Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu đánh giá mức độ lan truyền ô nhiễm trong môi trường đất nền khu vực quận long biên hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.14 MB, 105 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đây là bản thuyết minh luận văn thạc sĩ của tôi với đề tài: “Nghiên cứu đánh giá mức
độ lan truyền ô nhiễm trong môi trường đất nền khu vực quận Long Biên - Hà Nội”. Là
thành quả của tôi sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại Bộ mơn Địa kỹ thuật, Khoa Cơng
trình, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy trong
bộ môn, đặc biệt là thầy TS. Phạm Quang Tú là người định hướng, hướng dẫn và chỉ
bảo tận tình tơi trong suốt thời gian làm luận văn. Thầy khơng chỉ hướng dẫn tơi hồn
thành luận văn mà cịn cho tơi tiếp cận với lĩnh vực khoa học mới mà trước đây tơi chưa
có cơ hội tiếp cận và là cơ hội để tôi được nghiên cứu và vận dụng đưa các giải pháp
vào quá trình thực hiện. Với tinh thần trách nhiệm, niềm say mê nghiên cứu khoa học,
tận tụy của các thầy tới mọi người tơi nhận thấy mình cần phải phát huy hơn nữa.
Tôi chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, các cán bộ Phòng Đại học và Sau Đại học,
Khoa Cơng trình, Trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường.
Tôi chân thành cảm ơn tới các thầy cô giảng dạy lớp Cao học 24 ĐKT 11đã truyền dạy
kiến thức cho chúng tơi trong q trình học tập.
Nhân đây tôi cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới các bạn trong lớp, các bạn đồng
nghiệp nơi tôi công tác đã hỗ trợ tôi tài liệu liên quan đến đề tài mà tôi đang nghiên cứu.
Đặc biệt cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Phạm Quang Tú đã dành nhiều thời gian để cùng
đồng hành và hướng dẫn cho tôi trong thời gian qua.
Long biên,ngày

tháng 3 năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thuý

i



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT
Kính gửi:

- Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy lợi;
- Phòng Đào tạo ĐH và Sau ĐH – Trường Đại học Thủy lợi.

Tên tôi là: Hoàng Thị Thúy
Học viên cao học lớp: 24 ĐKT 11
Chuyên ngành: Địa kỹ thuật xây dựng
Mã học viên: 60580204
Theo Quyết định số: 400/QĐ–ĐHTL ngày 20/3/2018 của Hiệu trưởng Trường
Đại học Thủy lợi, về việc giao đề tài luận văn và người hướng dẫn cho học viên cao học
đợt 01 năm 2018, tôi đã được nhận đề tài “Nghiên cứu đánh giá mức độ lan truyền ô
nhiễm trong môi trường đất nền khu vực quận Long Biên - Hà Nội” dưới sự hướng dẫn
của thầy TS. Phạm Quang Tú.
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của tơi, khơng sao chép của ai.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các
tài liệu và các trang website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thuý

ii


MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ................................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 2
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LAN TRUYỀN CHẤT Ô NHIỄM TRONG MÔI
TRƯỜNG ĐỊA KỸ THUẬT ........................................................................................... 4
1.1. Các khái niệm chung ................................................................................................ 4
1.1.1. Nước ...................................................................................................................... 4
1.1.1.1. Nước ở trạng thái hơi .......................................................................................... 4
1.1.1.2. Nước liên kết vật lý ............................................................................................ 4
1.1.1.3. Nước mao dẫn..................................................................................................... 4
1.1.1.4. Nước trọng lực .................................................................................................... 5
1.1.1.5. Nước ở trạng thái rắn .......................................................................................... 5
1.1.1.6. Nước liên kết hoá học ......................................................................................... 5
1.1.1.7. Nước kết tinh ...................................................................................................... 5
1.1.2. Ô nhiễm đất, nước và các dạng ô nhiễm trong đất và nước .................................. 5
1.1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 5
1.1.2.2. Các dạng ô nhiễm trong đất, nước ...................................................................... 6
1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước ............................................................... 6
1.3. Cơ chế vận chuyển, lan truyền ô nhiễm ................................................................... 9
1.3.1. Cơ cấu vận chuyển chất ô nhiễm ......................................................................... 11
1.3.2. Cơ cấu lan tuyền chất ô nhiễm ............................................................................ 12
1.4. Các tác động của con người tới môi trường ........................................................... 12
1.4.1. Tác động tiêu cực ................................................................................................ 12
1.4.1.1. Q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa.......................................................... 12
1.4.1.2. Ảnh hưởng của q trình bùng nổ dân số ......................................................... 14
1.4.2. Những hành động mang tính tích cực của con người.......................................... 14

iii


1.5. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất nước ở Việt Nam .......................................... 14
1.6. Các giải pháp xử lý chất thải .................................................................................. 16
1.7. Kết luận Chương 1 ................................................................................................. 18
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐẤT VÀ NƯỚC KHU VỰC QUẬN LONG BIÊN ..................................................... 20
2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ........................................................................................ 20
2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 20
2.1.2. Đặc điểm khí hậu................................................................................................. 21
2.1.2.1. Nhiệt độ ............................................................................................................ 22
2.1.2.2. Độ ẩm khơng khí .............................................................................................. 22
2.1.2.3. Nắng và bức xạ ................................................................................................. 23
2.1.2.4. Mưa .................................................................................................................. 23
2.1.2.5. Bốc hơi ............................................................................................................. 24
2.1.3. Chế độ thủy văn ................................................................................................... 24
2.1.3.1. Hệ thống sông Hồng ......................................................................................... 24
2.1.3.2. Hệ thống sông Đuống ....................................................................................... 25
2.2. Đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn ..................................................................... 25
2.2.1. Đặc điểm địa chất ................................................................................................ 25
2.2.2. Đặc điểm địa chất thủy văn ................................................................................. 27
2.2.2.1. Các thành tạo chứa nước .................................................................................. 27
2.2.2.2. Các thành tạo nghèo nước hoặc không chứa nước ........................................... 34
2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội.......................................................................................... 35
2.3.1. Kinh tế ................................................................................................................. 35
2.3.1.1. Phát triển công nghiệp ...................................................................................... 35
2.3.1.2. Phát triển xây dựng........................................................................................... 37
2.3.1.3. Phát triển nông nghiệp...................................................................................... 39
2.3.2. Giao thông ........................................................................................................... 40

2.3.3. Dân cư ................................................................................................................. 41
2.4. Thực trạng môi trường quận Long Biên ................................................................ 42
2.4.1. Nguồn nước mặt .................................................................................................. 42
2.4.1.1. Thực trạng nguồn nước mặt ............................................................................. 42

iv


2.4.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt .................................................................... 43
2.4.1.3. Đánh giá ô nhiễm nguồn nước mặt .................................................................. 47
2.4.2. Nước dưới đất ...................................................................................................... 55
2.4.2.1. Tài nguyên nước dưới đất ................................................................................. 55
2.4.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm .................................................................................... 55
2.4.2.3. Đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm ........................................................... 56
2.4.3. Môi trường đất ..................................................................................................... 58
2.4.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm đất .............................................................................. 58
2.4.3.2. Hiện trạng ô nhiễm đất ..................................................................................... 59
2.4.4. Quản lý chất thải rắn............................................................................................ 60
2.4.4.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị và công nghiệp ....................................... 60
2.4.4.2. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị, công nghiệp .................... 62
2.5. Hiện trạng ô nhiễm trên sông Cầu Bây .................................................................. 63
2.6. Tác động của ô nhiễm môi trường trên sông Cầu Bây ........................................... 64
2.6.1. Tác động đến sức khỏe con người ....................................................................... 64
2.6.2. Tác động đến kinh tế-xã hội ................................................................................ 65
2.6.3. Tác động đến các hệ sinh thái.............................................................................. 66
2.7. Thực trạng công tác quản lý môi trường trên sông Cầu Bây ................................. 66
2.7.1. Cơ quan quản lý sông Cầu Bây ........................................................................... 66
2.7.2. Cơng tác duy trì nạo vét sơng Cầu Bây ............................................................... 66
2.7.3. Các nội dung về bảo vệ môi trường đã và đang thực hiện .................................. 66
2.7.3.1. Công tác tuyên truyền ....................................................................................... 66

2.7.3.2. Công tác quản lý nước thải công nghiệp .......................................................... 67
2.7.3.3. Công tác quản lý nước thải sinh hoạt ............................................................... 68
2.7.3.4. Công tác đầu tư hạ tầng .................................................................................... 68
2.7.3.5. Tổ chức nạo vét lịng sơng ................................................................................ 69
2.8. Kết luận Chương 2.................................................................................................. 69
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LAN TRUYỀN Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG MÔI TRƯỜNG ĐỊA KỸ THUẬT DỌC
SÔNG CẦU BÂY ......................................................................................................... 70
3.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 70

v


3.2. Phân tích lan truyền ơ nhiễm nguồn nước mặt trên sông Cầu Bây khu vực quận
Long Biên tới nước dưới đất ......................................................................................... 70
3.2.1. Các số liệu điều tra cơ bản .................................................................................. 70
3.2.1.1. Số liệu địa chất – địa chất thủy văn .................................................................. 70
3.2.1.2. Các đặc trưng cơ lý dùng trong phân tích lan truyền chất ơ nhiễm ................. 74
3.2.1.3. Đặc điểm thủy văn trên sông Cầu Bây ............................................................. 75
3.2.2. Vị trí nghiên cứu và các trường hợp tính tốn .................................................... 75
3.2.3. Phân tích vận chuyển, lan truyền ơ nhiễm .......................................................... 76
3.2.3.1. Giới thiệu về phần mềm GEO-STUDIO và module CTRAN/W .................... 76
3.2.3.2. Các bước cơ bản để giải bài tốn bằng Modul CTRAN/W ............................. 77
3.2.3.3. Kết quả tính cho bài tốn phân tích sự dịch chuyển của chất ơ nhiễm bằng
Module CTRAN/W ....................................................................................................... 79
3.3. Các giải pháp bảo vệ nước dưới đất ....................................................................... 86
3.3.1. Giải pháp cơng trình ............................................................................................ 86
3.3.1.1. Thi công tường chống thấm ............................................................................. 86
3.3.1.2. Thi công màng chống thấm .............................................................................. 88
3.3.2. Giải pháp phi cơng trình ...................................................................................... 89

3.3.2.1. Các giải pháp tổng thể ...................................................................................... 89
3.3.2.2. Các giải pháp cụ thể ......................................................................................... 89
3.4. Kết luận Chương 3 ................................................................................................. 90
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 92
1. Kết luận và kiến nghị ................................................................................................ 92
2. Một số điểm còn tồn tại ............................................................................................. 93
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................................... 93
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 94
6. CÁC PHỤ LỤC ......................................................................................................... 95

vi


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐCCT

Địa chất cơng trình

ĐCTV

Địa chất thủy văn

MNN

Mực nước ngầm

NDĐ

Nước dưới đất


qh

Tầng chứa nước Holocen

qp

Tầng chứa nước Pleistocen

VSMT

Vệ sinh mơi trường

KCN

Khu cơng nghiệp

CTR

Chất thải rắn

ATGT

An tồn giao thơng

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hút nước thí nghiệm lớp chứa nước qp2vùng Hà Nội [10] ............. 31
Bảng 2.2: Kết quả hút nước thí nghiệm lớp chứa nước qp1vùng Hà Nội [10] ............. 33

Bảng 2.3: Kết quả hút nước thí nghiệm lớp chứa nước qp1khu vực nghiên cứu [10] .. 34
Bảng 2.4: Số lượng cơ sở, lao động và giá trị sản xuất của ngành xây dựng trên địa bàn
quận [7].......................................................................................................................... 38
Bảng 2.5: Tỷ lệ gia tăng dân số theo các năm [7] ......................................................... 41
Bảng 2.6: Chất lượng nước(*) các sông trên địa bàn quận Long Biên [12] ................. 49
Bảng 2.7: Kết quả phân tích chất lượng nước hồ trên địa bàn quận Long Biên [12] ... 53
Bảng 2.8: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm trên địa bàn Quận Long Biên [12]
....................................................................................................................................... 57
Bảng 3.1: Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 1 ............................................. 71
Bảng 3.2: Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của Lớp 2 ............................................. 72
Bảng 3.3: Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của Lớp 3 ............................................ 73
Bảng 3.4: Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 4 ............................................. 74
Bảng 3.5: Các mặt cắt và trường hợp tính tốn ............................................................. 76
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp kết quả tính tốn lan truyền ơ nhiễm CN- ............................ 84

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các trường hợp khu vực ơ nhiễm [1] .............................................................. 8
Hình 1.2: Vùng ơ nhiễm phân bố khơng đều .................................................................. 9
Hình 1.3: Chất ơ nhiễm lan truyền từ một nguồn ô nhiễm (liên tục) [2] ...................... 11
Hình 1.4: Hóa chất vận chuyển trong nước ngầm [1] ................................................... 12
Hình 1.5: Sơ đồ chơn lấp chất thải rắn [3]..................................................................... 17
Hình 1.6: Mặt cắt ngang thiết kế điển hình bãi chơn lấp [3] ......................................... 17
Hình 1.7: Tổng thể nhà máy xử lý nước thải [4] ........................................................... 18
Hình 1.8: Mặt cắt ngang dây chuyền xử lý nước thải [5] .............................................. 18
Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch dân cư quận Long Biên đến 2030 [6] .............................. 21
Hình 2.2: Nhiệt độ trung bình tháng giai đoạn 2014 – 2016 [7] ................................... 22
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện độ ẩm trung bình tháng qua các năm giai đoạn 2014-2016 [7]

....................................................................................................................................... 23
Hình 2.4: Lượng mưa trung bình tháng của các năm 2014 – 2016 [7] ......................... 24
Hình 2.5: Mặt cắt địa chất – địa chất thủy văn khu vực quận Long Biên [10] ............. 36
Hình 2.6: Giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước phân theo
ngành kinh tế ( giá hiện hành) quận Long Biên giai đoạn 2010 – 2013 [7] .................. 36
Hình 2.7: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá hiện hành quận Long
Biên [7] .......................................................................................................................... 40
Hình 2.8: Một số chỉ tiêu BOD, COD, SS, Coliform trong nước sông của quận Long
Biên so với QCVN [12] ................................................................................................. 51
Hình 2.9: Chất lượng nước hồ trên địa bàn quận Long Biên [12] ................................ 54
Hình 2.10: Sơ đồ sơng Cầu Bây trên địa bàn quận Long Biên ..................................... 64
Hình 3.1: Vị trí các mặt cắt khảo sát trên sông Cầu Bây – Long Biên ......................... 75
Hình 3.2: Quy trình mơ hình hóa và xuất kết quả bằng module CTRAN/W ................ 79
Hình 3.3: Sự dịch chuyển của chất rắn lơ lửng (SS) từ phía sơng về khu vực đồng ruộng,
dân cư............................................................................................................................. 79
Hình 3.4: Phân bổ nồng độ chất rắn lơ lửng (SS) theo không gian ............................... 80

ix


Hình 3.5: Sự rị rỉ và lan truyền chất rắn lơ lửng (SS) do dòng thấm và hoạt động của
phân tử chất ô nhiễm trong đất (sau 365 ngày) ............................................................. 80
Hình 3.6: Sự rị rỉ và lan truyền chất rắn lơ lửng (SS) do dòng thấm và hoạt động của
phân tử chất ô nhiễm trong đất (sau 730 ngày) ............................................................. 81
Hình 3.7: Sự lan truyền chất rắn lơ lửng (SS) ............................................................... 81
Hình 3.8: Phân bổ nồng độ chất rắn lơ lửng (SS) theo khơng gian có xét đến ảnh hưởng
củ hạ thấp mực nước ngầm ........................................................................................... 82
Hình 3.9: Sự rị rỉ và lan truyền chất rắn lơ lửng (SS) do dịng thấm và hoạt động của
phân tử chất ơ nhiễm trong đất (sau 3 năm) .................................................................. 82
Hình 3.10: Biểu đồ phân tích sự phân bổ nồng độ chất rắn lơ lửng (SS) theo khoảng cách

từ nguồn rị rỉ (phía sơng) của các mốc thời gian .......................................................... 83
Hình 3.11: Hạn chế việc di chuyển của chất ô nhiễm bằng giải pháp tường chống thấm
....................................................................................................................................... 87
Hình 3.12: Sự lan truyền chất ơ nhiễm giảm theo không gian sử dụng giải pháp tường
chống thấm .................................................................................................................... 87
Hình 3.13: Lan truyền ơ nhiễm chất rắn lơ lửng (SS) (particle tracking) ..................... 87
Hình 3.14: Biểu đồ phân tích sự phân bổ nồng độ chất rắn lơ lửng (SS) theo không gian
sử dụng giải pháp tường chống thấm ............................................................................ 88

x


1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cùng với sự tăng trưởng,
phát triển của kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị là sự khai thác các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, xả thải các chất thải rắn, lỏng, khí vào mơi trường đất, nước, khơng khí,
tăng các nguy cơ ơ nhiễm mơi trường.
Quận Long Biên có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của
thành phố Hà Nội. Nơi đây có các tuyến đường giao thơng quan trọng như đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh phía Bắc, Đơng Bắc; có sân bay Gia Lâm,
khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngồi như: khu cơng
nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, Đức Giang, Đài Tư;
nhiều cơng trình kinh tế, văn hố, khoa học kỹ thuật, cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất
kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa phương. Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa
ngõ phía Đơng Bắc của thành phố Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà NộiHải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế
trong khu vực và thế giới. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận Long Biên phát
triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội.
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước nói chung và quận
Long Biên hiện nay là tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước dưới đất do các hoạt động

sản xuất và sinh hoạt của con người trên địa bàn gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm
trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của
các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay khơng chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các
cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó cịn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của
tồn xã hội.
Một trong các nguyên nhân là do quận Long Biên đang chịu áp lực mạnh mẽ của sự gia
tăng dân số, q trình đơ thị hố q nhanh, các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là của
các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến... Sự ra đời và hoạt động của hàng loạt
các khu công nghiệp, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, các xí nghiệp
kinh tế quốc phịng cùng với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, canh tác trên

1


hành lang thốt lũ... làm cho mơi trường nói chung và mơi trường nước và đất nói riêng
ngày càng xấu đi, nhiều khu vực đã bị ô nhiễm tới mức đáng báo động đặc biệt là dọc
khu vực sông Cầu Bây.
Việc nghiên cứu hiện trạng cũng như mức độ lan truyền ô nhiễm môi trường đất và
nước, làm cơ sở khoa học đề xuất điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đô thị
cũng như đưa ra các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm trên địa bàn quận Long
Biên là yêu cầu cấp thiết, góp phần phát triển bền vững quận Long Biên nói riêng và thủ
đơ Hà Nội nói chung.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiện trạng và phân tích mức độ lan truyền ô nhiễm môi trường đất và nước
trên địa bàn quận Long Biên và đề xuất, kiến nghị giải pháp giảm thiểu tác động.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài là:
- Tổng quan về lan truyền ô nhiễm trong môi trường đất và nước;
- Điều tra khảo sát ô nhiễm môi trường đất, nước và các yếu tố khác ngồi thực địa, từ

đó tổng hợp, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước trên địa bàn Quận Long
Biên;
- Phân tích đánh giá sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường nước dưới đất tại các vị trí
trí điển hình;
- Đề xuất giải pháp cơng trình bảo vệ ảnh hưởng của ơ nhiễm tác động tới môi trường
nước dưới đất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Môi trường đất và nước dọc hệ thống sông cầu Bây thuộc địa bàn Quận Long Biên và
phương pháp đánh giá, nghiên cứu lan truyền ô nhiễm từ hệ thống sông đến tầng chứa
nước ngầm Holocen.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp điều tra, thu thập số liệu hiện
trường cùng các mơ hình số để mơ phỏng, dự báo lan truyền ô nhiễm trong môi trường
đất nền.

2


6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 03 chương và phần mở đầu và kết luận với tổng số 100 trang, bảng, hình
vẽ chưa bao gồm phụ lục tính toán.

3


1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LAN TRUYỀN CHẤT Ô NHIỄM
TRONG MÔI TRƯỜNG ĐỊA KỸ THUẬT
1.1. Các khái niệm chung
Trong mơi trường đất đá, nước là hợp phần có vai trị quan trọng ảnh hưởng đến đặc
tính địa kỹ thuật trong đó có việc vận chuyển, lan truyền chất ơ nhiễm. Do vậy những

vấn đề về điều kiện địa chất thủy văn bao gồm sự phân bố không gian, thành phần, tính
chất của các tầng chứa nước, thấm nước yếu, trạng thái tồn tại,… đặc biệt là tính thấm
và chế độ thủy động lực của dòng chảy là những yếu tố quan trọng quyết định khả năng,
phương thức, tốc độ vận chuyển, lan truyền chất ô nhiễm và cả các q trình biến đổi
hóa, lí, sinh học của chúng. Đó là những vấn đề cơ bản cần để hiểu chất ô nhiễm vận
chuyển, lan truyền như thế nào dưới mặt đất.
1.1.1. Nước
Nước trong đất đá tồn tại dưới những dạng: hơi nước, nước liên kết vật lý, nước mao
dẫn, nước trọng lực, nước ở trạng thái rắn, nước trong mạng tinh thể khoáng vật.
1.1.1.1. Nước ở trạng thái hơi
Nước ở trạng thái hơi tồn tại trong lỗ hổng và khe nứt rỗng. Hơi nước rất dễ di chuyển,
chúng vận động từ nơi có áp lực lớn đến nơi có áp lực nhỏ, đi từ nơi có độ ẩm lớn đến
nơi có độ ẩm nhỏ hơn, có thể vận động từ khí quyển vào lỗ rỗng của đất hoặc ngược lại.
1.1.1.2. Nước liên kết vật lý
Nước liên kết vật lý bị giữ trên bề mặt các hạt cứng bởi những lực liên kết lớn hơn trọng
lực, vận động chậm chạp hơn rất nhiều so với nước tự do.
Nước liên kết chặt (nước hấp phụ) được thành lạo do sự hấp phụ các phân tử nước trên
bề mặt của các hạt, tạo thành một lớp rất mỏng sát ngay trên bé mặt các hạt. - Nước liên
kết yếu (nước màng mỏng) phân bố ngay trên lớp nước liên kết chặt bằng mối liên kết
phân tử. Lực liên kết giữa các phân tử nước và bể mặt hạt yếu đi nhiều. Nước liên kết
yếu tồn tại trong đất đá khi độ ẩm trong đất đá lớn hơn độ ẩm hấp phụ lớn nhất.
1.1.1.3. Nước mao dẫn
Nước mao dẫn là nước chứa trong các lỗ hổng và các khe rãnh mao dẫn, chủ yếu do tác
dụng của lực mao dẫn phát sinh ở phần tiếp xúc giữa nước với khơng khí trong đất đá.

4


1.1.1.4. Nước trọng lực
Nước trọng lực (nước lỏng) được thành tạo trong đất đá khi độ ẩm của chúng lớn hơn

độ ẩm phân tử tối đa hay khi các lỗ hổng đất đá bão hoà nước. Vận động của nước trọng
lực diễn ra chủ yếu dưới tác dụng của trọng lực và của gradien áp lực. Nước trọng lực
còn được gọi là nước tự do có khả năng truyền áp lực thủy tĩnh. Khi vận động trong đất
đá nước trạng thái lỏng có những tác dụng khác nhau lên chúng. Nó có thể phá hủy cơ
học, hồ tan và rữa lũa đất đá. Nước lỏng được thành tạo ở phần trên của vỏ quả đất.
Vận động của nước lỏng trong đất đá có thể chia làm 2 dạng: ngấm và thấm. Khi nước
vận động trong đất đá mà chỉ một phần các lỗ rỗng chứa đầy nước và nước vận động
qua các lỗ rỗng đó thơi thì vận động của chúng được gọi là ngấm. Quá trình thấm xảy
ra trên những diện rộng với dịng thấm lớn; lúc đó tất cả các lỗ rỗng của tầng đất đá đều
bão hoà nước và nước thấm dưới tác dụng của áp lực mao dẫn, građien áp lực và trọng
lực.
1.1.1.5. Nước ở trạng thái rắn
Nước ở trạng thái rắn khi nhiệt độ thấp dưới 0° nước trọng lực và một phần nước liên
kết đóng băng biến thành nước ở trạng thái rắn.
1.1.1.6. Nước liên kết hoá học
Nước liên kết hoá học tham gia vào mạng tinh thể các khoáng vật dưới dạng các ion OHhoặc H3O+.Nó được tách ra khỏi mạng tinh thể khi nung nóng khống vật đến nhiệt độ
từ 300°C - 1.300°C và khi mạng tinh thể hoàn toàn bị phá hủy.
1.1.1.7. Nước kết tinh
Nước kết tinh là nước nằm trong mạng tinh thể các khoáng vật dưới dạng phân tử nước
H20 hoặc nhóm các phân tử nước. Nó có thể tách ra khỏi khống vật khi nung nóng
chúng đến nhiệt độ từ 250°C - 300°C.
1.1.2. Ô nhiễm đất, nước và các dạng ô nhiễm trong đất và nước
1.1.2.1. Khái niệm
Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người)
hoặc do các sự thay đổi trong mơi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi
các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nơng nghiệp, hoặc do vứt rác thải khơng đúng
nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm
5



nhiều vịng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene), dung mơi, thuốc trừ sâu, chì, và
các kim loại nặng. Mức độ ơ nhiễm có mối tương quan với mức độ cơng nghiệp hóa và
cường độ sử dụng hóa chất.
Ơ nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng được cho
các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu
đến đời sống con người và sinh vật.
1.1.2.2. Các dạng ô nhiễm trong đất, nước
a) Ô nhiễm sinh học
Ô nhiễm sinh học là kết quả của các hoạt động sản sinh ra lượng lớn các vi sinh vật có
hại trong đất. Những vi sinh vật này bao gồm cả các vi khuẩn và vi rút, cả hai loại này
đều có thể gây hại cho sức khỏe.
Ô nhiễm sinh học là vấn đề quan trọng đối với nước mặt, như sông và hồ, một phần bởi
vì những nguồn nước này vận động nhanh hơn và do đó lây lan ơ nhiễm ra diện rộng.
b) Ơ nhiễm hóa học.
Ơ nhiễm hóa học có nguồn gốc từ sự tập trung với quy mơ lớn của các chất hóa học có
hại trong nước ngầm. Ô nhiễm hóa học thường gặp hơn và khó giải quyết hơn ơ nhiễm
sinh học bởi các chất hóa học khơng bị mất đi, do đó nó có thể di chuyển đi với khoảng
cách khá xa. Dịng ơ nhiễm có thể được tìm thấy cách xa đến vài kilomet xuống hạ lưu
kể từ nguồn. Sự có mặt của các chất hóa học trong nước ngầm có thể gây hại cho con
người và môi trường. Một vài chất gây ung thư, những chất khác gây ra các vấn đề khác
nhau cho sức khỏe.
1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước
Những chất gây ơ nhiễm dưới đất có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Các điểm ô
nhiễm được giới hạn trong một diện tích nhỏ, ví dụ như một lỗ thủng của tầng nước
ngầm hoặc vị trí chỗ xả thải ngẫu nhiên, khi các nguồn không ở dạng “điểm ô nhiễm”
thì thâm nhập vào nền qua một diện tích lớn, ví dụ như các chất học dùng trong nơng
nghiệp thâm nhập qua diện tích ruộng trồng. Các nguồn gây ơ nhiễm phổ biến nhất gồm
- Các nơi quản lý chất thải rắn;
- Các nơi xử lý đất;
- Các chuồng trại ở trên mặt đất;

6


- Các giếng chất thải;
- Các lò thiêu và các cơng trình cơng nghiệp hóa;
- Bể và các chỗ chữa chất thải.
Một số trường hợp ô nhiễm liên quan với các nguồn thống kê ở trên được mơ tả trong
Hình 1.1 và 1.2. Trong Hình 1.1a, bãi chữa rác thải là nguồn các chất ơ nhiễm, các chất
này đã rị rỉ qua các khe nứt trong lớp đệm vào môi trường xung quanh. Trong Hình
1.1b, nguồn là chất thải được chơn vùi, khơng sử dụng hệ chứa, khơng có lớp lót đáy.
Hậu quả là, các thành phần chất thải đã được di chuyển mà không bị cản trở hay chỉ cản
trở chút ít vào đất xung quanh. Hình 1.1c là một đống chất thải nằm trực tiếp trên mặt
đất không được bảo vệ. Các hạt chất thải đã di chuyển vào trong đất như các kho trữ vật
thải khi khai mỏ và các chất ô nhiễm được khai mỏ, các sản phẩm phụ cơng nghiệp.
Hình 1.1e tương tự Hình 1.1c, nhưng trong trường hợp này chất thải bị hòa tan trong
mơi trường chất lỏng vận chuyển, rị rỉ xuống dưới và bị các nút đất hạt mịn phân bố
ngẫu nhiên trong mơi trường địa chất năm dưới thu hút. Hình 1.1d và Hình 1.1h cho
thấy các chỗ chứa trên mặt có lớp lót thường được dùng trong xử lý chất thải lỏng. Trong
cả hai trường hợp mô tả, các chất ơ nhiễm pha lỏng được phóng thích. Trong Hình 1.1f,
sự di chuyển chất ô nhiễm ra xa địa điểm được tăng cường khi nó vào mơi trường có
tính thấm tương đối cao ở dưới mực nước ngầm. Chất ô nhiễm lỏng phóng thích từ các
bể chữa chơn sâu một phần được mơ tả trong các Hình 1.1f và Hình 1.1g. Ở Hình 1.1f
chất ơ nhiễm được lưu giữ trong các khe nứt. Trong Hình 1.1g chất lỏng phóng thích ra
là bay hơi, vì thế các khí được bốc ra. Sự rò rỉ của bể chứa thường phổ biến tại các nhà
máy xử lý hóa chất, các lị sấy

7


Hình 1.1: Các trường hợp khu vực ơ nhiễm [1]


8


Hình 1.2: Vùng ơ nhiễm phân bố khơng đều

1.3. Cơ chế vận chuyển, lan truyền ơ nhiễm
Q trình vận chuyển, lan truyền khối tham gia vào việc tiêu thụ hay sản sinh khối trong
môi trường lỗ rỗng và tuân theo ngun lí bảo tồn khối lượng :
Lưu lượng
khối vào

Lưu lượng
-

Lưu lượng

khối ra

+/- khối sinh ra

Lưu lượng
=

khối tích lũy

hay tiêu thụ
(dấu + hay - dùng cho lưu lượng khối sinh ra hay tiêu thụ)
Định luật Fick [1] diễn tả quá trình khuếch tán của chất lỏng tương tự định luật thấm
Darcy (đã được dùng phổ biến trong các bài tính thấm) như sau:

J  D*

(1.1)

dC
dx

Trong đó: C là nồng độ chất hịa tan; D* là hệ số khuếch tán cho mơi trường đất đá; J là
khối lượng chất khuếch tán vào mơi trường trong một đơn vị diện tích theo một đơn vị
thời gian. D* có vai trị tương tự hệ số thấm của mơi trường đất đá.
Phương trình lan truyền ô nhiễm được thể hiện cơ bản bởi hai thành phần phân tán và
khuếch tán cơ học như sau:

9


D  
.  D*

(1.2)

Trong đó:  là độ phát tán;  là vận tốc thực trong lỗ rỗng đất đá và D* là hệ số khuếch
tán cho môi trường đất đá.
Trong khơng gian một chiều, phương trình phân tán, khuếch tan tổng quát có thể viết
dưới dạng:
 2C
C r C
Dx 2  Vx
 
x

x n t

(1.3)

Trong đó: r là khối lượng chất được sinh ra hoặc mất đi do các phản ứng động học; n là
độ lỗ rỗng của môi trường đất đá.
Khi không xét tới các phản ứng hóa học, nồng độ khuếch tán đơn giản được thể hiện
theo phương trình sau:
 2C C
Dx 2 
x
t

(1.4)

Lời giải cho phương trình vi phân (1.4) có dạng sau:
 x
C ( x, t )  Ci  (Co  Ct )erfc 
 4D t
x







(1.5)

Erfc(x) là phần bù của hàm sai số được tra trong các bảng tra tốn học.

Hình 1.3 thể hiện sự lan truyền của chất ô nhiễm với các mốc thời gian khác nhau
và được thể hiện tương quan tại các khoảng cách cách xa nguồn gây ô nhiếm.
Tuy nhiên, về phương thức vận chuyển, các chất ô nhiễm hịa tan trong nước có
quan hệ chặt chẽ với dịng thấm nước lỗ rỗng hơn là các chất ô nhiễm khơng hịa tan, nó
bị khống chế bởi cơ cấu, quy mơ lỗ rỗng và các yếu tố bên ngồi.
Trong mục này chúng ta sẽ tìm hiểu các chất ơ nhiễm di chuyển như thế nào ở
dưới mặt đất, quan hệ với nước lỗ rỗng và sự tương tác lẫn nhau như thế nào.

10


Hình 1.3: Chất ơ nhiễm lan truyền từ một nguồn ô nhiễm (liên tục) [2]

1.3.1. Cơ cấu vận chuyển chất ô nhiễm
Sự vận chuyển các chất ô nhiễm hòa tan theo con đường bình lưu và liê n quan với vận
tốc dòng nước thấm. Hướng của gradien thủy lực khống chế phạm vi, hướng vận chuyển
chất ơ nhiễm được hịa tan. Vận tốc lỗ rỗng (vận tốc Darcy chia cho độ rỗng) là một
thông số quan trọng đối với sự vận chuyển các chất ơ nhiễm được hịa tan. Khi một hóa
chất có nồng độ C0 được đưa vào hệ đất bão hịa nước như thấy ở Hình 1.4a, nó di
chuyển như một frown nhọn với vận tốc bằng vận tốc rỗng Va . Tuy nhiên, trong thực tế
có các cơ cấu khác làm tăng thêm sự vận chuyển.
Khi hệ đất bão hịa có gradien nồng độ do sự có mặt cục bộ của hóa chất hịa tan. Các
gradien nồng độ này thực hiện hoạt động động lực và vận chuyển theo cơ chế khuếch
tán (Hình 1.4b). Khuếch tán làm cho chất ô nhiễm trải rộng ra theo tất cả các phương.
Trong các hệ có vận tốc thấp (do hệ số thấm nhỏ như trong trường hợp các cơng trình
chắn giữ chất thải) chủ yếu quá trình khuếch tán khống chế. Cịn trong các hệ có vận tốc
dịng thấm cao như trong đất hạt thơ thì phân tán là chủ yếu.

11



Hình 1.4: Hóa chất vận chuyển trong nước ngầm [1]

a) Bằng phân tán; b) Bằng phân tán và khuếch tán
1.3.2. Cơ cấu lan tuyền chất ô nhiễm
Một nguyên tố hay hợp chất hóa học riêng biệt có thể tồn tại trong nước (Ag 2S, BaSO4,
Al(OH)2+, …). Các hóa chất khác nhau tồn tại ở một hay nhiều dạng này khi tham gia
các phản ứng với nhau để đạt cân bằng có thể truyền từ một pha sang pha khác trong ba
pha: rắn, lỏng và hơi. Nói cách khác, các phản ứng có thể đồng nhất (xảy ra chỉ trong
một pha) hoặc không đồng nhất (liên quan sự lan truyền pha). Sự biến đổi hóa chất từ
trạng thái ban đầu là một q trình phức tạp, nó diễn ra khơng ngừng và chịu ảnh hưởng
bởi cơ cấu lan truyền. Ngoài ra, sự biến đổi trạng thái của một nhóm có thể thay đổi cơ
cấu lan truyền khối của các nhóm khác. Cần tìm một mơ hình vận chuyển khối cùng với
một mơ hình địa hóa có xét đến khá nhiều biến đổi mà một hóa chất ở dưới mặt đất trải
qua trong q trình di chuyển. Nhiều q trình có tốc độ phản ứng lớn hơn nhiều tốc độ
của dòng nước ngầm.
1.4. Các tác động của con người tới môi trường
Trong quá trình sống và sinh hoạt, con người đã tác động vào tự nhiên làm cho môi
trường tự nhiên bị biến đổi.
1.4.1. Tác động tiêu cực
1.4.1.1. Q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa
Q trình này mới xuất hiện cách đây chưa lâu, vào khoảng giữa thế kỉ XVIII với sự ra
đời của đầu máy hơi nước. Tiếp theo đó là việc chế tạo được hàng loạt các loại máy móc
12


khác sử dụng cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải. Sản xuất phát
triển, nhu cầu sử dụng các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu ngày càng nhiều, đòi hỏi việc
khai thác các nguồn tài nguyên ngày càng mở rộng, các nhà máy mọc lên ngày một
nhiều, lượng khí thải và các chất thải cơng nghiệp thải ra mơi trường ngày càng lớn. Đó

là nguồn gốc gây ra những tác động to lớn đối với môi trường.
Việc khai thác các mỏ quặng là tác nhân gây phá hủy các cảnh quan tự nhiên, đất đai,
cây rừng và hệ động vật sống trong các khu vực đó. Việc tăng cường sử dụng các nguồn
nhiên liệu mà chủ yếu là nguyên liệu truyền thống không những làm cho tài ngun bị
cạn kiệt mà cịn gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Hàng năm các ngành sản xuất
công nghiệp thải ra khí quyển một lượng lớn các chất gây hiệu ứng nhà kính, trong đó
chủ yếu là hàm lượng CO2, ngồi ra sự phát thải các khí khác như metan, CFC
(clorofluorocacbon), oxit nitơ…cũng góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trong các
hoạt động kinh tế làm tăng hiệu ứng nhà kính thì việc sử dụng năng lượng chiếm 49%,
cơng nghiệp 24%, nông nghiệp 13% và phá rừng là 14%. Trong đó các nước cơng nghiệp
phát triển chính là những nước phát thải CO2 nhiều nhất thế giới.
Cùng với quá trình cơng nghiệp hóa, thì đơ thi hóa cũng phát triển nhanh chóng. Đơ thị
hóa là hiện tượng nổi bật của nền văn minh hiện đại do sự phát triển của cơng nghiệp và
sự bùng nổ dân số trên tồn thế giới. Tại các vùng đô thị, thiên nhiên hầu như bị biến
đỏi hồn tồn và thay thế vào đó là các cơng trình nhân tạo. Các thành phố khơng những
là nơi tập trung dân cư đông, mà cũng là nơi tập chung nhiều nhà máy, xí nghiệp cơng
nghiệp, vì thế một mặt đây là nơi tiêu thụ lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng,
nguồn nước và năng lượng rất cao. Mặt khác, đây là nơi tập chung các chất thải công
nghiệp, sinh hoạt và tiếng ồn, nguồn gốc gây ơ nhễm mạnh cho mơi trường khơng khí,
đất và nước.
Sự ra tăng sử dụng các loại chất bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, …thêm
vào đó là chất thải khơng được sử lí, chính điều đó đã gây nên tình trạng ơ nhiễm khơng
khí, ơ nhiễm nguồn nước tại các vùng nông thôn, một số loại thiên địch bị suy giảm, sức
khỏe của người dân bị ảnh hưởng, tình trạng bệnh tật gia tăng, các chất này sử dụng lâu
dài sẽ làm giảm chất lượng của đất, nước, năng suất, chất lượng cây trồng sẽ dần bị ảnh
hưởng.

13



Như vậy trải qua các quá trình phát triển của xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp
và hậu nông nghiệp, những tác động tiêu cực của con người đến môi trường hết sức
mạnh mẽ. Con người làm cho các nguồn tài nguyên không tái tạo bị cạn kiệt dần, nguồn
tài nguyên sinh học và đất bị suy thoái, các hệ sinh thái tự nhiên bị biến đổi, tính đa dạng
sinh học bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm và từ đó suy giảm chính cuộc sống của
mình.
1.4.1.2. Ảnh hưởng của quá trình bùng nổ dân số
Khi dân số tăng lên, các nhu cầu về ăn, mặc, nơi ở, việc đi lại, học hành, vui chơi giải
trí…đều tăng lên. Để đáp ứng các nhu cầu đó, con người phải tăng cường khai thác tài
nguyên thiên nhiên, cùng với nó là việc phát triển sản xuất và đơ thị hóa cũng được mở
rộng, làm cho lượng chất thải đổ vào môi trường ngày càng tăng.
1.4.2. Những hành động mang tính tích cực của con người
Con người đang ngày càng nhận ra những biến đổi của tự nhiên theo hướng bất lợi, và
cũng nhận ra được nguyên nhân chủ yếu là do chính con người, vì vậy chúng ta đã và
đang có những hành động tích cực.
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và những nghiên cứu mới giúp chúng ta tìm ra
được các giải pháp nhằm hạn chế sự thay đổi của môi trường. Chúng ta đã biết cách tận
dụng các dạng năng lượng tự nhiên mới thay thế cho các năng lượng truyền thống như:
năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, điều này góp phần hạn chế việc khai thác sử dụng
các năng lượng cũ, giảm sự phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Các nước ứng
dụng các cơng nghệ này chủ yếu là các nước phương Tây có nền kinh tế phát triển, khoa
học kĩ thuật tiên tiến.
Một diện tích rừng bị mất trước kia nay đang được phục hồi dần dần,tuy các diện tích
rừng trồng lại khơng có nhiều giá trị như rừng nguyên sinh, song nó cũng góp một phần
vào việc phục hồi dần dần chất lượng của môi trường hiện nay. Các nước trên thế giới
đã và đang tích cực trong việc phục hồi lại diện tích rừng đã mất ở mỗi nước.
1.5. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất nước ở Việt Nam
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng
ơ nhiễm mơi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây
ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền


14


vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm
môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt
động làng nghề và sinh hoạt tại các đơ thị lớn.
Ơ nhiễm mơi trường bao gồm 2 loại chính là: ơ nhiễm đất, ơ nhiễm nước. Trong ba loại
ơ nhiễm đó thì ơ nhiễm khơng khí tại các đơ thị lớn, khu cơng nghiệp và làng nghề là
nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội,
tỉ lệ các khu cơng nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất
thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu cơng
nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như khơng vận hành
vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu cơng nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước
thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang
xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình qn mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp
thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực
sơng Đồng Nai, có 56 khu cơng nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21
khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước,
gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của
các nhà máy trong khu cơng nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng
hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông
nghiệp của bà con nông dân.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đơ thị
lớn, tình trạng ơ nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ơ nhiễm về nước thải, rác thải
sinh hoạt, rác thải y tế, khơng khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đơ thị
tăng nhanh khiến hệ thống cấp thốt nước khơng đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng.
Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi
trường mà khơng có bất kỳ một biện pháp xử lí mơi trường nào nào ngồi việc vận

chuyển đến bãi chơn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở
các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn
mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thơng thải ra hàng trăm tấn bụi, khí
độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008
15


×