Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính đăk nông (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.84 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

PHAN THỊ MỸ HẰNG

HOÀN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÍ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH
TỈNH ĐĂK NƠNG

CHUN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

TĨM TẮT LUẬN VĂN

HÀ NỘI - 2013


TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Giới thiệu
Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội (KTXH), định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời
sống xã hội và thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Thông qua hoạt động chi ngân sách (NS),
Nhà nước dùng NSNN đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp
thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo mơi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra
đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như: Điện lực, Hàng
khơng…. Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong
những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình
trạng cạnh tranh khơng hồn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong
NS cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo
tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
Trong những năm qua, cơ cấu phân phối và sử dụng nguồn lực NS đã có nhiều
chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tính dàn trải và bao cấp tập trung chi cho
những nhiệm vụ phát triển kinh tế quan trọng và giải quyết những vấn đề bức xúc của đất


nước. Nhìn chung, chi NS không ngừng tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước
và KT-XH, củng cố an ninh quốc phịng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế.
Trong bối cảnh chung của cả nước, Đăk Nông đã từng bước xây dựng và phát triển
KT-XH, ổn định an ninh quốc phòng. Mặc dù nguồn thu ít, Sở Tài chính tỉnh Đăk Nông
cũng đã cân đối và quản lý chi NSNN một cách chặt chẽ để không những đảm bảo nội
dung chi thiết yếu cho bộ máy quản lý, hoạt động thường xuyên mà còn dành một phần
chi đáng kể cho công tác đầu tư phát triển cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, thực trạng công tác
quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Đăk Nơng vẫn còn nhiều hạn chế. Hiệu quả các
khoản chi NS cịn thấp, gây lãng phí, chi đầu tư cịn dàn trải, thiếu tập trung, chi thường
xuyên còn vượt định mức quy định, vượt dự tốn. Việc tăng cường cơng tác quản lý chi
NSNN là yếu tố quyết định cho việc thực hiện phát triển KT-XH của tỉnh.
Từ những yêu cầu cấp thiết đó, tơi chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản lý chi


NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Đăk Nơng” để làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành
Quản trị doanh nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hoá những cơ sở lý luận về công tác quản
lý chi ngân sách nhà nước. Phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước
tại Sở Tài chính tỉnh Đăk Nơng giai đoạn 2008-2012. Qua đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Đăk Nông
đến năm 2020.
Đối tượng nghiên cứu: Chi ngân sách nhà nước và công tác quản lý chi ngân sách
nhà nước. Phạm vi nghiên cứu: Sở Tài chính Đăk Nơng, số liệu thu thập trong 5 năm qua
(từ năm 2008 đến 2012) và định hướng đến năm 2020.
Nguồn dữ liệu luận văn sử dụng là báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước tỉnh Đăk
Nông, và số liệu của Cục Thống kê tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu: dùng phương pháp duy vật biện chứng, ngồi ra cịn dùng
phương pháp phân tích - tổng hợp , phân tích - so sánh và phân tích – dự báo.
Những đóng góp của luận văn: Hệ thống hố, góp phần phát triển, bổ sung thêm

những lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trong bối cảnh hiện nay. Đánh giá thực trạng
vấn đề chi NSNN, chỉ ra những tồn tại trong việc vận dụng quá trình quản lý chi NSNN
trên địa bàn tỉnh Đăk Nơng. Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện quản lý chi
NSNN tỉnh tại Sở Tài chính tỉnh Đăk Nông, loại bỏ dần phương pháp quản lý chi NSNN
theo đầu vào, hướng đến quản lý theo đầu ra trong khn khổ trung hạn.
2. Giới thiệu các cơng trình nghiên cứu
Chi NSNN đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nó thường
gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và phát triển quyền lực của nhà nước. Cùng với
sự phát triển đó, nó địi hỏi một lý thuyết nhất quán và toàn diện để hiểu về chi NSNN và
quản lý hiệu quả nó.
Phân tích, đánh giá một số đề tài có liên quan như: Sách chuyên khảo: “Quản lý chi
tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tác giả GS,TS Dương Thị Bình
Minh, năm 2005; Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Ngọc Hải: “Hoàn thiện cơ
chế chi NSNN cho việc cung ứng hàng hố cơng cộng ở Việt Nam, năm 2008; Luận án


tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của Trần Văn Lâm, năm 2009 và Đề tài cấp Bộ - Bộ Tài
chính: "Tăng cường cơng tác quản lý tài chính cơng ở Việt Nam trong điều kiện hiện
nay" do PGS.TS Trần Xuân Hải làm chủ nhiệm.
3. Cơ sở lý luận về NSNN và quản lý chi NSNN
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NSNN và quản lý chi NSNN. Nêu rõ khái niệm
về: NSNN, phân cấp NSNN, thu NSNN, chi NSNN và quản lý chi NSNN. Vai trò của
NSNN, những nội dung thu, chi NSNN, phương pháp quản lý chi NSNN. Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN, gồm yếu tố khách quan và chủ quan.
Nêu rõ những nội dung của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính
gồm: Lập dự tốn chi NSNN; Triển khai chấp hành dự toán chi NSNN; Quyết toán chi
NSNN và Thanh tra quyết toán chi NSNN. Trong từng nội dung có trình bày cụ thể nhiệm
vụ của Sở Tài chính, căn cứ, yêu cầu và nội dung thực hiện.
Quản lý chi NSNN


Lập dự toán chi
NSNN

Triển khai chấp hành
dự toán chi NSNN

Quyết toán chi
NSNN

Thanh tra quyết
toán chi NSNN

Luận văn phân tích những kinh nghiệm quản lý chi NSNN của Sở Tài chính Thành
phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Qua đó, rút ra bài học cho Sở Tài chính tỉnh Đăk Nông
trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước.
4. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Đăk Nơng
Luận văn giới thiệu tổng quan về Sở Tài chính tỉnh Đăk Nơng: Lịch sử hình thành
và phát triển từ ngày thành lập đến nay; Cơ cấu tổ chức bộ máy; Nêu rõ vị trí, chức năng,
những nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài chính tỉnh Đăk Nơng.
Phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh
Đăk Nông giai đoạn 2008 - 2012, gồm 04 nội dung: Lập dự toán chi NSNN, triển khai
thực hiện dự toán chi NSNN, quyết toán chi NSNN và thanh tra quyết toán chi NSNN.


Qua đó, nêu bật những kết quả và hạn chế của cơng tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài
chính tỉnh Đăk Nông. Những kết quả đạt được: Sở Tài chính tỉnh Đăk Nơng đã xây dựng
được định mức phân bổ dự tốn chi NS; Đã tạo ra một khn khổ thiết lập chương trình
chi NSNN tồn diện, bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên; Dự toán chi NS tỉnh Đăk
Nông tăng dần lên từng năm; Việc thực hiện dự tốn chi NS tỉnh Đăk Nơng được triển

khai đúng quy định; Tiết kiệm chi để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, trích lập các quỹ,
đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng thu nhập cho người lao động;
Tăng cường thực hiện xã hội hóa trong nhiều lĩnh vực; Cải thiện tính minh bạch chi NS;
Số lượng đơn vị dự toán được thanh tra về tình hình quản lý chi NSNN ngày càng tăng.
Những hạn chế: Đăk Nông hiện vẫn đang thực hiện quản lý các khoản chi NSNN theo
phương thức truyền thống; Quy trình lập dự tốn chi NS thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa
kế hoạch phát triển KT-XH trung hạn; Các thông số về đầu ra cũng như về kết quả
thường ít được quan tâm; NS chi thường xuyên và NS chi đầu tư phát triển được soạn lập
một cách riêng rẽ; Không chỉ ra được mối liên hệ định lượng giữa các khoản kinh phí
được cấp ra với việc thực hiện; Bị động về nguồn thu; Nhu cầu chi NS càng tăng; Các
ngành, các cấp chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện cơ chế
tự chủ về bộ máy, biên chế và tài chính; Một số cơ chế chính sách chưa được cụ thể
hóa, hồn thiện; Chất lượng một số cơng trình cịn thấp; chất lượng hồ sơ một số dự án do
các đơn vị tư vấn lập và thẩm tra còn sơ sài, phát sinh nhiều dẫn đến phải bổ sung, điều
chỉnh; Công tác quyết toán chi NS của các đơn vị dự tốn cịn chậm trễ so với quy
định; Một số chủ đầu tư chưa nhận thức được trách nhiệm về công tác quyết tốn dự án
hồn thành, chất lượng báo cáo quyết tốn thấp; Cơng tác quyết tốn chi NS tỉnh cịn
mang tính hình thức, thiếu sự phân tích, đánh giá hiệu quả chi; Với năng lực có hạn, cán
bộ làm công tác thanh tra chưa thể phát hiện hết những sai phạm của đơn vị dự toán; Lực
lượng thực hiện cơng tác thanh tra của Sở Tài chính tỉnh Đăk Nơng cịn khá mỏng; Cơng
tác thanh tra được thực hiện chưa thật sự nghiêm túc như bản chất thực của nó. Từ những
hạn chế, phân tích ngun nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế khó khăn.
Luận văn cũng phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến công
tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Đăk Nơng.


5. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài
chính tỉnh Đăk Nông.
Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở những hạn chế khó khăn đã được nêu ra từ
việc phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Đăk Nơng giai

đoạn 2008-2012.
Lựa chọn, quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu
phát triển KT-XH và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính
địa phương: đánh giá tác động của việc giảm quy mô các hoạt động; loại bỏ hoặc giảm
bớt quy mô các hoạt động, thay đổi trật tự ưu tiên hoặc giảm bớt mục tiêu để đạt hiệu quả
cao nhất; tiến hành sắp xếp thứ tự ưu tiên các đầu ra và hoạt động để giảm bớt dự tốn
cho phù hợp với mức trần ngân sách.
Hồn thiện hệ thống định mức phân bổ dự toán chi NSNN: Xác định danh mục hoạt
động, các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh trong trung hạn theo thứ tự ưu tiên; Dự báo
khả năng ngân sách; thiết lập mối quan hệ giữa chính sách, định mức và kết quả thực hiện
trong việc chi tiêu ngân sách.
Lập dự toán chi ngân sách theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn: mục tiêu
kết quả đầu ra dự kiến sẽ đạt được phải được xác định và dựa trên cơ sở đó mà xác định
mức độ cấp phát ngân sách để thực hiện được các mục tiêu đó.
Gắn kết chặt chẽ giữa nhóm chi thường xuyên và chi đầu tư trong phân phối nguồn
lực tài chính Nhà nước.
Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm chi ngân sách để gia tăng nguồn vốn đầu tư
cho Nhà nước: linh hoạt, chuyển nhanh sự phân bổ nguồn lực từ ưu tiên thấp sang ưu tiên
cao, từ những dự án, chương trình kém hiệu quả sang những chương trình, dự án có hiệu
quả cao hơn; bãi bỏ cơ chế xin - cho, đảm bảo tính minh bạch của chi NSNN và giữ kỷ
luật tài chính tổng thể; bãi bỏ cơ chế xin - cho, đảm bảo tính minh bạch của chi NSNN và
giữ kỷ luật tài chính tổng thể.
Hồn thiện định mức chi NSNN: đơn giản hố và thay đổi vai trị của hệ thống các
định mức chi tiêu, mang tính định hướng.


Nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo quyết toán chi NSNN của các đơn vị sử
dụng dự toán.
Đưa nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN vào báo cáo quyết toán chi NSNN.
Tăng cường nhân sự cho các tổ chức thanh tra

Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác thanh tra
6. Kết luận
Thực hiện quản lý chi NSNN trong điều kiện nguồn lực tài chính cho phát triển KTXH cịn hạn chế thì vấn đề phân bổ và quản lý có hiệu quả đặt ra yêu cầu phải thực hiện
các giải pháp để thúc đẩy quá trình quản lý chi NSNN phát triển cả về quy mơ và chất
lượng, trong đó giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN là một vấn đề quan trọng.
Trên cơ sở tổng hợp lý luận và phân tích thực trạng, luận văn đã đề xuất các nhóm
giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Đăk Nơng, thực
hiện mục tiêu đưa Đăk Nơng trở thành một tỉnh phát triển tồn diện về KT-XH. Mặc dù
đã cố gắng nhưng với thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, đề tài khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cơ chỉ dẫn để luận văn được hoàn thiện và đáp ứng
được nhu cầu thực tiễn.



×