M T S KINH NGHI M H NG D N H CỘ Ố Ệ ƯỚ Ẫ Ọ
SINH GI I TOÁN CÓ L I V N L P 1 VÀẢ Ờ Ă Ở Ớ
PH O CHO HS Y U TOÁN CÓ L I V NỤ ĐẠ Ế Ờ Ă
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
ạy học giải toán nói chung và dạy giải toán có lời văn nói riêng là một
hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp ; nó là nền tảng cho việc học
toán ở các lớp trên. Nhưng thực tế ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói
riêng, thì việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn chưa đạt kết quả cao. Cụ
thể các em không có phương pháp giải và ngôn ngữ còn hạn chế nên việc hiểu nội
dung yêu cầu của bài toán có lời văn chưa được đầy đủ và chính xác. Ngoài ra khả
năng suy nghĩ của học sinh lớp 1 còn hạn chế dẫn đến việc giải toán có lời văn thì
giáo viên luôn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
học toán của các em và dẫn đến kĩ năng giải toán có lời văn sau này ở lớp trên.
D
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để giúp các em giải toán có lời văn ở lớp 1 tốt,
trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải toán theo các bước như sau:
- Đọc kĩ đề toán và tóm tắt.
- Phân tích đề bài.
- Hướng dẫn cách giải và tìm lời giải.
- Trình bày bài giải: có 3 bước
Bước 1: viết lời giải.
Bước 2: viết phép tính.
Bước 3: Viết đáp số.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Đọc kĩ bài toán và tóm tắt:
- Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong việc giải toán có lời văn nhưng
cũng rất khó khăn đối với hs lớp 1. Vì hs đọc còn phải đánh vần thì làm sao hiểu
được yêu cầu bài toán, như vậy làm sao cho hs hiểu bài toán là khâu quan trọng
nhất, nếu các em hiểu thì mới có hướng giải đúng. Bởi vậy bước này yêu cầu GV
cần gọi nhiều hs đọc tốt đọc to rõ cho cả lớp nghe dò theo trong đề bài và sau đó là
GV đọc thật kĩ cho hs nghe, phải nhấn mạnh những từ mà cốt lõi bài toán yêu cầu.
Nhưng điều quan trọng là GV cần ghi đề toán lên bảng lớp cho cả lớp nhìn thấy,
hướng dẫn hs theo hệ thống câu hỏi sau: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Khi hs trả lời GV cần gạch chân những từ ngữ quan trọng mà nhiều hs
không nhận ra khi đọc nên đã giải sai bài toán. Đối với hs lớp 1 cần hướng dẫn cho
các em bằng những kiến thức của bài học trước vì lần đầu tiên là hs chỉ nhìn tranh
và ghi phép tính đúng vào ô trống. Sau đó, điền số vào đề bài, điền lời giải, điền
phép tính, đến ghi thêm vào tóm tắt ,……. Cho các em tóm tắt bằng những từ mấu
chốt của bài toán. Ví dụ như:
Tóm tắt
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 1 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương
Có :…. đơn vị
Thêm :….. đơn vị
Có tất cả:….. đơn vị?
Hoặc: Có :…. đơn vị
Bán(bớt) :….. đơn vị
Còn lại :….. đơn vị?
Tôi xin ví dụ một số dạng toán có lời văn từ trực quan đến trừu tượng trong
chương trình lớp 1 mà học sinh phải nắm được.
@ VD: Một số dạng toán có lời văn ở lớp 1:
a) Điền phép tính thích hợp: ( Hs chỉ việc nhìn tranh và trả lời câu hỏi rồi điền
phép tính)
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
Bài toán: Có … bạn,có thêm … bạn đang đi tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn?( Hs
chỉ việc nhìn tranh trả lời câu hỏi của giáo viên rồi điền vào số vào đề bài thành bài
toán có lời văn)
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 2 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương
c) Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy
bạn? ( yêu cầu hs điền số vào tóm tắt và tìm lời giải, phép tính rồi điền vào đáp số)
Tóm tắt Bài giải
Có :…… bạn ……………………………………….
Thêm :…… bạn ………………………………………
Có tất cả :…… bạn Đáp số:…. Bạn.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 3 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương
d) Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi có tất cả bao nhiêu
cây chuối? ( Điền số vào tóm tắt rồi tự tìm lời giải và giải) ( Bài 1 trang 121. Toán
1)
Tóm tắt
Có :…… cây
Thêm :…… cây
Có tất cả :…… cây?
e) Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ
được bao nhiêu bức tranh? ( yêu cầu học sinh tự tóm tắt và tìm cách giải)
Nhìn chung những dạng toán trên cũng phù hợp với học sinh những cũng có
phần gây khó khăn cho một số học sinh yếu. Đây cũng là yêu cầu đối với giáo viên
làm sao cho học sinh hiểu được bài toán và giải được thông qua bước phân tích đề
bài sau đây.
2. Phân tích đề bài :
Hs muốn giải được bài toán thì phải hiểu rõ Bài toán cho biết gì? Và bài toán
hỏi gì?. Riêng ở lớp 1 cần phải hướng dẫn cụ thể như: từ đầu bài toán cho đến
trước tiếng hỏi (hoặc dấu chấm) và hỏi là sau dấu chấm (hoặc tiếng hỏi). vì ở
lớp 1 các em chỉ mới tiếp xúc với bài toán dạng đơn giản. Như vậy GV bằng cách
nhấn mạnh những tiếng mấu chốt của bài toán như “ có ”, “ thêm ”, “ Bớt ”, “ có
tất cả”, “ còn lại”, “cả hai”…. Như vậy hs yếu rất đẽ nhận ra, dễ dàng giải bài
toán.
VD: Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ
được bao nhiêu bức tranh? ( Bài tập 4, trang 135, Toán 1)
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 4 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương
Lan gấp được 10 cái thuyền, lan cho em 4 cái thuyền. Hỏi Lan còn mấy cái
thuyền? ( Bài 3 trang 172. Toán 1)
Bước phân tích đè toán rất quan trọng trong việc giải toán có lời văn. Từ đây
cũng là một bàn đạp cho hs bước lên giải bài toán qua bươc hướng dẫn giải và tìm
lời giải.
3. Hướng dẫn tìm ra cách giải và tìm lời giải:
Trong các hướng dẫn cách giải bài toán có lời văn thường có hai cách: phân
tích và tổng hợp, thường ở lớp 1 tôi thường sử dụng hướng dẫn tổng hợp để hs dễ
dàng nhận ra (vì dạng toán có lời văn ở lớp 1 đơn giản chỉ có 1 phép tính). Ở hướng
dẫn phân tích cũng gây khó cho những học sinh yếu trong lớp, nên thường dùng
để bồi dưỡng cho hs khá giỏi.
Khi hướng dẫn hs giải GV cần đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối
tượng hs:
- Đối với hs khá giỏi: (phân tích)
+ Muốn tìm ………… ta làm thế nào ( làm sao)?
- Đối với hs trung bình, yếu : ( tổng hợp)
+ Bài cho biết những gì?
+Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm được ………… ta làm tính gì?
+ Lấy mấy cộng (trừ) mấy?
Trong khi hướng dẫn cần phải phối hợp cả 2 cách hướng dẫn để hs nhận một
cách sâu rộng và tự tin khi giải bài toán có lời văn.
Bên cạnh những cách giải trên thì đối với hs lớp 1 là một điều khó nữa là tìm
ra lời giải cho bài giải của mình. Sau khi hs thấm nhuần cách giải rồi thì tiến hành
tìm lời giải. Tôi luôn thực hiện như thế này,là dựa vào câu hỏi của bài toán mà rút
ra lời giải, là có thể bỏ những tiếng và thêm vào tiếng “ là” nhưng đây tôi cũng đã
sử dụng cách này trong 2 năm qua cũng rất khả quan. Đa số hs tìm ra lời giải khá
tốt. như sau:
VD: 1)Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi có tất cả bao
nhiêu cây chuối?( Có tất cả là: )
2)Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?
lời giải như sau: (Tổ em có tất cả là: )
Bên cạnh đã tìm ra hướng giải thì còn bước quan trọng là trình bày bài giải.
4.Trình bày bài giải:
Trình bày bài giải là bước rất quan trọng . vì đây một quá trình tổng hợp của 3
bước giải trên. Nên giáo viên cũng hướng dẫn theo 2 cách để hs trình bày thành một
bài giải cụ thể cho bài toán. Trình bày bài toán cần hướng dẫn hs theo 3 bước như
sau:
Bước 1: viết lời giải.
Bước 2: viết phép tính.
Bước 3: Viết đáp số.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 5 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương