Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc bộ tài chính (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.01 KB, 2 trang )

Tóm tắt LUậN VĂN THạC Sĩ KINH Tế
LI M U
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trao quyền tự chủ tài chính cho các cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung, các
đơn vị sự nghiệp đào tạo nói riêng đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Thực hiện đường lối đổi mới cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực dào tạo có nhiều chuyển
biến, từng bước tạo điều kiện cải cách thể chế, cải cách bộ máy, đổi mới và nâng cao chất
lượng cán bộ, cơng chức và cải cách tài chính cơng, trong đó cải cách cơ chế quản lý tài
chính.
Bộ Tài chính là một cơ quan nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực với các đơn vị trực
thuộc trải rộng từ Trung ương đến các huyện trong phạm vi toàn quốc, các đơn vị thuộc
Bộ Tài chính hoạt động bao trùm trong hầu hết các sự nghiệp thuộc lĩnh vực hành chính
sự nghiệp. Do đó, hầu hết những điểm tồn tại, những vấn đề phát sinh từ thực tiễn kinh
phí tự chủ tài chính đều được thể hiện tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, đặc
biệt đối với các đơn vị đào tạo. Vì vậy, tơi đã chọn Bộ Tài chính là một cơ quan điển hình
trong lĩnh vực tự chủ tài chính.
Từ thực tế khách quan nêu trên, từng bước hồn thiện cơng tác quản lý và sử dụng
kinh phí tại các đơn vị sự nghiệp đang đặt ra là một u cầu cấp bách. Vì thế tơi chọn đề
tài “ Hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ
Tài chính” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của cơ chế quản lý tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp đào tạo cả về lý luận và thực tiễn, nghiên cứu thực trạng quản lý và sử
dụng kinh phí NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Tài chính, luận văn nhằm
góp phần đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả
kinh phí NSNN ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Tài chính và có thể mở rộng ra
áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Về nội dung: đề cập chủ yếu tới việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của
các đơn vị sự nghiệp đào tạo để phân tích và tìm giải pháp hồn thiện cơ chế tự chủ tài
chính tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Tài chính




Về đối tượng: 05 đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Tài chính bao gồm: Học viện
Tài chính, Trường Cao đẳng Tài chính quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Tài chính
Kế tốn, Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan, Trường Đại học Tài chính Marketing.
Về thời gian: từ năm 2004 đến năm 2008
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để lý giải các vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó là
các phương pháp: phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp,... trong các nội dung lý luận
cũng như thực tiễn để làm rõ những đánh giá, nhận định và rút ra những kết luận cần
thiết.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1: Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp
Chương 2: Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vi sự nghiệp đào tạo
thuộc Bộ tài chính
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
đào tạo thuộc Bộ tài chính.



×