Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài soạn van 9 tiet 108-110

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.35 KB, 7 trang )

Tuần : 23 Ngày soạn : 17.01.2011
Tiết : 108 Ngày dạy :18.01.2011
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
- Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng:
- Làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ:
- Hình thành thói quen bày tỏ thái độ nhận định của mình về một vấn đề đạo đức.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng, đời sống ?
? Những nội dung chính cần có ( bố cục) của 1 bài nghị luận đời sống ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, ... của
con người. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về kiểu bài này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung
*GV cho HS đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh” .
? Văn bản trên bàn về vấn đề gì ?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Chỉ ra nội dung của
mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau ?
* Văn bản chia làm 3 phần:
- Phần mở bài (đoạn 1): nếu vấn đề cần bàn luận.


- Phần thân bài (2 đoạn tiếp theo): Nêu hai ví dụ chứng minh
tri thức là sức mạnh.
+ Một đoạn nêu tri thức có thể cứu một cái máy khỏi số
phận một đống phế liệu.
+ Một đoạn nêu tri thức là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ
đã thu hút nhiều nhà trí thức lớn theo Người tham gia đóng
góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thành
công.
- Phần kết bài: (đoạn còn lại): Phê phán một số biểu hiện
không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ.
? Các phần này có mối quan hệ với nhau như thế nào?
⇒ Mối quan hệ giữa các thành phần là chặt chẽ, cụ thể:
? Trình bày các luận điểm của bài?
I.Tìm hiểu chung
1. Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo
lí?
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về
một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối
sống… có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của
con người.
* Các câu mang luận điểm trong bài:
- Hai câu đầu tiên của đoạn mở bài
- Câu đầu tiên của đoạn thứ 2: đúng là tri thức là sức mạnh.
- Hai câu kết của đoạn 2
- câu mở đoạn 3
- câu mở đoạn 4 và câu kết đoạn 4
⇒ Các luận điểm trên đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý
kiến của người viết. Nói cách khác, người viết muốn tô đậm,
nhấn mạnh hai ý:
- Tri thức là sức mạnh

- Vai trò to lớn của người tri thức trên mọi lĩnh vực của đời
sống.
? Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các
luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý của
người viết chưa ?
? Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính ? Cách lập
luận có thuyết phục hay không ?
? Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý khác với nghị
luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào ?
* Sự khác biệt giữa bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng
đời sống với nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ở chỗ:
- Loại thứ nhất xuất phát từ thực tế đời sống (các sự việc,
hiện tượng) để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Loại thứ hai bắt đầu từ một tư tưởng, đạo lí, sau đó dùng
lập luận giải thích, chứng minh, phân tích... để làm sáng tỏ
các tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người,
để thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng,
đạo lí đó.
*GV dẫn dắt học sinh đến phần bài học.
Hoạt động 2 : Bài tập
Hoạt động 3:
2 . Những yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về
một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Về nội dung: làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo
lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối
chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai)
của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng
của người viết.
- Về hình thức: bài văn phải có bố cục ba phần (Mở
bài, thân bài, kết bài) rõ ràng; luận điểm đúng đắn,

lập luận chặt chẽ, mạch lạc; lời văn rõ ràng, sinh
động.
II/ Bài tập
1. Bài tập ở SGK
*Kiểu bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
*Vấn đề : Giá trị của thời gian.
* Luận điểm chính :
-Thời gian là sự sống.-Thời gian là thắng lợi.-Thời
gian là tiền.-Thời gian là tri thức.
Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh
thuyết phục cho giá trị của thời gian.
*Phép lập luận chủ yếu : Phân tích- chứng minh.
III Hướng dẫn tự học
- Lập dàn ý đại cương cho một bài văn nghị
luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí gần gũi với lứa
tuổi hoặc đang được cả xã hội quan tâm với đề bài:
“Giúp đỡ bạn là hạnh phúc”.
- Dựa vào dàn ý trên, viết một đoạn văn nghị
luận “Giúp đỡ bạn là hạnh phúc”.
- Chuẩn bị: Liên kết câu và đoạn văn.
E. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................
=========================
Tuần : 23 Ngày soạn :18.01.2011
Tiết : 109 Ngày dạy :19.01.11
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Tích cực sử dụng các phép liên kết để bài văn hấp dẫn.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là thành phần tình thái, phụ chú ?
? Gọi chấm đoạn văn chuẩn bị ở nhà.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
3. Bài mới: Liên kết câu và liên kết đọan văn là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo lập văn bản. Liên kết rất phong phú
đa dạng, góp phần tạo nên sự liền mạch, sự mềm mại cho văn bản. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các ví dụ để rút ra nội dung bài học.
*GV cho HS đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi.
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những
vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại
cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi
vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem
một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
? Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì ? Chủ đề ấy có quan hệ
như thế nào với chủ đề chung của văn bản ?
* Đoạn văn trên bàn về cách phản ánh thực tại của người

nghệ sĩ. Cách phản ánh thực tại (thông qua những suy nghĩ,
tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ) là một bộ phận làm nên
“tiếng nói văn nghệ” nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn và
chủ đề của văn bản có quan hệ: bộ phận, toàn thể.
? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì ?
* Nội dung chính của các câu trong đoạn văn:
- Câu 1: tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
- Câu 2: khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên
một điều gì đó mới mẻ.
I.Tìm hiểu chung.
*VD: Tìm hiểu đoạn văn trong SGK
-Lặp từ tác phẩm
-Tác phẩm cùng trường từ vựng với nghệ sĩ.
-Thay thế từ nghệ sĩ- anh
-Dùng quan hệ từ nhưng
-Dùng từ đồng nghĩa cái đã có rồi= những vật
liệu mượn ở thực tại.
- Câu 3: cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi
của người nghệ sĩ.
? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề
chung của đoạn văn.
⇒ Nội dung của các câu trên đều hướng vào chủ đề của
đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”.
? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.
⇒ Trình tự sắp xếp các câu hợp lí: câu trước nêu vấn đề, câu
sau là sự mở rộng, phát triển ý nghĩa của câu trước.
Cụ thể:
- Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (phản ánh thực tại).
- Phản ánh thực tại như thế nào ? (tái hiện và sáng tạo)
- Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (để nhắn gửi một

điều gì đó).
* GV: Sự gắn kết lô-gic giữa đoạn văn với văn bản, sự gắn
kết lô gic giữa các câu với đoạn văn gọi là liên kết nội dung.
? Vậy thế nào là liên kết nội dung?
? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn
văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?
* Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể
hiện:
- Lặp từ vựng: tác phẩm – tác phẩm
- Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ (tác
giả, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ...)
- Phép thế: dùng từ “anh” thay thế từ “nghệ sĩ”, dùng cụm từ
“cái đã có rồi” thay thế cho cụm từ “những vật liệu mượn ở
thực tại”.
- Phép nối: dùng quan hệ từ “nhưng”.
? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?
*GV dẫn dắt học sinh đến phần bài học.
Hoạt động 2 : Bài tập
* GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó
cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét.GV đúc
kết , cho điểm.
* HOẠT ĐỘNG 3 :
+ Các câu văn, các đoạn văn trong văn bản phải
liên kết chặt chẽ với nhau.
1. Các cách liên kết câu và liên kết đoạn.
a.Liên kết về nội dung
+Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của
đoạn văn (liên kết chủ đề)
+Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo
trình tự hợp lí (liên kết lôgic)

b.Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn
có thể được liên kết với nhau bằng một số biện
pháp chính là:
+ Phép lặp. +Phép đồng nghĩa, trái nghĩa. +
Phép liên tưởng.+ Phép thế.+ Phép nối.
II/ Bài tập
1.Chủ đề chung : Khẳng định năng lực trí tuệ và
những hạn chế của con người Việt Nam.
*Nội dung các câu văn hướng vào chủ đề.
*Trình tự sắp xếp :
-Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam
-Những hạn chế
-Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển
của nền kinh tế mới.
2* Phép liên kết :
-Phép đồng nghĩa : bản chất trời phú ấy (2)- (1)
-Phép nối : nhưng (3)- (2)
-Phép nối : ấy là (4)- (3)
-Phép lặp : lỗ hổng (5)- (4)
-Phép lặp : thông minh (5)- (1)
III. Hướng dẫn tự học
1.Học thuộc mục 1.
2.Hoàn thiện bài tập.
3.Soạn bài luyện tập.
E. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................
=========================
Tuần : 23 Ngày soạn :18.01.2011

Tiết : 110 Ngày dạy :20.1.2011
LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Một số lỗi liên kết thường gặp trong văn bản
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản.
- Nhận ra và sửa chữa lỗi về liên kết.
3. Thái độ:
- Tích cực sử dụng các phép liên kết để bài văn hấp dẫn.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ? Cho một ví dụ ?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Chúng ta đã học liên kết câu và liên kết đọan văn. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi vào phần
luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 :Bài tập 1
*GV cho HS đọc phần I trong SGK .
a) Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân
chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và
cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi
mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của

thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ
phải cố gắng hơn nữa và tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)
b) Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi
của văn nghệ là sự sống.
I.LUYỆNTẬP
1 . Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn :
a. Lặp : trường học (liên kết câu)
-Trường liên tưởng: Nhà trường, Thầy giáo
-Thế : như thế (liên kết đoạn)
b. Lặp : văn nghệ (liên kết câu)
Lặp : sự sống, văn nghệ (liên kết đoạn)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×