Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị methadone tại trung tâm y tế thành phố bắc giang năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LÊ THỊ DUNG

SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ
METHADONE TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
THÀNH PHỐ BẮC GIANG NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ DUNG

SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ
METHADONE TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
THÀNH PHỐ BẮC GIANG NĂM 2019
Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số
: 8720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG



HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Anh Tuấn

Hà Nội – 2019

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban
Giám hiệu trường Đại học Thăng Long, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế thành
phố Bắc Giang, Phòng sau đại học và Quản lý khoa học Trường Đại học
Thăng Long, Bộ môn Y tế Công cộng Trường Đại học Thăng Long, đã giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hồn thành
luận văn.
Tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn đến TS. Lê Anh Tuấn, nghiên cứu viên
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, luôn tận
tâm dạy bảo, giúp đỡ tơi tận tình chu đáo trong suốt q trình học tập và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, tổ
điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang, đã tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình nghiên cứu tại Tổ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn, tình cảm yêu thương sâu sắc đến cha mẹ, gia
đình và bạn bè đã động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn những tình cảm và cơng lao ấy.
Hà Nội, tháng 12 năm 2019
Học viên

Lê Thị Dung



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------***------

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

- Ban Giám hiệu trường Đại học Thăng Long,
- Phòng Sau đại học và Quản lý khoa học,
- Bộ môn Y tế Công cộng.

Tôi là: Lê Thị Dung

Sinh ngày: 11/12/1985

Chuyên ngành: Y tế Cơng cộng

Mã học viên: C01134

Là học viên cao học, hình thức đào tạo tập trung, thời gian 2017 - 2019.
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn tốt nghiệp một
cách khoa học, chính xác và trung thực.
Các kết quả, số liệu có trong luận văn này đều có thật, thu được trong
q trình nghiên cứu của tôi và chưa đăng tải trên bất kỳ tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, tháng 12 năm 2019
Học viên

Lê Thị Dung


Thang Long University Library


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................3
1.1.1. Chất ma túy...............................................................................................3
1.1.2. Nghiện ma túy ..........................................................................................3
1.1.3. Methadone và điều trị methadone ............................................................4
1.2. Thực trạng sử dụng ma túy và hậu quả ............................................................4
1.2.1. Thực trạng nghiện chích ma túy ...............................................................4
1.2.2. Hậu quả của sử dụng ma túy ....................................................................5
1.3. Chương trình giảm hại và chương trình methadone ........................................6
1.4. Sức khỏe tâm thần của người bệnh MMT và các yếu tố liên quan .................8
1.4.1. SKTT của người bệnh MMT ở Việt Nam ................................................8
1.4.2. Một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của người bệnh MMT...........12
1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ...................................................................12
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu về SKTT và các yếu tố liên quan .....................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................15
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................15
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................15
2.1.3. Thời gian nghiên cứu..............................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................16
2.2.2. Cỡ mẫu ...................................................................................................16
2.3. Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................16
2.3.1. Công cụ ...................................................................................................16

2.3.2. Kỹ thuật ..................................................................................................16
2.3.3. Quy trình và sơ đồ nghiên cứu ...............................................................16
2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu và các tiêu chí đánh giá ......................................18
2.4.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu ..................................................................18
2.4.2. Tiêu chí đánh giá ....................................................................................20
2.5. Phân tích và xử lý số liệu ...............................................................................20


2.6. Sai số và biện pháp khắc phục sai số .............................................................21
2.6.1. Sai số ......................................................................................................21
2.6.2. Biện pháp khắc phục ..............................................................................21
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................21
2.8. Hạn chế của đề tài ..........................................................................................21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................22
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGƯỜI BỆNH .................................................22
3.1.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học .............................................................22
3.1.2. Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy .......................................................24
3.1.3. Điều trị methadone của người bệnh .......................................................26
3.2. Sức khỏe tâm thần của người bệnh điều trị methadone .................................28
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của người bệnh......................31
3.3.1. Mối liên quan về tình trạng trầm cảm của người bệnh ..........................31
3.3.2. Mối liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh................................37
3.3.3. Mối liên quan về tình trạng căng thẳng của người bệnh ........................43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................49
4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần của người bệnh điều trị methadone ...............49
4.1.1. Một số đặc điểm chung của người bệnh MMT ......................................49
4.1.2. Vấn đề sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy của người bệnh ...................51
4.1.3. Thực trạng sức khỏe tâm thần của người bệnh ......................................52
4.2. Các yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của người bệnh điều trị
methadone .....................................................................................................52

4.2.1. Các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của người bệnh ..............52
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh .....................56
4.2.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng của người bệnh............59
4.2.4. Các yếu tố từ phía cung cấp dịch vụ điều trị methadone .......................63
KẾT LUẬN ...............................................................................................................64
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thang Long University Library


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CDTP:

Chất dạng thuốc phiện

CSĐT:

Cơ sở điều trị

DASS:

Thang đánh giá trầm cảm, lo âu, căng thẳng
(Depression Anxiety Stress Scales)

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu


ĐTV:

Điều tra viên

MMT:

Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone
(Methadone Mainternance Treatment)

NCMT:

Nghiện chích ma túy

SKTT:

Sức khỏe tâm thần

MLQ:

Mối liên quan

Tp.:

Thành phố

TTYT:

Trung tâm y tế


UNODC: Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc
(United Nations Office on Drugs and Crime)
WHO:

Tổ chức y tế thế giới
(World Health Organization)


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.
Bảng 2.2.

Tổng hợp các chỉ số, biến số ...............................................................18
Thang điểm đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, căng thẳng ................20

Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

Thông tin chung của người bệnh .........................................................22
Thực trạng sử dụng rượu, bia, thuốc lá ...............................................24
Thực trạng sử dụng ma túy của người bệnh ........................................25

Bảng 3.4.
Bảng 3.5.

Thời gian điều trị trung bình methadone của người bệnh ...................26
Thời gian, sự hài lòng, mức độ tuân thủ của người bệnh ....................27


Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.

Thực trạng SKTT của người bệnh.......................................................28
Phân loại trầm cảm, lo âu, căng thẳng và cả ba của người bệnh.........28
Các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến trầm cảm ........31

Bảng 3.9.
Bảng 3.10.

Các yếu tố về đặc điểm điều trị liên quan đến trầm cảm ....................32
Các yếu tố về khả năng tiếp cận cơ sở điều trị liên quan đến tình trạng
trầm cảm của người bệnh ....................................................................33

Bảng 3.11.

Các yếu tố về khả năng chuyên môn của cơ sở điều trị liên quan đến
trầm cảm của người bệnh ....................................................................34
Các yếu tố khác của cơ sở điều trị liên quan đến tình trạng trầm cảm
của người bệnh ....................................................................................35

Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.

Bảng 3.20.

Các yếu tố từ gia đình, cộng đồng liên quan đến trầm cảm ................36
Các yếu tố đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến lo âu của người
bệnh .....................................................................................................37
Các yếu tố đặc điểm điều trị liên quan đến lo âu của người bệnh ......38
Các yếu tố về khả năng tiếp cận cơ sở điều trị liên quan đến tình trạng
lo âu của người bệnh ...........................................................................39
Các yếu tố về cung cấp dịch vụ của cơ sở điều trị liên quan đến tình
trạng lo âu của người bệnh ..................................................................40
Các yếu tố khác của cơ sở điều trị liên quan đến tình trạng lo âu của
người bệnh ...........................................................................................41
Các yếu tố từ gia đình, cộng đồng liên quan đến lo âu .......................42
Các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến tình trạng căng
thẳng của người bệnh ..........................................................................43

Thang Long University Library


Bảng 3.21.

Các yếu tố về đặc điểm điều trị liên quan đến tình trạng căng thẳng
của người bệnh ....................................................................................44

Bảng 3.22.

Các yếu tố về khả năng tiếp cận cơ sở điều trị liên quan đến tình trạng
căng thẳng của người bệnh ..................................................................45

Bảng 3.23.

Bảng 3.24.

Các yếu tố về khả năng cung cấp dịch vụ của cơ sở điều trị liên quan
đến tình trạng căng thẳng của người bệnh ..........................................46
Các yếu tố khác của cơ sở điều trị liên quan đến tình trạng căng thẳng

Bảng 3.25.

của người bệnh ....................................................................................47
Các yếu tố gia đình, cộng đồng liên quan đến tình trạng căng thẳng
của người bệnh ....................................................................................48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:

Thông tin mức thu nhập cá nhân của người bệnh .............................23

Biểu đồ 3.2:

Mức độ trầm cảm của người bệnh ....................................................29

Biểu đồ 3.3:

Mức độ lo âu của người bệnh ...........................................................29

Biểu đồ 3.4:

Mức độ căng thẳng của người bệnh ..................................................30


Thang Long University Library


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng ma túy hiện nay đang là vấn đề mà cả xã hội quan tâm, nó len lỏi
vào từng căn nhà, ngõ phố và không loại trừ người nào. Ma túy xâm lấn như vũ
bão trong cộng đồng người với tất cả các tầng lớp trong xã hội, với các lứa tuổi
và không loại trừ nam hay nữ. Theo báo cáo của Cơ quan phòng chống ma túy và
tội phạm Liên hợp quốc (UNODC), năm 2014 ước tính trên thế giới có khoảng
12,7 triệu người nghiện chích ma túy (NCMT) [36]. Tại Châu Á, khoảng 25%
đến 40% người nghiện chất gây nghiện bất hợp pháp và 60% người nghiện các
chất dạng thuốc phiện [34]. Tại Việt Nam tính đến ngày 15/11/2017, cả nước có
khoảng 222.582 người nghiện chích ma túy có hồ sơ quản lý. Điều trị thay thế
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone (MMT) đã được triển khai ở
63 tỉnh, thành phố trên cả nước với 294 cơ sở điều trị, cung cấp dịch vụ cho
52.818 người bệnh [8].
Methadone là chương trình đã có từ nhiều thập kỷ gần đây, hiện được coi là
phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng” đối với người nghiện các chất dạng thuốc
phiện, được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia đặc biệt là những quốc gia có thu
nhập thấp và trung bình [35]. Với mục đích giảm tác hại do nghiện các chất dạng
thuốc phiện gây ra và giảm hoạt động phạm tội, giảm sự kỳ thị xã hội, chương trình
điều trị chất dạng thuốc phiện bằng methadone hướng đến đối tượng là người
nghiện chích ma túy. Chương trình này được ghi nhận có hiệu quả tích cực trong
việc giảm sử dụng ma túy và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng việc
làm, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghiện chích
ma túy [12], [31], [32], [35]. Nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) là một bệnh
mạn tính, điều trị methadone là điều trị lâu dài, phức tạp, liên quan đến tình trạng
thể chất, tâm lý, xã hội đa chiều, đặc biệt vấn đề sức khỏe tâm thần của người điều
trị methadone cũng là một vấn đề mà xã hội chúng ta cần phải quan tâm và hỗ trợ

[13]. Tại Việt Nam cũng đã có những chuyên đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) đối
với người nghiện chích ma túy, ít nghiên cứu về rối loạn tâm thần trên người bệnh
dùng methadone [2], [29].


2
Tại tỉnh Bắc Giang, tính đến ngày 26/7/2018, có 9 cơ sở điều trị (CSĐT)
methadone được đặt tại các huyện/thành phố, đang quản lý điều trị cho 1.118 người
bệnh, tổng số ca bệnh đã được điều trị bằng biện pháp này lên hơn 1.900 người
[14]. Tháng 11/2015 cơ sở điều trị methadone thuộc Trung tâm Y tế (TTYT) thành
phố Bắc Giang (Tp. Bắc Giang) được thành lập. Tính đến hết tháng 5/2019 cơ sở đã
điều trị lũy tích cho 335 người nghiện chích ma túy và hiện tại đang điều trị cho 170
người bệnh [10]. Sức khỏe tâm thần của người bệnh là một trong các chỉ số phản
ánh chất lượng dịch vụ và tác động của dịch vụ. Đo lường sức khỏe tâm thần của
người bệnh đang điều trị methadone ở đây là rất cần thiết, nghiên cứu sẽ là cơ sở
góp phần nâng cao sức khỏe tâm thần cho người bệnh điều trị methadone. Câu hỏi
đặt ra là “Thực trạng sức khỏe tâm thần của người điều trị methadone ở đây như thế
nào và yếu tố nào ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ?”
Để trả lời câu hỏi này, nghiên cứu “Sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên
quan của người bệnh điều trị methadone tại Trung tâm y tế thành phố Bắc Giang
năm 2019” được thực hiện với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần của người bệnh điều trị methadone tại
Trung tâm y tế thành phố Bắc Giang năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của đối tượng
nghiên cứu.

Thang Long University Library


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Chất ma túy
Theo Luật phòng chống ma túy: Chất ma túy bao gồm chất gây nghiện và chất
hướng thần, trong đó:
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Nghiện ma tuý là một rối loạn mạn tính, tái diễn, được biểu hiện bằng hành
vi bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma túy bất chấp những hậu quả bất lợi của
việc sử dụng.
1.1.2. Nghiện ma túy
Theo quyết định 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, người
nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy và bị lệ thuộc vào các chất này [1]. Các
triệu chứng của một người nghiện ma túy bao gồm:
a) Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng ma tuý nhóm Opiat.
b) Khó khăn trong việc kiểm tra thói quen sử dụng ma tuý nhóm Opiat như thời
gian bắt đầu, kết thúc hoặc liều lượng sử dụng.
c) Xuất hiện hội chứng cai ma tuý nhóm Opiat khi ngừng hoặc giảm đáng kể
liều lượng ma tuý nhóm Opiat đang sử dụng hoặc phải dùng lại ma tuý
nhóm Opiat để làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc làm mất hội chứng cai ma
tuý nhóm Opiat.
d) Có khuynh hướng tăng liều để chấm dứt hậu quả do liều thấp gây ra.
đ) Sao nhãng các thú vui, sở thích, cơng việc trước đây bằng việc tìm kiếm và sử
dụng ma tuý nhóm Opiat.


4

e) Tiếp tục sử dụng ma tuý nhóm Opiat mặc dù biết tác hại, thậm chí đã có
bằng chứng rõ ràng về tác hại của ma tuý nhóm Opiat đối với bản thân gia
đình và xã hội.
1.1.3. Methadone và điều trị methadone
Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các
CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và
không gây khối cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ)
nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để khơng xuất hiện hội chứng cai.
Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài.
Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone là một điều trị lâu
dài, có kiểm sốt, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên
giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng
thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập
cộng đồng [1].
1.2. Thực trạng sử dụng ma túy và hậu quả
1.2.1. Thực trạng nghiện chích ma túy
Theo Báo cáo về tình hình ma túy thế giới năm 2012 của UNODC, ước tính
năm 2010 trên tồn cầu có 230 triệu người sử dụng ma túy, trong đó 27 triệu người
có vấn đề nghiêm trọng do sử dụng ma túy; 200.000 người tử vong hàng năm do sử
dụng heroin, cocain và các loại ma túy khác. Trong số, người tiêm chích ma túy
khoảng 20% nhiễm HIV, 46,7% mắc viêm gan C và 14,6% mắc viêm gan B, tạo
thêm gánh nặng về bệnh tật cho toàn cầu [4].
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong năm 2014 số người nghiện ma túy đã
tăng cao kỷ lục. Theo báo cáo được cơng bố, trong năm 2014 thế giới có gần 250
triệu người trong độ tuổi từ 15-64 sử dụng ít nhất là một loại ma túy [6]. Số người
trên thế giới sử dụng các chất ma tuý ít nhất 1 lần trong năm 2016 là khoảng 275
triệu người, hay khoảng 5,6% dân số toàn cầu trong độ tuổi từ 15 đến 64. Báo cáo
cho thấy rằng, việc sử dụng ma túy cao nhất trong số những người trẻ tuổi và trẻ từ
12 đến 17 tuổi có nguy cơ nghiêm trọng nhất [19].


Thang Long University Library


5
Tại Châu Á, khoảng 25% đến 40% người nghiện chất gây nghiện bất hợp pháp
và 60% người nghiện các CDTP [34]. Tại Việt Nam tính đến ngày 15/11/2017 cả
nước có 222.582 người NCMT có hồ sơ quản lý, điều trị bằng MMT đã được triển
khai ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với 294 CSĐT, 52.818 người bệnh [8].
1.2.2. Hậu quả của sử dụng ma túy
Nghiện ma túy không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân, gia đình người
nghiện mà còn ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.
Tác hại đối với cơ thể
Sử dụng ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới hệ thần kinh của người
dùng, mà còn làm tổn hại tới rất nhiều cơ quan khác trên cơ thể.
- Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hơ hấp gây tăng số lượng thở
trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều.
Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong,
đôi khi ngưng thở rất đột ngột.
- Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh
hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực,
nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim.
- Đối với hệ thần kinh: Ngồi tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây
hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co
giật, xuất huyết dưới nhện, đột quỵ.
- Đối với hệ sinh dục: Người nghiện ma túy dẫn đến khả năng tình dục suy
giảm, và vẫn kéo dài ngay cả khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu.
Thậm chí, nếu nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ dẫn đến bất lực.
Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất
thường và vơ sinh.
Tiêm chích ma t, dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng, dẫn đến lây

nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV.


6
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ
Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho
thần kinh người nghiện bị tổn hại. Nghiện ma túy dễ dẫn đến thoái hoá nhân cách,
rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật. Mất lòng tin với mọi
người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến
tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm. Bên cạnh đó, người
nghiện ma túy cịn mâu thuẫn và bất hồ với bạn bè, thầy cơ giáo và gia đình. Ma
t cịn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ
thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá
trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt
hố, dẫn tới suy yếu nịi giống.
Ảnh hưởng đến gia đình
Người nghiện ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Gây tổn
thất về tình cảm. Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của
người nghiện do ma tuý gây ra.
Ảnh hưởng đến xã hội
Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp,
giết người, mại dâm, băng nhóm... Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu
đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội [5].
Ngoài những hậu quả cho bản thân và cộng đồng, sử dụng ma túy còn gây
nên những gánh nặng về sức khỏe tâm thần. Ước tính khoảng 22,4% người sử
dụng ma túy nhóm opiats ở Việt Nam bị trầm cảm [30]. Người nghiện chích ma
túy bị cộng đồng kỳ thị, khó khăn tìm kiếm việc làm trong khi họ thường là trụ
cột chăm sóc gia đình [28].
1.3. Chương trình giảm hại và chương trình methadone
Can thiệp giảm hại đề cập đến các chính sách, chương trình và hoạt động

nhằm mục đích giảm ảnh hưởng có hại về sức khỏe, xã hội và kinh tế của việc sử
dụng các loại thuốc gây nghiện hợp pháp và bất hợp pháp. Các biện pháp can thiệp
giảm hại giúp con người giảm thiểu được tác hại đến sức khỏe, phòng ngừa tử vong
do quá liều và kết nối với các dịch vụ xã hội, y tế khác.

Thang Long University Library


7
Có 9 nội dung, chương trình trong can thiệp giảm hại bao gồm: (1) Chương
trình bơm kim tiêm; (2) Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện nhóm opiat;
(3) Tư vấn và xét nghiệm HIV; (4) Điều trị ARV; (5) Phòng ngừa và điều trị
bệnh lây truyền qua đường tình dục; (6) Phân phát bao cao su; (7) Truyền thơng,
giáo dục, cung cấp thơng tin cho người nghiện chích ma túy và bạn tình; (8)
Phịng ngừa, chẩn đốn, điều trị viêm gan; (9) Phịng ngừa, chẩn đốn, điều trị
lao. Can thiệp giảm hại mang lại hiệu quả trong phòng chống bệnh truyền nhiễm
và cải thiện sức khỏe, làm giảm nguy cơ bệnh tật cho người nghiện chích ma túy
và cộng đồng xã hội [3].
Chương trình methadone lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại Đức từ năm
1939, sử dụng với mục đích giảm đau trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Năm 1964,
tại New York, bác sỹ Maric Nyswnnder và Vincent Dole nghiên cứu về thuốc điều
trị cho những người nghiện heroin, họ phát hiện ra MMT giúp người bệnh ngừng sử
dụng heroin và hầu như không bị tăng liều khi dùng trong thời gian dài, do đó liệu
pháp điều trị duy trì bằng thuốc methadone ra đời. Sau đó MMT lần lượt được đưa
vào sử dụng tại các quốc gia như Mỹ (1965), Hồng Kông (1972), Hà Lan (1980),
Australia (1993), Trung Quốc (2004), Malaysia (2005), Đài Loan (2006), Việt Nam
(2008)... Tính đến nay đã có hơn 80 quốc gia triển khai chương trình điều trị nghiện
các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế MMT.
Điều trị thay thế hay còn gọi là điều trị hỗ trợ bằng thuốc là việc sử dụng một
loại thuốc tương tự nhưng gặp ít rủi ro hơn, kết hợp với liệu pháp tư vấn và hành vi

để điều trị toàn diện cho người sử dụng ma t. Ước tính trên thế giới có khoảng
48,9 triệu người đang sử dụng các dạng thuốc phiện. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi
điều trị rối loạn nghiện ma túy, sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp hành vi là biện
pháp điều trị hiệu quả và thành cơng nhất. Điều trị thay thế triển khai ngồi cộng
đồng tạo điều kiện về tâm lý, cho phép người bệnh có thể sinh hoạt cùng gia đình và
hịa nhập với cộng đồng [3]. Điều trị MMT có hiệu quả tích cực trong việc giảm sử
dụng ma túy, giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng việc làm và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người NCMT [19], [32].


8
Tại Việt Nam, chương trình MMT thí điểm bắt đầu triển khai từ tháng 5/2008
với 06 trung tâm điều trị tại Hải Phịng và Hồ Chí Minh. Tháng 9/2014, chương
trình được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố với hơn 120 CSĐT và điều trị cho
21.317 người bệnh [8]. Đến hết năm 2015, đã có 57 tỉnh, thành phố triển khai
chương trình với 239 cơ sở điều trị, nâng số người bệnh được điều trị lên 43.720
người [2].
Năm 2012, sau 04 năm triển khai điều trị MMT, tỷ lệ người bệnh sử dụng ma
túy bất hợp pháp giảm đáng kể, chỉ còn 14% sau 24 tháng điều trị. Tỷ lệ người bệnh
có biểu hiện trầm cảm từ 80% xuống cịn 15% sau 12 tháng điều trị. An ninh xã hội
cũng đã được cải thiện đáng kể về trật tự an tồn xã hội ở khu vực có người nghiện
tham gia điều trị. Tỷ lệ người bệnh có hành vi, vi phạm pháp luật giảm từ 40%
xuống 3% sau 9 tháng điều trị. Các mâu thuẫn trong gia đình giảm rõ rệt khi người
bệnh tham gia điều trị, từ 20% xuống còn 3,55% sau 9 tháng điều trị [11].
MMT sử dụng bằng đường uống nên điều trị thay thế nghiện CDTP bằng
MMT là một trong những chương trình can thiệp giảm tác hại hiệu quả nhất trong
dự phòng lây nhiễm HIV cho người NCMT [3]. Điều trị MMT không chỉ dự phịng
lây nhiễm HIV trong nhóm người NCMT mà cịn mang lại hiệu quả kinh tế [8].
1.4. Sức khỏe tâm thần của người bệnh MMT và các yếu tố liên quan
1.4.1. SKTT của người bệnh MMT ở Việt Nam

Sức khỏe tâm thần là một mức độ tâm lý hạnh phúc hoặc khơng có bệnh
tâm thần. Đó là "trạng thái tâm lý của một người đang hoạt động ở mức độ thỏa
đáng về việc điều chỉnh cảm xúc và hành vi". Từ quan điểm của tâm lý học tích
cực hoặc tồn diện, sức khỏe tâm thần có thể bao gồm khả năng của một cá nhân
để tận hưởng cuộc sống, tạo ra một sự cân bằng giữa các hoạt động cuộc sống và
những nỗ lực để đạt được khả năng phục hồi tâm lý. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), sức khỏe tâm thần bao gồm "hạnh phúc chủ quan, khả năng tự nhận
thức, tự chủ, năng lực, sự phụ thuộc giữa thế hệ, khả năng tự hiện thực hóa tiềm
năng trí tuệ và tình cảm của một người" [33]. WHO tiếp tục tuyên bố rằng hạnh
phúc của một cá nhân được bao hàm trong việc thực hiện các khả năng của họ,

Thang Long University Library


9
đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, cơng việc sản xuất và
các đóng góp cho cộng đồng của họ. Sự khác biệt về văn hóa, đánh giá chủ quan
và các lý thuyết chuyên nghiệp khác nhau đều ảnh hưởng đến cách thức mà "sức
khỏe tâm thần" được định nghĩa [33].
Sức khỏe tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời trong định
nghĩa về sức khỏe (xem WHO, 2001), trong đó sức khỏe tâm thần không chỉ là
không bị mắc rối loạn tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin
vào năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm
năng của bản thân.
Một số các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp nhất hiện nay bao gồm: rối
loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, căng thẳng…
Trầm cảm
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất
hứng thú kéo dài dai dẳng.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến trầm cảm chưa được xác định rõ, nhưng từ

những biểu hiện của người mắc trầm cảm, có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ
yếu như:
- Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 46% các cặp
song sinh cùng trứng sẽ cùng mắc trầm cảm. Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm
thì sau khi sinh con cái có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.
- Giới tính: các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2
lần so với nam giới.
- Do ảnh hưởng bởi một số bệnh: các bệnh như chấn thương sọ não, tai biến mạch
máu não, u não, sa sút trí tuệ... cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.
Những người mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, đột quỵ, bệnh tim.
- Yếu tố nội tiết: thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sẩy thai, giai đoạn sau
sinh, tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng chính là nguyên nhân bệnh trầm cảm ở
phụ nữ.
- Những sự kiện chấn động: căng thẳng quá độ đến từ những sự kiện, những


10
biến động trong cuộc sống thường ngày, sự mất mát người thân, tranh cãi, áp
lực trong công việc hay những mối quan hệ xấu với mọi người xung quanh.
- Mất ngủ thường xuyên: ngủ quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến các triệu chứng
của trầm cảm. Cần duy trì giờ ngủ và thức phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ
vào mỗi đêm.
- Tâm lý bi quan: nghiên cứu cho thấy những người có tính cách bi quan có
nhiều khả năng bị trầm cảm hơn những người sống lạc quan, vui vẻ và ưa
sự chia sẻ.
- Yếu tố văn hoá - xã hội: những sang chấn tâm lý - xã hội đã góp phần làm
tăng nguy cơ trầm cảm. Tỷ lệ trầm cảm thường thấy tương đối cao ở người
nghèo, dân tộc thiểu số và những người có nguồn trợ cấp xã hội ít ỏi.
Lo âu
Lo âu là trạng thái cảm xúc chủ quan, thoáng qua hoặc dai dẳng (lo âu dai

dẳng thường do đặc điểm nhân cách) khi con người phải đối đầu với một sự đe dọa,
một công việc khó hồn thành, thường thì các ngun nhân này khơng có tính trực
tiếp và cụ thể, mơ hồ, khó xác định, lo âu trở nên bệnh lý khi ta khơng kiểm sốt
được nó, lúc này lo âu gây rối loạn tồn bộ hành vi con người [9], [16], [17].
Có nhiều dạng rối loạn lo âu khác nhau, với các triệu chứng khác nhau.
Tuy nhiên, các dạng lo âu đều có một điểm chung: tình trạng lo âu xảy ra q
thường xun, thái q, khơng tương xứng với tình hình hiện tại gây ảnh hưởng
đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Những biểu hiện của tình trạng lo âu
quá mức hay còn gọi là rối loạn lo âu bao gồm: cảm thấy căng thẳng, lo lắng,
bồn chồn; nhịp tim nhanh, thở nông, thở gấp; đổ mồ hôi nhiều, tay chân run;
luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối; không tập trung, hay lơ đãng; biếng ăn, rối
loạn tiêu hóa; mất ngủ, khó ngủ.
Lạm dụng ma túy hoặc rượu có thể làm trầm trọng thêm rối loạn lo âu
tổng quát: caffeine và nicotine, rượu và các chất ma túy tổng hợp cũng có thể
làm tăng sự lo lắng.

Thang Long University Library


11
Căng thẳng
Căng thẳng là một thuật ngữ tiếng Anh bắt nguồn từ chữ La tinh “stringi”,
có nghĩa là “bị kéo căng ra”, được dùng trong vật lý học để chỉ một sức nén mà
vật liệu phải chịu đựng. Đến thế kỷ thứ 17 từ ý nghĩa sức ép trên vật liệu căng
thẳng được chuyển sang dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm
phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng [37]. Hiện
nay căng thẳng là một thuật ngữ được dùng rộng rãi, tuy nhiên mỗi tác giả sử
dụng với những sắc thái khác nhau.
Theo Hans Selye, căng thẳng là một hội chứng bao gồm những đáp ứng không
đặc hiệu của cơ thể đối với kích thích từ mơi trường bên ngồi [18].

Căng thẳng bình thường là một tình huống căng thẳng nhẹ, đối tượng chịu
đựng được và phản ứng thích nghi tốt, đối tượng thu xếp được trạng thái cân bằng
mới. Căng thẳng trở nên bệnh lý khi tình thuống căng thẳng xuất hiện bất ngờ và
quá mạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịu
đựng của đối tượng gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử [17].
Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải
chấn động mạnh về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá sốc.
Có nhiều nghiên cứu về người bệnh MMT trong những năm gần đây, tuy
nhiên các nghiên cứu về SKTT thì chưa có nhiều. Trong nghiên cứu của Nguyễn
Thu Trang và cộng sự năm 2016, tỷ lệ người bệnh có nguy cơ rối loạn tâm thần nói
chung và nguy cơ trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở các mức độ khác nhau lần lượt là
25,2%, 40,0% và 21,5% [13]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Tú và cộng sự
về mối liên quan giữa hoạt động thể lực với trầm cảm, lo âu và căng thẳng năm
2018, sử dụng thang đo hoạt động thể lực toàn cầu (GPAQ) và DASS -21 có tính tin
cậy tỷ lệ có triệu chứng trầm cảm, lo âu và căng thẳng lần lượt là 23,5%, 35,8%, 23,8%
[15]. Nghiên cứu của Catherine Anne Esposito, et al (2009), ước tính khoảng 22,4 %
người sử dụng ma túy nhóm opiats ở Việt Nam bị trầm cảm [30].


12
1.4.2. Một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của người bệnh MMT
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Trang và cộng sự năm 2016, cho thấy việc sàng
lọc rối loạn tâm thần bằng cơng cụ chuẩn hố ở người bệnh MMT là rất cần thiết
[8]; các chỉ số báo cáo SKTT có thể là chất lượng giấc ngủ và liều MMT. Người
bệnh có liều MMT trên 120 mg có nguy cơ rối loạn tâm thần cao hơn 2 lần so với
người bệnh có liều dưới 60 mg (OR = 2,4; 95% CI = 1,1 - 5,5) [4].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ninh Huệ, Phạm Phương Thảo, Lê Minh Thuận
năm 2018, nghiên cứu cho thấy người bệnh có rối loạn trầm cảm, lo âu và căng thẳng
lần lượt là 22%, 22%, 14,1%, người bệnh bị cả ba rối loạn là 7,5% [27].
Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, yếu tố điều trị MMT, yếu tố gia

đình/xã hội với vấn đề trầm cảm, lo âu, căng thẳng của người bệnh và các yếu tố về
mức độ hài lòng của người bệnh tới công tác cung cấp dịch vụ điều trị cai nghiện
bằng methadone có mối liên quan với tình trạng trầm cảm, lo âu và căng thẳng của
người bệnh. Kết quả nghiên cứu của Hồng Bình n tại Thanh Hóa năm 2014 và
của Vũ Việt Hưng tiến hành năm 2010 ở Hà Nội cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của các
yếu tố trên [26],[25].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ninh Huệ, Phạm Phương Thảo, Lê Minh Thuận
năm 2018, cho thấy các yếu tố liên quan đến trầm cảm gồm: việc làm, tình trạng
hơn nhân, kinh tế, nhận thức điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng
methadone và sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình. Các yếu tố liên quan đến lo âu gồm:
Việc làm, hôn nhân, kinh tế, nhận thức điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện
bằng methadone và sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình. Các yếu tố liên quan đến căng
thẳng gồm: tình trạng nhiễm HIV/AIDS và đang điều trị ARV, nhận thức điều trị
thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone [27].
1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu
Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Thành phố
Bắc Giang trước kia và nay được biết đến với vai trò là một trong những trung tâm
lớn của vùng về cơng nghiệp đạm - hố chất, cơng nghiệp may mặc, đồng thời là
trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc cho miền Bắc, cũng là

Thang Long University Library


13
nơi tập kết các sản phẩm nội địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Thành phố
Bắc Giang có 02 làng nghề truyền thống, một số cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn
với hệ thống các khu, cụm công nghiệp lớn của tỉnh liền kề thành phố như: Quang
Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hồng... đó là những thuận lợi cơ
bản để phát triển kinh tế - xã hội và đô thị. Sự phát triển và lớn dần của nền kinh tế
thành phố, cũng là mối e ngại của các nhà chức trách khi các tệ nạn xã hội phát triển

theo, cụ thể tệ nạn ma túy và sử dụng các chất dạng thuốc phiện.
Thành phố Bắc Giang nơi tập trung số người nghiện ma tuý cao nhất tỉnh, theo
số liệu của TTPC HIV/AIDS Bắc Giang tính đến 31/12/2014 tồn tỉnh có 1.434
người nghiện ma t. Người sử dụng ma tuý có ở 16/16 xã, phường của thành phố,
tập trung nhiều tại các phường, xã như: Trần Phú, Trần Nguyên Hãn, Thọ Xương.
Theo thống kê 2016, toàn tỉnh Bắc Giang có 186/230 xã có người nghiện ma túy;
người nghiện có hồ sơ quản lý là 1.916. Người nghiện sử dụng Heroin có xu hướng
giảm dần, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp nhóm kích thích dạng Amphetamin
ngày càng gia tăng, đến nay số sử dụng chiếm khoảng từ 40-45%. Người nghiện ma
túy tập trung nhiều nhất ở thành phố Bắc Giang [7]. Trên địa bàn thành phố hiện có
03 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện nằm trong các đơn vị y tế nhà nước. CSĐT
methadone thuộc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang đi vào hoạt động điều trị
MMT từ tháng 11/2015, cơ sở đã điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng MMT
lũy tích cho 326 người NCMT (thực tế hiện đang điều trị tại cơ sở 170 người
NCMT) [10].
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu về SKTT và các yếu tố liên quan
Qua tổng quan tài liệu từ các nghiên cứu và tham khảo các văn bản hướng dẫn
điều trị methadone tại Việt Nam, khung lý thuyết được xây dựng với trọng tâm là rà
soát các yếu tố liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần (cụ thể là trầm cảm, lo âu,
căng thẳng) của người bệnh điều trị methadone, xây dựng bộ cơng cụ phù hợp để có
thể thu thập thông tin, đánh giá các yếu tố liên quan này.


14

Yếu tố cá nhân
- Thông tin nhân khẩu học: Tuổi, giới,
tình trạng hơn nhân, học vấn, việc làm,
thu nhập…
- Tiền sử SDMT: thời gian, mức độ

dùng
- Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy
- Điều trị Methadone: liều, thời gian,
kinh phí điều trị…

Yếu tố từ cơ sở điều trị Methadone
Trình độ, thái độ của nhân viên y tế
Thuận tiện: thời gian mở cửa, khoảng
cách
Quy trình, nội quy của cơ sở điều trị
Hỗ trợ của NVYT, dịch vụ chuyển gửi
Sự sẵn có của dịch vụ hỗ trợ liên quan

-

SỨC KHỎE TÂM
THẦN CỦA
NGƯỜI BỆNH
METHADONE

Yếu tố từ gia đình/cộng đồng
-

-

Sự gắn kết với gia đình, họ hàng
Mối quan hệ với bạn bè, cộng đồng
Sự kỳ thị hay hỗ trợ từ gia đình, cộng
đồng
Mạng lưới người SDMT ở địa

phương…

Hình 1.1. Khung lý thuyết các yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của
người bệnh methadone

Thang Long University Library


15
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone
tại địa bàn nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
-

Người bệnh đang điều trị methadone;

-

Cả nam và nữ;

-

Từ 18 tuổi trở lên;

-


Tự nguyện tham gia nghiên cứu;

-

Bệnh án có đủ một số thông tin cần thiết (thời gian bắt đầu điều trị, liều
điều trị, số ngày không uống thuốc trong tháng theo phiếu vàng ký hàng
ngày…);

Tiêu chuẩn loại trừ:
-

Người bệnh khơng có mặt tại CSĐT trong thời gian nghiên cứu (khoảng
2 tuần);

-

Người bệnh đã bỏ điều trị, ra khỏi chương trình, chuyển sang CSÐT khác, từ
CSĐT khác đến uống nhờ, tạm thời tại thời điểm nghiên cứu.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại cơ sở điều trị methadone thuộc TTYT Tp.
Bắc Giang.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2019, trong đó:
− Giai đoạn chuẩn bị từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2019,
− Điều tra thực địa tháng 7 đến tháng 8 năm 2019,
− Làm sạch số liệu tháng 9 năm 2019.
− Phân tích số liệu và viết báo cáo tháng 10 đến tháng 12 năm 2019.
− Báo cáo tháng 12 năm 2019.



×