Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trung tâm quản lý bay dân dụng việt nam theo mô hình tổng công ty nhà nước (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.81 KB, 12 trang )

i

MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Hàng khơng dân dụng Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật quan

trọng của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền Kinh tế quốc dân.
Hoạt động của ngành Hàng khơng Việt Nam (HKVN) có tính đặc thù. Một
trong những tính đặc thù đó là tính quốc tế hóa cao, phải hội nhập với hàng
không dân dụng quốc tế để đảm bảo nền khơng vận - an tồn - điều hòa - hiệu
quả.
Ngành quản lý bay là một trong ba bộ phận cấu thành quan trọng của
HKVN, đã và đang tập trung các nguồn lực và vốn để chủ động đẩy mạnh
chương trình hiện đại hóa và tự động hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để
luôn đáp ứng nhu cầu đảm bảo chỉ huy - điều hành bay an toàn tuyệt đối trong
vùng trách nhiệm do Việt Nam kiểm soát.
Thực hiện chủ trương của Ðảng và Nhà nước về sắp xếp, đổi mới và
phát triển doanh nghiệp, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
hội nhập kinh tế thế giới, ngày 19/6/2008, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
đã ký Quyết định số 1789/QÐ - BGTVT về việc thành lập Tổng công ty Bảo
đảm hoạt động bay Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở tổ
chức lại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo khả năng phát triển
vững chắc khi chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) hoạt động cơng ích sang mơ hình Tổng cơng ty, Trung tâm cần có
những biến đổi sâu sắc về mọi mặt trong đó cơ chế quản lý tài chính có vai trị
quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả họat động của doanh nghiệp. Từ thực
tế đó, nghiên cứu giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo mơ hình




ii

Tổng công ty đối với Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam là vấn đề
cấp thiết.
2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Hệ thống hóa lý luận về cơ chế quản lý tài chính tại Tổng cơng ty nhà

nước, nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về cơ chế quản lý tài
chính và rút ra bài học kinh nghiệm.
- Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trung tâm Quản lý bay
dân dụng Việt Nam (nay là Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam),
từ đó rút ra các kết luận, đánh giá thực trạng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơ chế quản lý tài chính tại
Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam khi chuyển đổi mơ hình hoạt
động sang Tổng cơng ty đảm bảo hoạt động bay dân dụng Việt Nam, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính

tại Tổng cơng ty Nhà nước hoạt động đặc thù.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm
Quản lý bay dân dụng Việt Nam (nay là Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay
Việt Nam).
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2001-2008, tầm nhìn đến 2015.

4.

Đóng góp của luận văn:
- Luận văn đã hệ thống hoá lý luận và phương pháp luận xây dựng cơ

chế quản lý tài chính tại Tổng cơng ty nhà nước và vận dụng vào Trung tâm
Quản lý bay dân dụng Việt Nam (nay là Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay
Việt Nam).
- Luận văn đã lý giải, phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại
Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam.


iii

- Đánh giá những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của hạn chế trong cơ
chế quản lý tài chính tại Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam.
- Đề xuất kiến nghị và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại
Tổng cơng ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam.
5.

Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

của chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu. Trên cơ sở khảo sát, thu thập số liệu
tại một số đơn vị Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam (nay là Tổng
công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam). Luận văn còn sử dụng phương
pháp so sánh, phương pháp thống kê tốn, phương pháp phân tích kết hợp với
phương pháp tổng hợp để làm rõ vấn đề.
6.


Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được

kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính tại Tổng
cơng ty Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm Quản lý
bay dân dụng Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI TỔNG CƠNG TY NHÀ NƯỚC
1.1

Khái qt về Tổng công ty Nhà nước

1.1.1 Khái niệm và các mô hình hoạt động của của Tổng cơng ty nhà nước


iv

Tổng công ty nhà nước là doanh nghiệp nhà nước có quy mơ lớn, bao
gồm những đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế,
tài chính, cơng nghệ, thơng tin, đào tạo, nghiên cứu tiếp thị, hoạt động trong
một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính.
Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước thì khái niệm Tổng cơng ty được
chia làm 2 loại: Tổng công ty nhà nước là Tổng công ty do Nhà nước quyết
định đầu tư và thành lập; và Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành

lập.
1.1.2 Vai trị của các Tổng cơng ty Nhà nước
Tổng cơng ty nhà nước có vai trị chủ đạo trong nền kinh tế để dẫn đầu
tăng trưởng kinh tế, tăng sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Ngoài ra các Tổng cơng ty mạnh và tập đồn kinh tế cịn có vai trị ổn
định nền kinh tế vĩ mơ, góp phần cân đối lớn cho thu nhập quốc dân, giải
quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho tồn xã hội, giữ vững ổn định chính
trị, an sinh xã hội, phát triển kinh tế.
1.1.3 Đặc điểm của Tổng công ty Nhà nước
Do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, hoạt động trong các ngành,
lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp lớn
cho ngân sách nhà nước.
Đối với các Tổng cơng ty nhà nước có tham gia hoạt động cơng ích cịn
có một số đặc thù riêng như: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc
sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ cơng cộng theo chính sách của Nhà
nước, hoạt động chủ yếu khơng vì mục tiêu lợi nhuận.
1.2

Cơ chế quản lý tài chính tại Tổng cơng ty Nhà nước

1.2.1 Khái niệm và vai trò của cơ chế tài chính tại các Tổng cơng ty nhà
nước


v

Cơ chế quản lý tài chính của Tổng cơng ty nhà nước là cách thức vận
hành, điều khiển hệ thống tài chính của tổng cơng ty trên cơ sở các quy định
của Nhà nước và quy định nội bộ của đơn vị.
Hình thức của cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công ty nhà nước là tổng

thể các phương pháp, quy chế quản lý tài chính được ban hành.
Cơ chế quản lý tài chính tại các Tổng cơng ty nhà nước có vai trị rất to
lớn, thể hiện ở:
- Giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp,
quyết định tính độc lập, tính hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Là những quy định có tính chất bắt buộc, nó tạo sự thống nhất trong
hoạt động quản lý tài chính và thực hiện các quy định về tài chính của nhà
nước và trong nội bộ Tổng công ty.
- Là công cụ, phương tiện để kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính,
là cơ sở để lãnh đánh giá và xác định trách nhiệm của người lãnh đạo cũng
như các bộ phận chức năng trong Tổng cơng ty nhà nước.
1.2.2 Ngun tắc hình thành cơ chế quản lý tài chính tại các Tổng công ty
nhà nước.
Yêu cầu: Khi xây dựng cơ chế quản lý tài chính đối với các Tổng cơng
ty nhà nước cần tuân thủ theo Luật DNNN 2003, Luật Doanh nghiệp năm
2005 và Quy chế quản lý tài chính ban hành kèm theo Nghị định số
09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009.
Nguyên tắc:
- Tuân thủ và phù hợp với các quy định của Nhà nước.
- Công khai, minh bạch và ổn định.
- Bảo đảm quản lý tập trung và khai thác tốt nhất các tiềm năng của
doanh nghiệp.


vi

- Vận hành thông suốt và trách nhiệm rõ ràng trong hoạt động tài chính
của doanh nghiệp.
1.2.3 Nội dung cơ chế quản lý tài chính tại Tổng cơng ty nhà nước
Nội dung của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm: Cơ chế

huy động vốn; cơ chế quản lý đầu tư vốn; cơ chế quản lý thu chi tài chính,
phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ; cơ chế kiểm sốt nội bộ về tài chính.
1.3

Kinh nghiệm xây dựng và thực thi cơ chế tài chính tại một số Tổng
cơng ty trong và ngồi nước

1.3.1 Kinh nghiệm của Hãng hàng không quốc gia Singapore (Singapore
Airlines - SIA)
1.3.2 Kinh nghiệm của Tổng cơng ty bưu chính Việt Nam
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các Tổng công ty nhà nước Việt Nam

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM
QUẢN LÝ BAY DÂN DỤNG VIỆT NAM
2.1

Đặc điểm của Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam

2.1.1 Khái quát về Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam
Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam là Doanh nghiệp Nhà nước
hoạt động công ích theo Quyết định số 15/1998/QĐ-TTg ngày 24/1/1998 và
Quyết định số 98/1999/QĐ-TTg ngày 8/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Trung tâm trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Ngày 19/6/2008,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 1789/QĐ-BGTVT về
việc thành lập Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam trực thuộc Bộ
Giao thông vận tải trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Quản lý bay dân dụng
Việt Nam.



vii

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm
Quản lý bay dân dụng Việt Nam
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ:
2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam
2.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ điều hành bay:
2.1.3.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật:
2.1.3.3 Cơ chế hoạt động:
2.2

Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm Quản lý bay
dân dụng Việt Nam

2.2.1 Q trình hình thành cơ chế quản lý tài chính tại TTQLBDDVN
2.2.2 Cơ chế huy động vốn tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng VN
Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam là Tổng công ty nhà
nước thực hiện nhiệm vụ cơng ích được Nhà nước đầu tư vốn điều lệ ban đầu,
tài sản đất đai và các nguồn lực khác.
Mức vốn pháp định khi thành lập Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt
Nam là 500 tỷ đồng. Đến năm 2008, tổng vốn chủ sở hữu của Tổng công ty là
1.530,606 tỷ đồng.
Khả năng thu hút vốn đầu tư của Tổng cơng ty cịn thấp. Ngồi nguồn
vốn nhà nước giao, nguồn vốn huy động bằng các hình thức khác chưa được
thực hiện. Tổng cơng ty ln đứng trước thách thức về giải quyết nhu cầu
vốn, đòi hỏi tính chủ động của đơn vị trong việc huy động vốn.
2.2.3 Cơ chế quản lý đầu tư vốn tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng VN
Hiện tại Tổng công ty mới chỉ tập trung vốn vào công tác đầu tư trang
thiết bị, cơ sở vật chất trong Tổng cơng ty, chưa chú trọng vào việc đầu tư ra

ngồi để tăng thêm lợi nhuận.


viii

Việc quản lý sử dụng vốn đầu tư trong nội bộ Tổng cơng ty cơ bản là có
hiệu quả, tuy nhiên tiến độ triển khai các dự án còn chậm, vẫn cịn tồn tại một
số sai sót, bất cập trong quá trình thực hiện.
2.2.4 Cơ chế quản lý thu chi, phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ tại
Trung tâm Quản lý bay dân dụng VN
2.2.4.1 Thực trạng cơ chế quản lý doanh thu:
Về cơ bản đã đưa ra các biện pháp quản lý doanh thu, tuy nhiên Tổng
công ty chưa có giải pháp xác định doanh thu, sự phân định giữa phí điều
hành bay quá cảnh với doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ và sản phẩm
điều hành bay làm giảm đáng kể nguồn thu cho doanh nghiệp.
2.2.4.2 Thực trạng cơ chế quản lý chi phí:
Tổng công ty chưa xây dựng đầy đủ các định mức kinh tế - kỹ thuật làm
căn cứ quản lý chi phí. Chưa có định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền
lương cịn mang nặng tính chủ quan và chưa đầy đủ. Ngồi ra việc quản lý vật
tư dự phịng còn gặp nhiều bất cập.
2.2.4.3 Thực trạng cơ chế quản lý lợi nhuận và phân phối các quỹ
Cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế còn bất hợp lý thể hiện ở chế độ thu
sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chưa có phương án sử dụng các quỹ một
cách hiệu quả.
2.2.5 Cơ chế kiểm soát nội bộ về tài chính tại Trung tâm QLBDDVN
Tổng cơng ty đã bước đầu quan tâm đến vấn đề kiểm soát nội bộ về mặt
tài chính trong doanh nghiệp, thành lập Ban kiểm sốt, được trao trách nhiệm
thực hiện toàn diện hoạt động kiểm soát nội bộ.
2.3


Đánh giá chung về thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Trung
tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam

2.3.1 Những kết quả đạt được


ix

Một là, cơ chế quản lý tài chính hiện nay đã xác lập quyền sở hữu và sử
dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại Tổng công ty.
Hai là, cơ chế quản lý tài chính đã tạo điều kiện để Tổng công ty chủ
động huy động vốn theo nhiều hình thức khác nhau.
Ba là, khả năng và cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty
nhìn chung là có hiệu quả.
Bốn là, cơ chế quản lý doanh thu về cơ bản đã đưa ra các biện pháp, giải
pháp để quản lý tốt các khoản thu.
Năm là, cơ chế quản lý chi phí nhìn chung từng bước được hồn thiện.
Sáu là, Tổng cơng ty cũng đã xây dựng được một mơi trường kiểm sốt.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính
tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam
Hạn chế:
Một là, cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động kinh doanh và hoạt động
cơng ích chưa được tách bạch rõ ràng, khó thực hiện.
Hai là, tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh là phổ biến ở hầu hết
các đơn vị thành viên của Tổng công ty.
Ba là, tiến độ xây dựng, triển khai thực hiện các dự án đầu tư còn chậm,
làm hạn chế hiệu quả đầu tư.
Bốn là, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của Tổng cơng ty cịn chưa
đầy đủ và thiếu đồng bộ.
Năm là, cơ chế quản lý doanh thu cịn nhiều bất cập.

Sáu là, cơ chế kiểm sốt nội bộ của Tổng công ty đang dần bộc lộ một số
yếu kém.
Nguyên nhân:


x

- Ngun nhân khách quan: Mơ hình hoạt động vừa kinh doanh vừa cơng
ích thể hiện rõ sự khác biệt giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của chủ
sở hữu nhà nước.
- Nguyên nhân chủ quan của Trung tâm: Tập qn và thói quen cũ cịn
ăn sâu; tư duy, trình độ quản lý và điều hành doanh nghiệp của cán bộ cịn
yếu, thiếu kinh nghiệm với mơ hình hoạt động mới chuyển đổi, thiếu sức sáng
tạo, kém năng động dẫn đến cơ chế tài chính thiếu năng động.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM QUẢN LÝ BAY
DÂN DỤNG VIỆT NAM
3.1

Định hướng phát triển của Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt
Nam

3.1.1 Thời cơ và thách thức đối với Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt
Nam
3.1.2 Phương hướng chiến lược kinh doanh của Trung tâm Quản lý bay
dân dụng Việt Nam
3.1.2.1 Phương hướng phát triển của Trung tâm Quản lý bay dân dụng VN
Triển khai, hồn thiện mơ hình tổ chức hoạt động Tổng cơng ty, nâng
cao năng lực bộ máy quản lý, xây dựng cơ chế quản lý tài chính mới hồn

thiện hơn, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu
quả, phát huy vai trò của một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù.
3.1.2.2 Chiến lược kinh doanh đến 2015:
Triển khai thực hiện các dự án đầu tư nhằm nâng cao năng lực hoạt
động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, nâng cao lợi
nhuận cho Tổng công ty.
3.1.2.3 Định hướng đổi mới cơ chế quản lý tài chính:


xi

Tổng công ty sẽ đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng đẩy nhanh
tích tụ vốn, tăng quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị thành viên, tăng tính
minh bạch tài chính trong Tổng cơng ty.
3.2

Giải pháp hồn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm Quản
lý bay dân dụng Việt Nam

3.2.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý huy động vốn tại Trung tâm Quản lý bay
dân dụng VN
Thay đổi mối quan hệ cấp phát vốn từ Tổng công ty đến các đơn vị thành
viên sang mối quan hệ đầu tư vốn. Xây dựng cơ chế để Tổng công ty cũng
như các đơn vị thành viên bổ sung vốn hợp pháp bằng nhiều hình thức đa
dạng hơn.
3.2.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư vốn tại Trung tâm Quản lý bay dân
dụng VN
Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp, ban hành cơ chế đầu tư cho các
doanh nghiệp thành viên, tạo sự chủ động nhưng quy định rõ quyền và trách
nhiệm trong việc bảo quản, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Đa dạng hóa hình

thức đầu tư để tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả vốn đầu tư. Nâng cao năng lực
của đội ngũ thực hiện cơng tác đầu tư.
3.2.3 Hồn thiện cơ chế quản lý thu chi tài chính và phân phối lợi nhuận
tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng VN
3.2.3.1 Giải pháp về cơ chế quản lý doanh thu:
Cải thiện cơ sở vật chất, năng lực cung cấp dịch vụ, sửa đổi và hồn
thiện chính sách giá dịch vụ hàng không và phi hàng không, củng cố và hoàn
thiện bộ máy quản lý, tổ chức quản lý và giám sát tốt doanh thu, tăng cường
hiệu quả kinh tế của tồn bộ hoạt động của Tổng cơng ty.
3.2.3.2 Giải pháp về cơ chế quản lý chi phí:


xii

Tập trung đổi mới quản lý các chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi
phí của Tổng cơng ty như chi phí nguyên nhiên liệu, chi phí tiền lương và chi
đảm bảo hoạt động. Việc đổi mới quản lý chi phí cần tập trung vào việc tiêu
chuẩn hố, định mức hố các khoản chi phí, hướng vào tiết kiệm chi phí với
các chính sách tiết kiệm chi phí một cách cụ thể.
3.2.3.3 Giải pháp đối với cơ chế phân phối lợi nhuận:
Chế độ phân phối lợi nhuận cần sửa đổi theo hướng khuyến khích giành
phần lớn lợi nhuận sau thuế cho tích lũy, mở rộng sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty. Sử dụng các quỹ theo đúng mục đích, u cầu và quy định của
pháp luật.
3.2.4 Hồn thiện cơ chế kiểm sốt tài chính nội bộ tại Trung tâm Quản lý
bay dân dụng VN
Tập trung hoàn thiện các yếu tố của hệ thống kế tốn, tài chính, quy định
phân cấp trong hạch toán kế toán. Tăng cường ứng dụng tin học trong công
tác quản trị điều hành, quản lý tài chính. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm
sốt, giám sát tài chính của Tổng cơng ty đối với các đơn vị thành viên.

3.2.5 Đổi mới công tác đào tạo và quản lý cán bộ trong bộ máy quản lý tài
chính tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng VN
Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hiện có để thích ứng với việc
quản lý tài chính doanh nghiệp theo mơ hình mới phù hợp với cơ chế thị
trường. Thường xuyên kiểm tra trình độ để đánh giá chất lượng lao động và
khả năng đáp ứng yêu cầu cơng việc. Lựa chọn người có năng lực, khả năng
thực sự trong cơng tác quản lý tài chính khi tuyển dụng, bổ nhiệm.
3.3

Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước
3.3.2 Kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải



×