trê xông vào đâm chém dữ dội. Quả giáng
những đòn mãnh liệt. Cua lừa thế cặp ngang lưng, ghìm rắn độc. rắn Độc chống trả quyết liệt.
Nhưng rồi nó đuối dần, đuối dần…Khắp người run lên bần bất, nó ngã sóng sồi rồi … tắt thở. Cua,
Quả hô nhau kéo Rô ra khỏi miệng Rắn độc.


tiếng hoan hô như sấm.
rô và Quả nhảy lên hét to:


-Bà con hãy tập hợp lại! Đội ngũ phải chỉnh tề, phải tiến gấp sang chỗ ở mới.



Tất cả vâng theo răm rắp. Cua giương càng đi hàng ngang. Tơm vun râu nhảy tanh tách.
Nịng Nọc ngọ nguậy cái đuôi nhọn hoắt. Lươn , Chạch vừa lê vừa uốn éo. Khí thế tưng bừng. tất cả
tiến lên rầm rập.


Riêng chỉ có Giếc trườn khơng được. Nó quen thói lười biếng nên đã hố yếu đuối và ươn
hèn. Nó bị tụt lại sau. Nó rên rỉ khóc lóc. Nhiều lần Rơ phải chạy lại, ngoạm đi nó, kéo nó tiến
theo. Nó càng khóc nhiều vì thấy quá mệt nhọc và cũng vì xấu hổ. cặp mắt đỏ hoe đó cịn mãi như
các bạn thấy ở Giếc ngày nay.


Cịn rơ nhờ kiên trì luyện tập nên vảy nó đen lại. Người nó khoẻ, cứng cáp, sức bật rất lớn,
như các bạn vẫn thấy ngày nay. Nếu chú ý một tí, các bạn cịn thấy trên mình Rơ có những chấm
lốm đốm. Đó là dấu vết những hoa của các bạn mang rải trên người Rơ để tỏ lịng cảm phục, sau
khi ra đến con sông đầy nước mát.


<b>13. THÊM SỨC CHIẾN ĐẤU</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

-Này anh Sóc! Đị tơi khơng chở nặng được đâu! Anh thấy đó, đị tơi bé q! Chở nặng sẽ bị
chìm. Như vậy phải chở làm hai chuyến. Chỉ mình anh sang sơng trước. Đồ đạc của anh phải
chuyển sang sau.


Sóc thấy khó nghĩ:


-người tơi nhẹ lắm, khơng làm chìm đó được đâu!
-Thơi, tốt! Anh cứ xuống đò.


Cáo xuống đò rời bến. Nhưng chợt Cáo cuối xuống vờ nhặt cây chèo, nhanh tay cáo rút luôn
cái nút dưới lòng đò. Nước chảy vào đò. Cáo kêu rất thanh:


-Ối! Chìm đị! Chìm đị! Kìa! Anh Sóc ơi! Mau lên! Mau lên! Phải chạy tìm lá để tơi nút chỗ bị
hở lại!



Sóc hoảng hốt chỉ cịn kịp nhảy phóc lên bờ, chạy tìm lá. Cáo đứng trên đị thấy Sóc đã chạy ra
liền cúi xuống nhét lại cái nút. Nhét xong cáo ung dung chống đò rời bến.


Sóc tim được một mớ lá tươi, chạy lại bến thì thấy con đị chở đồ đạc của Sóc đang xi giữa
sơng. Sóc đuổi theo trên bờ, vừa chạy vừa thét:


-Kìa ! Thằng cáo! Nhờ bắt lấy nó! Nó cướp hết đồ đạc của tơi rồi!


Mọi người chạy đến. Những tay húc giỏi, đá giỏi, ngoạm giỏi đều đông đủ. Ai cũng muốn bắt
cho được thằng cáo xảo quyệt. Nhưng đứng trước sông sâu và nước đang chảy xiết, cả bọn đều
thấy bất lực.


Chèo Bẻo vừa bay đến. Hiểu được đầu đuôi câu chuyện, Chèo Bẻo liền bay vút lên cao rồi
phóng thẳng xuống đầu cáo. Chốc chốc Cáo lại bị Chèo Bẻo vặt một túm lông. Gõ Kiến cũng vừa
bay đến. Gõ Kiến thấy Cáo phải lo chống đỡ với Chèo Bẻo liền sà xuống lòng đò, dùng mỏ moi
cho kỳ được cai nút. Cái nút dần dần mở ra, nước lại lại chảy vào đò. Chèo Bẻo và Gõ Kiến hợp
sức cùng đánh Cáo. Thằng cáo phải gấp rúc chống thuyền vào bờ, xin trả lại tất cả những đồ đạc
cho Sóc, và xin thề sẽ từ bỏ nghề trộm cướp.


Đó là một chiến thắng lớn. Nhưng Chèo Bẻo và Gõ Kiến vẫn cố suy nghĩ để rút kinh nghiệm.
Chèo Bẻo nhận thấy đôi cánh để bay trong lúc đánh địch phải dài hơn, nhọn hơn. Cái đuôi cũng
phải khá dài, mút đuôi phải chẻ làm đơi. Có vậy mới có thể “ xoẹt” nhanh được. Chèo Bẻo đã cố
điều chỉnh lại đôi cánh và cái đuôi vừa dài, vừa nhọn như ngày nay chúng ta thấy. Còn Gõ Kiến
cũng phải điều chỉnh lại cái mỏ. Cái mỏ phải thật rắn, có vậy mới tiện lợi.


Chúng ta thường thấy Chèo Bẻo dám đánh Quạ với Diều Hâu. Chèo Bẻo lao qua, lao lại vun
vút như tên, đánh những đòn trời giáng vào bọn trộm cướp, cũng nhờ đôi cánh và cái đuôi lợi hại.
Còn Gõ Kiến đã luyện cái mỏ thánh thép. Hiện nay, Gõ Kiến thường dùng cái mỏ của mình gõ “
cốc, cốc” vào các cây to. Bọn Kiến ở trong cây bỏ chạy ùa ra. Gõ Kiến tha hồ ăn no thoả thích.



<b>14. CƯỜI</b>



Cánh rừng ban mai trở lại im lặng. Lồi vật mệt mỏi vì cơn nắng gắt đã nép trong các hang hốc
và bụi bờ. Thỏ nằm lim dim mắt, chợt nghe một tiếng “ Ào!”. Thỏ giật mình hoảng hốt. Tất cả
xung quanh như sụp đổ tan tành. Thỏ đâm đầu bỏ chạt, chạy thục mạng, chẳng biết trời đất là gì
nua74. Thì ra Thỏ vừa va vào Lừa. Lừa hỏi:


-Gì mà hốt lên như thế?
-Trời sụp!


-Sụp đâu?


-Chỗ cây mít kia kìa!


Lừa biết tính Thỏ hay hoảng, muốn đến chỗ cây mít xem sự thể ra sao.


Thỏ lại chạy cuống cuồng. Chợt Thỏ đâm sầm vào Gấu. Gấu chộp lấy tai Thỏ:
-Phải vặt đôi tai này mới được!


-Trời sụp! Trời sụp! Phải chạy!
Gấu thả Thỏ ra:


-Sụp đâu?


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Nói xong Thỏ lại chạy. gấu đủng đỉnh tìm đến chổ cây mít. Thỏ đang chạy ngã lăng quay. Thì
ra Thỏ vừa vấp một con Lợn. Lợn cũng ngã chúi. Lợn thét:


-Gì mà khiếp vậy?
-Trời sụp! Trời sụp!



-Sụp đâu? – Chổ cây mít kia kia!


Thỏ lại chạy, lại chạy! Chợt Thỏ lao vào Voi.
Voi hỏi:


-Gì vậy?


-Trời sụp! Trời sụp! Tôi phải chạy!
-Sụp đâu?


Kia kia!


-Tao phải đến xem chỗ trời sụp. Mày phải quay lại đưa tao đến đó
-Khiếp quá!


-Nếu mày lưỡng lự, tao sẽ vặt bớt hai chân …


Cực chẳng đã, Thỏ đành phải đưa Voi đến chỗ trời sụp. Dọc đường Thỏ gặp Lừa, Gấu, Lợn,
Hươu, Nai và nhiều loài vật khác nghe đồn trời sụp cũng dắt nhau đi xem.


Khi đến nơi, cả bọn chỉ thấy có một quả mít, múi mít văng ra xa tung toé. Tất cả nổi cười, cười
lăn cười lóc. Gấu cười toe toét. Lợn phải ôm bụng để cười. Tiếng cười rộn lên ở cả một khu rừng.
cái cười hay lây. Thỏ cũng phải cười.


Thỏ cười mỗi lúc càng to, cười khản cả cổ. Khi cười nhiều, lưỡi của Thỏ bị rung nhiều quá nên
đã bị rách một tí ở đầu lưỡi. Cho đến ngày nay cái vết rách đó vẫn cịn ở trước lưỡi như các bạn
thấy. Ngun do cũng vì trận cười lịch sử hơm đó.


<b>15. CON ĐƯỜNG HẸP</b>




Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong hốc cây bỗng hoá rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt
ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh
tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong thợ phải bay xa tìm những bơng
hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm
nào Ong Thợ cũng thấy Ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong thợ càng
lao thẳng về phía trước.


Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát
bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo, nhưng
không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.


Qua nhiều chuyến bay Ong Thợ rút được một số kinh nghiệm. Ong Thợ vừa bay vừa để ý, biết
mình đã đến gần nhiều bơng hoa bên bìa rừng đang nở rộ. Đ1o là những bơng Hoa Duối. Ong Thợ
nhìn xuống thấy những hoa vàng lốm đốm liền hạ cánh. Những cánh Duối tuy bé nhỏ, nhưng tất cả
đều xoè ra, nở rộ như đang đón mời Ong Thợ


Ong Thợ hạ xuống bước trên những cánh hoa vàng mượt, chen mình giữa các nhuỵ hoa là
những bụi phần rơi khắp trên người. Ong Thợ giương vòi hút vào bầu mật, cong người hút hút.
Ong Thợ hút hết mật của hoa này lại nhảy sang hút mật của hoa khác. NHững phấn hoa trên mình
của Ong Thợ rơi vào các bầu hoa. Mặc nhiên Ong Thợ làm công việc thụ phấn cho hoa Duối. Hoa
Duối sẽ đậu thành quả, quả đó sẽ mọc thành cây. Dòng họ nhà Duối sẽ này sinh mãi mãi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Nhưng có một việc làm cho Ong Thợ cứ nhớ, số là một hôm Ong Thợ nhìn thấy xa xa có
những bơng hoa màu vàng. Đó là hoa Đinh Lăng, hoa rất to đang phơi bày cánh hoa mơn mởn. các
nhị hoa đều chìa ra bốn bên đang đợi khách đến. Hoa Đinh Lăng cịn có một bầu thật to, bầu mật
này cũng màu vàng nằm chồng lên các nhị. Ong Thợ hạ xuống, vội vả bước thẳng đến bầu mật to
vàng. Nhưng chợt Ong Thợ chùn lại, giật thót. Thì ra cái bầu mật to đang lịi ra đó lại là một thằng
Nhện. Và cũng rất lạ, thằng Nhện ở đây cũng một màu vàng, giống hệt màu hoa vừa nở.



Những răng nhọn của thằng Nhện đang ngoạm một chú Ong bị đứt đầu. Thằng Nhện vung
chân bước tới. Nhưng nhanh như chớp, Ong Thợ tránh kịp, vụt bay. Ong Thợ nhằm vì đã nhìn sai.
Bọn Nhện đều có màu xám tro, nhưng thằng Nhện nham hiểm khi đến ngồi rình ở hoa Đinh Lăng
nó đã đổi màu. Nó đổi màu xám tro ra màu vàng cùng màu với hoa. Có vậy mới có thể làm cho
ong Thợ khơng nhìn ra, mới có thể đánh lừa Ong đi lấy mật. Suýt nữa Ong Thợ đã bị thằng Nhện
cắn nuốt.


Con đường của Ong Thợ rộng rãi thênh thang, nhưng mật khơng hề có sẳng để Ong Thợ ung
dung đến hút. Con đường đó đầy gian nan nguy hiểm. Thực chất đó cịn là một con đường hẹp.
nhưng chính con đường hẹp đó đã đưa Ong Thợ đến một việc làm to lớn. Đó là việc hấp thụ phấn
hoa.


Ong Thợ đã góp phần tử đời này qua đời khác, trong hàng chục triệu năm qua, làm cho các
giống cây liên tiếp nảy sinh, hoa quả đầy cành, rải hương thơm và bóng mát, làm cho mặt đất mãi
mài xanh tươi với muôn màu xinh đẹp!


<b>16. GIỐNG NHAU</b>



Chim Cu và chim Chèo Bẻo tuy không sống bên nhau, nhưng lại gần nhau, hiểu nhau, có lúc
cịn giúp đỡ nhau nữa. Chim Cu lơng màu nâu, Chèo Bẻo lông màu đen. Lông đôi bên không hề
rực rỡ nhiều màu như lông chim Công, chim Phượng. Lông đôi bên giống nhau ở chỗ màu sắc
giảm dị, bình thường. Đơi bên cịn giống nhau ở chỗ khơng hề kêu hát đinh tai nhức óc như Bồ
Chao, hoặc kêu hát bất cứ lúc nào như Quạ Đen, Bồ Cát. Chim Cu và Chèo Bẻo biết hát đúng lúc.
Tiếng hát chim Cu vang lên đúng lúc canh trưa, êm như tiếng ru làm cho xóm làng thêm tịch mịch.
Tiếng hát của Chèo Bẻo vang lên vào lúc rạng đông làm cho bầu trời càng trong suốt. chim Cu
cũng hiểu sâu được tiếng hát của Chèo Bẻo. Người ta thường bảo: Anh hãy nói cho tơi biết người
bạn của anh là ai, thì tơi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào. Chim Cu và Chèo Bẻo có nhiều
điểm giống nhau. Mặc nhiên họ là bạn của nhau. Cái đó chẳng có gì là lạ.


Mùa xuân đến. Các chim xây tổ. Bồ Cát xây tổ trên cây sung cao chót vót. Tổ Bồ Cát xây ở đầu


cành, trông trống trải. Chim Ổ Rộc xây tổ trên cành vông, tổ như treo lơ lững trên cành, có thể bị
rơi khi có gió lớn.


Đơi chim Cu thấy mình cũng cần xây một tổ ấm để đẻ trứng nuôi con. Đôi chim Cu chọn chỗ
xây tổ trên cây Thị, nơi có nhiều mầm non vừa nhú. Lúc đầu quanh tổ trông trống trải, nhưng đến
khi ấp trứng những mầm non đã bật dậy tốt tươi, che xung quanh kín đáo. Cu mẹ ấp trứng nằm
nghe gió xảo xạc, tiếng mưa rơi lốp bốp.


Chợt có tiếng hạ cánh ở bờ tre sát bên cạnh, tiếp theo là tiếng kêu: “ Quà! Quà” Đúng rồi! Đó
là tiếng kêu của thằng Quạ Đen, thằng Quạ Đen đánh hơi, đã biết rõ trong cành thị có trứng của
Chim Cu. Trứng non ngon lắm. Nó tìm đến toan cướp trứng. Cu mẹ hoảng hốt đập cánh kêu to.
Tức thì khơng biết từ đâu một mũi tên đen lao tới. Mũi tên đó vút cao rồi đâm thẳng xuống, chọc
đúng đầu thằng Quạ Đen. Đâm xong mũi tên đó cịn vút lên, mũi tên đó cứ đâm lên đâm xuống,
ln ln trúng đích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Các bạn thường thấy trong các vườn cây thỉnh thoảng có anh Chèo Bẻo lao đến đánh Quạ để
bảo vệ tổ Chim Cu, nguyên nhân vì đơi bên có chỗ giống nhau, do đó họ gần nhau, trông chừng
cho nhau, như câu chuyện tơi vừa kể.


<b>17. HỊN ĐÁ</b>



Trên chiếc bàn đặt chính giữa nhà có anh Đồng Hồ báo thức tích tắc ngày đêm. Có lúc anh nổi
“ reng” to. Tiếng “ reng” đó càng to lúc về sáng. Đứa mê ngủ nhất cũng phải tỉnh giấc nhổm dậy.
Chỉ vài phút sau đất trời bừng sáng, mọi người trở lại làm việc. Đồng HỒ báo thức rất vui vì thấy
mình được mọi người chú ý.


Đứng phía sau Đồng Hồ báo thức có anh Lịch treo. Anh Lịch treo làm việc cũng cần mẫn, cũng
chính xác khơng kém ơng bạn đứng phía trước. Anh chỉ lo cho mọi người thấy rõ một ngày mới lại
sang, ngày đó là ngày thứ mấy trong tuần, tuần đó là tuần thứ mấy trong tháng, tháng đó là tháng
thứ mấy trong năm. Anh thầm nhắc mọi người phải cố gắng hoàn thành chương trình kế hoạch,


buổi sớm là buổi đẹp nhất trong một ngày, mùa xuân là mùa đẹp nhất trong một năm.Anh Lịch treo
cũng thấy vui vì mình có ích lợi.


Nằm ngay trước anh Đồng HỒ báo thức và anh Lịch treo có một hịn đá. Đó là anh Đá Cuội.
Anh nhỏ bằng ba ngón tay, trịn trịn, bẹp bẹp, trơng gồ ghề, màu xám tro, chẳng có gì đẹp cả. Anh
Đồng HỒ báo thức và anh Lịch treo rất ngạc nhiên vì thấy anh đến nằm ngay trước bàn, suốt cả
ngày cứ nằm im.


Chung quanh ai nấy đều làm việc. Ngay những vật bé tí như cái móc, sợi dây, cây kim, sợi
chỉ… cũng đều có một cơng việc dứt khốt. Những ai khơng làm gì phải tức khắc đi theo xe đổ rác.
Cũng có những vật tuy nằm im nhưng thực chất đang làm viêc rất hăng, như bức tranh, như pho
tượng lo việc trang trí. Nhưng đá Cuội khơng thể làm việc trang trí, vì màu sắc của anh khơng phải
là màu sắc của đá hoa cương, hình dáng của anh không hề gợi cảm một chim hoạ mi hay một bông
hoa đẹp.


Chợt một hôm anh Đá Cuội được đặt lên một mảnh lụa trắng, lại được để vào một chiếc khay
gỗ mới tinh. Anh D91 cUội lại còn nằm giữa hai lọ hoa, một lọ hoa Cúc, một lọ hoa Hồng. Những
bông hoa rực rỡ toả hương ngào ngạt. Hương thơm toả ra xung quanh như thấm dần vào anh Đá
Cuội. Anh Đá Cuội dần dần sáng lên. Anh Đồng Hồ báo thức thấy vậy, liền hỏi:


-Chúng ta đang sống bên cạnh nhau. Vậy xin hỏi: Anh có phải là anh Đá Cuội khơng?
-Đúng thế


-Vậy anh từ đâu đến.
-Tơi từ rừng đến.
-Rừng đó ở đâu?


-Ở xa đây, xa trên núi, về phương Nam. Đi bộ phải 10 ngày đường mới đến đó được.
-Xa vậy, làm sao anh về đây được?



-Tôi đang nằm dưới gốc cây bên núi. Bỗng có nhiều anh bộ đội từ trong rừng đi ra. Một anh
dừng lại đứng tựa vào gốc cây, nơi tơi đang nằm. Chợt có một tiếng hú vang dội trên trời cao. Tiếp
theo là một tiếng nổ xé đất! Lửa cháy ào ào! Liền sau đó mọi vật chung quanh đều biến mất. cây
cao biến mất, chỉ còn lại cái gốc cây trơ trụi đen thui. Anh bộ đội vừa đứng bên gốc cây cũng biến
mất. Nhiều anh bộ đội chạy đến tìm kiếm, gọi kêu. Chẳng thấy bóng dáng anh ấy đâu cả! Nhiều
người la lên tỏ vẻ thương tiếc. Mọi người đã rõ anh bộ đội đã tan tành mây khói, khơng cịn để lại
một dấu vết gì cả! Sau đó họ bàn nhau phải giữ cho anh một kỷ niệm. Họ đến đúng chỗ gốc cây,
biết anh bộ đội đã chết ở đó.


Họ thấy cịn có tơi, liền nhặt tơi lên.
-Nhặt anh lên?...


-Nhặt tơi lên vì tôi nằm cạnh người đã chết, xem tôi như vật cịn lại của anh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Tơi về đậy đượcn là vì tơi đi theo một anh bộ đội, anh bộ đội đó đưa tơi đến đây, đây là nơi
sinh ra của anh bộ đội đã chết. Tôi về đây để giữ một kỹ niệm làm tròn nghĩa vụ, xứng d9a1ngf
cho quê hương làng xóm nhớ đến anh!


-Nghĩa vụ là thế nào?


-Qua các câu chuyện của các anh bộ đội kể lại, tôi biết anh xung phong đi đầu trong các trận
đánh, anh từng cõng nhiều thương binh vượt suối, trèo đèo. Ở trong nhà này anhvra61t yêu mẹ, yêu
cha, yêu anh em ruột thịt. Đối với mọi người anh biết quí trọng giúp đỡ, biết kính gài yêu trẻ, làm
tốt mọi việc mình làm. Anh lo trọn nghĩa vụ làm người… Tôi về đây để gợi lại hình ảnh của anh,
nhắc nhở chung quanh cần sống như người đã mất.


-Như vậy để làm gì?


-Để khỏi hổ thẹn với lương tâm, để không xấu hổ với người đã chết. Và đồng thời cũng để toạ
được niềm vui, vì thấy mình cũng có làm trịn nghĩa vụ.



<b>18.SÁO SẬU VÀ ĐÀN TRÂU</b>



Có một chú Sáo Sậu từ xa bay về cánh đồng cũ. Trời tháng hai. Những lộc mới trên cành đang
xôn xao phơi bày những chiếc áo mới. Những lộc mới trên cành đang xôn xao phơi bày những
chiếc áo mới. Những trận gió bấc rớt lại từ mùa đơng cứ kì kèo chưa chịu dứt. Sáo Sậu sà vào
những bụi cây để tìm Bướm. Lũ Bướm đều trốn đi mất. Sáo Sậu sục sạo tìm dọc bãi cói, nhưng
cũng chẳng thấy bóng một con ruồi con muỗi nào cả. Cho đến một con kiến kim cũng chui đi đâu
mất. Sáo kêu lên:


-Lẵng la liên!
Lẵng la liên!
Thật là phiền,
Cho cái bụng,
Nó gào rống,
Thiếu cái ăn,
Lại hết phăng
Cả cái kiến!


Sáo Sậu nghĩ nên tìm một quả chín nhét vào bụng cho đỡ đói. Nhưng những quả muộn nhất
cũng rơi vào mùa thu. Sáo Sậu định bụng nên ngủ một giấc…


Nghĩ vậy , nhưng cái đói cứ ngọ nguậy, Sáo không sao nhắm mắt được. Chợt từ xa Sáo Sậu
thấy nhiều bóng đen đang tiến đến dần, thì ra đó là một đàn Trâu. Anh Trâu Mộng đi đầu, xem bệ
vệ với đôi sừng cánh né. Những Trâu khác vừa đi vừa suy nghĩ. Mấy chú nghé con theo sau chốc
chốc lại nhảy cẫng lên. Sáu Sậu reo to:


-Lẵng la liên!
Lẵng la liên!
Chào các bạn hiền.


Đến nơi đúng lúc.


Sáo Sậu nhớ đến những bữa tiệc trước đây. Khi đã chén dăm ba chục rận Trâu chắc mẫm như
hạt gạo, Sáo sậu còn tráng miệng thêm dăm mười con Nhặng xanh béo ngậy. Bọn Nhặng xanh
thường bám vào những nơi ghẻ lở, Sáo sà xuống:


-Lẵng la liên!
Chào các bạn hiền
Đến chơi đúng lúc
Tôi đây thừa sức
Chén một trăm con!


Mấy chú NGhé chua7 hiểu:
-Sáu nhỏ tí hon


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Chén một trăm con
Là trăm con rận


Sáo Sậu đã đứng trên lưng anh Trâu Mộng, bắt đầu mị rận. Sáo mị ở mơng Trâu, ở bụng Trâu,
ở cổ Trâu. Lạ quá! Lũ rận kéo đi đâu hết.


Sáo Sậu sục khắp mình Trâu, chẳng thấy một con rận nào cả. Sáo bay sang con Trâu khác. Tất
cả 15 con, con nào cũng sạch bong, cũng láng mướt. Bóng vía bọn Rận, Ruồi đều mất biệt. Gió lại
ào ào thổi.


Sáo thất vọng:
-Lẵng la liên!
Tơi đã rất phiền
Vì cơn gió thổi
Bọn gió đã đuổi


Hết rận, hết ruồi!
Đàn Trâu nổi cười:
Đầu phải vì gió
Hết cả giống đó
Nhờ một chú em
Khơng quản cơng lênh
Đêm ngày chăm sóc


Chải hết lũ vắt bắt sạch lũ ruồi
Tắm gội sạch bong,


Da đen láng mướt.
Chú ta đi cắt
Từng bó cỏ non,
Ngon thật là ngon
Trộn thêm tí muối.
Trâu lớn như thổi
Béo trục béo tròn
Ruồi, rận, vắt, mòng
Từ lâu đã mất.


Sau khi nghe vậy, Sáo thấy mình lạc hậu định bay đi nơi khác. Anh Trâu Mộng kết luận:
-Chúng tôi sung sức


Cày đất gấp đôi
Giun bật ra nhiều
Sáo tha hồ nhắt.


Bụng tuy cồn cào, nhưng Sáo Sậu cũng hiểu ra được, anh chăn Trâu đã làm việc rất có ít, và
Sáo Sậu rất tán thành cơng việc đó.



<b>19. TRAI VÀ ỐC GAI</b>



Một thằng Ốc Gai mình cắm đầy mũi nhọn, dừng trước một con Trai. Thấy Trai khép kín hai
vỏ, nó gọi:


-Trai ơi! Mở cua73.
-Ai đó?


-Tơi đây. Ốc đây.
-Ốc nào?


-Ốc … Gai.
-Ố! Ốc Gai!


Giọng của Trai đầy vẻ lo lắng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

-Khơng được!


-Sao khơng được? Tơi có điều tâm sự muốn nói với Trai. Chỗ bạn b2, càng tâm sự càng hiểu
nhau, càng yêu nhau hơn.


-Bạn bè bao giờ? Tôi chưa biết.


Trai biết rõ thằng Ốc Gai rất độc ác. Trai dứt khốt:
-Khơng mở được đâu.


-Mở ra!
-Khơng mở.
-Thật không?


-Thật!


-Cho mày nghĩ kỹ lại đã.
-Nghĩ rồi. Không mở.


-Vậy chớ có trách! Phải trị tội mày.
-Tội gì?


-Chính mày đã đi dụ bọn Nghêu, Sò, Hến để họ mở vỏ. Mày đút vòi lấy máu họ để sống.
Những hạt Trai của mày làm bằng máu của Nghêu, Sò, Hến.


-Ai bảo vậy?


-Mọi người bảo vậy. Khơn hồn thì mở ngay cửa. Bằng khơng tao băm vằm mày ra!


-Mọi người nói khác hẳn: Tôi sống lương thiện, tôi chẳng làm hại ai cả. Họ cịn nói là tơi làm
việc chăm chỉ, cần cù, tơi có ích cho người khác.


-mày là đứa ngồi không hút màu. Phải thẳng tay trừng trị bọn lười biếng tàn bạo như mày.
Thằng Ốc Gai vừa nói vừa vung những gai nhọn như mũi kiếm. Trai vẫn bình tĩnh:


-Nghêu, Sị, Hến đều cho là tơi làm việc khẩn trương. Họ bảo làm ra được ngọc không phải
việc dễ. Quả thật tôi phải gạn lọc ánh sáng, lấy những tia trong trẻo nhất. Tôi phải chắt chiu các
màu sắc, lấy những màu tinh khiết nhất. Phải rất khó nhọc mới lấy ra được sắc óng ánh giống như
mã não, xà cừ.


Tôi phải sàng lọc từng li từng tí chất xanh biếc của biển cả, chất huy hồng của bình minh trên
sóng. Tơi chọn ngôi sao Hôm những tia huyền diệu nhất, trong ánh trăng lấy những tia mịn màng
nhất. Lấy được cái tinh hoa nhất của ánh sáng, của màu sắc để làm ra ngọc vơ cùng khó. Trong đại
hội mừng cơng vừa qua, tất cả đều nhất trí cơng nhận đều đó.



-Im mồm! Tao chẳng cần nghe chuyện “ làm” của mày. Ngọc của mày chẳng làm no bụng ai
cả.


-Nhưng nó làm đẹp cho mọi người. nếu Ốc Gai có một chuỗi ngọc đính vào vỏ, Ốc gai tức
khắc trở nên qu1i giá. Khi Ốc Gai đẹp ra, Ốc Gai sẽ được người khác quí mến. Ốc Gai sẽ bỏ thói
tàn bạo đến doạ dẫm Nghêu, Sị, Hến bắt họ phải hé vỏ cho Ốc Gai hút máu họ để sống.


Nghe đến đây, thằng Ốc Gai gầm lên. Trai đã nói toạc bản chất gian ác của nó. Ĩc Gai xơng
đến đâm mũi nhọn vào vỏ trai. Nhưng Trai khép kín cả. Trai tin ở sức mình. Sự tin tưởng đó làm
Trai càng thêm sức mạnh. Thằng Ốc Gai khốn kiếp đâm chém đến mệt lử. Trai càng khép chặt đôi
vỏ. Đôi vỏ càng hoá kiên cố


Rốt cục thằng Ốc Gai tàn bạo phải rút lui. Trước khi rút lui, nó cịn doạ dẫm vài lời để đỡ xấu
mặt.


<b>20. ĐÒ NGANG</b>



Trời chưa sáng, bên kia sông đã vang lên tiếng gọi: “ Ơ đò!”. Đò Ngang tỉnh giấc vội vả quay
lái sang sơng đón khách. Ngày nào cũng vậy, bất kể sớm khuya, Đò Ngang chỉ lo một việc, việc
đưa đò. Việc đó chỉ đều đều, rất đơn điệu.Suốt ngày lại qua. Qua lại giữa đôi bờ chật hẹp cách
nhau hơn ba trăm thước,trên một con sông sâu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Chắc ở những nơi đó có biết bao cái mới lạ để họ học tập, giúp họ lớn lên! Mỗi lúc nghĩ vậy,
Đị Ngang cảm thấy đơi bờ của mình quá chật hẹp, lắm lúc muốn vất bỏ tất cả để được đến một nơi
nào mới mẻ.


Một buổi trưa nắng, Đò Ngang đang nằm nghỉ ở bến nước, chợt một Thuyền mành ghé bến.
Đò Ngang reo to:



-Chào anh Thuyền mành! Đã lâu anh mới ghé lại!
-Chào anh bạn thân mến!


-Hơm nay ghé lại được lâu khơng? Gì mà phải vội?


-lại phải đi ngay, vì cịn phải ghé nhiều bến. Ngày mai phải xi đến phố Lớn. lại cịn đến vài
hải đảo để nhận hàng.


-Như vậy thì tuyệt quá!
-Vì sao?


-Vì anh ghé nhiều bến, đến được nhiều nơi. Mỗi nơi phải có được nhiều cái mới lạ. Nhất định
anh phải biết nhiều hiểu nhiều. Anh to lớn lên. Những Thuyền mành to lớn trước kia cũng chỉ là
những xuồng đi tơm bé tí, sau nhờ có đi đây đi đó nên đã to ra, trở thành những mành to hoặc
những tàu lớn đi khắp năm châu bốn bể!


Thuyền Mành hỏi:
-Ai bảo vậy?


-Một khách lái đò bảo vậy.
Thuyền Mành nghĩ ngợi:


-Cũng có vậy, nhưng cũng khơng phải nhất thiết như vậy. Lắm lúc nếu ta biết chú ý, nếu ta
biết nhìn, thì dù ở đâu cũng thấy được cái mới, cái lạ, và cũng có thể “ lớn lên’ được, như Đị
Ngang nói.


Thuyền mành nhìn lên cây đa ta mọc ngay chổ bến nước:


-Chỉ nói đến một vật gần nhất, như cây đa kia. Nó cũng đang chứa đựng bao nhiêu cái lạ, ta
chưa hiểu hết. Thử hỏi ngọn ngành, tuổi tác, cách bám rễ, cách hi thân của nó thế nào?Vì sao


bóng râm của nó càng trưa lại càng mát rợi? Hỏi nó đã từng đón tiếp những giống chim nào? Mỗi
giống chim đó sinh sống ra sao? Chúng véo von để ca ngợi những gì? Tại sao những tiếng hót lúc
bình minh của chúng lại rất khác với tiếng hót lúc chiều tối?


Thuyền mành nhìn ra giữa sơng, nơi một Thuyền Buồm đang vượt sóng:


-Ở đây cịn là nơi Thuyền Buồm suốt ngày qua lại: Thuyền mắm, thuyền muối, thuyền cá,
thuyền tôm, thuyền gạch, thuyền vôi, thuyền ngô, thuyền dứa… Chúng từ các cửa bể lên, từ các
ngõ nguồn xuống, dáng dấp mùi vị đều khác nhau, mang đến tận đây bao nhiêu cái mới…


Thuyền Mành càng vui vẻ:


-Và ngay giữa lòng Đò Ngang, mỗi phút có bao nhiêu cái mới lạ. Ngày nào lại chẳng có khách
mới. Tính ra mỗi ngày có đến hàng trăm khách mới! Ở họ mỗi người một vẻ. Từ vẻ mặt cho đến áo
quần, mọi cách ăn nói suy nghĩ đều khác nhau. Ngồi vào lòng đò họ còn đưa rất nhiều tin tức mới
lạ, cả những nhận xét sinh động…


Chợt giọng của Thuyền mành trở nên thân mật:


-Nhưng điều đáng chú ý đó là Đị Ngang được mọi người q mến, vì Đị Ngang đã làm một
công việc rất cần thiết cho mọi người: nối lại đơi bờ! Đị Ngang đã làm tốt cơng việc đó. Mỗi khi
Đò Ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Hỏi ở đây có người nào được đón tiếp như vậy?
Đị Ngang cũng được lớn lên. Cái lớn đó khơng đo được bằng cân hay bằng thước. Quả thật có lúc
tơi cũng muốn được mọi người đón tiếp chân tình như vậy…


Bên kia sơng chợt vang lên tiếng gọi: “ Ớ đò!” Đò Ngang chào Thuyền mành rồi vội vả sang
sơng đón khách.


<b>21. CHUYẾN ĐI THỨ HAI</b>




Chiều xuống, Ve kêu. Cóc Tía khơng nhảy ra khỏi hang mà quay sang gọi em là Cóc Bịch:
-Nè Cóc Bịch, thắp đèn lên cho anh đọc sách!


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

mắt đã lồi ra. Xua7 kia cái bụng Cóc Tía lép xẹp, nhưng cũng vì đựng nhiều chữ, nên bụng của Cóc
Tía phềnh ra như ta cịn thấy ở những con cóc hiện nay.


Có một quyển sách làm Cóc Tía rất mê, ln ln đọc đi đọc lại nhiều lần. Đó là quyển sách
ghi lại câu chuyện cụ tổ họ hàng nhà Cóc xưa kia lên đánh với Trời, bắt Trời làm mưa. Mãi cho đến
nay, khi một thằng cóc nổi lên “ ọc ọc” là Trời phải mưa “ lốp”, “ đốp”. Nhờ đó mà họ hàng nhà
Cóc vang lừng khắp thiên hạ. Ai cũng bảo : Con cóc là cậu ơng TRời. Đọc truyện cụ tổ nhà Cóc, cái
vui của Cóc Tía cứ tràn trề khơng thể trút bớt.


Cóc Tía gọi Cóc bịch:


-Mày cứ lăng quăng! Lăng quăng như cóc bỏ đĩa vậy! Ngồi im tao nói cho mà biết: Cụ tổ nhà
ta là một bậc tài trí vẹn tồn. Cụ biết trước là ơng TRời có ni một Thần Rết. Vì vậy cụ đã mời Gà
đi cùng với cụ. Quả nhiên Gà nuốt chửng Thần Rết vào bụng. Trời liền đưa Thiên Lôi ra đánh. Cụ
tổ nhà ta biết trước điều đó, nên đã mời Ong Bị Vẽ cùng đi theo. Thiên Lơi vừa nhảy ra liền bị Ong
Bị Vẽ xơng lên chích túi bụi. mặt mày Thiên Lơi bị Ong chích sưng vù. Thiên lơi phải co giị bỏ
chạy. Trời liền cho bọn Thiên Binh Thiên Tướng ra đánh. Việc này cụ tổ cũng biết trước, nên cụ
cũng mời Hổ vằn cùng đi theo. Bọn Thiên Binh Thiên Tướng vừa chồm lên liền bị Hổ vằn ngoặm
lấy cổ họng, nhai rau ráu. Rốt cuộc Trời phải chấp hành lệnh của cụ tổ nổi lên “ ọc, ọc” là Trời tức
khắc phải cho mưa rơi xuống.


Cóc Bịch cười khà khà:


-Anh kể việc đó có đến trăm lần! Nói đi nói lại làm chi cho mệt!
Cóc Tía vẫn cứ tiếp tục:


-Lúc cụ tổ ra đi, TRời nổi cơn nắng dữ. Ao hồ cạn hết, cây cối khô queo! Đất Trời hồn tồn


trống trải. Vịm trời như một chiếc ơ rộng. Dưới chiếc ơ đó có mấy ơng Trăng, thấy nhiều ông Sao,
thấy sông Ngân Hà. Cụ tổ nhìn ra phía trước cứ đi, đi mãi, đi từ xuân đến hạ, từ hạ đến thu, đến lúc
gió bấc thổi ào ào. Dọc đường cụ quên chào cả những người đáng lẽ phải chào, tuy cụ tổ biết rõ một
lời chào khơng làm người ta sạt nghiệp.


Cóc Tía vừa nói vừa chỉ tay về phía trước:


-Cụ tổ đi mãi đến chỗ xa tít kia kìa. Nơi đó cụ phải vượt qua nhiều vực sâu thăm thẳm. Sao đó
cụ phải níu lầy chịm sao bắc Đầu, rồi phải vượt bảy nấc của chòm Đại Hùng Tinh, phải băng qua
những nơi chỉ có tồn sắt gọi là Kim Tinh, những nơi chỉ có tồn gỗ gọi là Mộc Tinh, những nơi chỉ
toàn lửa gọi là Hoả Tinh, phải lội dọc sơng Ngân Hà vừa dài vừa rộng!...


Cóc Bịch nói chen:


-Em đã nghe hết cả rồi. Người ta bảo đó là những chuyện lạc hậu, cũ rích, nay khơng cịn đúng
nữa!


Cóc Tía trợn trịn đơi mắt:


-Chuyện ghi rành rành trong sử sách, sao lại không đúng?


-Tôi không đọc sách, không biết. Ca ngợi công lao của tổ tiên là đúng, nhưng còn phải bắt
chước làm đúng như các cụ nữa. Có như vậy ta mới xứng đáng là cháu con của các cụ.


-Thì mỗi khi trời hạn là tao nổi lên “ ọc”, “ ọc” gọi Trời làm mua7 đó! Ruộng khơ đầy nước.
Ngơ lúa phất cờ. Mọi người ca ngợi.


-Ôi! Ca ngợi! Họ ca ngợi gì đâu! Họ cịn chế giễu nữa đó!
-Mày nghe nhầm rồi!



-Lúc đầu tôi cũng cũng tưởng tôi nghe nhầm, sau sau nghe nhầm nhiều lần, tôi mới tin là họ
chế giễu thật. Thôi, tối nay chúng ta sẽ ra chỗ sân kho hợp tác xã. Ra đó anh rống lên. Họ nói gì,
anh sẽ rõ.


Chiều xuống. Bờ tre làng nhồ dần vào bóng tối. Trên trời đàn sao đi ăn đêm càng đơng. Cóc
Tía theo Cóc Bịch nhảy đến sân kho. Ở đó có nhiều người đang giũ rơm, họ nói gì Cóc Tía đều
nghe rõ.


Cóc Tía bạch mồm:
-Ọc, ọc! Ọc ,ọc!


Từ trong sân kho, tiếng hỏi lộn xộn vang lên:


-Có phải mày là con Cóc đó khơng? Mày gọi ơng trời làm mưa đó hả? mày vẫn tưởng mày là
cậu ơng Trời đó hả? Nay ơng Trời chẳng có vâng lời mày nữa đâu!


-Có muốn xin đi làm đứa ở cho ơng TRời, ơng cũng đuổi mày đi…
Cóc Tía càng rống to hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

-Thơi! Im mồm! Cút đi nơi khác!


Cóc Tía nghe chống váng cả người. Con Cóc khơng cịn đóng vai là cậu ơng Trời! Con Cóc
chẳng cịn được sai Trời làm mưa. Ông Trời đã phớt lờ lời những lời kêu gọi của anh em nhà Cóc.
Bản ký kết xua7 kia giữa ông Trời với họ hàng nhà Cóc đã bị huỷ bỏ. Mọi thanh danh đã đi đời!


Cóc Tía nghe điếng cả người, cho đến một tháng sau mới nghe bình tĩnh trở lại. Cóc Tía thấy
dần ra câu chuyện xảy ra ở sân kho hợp tác xã chẳng qua cũng chỉ là chuyện cười đùa. Chưa chắc
đó là sự thật! Phải tìm hiểu cho đúng sự thật. Muốn tìm sự thật phải có chứng cớ rõ ràng, phải đi
tìm gặp những người có liên quan đến mọi việc, những người đương sự. vậy người đương sự lớn
nhất trong việc này là ai? Đó là ơng TRời Chỉ có ơng Trời mới có đầy đủ tư cách trả lời cho ta biết


rõ việc này. Đúng, ta phải lên Trời, phải ra đi một chuyến…


Cóc Tía bàn việc” ra đi lên Trời” với Cóc Bịch. Cóc Bịch nghe xong liền ơm chồng lấy Cóc
Tía:


-Hoan nghênh! Hoan nghênh! Thanh danh họ hàng nhà Cóc chúng ta sẽ được lập lại! Em sẽ
chuẩn bị thật đầy đủ mọi thức ăn, mọi đồ dùng cho anh…


-Muốn đi xa, thì khơng nên mang theo gì cả. Chỉ nên mang theo sự quyết tâm đi đến đích!
-Vậy anh phải đi chậm chạp. Vì có đi chậm chạp mới có thể đi xa. Nhưng nhớ phải mang theo
Gà, Ong, Hổ đó nhé! Đề phịng mọi sự lộn xộn có thể xảy ra ở chỗ ơng Trời đó!


Cóc Tía vừa đi một qng đã gặp Gà Cồ, Gà Cồ mình đầy hoa rực rỡ, nghễnh cổ từng bước oai
vệ. Cóc Tía gọi to:


-Chào Trống Cồ! Trống Cồ có đi với ta khơng?
-Đi đầu?


-Đi lên trời.


Cóc Tía kể cho Gà Cồ nghe mọi việc đã xảy ra, nói cho Gà Cồ biết xưa kia cụ tổ của Gà Cồ đã
đi lên Trời, bắt trời làm mưa. Trên Trời có một Thần Rết bị cụ tổ của Gà Cồ nuốt chửng vào bụng!
Gà Cồ nghểnh cổ hỏi:


-Nay lên đó làm gì?
-Đánh Trời!


-Ơi! Ghê quá! Không đi được đâu!


Mào đỏ, yếm đỏ của Gà Cồ bỗng dưng tái mét, Gà bỏ chạy mất.


Cóc Tía lẩm bẩm:


-Đồ chỉ được cái hào nhống bên ngồi!... Đồ quanh quẩn cối xay!


Cóc Tía lại tiếp tục đi, đi đến một bờ cây cao. Trên cây có một con Ong đang hút mật. Cóc Tí
gọi to:


-Này Ong. Ong nên đi với ta. Đi lên Trời, bắt TRời làm mưa!


Cóc Tía kể cho Ong biết nọi việc vừa xảy ra. Cụ tổ nhà Ong xua7 kia từng lên trời, đánh thắng
cả Trời. nay con cháu của cụ cũng nên bắt chước.


-Tôi phải làm việc đứt hơi! Làm việc tối mắt tối mũi để nuôi đám con dại! Bỏ đi đâu là chúng
sẽ chết đói…


Cóc Tía lại tiếp tục đi, đi mãi miết, đi suốt ngày đêm. Cóc Tía đi giữa một cánh rừng rậm, cây
to vây kín mít đến nỗi Cóc Tía cứ tưởng chung quanh chẳng có cây lá gì cả.


Chợt Cóc Tía nghe bước chân đi khe khẽ. Một HỔ vằn đang bước những bước êm như ru. Cóc
Tía chào Hổ vằn, kể cho Hổ Vằn nghe những việc đã xảy ra, mời Hổ vằn cùng lên Trời một chuyến,
bắt chước các cụ tổ ngoặm cổ tất cả bọn Thiên Binh Thiên Tướng.


Hổ Vằn nghe xong quắc mắt, gầm lên:


-Ta quyết nhai xương tất cả bọn chúng! Nhưng Cóc Tía hãy đơi ta một tí> ta đang khát nước,
phải đợi uống một ngụm nước cái đã.


Hổ Vằn đến một suối nước, uống một ngụm. Uống xong, Hổ Văn quên phức những lời đã hứa.
Tính Hổ Vằn vừa dễ hứa, vừa dễ quên. Người ta thường gọi Hổ vằn là ông Ba Mươi, cũng vì Hổ
Văn đã bước xa 30 bước là quên hết mọi việc vừa làm trước đó.



Đất trời trước mắt Cóc Tía cứ mỗi lúc mỗi mở rộng ra, nhưng đường đi của Cóc Tía mỗi lúc
một hẹp lại. Gai góc bày ra, đá cao lởm chởm. Chợt từ một hốc đá có một cái đầu bẹp bày ra. Đ1o
là đầu của một anh Kỳ Đà. Cóc Tía mừng rỡ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

-Có phải cái đầu tôi và cái đầu Kỳ Đà đều bẹp như nhau? Miệng mồm của chúng ta cũng
đều rộng huếch rộng hốc như nhau cả khơng? Nếu khơng cùng dịng họ thì làm sao có thể giống
nhau đến vậy?


-Nhưng Cóc Tía chỉ biết nhảy, cịn tơi thì lại biết leo trèo… Mọi cách đi đứng của chúng ta
đều khác nhau cả…


-Đó chẳng qua là những cái phụ… Sắp tới chúng ta có thể giúp nhau nhiều việc!


Cóc Tía kể cho Kỳ Đà nghe mọi việc đã xảy ra, nay Cóc Tía phải lên Trời, ra đi một chuyến
để tìm hiểu rõ ràng mọi việc. Nhưng đường đi càng ngày càng khó khăn chật hẹp, lắm lúc phải cố
vượt qua những vách đá cao. Kỳ Đà cùng đi sẽ giúp tơi vượt qua những nơi hiểm trở. Đó cũng là
một công việc cao quY!


-Ừ! Chúng ta cùng đi.


Kỳ Đà vui vẻ cùng đi với Cóc Tía. Đi được một lúc chợt một vách đá hiện ra.
Cóc Tía tặc lưỡi:


-Ơi! Thơi, phải tìm một lối khác vậy!


-Cóc Tía chẳng phải lo! Chúng ta cùng leo lên vách. Tôi thường leo vách đá. Tôi leo vách đá
như đi dạo mát! Cóc Tía cứ bám vào lưng tơi tơi đưa Cóc Tía sang bên kia núi.


Kỳ Đà mang Cóc Tía vượt qua bên kia núi một cách dễ dàng. Đôi bạn vượt hết núi này, lại


vượt núi khác. Dọc đường họ gặp khơng biết bao nhiêu khách lạ. Có những vị khách cao to, mình
đầy góc cạnh, đầy lơng lá, gồ ghề rất đáng sợ! Có những khách chỉ bé tí tẹo, mềm nhũn, khơng
lơng. Có khách khơng chân, có khách bốn chân, hoặc hai chân, hoặc nhiều chas6n. Có loại biết bị,
có loại biết nhảy, có loại biết chạy, có loại biết bay. Có loại gào thét, gầm gừ, có loại rên rỉ thở than,
có loại reo vui ca hát đủ làn đủ điệu! Cóc Tía và Kỳ Đà khơng thể nào tưởng tượng được rừng núi
đang chất chứa bao nhiêu cái lạ mắt, lạ tai!


Gặp một số khách có thể đến gần, Cóc Tía đánh bạo hỏi họ có muốn đi cùng lên Trời
không? Tất cả trả lời họ không đi. Vì họ đang bận. Cả những khách suốt ngày ngủ ngon cũng đều
trả lời là họ có trăm cơng nghìn việc đang phải giải quyết.


Cóc Tía và Kỳ Đà đã vượt nhiều núi, nay còn phải vượt nhiều sơng. Sơng có nơi chảy xiết,
nước từ trên cao đổ xuống ào ào. Cóc Tía và Kỳ Đà đi dọc một con sông, chẳng thấy một khách lạ
nào cả. Một hôm, chợt từ xa thấy Vịt Bầu. Vịt Bầu đang lội tung tăng nhanh nhẹn giữa dòng nước
chảy. Cóc Tía gọi to:


-Vịt bầu lội giỏi q, giỏi q! Mời ghé lại đây tơi có việc bàn.
Vịt Bầu ghé vào bờ nói:


-Đối với tơi, sống có nghĩa là bơi. Tôi chỉ vui khi được bơi lội. này hãy xem đôi chân của tôi
đây! Đây là đôi chèo dùng để quạt nước.


Vịt Bầu vừa nói vừa giơ cao đơi chân. Mỗi bàn chân của Vịt Bầu đều có một lớp da, rộng
như một cánh quạt. Cóc Tía nhìn nhìn đơi chân của Vịt Bầu:


-Có được đơi chân bơi giỏi như vậy, thì cũng nên theo tơi lên Trời. Vì trên Trời có một con
sơng tên là sơng Ngân Hà, nó vắt ngang Trời, vừa dài vừa rộng, nơi đó Vịt Bầu tha hồ trổ tài bơi lội.
Tơi biết rõ hướng đi. Vịt bầu nên cùng đi, khỏi bị lạc hướng.


-Tốt! vậy cùng đi! Các chú đi thuyền. Tôi làm thuyền chở hai chú đi.



Vịt bầu cuối người sát đất để Cóc Tía và Kỳ Đà lên lên lưng. “ Thuyền Vịt bầu” rời bến!
Cóc Tía khơng ngờ chuyến đi lên Trời của mình đã gặp bao nhiêu thuận tiện. gặp vách đá đã
có Kỳ Đà giúp việc leo trèo! Gặp sơng sâu lại có Vịt bầu đến đón! Ngồi trên lưng Vịt bầu, Cóc Tía
càng hiểu rõ ý nghĩa của bốn chữ “ Thuyền xuôi mát mái”, như mọi người đã nói. Nước trơi róc
rách, gió thổi hiu hiu, Cóc Tía ngỡ như có ai đang ru khe khẽ để Cóc Tía ngủ ngon một giấc. Chợt
đơi mí mắt của Cóc Tía nghe nặng nặng. Đơi mắt của Cóc Tía nhắm lại, Cóc Tía gáy to.


Chợt “ ấp!” Một vật gì vừa nện vào đầy Cóc Tía. Cóc Tía lộn nhào xuống nước!Sóng dữ đã
nhận chìm Cóc Tía xuống sơng sâu. Sóng cuộn ào ào cuốn Cóc Tía cùng trơi theo. Sóng xơ, sóng
hất cho đến một lúc Cóc Tía bị dạt vào bờ, nằm tênh hênh giữa cát sỏi. Bụng Cóc Tía càng căng to,
đầy nước!


Cóc Tía dần dần tỉnh lại, mở mắt gọi to:
-Kỳ Đà ơi! Vịt Bầu ơi!


Chung quanh chẳng nghe ai trả lời cả!


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

-Cị Bạch ơi!


Cị Bạch nghểnh cao cổ:
-Ai gọi tơi?


-Cóc Tía đây. Có thấy Kỳ Đà và Vịt Bầu đâu khơng?
-Khơng biết.


Cóc Tía méo mồm khóc to, vừa khóc vừa kể cho Cò Bạch nghe việc đắm thuyền vừa xảy ra,
việc Vịt Bầu muốn bơi lội trên sông Ngân Hà, việc Cóc Tía muốn lên hỏi ơng Trời có cịn đổ mưa
khi con Cóc cất tiếng “ ọc”, “ ọc”? Cóc Tía cịn nói cho Cị bạch biết những lời chế giễu của nhiều
người ở sân kho hợp tác, bảo nay con Cóc khơng cần gọi mua7 làm gì nua74! Họ xua đuổi Cóc Tía


đi nơi khác.


Cị Bạch bảo cho Cóc Tía biết là thuyền Vịt Bầu nhất định đã bị đắm, vì trên đầu sơng có
con thác dữ, nó từng nhận chìm thuyền bè qua lại. Có thể Kỳ Đà và Vịt Bầu đã bị thác dữ cuốn đi
mất tích.


Cị Bạch vừa nói vừa cười:


-Việc Cóc Tía muốn hỏi lên ơng TRời chuyện làm mưa… Thực tế sẽ trả lời cho Cóc Tía
thấy mọi chân lý.


-Cịn việc tơi bị chế giễu?


-Việc đó cũng có lý do chính đáng của nó.
Cị Bạch rung rung đơi cánh: :


-R6a1t may, tơi có đơi cánh rộng, có thể bay đến khắp nơi. Tôi thường bay qua bay lại.
Càng bay cao càng thấy mọi sự rõ ràng. Người ta thường bảo “ Trăm nghe không bằng một thấy”.
Môt lần thấy sẽ thuyết phục ta hơn một trăm lần nghe! Nếu Cóc Tía thấy được tận mắt mọi việc đã
xảy ra trên đồng ruộng trong thơn xóm, thì cĨc Tía cũng chẳng cần lên kiện Ơng TRời, chẳng phải
khổ sở vì những lời chế giễu của người ta nữa.


-Vậy làm thế nào để “ thấy”?


-Dễ thôi! Cóc Tía phải ngồi trên lưng tơi. Tơi bao cao, Cóc Tía cứ nhìn xuống. Cóc Tía sẽ
thấy được tất cả một cách rõ ràng. Cái thấy đó sẽ thuyết phục Cóc Tía, thuyết phục cịn hơn những
câu trả lời của Ông Trời về việc cho mưa rơi xuống.


Cị Bạch ghé lưng cho Cóc Tía leo ngồi. Cị Bạch bay qua núi, qua sông, bay trên khắp cánh
đồng hoa màu tươi tốt. Mọi vậy dưới đất hiện ra rất rõ. Cị Bạch chốc chốc lại hỏi Cóc Tía:



-Thấy gì phía dưới?
-Thấy đồi thấy núi.
-Nay thấy gì?


-Thấy sơng, thấy hồ, thấy đồng ruộng với hoa màu xanh tốt.
-Trên đồng ruộng cịn thấy những gì?


-Thấy những con mương dọc ngang thẳng tắp.
Cị Bạch bay càng cao hơn, hỏi Cóc Tía:
-Những con mương lớn bắt đầu trừ đâu?
Cóc Tía nhìn kỷ trả lời:


-Từ con sơng rộng hoặc từ hồ nước lớn.
Cị Bạch nói:


-Tơi thường bay qua, bay lại vùng này, thấy rõ nhân dân vùng này, trong mấy năm qua đã
đắp những đập cao ngăn nước, cho dòng chảy vào các ao hồ. Nước các ao hồ dâng lên. Họ lại đào
những con mương đủ loại lớn nhỏ, cho nước chảy đến tưới khắp cánh đồng. Ơng Trời khơng mưa
nhưng họ vẫn có thừa nước để tưới ruộng. Hoa màu luôn luôn xanh tốt, ngô lúa phất cờ! Họ chẳng
cịn cần con Cóc gọi mưa! Ơng Trời có mưa hay khơng mưa, cũng chẳng làm sao cả!


Cị Bạch đưa Cóc Tía bay đến một trạm thuỷ nơng đang bơm nước. Nước từ dưới hồ được
bơm lên cao đổ ào ào vào con mương lớn. Con mương lớn nối liền các con mương nhỏ, chảy khắp
cánh đồng, chỗ nào cũng đầy nước tưới.


Cò bạch lại hỏi:
-Thấy rõ chưa?
-Rõ



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

-Đã hiểu! Chỉ nhờ Cò Bạch đưa tơi bay về tìm lại Cóc Bịch. Nó là đứa em út u thương của
tơi đó.


<b>TRUYỆN ĐỒNG THOẠI</b>


<b>CỦA VÕ QUẢNG</b>



<b>1. NHỮNG CHIẾC ÁO ẤM</b>


<b>2. VƯỢN HÚ</b>



<b>3. BÀI HỌC TỐT</b>



<b>4. NHỮNG CÂU CHUYỆN </b>


<b>5. NGÀY TẾT CỦA TRÂU XE</b>


<b>6. ĐÊM BIỂU DIỄN</b>



<b>7. ANH CÚT LŨI</b>


<b>8. MÈO TẮM</b>



<b>9. SỰ TÍCH NHỮNG CÁI VẰN</b>


<b>10.TRONG HỒ NƯỚC</b>



<b>11.TRĂNG THỨC</b>



<b>12.MẮT GIẾC ĐỎ HOE</b>


<b>13.THÊM SỨC CHIẾN ĐẤU</b>


<b>14.CƯỜI</b>



<b>15.CON ĐƯỜNG HẸP</b>


<b>16.GIỐNG NHAU</b>


<b>17.HÒN ĐÁ</b>




<b>18.SÁU SẬU VÀ ĐÀN TRÂU</b>


<b>19.TRAI VÀ ỐC GAI</b>



<b>20.ĐÒ NGANG</b>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×