Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng đau thắt lưng với một số yếu tố sức khỏe nghề nghiệp của của bộ đội tăng thiết giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.66 KB, 6 trang )

Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020

NGHIấN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG ĐAU THẮT
LƯNG VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
CỦA CỦA BỘ ĐỘI TĂNG THIẾT GIÁP
Nguyễn Văn Bằng1, Trần Ngọc Tiến2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa đau thắt lưng (ĐTL) với một số yếu tố sức khỏe nghề
nghiệp của bộ đội ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng Thiết giáp. Đối tượng và phương pháp:
Nghiên cứu trên 137 quân nhân: nhóm chủ cứu gồm 78 quân nhân thường xuyên trực tiếp lao
động trên các loại xe tăng, thiết giáp; nhóm chứng gồm 59 quân nhân lao động tại các vị trí
khác trong đơn vị, hằng ngày khơng trực tiếp làm việc trên xe tăng, thiết giáp. Điều tra tình
trạng ĐTL với bộ câu hỏi, phỏng vấn kiến thức, thái độ, hành vi (knowledge-attitudes-practices
(KAP)) về phòng tránh ĐTL, thu thập số liệu về ĐTL. Kết quả: Nhóm có KAP khơng đầy đủ về
ĐTL, tỷ lệ ĐTL (69,7%) cao hơn nhóm có KAP đầy đủ về ĐTL (38,9%) (p < 0,05). Nguy cơ ĐTL
ở nhóm có KAP khơng đầy đủ cao gấp 3,6 lần nhóm có KAP đầy đủ. Nhóm có kiến thức không
đúng về thực hành tư thế ngồi, tỷ lệ ĐTL (73,8%) cao hơn nhóm có kiến thức đúng về thực
hành tư thế ngồi (54,4%) (p < 0,05), nguy cơ ĐTL cao gấp 2,35 lần. Nhóm khơng tập thể thao
hằng tuần, tỷ lệ ĐTL (74,1%) cao hơn nhóm tập thể thao hằng tuần (63,6%). Nhóm chủ cứu:
Ảnh hưởng của ĐTL tới giấc ngủ (phải trở mình để thay đổi tư thế) ở quân nhân ĐTL (63,6%)
có tỷ lệ cao hơn nhóm đối chứng (50%). Kết luận: Tỷ lệ ĐTL ở nhóm có KAP khơng đầy đủ về
ĐTL cao hơn nhóm có KAP đầy đủ (69,7% so với 38,9%) (p < 0,05), nguy cơ ĐTL cao gấp 3,6
lần. ĐTL ở nhóm có kiến thức khơng đúng về thực hành tư thế ngồi cao hơn nhóm có kiến thức
đúng về thực hành tư thế ngồi (73,8% so với 54,4%) (p < 0,05), nguy cơ ĐTL cao gấp 2,35 lần.
Tỷ lệ ĐTL ở nhóm khơng có thói quen tập thể thao hằng tuần (74,1%) cao hơn nhóm có thói
quen tập thể thao hằng tuần (63,6%).
* Từ khóa: Bộ đội tăng thiết giáp; Đau thắt lưng; Sức khỏe nghề nghiệp.

To Study Relationship Between Low Back Pain with Some
Occupational Health Factors of Military Armoured Vehicle Drivers
Summary


Objectives: To understand the relationship between low back pain (LBP) and some occupational
health factors of soldiers at the Advanced Technical Armor School. Subjects and methods:
The study was conducted on 137 soldiers, in which the research team consisted of 78 soldiers
who worked regularly and directly on tanks and armored vehicles; 59 soldiers worked at other
positions in the unit, did not work directly on armored tanks. Investigating LBP with set of questions
(Low back pain questionaire), KAP (knowledge-attitudes-practices) interview on LBP prevention,
1

Bộ môn - Trung tâm Nội Dã chiến, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
Viện Y học Dự phòng Quân đội
Người phản hồi: Nguyễn Văn Bằng ()
Ngày nhận bài: 15/9/2020
Ngày bài báo được đăng: 15/12/2021

2

34


Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020
collecting data on LBP. Results: The percentage of soldiers with incomplete KAP about LBP
(69.7%) was higher than those who had adequate KAP about LBP (38.9%) (p < 0.05). The risk
of LBP in the group with inadequate KAP was 3.6 times higher than the group with the adequate
KAP. The proportion of soldiers with incorrect knowledge of sitting posture, the rate of LBP
(73.8%) was higher than that of a group of soldiers with the correct knowledge of sitting position
(54.4%) (p < 0.05), the risk of LBP was higher 2.35 times. Soldiers who did not exercise every
week had a higher rate of LBP (74.1%) than those who did weekly exercises (63.6%). Research
group: The influence of LBP on sleep (having to turn over to change position) in LBP soldiers
(63.6%) was higher than in the control group (50%). Conclusions: The rate of LBP in the group
with inadequate KAP was higher than the group with adequate KAP (69.7% vs 38.9%) (p < 0.05);

risk of LBP was 3.6 times. LBP in the group with incorrect knowledge of sitting posture was
higher than the group with the right knowledge about sitting position (73.8% vs 54.4%) (p < 0.05);
risk of LBP was 2.35 times higher. The rate of LBP among military men who did not have a weekly
exercise routine (74.1%) was higher than soldiers who have habit of exercising weekly (63.6%).
* Keywords: Military armoured vehicle drivers; Lower back pain; Occupational health.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đặc điểm nghề nghiệp của bộ đội tăng
thiết giáp (TTG) là thường xuyên làm việc
trong xe tăng, thiết giáp với cường độ lao
động cao, tư thế lao động không thoải
mái. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng
ĐTL ở bộ đội làm việc trực tiếp trên xe
tăng, thiết giáp dẫn đến bộ đội phải nghỉ
làm, phải dùng thuốc, thậm chí phải nằm
viện điều trị xảy ra thường xuyên. ĐTL là
hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ở
vùng từ ngang đốt sống L1, đến ngang
đĩa đệm L5-S1 bao gồm cột sống thắt
lưng và các tổ chức xung quanh do nhiều
nguyên nhân [1, 2]. Những quân nhân có
kiến thức đầy đủ về nguyên nhân, dự
phòng, tư thế lao động, điều trị ĐTL thì
việc phịng tránh ĐTL tốt hơn nhóm cịn
lại. Shiri và CS (2018) [3] nghiên cứu tổng
quan đánh giá hiệu quả của việc tập thể
thao đối với việc giảm ĐTL và các khuyết
tật liên quan thấy: Tập thể thao một mình
giúp giảm 33% nguy cơ ĐTL; như vậy
những quân nhân ở Trường Trung cấp

Kỹ thuật Tăng Thiết giáp tăng cường tập

thể thao ngoài giờ lao động với những bài
tập cố định, đủ thời lượng đã giảm tỷ lệ
ĐTL trong đơn vị.
Chúng tơi tiến hành nghiên cứu nhằm:
Tìm hiểu mối liên quan giữa ĐTL với một
số yếu tố sức khỏe nghề nghiệp của bộ
đội ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng
Thiết giáp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
137 quân nhân, chia làm 2 nhóm:
Nhóm chủ cứu (78 quân nhân thường
xuyên trực tiếp lao động trên các loại xe
tăng, thiết giáp), nhóm đối chứng (59 quân
nhân lao động tại các vị trí khác trong
đơn vị, hằng ngày khơng trực tiếp làm
việc trên xe tăng, thiết giáp).
Địa điểm: Trường Trung cấp Kỹ thuật
Tăng Thiết giáp, Binh chủng Tăng Thiết giáp.
Thời gian: Từ tháng 12/2017 - 8/2019.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô
tả cắt ngang.
35


Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020

- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Điều tra về ĐTL với bộ câu hỏi [4]:
Phát phiếu điều tra (16 câu hỏi) (tư thế
làm việc chủ yếu, ĐTL lần đầu không, có
phải nghỉ làm khơng, đã dùng phương pháp
điều trị ĐTL nào chưa, các triệu chứng
hiện tại, tính chất cơn đau như thế nào...).
+ Phỏng vấn KAP về phòng tránh ĐTL.
KAP đầy đủ khi đối tượng trả lời đầy đủ
cả 3 nội dung sau:
. Chỉ tiêu về kiến thức: Kiến thức đầy
đủ (trả lời đúng hoàn toàn câu hỏi trong
bộ phiếu phỏng vấn), kiến thức không
đầy đủ (trả lời không đúng hồn tồn
hoặc trả lời khơng biết hoặc trả lời sai).
. Chỉ tiêu về thái độ: Thái độ đúng
(thái độ đúng trong xử trí các vấn đề có
liên quan tới ĐTL như đi khám bệnh khi
có ĐTL, điều trị theo ý kiến của bác sĩ,
các biện pháp dự phòng, điều trị), thái độ

khơng đúng trong xử trí các vấn đề có liên
quan tới ĐTL.
. Chỉ tiêu về thực hành: Thực hành
đúng (thực hành đúng khi thực hiện các
hoạt động có liên quan tới ĐTL như ngồi
lên ghế khi làm việc tư thế ngồi, bê vật
nặng, xách vật nặng đúng), không đúng
(thực hành khơng đúng hoặc chưa thực
hiện các hoạt động có liên quan đến ĐTL

đề cập trong nghiên cứu).
+ Thu thập số liệu về ĐTL: Khám hệ
thống các khớp, đánh giá các đặc điểm
của ĐTL theo phương pháp Meyer JP sử
dụng bộ câu hỏi của Ủy ban Nghiên cứu
Đau thắt lưng Quốc tế (Low back pain
itiniative, WHO/NCD), dấu hiệu thực thể [5].
* Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS
20.0; tính tỷ lệ %, so sánh hai tỷ lệ %
bằng test T-student và test Khi bình phương,
tỷ suất chênh OR.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Qua điều tra 137 quân nhân, có 90 quân nhân ở cả nhóm chủ cứu và nhóm đối
chứng bị ĐTL tại thời điểm nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 65,7%.
Bảng 1: Liên quan giữa tình trạng ĐTL với kiến thức, thái độ, thực hành về nguyên
nhân, điều trị, dự phịng ĐTL.
KAP về ĐTL

Có ĐTL (n = 90)

Khơng ĐTL (n = 47)

Tổng

n

%

n


%

Không đầy đủ

83

69,7

36

30,3

119

Đầy đủ

7

38,9

11

61,1

18

OR (95%CI)
p


Tỷ lệ bị ĐTL ở nhóm có KAP khơng
đầy đủ về ĐTL (69,7%) cao hơn nhóm có
KAP đầy đủ về ĐTL (38,9%) (p < 0,05).
Nguy cơ ĐTL ở nhóm có KAP khơng đầy
đủ cao gấp 3,6 lần nhóm có KAP đầy đủ.
36

3,6 (1,3 - 10,1)
< 0,05

Qua điều tra kiến thức của quân nhân
trong đơn vị về các vấn đề liên quan đến
ĐTL như: Nguyên nhân gây ĐTL; các yếu
tố, đặc biệt là các yếu tố trong lao động có
thể làm ĐTL nặng lên; các phương pháp


Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020
d phịng, điều trị ĐTL… chúng tơi nhận
thấy tỷ lệ có kiến thức về từng nội dung
khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ có kiến thức đầy
đủ về ngun nhân, dự phịng, điều trị
ĐTL chỉ chiếm 13,1% (18/137). ĐTL là
bệnh có số người mắc cao trong cộng
đồng. Wei J và CS cho rằng có tới 60 90% dân số trong cuộc đời từng bị ĐTL,
khoảng 50% số người ở độ tuổi lao động
bị ĐTL/năm [6]. Có thể nói, ĐTL là bệnh
được nhiều người biết đến, thậm chí
những người chưa từng bị đau cũng có
thể có kiến thức về ĐTL thơng qua người

thân trong gia đình, đồng nghiệp cùng cơ

quan, tổ chức, bạn bè… Theo Hurwitz và
CS (2018), nghiên cứu đánh giá gánh
nặng của các cá nhân và cộng đồng về
rối loạn vùng cột sống ở dân cư nông
thôn trong các cộng đồng thu nhập thấp
và trung bình thấy: Tỷ lệ ĐTL xuất hiện
nhiều hơn ở phụ nữ và ở những người
có học vấn thấp [7]. Điều này cho thấy:
Có kiến thức và có kiến thức đầy đủ là 2
vấn đề hồn tồn khác nhau, khi chúng ta
chỉ có kiến thức về điều trị ĐTL mà thiếu
hiểu biết về nguyên nhân và dự phịng ĐTL
thì hiệu quả cho việc phịng tránh ĐTL
cũng hạn chế.

Bảng 2: Liên quan giữa tình trạng ĐTL với kiến thức thực hành về tư thế ngồi trong
lao động và sinh hoạt.
Thực hành tư thế ngồi

Có ĐTL (n = 90)

Khơng ĐTL (n = 47)

n

%)

n


%

Tổng

Không đúng

59

73,8

21

26,2

80

Đúng

31

54.4

26

45,6

57

OR (95%CI)


2,35 (1,15 - 4,84)

p

< 0,05

Hoạt động ngồi thường được sử dụng trong sinh hoạt cũng như trong lao động, tuy
nhiên không phải ai cũng biết thực hiện đúng. Tỷ lệ bị ĐTL ở nhóm có kiến thức không
đúng về thực hành tư thế ngồi (73,8%) cao hơn nhóm có kiến thức đúng về thực hành
tư thế ngồi (54,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nguy cơ ĐTL ở
nhóm này cao gấp 2,35 lần. Nghiên cứu của Van Vuuren BJ cho thấy có liên quan
giữa ĐTL với lao động ở tư thế ngồi xổm (OR = 3,4) [8]. Kết quả nghiên cứu cho thấy
cần thực hiện các biện pháp để giúp quân nhân đơn vị và cộng đồng nói chung hiểu
biết về các tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động, cùng với tập huấn thực hành các
tư thế đúng để giảm nguy cơ ĐTL do thực hiện các tư thế không đúng gây nên.
Bảng 3: Liên quan giữa tình trạng ĐTL với việc luyện tập thể thao hằng tuần.
Tập thể thao hằng tuần

Có ĐTL (n = 90)

Khơng ĐTL (n = 47)

Tổng

n

%

n


%

Khơng tập

20

74,1

7

25,9

27

Có tập

70

63,6

40

36,4

110

p

> 0,05


37


Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020
Luyn tập thể thao thường xuyên có tác dụng trong việc phịng ngừa bệnh tật nói
chung và các rối loạn cơ xương khớp nói riêng. Tỷ lệ ĐTL ở nhóm khơng tập thể dục
hằng tuần (74,1%) cao hơn nhóm tập thể thao hằng tuần (63,6%), tuy sự khác biệt này
khơng có ý nghĩa thống kê nhưng phần nào cho thấy những ảnh hưởng tích cực của
việc luyện tập thể thao tới tình trạng ĐTL của bộ đội. Shiri R và CS (2018) nghiên cứu
mức độ nghiêm trọng của ĐTL và khuyết tật từ ĐTL thấp hơn trong các nhóm tập thể
dục so với các nhóm kiểm sốt khác thấy: Khi thực hiện các bài tập cố định hoặc aerobic
2 - 3 lần/tuần có thể phịng ngừa hiệu quả ĐTL trong dân số nói chung [3]. Như vậy,
quân nhân trong Trường cần tăng cường hơn nữa việc luyện tập thể thao ngoài giờ
lao động, với những bài tập cố định, đủ thời lượng để giảm tỷ lệ ĐTL trong đơn vị.
Bảng 4: Các tác động của ĐTL tới sinh hoạt hằng ngày của bộ đội.
Các tác động của ĐTL tới bộ đội

Nhóm chủ cứu
(n = 66)

Nhóm đối chứng
(n = 24)

p

n

%


n

%

Ảnh hưởng tới giấc ngủ (phải trở mình
để thay đổi tư thế)

42

63,6

12

50

> 0,05

Phải dùng thuốc (chống viêm, giảm đau,
giãn cơ)

58

87,9

15

62,5

< 0,05


Phải điều trị bằng vật lý trị liệu (xoa bóp,
bấm huyệt, châm cứu)

19

28,8

8

33,3

Phải đi viện hoặc bệnh xá đơn vị điều trị

8

12,1

0

0

Ở nhóm chủ cứu, tỷ lệ ĐTL ảnh hưởng
tới giấc ngủ (phải trở mình để thay đổi
tư thế) ở những quân nhân bị ĐTL
(63,6%) cao hơn nhóm đối chứng (50%).
Uchmanowicz và CS (2019) nghiên cứu
về ảnh hưởng của ĐTL mạn tính đến rối
loạn giấc ngủ thấy: 83% bệnh nhân bị mất
ngủ và 29% trải qua cơn buồn ngủ ban
ngày nhẹ [9]. Nghiên cứu của chúng tơi

thấp hơn một phần vì tỷ lệ ĐTL mạn tính
của nghiên cứu chỉ chiếm gần 50%. Tỷ lệ
phải dùng thuốc (chống viêm, giảm đau,
giãn cơ) ở những quân nhân bị ĐTL trong
nhóm chủ cứu (87,9%) cao hơn nhóm đối
chứng (62,5%) có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05. Như vậy, có thể thấy, hơn một
nửa số quân nhân bị ĐTL tìm tới thuốc để
38

-

giảm cơn đau. Tỷ lệ phải điều trị bằng vật
lý trị liệu (xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu)
do ĐTL ở nhóm chủ cứu (28,8%) thấp
hơn nhóm đối chứng (33,3%). Nhưng ở
nhóm đối chứng khơng ai phải nằm viện
hay bệnh xá điều trị ĐTL, còn nhóm chủ
cứu có 8 quân nhân (12,1%) phải nằm
điều trị. Loy và CS (2019) nghiên cứu về
việc lựa chọn sử dụng các biện pháp
chăm sóc sức khỏe cho những người bị
ĐTL ở Singapore thấy: 59,9% lựa chọn
sử dụng vật lý trị liệu và 9,2% sử dụng
các can thiệp như dùng thuốc và phẫu
thuật [10]. Tỷ lệ phải dùng thuốc giảm đau
khi bị ĐTL ở quân nhân trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu
của Loy, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng vật lý trị



Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020
liu để giảm đau lại thấp hơn. Điều này
do trình độ dân trí cịn thấp, bên cạnh đó,
việc tư vấn cho người bệnh bị ĐTL của
nhân viên y tế còn hạn chế.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ ĐTL ở nhóm có KAP khơng đầy
đủ về ĐTL cao hơn nhóm có KAP đầy đủ
(69,7% so với 38,9%) (p < 0,05), nguy cơ
ĐTL cao gấp 3,6 lần. Tỷ lệ ĐTL ở nhóm
có kiến thức khơng đúng về thực hành tư
thế ngồi cao hơn nhóm có kiến thức đúng
về thực hành tư thế ngồi (73,8% so với
54,4%) (p < 0,05), nguy cơ ĐTL cao gấp
2,35 lần. Tỷ lệ ĐTL ở nhóm khơng có thói
quen tập thể thao hằng tuần (74,1%) cao
hơn nhóm có thói quen tập thể thao hằng
tuần (63,6%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Quân y. Sinh lý lao động quân sự.
NXB Quân đội Nhân dân. Hà Nội 2017:239-249.
2. Hồ Hữu Lương. Đau thắt lưng và thoát
vị đĩa đệm. NXB Y học. Hà Nội 2012.
3. Shiri R, et al. Exercise for the prevention
of low back pain: Systematic review and
meta-analysis of controlled trials. Am J
Epidemiol 2018; 187(5):1093-1101.

4. Brodie DJ, et al. Evaluation of low back

pain by patient questionanires and therapist
assessment. J Orthop Sports Phys Ther 1990;
11(11):519-529.
5. Low back pain initiative. Outcome
measures (questionaires) in multiple language.
WHO/NCD/NCM/CRA 1999:97-197.
6. Wei J, et al. Study on reliablility of
flexion-extension ratio in surface EMG for the
diagnosis of nonspecific chronic low back pain.
Zhongguo Gu Shang 2008; 21(6):411-413.
7. Hurwitz EL, et al. The Global Spine Care
Initiative: A systematic review of individual
and community-based burden of spinal disorders
in rural populations in low-and middle-income
communities. Eur Spine J 2017; 27(6):802-815.
8. Van Vuuren BJ, et al. Fear-avoidance
beliefs and pain coping strategies in relation
to lower back problems in a South African
steel industry. Eur J Pain 2006; 10(3):233-239.
9. Uchmanowicz I, et al. The influence of
sleep disorders on the quality of life in patients
with chronic low back pain. Scand J Caring
Sci 2019; 33(1):119-127.
10. Loy FL, et al. Health professionals’
referral practice and related health care
utilization for people with low back pain in
Singapore: A retrospective study. Hong Kong
Physiother J 2019; 39(1):1-14.

39




×