Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Mot so thien tai chu yeu va bien phap phong chong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.99 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ THIÊN TAI CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG</b>


<b>1. Bão</b>


<i><b>1.1. Hoạt động của bão ở Việt Nam</b></i>


Vùng biển Việt Nam nằm ở bờ Tây của Bắc Thái Bình Dương, một khu vực hằng năm bão phát sinh
nhiều nhất và mạnh nhất. Tại đây, có 30% số cơn bão phát sinh từ biển Đơng, cịn 70% số cơn bão từ Thái
Bình Dương. Mỗi năm trung bình vùng đồng bằng và ven biển nước ta đón nhận 3 - 4 cơn bão trực tiếp từ
biển Đơng đổ vào. Năm bão nhiều có tới


8 - 10 cơn, năm ít cũng 1 - 2 cơn bão. Các cơn bão phát sinh từ Thái Bình Dương di chuyển qua biển Đông,
dù không vào nước ta đều gây ảnh hưởng đến thời tiết nước ta. Theo thống kê trong 45 năm gần đây có 395
trận bão trong khu vực biển Đơng có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, như vậy trung bình mỗi năm có gần
8,8 cơn bão.


Nhìn chung, trên tồn quốc, thời gian bắt đầu có bão từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11, đơi khi có bão
sớm vào tháng 6 và muộn sang tháng 12, nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó
đến các tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa.
Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. Thời gian bão hoạt động mạnh chậm dần: Từ Móng Cái
đến Thanh Hố thường có bão mạnh vào tháng 8 - 9, từ Thanh Hoá tới Quảng Trị bão mạnh vào tháng 9, từ
Quảng Trị đến Đông Nam bộ - tháng 10- 11, ở Nam bộ - tháng 12. Bão tập trung chủ yếu vào tháng 9, vì thế
vùng ven biển Trung Bộ nước ta chịu ảnh hưởng bão mạnh nhất, sau đến Bắc Bộ và Nam Trung Bộ, cịn
Nam bộ ít có bão hơn.


<i><b>1.2. Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống</b></i>


Gió mạnh ở vùng trung tâm bão. Theo số liệu thống kê trong nhiều năm, số cơn bão có tốc độ từ 20
-29m/s chiếm ưu thế (43%), số cơn bão có tốc độ mạnh trên 30m/s chiếm 1/4 tổng số cơn bão. Gió mạnh
kèm theo mưa lớn. Lượng mưa lớn nhất trong một ngày ở vùng trung tâm bão vào cỡ 200 - 300mm chiếm
gần nửa số cơn bão, lượng mưa ngày trên 300 mm cũng tới 1/5 tổng số cơn bão. Lượng mưa trong suốt cơn
bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Những cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ có


diện mưa bão rộng nhất. Vùng ven biển Trung Bộ có diện mưa bão hẹp hơn, nhưng lượng mưa bão rất lớn
chiếm tới trên 1/3 lượng mưa cả năm của vùng. Gió mạnh mưa to do bão gây ra trên một vùng rộng lớn là
một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân ta, nhất là ở vùng ven biển. Trên biển, bão
gây sóng to dâng cao 9 - 10m, làm lật úp tầu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao thường tới 1,5 - 2m
gây ngập mặn vùng ven biển. Khi bão đổ bộ vào đất liền, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả những cơng trình
vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế... Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn
trên nguồn dồn về làm ngập trên diện rộng.


Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cũng đã dự báo được khá chính xác về quá
trình hình thành và đường di chuyển của bão. Do vậy, việc phòng tránh bão hết sức quan trọng. Để tránh
thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng tâm bão, trở về đất liền.
Vùng ven biển cần củng cố cơng trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão
phải luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.


<b>2. Ngập úng, lũ quét và hạn hán</b>


<i><b>2.1. Ngập úng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sơng Hồng do mưa lớn (có khi lên tới 400 - 500mm/ngày) mặt đất thấp,
chung quanh có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ dân cư cao cũng làm cho mức độ ngập nghiêm trọng hơn.
Úng ngập ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do mực nước thuỷ triều cao.
Khả năng tiêu nước của đồng bằng sông Cửu Long nhỏ hơn đồng bằng sông Hồng và phụ thuộc vào dòng
triều. Để tiêu nước chống ngập úng ở đồng bằng sơng Cửu Long cần tính xây dựng các cơng trình ngăn thuỷ
triều. Tuỳ thời vụ và lồi cây trồng mà ngập úng gây thiệt hại nhiều hay ít, chủ yếu úng ngập gây hậu quả
nghiêm trọng cho vụ hè, thu ở hai đồng bằng này. Còn ở Trung Bộ, tuy lượng mưa lớn hơn cả đồng bằng
sông Hồng, nhưng do địa hình dốc, lại giáp biển, khơng có đê nên dễ thoát nước, trừ một số vùng trũng ven
biển Bắc Trung Bộ.


<i><b>2.2. Lũ quét </b></i>



Mưa lớn ở miền núi không chỉ gây úng ngập cho miền đồng bằng mà còn gây nên hiện tượng lũ quét.
Lũ quét xảy ra hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu vực sơng nằm trong vùng ảnh hưởng của
gió mùa và bão nhiệt đới. Việt Nam là nước có mức độ thiên tai về bão, lũ lụt thuộc loại cao trong một số
nước ở châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm
1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng. Lũ quét xảy ra ở những
lưu vực sơng suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc
mịn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét thường tập trung trong vài giờ với cường độ rất lớn 100
-200mm. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng.


Ở miền Bắc nước ta, lũ quét thường xảy ra vào các tháng 6 - 10 tập trung ở vùng núi phía Bắc, tại các
tỉnh Sơn La, Lai Châu thuộc thượng nguồn sông Đà, Lào Cai, Yên Bái thuộc lưu vực sông Thao, Bắc Cạn,
Thái Nguyên thuộc lưu vực sông Cầu, sông Thương và ở các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh.
Suốt dải miền Trung, vào các tháng


10 - 12 lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi từ Hà Tĩnh tới Nam Trung Bộ.


Để giảm thiểu tác hại do lũ quét gây ra thiệt hại đến tính mạng tài sản dân cư, cần quy hoạch phát triển
các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và quản lí sử dụng đất đai hợp lí. Đồng thời cần thực thi
các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nơng nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dịng chảy mặt
và chống xói mịn đất.


Lũ qt, sạt lở đất là những thiên tai ngày càng xảy ra thường xuyên hơn ở miền núi nước ta. Đó là hậu
quả của sự khai thác, sử dụng bất hợp lí đất đai vùng đồi núi.


<i><b>1.3. Hạn hán </b></i>


Ở nước ta, hạn hán là một tai hoạ thường xuyên ở một vài vùng ít mưa và hay xảy ra vào mùa khơ tại
nhiều vùng khác. Khi lượng nước bốc hơi vượt quá lượng mưa thì xuất hiện tình trạng thiếu ẩm. Theo kinh
nghiệm sản xuất, nếu lượng mưa nhỏ hơn 1/2 khả năng bốc thoát hơi nước, cây trồng sẽ thiếu nước nghiêm
trọng. Vùng quanh năm khô hạn gay gắt nhất ở nước ta là vùng ven biển cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận,


Bình Thuận), nơi có lượng bốc hơi vượt quá lượng mưa tới 800mm. Nhiều vùng khác ở miền Nam cũng
trong tình trạng thiếu ẩm tuy không lớn lắm (khoảng 200 - 400mm) như vùng thung lũng sơng Ba, vùng ven
biển Khánh Hồ, một bộ phận đồng bằng Nam Bộ. Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khơ
diễn ra ở nhiều nơi.


Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như n Châu, Sơng Mã


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

(mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên năm 2003 - 2004). Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc
không nhiều chỉ trong khoảng


100 - 300mm do có mưa nhỏ và mưa phùn. Ở miền Nam, lượng nước thiếu hụt vào mùa khô rất lớn, gấp 3 -
4 lần, đến 600 - 800mm trong toàn mùa, ở Ninh Thuận, Bình Thuận lên gần 1000mm. Những năm gần đây,
hạn hán liên tục xảy ra trong các mùa khô các năm 2003, 2004, 2005, nặng nhất ở Tây Nguyên, Nam Bộ và
Nam Trung Bộ làm thiêu huỷ hàng vạn ha cây trồng hoa màu và hàng nghìn ha rừng. Nếu tổ chức phịng
chống tốt ta có thể hạn chế bớt thiệt hại do thiên tai này gây ra. Phòng chống hạn hán lâu dài phải giải quyết
bằng những cơng trình thuỷ lợi hợp lí.


<b>3. Động đất </b>


Việt Nam nằm gần vành đai động đất lớn của thế giới - vành đai động đất Thái Bình Dương (chiếm gần
80% số trận động đất trên thế giới). Tuy Việt Nam khơng phải là nơi có động đất mạnh nhất trong vành đai
này, nhưng những ảnh hưởng do động đất gây ra cho nước ta cũng không nhỏ.


Theo số liệu thống kê, từ năm 114 đến năm 2001 đã có 177 trận động đất lịch sử (những trận động đất
có cường độ > 4 độ Rích te, tương đương cấp 7 trở lên - động đất gây tác động phá hoại) xảy ra ở nước ta.
Từ thế kỉ XX, chúng ta đã ghi lại được đầy đủ các trận động đất, đặc biệt những trận động đất có cường độ
cấp 6 (thuộc cấp động đất mạnh, nhà cửa bị hư hại nhẹ, lớp vữa bị rạn). Động đất diễn ra mạnh tại các đứt
gãy. Tây Bắc Việt Nam là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc, bao gồm
các đới động đất sông Hồng sông Chảy, Sơn La sông Đà, sông Mã, Điện Biên Lai Châu, Cao Bằng
-Lạng Sơn, Đông Triều - Cẩm Phả. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, cịn Nam Bộ hầu như không đáng


kể. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ. Động đất là nguyên nhân chủ yếu gây nên
sóng thần. Bởi vậy, vùng ven biển Nam Trung bộ cũng là nơi có điều kiện phát sinh sóng thần nhất trong
vùng biển nước ta.


Cho đến nay, chúng ta mới chỉ làm được những dự báo động đất dài hạn. Động đất vẫn là thiên tai bất
thường, bởi vậy rất khó phịng tránh.


</div>

<!--links-->

×