Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Cac to chuc lien ket khu vuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.57 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CÁC TỔ CHỨC LIÊN KẾT KHU VỰC</b>
<i><b>1. Liên minh châu Âu (EU)</b></i>


Bắt đầu từ một tổ chức liên kết trên một vài lĩnh vực kinh tế, tổ chức này có sự phất triển khơng ngừng.
Một mặt, các lĩnh vực liên kềt ngày càng mở rộng. Đến nay, ngoài những liên kết kinh tế, các quốc gia trong
khu vực còn mở rộng liên kết sang các lĩnh vực an ninh, xã hội và quân sự. Mặt khác những mối liên kết
ngày càng chặt chẽ và đồng bộ. Kết quả đã trở thành một liên minh có một thể chế chặt chẽ và phổ cập nhất
hành tinh. Quy mô của tổ chức này lớn lên không ngừng. Từ 6 thành viên ban đầu, đến nay EU đã có 25
thành viên chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu ngoài nước Nga. Triển vọng tổ chức này còn mở rộng hơn nữa
trong thời gian tới do nhiều nước đang đề đạt nguyện vọng gia nhập EU.


EU là một cực kinh tế - chính trị của thế giới. Quy mơ kinh tế của EU tương đương Hoa Kì. Nó là đối
trọng nặng kí của siêu cường bên kia bờ Đại Tây Dương. Tuy nhiên, điểm yếu mà còn lâu EU mới khắc
phục được trong cuộc cạnh tranh với Hoa Kì là dù sao thì EU vẫn chỉ là liên minh chứ chưa phải một quốc
gia. Do đó, ở EU cịn tồn tại một mâu thuẫn rất lớn là mâu thuẫn giữa lợi ích của trong quốc gia với lợi ích
của toàn bộ EU nói chung.


<i><b>2. Hiệp hội các nước Đơng Nam Á - ASEAN</b></i>


Ngược với EU, ASEAN ban đầu được hình thành với mục đích đảm bảo an ninh trong khu vực là chính.
Trong q trình tồn tại, dần dần những liên kết kinh tế, xã hội... mới hình thành. Ngày nay, ASEAN là một
tổ chức liên kết đa lĩnh vực nhưng còn hẹp, kém chặt chẽ hơn EU. Các nước trong khu vực còn phải giải
quyết nhiều vấn đề tồn tại giữa các quốc gia. Do có sự tương đồng về điều kiện phát triển, trình độ cịn thấp
nên trao đổi trong nội bộ khối còn chưa nhiều. Những nỗ lực trước mắt là nhằm thực hiện Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA), hợp tác giải quyết vấn đề an ninh khu vực và chống đói nghèo.


<i><b>3. Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mĩ (NAFTA)</b></i>


Thành lập từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX với nội dung liên kết kinh tế, NAFTA là tập hợp của ba quốc gia
liền kề nhưng có khác biệt rất lớn. Đó là siêu cường Hoa Kì có sức mạnh to lớn nhưng đang bị cạnh tranh
quyết liệt trên khắp thế giới. Đó là Canađa, cường quốc kinh tế phát triển nhưng với nguồn nhân lực và thị


trường nội địa hạn hẹp và Mêhicô, cường quốc dân số giàu lao động, tiềm năng thị trường lớn nhưng kinh tế
cịn nghèo. Do đó, các quốc gia trong NAFTA có khả năng bổ sung cho nhau. Trao đổi kinh tế nội khối là
rất mạnh, chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch giao dịch đối ngoại của mỗi nước. Tất nhiên, vai trò đầu
tầu, chi phối NAFTA phải là Hoa Kì.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×